Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TIỂU LUẬN NHẬN XÉT BÀI PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU RỒI ĐÂY VĨNH VIỄN CỦA TÁC GIẢ CHẾ LAN VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.36 KB, 6 trang )

NHẬN XÉT BÀI PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU
“RỒI ĐÂY VĨNH VIỄN…” CỦA TÁC GIẢ CHẾ LAN VIÊN
I. Đặt vấn đề:
Xuân Diệu được coi là “hoàng tử của thi ca” là “chủ tướng của phong trào Thơ
mới” vì ông là “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ Mới”. Thơ ông tiêu biểu, đầy
đủ nhất cho thời đại, thời đại của chữ tôi trước cách mạng tháng Tám. Như Thế Lữ
đã từng viết về Xuân Diệu: “Đó là một tâm sự nồng nàn mà kín đáo, một linh hồn
rạng rỡ và say mê, đằm thắm hiện ở trong những điệu thơ êm dịu và ái ân, thiết
tha và bồng bột. Cảnh sắc của sự vật, nỗi âm thầm của tình ái, dáng tươi cười của
mùa xuân, nỗi tiếc thương lạnh lẽo của mùa thu, lời van xin, khuyên nhủ của tấm
lòng yêu thấm thía nhưng rụt rè; tất cả những tình cảm ấy đều tả trong thơ của
Xuân Diệu một cách mới lạ, ý nhị, vừa đơn giản, vừa đầy đủ; gợi cho ta thấy
những hình ảnh, những tư tưởng bát ngát và tươi đẹp không ngờ. Thơ của ông
không phải là “văn chương” nữa: đó là lời nói, là tiếng reo vui hay năn nỉ, là sự
chân thành cảm xúc, hoặc là những tình ý rạo rực biến lẫn trong những thanh
âm… Chỉ mới đây ta đã có một Xuân Diệu tài hoa. Nhưng giờ thì không còn nữa…
Diệu đã đi xa. “Rồi đây vĩnh viễn…” chúng ta không còn nhìn thấy được con
người ấy nữa. Một con người làm việc, làm việc và chỉ có làm việc nhưng cho dù
là làm gì, làm nhiều như thế nào nhưng Diệu đều có trách nhiệm rất cao. Sự ra đi
của con người ấy đã làm bao con người phải xúc động nghẹn ngào và trong số đó
Chế Lan Viên cũng không ngoại lệ.
II. Tóm tắt bài phê bình:
Ai cũng biết Chế Lan Viên và Xuân Diệu đã từng có lúc tranh luận với nhau
rất nhiều nhưng giữa họ vẫn là một tình bạn thơ thân thiết. Khi Xuân Diệu qua đời,
Chế Lan Viên đã viết những lời thật đằm thắm: “Ở Bình Trị Thiên thăm bão lụt,
hôm nay Hoan mới ra, và xuống sân bay Hà Nội thì mới hay tin Diệu mất. Anh Cơ,
chủ tịch Nghĩa Bình quê Diệu, quê má Gò Bồi khóc ở sân bay. Đến 51 Trần Hưng
Đạo thì quan tài sắp lên xe tang. May còn kịp! May ư? Hở Diệu? Cận đâu? Cận 23
mới về! Anh Lành đâu? Anh Lành cũng đang họp ở nước ngoài. Sao mà Hoan ngu
1



thế. Cả nhà ôm Hoan khóc, Hoan đến thăm Diệu còn hỏi Diệu đâu. Diệu nằm kia,
qua mặt kính còn thấy Diệu. Hoan cố nhìn, cố nuốt cái hình dáng Diệu, rồi đây
vĩnh viễn chỉ còn thấy trên phim ảnh mà thôi”. Với tôi Xuân Diệu là người rất chu
đáo, thiết thực và tiết kiệm. Anh làm việc rất cần cù. Một tấm gương lao động
quyết liệt: đọc sách, dịch sách, viết văn, làm thơ. Mùa hè, tôi thấy anh xoay trần ra
viết. Nghỉ ngơi cũng là học tập. Anh mở nhạc cổ điển ra nghe. Anh nói, cứ nghe
nhạc mãi, dù không hiểu nó cũng thấm vào người. Vậy mà có ai đến chơi, anh vội
vàng xếp cả lại, tiếp đón rất nhiệt tình. Kể cả người anh không thích. Vì anh rất sợ
sợ cô độc. Rất lo không có ai thương mình, không có ai nhớ mình, tìm đến với
mình… Tất cả điều đó giờ đã không còn nữa chỉ có thể nhớ lại. Vì anh đã “vĩnh
viễn ra đi..”
Về trình tự của bài “Rồi đây vĩnh viễn…” được Chế Lan Viên viết bằng những
dòng đầy tình cảm, đằm thắm khi mở đầu bài viết của mình. Dường như trong lời
mở đầu ấy nhà thơ không thể tin được “Diệu còn khỏe lắm mà!” Thế mà giờ đây
đã vĩnh viễn ra đi. Và Hoan đã không về được khi ở Bình Trị Thiên thăm bão lụt,
… Không những Hoan mà còn vài người nữa đã không thể về kịp để tiễn anh đi.
Chế Lan Viên tiếp đến nói về những người thân yêu bên cạnh anh lúc này như em
gái Diệu, em trai Diệu, bạn bè Diệu, … Họ đã đưa anh đoạn đường cuối cùng này.
Tiếp theo là dòng cảm xúc nhớ lại những kỉ niệm lúc Diệu còn sống. Còn ở căn
phòng nhỏ ở 24 Cột Cờ “Nhà ta 24 Cột Cờ/ Ai quen thì tới, ai lờ thì thôi”. Tiếp đến
là những lời nhận xét về thành quả của Xuân Diệu. Con người làm việc và làm
việc. Nhưng cho dù bận rộn nhưng anh “viết hay và khó ai thay được”. Sự ra đi
của Diệu đó là một sự mất mát quá lớn không chỉ ở văn chương mà còn cả về
chính trị. Những lời an ủi Diệu hãy yên nghĩ và đây những người thân không kịp
tiễn đưa Diệu rồi họ sẽ về. Sẽ đặt cho Diệu những dòng hoa bên anh và sẽ nhớ về
anh rất nhiều. Lời cuối là sự hứa hẹn của Chế Lan Viên sẽ về cùng vợ con và sẽ
cùng khóc Diệu. Bài tổng quan bao gồm các nội dung chủ yếu như sau:
Mở đầu bài là những lời đằm thắm thiết tha của Hoan viết cho Diệu. Dường
như trong lời mở đầu ấy nhà thơ không thể tin được sự ra đi của Diệu: “Diệu còn

khỏe lắm mà!” Thế mà giờ đây đã vĩnh viễn…. “Và Hoan đã không về được khi ở
2


Bình Trị Thiên thăm bão lụt,…” Không những Hoan mà còn vài người nữa đã
không thể về kịp để tiễn anh đi.
Hai là, Hoan nói đến tình cảm của những người thân yêu bên cạnh anh lúc này
như em gái Diệu, em trai Diệu, bạn bè Diệu, … Họ đã đưa anh đoạn đường cuối
cùng này.
Ba là, những dòng cảm xúc nhớ lại những kỉ niệm lúc Diệu còn sống. Còn ở
căn phòng nhỏ ở 24 Cột Cờ “Nhà ta 24 Cột Cờ/ Ai quen thì tới, ai lờ thì thôi”. Mối
hôm nào … mà giờ “chỗ yên nghĩ của Diệu họ cũng đặt xong: cùng với Tản Đà,
Tú Xương, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi,…” Họ đều là những tinh
hoa của dân tộc.
Vài lời nhận xét về hoạt động năng suất của Xuân Diệu. Con người làm việc
và làm việc. Nhưng cho du bận rộn nhưng anh chưa bao giờ cẩu thả “anh viết hay
và khó ai thay được”. Sự ra đi của Diệu đó là một sự mất mát quá lớn không chỉ ở
văn chương mà còn cả về chính trị.
Cuối bài là những lời an ủi Diệu hãy yên nghĩ và đây những người thân không
kịp tiễn đưa Diệu rồi họ sẽ về. Mai kia Cận sẽ về, những độc giả vô danh, những
cặp tình nhân,…. Tất cả, tất cả họ sẽ nhớ đến Diệu, sẽ đặt cho Diệu những dòng
hoa bên anh và sẽ nhớ về anh rất nhiều. Lời cuối là sự hứa hẹn của Chế Lan Viên
sẽ về cùng vợ con và sẽ cùng khóc Diệu. Và lúc đó họ sẽ tự an ủi lẫn nhau.
III. Phương pháp nghiên cứu:
Chế Lan Viên cũng là một trong những nhà thơ của nhóm Thi nhân Việt Nam.
Đọc Thi nhân Việt Nam, ở nhiều chỗ như rơi vào đam mê, trích chéo đoạn văn đã
đi vào kinh điển: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa có bao giờ
người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng
như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, ảo não như Huy Cận, quê mùa
như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như

Xuân Diệu”. Viết phê bình tinh tế và đẹp đến vậy chỉ thấy xuất hiện ở Thi nhân
Việt Nam. Nên đến tận bây giờ, Thi nhân Việt Nam vẫn là đỉnh cao sơn xanh thăm
thẳm của phê bình ấn tượng tại Việt Nam. Chế Lan Viên cũng thế vẫn lấy cái cảm
xúc, cái ấn tượng của mình để viết. “Lấy hồn tôi để hiểu hồn người” (Chế Lan
3


Viên). Ông đã nhắc đến cái hay cái đẹp và với Xuân Diệu một con người tinh thần
trách nhiệm cao trong công việc. Ông sống là để làm việc và làm việc. Chính vì
điều đó đã làm nên một Xuân Diệu của đỉnh cao trong phong tráo Thơ mới. Xuân
Diệu khẳng định ý nghĩa tích cực của sự ra đời của cái tôi cá nhân là đúng. Còn
mâu thuẫn giữa cái tôi và cộng đồng là mãi mãi. Xuân Diệu không chỉ cần cù đọc
sách, làm thơ, anh còn rất chăm chỉ đi nói chuyện. Đâu mời cũng đi. Đối tượng nào
cũng nói. Các bà cấp dưỡng, các nông trường viên mời cũng đi ngay…Cho dù làm
bất cứ việc gì Xuân Diệu cũng rất nghiêm túc, cần cù, say mê, sáng tạo và
làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao.
IV. Đánh giá bài phê bình:
Chế Lan Viên viết bài “Rồi đây vĩnh viễn…” bằng một tình cảm đằm thắm,
thiết tha. Tuy ngày hôm nay “trái tim anh đã ngừng đập” Nhưng rồi đây sự nghiệp
của anh, con người anh mọi người sẽ nhớ, sẽ sống trong mỗi chúng ta. Và họ tự an
ủi nhau: “Diệu nằm đấy là không xa nơi Bác nghỉ. Bác vô cùng thiêng liêng, vô
cùng vĩ đại. Diệu nằm đấy sẽ vui những điều Bác vui, nghĩ những điều Bác nghĩ.
Và nằm trong tình thương của Bác, bao giờ chúng ta lại cô đơn?”. Những lời đầy
cảm xúc thiết tha từ một tấm lòng chân thật. Tất cả, tất cả mọi người sẽ nhớ đến
anh. “Sẽ còn sống mãi trong chúng tôi giọng nói thân quen của anh, tác phong chu
đáo, tỉ mỉ, cởi mở chân thành, thái độ không nửa vời, tình cảm đằm thắm của
anh…”. Hôm nào, Thế Lữ đã reo mừng khi Xuân Diệu cho ra đời tập Thơ thơ: “Và
từ đây chúng ta đã có Xuân Diệu”. Thì bây giờ, chúng ta đã không còn gặp Diệu
được nữa. Anh đã nằm đấy yên nghĩ. Tuy chỉ có vỏn vẹn vài ba trang nhưng đó là
cả một tình cảm thật chân thành khi tiễn đưa “Một cây lớn nằm xuống…”. Chế

Lan Viên bằng những tình cảm chân thành, thiết tha nhưng vô cùng ấn tượng về
một Xuân Diệu với những tài hoa với nỗi “yêu đời” và “đau đời” cùng tinh thần
lao động miệt mài trong nghệ thuật và ý thức chân thành đối với văn chương đã tạo
đem đến sự lột xác cho nền thơ ca lúc bấy giờ. Trải qua bao thăng trầm biến thiên
của lịch sử, của guồng quay công nghiệp hóa, hiện đại hóa thơ Xuân Diệu không
chỉ tồn tại qua lớp bụi thời gian mà mãi tỏa sáng trong tâm hồn bao thế hệ yêu thơ.
Rồi không những đương thời mà còn những người mai sau, họ sẽ giở ra xem về
4


Diệu, về thơ của Diệu. Họ cũng sẽ biết đến Diệu “Một cây lớn của dân tộc” đã lao
động, làm việc cống hiến bằng cả trái tim.
V. Kết luận:
“Rồi đây vĩnh viễn…”. Một lời dự báo, một lời thắm thiết đầy xúc động của
một người bạn, một đồng nghiệp,… thật chân thành khi tiễn anh đi. Không riêng gì
Chế Lan Viên, Hà Xuân Trường, … mà tất cả các văn nghệ sĩ gần xa đều hiểu
được sự mất mát khi Xuân Diệu đã ra đi. Như nhà thơ Tố Hữu đã đánh giá khi
Xuân Diệu mất: “Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, đặc sắc, độc đáo của nền thơ hiện
đại Việt Nam… cho tới nay và những năm tháng trước mắt liệu có ai vượt được
Xuân Diệu trong lĩnh vực thơ tình? Và không ai có thể thay thế được Xuân Diệu”.
Năm mươi năm làm thơ ông đã xuất bản được 17 tập thơ. Trong đó có 400 bài thơ
tình chưa in, 7 tập truyện ngắn và bút ký, phê bình tiểu luận về thơ 19 tập và 6 tập
dịch thơ của các thi hào trên thế giới như Na-dim Hit-mét (1962), Mai-a-cốp-xky
(1967), Đi-mi-trô-va (1968), Tagore (1956), Ni-cơ-la Ghi-den (1982). Và các công
trình nghiên cứu về các nhà thơ lớn của Việt Nam như: Nguyễn Trãi, Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến, Tản
Đà, Trần Tuấn Khải và bao nhà thơ cổ điển, hiện đại khác. Thơ và tác phẩm của
ông được dịch ra hàng chục thứ tiếng trên thế giới. Ông trở thành nhịp cầu của kho
tình thơ cả loài người. Và theo Chế Lan Viên: “Xuân Diệu là cả một viện nghiên
cứu văn học trong anh”. Nhà văn lão thành Nguyễn Tuân hôm tang lễ đã xúc động

thốt lên: “Nhà thơ Xuân Diệu mất đi, thấy có mang theo một mảng đời văn tôi”,
nhà thơ Hoàng Trung Thông nói hộ cho bao người: “Đau lòng thay! Mất một nhà
thơ lớn. Mất một người bạn và về thơ anh là bậc đàn anh của tôi”. Có lần Vũ
Quần Phương vào bệnh viện thăm ông lúc ông sắp xa lìa nhân thế. Vũ Quần
Phương ý định cùng Hữu Nhuận làm tuyển phê bình thơ của Xuân Diệu, hỏi ông
về sức khỏe. Xuân Diệu bảo: “Yếu rồi” - anh nói nhỏ, nhưng chưa biết thế nào
đâu. Tuyển tập phê bình của mình đến đâu rồi? Bao giờ Phấn thông vàng tái bản.
Như mình, như anh Lưu Trọng Lư, in được thì in, đừng bắt “xếp hàng”! Cho đến
lúc gần ra đi, thi hào Xuân Diệu vẫn lạc quan: “Hãy để cho tôi được giã từ /Vẫy
chào cõi thực để vào hư/ Trong hơi thở chót dâng trời đất/ Cũng vẫn si tình đến
5


ngất ngư”. Xuân Diệu đã sống mãi với tên đường, tên trường, tên các công trình
văn hóa ở quê hương Bình Định, Hà Tĩnh và Mỹ Tho, những nơi ông đã từng sinh
sống và các phố thuộc các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Huế cũng đặt tên ông.
Tất cả, tất cả đều có dấu chân ông đi qua. Xuân Diệu “là một tay thợ biết làm cho
ta ngạc nhiên vì nghệ thuật dẻo dai và cần mẫn…” (Thế Lữ). Nhưng không! “Trái
tim anh ngừng đập, rồi mọi người sẽ khóc cho anh. Tuy rồi đây vĩnh viễn… sẽ
không gặp anh nhưng các tác phẩm của anh sẽ còn sống mãi, kể cả hình ảnh thân
yêu của anh vẫn còn sống mãi.

6



×