Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Ghi chép bồi dưỡng thường xuyên THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.62 KB, 34 trang )

PHÒNG GD & ĐT THẠCH THÀNH
TRƯỜNG THCS THẠCH BÌNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thạch Bình, ngày 20 tháng 06 năm 2015

KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2015-2016
Họ và tên giáo viên: Bùi Văn An
Trình độ chuyên môn: CĐSP Mỹ Thuật
Chức vụ, tổ chuyên môn: Giáo viên Tổ xã hội
Công việc chuyên môn: Giáo viên dạy môn Mỹ thuật k6, 7, 8, 9
I.Mục tiêu của việc BDTX:
Chương trình BDTX giáo viên là căn cứ của việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức công
tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của
giáo viên, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên với yêu cầu phát triển giáo dục
và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Nâng cao nhận thức và trình độ chính trị, đạo đức nhà giáo gắn với cuộc vận động “
Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”
Giúp cán bộ giáo viên nhà trường nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước. Chủ trương của ngành về đổi mới công tác quản lí, đổi mới
chương trình, phương pháp dạy học cũng như đổi mới kiểm tra, đánh giá xếp loại
học sinh.
Xây dựng ở cán bộ giáo viên ý thức tự giác, chủ động, tích cực tự học, tự bồi
dưỡng không ngừng nâng cao kiến thức, năng lực sư phạm, đổi mới phương pháp
dạy học, tăng cường khả năng ứng dụng CNTT, sử dụng các thiết bị dạy học nhằm
nâng cao hiệu quả giờ dạy. BDTX giúp mỗi GV được tự mình đánh giá bản thân,
được đồng nghiệp, các cấp quản lí trao đổi chia sẻ kinh nghiệm. Từ đó, vận dụng
những kiến thức, kĩ năng đã học tập qua BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ


để mình không bị tụt hậu và luôn có ý chí phấn đấu đạt Chuẩn nghề nghiệp.
II. Nội dung bồi dưỡng thường xuyên: 120 tiết/năm học
1. Khối kiến thức bắt buộc:60 tiết/năm học
* Nội dung 1: 30 tiết / năm học
Modul 18: Phương pháp dạy học tích cực
* Nội dung 2: 30 tiết / năm học
Theo công văn hướng dẫn bổ sung và sửa đổi của Phòng Giáo dục và Đào
tạo Thạch Thành quy định thực hiện nội dung bồi dưỡng 2. Bản thân tôi đã căn cứ
và chọn nội dung bồi dưỡng như sau:
“Kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường THCS Thanh Hoá”
2. Khối kiến thức tự chọn: 04 nội dung/60 tiết/năm học
* Nội dung các mô đun:
a. Modul 1 : Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trung học cơ sở (THCS) : 15 tiết.
b. Modul 19: Dạy học với công nghệ thông tin: 15 tiết.
c. Modul 22: Sử dụng các thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin: 15 tiết.
d. Modul 34: Giáo dục học sinh THCS thông qua các hoạt động giáo dục: 15 tiết.
1


III. Hình thức BDTX:
1. Thông qua hình thức tự học của giáo viên kết quả với các sinh hoạt tập thể về
chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ chuyên môn của nhà trường và chủ yếu là lấy việc tự
học của người học là chính, qua đó giúp giáo viên chủ động học tập đưa vào tài liệu
hướng dẫn.
2. Bồi dưỡng thông qua việc tự xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch giảng dạy;
qua sinh hoạt chuyên môn cụm, tổ, nhóm chuyên môn; qua thao giảng liên
trường,dự giờ đồng nghiệp.
3. Thông qua bồi dưỡng tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hoá
kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng thường xuyên
khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập BDTX; tạo điều

kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập
kĩ năng.
4. Thông qua hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet).
IV. Đề nghị tổ chức bồi dưỡng tập trung các nội dung bồi dưỡng sau:
- Phương pháp dạy học tích cực.
- Sử dụng các thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin
V. Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên hàng tháng.
Thời
gian
(1)

Tháng
7/2015

Tháng
8/2015

Tháng
9/2015

Nội dung BDTX

Tổ chức thực hiện

(2)
(3)
Nội dung bồi dưỡng 1
Modul 18: Phương pháp dạy
học tích cực
1. Dạy học tích cực

2. Các phương pháp, kĩ thuật dạy Giáo viên tự học
học tích cực
3. Sử dụng các phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích cực
Nội dung bồi dưỡng 1
Modul 18: Phương pháp dạy học
tích cực
1. Dạy học tích cực
2. Các phương pháp, kĩ thuật dạy
học tích cực
3. Sử dụng các phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích cực

- Tự học
- Thảo luận, sinh
hoạt
tổ,
nhóm
chuyên môn

Nội dung bồi dưỡng 3
Giáo viên tự học ,
Mã Modul THCS 1
thông qua sinh hoạt
1.Đặc điểm tâm sinh lí của học chuyên môn trường
sinh trung học cơ sở (THCS)
1.1 Khái quát về giai đoạn
phát triển của lứa tuổi học

Kết quả cần đạt

được
(4)
- Nắm vững các
phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích
cực cấp THCS
- Vận dụng được
các kĩ thuật dạy
học tích cực và các
phương pháp dạy
học tích cực.
- Nắm vững các
phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích
cực cấp THCS
- Vận dụng được
các kĩ thuật dạy
học tích cực và các
phương pháp dạy
học tích cực.
Phân tích được
các đặc điểm tâm
sinh lí của học sinh
THCS để vận dụng
trong giảng dạy,
giáo dục học sinh
2


sinh THCS

1.2. Đặc điểm tâm sinh lí của
học sinh THCS
Nội dung bồi dưỡng 3
Mã Modul THCS 19
Tháng Dạy học với công nghệ thông tin
10/201 1. Vai trò của công nghệ thông
5
tin trong dạy học
2. Ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học
Nội dung bồi dưỡng 3
Mã Modul THCS 22
Sử dụng một số phần mềm dạy
học
Tháng
1. Một số phần mềm dạy học
11/2015
chung và phần mềm dạy học
theo môn học
2. Sử dụng hiệu quả một số phần
mềm dạy học
Nội dung bồi dưỡng 3
Mã Modul THCS 22
Sử dụng một số phần mềm dạy
học
Tháng
1. Một số phần mềm dạy học
12/2015
chung và phần mềm dạy học
theo môn học

2. Sử dụng hiệu quả một số phần
mềm dạy học
Nội dung bồi dưỡng 3
Mã Modul THCS 34
Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp (GDNGLL) ở trường THCS
Tháng
1. Vai trò, mục tiêu của hoạt
01/201
động GDNGLL ở trường THCS
6
2. Nội dung tổ chức hoạt động
GDNGLL ở trường THCS
3. Phương pháp tổ chức hoạt
động GDNGLL ở trường THCS
Tháng Nội dung bồi dưỡng 3
02/201 Mã Modul THCS 34
6
Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp (GDNGLL) ở trường THCS
1. Vai trò, mục tiêu của hoạt
động GDNGLL ở trường THCS
2. Nội dung tổ chức hoạt động
GDNGLL ở trường THCS

Có biện pháp
để nâng cao hiệu
Đơn vị tổ chức bồi quả dạy học nhờ
dưỡng tập trung
sự hỗ trợ của

công nghệ thông
tin

Đơn vị tổ chức bồi Sử dụng được một
dưỡng tập trung
số phần mềm dạy
học

CB, GV tự
dưỡng

bồi Sử dụng được một
số phần mềm dạy
học

Đơn vị tổ chức bồi Có kĩ năng tổ chức
dưỡng tập trung
các
hoạt động
GDNGLL

trường THCS
CB, GV tự
dưỡng

bồi
Có kĩ năng tổ chức
các
hoạt động
GDNGLL


trường THCS

3


Tháng
3/2016

Tháng
4/2016

3. Phương pháp tổ chức hoạt
động GDNGLL ở trường THCS
Nội dung bồi dưỡng 2
Hiểu và vận
Kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo
dung được Kỹ
Giáo viên tự học ,
dục nhà trường THCS Thanh
năng xây dựng kế
thông qua sinh hoạt
Hoá
hoạch giáo dục nhà
chuyên môn trường
trường
THCS
Thanh Hoá
Nội dung bồi dưỡng 2
Hiểu và vận

Kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo
dung được Kỹ
Giáo viên tự học ,
dục nhà trường THCS Thanh
năng xây dựng kế
thông qua sinh hoạt
Hoá
hoạch giáo dục nhà
chuyên môn trường
trường
THCS
Thanh Hoá

BAN GIÁM HIỆU
(Ký duyệt, ghi rõ họ tên đóng dấu)

TỔ CHUYÊN MÔN

GIÁO VIÊN

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Bùi Văn An

4


PHẦN II

TIẾN TRÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BDTX
NĂM HỌC 2015 - 2016.

I. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 1: (khối kiến thức bắt buộc, thời lượng: 30
tiết)
1. Nội dung bồi dưỡng:
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
2. Thời gian bồi dưỡng: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 đến ngày 31 tháng 8
năm 2015
3. Hình thức bồi dưỡng: Tự bồi dưỡng.
4. Kết quả đạt được: Sau khi nghiên cứu học tập, bản thân nắm bắt, tiếp thu
được những kiến thức sau::
I. Quan niệm về PPDH:
* Có nhiều định nghĩa về PPDH, từ đó có nhiều cách phân loại tập hợp
PPDH. Định nghĩa về PPDH của I.Lecne: “PPDH là một hệ thống tác động
liên tục của GV nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của HS để
HS lĩnh hội vững chắc các thành phần và nội dung GD nhằm đạt được mục
tiêu đã định”.
- Đặc trưng của PPDH là tính hướng đích của nó. PPDH tự nó có chức năng
phương tiện. PPDH cũng gắn liền với tính kế hoạch và tính liên tục của hoạt
động, hành động, thao tác vì vậy có thể cấu trúc hóa được.
- PPDH có mối quan hệ chặt chẽ với các thành tố của quá trình DH: PP và
mục tiêu; PP và nội dung; PP và phương tiện DH; PP và ĐGKQ. Đổi mới
PPDH không thể không tính tới những quan hệ này.
* Phương pháp dạy học tích cực:







Luật giáo dục, Điều 24.2, đã ghi: “ PP GDPT phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;
bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”
Để đạt được mức độ độc lập, sáng tạo trong nhận thức, giáo viên phải thường
xuyên phát huy tính tích cực học tập ở học sinh: nhằm làm chuyển biến vị trí của
người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể
tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. Tất cả các phương phương pháp
nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS đều được coi là PPDH tích cực.
II. Đặc trưng cơ bản của PPDH tích cực:
Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của HS.
Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.
Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
III. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực:
1. Một số phương pháp dạy học tích cực:
Một số phương pháp được sử dụng theo định hướng đổi mới:
5


PP trò chơi
PP đàm thoại

PP trực quan
đề
PP luyện tập
PP trò chơi

Một số phương pháp được

sử dụng theo định hướng
đổi mới

PP phát hiện
và giải quyết vấn
PP hợp tác
theo nhóm nhỏ

1.1. Phương pháp gợi mở- vấn đáp:
a. Bản chất:
 Là quá trình tương tác giữa GV và HS, được thực hiện qua hệ thống câu hỏi và
câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định.
 GV không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà hướng dẫn HS tư duy
từng bước để tự tìm ra kiến thức mới.
 Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức của HS
- Vấn đáp tái hiện
- Vấn đáp giải thích minh hoạ
- Vấn đáp tìm tòi
 Xét chất lượng câu hỏi về mặt yêu cầu năng lực nhận thức
- Loại câu hỏi có yêu cầu thấp, đòi hỏi khả năng tái hiện kiến thức, nhớ lại và
trình bày lại điều đã học
- Loại câu hỏi có yêu cầu cao đòi hỏi sự thông hiểu, kĩ năng phân tích, tổng
hợp, so sánh…, thể hiện được các khái niệm, định lí…
b. Quy trình thực hiện:
* Trước giờ học:
 Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và đối tượng dạy học. Xác định các đơn
vị kiến thức kĩ năng cơ bản trong bài học và tìm cách diễn đạt các nội dung
này dưới dạng câu hỏi gợi ý, dẫn dắt HS.
 Bước 2: Dự kiến nội dung các câu hỏi, hình thức hỏi, thời điểm đặt câu hỏi ,
trình tự của các câu hỏi. Dự kiến nội dung các câu trả lời của HS, các câu

nhận xét hoặc trả lời của GV đối với HS.
 Bước 3: Dự kiến những câu hỏi phụ để tuỳ tình hình từng đối tượng cụ thể
mà tiếp tục gợi ý, dẫn dắt HS.
 Trong giờ học:
 Bước 4: GV sử dụng hệ thống câu hỏi dự kiến (phù hợp với trình độ nhận
thức của từng loại đối tượng HS) trong tiến trình bài dạy và chú ý thu thập
thông tin phản hồi từ phía HS.
 Sau giờ học:
 GV chú ý rút kinh nghiệm về tính rõ ràng, chính xác và trật tự logic của hệ
thống câu hỏi đã được sử dụng trong giờ dạy.
c. Ưu điểm- Hạn chế của PP gợi mở – vấn đáp:
 Ưu điểm
6


- Là cách thức tốt để kích thích tư duy độc lập của HS, dạy HS cách tự suy nghĩ
đúng đắn.
- Lôi cuốn HS tham gia vào bài học, làm cho không khí lớp học sôi nổi, kích thích
hứng thú học tập và lòng tự tin của HS, rèn luyện cho HS năng lực diễn đạt
- Tạo môi trường để HS giúp đỡ nhau trong học tập.
- Duy trì sự chú ý của HS; giúp kiểm soát hành vi của HS và quản lí lớp học.
 Hạn chế
- Khó soạn thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở và dẫn dắt HS theo một chủ
đề nhất quán.
- GV phải có sự chuẩn bị rất công phu, nếu không, kiến thức mà HS thu nhận thiếu
tính hệ thống, tản mạn, thậm chí vụn vặt.
d. Một số lưu ý:
Câu hỏi phải có nội dung chính xác, rõ ràng, sát với mục đích, yêu cầu của bài
học.Tránh tình trạng đặt câu hỏi không rõ mục đích, đặt câu hỏi mà HS dễ dàng
trả lời có hoặc không.

Câu hỏi phải sát với từng loại đối tượng HS. Nếu không nắm chắc trình độ của HS,
đặt câu hỏi không phù hợp
Cùng một nội dung học tập, với cùng một mục đích như nhau, GV có thể sử dụng
nhiều dạng câu hỏi với nhiều hình thức hỏi khác nhau.
Bên cạnh những câu hỏi chính cần chuẩn bị những câu hỏi phụ
Sự thành công của phương pháp gợi mở vấn đáp phụ thuộc nhiều vào việc xây
dựng được hệ thống câu hỏi gợi mở thích hợp
1.2.Dạy học giải quyết vấn đề:
a. Khái niệm vấn đề - dạy học giải quyết vấn đề:
Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy
luật sẵn cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn khó
khăn, cản trở cần vượt qua.
Một vấn đề được đặc trưng bởi ba thành phần:





Trạng thái xuất phát: không mong muốn
Trạng thái đích: Trạng thái mong muốn

Sự cản trở
* Ba tiêu chí của giải quyết vấn đề:
Chấp nhận
Cản trở
Khám phá
* Tình huống có vấn đề:

Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích
muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách

nào, chưa đủ phương tiện (tri thức, kỹ năng…) để giải quyết.
b. Dạy học giải quyết vấn đề:

Dạy học giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở lý thuyết nhận thức. Giải quyết vấn
đề có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy và nhận thức của con
người. „Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề“ (Rubinstein).
7


 DHGQVĐ là một QĐ DH nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng
lực giải quyết vấn đề của học sinh. Học sinh được đặt trong một tình huống
có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ
năng và phương pháp nhận thức.
 b.1. Cấu trúc của quá trình giải quyết vấn đề:

CẤU TRÚC CỦA QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Vấn đề

I) Nhận biết vấn đề

Phân tích tình huống
Nhận biết, trình bày vấn đề
cần giải quyết

II) Tìm các phương án giải quyết
So sánh với các nhiệm vụ đã giải quyết
Tìm các cách giải quyết mới
Hệ thống hoá, sắp xếp các phương án giải quyết

III) Quyết định phương án (giải

quyết VĐ)
Phân tích các phương án
Đánh giá các phýõng án
Quyết định
Giải quyết

b.2. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề:
DHGQVĐ có thể áp dụng trong nhiều hình thức, PPDH khác nhau:








Thuyết trình GQVĐ,
Đàm thoại GQVĐ,
Thảo luận nhóm GQVĐ,
Thực nghiệm GQVĐ
Nghiên cứu GQVĐ….

Có nhiều mức độ tự lực của học sinh trong việc tham gia GQVĐ
b.3. Một số cách thông dụng để tạo tình huống gợi vấn đề
8




Dự đoán nhờ nhận xét trực quan, thực hành hoặc hoạt động thực tiễn; Lật ngược

vấn đề; Xét tương tự; Khái quát hoá; Khai thác kiến thức cũ, đặt vấn đề dẫn đến
kiến thức mới; Tìm sai lầm trong lời giải; Phát hiện nguyên nhân sai lầm và sửa
chữa sai lầm...
b.4.Một số lưu ý khi sử dụng PPDH GQVĐ:

Tri thức và kĩ năng HS thu được trong quá trình PH&GQVĐ sẽ giúp hình
thành những cấu trúc đặc biệt của tư duy. Nhờ những tri thức đó, tất cả những tri
thức khác sẽ được chủ thể chỉnh đốn lại, cấu trúc lại.

Tỉ trọng các vấn đề người học PH & GQVĐ so với chương trình tuỳ thuộc
vào đặc điểm của môn học, vào đối tượng HS và hoàn cảnh cụ thể. Không nên yêu
cầu HS tự khám phá tất các các tri thức qui định trong chương trình.

Cho HS PH & GQVĐ đối với một bộ phận nội dung học tập, có thể có sự
giúp đỡ của GV với mức độ nhiều ít khác nhau. HS được học không chỉ kết quả mà
điều quan trọng hơn là cả quá trình PH & GQVĐ.
1.3.
Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ:
a. Quy trình thực hiện :
Bước 1: Làm việc chung cả lớp:
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập
- Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm
- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trýớc toàn lớp
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
- Thảo luận chung

- GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo
.
1.5. Phương pháp luyện tập và thực hành:
1.6.
Phương pháp trò chơi:
a.
Qui trình PP trò chơi:
b. Một số lưu ý khi sử dụng PP trò chơi:
Trò chơi học tập phải có mục đích rõ ràng. Nội dung trò chơi phải gắn với kiến
thức môn học, bài học, lớp học, đối tượng HS.
- Trò chơi phải có mục đích rõ ràng, dễ tổ chức và thực hiện, phù hợp với chủ đề
bài học, với HS, với điều kiện của lớp học.
- Cần có sự chuẩn bị tốt, mọi HS đều hiểu trò chơi và tham gia dễ dàng.
- Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi. Không lạm dụng quá nhiều kiến thức và
thời lượng bài học.
- Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán
cho HS.
2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực:
3.1. Kĩ thuật động não:
3.2. Kĩ thuật mảnh ghép:
9


3.3.Kĩ thuật khăn phủ bàn:
3.4. Kĩ thuật dùng sơ đồ tư duy:
.....
IV. Những điều kiện áp dụng các PP- kĩ thuật dạy học tích cực:
- GV phải có tri thức bộ môn sâu rộng, lành nghề, đầu tư nhiều công sức và thời
gian ...
- HS phải dần dần có được những phẩm chất, năng lực, thói quen thích ứng với các

PPDH tích cực
- Chương trình và SGK tạo điều kiện cho thầy trò tổ chức HĐ học tập tích cực
- Phương tiện thiết bị phù hợp. Hình thức tổ chức linh hoạt
- Việc đánh giá HS phải phát huy trí thông minh sáng tạo của HS, khuyến khích
vận dụng KT-KN vào thực tiễn
1. Yêu cầu đối với giáo viên:
 Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các
hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học,
với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa
phương.
 Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một
cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội nội
dung bài học; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của
HS; bồi dưỡng hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập
cho HS; giúp các em phát triển tối đa tiềm năng của bản thân.
 Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng bài tập phát triển tư duy và rèn
luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; tổ chức có
hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức
đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn;..
 Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức DH một cách hợp lí, hiệu
quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính
chất của bài học; đặc điểm và trình độ HS; thời lượng DH và các điều kiện
DH cụ thể của trường, địa phương.
 Yêu cầu đối với HS:
 Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá
và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng
đắn.
 Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận,
tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thày, cho bạn; biết tự đánh giá và
đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân

và bạn bè.
 Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành thí nghiệm; thực hành
vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống
và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn; xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập
phù hợp với khả năng và điều kiện.
V. Một số chú ý:
 Áp dụng các PPDH tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền
thống.
10


 Ngay cả những PP như thuyết trình, giảng giải, biểu diễn các phương tiện
trực quan để minh họa lời giảng… vẫn rất cần thiết trong quá trình DH, để
HS có thể học tích cực.
 Vấn đề là chọn lựa và sử dụng đúng thời điểm, đúng đối tượng, phù hợp với
ý đồ sư phạm của người dạy.
 Vì vậy, cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực trong hệ thống các PPDH
đã quen thuộc, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số PPDH mới, phù hợp
với hoàn cảnh điều kiện dạy và học ở thực tế trong hoạt động ĐMPPDH.
5. NỘI DUNG BẢN THÂN VẬN DỤNG VÀO THỰC TẾ
Sau khi nghiên cứ kỷ chuyên đề này, tôi nhận thấy rằng:
5.1. Luật Giáo dục 2005: “PPGD PT phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi
dưỡng PP tự học, rèn luyện kỹ nãng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”
- Định hướng đổi mới PPDH “Tích cực hoá hoạt động học tập của HS nhằm phát
huy tính tích cực chủ động của HS trong học tập"
- Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là giúp HS hướng tới hoạt động học tập
chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Chú ý tới việc rèn luyện kỹ năng, đặc biệt là kỹ nãng vận dụng vào thực tiễn, hình

thành và phát triển các phẩm chất tư duy độc lập, sáng tạo. DH tạo nên các trạng
thái tinh thần, tâm lý tích cực cho người học.
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng đã nêu, vấn đề quan trọng hàng
đầu là PPDH tích cực.
5.2. Từ định hướng đổi mới PPDH, bản thân tôi lập kế hoạch BDTX trong
đó có chọn:
- Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp cần bồi dưỡng là: Tăng cường năng lực dạy học.
Nội dung mô đun: Phương pháp dạy học tích cực:
+ Dạy học tích cực
+ Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực
+ Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực
- Mục tiêu bồi dưỡng: Vận dụng được các kỹ thuật dạy học tích cực và các
phương pháp dạy học tích cực.
5.3. Trong đó tôi chú trọng áp dụng vào dạy học để phù hợp với bộ môn
mình giảng dạy đó là
5.3.1 Phương pháp gợi mở- vấn đáp:
Vì đây là quá trình tương tác giữa GV và HS, được thực hiện qua hệ thống
câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định. GV không trực tiếp đưa
ra những kiến thức hoàn chỉnh mà hướng dẫn HS tư duy từng bước để tự tìm ra
kiến thức mới. đây là phương pháp phù hợp với năng lực của học sinh trong vùng
miên. giáo viên dễ xác định mục tiêu bài học và đối tượng dạy học. Xác định các
đơn vị kiến thức kĩ năng cơ bản trong bài học và tìm cách diễn đạt các nội dung này
dưới dạng câu hỏi gợi ý, dẫn dắt HS. Qua đó dự kiến nội dung các câu hỏi, hình
thức hỏi, thời điểm đặt câu hỏi , trình tự của các câu hỏi. Dự kiến nội dung các câu
trả lời của HS, các câu nhận xét hoặc trả lời của GV đối với HS. Từ đó giáo viên dự
kiến những câu hỏi phụ để tuỳ tình hình từng đối tượng cụ thể mà tiếp tục gợi ý,
dẫn dắt HS.
11



Từ đó tôi nhận thấy đây là phương pháp để kích thích tư duy độc lập của HS,
dạy HS cách tự suy nghĩ đúng đắn. Lôi cuốn HS tham gia vào bài học, làm cho
không khí lớp học sôi nổi, kích thích hứng thú học tập và lòng tự tin của HS, rèn
luyện cho HS năng lực diễn đạt Tạo môi trường để HS giúp đỡ nhau trong học tập.
Duy trì sự chú ý của HS; giúp kiểm soát hành vi của HS và quản lí lớp học.
Tuy nhiên phương pháp này còn có những điểm hạn chế nhất định vì vây là
giáo viên cần chú trọng trong việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi tránh cho hệ hống
kiến thức tản mạn ,vụn vặt
5.3.2.Dạy học giải quyết vấn đề:
Đây là phương pháp dạy học phổ biến nhất vì DHGQVĐ có thể áp dụng trong
nhiều hình thức, PPDH khác nhau: Thuyết trình GQVĐ, Đàm thoại GQVĐ, Thảo
luận nhóm GQVĐ, Thực nghiệm GQVĐ, Nghiên cứu GQVĐ….
Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có
quy luật sẵn cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn
khó khăn, cản trở cần vượt qua. do vậy DHGQVĐ nhằm phát triển năng lực tư
duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Học sinh được đặt trong một
tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp học sinh lĩnh hội tri
thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức.
5.3.3Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ:
Năng lực hợp tác được xem là một trong những nàng lực quan trọng cửa con
người trong xã hội hiện nay. chính vì vậy, phát triển năng lực hợp tác từ trong
trường học đã trở thành một xu thế giáo dục trên toàn thế giới. Dạy học hợp tác
trong nhỏm nhỏ chính là sự phản ánh xu thế đó ở đây “HS đuợc phân chia thành
tùng nhỏm nhố riêng biệt, chịu trách nhiệm về một mục tìêu duy nhất, đuợc thực
hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt cửa tùng người. Các hoạt động cá nhân riêng
biệt được tổ chúc lại, lìên kết hữu cơ với nhau nhằm thục hiện một mục tìêu chung
". Phương pháp thảo luận nhỏm được sử dụng nhằm giúp cho mọi HS tham gia
một cách chú động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em cỏ thể chia se kiến
thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đê có lìên quan đến nội dung bài
học; cơ hội được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những

nhiệm vụ chung.
Tuy nhiên phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định như : nếu giáo
viên chia nhóm về học lực không đều, không bao quát được lớp, thì hoạt động hợp
tác trong nhóm này trở thành hoạt động chỉ ít cá nhân trong nhóm thực hiện vì vậy
tôi rất chú trọng trong việc giao cho các em các hoạt động hợp tác trong nhóm này
tôi chú trọng:
+Chỉ những hoạt động đòi hỏi sự phối hợp của các cá nhân để nhiệm vụ hoàn
thành nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn hoạt động cá nhân mới nên sử dụng phương
pháp này.
+Tạo điều kiện để các nhóm tự đánh giá lẫn nhau hoặc cả lớp cùng đánh giá.
+ Không nên lạm dụng hoạt động nhóm và cần đề phòng xu lý hình thức (tránh lối
suy nghĩ: đổi mới PPDH là phải sử dụng hoạt động nhóm). Tuỳ theo từng nhiệm vụ
học tập mà sử dụng hình thức HS làm việc cá nhân hoặc hoạt
động nhóm cho phù hợp.
5.3.4 . Phương pháp luyện tập và thực hành:
12


Đây là phương pháp bất kỳ giáp viên bộ môn nào giảng dạy các môn khoa học
tự nhiên cũng cần phả chú ý vì nó là đặc trưng của bô môn. Trong khi luyện tập cần
chú ý : giáo viên không nên gây áp lực quá cao mà chỉ vừa đủ để khuyến khích HS
làm bài chịu khó hơn. Thời gian cho luyện tập, thực hành cũng không nên kéo dài
quá dễ gây nên sự nhạt nhẽo và nhàm chán. Cần thiết kế các bài tập có sự phân hoá
để khuyến khích mọi đối tượng HS. Có thể tổ chức các hoạt động luyện tập, thực
hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau, kể cả việc tổ chức thành các trò chơi
học tập.
Ngoài các phương pháp trên tôi cũng để ý tới các phương pháp trực quan ,
phương pháp tro chơi trong học tập ....
5.4 . Kĩ thuật dạy học
Để có thể áp dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực trên thì việc nắm giữ

các kĩ thuật dạy học tích cực là một vấn đề then chốt trong đổi mới PPDH yêu cầu
người giáo viên phải không ngừng tự bồi dưỡng trình độ năng lực sư phạm, năng
lực chính trị... đòi hỏi người giáo viên, sử dụng các phương pháp và hình thức tổ
chức DH một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học,
môn học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ HS; thời lượng DH
và các điều kiện DH cụ thể của trường, địa phương.:
5.5 căn cứ vào nhiệm vụ được giao, tôi đã vận dụng nội dung vào quá trình
dạy học đó là sử dụng phương pháp dạy học tích cực, gợi mở - vấn đáp, phát hiện
và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm nhỏ, dạy học bằng phương pháp trực quan, các
kĩ thuật dạy học.... vào bộ môn toán 7, và lí 9.
5.6. Một số chú ý:
Áp dụng các PPDH tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống.
Ngay cả những PP như thuyết trình, giảng giải, biểu diễn các phương tiện trực quan
để minh họa lời giảng… vẫn rất cần thiết trong quá trình DH, để HS có thể học tích
cực.
Vấn đề là chọn lựa và sử dụng đúng thời điểm, đúng đối tượng, phù hợp với ý đồ
sư phạm của người dạy.
Vì vậy, cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực trong hệ thống các PPDH đã
quen thuộc, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số PPDH mới, phù hợp với hoàn
cảnh điều kiện dạy và học ở thực tế trong hoạt động ĐMPPDH.
Phương pháp dạy học tích cực là một trong những nội dung cần thiết và
mang tính thời đại mà mỗi người giáo viên cần phải quan tâm và thực hiện thật tốt
mang lại kết quả cao trong sự nghiệp giảng dạy của mình. .
6. NHỮNG ĐỀ XUẤT: Tổ chuyên môn thường xuyên dự giờ góp ý đánh giá chú
trọng đến việc đổ mới phương pháp dạy học của các thành viên trong tổ cũng như
trong nhà trường.
7. TỰ ĐÁNH GIÁ: bản thân tôi rất trăn trở và chủ động trong việc đổi mới
phương pháp dạy học, vì do đặc thù của bộ môn và vùng miền,
III. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 3: (khối kiến thức bắt buộc, thời lượng: 60 tiết)
1. Nội dung bồi dưỡng:

MODUL 1: ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ CỦA HỌC SINH THCS : 15 TIẾT.
1.Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trung học cơ sở (THCS)
1.1 Khái quát về giai đoạn phát triển của lứa tuổi học sinh THCS
1.2. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS
13


2. Thời gian bồi dưỡng: Từ ngày 01 tháng 09 năm 2015 đến ngày 30 tháng 9 năm
2015
3. Hình thức bồi dưỡng: Tự bồi dưỡng.
4. Kết quả đạt được: Sau khi nghiên cứu học tập, bản thân nắm bắt, tiếp thu được
những kiến thức sau:
A. Lời giới thiệu:
- Từ khi tâm lý học phát triển mạnh mẽ với tư cách là một khoa học độc lập thì
đồng thời cũng nẩy sinh nhiều vấn đề đòi hỏi sự nghiên cứu tâm lý có tính chất
chuyên biệt, khiến cho các ngành tâm lý học ứng dụng được phát sinh. Tâm lý học
lứa tuổi là chuyên ngành phát triển sớm nhất của tâm lý học. Đó là ứng dụng của
tâm lý học vào lĩnh vực sư phạm lứa tuổi.
- Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học lứa tuổi là động lực phát triển tâm lý theo
lứa tuổi của con người, sự phát triển cá thể của quá trình tâm lý và các phẩm chất
tâm lý trong nhân cách của con người đang được phát triển.
- Nhiệm vụ của tâm lý học lứa tuổi là xem xét quá trình con người trở thành nhân
cách như thế nào? Nghiên cứu đặc điểm của quá trình và các phẩm chất tâm lý
riêng lẻ của cá nhân ở các lứa tuổi khác nhau và sự khác biệt của chúng ở mỗi cá
nhân trong phạm vi cùng một lứa tuổi; Nghiên cứu những khả năng lứa tuổi của
việc lĩnh hội các tri thức, phương thức hành động …
- Quy luật chung của sự phát triển tâm lý trẻ em: (03 quy luật cơ bản)
. Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lý
. Tính toàn vẹn của tâm lý
. Tính mềm dẽo và khả năng bù trừ

Sự phát triển tâm lý của trẻ em không tuân theo quy luật sinh học, mà tuân theo quy
luật xã hội. Dù có bộ óc tinh vi đến đâu chăng nữa, nhưng không sống chung trong
xã hội loài người thì trẻ cũng không thể trở thành thực thể người với đầy đủ tính xã
hội của nó.
- Phân chia giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em.
Căn cứ vào những thay đổi cơ bản trong điều kiện sống và hoạt động của trẻ,
căn cứ vào những thay đổi về cấu trúc tâm lý của trẻ và cả vào sự trưởng thành của
cơ thể người ta chia ra một số thời kỳ chủ yếu trong sự phát triển tâm lý trẻ em:
. Giai đoạn trước tuổi học:
+ Tuổi sơ sinh: Thời kỳ 02 tháng đầu sau khi sinh
+ Tuổi hài nhi: Thời kỳ 02 đến 12 tháng
+ Tuổi Vườn trẻ: Từ 1 đến hết 3 năm
+ Tuổi Mẫu giáo: Từ 3 đến hết 5 năm
. Giai đoạn tuổi học sinh:
+ Thời kỳ đầu tuổi học hay Nhi đồng: Từ 6 đến 11 – 12 tuổi
+ Thời kỳ giữa tuổi học hay Thiếu niên: Từ 11 – 12 đến 14 – 15 tuổi
+ Thời kỳ cuối tuổi học hay đầu tuổi Thanh niên: Từ 14 – 15 đến 17 – 18
tuổi.
Trong chuyên đề này chỉ giới hạn nội dung Đặc điểm tâm sinh lý của học
sinh THCS gồm:
1.
Khái quát về giai đoạn phát triển của lứa tuổi học sinh THCS
2.
Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS.
14


Với mục tiêu là phải phân tích được các đặc điểm hoạt động học tập của học sinh
THCS.
B. Nội dung

I. Khái quát về giai đoạn phát triển của lứa tuổi học sinh THCS.
1. Sự biến đổi về mặt giải phẩu sinh lý ở lứa tuổi học sinh THCS.
- Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ thể.
Tầm vóc của các em lớn lên trông thấy. Trung bình một năm các em cao lên được
5, 6 cm. Các em nữ ở độ tuổi 12, 13 phát riển chiều cao nhanh hơn các em nam
cùng độ tuổi, nhưng đến 18, 20 tuổi thì sự phát triển chiều cao lại dừng lại. Các em
nam ở độ tuổi 15, 16 tuổi thì cao đột biến, vượt các em nữ và đến 24, 25 tuổi mới
dừng lại.
Trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng từ 2,4 đến 6 kg.
Sự phát triển hệ xương như các xương tay, xương chân rất nhanh, nhưng
xương ngón tay, ngón chân lại phát triển chậm. Vì vậy ở lứa tuổi này các em không
mập béo, mà cao, gây thiếu cân đối, các em có long ngóng vụng về, không khéo léo
khi làm việc, thiếu thận trọng hay làm đổ vỡ … Điều đó gây cho các em một biểu
hiện tâm lý khó chịu.
- Sự phát triển của hệ thống tim mạch cũng không cân đối. Thể tích của tim
tăng rất nhanh, hoạt động của tim mạnh mẽ hơn, nhưng kích thích của mạch máu
lại phát triển chậm. Do đó có một số rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn, tăng huyết
áp, tim đập nhanh, hay nhức đầu, chóng mặt, mệt mõi khi làm việc.
- Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh, thường dẫn đến rối loạn hoạt động
hệ thần kinh. Do đó dễ xúc động, dễ bực tực tức. Vì thế các em thường có những
phản ứng gay gắt, mạnh mẽ và những cơn xúc động.
- Hệ thần kinh của thiếu niên còn chưa có khả năng chịu đựng những kích
thích mạnh, đơn địu, kéo dài. Do tác động như thế làm cho một số em bị ức chế, uể
oải, thờ ơ, lơ đễnh, số khác có những hành vi xấu, không đúng bản chất của các em.
Lứa tuổi này là lứa tuổi có nghị lực dồi dào, có tính tích cực cao có nhiều dự
định lớn lao.
- Cần lưu ý ở lứa tuổi này, đó là thời kỳ phát dục. Sự phát dục ở lứa tuổi học
sinh THCS là một hiện tượng bình thường, diễn ra theo quy luật sinh học, chịu ảnh
hưởng của mội trường tư nhiên và xã hội.
Sự phát dục ở các em trai vào khoảng 15,16 tuổi, các em gái khoảng 13,14

tuổi.
Đến 15. 16 tuổi giai đoạn phát dục đã kết thúc, có thể sinh đẻ được, tuy nhiên
các em chưa trưởng thành về mặt cơ thể và đặc biệt là sự trưởng thành về mặt xã
hội. Chính vì thế các nhà khoa học cho rằng ở lứa tuổi học sinh THCS không có sự
cân đối giữa sự phát dục, giữa bản năng tương ứng, những tình cảm và ham muốn
đợm màu sắc tình dục với mức độ trưởng thành về mặt xã hội và tâm lý. Nhiều khó
khăn trở ngại ở lứa tuổi này chính là các em chưa biết đánh giá, chưa biết kìm hãm
và hướng dẫn bản năng, ham muốn của mình một cách đúng đắn, chưa biết kiểm tra
tình cảm và hành vi, chưa biết xây dựng mối quan hệ đúng đắn giữa người bạn
khác giới. Vì thế các nhà giáo dục cần phải giúp đỡ các em một cách tế nhị, khéo
léo để các em hiểu đúng vấn đề, đừng làm cho các em băn khoan, lo ngại.
2. Sự thay đổi của điều kiện sống.
- Đời sống gia đình của các em học sinh THCS.
15


Ở lứa tuổi này địa vị các em trong gia đình đã được thay đổi, được gia đình thừa
nhận như một thành viên tích cực, được cha mẹ, anh chị giao cho những những
nhiệm vụ cụ thể như chăm sóc em nhỏ, nấu cơm, dọn dẹp nhà của, chăn nuôi gia
súc …, các em ý thức được các nhiệm vụ và thực hiện tích cực. Các em được tham
gia bàn bạc một số công việc của gia đình.
Những thay đổi đó đã động viên, kích thích học sinh THCS hoạt động tích cực, độc
lập tự chủ.
- Đời sống trong nhà trường của học sinh THCS.
Hoạt động học tập và các hoạt động khác của học sinh THCS có nhiều thay
đổi, có tác động quan trọng đến việc hình thành những đặc điểm tâm lý lứa tuổi học
sinh THCS như: Sự thay đổi về nội dung dạy học, thay đổi về phương pháp dạy học
và hình thức học tập. Tất cả những thay đổi đó là điều kiện rất quan trọng làm cho
hoạt động nhận thức và nhân cách của học sinh THCS có sự thay đổi về chất so với
các lứa tuổi trước.

- Đời sống của học sinh THCS trong xã hội.
Ở lứa tuổi này các en đã được xã hội thừa nhận như một thành viên tích cực,
được giao một số công việc nhất định trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: tuyên
tuyền cổ động, giữ trật tự đường phố, giúp đỡ gia đình thương binh, tham gia chăm
sóc gia súc … Ở lứa tuổi này các em thích làm công tác xã hội vì: Các em có sức
lực, đã hiểu biết nhiều, muốn được mọi người thừa nhận; các em cho rằng công tác
xã hội là việc làm của người lớn và có ý nghĩa lớn lao; lứa tuổi này các em thích
làm những công việc mang tính tập thể, những công việc có lien quan đến nhiều
người và được nhiều người cùng tham gia. Do tham gia công tác xã hội, mà quan
hệ của học sinh THCS được mở rộng, các em được tiếp xúc với nhiều người, nhiều
vấn đề của xã hội, do đó tầm hiểu biết được mở rộng, kinh nghiệm cuộc sống
phong phú lên, nhân cách của các em được hình thành và phát triển.
II. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS.
1. Đặc điểm hoạt động học tập ở nhà trường THCS.
Động cơ học tập của học sinh THCS rất phong phú đa dạng, nhưng chưa bền vững,
nhiều khi còn thể hiện sự mâu thuẩn của nó.
Thái độ đối với học tập của học sinh THCS cũng rất khác nhau. Tất cả các
em đều ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập, nhưng thái độ sự
biểu hiện rất khác nhau, được thể hiện như sau:
- Trong thái độ học tập: từ thái độ rất tích cực, có trách nhiệm, đến thái độ
lười biếng, thơ ơ thiếu trách nhiệm trong học tập.
- Trong sự hiểu biết chung: từ mức độ phát triển cao và sự ham hiểu biết
nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau ở một số em, nhưng ở một số em khác thì mức độ
phát triển rất yếu, tầm hiểu biết rất hạn chế.
- Trong phương thức lĩnh hội tài liệu học tập: từ chỗ có kỹ năng học tập độc
lập, có nhiều cách học đến mức hoàn toàn chưa có kỹ năng học tập độc lập, chỉ biết
học thuộc lòng từng bài, từng câu, từng chữ.
- Trong hứng thú học tập: từ hứng thú biểu hiện rõ rệt đối với một lĩnh vực
tri thức nào đó và có những việc làm có nội dung cho đến mức độ hoàn toàn không
có hứng thú nhận thức, cho việc học hoàn toàn gò ép, bắt buộc.

16


Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra, để giúp các em có thái độ đúng đắn
với việc học tập thì phải:
- Tài liệu học tập phải súc tích về nội dung khoa học.
- Tài liệu học tập phải gắn với cuộc sống của các em, làm cho các em hiểu rõ
ý nghĩa của tài liệu học.
- Tài liệu phải gợi cảm, gây cho học sinh hứng thú học tập.
- Trình bày tài liệu, phải gợi cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu tài liệu đó.
- Phải giúp đỡ các em biết cách học, có phương pháp học tập phù hợp.
2. Sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS.
- Học sinh THCS có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác
các sự vật, hiện tượng. Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có
trình tự và hoàn thiện hơn.
- Ở lứa tuổi này trí nhớ thay đổi về chất. Trí nhớ dần dần mang tính chất của
những quá trình được điều khiển, điều chỉnh và có tổ chức. Học sinh THCS có
nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ, các em bắt đầu biết sử
dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại. Khi ghi nhớ các em đã
biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống hoá, phân loại. Tốc độ ghi nhớ và
khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ
cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa. Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn, các em
không muốn thuộc lòng mà muốn tái hiện bằng lời nói của mình. Vì thế giáo viên
cần phải:
+ Dạy cho học sinh phương pháp đúng đắn của việc ghi nhớ logic.
+ Cần giải thích cho các em rỏ sự cần thiết của ghi nhớ chính xác các
định nghĩa, những quy luật không được thiếu hoặc sai một từ nào.
+ Rèn luyện cho các em có kỹ năng trình bày chính xác nội dung bài
học theo cách diễn đạt của mình.
+ Khi tổ chức quá trình ghi nhớ, giáo viên cần làm rõ cho học sinh biết

là hiệu quả của ghi nhớ không phải đo bằng sự nhận lại, mà bằng sự tái hiện.
3. Sự hình thành kiểu quan hệ mới.
Học sinh THCS có nhu cầu mở rộng quan hệ với người lớn và mong muốn
người lớn quan hệ với nó một cách bình đẳng, không muốn người lớn coi nó như
trẻ con mà phải tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tin tưởng và mở rộng tính độc lập
của các em.
Để duy trì sự thay đổi mối quan hệ giữa các em và người lớn, các em có
những hình thức chống cự, không phục tùng. Tuy nhiên không phải mọi người lớn
đều nhận thức được nhu cầu này của các em, nên điều này là nguyên nhân dẫn đến
sự xung đột giữa các em với người lớn.
Tính độc lập và quyền bình đẳng trong quan hệ của các em với người lớn là
vấn đề phức tạp và gay gắt nhất trong sự giao tiếp của các em với người lớn và
trong sự giáo dục các em ở lứa tuổi này.
Những khó khăn đặc thù này có thể giải quyết, nếu người lớn và các em xây
dựng được mối quan hệ bạn bè, hoặc quan hệ có hình thức hợp tác trên cơ sở tôn
trọng, tin tưởng giúp đỡ lẫn nhau. Sự hợp tác này cho phép người lớn đặt các em
vào vị trí mới – vị trí của người giúp việc và người bạn trong những công việc khác
17


nhau, còn bản than người lớn trở thành người mẫu mực và người bạn tin cậy của
các em.
4. Hoạt động giao tiếp của học sinh THCS với bạn bè.
Sự giao tiếp ở lứa tuổi học sinh THCS là một hoạt động đặc biệt, mà đối
tượng của hoạt động này là người khác – người bạn, người đồng chí. Nội dung của
hoạt động là sự xây dựng những quan hệ qua lại và những hành động trong quan hệ
đó. Nhờ hoạt động giao tiếp mà các em nhận thức được người khác và bản than
mình; đồng thời qua đó làm phát triển mộtsố kỹ năng như kỹ năng so sánh, phân
tích, khái quát hành vi của bản thân và của bạn, làm phong phú thêm những biểu
tượng về nhân cách của bạn và của bản thân.

Như vậy trên cơ sở phát triển tự ý thức và thái độ nhận thức thực tế, trên cơ
sở yêu cầu ngày càng cao đối với chúng, vị trí mới mẻ của các em trong tập thể, đã
làm nẩy sinh khát vọng tự tu dưỡng nhằm mục đích phát triển cho bản than những
nét tính cách tốt, khắc phục những nét tính cách lạc hậu, những khuyết điểm, sai
lầm của mình.
6. Sự hình thành tình cảm ở lứa tuổi học sinh THCS.
Tình cảm các em học sinh THCS sâu sắc và phức tạp. Điểm nổi bật ở lứa
tuổi này là dễ xúc động, dễ bị kích động, vui buồn chuyển hoá dễ dàng, tình cảm
còn mang tính bồng bột. Đặc điểm này là do ảnh hưởng của sự phát dục và sự thay
đổi một số cơ quan nội tạng gây nên. Nhiều khi còn do hoạt động hệ thần kinh
không cân bằng, thường thì quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế, đã
khiến các em không tự kiềm chế được. Khi tham gia các hoạt động vui chơi, học
tập, lao động các em đều thể hiện tình cảm rõ rệt và mạnh mẽ. Đặc biệt những lúc
xem phim, xem kịch … các em có biểu hiện những xúc cảm rất đa dạng, khi thì hồi
hộp cảm động, khi thì phấn khởi vui tươi, có khi lại om sòm la hét. Vì thế các nghệ
sĩ cho rằng, các em lứa tuổi này là những khan giả ồn ào nhất và cũng đáng biết ơn
nhất.
Tính dễ kích động dẫn đến các em xúc động rất mạnh mẽ như vui quá trớn,
buồn ủ rủ, lúc thì quá hăng say, lúc thì quá chán nản. Nhiều em thay đổi rất nhanh
chóng và dễ dàng, có lúc đang vui chỉ vì một cái gì đó lại sinh ra buồn ngay, hoặc
đang buồn bực nhưng gặp một điều gì đó thích thú thì lại tươi cười ngay. Do sự
thay đổi tình cảm dễ dàng, nên trong tình cảm của của các em đôi lúc mâu thuẫn.
Tóm lại, có thể nói tình cảm ở lứa tuổi này mang tính bồng bột, sôi nổi, dễ bị
kích động, dễ thay đổi, đôi khi còn mâu thuẫn. Tuy vậy, tình cảm các em đã bắt đầu
biết phục tùng lý trí, tình cảm đạo đức đã phát triển mạnh. Do vốn kinh nghiệm
trong cuộc sống của các em ngày càng phong phú, do thực tế tiếp xúc hoạt động
trong tập thể, trong xã hội, mà tính bộc phát trong tình cảm của các em dần bị mất
đi, nhường chỗ cho tình cảm có ý thức phát triển.
Sau khi bồi dưỡng về đặc điểm tâm lí của học sinh THCS tôi đã thu được
một số kết quả như sau:

- Nắm được vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển lứa tuổi học sinh THCS trong sự
phát triển của cả đời người những biến đổi mạnh mẽ về mọi mặt của sự phát triển
lứa tuổi về thể chất, về nhận thức, về giao tiếp, về nhân cách.
- Biết vận dụng các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS những thuận lợi khó
khăn của lứa tuổi vào việc giảng dạy và giáo dục học sinh có hiệu quả.
18


- Biết thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ học sinh, đặc biệt với học sinh cá biệt do các
em đang trong giai đoạn phát triển quá độ với nhiều khó khăn.
- Áp dụng vào các bài học, bài giảng cho học sinh.
- Học sinh biết vận dụng vào thực tiễn, liên hệ với chính bản thân các em.
- Giáo viên vận dụng vào công tác giảng dạy đã rèn luyện được cho học sinh các kỹ
năng quan sát qua các giờ giảng lý thuyết, các giờ thực hành, hoạt động ngoài giờ
lên lớp, hoạt động thể thao.
- Biết vận dụng để giáo dục đạo đức, nhân cách, khả năng giao tiếp cho học sinh.
- Nắm được sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể, sự phát triển về chiều cao, trọng
lượng, hệ cơ, xương để giáo dục các em.
- Nắm được đặc điểm ở lứa tuổi này có sự trưởng thành về mặt sinh dục.
- Tuyên truyền để mọi người cùng biết, hiểu về đặc điểm tâm sinh lí của học sinh
THCS để giáo dục các em dễ dàng hơn.
- Biết phân tích cho học sinh cùng hiểu về các mối quan hệ xã hội.
- Nắm được những nhân cách không phù hợp với chuẩn mực xã hội.
- Giải quyết được các tình huống xảy ra đối với học sinh THCS.
5. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục
tại đơn vị:
- Giúp học sinh hiểu được các khái niệm đạo đức một cách chính xác, khắc phục
những quan điểm không đúng ở các em.
- Tổ chức những hoạt động tập thể lành mạnh, phong phú để học sinh tham gia,
thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực đạo đức.

- Giúp đỡ học sinh về tâm lý và những vấn đề khó khăn của lứa tuổi học sinh.
- Xây dựng mối quan hệ đúng mực, biết tôn trọng người lớn tuổi, với bạn bè cần
thể hiện mối quan hệ trong sáng, lành mạnh trong môi trường THCS.
6. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng
nhằm giải quyết những nội dung khó này
- Những vấn đề khó.
+ Những vấn đề về mối quan hệ giữa người lớn với các em và giữa các bạn với
nhau.
- Những đề xuất.
+ Cần bổ sung tài liệu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh bậc THCS.
+ Cần thành lập tổ chức tâm lý học đường trong trường học để giúp đỡ học sinh.
7. Tự đánh giá
Sau khi được bồi dưỡng nội dung trên, bản thân tôi đã tiếp thu và vận dụng vào
thực tiễn công tác khoảng 80% so với yêu cầu kế hoạch đặt ra
MODUL 19: DẠY HỌC VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN: 15 TIẾT
1. Nội dung bồi dưỡng:
Dạy học với công nghệ thông tin
1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
2. Thời gian bồi dưỡng: Từ ngày 01 tháng 10 năm 2015 đến ngày 30 tháng 10 năm
2015
3. Hình thức bồi dưỡng: Tự bồi dưỡng.
19


4. Kết quả đạt được: Sau khi nghiên cứu học tập, bản thân nắm bắt, tiếp thu được
những kiến thức sau:
1. Các nguyên tắc khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Để việc ứng dụng CNTT trong dạy học đạt hiệu quả mong muốn, người GV cần
đảm bảo thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau:

- Việc lựa chọn khả năng và mức độ ứng dụng CNTT trong mỗi bài học phải căn cứ
vào mục tiêu nội dung và hình thức của bài học đó.
- Việc ứng dụng CNTT trong mỗi bài học cần xác định rõ: sử dụng CNTT nhằm
mục đích gì, giải quyết vấn đề gì, nội dung gì trong bài học.
- Đảm bảo cho tất cả HS trong lớp cùng có cơ hội đuợc tiếp cận với CNTT trong
quá trình học.
- Đảm bảo kết hợp giữa ứng dụng CNTT với các PPDH, đặc biệt chú ý kết hợp với
các PPDH tích cục.
1. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Với các tính năng đa dạng và phong phú, CNTT có thể vận dụng để nâng cao hiệu
quả các khâu của quá trình dạy học:
Ứng dung CNTT trong tìm kiếm, khai thác tư liệu phục vụ cho dạy học.
Ứng dụng CNTT trong soạn giáo án, thiết kế bài giảng và thực hiện giảng bài trên
lớp.
Ứng dụng CNTT trong quân lí lóp học (quân lí HS, điểm, kết quả đánh giá, xếp loại
HS,...).
Ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá.
2. Tác động tích cực của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
- Mở rộng khả năng tìm kiếm và khai thác thông tin cho người dạy và người học:
Thông qua việc tra cứu, tìm kiếm thông tin trong các phần mềm và trên các trang
web, GV THCS có thể khai thác thông tin hoặc khai thác tranh ảnh, âm thanh,
video clip để bổ sung cho bài dạy; HS THCS có thể chủ động tìm kiếm thông tin
mở rộng hoặc các bài tập, bài thực hành cho các kiến thức đã được truyền thụ trên
lớp học.
5. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục
tại đơn vị:
Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quá trình dạy học đã sử dụng một số
phương tiện dạy học áp dụng công nghệ thông tin như:
- Bài giảng điện tử Powerpoint
Phần mềm vẽ hình như Sketpach.

6. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng
nhằm giải quyết những nội dung khó này
7. Tự đánh giá
Sau khi được bồi dưỡng nội dung trên, bản thân tôi đã tiếp thu và vận dụng vào
thực tiễn công tác khoảng 80% so với yêu cầu kế hoạch đặt ra

20


MODUL 22: SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC, ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN: 15 TIẾT.
1. Nội dung bồi dưỡng:
1. Một số phần mềm dạy học chung và phần mềm dạy học theo môn học
2. Sử dụng hiệu quả một số phần mềm dạy học
2. Thời gian bồi dưỡng: Từ ngày 01 tháng 1 năm 2015 đến ngày 28 tháng 2 năm
2015
3. Hình thức bồi dưỡng: Tự bồi dưỡng.
4. Kết quả đạt được: Sau khi nghiên cứu học tập, bản thân nắm bắt, tiếp thu được
những kiến thức sau:
PMDH với khổi lượng thông tin chọn lọc, phong phú và có chất lượng cao hơn hẳn
các loại phương tiện truyền thổng khác (sách, báo, tranh ảnh, bản đồ, phim đèn
chiếu,...). PMDH có thể được tra cứu, lựa chọn, sao chép, in ấn, thay đổi tốc độ
hiển thị một cách nhanh chóng, dễ dàng theo ý muốn của người sử dụng, vì vậy tạo
điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy của GV và việc tìm hiểu, tự học phù hợp với
nhu cầu, hứng thú, năng lực, sở thích của tùng HS. Bên cạnh đó PMDH còn có khả
năng thông báo kịp thời các thông tin phân hồi, kết quả học tập, nguyên nhân sai
lầm,... của HS một cách khách quan và trung thuwcj. Do đó PMDH là phương tiện
dạy học quan trọng tạo điều kiện thực hiện được những đổi mới cân bản về nội
dung, PPDH nhằm hình thành ở HS năng lực làm việc, học tập một cách độc lập,
thích ứng với xã hội hiện đại

- Tác động tới nội dung dạy học: Khác với dạy học truyền thống nội dung dạy học bao
gồm toàn bộ những tri thức trong sách giáo khoa, trong dạy học có sự hồ trợ của
PMDH, nội dung dạy học bao gồm toàn bộ những tri thức đã được tinh giản, cô
đọng, chủ yếu nhất của chương trình, đồng thời nó còn bao gồm những tri thức có
tính chất mở rộng, cung cấp thêm các tài liệu phong phú, đa dạng, gọn nhe,... tuỳ
theo các mức độ nhận thức khác nhau. Toàn bộ nội dung môn học đuợc trực quan
hoá dưới dạng văn bản, sơ đồ, mô hình, hình ảnh, âm thanh... và được chia thành
các đơn vị tri thức tương đổi độc lập với nhau.
- Tâc động tới PPDH: Các PPDH truyền thống (thuyết trình, vấn đáp...) khó thực
hiện được cá thể hoá quá trình dạy học, đồng thời việc kiểm tra, đánh giá khó thực
hiện được thường xuyên, liên tục đổi với tất cả HS. PMDH tạo ra môi trường học
tập mỏi - môi trường học tập đa phuơng tiện có tác dụng tích cục hoá hoạt động
nhận thức của HS, tâng cường sụ tương tác giữa các thành tổ của quá trình dạy học,
đặc biệt là sụ tương tác giữa thầy- trò, giữa người học - máy. Đồng thòi, PMDH có
khả năng tạo ra sụ phân hoá cao trong dạy học. với PMDH, HS tụ lụa chọn nội
dung học tập, nhiệm vụ học tập theo tiến độ rìÊng của mình, phù hợp với nhu cầu
và khả năng của tùng HS, qua đỏ hình thành cho HS khả nâng tụ học, tự nghiên
cứu. Nhờ có sự hỗ trợ của PMDH, quá trình học tập của tùng HS được kiỂm soát
chăt chẽ.
Với các phần mềm mò, GV có thể tụ xay dung, tụ thiết kế những bài giảng, bài tập
cho phù hợp đổi tương HS, cho phù hợp nâng lục chuyÊn môn của mình. Nhử đỏ
có thể chú động cải tiến hoặc đổi mái PPDH một cách tích cục ờ bất kì tình huổng
nào, nơi nào có máy tính điện tử. Một FMDH, với nhiều công cụ trình diễn, có thể
giúp thiết kế một bài giảng hoàn chỉnh theo từng ý đồ riêng của mỗi GV một cách
21


rõ ràng với những hình ảnh sổng động và màu sắc theo ý muổn cho từng bài dạy.
Nhờ đó, GV có thể hạn chế tối đa thời gian ghi bảng, thay vào đó là làm việc trực
tiếp với HS. Với kỉ thuật đồ hoạ tiên tiến, chứng ta có thể mô phỏng nhiều quá

trình, hiện tượng thực tế mà khó có thể đưa ra cho HS thấy trong mỗi tiết học.
- Tác động tới hình thức dạy học: Đổi với quá trình dạy học truyền thông, GV sử dung
hình thức dạy học đồng loạt là chủ yếu, đôi khi có kết hợp với các hình thức dạy
học khác như hình thức thảo luận nhóm, hình thức seminar, tham quan học tập...
Việc sử dụng PMDH trong tổ chúc hoạt động nhận thức cho HS làm cho các hình
thức tổ chức dạy học như trên có những đổi mới và việc kết hợp giữa các hình thức
dạy học này' nhuần nhuyễn hơn. với PMDH, hoạt động dạy và học không còn chỉ
hạn chế ờ trường- lớp, ở bài- bảng nữa, mà cho phép GV có thể dạy học phân hoá
theo đổi tượng, HS học theo nhu cầu và khả năng của mình. PMDH giúp HS tự học
tại trường hoặc tại nhà bằng hình thức trực tuyến để nâng cao trình độ nhận thức
phù hợp với khả năng cá nhân.
- Tác động tới phương tiện dạy học: Việc sử dụng PMDH sẽ tạo điều kiện để việc học tập
của HS được diễn ra sinh động, hấp dẫn, dễ tiếp thu, giúp cho GV có điều kiện dạy
học phân hoá, cá thể hoá nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của
mỗi HS.
- Tác động tới kiểm tra, đánh giá: Việc làm bài thi trắc nghiệm khách quan bằng PMDH
sẽ giúp HS tăng cường kỉ năng tự kiểm tra, đâm bảo tính khách quan, công bằng
trong thi cử, tránh được những ảnh hường khách quan (bị khiển trách, chê cười,...);
GV có thể dễ dàng thống kê các sai lầm, giúp HS tìm được những nguyên nhân và
cách khắc phục. Cung cẩp thông tin phân hồi kịp thời để GV điều chỉnh phương
pháp dạy và học.
Tác động tới kĩ năng của HS: với PMDH, HS được hoạt động trong môi trường dạy học
mới , giàu thông tin làm tăng kỉ năng giao tiếp, khả năng hợp tác và năng lực áp
dụng CNTT. vì vậy, PMDH góp phần hình thành được kĩ năng học tập có hiệu quả
cho HS. Do HS chiếm lĩnh tri thức đã được cô đọng, tinh giản nên thời gian dành
cho lĩnh hội lí thuyết giảm đi nhiều, thời gian luyện tập được tàng lên. Như vậy HS
được hoạt động nhiều hơn, rèn luyện kỉ năng thực hành nhiều hơn và tư duy suy
nghĩ nhiều hơn.
Nội dung 2
MỘT SO CÁCH PHÂN LOẠI PHĂN MỀM DẠY HỌC

Có một sổ cách phân loại phần mềm dụa trên những cân cú sau [11]:
Căn cú vào mã nguồn: Gồm có phần mềm mã nguồn mủ (như phần mềm
Moodle, GeoGebra...) và phần mềm mã nguồn đỏng (như phần mềm Microsoft
PowerPoint, Geometry sketchpad,...).
Căn cú vào tính kinh tế: Gồm có phần mềm miễn phí (như phần mềm Test
Pro, Free Mind,,...) và phần mềm thương mại (như phần mềm ViOLET,
Lectora,...).
Căn cú vào nội dung: PMDH dùng chung (như phần mềm LectureMaker,
Adobe Presenter,...) và PMDH theo môn học (như phần mềm Toán học Maple,
phần mềm tiếngAnh English Study,...).
Ngoài các cách phân loại phần mềm như trên, cân cú vào chúc năng của phần mềm
có thể phân loại PMDH ờ tùng môn học như sau [12]:
- Phần mềm luyện tập và thực hành :
22


- Phần mềm gia sư.
- Phần mềm mô phỏng:
- Phần mềm mô hành hoả:
- Phần mềm tính toán:
5. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục
tại đơn vị:
Bên cạnh các phần mềm dạy học chung, do đặc thù của từng môn giảng dạy Toán,
tôi đã ứng dụng một số các phần mềm phục vụ cho môn toán, tin học như: Phần
mềm Sketpad 4.07, Phần mềm Công thức Toán Math Type 6.0, vẽ đồ thị hàm số,
Solar System 3D Simulator, Geogebra , Paint.. để soạn thảo và ứng dụng trong bài
giảng.
6. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng
nhằm giải quyết những nội dung khó này
- Cách soạn một bài giảng điện tử sử dụng phần mềm dạy học.

- Cách kết hợp các nội dung để được một bài giảng hoàn chỉnh.
7. Tự đánh giá
Sau khi tự học, tự đọc tài liệu bồi dưỡng trên mạng Internet. Bản thân đã tiếp thu và
vận dụng vào thực tiễn công tác đạt 83% so với yêu cầu và đạt 90% so với yêu cầu
kế hoạch

23


MODUL 34: GIÁO DỤC HỌC SINH THCS THÔNG QUA CÁC HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC : 15 TIẾT
1. Nội dung bồi dưỡng:
Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) ở trường THCS
1. Vai trò, mục tiêu của hoạt động GDNGLL ở trường THCS
2. Nội dung tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS
3. Phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS.
2. Thời gian bồi dưỡng: Từ ngày 01 tháng 3 năm 2015 đến ngày 30 tháng 4 năm
2015
3. Hình thức bồi dưỡng: Tự bồi dưỡng.
4. Kết quả đạt được: Sau khi nghiên cứu học tập, bản thân nắm bắt, tiếp thu được
những kiến thức sau:
a) Vị trí, vai trò và mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đặc điểm, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và
các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây
dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc
đi vào lao động.
* Vai trò:
- Tạo nên sự hài hoà, cân đối của quá trình sư phạm toàn diện thống nhất nhằm
thực hiện hoá mục tiêu cấp học.
- Củng cố phát triển công nghệ giao tiếp và hoạt động của học sinh với học sinh,

của học sinh với giáo viên, của các lớp trong trường và cộng đồng xã hội.
- Thu hút và phát huy tiềm năng của các lực lượng giáo dục xã hội và gia đình để
nâng cao hiệu quả giáo dục xã hội và gia đình để nâng cao hiệu quả giáo dục các
em.
- Giúp các em hình thành và phát triển nhân cách (đạo đức, năng lực, sở
trường…….)
* Vị trí, vai trò của HĐGDNGLL với việc phát huy tính tích cực hoạt động của học
sinh.
- Tham gia vào hoạt động tập thể là cách tốt nhất để học sinh được rèn luyện tính
tích cực.
- Với tính đa dạng của nó sẽ thu hút học sinh tham gia vào quá trình tổ chức hoạt
động.
Tính đa dạng
+ Nội dung hoạt động.
+ Hình thức hoạt động.
+ Các điều kiện hoạt động.
Kích thích tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Để phát triển tính tích cực hoạt động của học sinh thì hoạt động giáo dục giữ vai
trò chủ chốt.
+ HĐGDNGLL có mục liên kết các lực lượng xã hội, chính mối quan hệ này tạo
tiền đề để học sinh phát huy tính tích cực hoạt động giúp các em có thêm kinh
nghiệm trong việc điều khiển hoạt động.
Những biểu hiện của tính tích cực hoạt động của học sinh trong hoạt động giáo
dục.
24


- Thứ nhất, tìm tòi và lụa chọn các hình thúc hoạt động đa dang khác nhau nhằm
thoả mãn nhu cầu của các em. Đây là một biểu hiện của tính tích cục hoạt động của
học sinh. Các em thích những hoạt động do chính chứng tụ đề xuất và tổ chức.

- Thứ hai, tính tích cực của học sinh được thể hiện trong việc chủ động xây dụng kế
hoạch tổ chức hoạt động, phân công nhau chuẩn bị các công việc cho hoạt động.
Trong quá trình chuẩn bị, học sinh tự bàn bạc và tìm ra những biện pháp thực hiện
các công việc cho hoạt động.
- Thứ ba, tính tích cực còn được thể hiện ở sự tham gia nhiệt tình và sáng tạo của
học sinh. Mỗi học sinh với tư cách là chú thể của hoạt động sẽ tham gia đóng góp ý
kiến nhằm thống nhất các công việc cần chuẩn bị cho hoạt động. Các em cùng nhau
suy nghĩ để tìm ra những hình thức hoạt động mới, hấp dẫn phù hợp với nhu cầu và
nguyện vọng của tập thể mình.
- Thứ tư, tính tích cục còn được thể hiện ờ khâu đánh giá kết quả hoạt động. Trên
cơ sở những tiêu chí đánh giá, các em cùng nhau xem xét và phân tích những mặt
đạt được, đồng thời tự rút ra những điểm còn hạn chế cần phải khắc phục.
- Thứ năm, sự phối hợp điều khiển một cách nhịp nhàng giữa các em giữ vai trò
điều khiển hoạt động cũng là một biểu hiện của tính tích cục hoạt động của học
sinh.
* Mục tiêu của hoạt động giáo dục:
- Củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao
hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vục của đời sổng xã hội, làm phong phú thêm vốn
tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh.
- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi trung học cơ sở
như: kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kĩ nàng tổ chức quản lí và tham gia các
hoạt động tập thể với tư cách là chú thể của hoạt động; kĩ năng tự kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong
học lập, lao động và công tác xã hội.
* Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
- Nhiệm vụ giáo dục nhận thức:
4- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn
thiện những tri thức đã đuợc học trên lớp. Đồng thời qua các hoạt động thực tế, học
sinh có thêm những hiểu biết, những kiến thức mới, mở rộng nhân quan với thế
giới xung quanh, với cộng đồng xã hội.

- Hoạt động giáo dục ngoài giữ lên lớp giúp học sinh biết vận dụng những tri thức
đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống (tự nhiện, xã hội) đặt ra.
4- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh định hướng nhận thức, biết
tự điều chỉnh hành vi đạo đức; lối sống phù hợp. Qua đó cũng tùng bước làm giàu
thêm vốn sống kinh nghiệm thực tế, xã hội cho các em.
4- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh định hướng chính trị, xã hội,
có những hiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống
xây dụng và bảo vệ Tổ quổc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê huơng, các
nước... Đồng thời làm tăng thêm sự biết của các em về Bác Hồ, về Đảng, về Đoàn,
Đội, để các em thực hiện tốt nghĩa vụ của người học sinh, người đội viên, đoàn
viên.
4- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh có những hiểu biết tối thiểu
về các vấn đề có tính thời đại như: hoà bình và hữu nghị, dân số, môi trường, tệ nạn
25


×