1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sâu răng là bệnh phổ biến. Bệnh sâu răng có đặc điểm là tiêu dần
các chất vơ cơ và hữu cơ ở men và ngà răng tạo thành lỗ sâu. Nếu điều trị
không kịp thời sẽ gây viêm tuỷ, viêm quanh cuống răng và có thể mất răng.
Vào những năm 75 của thế kỷ XX, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp 3
bệnh trong số hơn 10 bệnh phổ biến là tai họa của loài người: bệnh tim mạch,
bệnh ung thư và bệnh sâu răng [1]. Bệnh sâu răng là một tai họa của loài
người vì 3 lý do:
- Bệnh mắc sớm (ngay sau khi mọc răng - 6 tháng tuổi).
- Bệnh rất phổ biến (ở Việt Nam trên 50% dân số có sâu răng).
- Tổn phí chữa răng rất lớn, nếu chỉ chú ý đến việc chữa bệnh thì khơng
một quốc gia nào có thể đáp ứng được cho nhân dân.
Trên thế giới, Yupin Songpaisan - Thái Lan (1999) cho rằng: Bệnh sâu
răng là bệnh phổ biến nhưng tỷ lệ mắc còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể ở
mỗi cộng đồng. Cộng đồng nào phịng bệnh kém thì tỷ lệ mắc bệnh cao,
cộng đồng nào phịng bệnh tốt thì tỷ lệ mắc bệnh thấp, thậm chí cịn khơng
có người mắc bệnh [2].
Theo tổ chức Y tế Thế Giới (WHO 1984) nghiên cứu bệnh sâu răng ở
vùng Tây Thái Bình Dương, cho rằng bệnh sâu răng mắc với tỷ lệ rất cao
nhưng ở mỗi cộng đồng điều kiện sống, làm việc và hiểu biết khác nhau thì tỷ
lệ mắc cũng khác nhau [3].
Những yếu tố ảnh hưởng làm tăng khả năng mắc bệnh sâu răng là: Sự
tồn tại của mảng bám răng sót lại trong các khe kẽ của răng chuyển hóa tạo ra
mơi trường axit tại chỗ làm tiêu men ngà răng gây sâu răng.
2
Ở Việt Nam theo kết quả điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 2001
cho thấy tỷ lệ người mắc sâu răng rất cao, chiếm 75,2% ở lứa tuổi từ 18 - 34 tuổi
và tăng lên 93,7% ở lứa tuổi từ 45 trở lên. Chỉ số sâu mất trám (SMT) ở lứa tuổi
từ 45 trở lên rất cao và ở mức 8,93. Chỉ số SMT gia tăng theo tuổi, từ 2,84 ở lứa
tuổi 18 đến 4,7 ở lứa tuổi trung niên và 8,93 ở nhóm tuổi cao hơn [4].
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng là trường đại học đào tạo đa ngành,
đa cấp. Hàng năm trường tuyển sinh hàng trăm sinh viên cho đào tạo đại học
và sau đại học. Đối với sinh viên đại học, các chuyên ngành được đào tạo là
Bác sĩ đa khoa, Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ Y học dự phòng,
cử nhân điều dưỡng, cử nhân kỹ thuật Y học, Dược sĩ đại học. Địa bàn tuyển
sinh của trường là các tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam từ Quảng Bình trở ra,
các sinh viên mới nhập trường, họ đến từ các tỉnh thành khác nhau cho nên có
những đặc điểm khác nhau về điều kiện sống cũng như những hiểu biết về
phòng bệnh. Ở Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn… đa số các sinh viên đã sinh sống
trên vùng cao, điều kiện được chăm sóc vệ sinh răng miệng có khác hơn các
sinh viên đã sinh sống ở thành phố Hải Phòng. Khi tất cả các sinh viên họ
được sống, sinh hoạt trong một trường đại học Y, họ có thể có thêm được
những kiến thức, những điều kiện cho việc chăm sóc sức khỏe. Mặt khác,
khảo sát được bệnh sâu răng để đưa ra nhu cầu điều trị và một số yếu tố ảnh
hưởng ở sinh viên năm thứ nhất là rất cần thiết. Vì vậy đề tài “Thực trạng
bệnh sâu răng, nhu cầu điều trị và một số yếu tố ảnh hưởng trên sinh viên
năm thứ nhất trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm học 2013 - 2014”
nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng và nhu cầu điều trị bệnh sâu răng của sinh
viên năm thứ nhất trường Đại học Y Dược Hải Phịng .
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sâu răng ở nhóm sinh
viên trên.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU RĂNG VÀ TỔ CHỨC HỌC CỦA RĂNG
1.1.1. Giải phẫu răng [5]
Cấu tạo ngoài của răng gồm 3
phần: thân răng, cổ răng và chân răng.
- Thân răng: là phần nằm trong
hốc miệng có 5 mặt: mặt ngồi giáp
mơi má, mặt trong giáp lưỡi, mặt gần
là mặt gần đường giữa, mặt nhai với
răng hàm và rìa cắn với răng cửa và
răng nanh. Đối với cấu tạo thân răng,
mặt nhai các răng hàm có nhiều núm,
rãnh, nơi tiếp giáp giữa mặt gần và
mặt xa các răng là nơi rắt thức ăn dễ
bị sâu răng.
Hình 1.1. Giải phẫu răng [5]
- Cổ răng: là ranh giới giữa thân răng và chân răng, cổ răng cũng là điểm
yếu dễ sâu răng đối với những người cao tuổi do lợi tụt lộ cổ răng.
- Chân răng: chân răng là phần nằm trong xương hàm, đối với răng cửa
và răng hàm nhỏ (trừ răng số 4 hàm trên có 2 chân) chỉ có 1 chân, các răng số
6,7 hàm dưới có 2 chân, các răng số 6, 7 hàm trên có 3 chân. Chân của các
răng số 8 (răng khôn) là bất định.
4
1.1.2. Tổ chức học của răng [5], [6], [7]
* Men răng:
- Men răng là mô cứng nhất trong cơ thể, có nguồn gốc từ ngoại bì. Men
răng có màu trong suốt bao phủ toàn bộ thân răng dày, mỏng tùy vị trí khác
nhau, dày nhất ở núm răng là 2,5 mm và mỏng nhất ở vùng cổ răng. Men răng
không có sự bồi đắp thêm mà chỉ mịn dần theo thời gian, nhưng có sự trao
đổi lý - hóa với mơi trường trong miệng.
- Về mặt hóa học: Chất vơ cơ chiếm 96%, chủ yếu là Hydroxy Apatite
3Ca3PO4.2Ca(OH)2 còn lại là các muối cacbonat của magiê, và một lượng nhỏ
clorua, fluorua và muối sunfat của natri và kali. Thành phần hữu cơ chiếm
khoảng 1% trong đó chủ yếu là protit.
- Về mặt lý học: Men răng có màu trong suốt, rất cứng, giịn và cản tia X.
* Ngà răng:
Có nguồn gốc từ trung bì, kém cứng hơn men răng, chứa tỷ lệ chất vô cơ
thấp hơn men răng (75%), chủ yếu là 3Ca3PO4.2H2O.
Về mặt tổ chức học: Ngà răng được chia làm 2 loại là ngà răng tiên phát và
ngà răng thứ phát.
- Ngà răng tiên phát: Chiếm khối lượng chủ yếu và được tạo nên trong quá
trình hình thành răng, nó bao gồm: ống ngà, chất giữa ống ngà và dây Tôm.
- Ngà răng thứ phát: Được sinh ra khi răng đã hình thành làm cho ngà
răng dầy lên theo thời gian.
* Tủy răng:
- Là mô liên kết mềm, nằm trong hốc tủy gồm tủy chân và tủy thân. Tủy
răng nằm trong buồng tủy tương ứng với thân răng nên được gọi là tủy thân
hay tủy buồng, tủy răng nằm trong ống tủy tương ứng với chân răng gọi là
tủy chân. Các nguyên bào nằm sát vách hốc tủy.
5
Tủy răng có nhiệm vụ duy trì sự sống của răng, cụ thể là sự sống của nguyên
bào và tế bào tạo ngà thứ phát, nhận cảm giác của răng. Trong tủy răng có chứa
nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và đầu tận cùng của dây thần kinh.
1.2. ĐỊNH NGHĨA VÀ SINH BỆNH HỌC SÂU RĂNG
1.2.1. Định nghĩa [5], [8], [9]
Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức Canxi hóa của răng được đặc
trưng bởi sự hủy khống của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần
hữu cơ của mơ cứng. Tổn thương là q trình phức tạp bao gồm các phản
ứng lý hóa ảnh hưởng đến sự di chuyển các ion bề mặt giữa răng và mơi
trường miệng và là q trình sinh học giữa các vi khuẩn mảng bám với cơ
chế bảo vệ của vật chủ.
1.2.2. Sinh bệnh học sâu răng [9]
Bệnh sâu răng là bệnh được gây ra bởi nhiều yếu tố trong đó vi khuẩn
đóng vai trị quan trọng. Ngồi ra phải có các yếu tố thuận lợi như chế độ ăn
uống nhiều đường, vệ sinh răng miệng (VSRM) không tốt, chất lượng men
răng kém và môi trường tự nhiên, nhất là môi trường nước ăn uống có hàm
lượng fluor thấp (hàm lượng fluor tối ưu là 0,7 - 1,2 ppm) tạo điều kiện cho
sâu răng phát triển [10].
Trước năm 1970, người ta cho rằng bệnh căn của sâu răng là do nhiều
nguyên nhân với sự tác động của 3 yếu tố. Vi khuẩn trong miệng mà chủ yếu
là Streptococcus Mutans lên men các chất bột và đường tạo thành axit, axit
này phá hủy tổ chức cứng tạo thành lỗ sâu ở răng, qua lỗ sâu, vi khuẩn đã
xâm nhập vào tủy răng gây nên viêm tủy răng và viêm quanh cuống răng. Sự
phối hợp của các yếu tố này để gây nên sâu răng được thể hiện bằng sơ đồ
Keys.
6
Sơ đồ Keys: Người ta chú ý đến chất đường và vi khuẩn Streptococcus Mutans,
vì vậy việc dự phịng cũng phải chú ý quan tâm đến chế độ ăn hạn chế đường và vệ
sinh răng miệng. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế phòng bệnh sâu răng thấy kết
quả đạt được không cao, tỷ lệ sâu răng
giảm xuống không đáng kể.
Sơ đồ White: Giải thích sinh
bệnh học sâu răng bằng việc thay
vòng tròn chất đường trong sơ đồ
Keys bằng vòng tròn chất nền và
đề cao vai trò bảo vệ của nước bọt,
nồng độ pH dòng chảy nước bọt
quanh răng và vai trị của Fluor.
Hình 1.2. Sơ đồ White
Fluor + Hydroxyapatite Fluoro Apatite có sức đề kháng cao hơn, có khả
năng đề kháng sự phá hủy của H+ chống sâu răng [11], [12], [13].
Cơ chế sinh bệnh học của sâu răng được thể hiện bởi sự mất cân bằng giữa
q trình hủy khống và tái khống. Nếu q trình hủy khống lớn hơn tái
khống thì sẽ gây sâu răng [14].
7
Hủy khoáng > Tái khoáng
Sâu răng
Các yếu tố gây mất ổn định làm sâu răng:
+ Mảng bám vi khuẩn
+ Chế độ ăn đường nhiều lần
+ Nước bọt thiếu, giảm dòng
chảy nước bọt hay acid
+ Acid từ dạ dày trào ngược
Các yếu tố bảo vệ:
+ Nước bọt, dòng chảy nước bọt
+ pH < 5
+ VSRM kém
+ Khả năng kháng acid của men
+ Fluor có ở bề mặt men răng
+ Trám bít hố rãnh
+ Độ Ca++, PO43- quanh răng
+ pH > 5,5
+ VSRM tốt
Hình 1.3. Sơ đồ tóm tắt cơ chế sâu răng [15]
1.3. PHÂN LOẠI BỆNH SÂU RĂNG
Tuỳ theo tác giả mà có nhiều cách phân loại khác nhau [16] nhưng cơ bản
vẫn dựa trên 5 loại lỗ hàn của Black.
Các phân loại trước đây:
Theo diễn biến sâu răng: sâu răng cấp tính và sâu răng mãn tính.
Theo mức độ tổn thương: sâu men, sâu ngà nông, sâu ngà sâu.
Theo bệnh sinh: sâu răng tiên phát, sâu răng thứ phát, sâu răng tái phát.
Theo vị trí tổn thương: sâu hố rãnh, sâu mặt nhẵn, sâu cemment…
Trong đó phân loại theo mức độ tổn thương được ứng dụng nhiều nhất:
8
- Sâu men (S1): tổn thương mới ở phần men chưa có dấu hiệu lâm sàng rõ.
Khi chúng ta nhìn thấy chấm trắng ở răng thì sâu răng đã tới đường men ngà.
- Sâu ngà (S2,S3): khi bắt đầu xuất hiện lỗ sâu trên răng thì chắc chắn là
sâu ngà. Sâu ngà được chia làm 2 loại: sâu ngà nông (S2) và sâu ngà sâu (S3),
đây là 2 loại chúng ta thường gặp trên lâm sàng.
Các phân loại mới về bệnh sâu răng
Ngày nay các tác giả thường sử dụng 2 bảng phân loại mới để chẩn đoán
và điều trị đó là: phân loại theo site và size, phân loại theo Pitts.
* Phân loại theo site and size (dựa vào vị trí và mức độ tổn thương) [16].
2 yếu tố đó là vị trí và kích thước (giai đoạn, mức độ) của lỗ sâu
Vị trí(site):
+ Vị trí 1: hố rãnh và các mặt nhẵn.
+ Vị trí 2: kết hợp với mặt tiếp giáp.
+ Vị trí 3: cổ răng và chân răng.
Kích thước(size):
1 - Tổn thương nhỏ, vừa mới ở ngà răng cần điều trị phục hồi, khơng thể
tái khống.
2 - Tổn thương mức độ trung bình, ảnh hưởng đến ngà răng, thành lỗ sâu
còn đủ, cần tạo lỗ hàn.
3 - Tổn thương rộng, thành không đủ hoặc ảnh hưởng vỡ, cần phải có các
phương tiện lưu giữ cơ sinh học.
4 - Tổn thương rất rộng làm mất cấu trúc răng, cần có các phương tiện lưu
giữ cơ học hoặc phục hình.
0 - Để đáp ứng nhu cầu dự phịng cá nhân Brique và Droz đã bổ sung
thêm cỡ 0, là những tổn thương có thể chẩn đốn được và có khả năng tái
khống hóa được.
9
Phân loại theo ngưỡng chẩn đốn (theo Pitts)
Hình 1.4. Sơ đồ tảng băng Pitts [16]
Phân loại theo WHO (1997) [1]
* Sâu men:
- Là tổn thương sâu răng ở giai đoạn sớm, chưa hình thành lỗ sâu.
+ Tổn thương thường thấy ở hố và rãnh mặt nhai.
+ Khi thổi khô bề mặt răng thấy tổn thương là các vết trắng nhạt trên bề
mặt men răng. Nếu q trình mất khống liên tục, bề mặt vết trắng chuyển
thành mờ đục, không nhẵn như men thường, mắc thám trâm khi khám.
+ Nếu tổn thương phát triển thêm, vết trắng có thể lan rộng, biến đổi
thành màu nâu nhạt rồi sẫm.
- Các tổn thương sâu răng giai đoạn sớm được xác định bằng mắt thường.
10
* Sâu ngà:
- Là sâu răng giai đoạn đã hình thành lỗ sâu.
- Dựa vào chiều sâu của lỗ sâu, người ta phân loại sâu ngà răng thành sâu
ngà nông (nếu tổn thương sâu dưới 2mm) và sâu ngà sâu (nếu tổn thương
có chiều sâu từ 2 – 4mm).
1.4. DỊCH TỄ HỌC VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ BỆNH SÂU RĂNG
1.4.1. Tình hình bệnh sâu răng trên thế giới và trong nước
•
Thế giới: [17], [18]
Bản đồ sâu răng tồn cầu (Dental caries world map – WHO 2004):
Hình 1.5. Tỷ lệ sâu răng theo quốc gia (trên 100.000 dân)
Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đã đưa ra 5 mức độ sâu răng phụ thuộc
vào chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn ở lứa tuổi 12 và lứa tuổi 35 – 44
như sau [19], [20].
11
Bảng 1.1. Phân chia mức độ sâu răng theo chỉ số SMT của WHO
Mức độ
Rất thấp
Thấp
Trung bình
Cao
Rất cao
SMT 12 tuổi
0 – 1,1
1,2 – 2,6
2,7 – 4,4
4,5 – 6,5
≥ 6,6
SMT 35 – 44 tuổi
0,2 – 1,5
1,6 – 6,2
6,3 – 12,7
12,8 – 16,2
≥ 16,3
Dịch tễ học sâu răng toàn cầu cho thấy có hai xu hướng của bệnh sâu răng:
- Ở các nước phát triển: Từ những năm 1940 đến 1960, tình hình sâu răng
rất nghiêm trọng, trung bình mỗi trẻ em 12 tuổi có từ 8 - 10 răng bị sâu hoặc
răng bị mất do sâu răng. Chỉ số SMT của Na Uy tới mức 12,0 năm 1940.
Nhưng đến năm 1980, chỉ số SMT ở tuổi 12 tại nước này đã giảm xuống mức
từ 2,0 - 4,0. Vào năm 1993, chỉ số SMT tuổi 12 ở hầu hết các nước công
nghiệp hóa đã giảm xuống tới mức thấp từ 1,2 - 2,6 [21], [22]. Như vậy, nhìn
chung từ cuối những năm của thập kỷ 1970 tới nay, tình trạng sâu răng tại các
nước phát triển có xu hướng giảm dần, chỉ số SMT tuổi 12 tại hầu hết các
quốc gia này đạt mức thấp và rất thấp [15], [22]. Đó là hiệu quả của sự thay
đổi điều kiện sống, hiệu quả của việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
răng miệng, các chương trình nha khoa phịng ngừa và sử dụng kem đánh
răng có chứa fluor [1], [23].
- Ở các nước đang phát triển: Thời điểm những năm thập kỷ 1960, tình
hình sâu răng ở mức thấp hơn nhiều so với những nước đang phát triển. Chỉ
số SMT tuổi 12 ở thời kỳ này chỉ từ 1,0 - 3,0; thậm chí một số nước dưới mức
1,0 như Thái lan, Uganda, Zaire. Tới thập kỷ 1970 và 1980 thì chỉ số này lại
tăng lên và ở mức từ 3,0 - 5,0 và một số nước còn cao hơn như Chile là 6,3.
Nhìn chung tình trạng sâu răng của các nước đang phát triển đều có xu hướng
ngày càng tăng [25]. Đó là do điều kiện kinh tế cịn thấp, vấn đề sức khỏe
răng miệng chưa được quan tâm đúng mức, không được fluor nước uống,
12
thiếu sự giáo dục nha khoa và chế độ ăn khơng khoa học nhất là đồ ăn có
đường [19], [24], [26].
Theo chương trình Y tế Quốc gia và khảo sát kiểm tra dinh dưỡng, 1999 - 2004,
tại Hoa Kỳ. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn (SMT).
Bảng 1.2. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn tại Hoa Kỳ (SMT) 1999-2004
•
Tuổi
Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn
16 - 19
67,49%
20 - 34
85,58%
Trong nước: [4], [27]
So sánh kết quả điều tra cơ bản bệnh răng miệng toàn quốc năm 1991
với kết quả điều tra răng miệng tồn quốc năm 2001, tình hình sâu răng ở
Việt Nam cũng có xu hướng tăng lên và khơng đồng đều giữa các vùng
miền trong cả nước.
Điều tra răng miệng toàn quốc năm 1991, Võ Thế Quang đã so sánh kết
quả này với tình trạng điều tra năm 1983 cho thấy sâu răng ở Việt Nam tăng
dần theo độ tuổi. Tại từng thời điểm điều tra từ năm 1983 đến năm 1991 thì
tình trạng sâu răng tại các tỉnh Miền Nam cao hơn tại các tỉnh Miền Bắc
nhưng mức độ gia tăng bệnh thì Miền Bắc lại cao hơn Miền Nam. Nhìn chung
từ năm 1983 đến 1990 ở Việt Nam tình trạng sâu răng có xu hướng gia tăng .
13
Bảng 1.3. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở Việt Nam năm 1991 và 2001
Độ tuổi
Năm
1991
2001
được điều tra
Vùng
Tỷ lệ
Chỉ số
SR (%)
SMT
Việt Nam
72,33
Miền bắc
59,33
Miền Nam
86,33
18 - 34 tuổi
Việt Nam
77,5
2,84
34 – 44 tuổi
Việt Nam
75,2
3,29
Từ 45 tuổi trở lên
Việt Nam
93,7
8,93
Nam
Việt Nam
76,19
4,95
Nữ
Việt Nam
80,13
4,32
Tỷ lệ chung
Việt Nam
78,16
4,56
35 – 44 tuổi
1.4.2. Nhu cầu điều trị bệnh sâu răng trên thế giới và trong nước
• Trên thế giới.
Trong nhiều thập kỷ qua, đã có nhiều báo cáo trên thế giới thống nhất bệnh
sâu răng đang giảm một cách đáng kể và ngày càng giảm do việc sử dụng
kem đánh răng và các sản phẩm có chứa fluor, chất trám bít hố rãnh, chế độ
ăn được cải thiện, nhiều dịch vụ chăm sóc và giáo dục sức khỏe răng miệng
ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây lại đưa ra cảnh báo
bệnh sâu răng đang có xu hướng tăng lên ở trẻ em và cả người trưởng thành.
Điều này có ảnh hưởng đến nhu cầu điều trị các bệnh răng miệng [24].
Ở Mỹ (2009) sâu răng được xem là một bệnh mạn tính, có tỷ lệ mắc cao
ở trẻ em từ 5 – 17 tuổi, cao gấp 5 lần so với bệnh hen và gấp 7 lần so với
bệnh sốt mùa hè. Trên 50% trẻ từ 5 – 9 tuổi và 78% trẻ 17 tuổi có ít nhất 1
răng bị sâu cần trám phục hồi, 25% trẻ em Mỹ chưa được đi khám răng miệng
bao giờ, nhất là những trẻ có điều kiện kinh tế xã hội thấp [28].
14
Ở Rumani, theo nghiên cứu của Cristina Nuca và cộng sự (2007) trên đối
tượng trẻ 12 tuổi, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 77,2%; số răng sâu trung bình
trên 1 trẻ là 3,31; tỷ lệ sâu răng không được điều trị là 88,71%; chỉ có 7,68%
răng sâu được trám và có 3,61% răng sâu cần phải nhổ [29].
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ sâu răng ở các nước vẫn còn cao
nhưng tỷ lệ răng sâu được điều trị rất thấp, nhất là các nước đang phát triển.
Điều đó chứng minh tại sao hiện nay tỷ lệ sâu răng lại có xu hướng tăng lên.
• Trong nước.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về tỷ lệ sâu răng ở lứa tuổi học đường nhưng
chưa có được nhiều nghiên cứu đi sâu phân tích nhu cầu điều trị bệnh sâu
răng ở các lứa tuổi này.
Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc Trần Văn Trường
và cộng sự (2001) đã công bố ở trẻ 12 tuổi trung bình 1 em có 1,87 răng sâu,
tỷ lệ răng sâu được trám chiếm 1,6% và tỷ lệ răng sâu không được điều trị
chiếm 97,9% [30].
Ngoài ra một số nghiên cứu của các địa phương như Tuyên Quang,
Yên Bái … đều cho thấy tỷ lệ sâu răng ở học đường rất cao trong khi tỷ lệ
được điều trị rất thấp. Điều đó chứng tỏ nhu cầu điều trị sâu răng trong cộng
đồng là rất lớn. Muốn giảm tỷ lệ sâu răng cần kết hợp điều trị và dự phòng,
nhất là phát huy hiệu quả các chương trình nha học đường [31], [32].
15
1.5. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỆNH SÂU RĂNG
Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sâu răng:
- Tập quán ăn uống.
- Chăm sóc vệ sinh răng miệng.
- Các yếu tố khác như tuổi, giới…
Các tác giả thường mô tả các yếu tố ảnh hưởng, khơng phân tích sâu về
các mối ảnh hưởng giữa chúng và bệnh sâu răng [33].
1.5.1. Tập quán ăn uống
Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu các tập quán ăn uống
ảnh hưởng đến bệnh sâu răng như tần suất sử dụng các đồ ăn thức uống có
nhiều đường, ăn thêm bữa phụ buổi tối, đồ ăn thức uống nóng lạnh, đồ ăn
cứng, khẩu phần ăn:
- Petersen và CS nghiên cứu ở Thái Lan (2001) công bố tỷ lệ sử dụng đồ
uống ngọt hàng ngày rất cao như sữa đường (34%), chè đường (26%), nước
ngọt (24%) ảnh hưởng đến tỷ lệ sâu răng rất cao 70-96,3% tùy độ tuổi và chỉ số
SMT là 8,1 răng/học sinh. Đồng thời tác giả cũng nêu lên tập quán sử dụng đồ
ngọt nhiều ở những người theo đạo Hồi và đặc biệt là ở nữ [34].
1.5.2. Chăm sóc vệ sinh răng miệng
Một số tác giả nước ngồi và trong nước đã nghiên cứu về các yếu tố
chăm sóc răng miệng như hiểu biết về chăm sóc răng, khám định kỳ răng, thói
quen chải răng, tuổi sử dụng bàn chải, thuốc, vật liệu chải răng:
- Rao và cộng sự cho biết tại Ấn Độ có đến 59,2-62% học sinh có chải
răng ít nhất 1 lần/ngày nhưng chỉ có 5,7-13,6% sử dụng thuốc đánh răng; 3,1%
dùng tay làm sạch răng và 21,1% dùng tro và than để đánh răng hàng ngày [35].
- Okeigbemen và cộng sự thông báo 81,4% học sinh chưa bao giờ được
khám răng tại các cơ sở y tế, 95,8% có sử dụng bàn chải răng [36].
16
1.5.3. Các yếu tố khác
Các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy nam sinh mắc bệnh sâu
răng cao hơn nữ, tuy nhiên cũng có một số tác giả lại khơng có sự khác biệt
về sâu răng giữa nam và nữ. Có nghiên cứu nhấn mạnh đến sự khác biệt hay
khơng khác biệt giữa nam và nữ cịn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như
lứa tuổi, địa dư và hành vi chăm sóc sức khỏe răng miệng.
- Rao và cộng sự cho rằng học sinh nội thành có tỷ lệ sâu răng cao hơn
ở ngoại thành (22,8% so với 15%), học sinh dân tộc ít người có chất lượng
răng tốt hơn học sinh không phải là dân tộc ít người [35].
- Okeigbemen và cộng sự cho biết học sinh thành thị có chỉ số SMT
cao hơn học sinh nông thôn (0,72 so với 0,53) và học sinh ở trường tư thục có
chỉ số SMT cao hơn học sinh ở trường công lập (0,75 so với 0,55) nhưng chỉ
số SMT ở nữ lại cao hơn học sinh nam (0,7 so với 0,59) [36].
1.6. CHẨN ĐOÁN SÂU RĂNG
Giai đoạn khi đã hình thành lỗ sâu là giai đoạn muộn của bệnh sâu răng, để
điều trị chúng ta phải khoan và trám răng phục hồi, khơng thể điều trị tái
khống được. Do đó việc chẩn đốn các tổn thương sớm là rất quan trọng.
Chẩn đốn bệnh sâu răng có thể nhầm với các khiếm khuyết do sự phát triển
bất thường trong giai đoạn hình thành răng. Đơi khi cũng khó phát hiện tổn
thương sâu răng ở mặt bên, sâu hố rãnh hay những tổn thương sâu răng dạng ẩn.
Khi đó cần phải có các biện pháp hỗ trợ như: X-Quang thường quy hoặc kỹ thuật
số, Lazer huỳnh quang Diagnodent, máy đo điện trở men, DIOFOTI…
Trên lâm sàng, sâu răng thường được phân loại theo mức độ tổn thương:
sâu men, sâu ngà nông và sâu ngà sâu [37], [38].
17
1.6.1. Chẩn đoán sâu men (Theo tiêu chuẩn WHO 1997) [1]
- Là tổn thương sâu răng ở giai đoạn sớm, chưa hình thành lỗ sâu.
- Chưa gây ra triệu chứng chủ quan.
- Lâm sàng:
+ Tổn thương thường thấy ở hố và rãnh mặt nhai.
+ Khi thổi khô bề mặt răng thấy tổn thương là các vết trắng nhạt trên bề
mặt men răng. Nếu q trình mất khống liên tục, bề mặt vết trắng chuyển
thành mờ đục, không nhẵn như men thường, mắc thám trâm khi khám.
+ Nếu tổn thương phát triển thêm, vết trắng có thể lan rộng, biến đổi
thành màu nâu nhạt rồi sẫm.
- Các tổn thương sâu răng giai đoạn sớm được xác định bằng mắt thường.
- Sâu men cần chẩn đoán phân biệt với:
+ Bệnh nhiễm fluorose: tổn thương là các đốm trắng hoặc vằn trắng mờ,
nếu nhiễm fluor nặng hơn có thể có vằn vằng hoặc nâu, nhiều ở mặt ngoài,
thường gặp ở vùng răng cửa và có biểu hiện đối xứng.
+ Thiểu sản men: tổn thương lan theo chiều rộng hơn, vị trí hay gặp mặt
ngồi răng, thường gặp ở nhóm răng có cùng thời gian hình thành.
1.6.2. Chẩn đốn sâu ngà (Theo tiêu chuẩn WHO 1997) [1]
- Là sâu răng giai đoạn đã hình thành lỗ sâu.
- Dựa vào chiều sâu của lỗ sâu, người ta phân loại sâu ngà răng thành sâu
ngà nông (nếu tổn thương sâu dưới 2mm) và sâu ngà sâu (nếu tổn
thương có chiều sâu từ 2 – 4mm).
- Triệu chứng cơ năng: Ê buốt khi có kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt.
Hết kích thích là hết ê buốt. Bệnh nhân sâu ngà sâu thì nhạy cảm với
kích thích hơn sâu ngà nơng.
- Lâm sàng:
+ Tổn thương có thể gặp ở tất cả các mặt của răng.
18
+ Nhìn thấy có lỗ sâu, đáy gồ ghề, thay đổi màu sắc (màu nâu hoặc đen).
+ Thăm khám bằng thám trâm thấy đáy lỗ sâu mềm, có nhiều ngà mềm,
ngà mủn, có dấu hiệu mắc thám trâm. Tuy nhiên nếu sâu răng ở giai đoạn ổn
định, thăm khám bằng thám trâm thấy đáy lỗ sâu cứng nhưng mắc thám trâm.
+ Khi thử tủy nhận kết quả dương tính.
- X - Quang: Dựa vào phim cận chóp cho phép đánh giá chính xác mức
độ sâu và khoảng cách từ đáy lỗ sâu tới tủy răng để có biện pháp điều
trị phù hợp. Với những lỗ sâu mặt bên phim cánh cắn, panorama rất có
giá trị trong hỗ trợ cho chẩn đoán.
- Chẩn đoán xác định dựa vào: Lâm sàng, X- quang, thử tủy dương tính.
- Chẩn đốn phân biệt với:
+ Lõm hình chêm: thường gặp ở phía ngồi cổ răng, nhất là các răng
hàm nhỏ. Tổn thương hình tam giác, đỉnh quay vào trong, đáy quay ra ngoài,
đáy cứng và nhẵn bóng, thường gặp ở các răng đối xứng.
+ Thiểu sản men: Tổn thương gây mất men, ngà, tạo thành rãnh, ngấn ở
mặt ngoài các răng cửa hay mặt nhai các răng hàm, thường đối xứng.
1.7. ĐIỀU TRỊ BỆNH SÂU RĂNG
- Đối với sâu men:
Những tổn thương này có điều trị tái khống bằng các sản phẩm có fluor
như kem đánh răng có fluor, vecni fluor, gel fluor… hoặc kết hợp trám bít hố
rãnh trong những trường hợp răng có hố rãnh sâu (khơng phải sâu răng):
những răng có hố rãnh mặt nhai sâu, khúc khuỷu (thường gặp ở các răng hàm
lớn, nhất là các răng mới mọc), dễ lắng đọng thức ăn, có thể gây kẹt thám
trâm. Trám bít hố rãnh giúp cho bề mặt răng trơn láng hơn, dễ vệ sinh hơn
(trám bít phịng ngừa sâu răng).
19
Hình 1.6. Tổn thương sâu men ở rãnh mặt nhai
Trước
Sau
Hình 1.7. Trám bít hố rãnh phịng sâu răng
- Đối với sâu ngà:
Những tổn thương sâu răng này cần phải trám phục hồi bằng cách nạo sạch
ngà mềm, ngà mủn sau đó sát khuẩn lỗ sâu và chọn chất liệu phù hợp trám kín
lỗ sâu. Hiện nay có rất nhiều loại vật liệu để hàn răng sâu như: Amangam,
Fuji, Composite.
Sâu ngà nơng
Sâu ngà sâu
Hình 1.8. Tổn thương sâu ngà răng
20
1.8. DỰ PHÒNG BỆNH SÂU RĂNG
1.8.1. Mục tiêu
Từ năm 1979 đến năm 1994, tổ chức Y Tế Thế Giới đã nhiều lần đưa ra
mục tiêu và bổ xung các mục tiêu tồn cầu về dự phịng sâu răng [3], [39].
Các mục tiêu được trình bày ở 2 bảng:
Bảng 1.4. Mục tiêu tồn cầu dự phịng sâu răng trẻ em cho năm 2000
Lứa tuổi
Mục tiêu
5–6
50% trẻ em không bị sâu răng
12
SMT < 3
18
85% giữ được toàn bộ răng
Bảng 1.5. Mục tiêu tồn cầu dự phịng sâu răng trẻ em cho năm 2010
Lứa tuổi
Mục tiêu
5–6
90% trẻ em không bị sâu răng
12
SMT < 1
18
100% giữ được toàn bộ răng
Ở Việt Nam, mục tiêu của chương trình nha học đường là đạt được mục
tiêu dự phòng sâu răng của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO).
1.8.2. Các biện pháp can thiệp
Năm 1984, tổ chức sức khỏe thế giới đã đưa ra các biện pháp phòng bệnh
sâu răng [3], [40]. Các biện pháp này bao gồm:
21
• Sử dụng fluor.
+ Fluor hóa nguồn cung cấp nước cơng cộng với nồng độ fluor từ
0,7 – 1,2 mgF/lít nước, nồng độ tối ưu tùy thuộc vào khí hậu.
+ Fluor hóa muối ăn với nồng độ là 250 mgF/1kg muối.
+ Dùng viên fluor
+ Fluor hóa nguồn cung cấp nước uống ở trường học với nồng độ fluor
cao hơn nồng độ tối ưu trong nước công cộng 4,5 lần.
+ Xúc miệng với các dung dịch fluor pha loãng. Cho trẻ em xúc miệng
hàng ngày với dung dịch fluor 0,05% hoặc xúc miệng mỗi lần 1 tuần với
dung dịch fluor 0,2%.
+ Dùng kem đánh răng có fluor.
+ Dùng gel fluor hoặc vecni fluor
+ Sử dụng phối hợp các dạng fluor.
• Trám bít hố rãnh.
Áp dụng với các mặt nhai để ngăn ngừa sâu ở hố rãnh răng sau khi mọc
răng vĩnh viễn.
• Chế độ ăn hợp lý phịng sâu răng.
Kiểm sốt thức ăn và đồ uống có đường bao gồm các biện pháp:
+ Kiểm sốt các thực phẩm có đường ở trường học.
+ Giảm số lần ăn các thực phẩm có đường.
+ Giảm mức độ tiêu thụ đường ở tầm quốc gia.
• Hướng dẫn vệ sinh răng miệng.
+ Phương pháp cơ học: chải răng, sử dụng chỉ tơ nha khoa, bàn chải lưỡi…
+ Phương pháp hóa học: xúc miệng bằng dung dịch Chlohexidine 0,1%
hoặc 0,2%; nước xúc miệng Listerine, sử dụng các loại đường thay thế:
Xylitol, manitol…
22
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên đa khoa năm thứ nhất trường Đại học Y Dược Hải Phịng.
Khơng giới hạn về tuổi của sinh viên.
* Tiêu chuẩn lựa chọn
Đối tượng: Đồng ý tham gia nghiên cứu, khơng có sự cản trở để khám
răng miệng.
* Tiêu chuẩn loại trừ
- Không đầy đủ phiếu thu thập thông tin.
- Đối tượng không hợp tác nghiên cứu.
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Thời gian: Tháng 1/2014 - 12/2014.
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Khoa răng hàm mặt Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng.
+ Viện đào tạo răng hàm mặt Trường Đại học Y Hà Nội.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang để xác định tỷ lệ sâu
răng, nhu cầu điều trị và một số yếu tố ảnh hưởng trên đối tượng nghiên cứu.
23
2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu
Theo cơng thức tính cỡ mẫu [4]
2
n = Z (1−α / 2 )
pq
d2
n
: Cỡ mẫu.
Z
: Hệ số tin cậy, với độ tin cậy ở mức xác suất 95% và α = 0.05
p
: Tỷ lệ mắc bệnh sâu răng của quần thể, ước lượng tỷ lệ sâu
răng là 0,69 (theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2001 [4]).
q = 1- p
: Tỷ lệ ước lượng khơng sâu răng.
d
: Độ chính xác mong muốn 5%.
Cỡ mẫu theo cơng thức tính được là 329.Trên thực tế chúng tơi khám
cho tồn bộ 449 sinh viên đa khoa năm thứ nhất của trường Đại học Y
Dược Hải Phòng.
2.3.3. Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- Bộ khay khám răng: Khay quả đậu, gương, gắp...
Hình 2.1. Bộ khay khám
Cây thăm dò nha chu của WHO.
Dụng cụ để khử khuẩn.
Bông, cồn, găng tay, giấy lau tay....
Phiếu thu thập thông tin về sâu răng, phiếu thu thập thông tin về nhu cầu
điều trị và một số yếu tố ảnh hưởng.
24
Bước 2: Liên hệ với Ban Giám hiệu, phòng Y tế của trường Đại học Y Dược
Hải Phòng, Khoa răng hàm mặt Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng.
Bước 3: Tập huấn cho các bác sĩ, điều dưỡng Khoa răng hàm mặt Bệnh viện
Đại học Y Hải Phòng về cách thức khám, cách thu thập thông tin và ghi vào
phiếu phỏng vấn (phụ lục 1), phiếu khám (phụ lục 2).
Bước 4: Khám đánh giá bệnh sâu răng và tình trạng vệ sinh răng miệng bằng
dụng cụ khám và theo phiếu thu thập thơng tin.
* Phỏng vấn.
- Chào hỏi tìm sự cởi mở và hợp tác của đối tượng nghiên cứu.
- Đặt câu hỏi theo bộ câu hỏi có sẵn .
- Giải thích nếu đối tượng nghiên cứu chưa rõ.
- Ghi lại trung thực và đầy đủ các câu trả lời vào phiếu điều tra (phụ lục 1).
* Khám lâm sàng.
- Khám trên ghế nha khoa chuyên dụng tại Khoa răng hàm mặt Bệnh viện
Đại học Y Hải Phòng.
- Người khám: Bác sĩ Lương Xuân Quỳnh cùng các bác sĩ Khoa răng
hàm mặt Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng sau đó ghi kết quả vào phiếu
khám (phụ lục 2).
- Phương pháp khám đánh giá sâu răng:
Quan sát kết hợp thám châm và gương soi thăm khám để phát hiện các tổ
thương sâu răng ghi nhận là tổn thương sâu răng sớm trên bề mặt răng (vết
trắng), dùng bông cách ly nước bọt quan sát khi ướt và khi thổi khô bằng hơi của
ghế nha khoa hay sâu răng nếu phát hiện thấy chấm nâu hay đen, mắc thám
châm khi thăm khám. Đánh giá sâu răng theo tiêu chuẩn của WHO 1997 [1].
25
•
Tổn thương sâu men theo WHO (1997)
- Là tổn thương sâu răng ở giai đoạn sớm, chưa hình thành lỗ sâu.
+ Tổn thương thường thấy ở hố và rãnh mặt nhai.
+ Khi thổi khô bề mặt răng thấy tổn thương là các vết trắng nhạt trên bề
mặt men răng. Nếu q trình mất khống liên tục, bề mặt vết trắng chuyển
thành mờ đục, không nhẵn như men thường, mắc thám trâm khi khám.
+ Nếu tổn thương phát triển thêm, vết trắng có thể lan rộng, biến đổi
thành màu nâu nhạt rồi sẫm.
- Các tổn thương sâu răng giai đoạn sớm được xác định bằng mắt thường.
•
Tổn thương sâu ngà theo WHO (1997)
- Là sâu răng giai đoạn đã hình thành lỗ sâu.
- Dựa vào chiều sâu của lỗ sâu, người ta phân loại sâu ngà răng thành sâu
ngà nông (nếu tổn thương sâu dưới 2mm) và sâu ngà sâu (nếu tổn
thương có chiều sâu từ 2 – 4mm).
- Triệu chứng cơ năng: Ê buốt khi có kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt.
Hết kích thích là hết ê buốt. Bệnh nhân sâu ngà sâu thì nhạy cảm với
kích thích hơn sâu ngà nông.
- Lâm sàng:
+ Tổn thương sâu răng là những lỗ sâu nhìn thấy bằng mắt thường.
+ Men răng vùng xung quanh lỗ sâu đục hoặc mất độ trong.
+ Tổn thương có thể gặp ở tất cả các mặt của răng.
+ Nhìn thấy có lỗ sâu, đáy gồ ghề, thay đổi màu sắc (màu nâu hoặc đen).
+ Thăm khám bằng thám trâm thấy đáy lỗ sâu mềm, có nhiều ngà mềm,
ngà mủn, có dấu hiệu mắc thám trâm. Tuy nhiên nếu sâu răng ở giai
đoạn ổn định, thăm khám bằng thám trâm thấy đáy lỗ sâu cứng nhưng
mắc thám trâm.
+ Khi thử tủy nhận kết quả dương tính.