Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần cơ khí xây lắp hóa chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.61 KB, 45 trang )

Báo cáo thực tập

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn tồn tại
và phát triển thì ngoài các điều kiện cần thiết như: Vốn kinh doanh, chiến lược
kinh doanh... đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
phù hợp với quy mô và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nó là
điều kiện đủ quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp trên thương trường.
Do cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý có vai trò và ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại của
mỗi doanh nghiệp, nên trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần cơ khí xây lắp
hóa chất em đã chọn đề tài: "Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
Cổ phần cơ khí xây lắp hóa chất " làm đề tài cho báo cáo thực tập của mình. Với
mong muốn vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu và đề ra những biện pháp nhằm
hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Báo cáo thực tập gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần cơ khí xây lắp hóa chất.
Chương 2: Tìm hiểu cơ cấu tổ chức quản lý.
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian ,trình độ , nguồn số liệu
nên chắc chắn bài viết của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót .Em rất mong nhận
được những góp ý của các thầy cô và các cô chú trong toàn doanh nghiệp để em
hoàn thành chuyên đề này .Em xin chân thành cảm ơn.

1


Báo cáo thực tập

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ
XÂY LẮP HÓA CHẤT
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty


1.1.1. Giới thiệu chung về công ty.
-

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY LẮP HÓA CHẤT

-

Tên giao dịch: CHEMICAL CONSTRUCTION & INSTALL
MECHANICAL JOINT STOCK COMPANY

-

Tên viết tắt: CCIM

-

Biểu tượng của công ty:

-

Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần (51% vốn nhà nước, 49% vốn cổ
đông)

-

Vốn điều lệ: 12.000.000.000 đồng

-

Trụ sở chính: Km5 - Khu Lâm Sản – phường Sở Dầu – quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng.


-

Nhà máy Kết cấu Thép Sở Dầu - Km5 - Khu Lâm Sản – phường Sở Dầu – quận
Hồng Bàng - thành phố Hải Phòng.

-

Nhà máy Cơ khí Cầu Kiền – thôn Ngô Yến – xã An Hồng – huyện An Dương –
thành phố Hải Phòng.

-

Số tài khoản:

32110000000629 – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư &

Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng.
-

Số đăng ký kinh doanh: 0200587441

2


Báo cáo thực tập
1.1.2. Thời điểm thành lập, các mốc thời gian quan trọng trong quá trình hình
thành và phát triển.
a. Sự ra đời của công ty.
Năm 1980 - Xí nghiệp Cơ khí Xây lắp Hóa chất Hải Phòng được thành lập

theo quyết định của Tổng cục Hóa chất số 176 HC – TCHC ngày 12 tháng 05 năm
1980 với chức năng nhiệm vụ được giao.
-

Gia công chế tạo và lắp đặt thiết bị công nghệ, thiết bị phi tiêu chuẩn và kết cấu
thép phục vụ ngành công nghiệp cũng như các ngành khác.

-

Lắp đặt đường dây tải điện 35/110KV và các trạm biến áp, các thiết bị điện, các
trạm bơm và đường ống cấp thoát nước phục vụ công nghiệp và các ngành
khác.

b. Các mốc thời gian quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của
công ty.
Ngày 12 tháng 05 năm 1980 – Xí nghiệp Cơ khí Xây lắp Hóa chất Hải Phòng
được thành lập theo quyết định của Tổng cục Hóa chất số 176 HC – TCHC.
Ngày 11 tháng 09 năm 1996 - Xí nghiệp Cơ khí Xây lắp Hóa chất Hải Phòng trở
thành thành viên của Công ty Xây lắp Hóa chất – Tổng Công ty Xây dựng Công
nghiệp việt Nam theo quyết định số: 1352/QĐ – TCCB của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp nặng.
Hơn 20 mươi năm, Xí nghiệp Cơ khí Xây lắp Hóa chất đã tham gia xây dựng nhiều
dự án công trình lớn trong cục Hóa chất của Bộ Công nghiệp. Để bắt kịp với sự
phát triển của đất nước , nâng cao năng lực quản lý và sản xuất kinh doanh, công ty
đã huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên và trong tầng lớp dân cư,
đồng thời gắn trách nhiệm người lao động với tài sản do mình làm ra. Công ty đã
cổ phần hóa Xí nghiệp Cơ khí Xây lắp Hóa chất – Công ty Xây lắp Hóa Chất
3



Báo cáo thực tập
chuyển thành Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Hóa Chất theo Quyết định số:
239/2003/QĐ – BCN ngày 29 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
nay là Bộ Công thương với vốn nhà nước 51% còn 49% là phần vốn cổ đông.
Công ty hiện nay là công ty con của Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng Công
nghiệp Việt Nam - thuộc Bộ Công thương.
1.2. Quy mô hiện tại của công ty.
Công ty cổ phần cơ khí xây lắp Hóa chất hiện nay đang hoạt động theo Giấy
chứng nhận đăng ký số 0200587441 đăng ký lần đầu ngày 21/5/2004 và thay đổi
lần thứ 6 do Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Phòng cấp
ngày 22/11/2011.
Theo Giấy chứng nhận đăng ký số 0200587441 thay đổi lần thứ sáu do
Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp ngày
22/11/2011 thì vốn điều lệ của Công ty 12.000.000.000đồng(Mười hai tỷ đồng
chẵn).
Ngành nghề kinh doanh:
-

Sản xuất sắt thép, gang; xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác: xây dựng
cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị; Hoạt động xây dựng chuyên dụng
khác:Thi công,xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 35kv;

-

Xây dựng nhà các loại và quặng kim loại;Xây dựng công trình đường
sắt,thép,sản xuất đồ ngũ kim(bao gồm hàng kim khí);

-

Bán buôn kim loại và quặng kim loại: Bán buôn sắt, thép; Lắp đặt máy móc và

thiết bị công nghiệp; Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan: Thiết
kế cấu trúc công trình dân dụng, công nghiệp;

-

Hoạt động tư vấn quản lý: Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình; Tư vấn
lập hồ sơ mời thầu, xét thầu, hồ sơ dự thầu các công trình xây dựng, tư vấn
4


Báo cáo thực tập
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (nhóm C); Các ngành nghề khác theo
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty thuộc loại doanh nghiệp nhà nước với nguồn nhân lực 250 người.
Trong đó đội ngũ cán bộ quản lý 42 người, công nhân kỹ thuật 195 người, nhân
viên phục vụ và bảo vệ 13 người.
+Nguồn lao động : Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân viên
được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ khá cao: đó là
các kỹ sư, cán bộ quản lý có trình độ đại học, công nhân có tay nghề bậc cao.
+ Đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên giỏi về chuyên môn vững về nghiệp
vụ đủ khả năng tham gia đấu thầu các dự án lớn của cả nước được thể hiện qua bảng
sau:

Bảng 1: Lao động gián tiếp công ty

5


Báo cáo thực tập


TT

Chức danh, nghành nghề
chuyên môn

Trình độ

Số lượng
(người)

1

Quản trị kinh doanh

Cử nhân

2

2

Cơ khí chế tạo

Kỹ sư cơ khí

20

3

Xây dựng dân dụng công nghiệp


Kỹ sư xây dựng

03

4

Điện dân dụng, tự động hóa

Kỹ sư điện

02

5

Kinh tế tài chính

Cử nhân

10

6

Thống kê, thủ kho, nhân sự

Cử nhân

05

7


Bảo vệ

Trung cấp

09

8

Cấp dưỡng, vệ sinh

LĐPT

04

Tổng cộng

55
(Nguồn: Phòng Vật tư tổng hợp)

+ Đội ngũ công nhân kỹ thuật các nghành nghề có trình độ tay nghề cao, được đào
tạo chính quy của các trường dạy nghề và nhiều năm kinh nghiệm trong công việc
được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2: Lao động trực tiếp công ty
Ngành nghề chuyên môn

Số người

Bậc thợ bình
quân


1

Thợ hàn

55

3,9

2

Thợ hàn cao áp

15

3,9

3

Thợ nguội

30

3,8

6


Báo cáo thực tập
4


Thợ tiện

06

4,2

5

Thợ điện, nước

04

4,0

6

Thợ lắp máy

30

3,8

7

Thợ vận hành máy thi công

10

4,1


8

Thợ phun bi, phun sơn

15

4,0

9

Thợ nề

8

4,0

10

Thợ bê tông

5

3,0

11

Thợ cốp pha

6


4,0

12

Thợ cốt thép

4

3,5

13

Thợ khác

7

LĐPT

Tổng cộng

195

1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
1.3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở công ty có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty. Một công ty có
bộ máy quản lý khoa học, biết kết hợp chặt chẽ chức năng giữa các phòng ban sẽ
tạo nên môi trường làm việc thuận lợi trong toàn công ty.
Sơ đồ 3. Cơ cấu tổ chức của công ty((Nguồn: Phòng Vật tư Tổng hợp)

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
7


Báo cáo thực tập

PHÓ GIÁM ĐỐC KINH TẾ

Phòng Tài chính
Kế toán

Phòng Vật tư
Tổng hợp

PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT

Phòng Kế hoạch
- TT

Phòng KT &
QLCL

NHÀ MÁY CƠ KHÍ & KCT SỞ DẦU

NHÀ MÁY CƠ KHÍ CẦU KIỀN

BAN ĐIỀU HÀNH CÁC DỰ ÁN

PHÒNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ CĐ


BAN AN TOÀN & VỆ SINH CN

ĐỘI LẮP ĐIỆN TỰ ĐỘNG HÓA

ĐỘI LẮP ĐẶT KẾT CẤU THÉP 1&2

ĐỘI HÀN CAO ÁP

1.3.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ phận quản lý
ĐỘI LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ

Hội đồng quản trị (HĐQT): Đại diện cho ĐỘI
phần
vốn
củaSỐnhà
XÂY
DỰNG
1 ÷ 4nước và tất cả

những cổ đông có quyền biểu quyết, được đại hội đồng cổ đông bầu ra, là bộ phận
tổ chức cao nhất của công ty.
Chủ tịch hội đồng quản trị: là người đại diện cho phần vốn nhà nước của
công ty có quyền nhân danh công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục
đích, quyền lợi của công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ
đông.
Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh
doanh quản trị và điều hành của công ty.
8



Báo cáo thực tập
Giám đốc công ty: là người đại diện cho phần vốn nhà nước của công ty, báo
cáo HĐQT, Chủ tịch HĐQT; Thông qua kết quả hoạt động của hệ thống quản lý
chất lượng cho toàn thể mọi người trong Công ty;
Phó Giám đốc Kinh tế: Tổ chức hành chính báo cáo Giám đốc và có trách
nhiệm và quyền hạn: Thay mặt Giám đốc giải quyết những công việc được uỷ
quyền khi Giám đốc đi công tác vắng; Chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động
được phân công quản lý; Tác nghiệp kế hoạch, nghiên cứu thị trường và thực hiện
nhiệm vụ theo lệnh của Giám đốc; Kiểm tra xem xét việc giao khoán, thanh toán
lương và các công tác tổ chức lao động - tiền lương; Chịu trách nhiệm công tác nội
chính, thanh tra, pháp chế và bảo vệ…
Phó Giám đốc Kỹ thuật: Sản xuất báo cáo Giám đốc và có quyền hạn và
nghĩa vụ: Chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động được phân công, quản lý; Điều
độ tác nghiệp sản xuất theo kế hoạch và theo lệnh của Giám đốc; Quản lý toàn bộ
thiết bị hiện có của Công ty; Phê duyệt các quy trình công nghệ sản xuất, biện pháp
thi công, định mức vật tư; Xem xét và đề ra các biện pháp khắc phục phòng ngừa,
các kiến nghị, khiếu nại của khách hàng; Phụ trách công tác đào tạo, thi nâng bậc
lương và thi kiểm tra tuyển dụng cho công nhân. Chỉ đạo thi công xây lắp tại công
trường.
Các Khối Phòng ban: Hoạt động theo nhiệm vụ, chịu sự chỉ đạo của ban
Giám đốc. Được phân công chuyên môn hóa theo các chức năng quản lý, giúp ban
Giám đốc đề ra các quy định, theo dõi, hướng dẫn các bộ phận sản xuất và cho
nhân viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đảm bảo cho công việc sản xuất
kinh doanh của công ty thông suốt. Các phòng chức năng bao gồm:
-

Phòng Tài chính Kế toán: Đảm bảo cung cấp vốn cho sản xuất kinh doanh,

phân tích các hoạt tài chính, lập báo cáo quyết toán theo dõi công nợ và quay vòng

đồng vốn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
9


Báo cáo thực tập
Phòng Vật tư Tổng hợp: Đảm bảo cung cấp kịp thời vật tư cho sản xuất kinh doanh
của các nhà máy và Ban điều hành dự án.
Tổ chức sắp xếp lao động của Công ty phù hợp với trình độ, năng lực của
từng người nhằm phát huy năng lực của cán bộ công nhân viên và tăng năng suất
lao động.
-

Phòng Kế hoạch Thị trường: Xây dựng định hướng phát triển sản xuất

kinh doanh của Công ty, lập kế hoạch Kinh doanh, nghiên cứu phát triển ngành
nghề kinh doanh và sản phẩm mới. Là đầu mối trong công tác tiếp thị tìm kiếm
công việc và chuẩn bị hồ sơ mời thầu, đấu thầu, lập, thiết kế tổ chức thi công
nghiệm thu bàn giao công trình phối hợp với phòng tài chính kế toán thanh quyết
toán công trình hoàn thành
Phòng Kỹ thuật & Quản lý chất lượng (QLCL): Tổ chức thẩm định thiết kế,
khai triển, bóc tách bản vẽ và nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật theo yêu cầu của
khách hàng, lập quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm kết cấu thép, thiết bị
phi tiêu chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, hướng dẫn tổ chức thực hiện
quản lý công nghệ để đảm bảo các sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật theo bản vẽ thiết
kế, thực hiện kiểm tra và thử nghiệm chất lượng theo kế hoạch và các yêu cầu
dược quy định thể hiện trên bản vẽ thiết kế theo Hợp đồng và nghiệm thu khối
lượng chế tạo tại các nhà máy, dự án xây lắp để làm cơ sở thanh toán lương cho
công nhân.
-


Các Nhà máy Cơ khí: Tiếp nhận vật tư, tổ chức sản xuất, sửa chữa thay thế

máy móc thiết bị, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng. Kỹ thuật
nhà máy thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm xác nhận khối lượng tính
lương cho công nhân hàng tháng. Thủ kho có trách nhiệm cấp vật tư, thiết bị hàng

10


Báo cáo thực tập
ngày cho công nhân sản xuất và kiểm tra số lượng, khối lượng vật tư và sản phẩm
nhập xuất hàng ngày.
-

Ban điều hành dự án: Sau khi sản phẩm chế tạo xong sẽ được chuyển đến

công trường để lắp dựng nếu chủ đầu tư Ký hợp đồng lắp dựng hoặc lắp dựng các
thiết bị, sản phẩm đã có của chủ đầu tư. Ban điều hành có trách nhiệm tổ chức đội
trưởng hoặc chủ nhiệm công trình. Trong đó đội trưởng (chủ nhiệm công trình)
chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động của đội, công trình trong phạm vi trách
nhiệm theo quy chế của Công ty; Tổ chức thực hiện lắp dựng, chế tạo tại hiện
trường; Tổ chức tiếp nhận quản lý vật tư, lao động, dụng cụ, tài liệu kỹ thuật được
giao; Lập phương án thi công có sự phê duyệt của Phòng kỹ thuật và QLCL và Phó
Giám đốc. Làm các thủ tục nghiệm thu kỹ thuật, bàn giao hoàn thành công trình
đúng tiến độ.

11


Báo cáo thực tập

1.4. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tình Hình lao động của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Hóa Chất được
thông qua biểu sau:
Bảng 4: Tình Hình lao động của công ty.
Chỉ tiêu
Tổng số LĐ

Năm 2012
Số
Tỷ lệ
người
245

Năm 2013
Số
Tỷ lệ

(%) người
100 250

So sánh
Số
Tỷ lệ

(%) người
100
5

(%)
2,0


1. Theo giới tính
Nam

220

89,79

225

90

5

2,27

Nữ

25

10,21

25

10

0

0


LĐ trực tiếp

190

71,06

195

78

5

2,6

LĐ gián tiếp

55

28,94

55

22

0

0

Đại học


44

17,96

44

17,6

0

0

Cao đẳng

45

18,37

45

18

0

0

Trung cấp và dạy nghề
Lao động phổ thông

145

11

59,18
4,49

150
11

60
4,4

5
0

3,45
0

2. Tính chất công việc

3. Trình độ lao động

(Nguồn: Phòng Vật tư Tổng hợp)
Qua bảng 4: Ta thấy đội ngũ lao động trong công ty đã có những thay đổi về
số lượng, cụ thể là năm 2013 tổng số lao động trong Công ty là 245 người, năm
2014 là 250 người, tăng 05 người tương ứng tăng 2,0 %.

1.5. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh
12



Báo cáo thực tập
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty được đánh giá bằng chỉ tiêu giá trị
doanh thu được thể hiện qua bảng 4 sau:
Bảng 5: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: Triệu Đồng
So sánh
Năm
Năm
Chỉ tiêu
Mã số
1. DT bán hàng và Cung cấp dịch vụ
01

2013
47.544

2014
49.461

%
4,03

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

02

0

0


3. Doanh thu thuần (10 = 01 – 02)

10

47.544

49.461

4. Giá vốn hàng bán

11

44.373

46.235

4,19

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và

20

3.171

3.225

1,7

6. Doanh thu hoạt động tài chính


21

2,4

2,3

7. Chi phí tài chính

22

286

216

- Trong đó : Chi phí lãi vay

23

286

216

8. Chi phí quản lý kinh doanh

24

2.596

2.657


2,35

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

30

290

353

21,72

kinh doanh (30 = 20+21–22–24)
10. Thu nhập khác

31

301

323

7,3

11. Chi phí khác

32

0

1,37


12. Lợi nhuận khác (40=31-32)

40

201

224

11,44%

13. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế (50=30+40)
14. Chi phí thuế TNDN

50

591

678

14,72%

51

147

169

14,96


15. Lợi nhuận sau thuế TNDN
(60=50-51)

60

443

508

14,67

cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11)

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)

13


Báo cáo thực tập
Qua bảng 5: Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua
hai năm 2013 – 2014 ta thấy, các chỉ tiêu phản ánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận
kinh doanh năm 2014 đều tăng so với năm 2013. Doanh thu thuần của hoạt động
kinh doanh tăng 1.917 Triệu đồng tức là tăng 4,03 %. Doanh thu thuần tăng lên chủ
yếu do sự tăng lên của số lượng Hợp đồng sản xuất chế tạo và xây lắp. Vì vậy, theo
sự tăng lên của doanh thu thuần, giá vốn hàng bán cũng tăng 1.862 Triệu đồng,
tương ứng 4,19%. Từ đó ta có thể nhận thấy, cũng như các doanh nghiệp khác, tại
Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Hóa chất giá vốn hàng bán hàng và cung cấp dịch
vụ chiếm tỷ lệ lớn trong doanh thu. Năm 2013, tỷ lệ giá vốn trong doanh thu thuần
là 93,33 %, năm 2014 là 93,37 %. Hai năm liền tỷ lệ giá vốn tương đương nhau.

Lợi nhuận gộp về bán hàng năm 2014 tăng 54 triệu đồng, tăng 1,7 % so với năm
2013.
Doanh thu tài chính của Công ty trong cả hai năm có sự giảm không đáng kể.
Cụ thể, năm 2013 Doanh thu tài chính là 2,4 Triệu đồng, năm 2014 là 2,3 Triệu
đồng. Tuy nhiên, chi phí tài chính có xu hướng giảm. Năm 2014, chi phí tài chính
giảm so với năm 2013 là 70 Triệu đồng tức là giảm 24,48 %. Từ đó ta thấy Công ty
sử dụng ít nợ vay cho quá trình kinh doanh. Do đó Công ty không phải gánh chịu
khoản chi phí lớn.
Chi phí quản lý kinh doanh tăng so với năm 2013 là 61 Triệu đồng tức là tăng
2,35 %. Nguyên nhân có thể do năm 2014, Công ty tăng cường đầu tư thêm nhân
lực và vật lực cho quá trình quản lý. Đây là việc làm tốt, góp phần giúp quá trình
kinh doanh đạt kết quả cao hơn so với năm trước.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2014 tăng 63 triệu đồng, tăng
21,72% so với năm 2013.
Thu nhập khác tăng so với năm 2013 là 22 Triệu đồng tức là tăng 7,3%
Lợi nhuận khác tăng so với năm 2013 là 23 Triệu đồng tức là tăng 11,44%
Thu nhập khác của Công ty chủ yếu là thanh lý các máy móc thiết bị đã hết khấu hao, cho
thuê bến bãi của công ty. Trong Công ty ít xuất hiện các hoạt động kinh doanh khác.
14


Báo cáo thực tập

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ
2.1 Vai trò của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
- Trong sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều thực hiện những mục tiêu
nhất định, mà để thực hiện được các mục tiêu đó đòi hỏi phải có lực lượng điều
hành toàn bộ quá trình sản xuất. Đó chính là lực lượng lao động quản lý trong
doanh nghiệp và hình thành lên bộ máy quản lý. Để đảm bảo sự thống nhất trong
điều hành sản xuất kinh doanh thì mỗi doanh nghiệp ít nhất phải có một thủ trưởng

trực tiếp chỉ đạo lực lượng quản lý để thực hiện các nhiệm vụ: bố trí, sắp xếp nhân
viên quản cho phù hợp với từng nhiệm vụ cụ thể nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp
nhàng giữa các thành viên trong tổ chức, nhằm khai thác khả năng chuyên môn
sáng tạo của mỗi thành viên trong việc thực hiện các mục tiêu để thực hiện các
mục tiêu đề ra như tăng năng suất lao động, hạ giá thành....
- Như vậy, Trong mỗi doanh nghiệp nếu không có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
thì không có một lực lượng nào có thể tiến hành nhiệm vụ quản lý, và không có
quá trình sản xuất nào được thực hiện nếu không có cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý.
- Từ những lập luận trên cho ta thấy rõ vai trò quan trọng của cơ cấu tổ chức bộ
máy, nó quyết định toàn bộ quá trình hoạt động của tổ chức. Cơ cấu tổ chức gọn
nhẹ, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của tổ chức sẽ giúp cho việc thực hiện các
nhiệm vụ một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Ngược lại nếu một tổ chức
không phù hợp với đều kiện mới, nhiều bộ máy chồng chéo nhau sẽ dẫn đến sự trì
trệ, mâu thuẫn và kém hiệu quả. Chính vì thế cần phải đánh giá mức độ hợp lý của
một tổ chức, một cơ cấu tổ chức được coi là hợp lý không chỉ đủ các bộ phận cần
thiết để thực hiện các chức năng của tổ chức mà phải có một tập thể mạnh với
những con người đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện các chức năng nhiệm vụ
được giao.
2.2 Các nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức
- Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý gắn liền với phương hướng, mục đích hệ
thống phương hướng, mục đích của hệ thống sẽ chi phối cơ cấu hệ thống. Nếu một
hệ thống có quy mô và mục tiêu phương hướng cỡ lớn ( khu vực, cả nước) thì cơ
cấu tổ chức của nó cũng phải có quy mô và phương hướng tương đương. Còn nếu
có quy mô vừa phải, đội ngũ và trình độ tham gia hệ thống phải ở mức tương
15


Báo cáo thực tập
đương. Một hệ thống có mục đích hoạt động văn hoá thì tổ chức bộ máy quản lý sẽ

có những đặc thù khác biệt với hệ thống có mục đích kinh doanh.
- Nguyên tắc chuyên môn hóa và cân đối: Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức bộ máy
quản lý phải đảm bảo phân công, phân cấp nhiều phân hệ trong hệ thống theo yêu
cầu các nhóm chuyên môn ngành với đội ngũ nhân lực được đào tạo tương ứng và
có đủ quyền hạn để thực hiện được nguyên tắc này.
- Nguyên tắc linh hoạt và phù hợp với môi trường: Nguyên tắc này đảm bảo việc
cải tiến bộ máy quản lý phải đảm bảo cho mỗi phân hệ, mỗi bộ phận một mức độ
tự do sáng tạo tương ứng để các cấp quản lý thấp hơn phát triển được tài năng để
chuẩn bị thay thế các cán bộ quản lý cấp trên khi cần thiết.
- Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả: Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức bộ máy quản
lý phải mang lại hiệu quả cao nhất đối với chi phí bỏ ra và đảm bảo hiệu lực hoạt
động của các phân hệ về tác động điều khiển của các lãnh đạo.
2.3 Các mô hình tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp
2.3.1 Mô hình trực tuyến
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến
Người lãnh đạo trực tuyến 2
Người lãnh đạo
Người lãnh đạo trực tuyến 1
Các đối tượng quản lý
Các đối tượng quản lý

 Đặc điểm

Đây là mô hình đơn giản nhất, trong đó có cấp trên và cấp dưới, các mối
quan hệ theo đường thẳng. Người lãnh đạo thực hiện tất cả các chức năng quản lý
một cách tập trung và thống nhất, chịu hoàn toàn trách nhiệm về cấp dưới, do đó sự
quản lý được thông suốt giữa các cấp quản lý trong tổ chức.
 Ưu điểm

16



Báo cáo thực tập
Mô hình phù hợp với tổ chức sản xuất nhỏ, giản đơn. Mô hình này giúp cho
việc quản trị có tính tập trung, thống nhất cao, có thể giải quyết vấn đề một cách
nhanh chóng.
 Nhược điểm

Để thực hiện tốt mô hình này đòi hỏi mỗi thủ trưởng phải có kiến thức toàn
diện, sâu rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau. Mô hình này không tận dụng được các
chuyên gia có trình độ cao về từng chức năng quản trị. Đồng thời mô hình này
cũng tạo sự ngăn cách giữa các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp.
 Điều kiện áp dụng

Mô hình này phù hợp với tổ chức có quy mô nhỏ và việc quản lý không quá
phức tạp

2.3.2 Mô hình chức năng
Sơ đồ 1.2 : Cơ cấu tổ chức theo mô hình chức năng
Người lãnh đạo
Người lãnh đạo chức năng A
Người lãnh đạo chức năng C
Đối tượng quản lý 1

Người lãnh đạo chức năng B
Đối tượng quản lý 2
Đối tượng quản lý 3

 Đặc điểm
17



Báo cáo thực tập
Các hoạt động quản trị được phân chia thành các chức năng và mỗi chức
năng được giao cho một người quản lý hình thành nên những người lao động được
chuyên môn hóa chỉ đảm nhận thực hiện một hay một số chức năng nhất định.
Theo mô hình này mối quan hệ giữa các nhân viên trong tổ chức rất phức tạp theo
cả chiều dọc và chiều ngang.
 Ưu điểm

Mô hình thu hút được sự tham gia của các chuyên gia phụ trách các chức
năng quản trị vào việc giải quyết các vấn đề của tổ chức. Do vậy công việc được
giải quyết thành thạo hơn, giảm bớt được gánh nặng cho người lãnh đạo.
 Nhược điểm

Chế độ thủ trưởng bị suy yếu do người lao động chịu sự quản lý của nhiều
chuyên gia chức năng, dễ sinh ra tình trạng thiếu trách nhiệm rõ ràng. Người lãnh
đạo khó khăn trong việc kết hợp các chuyên gia trong quá trình lãnh đạo. Mô hình
này không tạo điều kiện để bồi dưỡng nhân tài có tố chất quản lý toàn diện vì mỗi
người chỉ chuyên với chức năng mình được giao.
 Điều kiện áp dụng
Mô hình này phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ, không có hiệu quả
với doanh nghiệp có quy mô lớn.
2.3.3 Mô hình trực tuyến- chức năng
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu theo mô hình trực tuyến- chức năng
Người lãnh đạo cấp 1
Người lãnh đạo chức năng A
Người lãnh đạo chức năng B
Người lãnh đạo chức năng C
Người lãnh đạo cấp 2

Người lãnh đạo chức năng C
Người lãnh đạo chức năng B
Người lãnh đạo chức năng A
Đối tượng quản lý 1

18


Báo cáo thực tập
Đối tượng quản lý 2
Đối tượng quản lý 3

 Đặc điểm

Kết hợp hai kiểu trực tuyến và chức năng nên mô hình này đã tận dụng được
các ưu điểm và khắc phục được các nhược điểm của hai loại cơ cấu này, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một thủ trưởng, thu hút được các chuyên
gia có kinh nghiệm vào giải quyết các vấn đề chuyên môn.
 Ưu điểm

Mô hình này tận dụng được ưu điểm, khắc phục được những nhược điểm
của từng mô hình trên, được dùng phổ biến hiện nay.
 Nhược điểm

Mô hình này có thể gây chồng chéo các chức năng quản lý do có thể làm
thông tin không nhất quán giữa nhiều cấp quản lý, việc kết hợp giữa các bộ phận
chức năng và bộ phận trực tuyến mất nhiều thời gian, công sức.
 Điều kiện áp dụng

Mô hình với những ưu điểm đã được khẳng định nên được sử dụng rộng rãi

trong các tổ chức.

19


Báo cáo thực tập
2.3.4 Mô hình trực tuyến- tham mưu
Người lãnh đạo
Tham mưu 1
Tham mưu 2

Tham mưu 3

Người lãnh đạo tuyến 1
Tham mưu 1
Các đối tượng quản lý
Các đối tượng quản lý
Người lãnh đạo tuyến 2
Tham mưu 2
Tham mưu 2

Tham mưu 1

Sơ đồ 1.4: Cơ cấu tổ hức theo mô hình trực tuyến- tham mưu

20


Báo cáo thực tập


 Đặc điểm

Người lãnh đạo ra mệnh lệnh và chịu trách nhiệm đối với cấp dưới. Khi ra
quyết định phức tạp người lãnh đạo sẽ phải tham gia ý kiến của các chuyên gia từ
bộ phận tham mưu giúp việc

 Ưu điểm

Mô hình tạo điều kiện để người lãnh đạo tận dụng được tài năng của các
chuyên gia, giảm bớt được sự phức tạp của cơ cấu tổ chức.
 Nhược điểm

Đòi hỏi người lãnh đạo phải tìm kiếm được đội ngũ chuyên gia giỏi trong
các lĩnh vực, phải tạo điều kiện để đội ngũ tham mưu làm việc hiệu quả.
 Điều kiện áp dụng

Mô hình áp dụng với các tổ chức có quy mô lớn, quản lý nguồn nhân lực
hiệu quả.
2.3.5 Mô hình ma trận
Sơ đồ 1.5: Cơ cấu tổ chức ma trận
Người lãnh đạo
Người lãnh đạo chức năng A
Người lãnh đạo chức năng B
Nhân viên A
Dự án M
Người lãnh đạo chức năng D
Lãnh đạo dự án M
Người lãnh đạo chức năng C
Nhân viên B Dự án M


Lãnh đạo dự án N
21


Báo cáo thực tập
Nhân viên A
Dự án N
Nhân viên B
Dự án N
Nhân viên C
Dự án N
Nhân viên D
Dự án N
Nhân viên C Dự án M

Nhân viên D Dự án M

 Đặc điểm

Đây là sự kết hợp của bộ phận hóa theo chức năng với sự linh hoạt và tính
thích ứng cao của bộ phận sản phẩm và dự án. Theo mô hình này các hoạt động
của dự án sẽ diễn ra theo từng dự án khác nhau. Với mỗi dự án, các cán bộ quản lý
sẽ trực tiếp điều hành các đối tượng quản lý và sau khi dự án kết thúc lại trở về vị
trí ban đầu của mình. Nhân viên sẽ chịu trách nhiệm của hai người lãnh đạo là lãnh
đạo bộ phận chức năng và lãnh đạo dự án hay lãnh đạo sản phẩm.
 Ưu điểm
22


Báo cáo thực tập

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp khi tổ chức có các hoạt động phức
tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các nhân viên, góp phần nâng cao tính linh
hoạt của trao đổi thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bổ một cách có
hiệu quả các chuyên gia và tận dụng nguồn nhân lực mang lại hiệu quả cao cho tổ
chức.
 Nhược điểm

Với hai lãnh đạo song song nên dễ gây ra các xung đột trong quyền lực và
ảnh hưởng tới hoạt động của nhân viên, của kết quả thực hiện công việc.

23


Báo cáo thực tập
2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
2.4.1. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở công ty có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty. Một công ty có
bộ máy quản lý khoa học, biết kết hợp chặt chẽ chức năng giữa các phòng ban sẽ
tạo nên môi trường làm việc thuận lợi trong toàn công ty.
Sơ đồ 3. Cơ cấu tổ chức của công ty((Nguồn: Phòng Vật tư Tổng hợp)

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC KINH TẾ

Phòng Tài chính
Kế toán


Phòng Vật tư
Tổng hợp

PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT

Phòng Kế hoạch
- TT

Phòng KT &
QLCL

NHÀ MÁY CƠ KHÍ & KCT SỞ DẦU

NHÀ MÁY CƠ KHÍ CẦU KIỀN

BAN ĐIỀU HÀNH CÁC DỰ ÁN

PHÒNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ CĐ

BAN AN TOÀN & VỆ SINH CN

ĐỘI LẮP ĐIỆN TỰ ĐỘNG HÓA

ĐỘI LẮP ĐẶT KẾT CẤU THÉP 1&2

ĐỘI HÀN CAO ÁP

24
ĐỘI LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ


ĐỘI XÂY DỰNG SỐ 1 ÷ 4


Báo cáo thực tập
2.4.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ phận quản lý
Hội đồng quản trị (HĐQT): Đại diện cho phần vốn của nhà nước và tất cả
những cổ đông có quyền biểu quyết, được đại hội đồng cổ đông bầu ra, là bộ phận
tổ chức cao nhất của công ty.
Chủ tịch hội đồng quản trị: là người đại diện cho phần vốn nhà nước của
công ty có quyền nhân danh công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục
đích, quyền lợi của công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ
đông.
Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh
doanh quản trị và điều hành của công ty.
Giám đốc công ty: là người đại diện cho phần vốn nhà nước của công ty, báo
cáo HĐQT, Chủ tịch HĐQT; Thông qua kết quả hoạt động của hệ thống quản lý
chất lượng cho toàn thể mọi người trong Công ty;
Phó Giám đốc Kinh tế: Tổ chức hành chính báo cáo Giám đốc và có trách
nhiệm và quyền hạn: Thay mặt Giám đốc giải quyết những công việc được uỷ
quyền khi Giám đốc đi công tác vắng; Chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động
được phân công quản lý; Tác nghiệp kế hoạch, nghiên cứu thị trường và thực hiện
nhiệm vụ theo lệnh của Giám đốc; Kiểm tra xem xét việc giao khoán, thanh toán
lương và các công tác tổ chức lao động - tiền lương; Chịu trách nhiệm công tác nội
chính, thanh tra, pháp chế và bảo vệ…
Phó Giám đốc Kỹ thuật: Sản xuất báo cáo Giám đốc và có quyền hạn và
nghĩa vụ: Chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động được phân công, quản lý; Điều
độ tác nghiệp sản xuất theo kế hoạch và theo lệnh của Giám đốc; Quản lý toàn bộ
thiết bị hiện có của Công ty; Phê duyệt các quy trình công nghệ sản xuất, biện pháp
thi công, định mức vật tư; Xem xét và đề ra các biện pháp khắc phục phòng ngừa,
các kiến nghị, khiếu nại của khách hàng; Phụ trách công tác đào tạo, thi nâng bậc

25


×