Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

BÀI DỰ THI CUỘC THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CỦA HỌC SINH NĂM HỌC 20152016 ĐẠT GIẢI III CẤP HUYỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.21 KB, 5 trang )

1
PHÒNG GDĐT HUYỆN THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI

BÀI VIẾT DỰ THI CUỘC THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
NĂM HỌC 2015-2016

Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Hên
Lớp: 9a1
Trường THCS Thạnh Lợi
Huyện Tháp Mười


2

Phần 1: Mô tả tình huống
Tình huống học sinh đề nghị thay đổi giáo viên dạy Toán
Tôi là lớp trưởng của lớp 9a1 – một lớp ngoan và học giỏi. Trong một lần trước
giờ sinh hoạt lớp, bạn Khánh Băng đứng lên thay mặt một nhóm bạn đề đạt với tôi
“thay mặt cả lớp” trình bày với cô giáo chủ nhiệm về việc đổi thầy giáo dạy Toán. Lý
do các bạn đưa ra là thầy dạy khó hiểu, lại hay có những lời không hay đến các bạn.
Tôi biết là những lời nói của các bạn trong lớp về thầy dạy Toán không hoàn toàn sai
sự thật.
Cương vị là một lớp trưởng của một lớp cuối cấp THCS, tôi cũng rất lo lắng
cho kết quả học tập của các bạn khi kỳ thi cuối học kỳ I sắp đến nếu các bạn bất mãn,
thả trôi... Tôi phải làm thế nào đây để vừa giữ được mối quan hệ tốt đẹp giữa các bạn
trong lớp với thầy dạy Toán, vừa đảm bảo quyền lợi của các bạn học sinh ?
Phần 2: Mô tả quá trình xử lý tình huống
Tâm trí tôi nghĩ ra rất nhiều biện pháp mềm có, rắn có: tôi sẽ gạt phắt ngay đề
nghị của các bạn và cho rằng như thế là các bạn đã thiếu tôn trọng thầy giáo dạy Toán
của lớp mình, các bạn lười học, lười suy nghĩ rồi đổ lỗi cho thầy dạy Toán hoặc là tôi


tỏ ra thông cảm với nỗi khổ đó của các bạn học sinh phải chịu đựng và hứa sẽ ngay
lập tức đề nghị lên cô giáo chủ nhiệm hoặc thậm chí BGH đổi nhanh một giáo viên
khác dạy giỏi hơn, đồng thời tôi sẽ tranh thủ vận động một số bạn học sinh lớp khác
còn nhân dịp này “bồi thêm” những câu nói không tốt về thầy dạy Toán trước mặt cô
giáo chủ nhiệm hoặc BGH nhà trường. Những cách ấy chỉ là để tôi giải quyết vấn đề
nhanh, gọn, lẹ cho “xong” với vị trí lớp trưởng nhưng rồi với lương tâm, với trách
nhiệm và bổn phận của một người mà các bạn tin tưởng giao cho trọng trách đại diện
vì lớp, vì các bạn. Đặc biệt hơn nữa với tình cảm quý mến một người thầy dạy Toán
trách nhiệm, cống hiến vì sự nghiệp giáo dục bấy lâu. Tôi đã chọn cho mình một giải
pháp theo tôi cho là hiệu quả nhất. Tôi phải tổ chức ngay một buổi họp lớp, tìm hiểu
thêm ý kiến, nguyện vọng của các bạn học sinh. Nhưng dù thế nào tôi vẫn giữ vững
nguyên tắc không đổi thầy dạy Toán. Tôi sẽ dùng lời lẽ đầy thuyết phục phân tích để
2


3

các bạn hiểu và thông cảm với tôi rằng vấn đề thay đổi giáo viên giảng dạy là nằm
ngoài khả năng, vấn đề này nằm ở cách dạy của thầy hay cách học của trò. Từng trãi
là một học sinh giỏi Toán cấp tỉnh với sự dìu dắt của thầy Sang (dạy Toán), tôi hiểu
rằng không phải lúc nào các bạn cũng hiểu được hết giá trị của thái độ khắt khe ấy.
Để rồi tất cả chúng ta cùng ngồi lại với nhau, bàn bạc trao đổi về cách học, cách tiếp
nhận kiến thức sao cho hiệu quả, phù hợp với cách truyền đạt của thầy. Từng lý lẽ,
từng lời nói tôi đã dần dần thuyết phục được các bạn trong cách nghĩ, cách làm. Ý
thức các bạn dần dần thay đổi, các bạn đã chịu lắng nghe, chịu nhìn nhận lại cách tiếp
thu kiến thức không còn ở thế bị động nữa mà là ở thế chủ động tìm tòi, học hỏi,
khám phá theo phương châm “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Thật sự
thành công thật đáng bất ngờ đối với tôi. Cuối cùng tôi có thể làm tròn trách nhiệm
của mình, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy dạy Toán với các bạn học cùng lớp
quý mến.

Phần 3: Phân tích, nhận xét
Trước hết phải thấy rằng tình huống này “động chạm” đến cả mối quan hệ giữa
cách dạy và cách học giữa thầy và trò, trong thế so sánh về cách truyền đạt kiến thức,
quan hệ giao tiếp, ứng xử với quyền lợi của các bạn học sinh. Là một lớp trưởng tôi
hiểu rằng lời phàn nàn của các bạn lớp mình không phải là vô cớ. Nếu tôi nỡ gạt phắt
ngay đề nghị của các bạn cùng lớp, thái độ đó là biểu hiện của sự tự ái cá nhân, nóng
vội, và rất có thể bị các bạn đánh giá là “bao che” cho thầy, cô giáo. Bị từ chối kiên
quyết như vậy các bạn chắc chắn sẽ cảm thấy bất bình và mất lòng tin vào vai trò của
tôi “nghĩ rằng lớp trưởng chỉ là bù nhìn. Với trách nhiệm và thái độ lo lắng cho kết
quả học tập của các bạn cùng lớp, tôi tự nhủ sẽ không bao giờ chọn cách xử lý ấy.
Nên chăng tôi sẽ tỏ ra rất thông cảm với nỗi khổ đó của các bạn phải chịu đựng
và hứa sẽ ngay lập tức đề nghị lên cô giáo chủ nhiệm hoặc thậm chí BGH đổi nhanh
một giáo viên khác dạy giỏi hơn. Thái độ chia sẻ là cần thiết nhưng trong tình huống
tôi chưa hiểu rõ thực hư thì có khi lại tạo ra một “tác dụng phụ” rất lớn. Trong trường
hợp này, sự cảm thông của tôi cùng với lời hứa giúp các bạn đề đạt ngay với cô giáo
3


4

chủ nhiệm hoặc BGH sẽ khiến các bạn cùng lớp nghĩ rằng tôi hoàn toàn đồng tình với
nguyện vọng này và việc làm của cả lớp là hoàn toàn đúng đắn. Cách xử lý này tạm
thời có thể “nhẹ lòng” các bạn cùng lớp, nhưng tôi cũng có nghĩ đến trường hợp các
bạn xin đổi thầy vì thầy rất nghiêm khắc, luôn “bắt” các bạn làm nhiều bài tập, thầy
dạy kiến thức quá cao, cho bài tập quá khó các bạn không hiểu và vì thế không được
điểm cao. Và biết đâu đấy, với thái độ “thiếu trách nhiệm” ấy của tôi một ngày nào đó
cả lớp sẽ đề nghị đổi nốt cô giáo chủ nhiệm hoặc thầy, cô nào các bạn “không vừa
mắt”, vốn dĩ các bạn nghĩ ‘được thì để, không được thì đổi, mọi việc rất dễ”. Nếu tôi
vội vàng đồng tình “vô điều kiện” như thế, các bạn của lớp mình đã thực sự mất đi cơ
hội để học một thầy giáo tốt. Và tôi sẽ đối diện như thế nào với người thầy tràn đầy

nhiệt huyết và kinh nghiệm dày dặn, khi đã lở xúc phạm một người giáo viên đáng
kính như thế?
Chỉ có cách tổ chức ngay một buổi họp lớp, lấy ý kiến tập thể, để các bạn trình
bày tâm tư nguyện vọng của mình. Vì như thế các bạn sẽ thấy mình vẫn được tôn
trọng, được bày tỏ, ý kiến, nguyện vọng… điều rất cần ở những bạn cùng trang lứa,
độ tuổi như tôi. Chỉ có phương pháp dùng “nhu chế cương” mới mong mang lại hiệu
quả cao nhất. Cách này mới có thể thay đổi được nhận thức của các bạn trong lớp đối
với thầy Sang. Đặc biệt các bạn sẽ nhìn nhận lại thực chất cách học, cách tiếp thu kiến
thức của từng người. Nó là mối thắt trong sợi dây tình cảm giữa thầy và trò. Thật sự
đó là phương pháp tối ưu nhất mà tôi sử dụng đã mang đến thành công ngoài mong
đợi. Các bạn đã chuyển biến hoàn toàn, không còn ý định thay đổi giáo viên nữa mà
thay vào đó “Ai muốn vua Toán nên đón thầy Sang”.
Phần 4: Xây dựng các biện pháp, giải pháp mới
Trong mọi tình huống cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải luôn vận động, sự vận
động của tôi đã mang lại kết quả. Kết quả sẽ càng nâng cao thêm nếu như tôi tìm cơ
hội trao đổi trực tiếp với thầy về cách học của các bạn. Hay chăng thông qua cô chủ
nhiệm bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của các bạn trong cách học và cách dạy với thầy
Sang. Để từ đó thầy có hướng điều chỉnh cách giảng dạy phù hợp với cách tiếp cận
4


5

kiến thức của các bạn. Mục đích sau cùng làm cho các bạn chọn ra cách học thật sự
phù hợp với sự truyền đạt của thầy. Dù sao thì cách học của các bạn vẫn là then chốt.
Mọi sự thay đổi đều hướng đến trung tâm là kết quả học tập của các bạn. Mọi
phương pháp đều có tác dụng riêng của nó nên tôi vẫn không quên nhắc nhở các bạn
cần chủ động suy nghĩ, tích cực hoạt động tìm hiểu bài trước ở nhà, thực hiện các bài
tập, mạnh dạn trình bày thắc mắc trong bài học và bài tập, không nên quá ỷ lại vào
cách dạy và cách truyền thụ kiến thức của thầy, cô giáo.

Bằng sự khéo léo, tôi hoàn toàn có thể làm tròn trách nhiệm của mình, xây nên
chiếc cầu mà mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy cô giáo và với các bạn học cùng lớp là
những nhịp bước vững chắc.

5



×