Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

BÀI DỰ THI CUỘC THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN ĐẠT GIẢI KHUYẾN KHÍCH CẤP HUYỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.1 KB, 5 trang )

1

PHÒNG GDĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI

BÀI VIẾT DỰ THI CUỘC THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
NĂM HỌC 2015-2016

Họ và tên: Phan Thị Ngọc Tú
Giáo viên bộ môn: Tiếng anh
Trường THCS Thạnh Lợi
Huyện Tháp Mười
Điện thại: 0939924635.


2
- Phần 1: Mô tả tình huống
Một học sinh tên là Lê Thanh Tuấn, học sinh lớp 7 của trường THCS Trần
Văn A. Trong giờ học môn Ngữ văn, học sinh này đã sử dụng điện thoại di động
để chơi game và lôi kéo một số bạn khác tham gia chơi game. Khi giáo viên dạy
lớp phát hiện và yêu cầu Tuấn giao điện thoại di động thì Tuấn không chịu đưa
nhưng giáo viên kiên quyết bảo Tuấn giao điện thoại nên Tuấn đã đưa. Tuy
nhiên, Tuấn nói với các bạn trong lớp sẽ đánh giáo viên sau khi ra về vì đã tịch
thu điện thoại di động nhưng khi ra về Tuấn không làm như điều mình đã nói,
khi về nhà học sinh nói với phụ huynh rằng giáo viên đã lấy điện thoại của
Tuấn. Ngày hôm sau, phụ huynh đến trường gặp giáo viên đã tịch thu điện thoại
của Tuấn để muốn tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao đã tịch thu điện thoại của
Tuấn, thậm chí có thể làm lớn chuyện hơn khi giáo viên lại lấy đồ vật tư trang
của con mình?
- Phần 2: Mô tả quá trình xử lý tình huống
Vì đang trong giờ lên lớp nên giáo viên yêu cầu học sinh giao nộp điện


thoại nhằm mục đích ổn định lớp học và mong muốn các em tập trung hơn trong
học tập, giáo viên cố gắng giải thích để học sinh hiểu rằng việc tịch thu điện
thoại di động của giáo viên là làm theo qui định của nhà trường vì theo nội qui
nhà trường không cho phép học sinh sử dụng điện thoại ví mục đích giải trí
trong giờ học. Tuy nhiên, giáo viên sẽ cho nhận lại điện thoại khi phụ huynh đến
gặp giáo viên để trao đổi về các lỗi vi phạm của học sinh. Sau khi giải thích cho
học sinh hiểu thì Tuấn đã hiểu và nộp điện thoại cho giáo viên, giáo viên tiếp tục
giảng dạy.
Sau khi kết thúc tiết học, giáo viên mời học sinh lên văn phòng để tiếp tục
trao đổi sự việc. Trước hết, giáo viên cho học sinh biết việc sử dụng điện thoại
trong giờ học là sai vì theo nội qui của nhà trường học sinh không được phép sử
dụng điện thoại, sao lãng việc học, làm ảnh hưởng đến bạn ngồi gần mất tập
trung học tập. Tuy nhiên, trường hợp học sinh muốn sử dụng điện thoại khi đi
học thì phải có sự cho phép của nhà trường. Bên cạnh đó, giáo viên sẽ nói
chuyện một cách thiện chí giúp học sinh thay đổi suy nghĩ tiêu cực thành tích


3
cực vì học sinh dùng những lời nói hăm dọa đánh giáo viên. Giáo viên giúp học
sinh biết rằng không phải bất cứ việc gì cũng giải quyết bằng hành động và đánh
nhau là vi phạm về tội gây mất trật tự nơi công cộng, có thể bị phạt hành chính,
dân sự và hình sự theo qui định của nhà nước.
Ngoài ra, giáo viên sẽ thông báo đến phụ huynh về lỗi vi phạm của học sinh
và mời họ đến trường để trao đổi về lỗi vi phạm của học sinh đồng thời giao trả
điện thoại. Ngày hôm sau, phụ huynh đến trường với thái độ bực tức giáo viên
vì giáo viên không biết học sinh về nhà đã nói như thế nào mà phụ huynh lại có
thái độ bực tức với giáo viên như vậy. Khi đó, giáo viên mời phụ huynh và Tuấn
vào phòng để 3 bên cùng làm rõ vấn đề. Giáo viên hỏi phụ huynh rằng Tuấn đã
nói về những lỗi vi phạm của Tuấn cho gia đình biết chưa và Tuấn đã nói thế
nào phụ huynh có thể trình bày cho giáo viên biết là có đúng với sự thật không?

Sau khi phụ huynh nói xong, giáo viên dùng lời nói nhỏ nhẹ giải thích lý do giáo
viên tịch thu điện thoại là do Tuấn đã sử dụng điện thoại để chơi game trong giờ
học và theo qui định của nhà trường thì học sinh không được phép sử dụng điện
thoại, Tuấn đã làm ảnh hưởng đến bạn khác trong khi tiếp thu kiến thức, bên
cạnh đó đây là tài sản có giá trị nên phụ huynh không để các em sử dụng tuỳ
tiện. Giáo viên cũng đưa tờ nội qui của nhà trường cho phụ huynh đọc để hiểu rõ
hơn. Đồng thời, giáo viên cũng góp ý với phụ huynh về vấn đề quản lý các em
sử dụng điện thoại khi đến trường là rất khó quản lí (ví dụ: học sinh mang theo
điện thoại vào lớp để chơi game hoặc học sinh lên mạng vào những trang web
không lành mạnh từ đó học sinh không chú tâm vào việc học và học sinh còn
nhỏ chưa biết cách tự giữ gìn tài sản của bản thân mình nên cho học sinh đem
điện thoại khi đi học sẽ có nhiều vấn đề xảy ra mà bản thân không lường trước
được). Sau khi giáo viên trình bày cho phụ huynh hiểu rõ mọi chuyện và phụ
huynh đã không còn thái độ cáu gắt với giáo viên nữa, lúc đó giáo viên cũng cho
gia đình nhận lại điện thoại và yêu cầu phụ huynh nhắc nhở con em mình sử
dụng điện thoại di động sao cho thật sự hiệu quả và đúng mục đích.
Giáo viên cho học sinh viết tờ tự kiểm để ghi nhớ các lỗi vi phạm của bản
thân và đưa ra lời hứa của mình trước mặt giáo viên và phụ huynh biết rõ.


4
- Phần 3: Phân tích, nhận xét
Đây là trường hợp thường gặp ở các trường THCS. Trong tình huống này,
khi giáo viên phát hiện học sinh sử dụng điện thoại di động, giáo viên đã tịch thu
điện thoại của học sinh trước mặt bạn bè trong lớp, việc này sẽ làm học sinh xấu
hổ và giả sử nếu Tuấn người nóng tính, không nghe lý lẽ, không biết lỗi sai của
bản thân Tuấn thì tình huống đánh giáo viên sẽ có khả năng xảy ra nếu giáo viên
không xử lý khéo léo trong hành động và lời nói của giáo viên vì bản thân Tuấn
rất nóng nảy.
Ngay sau khi kết thúc tiết học giáo viên dạy lớp nên gọi điện thoại thông

báo với giáo viên chủ nhiệm và nhờ giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh đến
trường ngay lúc đó để tránh trường hợp học sinh về nhà nói nội dung câu chuyện
khác với những gì đã xảy ra cho phụ huynh biết. Phụ huynh sẽ có hiểu lầm câu
chuyện và nghĩ sai cho giáo viên. Giáo viên từng bước giải quyết vấn đề theo
đúng qui định của nhà trường và chủ yếu giáo dục học sinh có ý thức cao trong
việc học và không vi phạm nội qui của nhà trường. Tuy nhiên, nếu chỉ là nhắc
nhở và giáo dục chứ giáo viên chưa đưa ra hình thức phạt nào để răn đe học sinh
để không tái phạm nữa như vậy học sinh sẽ không sợ. Giáo viên cần có hình
thức xử lý nặng như hạ hạnh kiểm như vậy học sinh không dám tái phạm.
Vì đây là lần đầu học sinh vi phạm, giáo viên sẽ nhắc nhở và giáo dục ý
thức của học sinh về học tập, cách ứng xử của học sinh với giáo viên. Học sinh
có phần nào nhận ra lỗi vi phạm của bản thân mình và rút được kinh nghiệm cho
bản thân. Nhưng các giải pháp này không có hiệu quả cao đối với học sinh cá
biệt.
- Phần 4: Xây dựng các biện pháp, giải pháp mới
Trường hợp phụ huynh không đồng ý với cách giải thích giáo viên và cho
rằng việc sử dụng điện thoại là chuyên cá nhân của học sinh và nhà trường
không có quyền cấm đoán. Lúc này, giáo viên cần phải bình tĩnh cố gắng trình
bày cho phụ huynh hiểu rõ về nội qui của nhà trường và tác hại của việc cho học
sinh sử dụng trong độ tuổi còn đi học như mất tập trung vào việc học, bị lôi kéo
tham gia các trò chơi game lừa gạt tiền của người chơi game, xâm nhập vào các


5
trang web không lành mạnh nó làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của học sinh, tư
tưởng về cuộc sống sai lệch. Vì vậy, để giúp học sinh chú tâm vào việc học thì
nhà trường cần phối hợp với phụ huynh học sinh bài cần:
+ Giáo viên thường xuyên kiểm tra bài cũ học sinh yếu kém trong lớp. Tổ
chức học theo cặp đôi bạn cùng tiến bộ sẽ có thưởng từ giáo viên dạy lớp và
giáo viên chủ nhiệm.

+Giáo dục ý thức, tư tưởng của học sinh qua các tiết chào cờ của nhà
trường và trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm.
+ Kiểm soát giờ giấc học và chơi của học sinh cho hợp lý. Phụ huynh nên
tranh thủ thời gian buổi tối sau khi đi làm về thì kiểm tra bài vở của học sinh và
học cùng học sinh. Phu huynh qui định thời gian giải trí của học sinh trong một
thời gian nhất định từ 30 phút đến 45 phút để các em giảm căng thẳng sau giờ
học.
+ Nếu phụ huynh xin phép nhà trường cho học sinh sử dụng điện thoại để
kiểm soát con khi đi học có trốn tiết đi chơi và quen bạn tốt hay xấu thì học sinh
một viết tờ cam kết sẽ không sử dụng điện thoại trong giờ học và điện thoại
chuyển sang chế độ im lặng hoặc tắt nguồn (mở nguồn sau kết thúc buổi học).



×