Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

TIỂU LUẬN: Nhận xét đánh giá về cấu trúc bộ máy và quy trình kiểm toán của AASC docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.68 KB, 24 trang )

















TIỂU LUẬN:
Nhận xét đánh giá về cấu trúc bộ
máy và quy trình kiểm toán của
AASC








Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán trở thành nhu cầu tất yếu
đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của mọi loại


hình doanh nghiệp. Kiểm toán đem lại những thông tin trung thực, hợp lý, khách
quan, có độ tin cậy cao trên báo cáo tài chính. Hoạt động kiểm toán không chỉ tạo
niểm tin cho những người quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mà
còn hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính, kế toán nâng cao
hiệu quả kinh doanh cho các đơn vị được kiểm toán.
Với mục tiêu tìm hiểu để đưa ra những nét cơ bản và khái quát về một công
ty kiểm toán, em đã xin vào thực tập tại Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính kế toán
và Kiểm toán. Qua thực tế tìm hiểu về công ty em đã nắm bắt được một số vấn đề
cơ bản về công ty. Dưới đây em xin trình Báo cáo thực tập tổng hợp với 3 phần
chính bao gồm:
Phần 1. Khái quát chung về Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính kế toán và
Kiểm toán (AASC)
Phần 2. Khái quát công tác kiểm toán của AASC
Phần 3. Nhận xét đánh giá về cấu trúc bộ máy và quy trình kiểm toán của
AASC












Phần 1. Khái quát chung về Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính kế toán và Kiểm
toán (AASC)
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của AASC

1.1.1 Sự hình thành:
Hoạt động Kiểm toán độc lập là một ngành nghề còn mới mẻ tại Việt Nam và thực
sự xuất hiện từ sau khi chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế thị trường có định hướng CNXH. Với chủ trương của Đảng và nhà nước ta
là đa dạng hoá các loại hình sở hữu và đa phương hoá đầu tư đã đặt ra những đòi
hỏi cấp thiết về kiểm toán độc lập. Ngày 13/5/1991, theo Giấy phép số 957/PPLT
của Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Tài chính thành lập tổ chức chuyên ngành
Kế toán đầu tiên ở Việt Nam, Bộ Tài chính đã kí 2 quyết định thành lập hai công ty:
Công ty Kiểm toán Việt nam với tên giao dịch là VACO (Quyết định số 165-
TC/QĐ/TCCB) và Công ty Dịch vụ Kế toán Việt Nam với tên giao dịch ASC
(Quyết định số 164-TC/QĐ/TCCB). Sau hai năm công ty ASC ổn định và đi vào
hoạt động có hiệu quả, nhu cầu của nền kinh tế thị trường về hoạt động kiểm toán
độc lập càng tăng cao, ngày 6/9/1993, Thủ tướng Chính phủ đã uỷ nhiệm cho Uỷ
ban Kế hoạch nhà nước ban hành Công văn số 1798/UB/KHH bổ sung thêm nhiệm
vụ và đổi tên cho công ty. Ngày 14/9/1993, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã kí Quyết
định 639/TC-TCCB đổi tên công ty thành: Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế
toán và Kiểm toán có tên giao dịch bằng tiếng Anh là Auditing and Accounting
financial consultancy Service Company (AASC). Ngày 29/4/1993, Trọng tài kinh tế
nhà nước tại Hà Nội đã cấp giấy phép Đăng kí dinh doanh số 109157 cho công ty và
ngày 24/9/1998, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã kí Quyết định số 556/QĐ-BTC ban
hành điệu lệ và tổ chức hoạt động của công ty, khẳng định AASC là một doanh
nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. AASC có trụ sở giao dịch chính hiện nay
tại số 1 Lê Phụng Hiểu quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội.
Từ khi thành lập đến nay, AASC đã có rất nhiều đóng góp quan trọng đối với việc
thúc đẩy phát triển hoạt động kiểm toán độc lập trong nước và hợp tác với các công
ty, tổ chức nước ngoài.



1.1.2 Chức năng nhiệm vụ của AASC

Với bề dày 15 năm hoạt động, không ngừng phấn đấu và trưởng thành, AASC hiện
là công ty Tư vấn-Kiểm toán hàng Đầu thị trường Việt Nam và là công ty Kiểm
toán đầu tiên được chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động vì những
thành tích xuất sắc đã đạt được và đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển chung
của ngành Kiểm toán tại Việt Nam
Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 14/9/1991 với số vốn ban đầu gần 230
triệu đồng và tổng số nhân viên là 8 người, cho đến nay vốn kinh doanh của công ty
đã lên tới gần 20 tỷ đồng với số cán bộ công nhân viên là 300 người trong đó có 115
người có chứng chỉ kiểm toán viên nhà nước, dẫn đầu cả nước về số cán bộ có trình
độ chuyên môn cao.
Bảng 1.1. Cán bộ nhân viên của AASC
Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Nhân viên
241 231 254 249 300
Số kiểm toán viên
63 74 87 103 115
Thẩm định viên về giá
- - - - 4
Tiến sĩ, thạc sĩ
1 3 3 3 8

Học ACCA
- 5 5 3 6

Ngoài ra công ty còn có một đội ngũ chuyên gia là cộng tác viên giàu kinh nghiệm
là các thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư đầu ngành từ các trường đại học trong nước.
Là người đồng hành phát triển cùng nền kinh tế thị trường, công ty luôn có những
chiến lược mở rộng quy mô và loại hình dịch vụ phù hợp nhằm đáp ứng kịp thời
nhu cầu thị trường. Từ việc chỉ cung cấp các dịch vụ kế toán (giai đoạn 1991-1993)
gồm:
- Hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán của nhà nước phù hợp với
từng loại hình doanh nghiệp
- Trợ giúp các doanh nghiệp thiết kế và vận hành các mô hình tổ chức bộ máy kế
toán



- Hỗ trợ các doanh nghiệp về mở sổ, ghi sổ kế toán, lập bảng cân đối kế toán, lập
và phân tích báo cáo quyết toán theo đúng quy định
- Cung cấp các dịch vụ hướng dẫn pháp lệnh tổ chức kế toán như chỉ dẫn, giải
thích, cung cấp các văn bản pháp quy về tổ chức kế toán, các văn bản hướng dẫn
về nghiệp vụ kế toán, thống kê theo yêu cầu của doanh nghiệp
- Cung cấp dịch vụ bồi dưỡng chính sách, chế độ nghiệp vụ về tổ chức kế toán
cho các viên chức và doanh nghiệp
- Cung cấp các thông tin về kinh tế tài chính, các mẫu biểu in sẵn về tài chính kế
toán theo quy định của nhà nước
Cho đến nay các loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp rất đa dạng, gồm:
 Dịch vụ Kiểm toán: là một trong những hoạt động truyền thống của AASC.
Hàng năm, doanh thu từ hoạt động Kiểm toán chiếm trên 70% tổng doanh thu
toàn công ty. Hoạt động kiểm toán của công ty cung cấp cho khách hàng và
những người quan tâm những thông tin hữu ích phục vụ cho các mục đích tài

chính khác nhau, đồng thời hoạt động kiểm toán cũng đưa ra những đề xuất cho
khách hàng phục vụ cho quản lý thông qua thư quản lý và ý kiến tư vấn
- Kiểm toán BCTC thường niên của các doanh nghiệp, đơn vị HCSN, tổ chức
kinh tế xã hội
- Kiểm toán dự án
- Kiểm toán báo cáo quyết toán các công trình xây dựng cơ bản
- Kiểm toán vốn thành lập và giải thể
- Kiểm toán tuân thủ
- Kiểm toán các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán
- Kiểm toán các doanh nghiệp nhà nước phục vụ công tác cổ phần hoá và giám
định các tài liệu tài chính kế toán
- Kiểm toán xác định vốn góp liên doanh
- Giám định tài liệu kế toán tài chính
 Dịch vụ Kế toán
- Lập và ghi sổ kế toán
- Lập báo cáo tài chính định kì



- Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán
- Trợ giúp việc chuyển đổi hệ thống kế toán và BCTC, hướng dẫn khách hàng áp
dụng chế độ kế toán tài chính, tư vấn
- Trợ giúp các doanh nghiệp trong việc lựa chọn chế độ kế toán phù hợp với yêu
cầu quản lý
- Lập hồ sơ đăng kí chế độ kế toán
 Dịch vụ Tư vấn tài chính và quản trị kinh doanh: Cung cấp các giải pháp tốt
nhất, giúp khách hàng cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu quả
kinh doanh, giảm chi phí hoạt động, không ngừng nâng cao doanh thu
- Tư vấn thuế
- Tư vấn kiểm kê thẩm định giá trị tài sản

- Tư vấn quyết toán vốn đầu tư
- Tư vấn cổ phần hoá, niêm yết chứng khoán, sáp nhập hay giải thể
- Tư vấn tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách tài chính
- Tư vấn rà soát, chuẩn đoán hoạt động doanh nghiệp nhà nước
- Hướng dẫn thủ tục đăng kí kinh doanh
- Soạn thảo các phương án đầu tư
 Dịch vụ Công nghệ tin học: Các cán bộ, các chuyên viên tin học sẽ tham gia làm
việc trực tiếp với khách hàng từ đánh giá, thiết kế, phát triển, thử nghiệm đến
công đoạn hỗ trợ vận hành các hệ thống công nghệ thông tin. Công ty cung cấp
các phần mềm bao gồm
- Các phần mềm kế toán cung cấp cho các đơn vị HCSN, các doanh nghiệp, chủ
đầu tư
- Các phần mềm quản lý như phần mềm quản lý TSCĐ, phần mềm quản lý công
văn, phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm quản lý nhân sự
 Dịch vụ Hỗ trợ tuyển dụng và Đào tạo: Công ty hỗ trợ các khách hàng trong
công tác tuyển dụng nhằm tuyển dụng được những nhân viên phù hợp thông qua
tìm kiếm, ra đề thi, phỏng vấn. Ngoài ra công ty còn cung cấp dịch vụ đào tạo về
tài chính kế toán, quản trị kinh doanh, đào tạo kiểm toán viên nội bộ cho các



doanh nghiệp lớn có nhu cầu. Công ty có đội ngũ cán bộ giảng dạy để xây dựng
chương trình đào tạo và tiến hành huấn luyện có hiệu quả nhất.
Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, công ty còn có 4 chi nhánh, 1 văn phòng đại diện tại
cả ba miền Bắc, Trung, Nam, đó là:
- Chi nhánh Quảng Ninh: Tầng 2 công ty vàng bạc đá quý đường Trần Hưng
Đạo thành phố Hạ Long
- Chi nhánh Thanh Hoá: số 25 Phan Chu Trinh phường Điện Biên Phủ thành phố
Thanh Hoá
- Chi nhánh Vũng Tàu: 237 Lê Lợi phường 6 thành phố Vũng Tàu

- Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh: Số 29 Võ Thị Sáu quận I thành phố Hồ Chí
Minh
- Văn phòng đại diện tại Hải Phòng: 22 Trần Phú thành phố Hải Phòng

Cùng với sự mở rộng quy mô và loại hình dịch vụ cung cấp, uy tín của công ty
trong lĩnh vực Tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán được Chính phủ, Bộ Tài
chính, các bộ ngành và nhiều tổ chức tài chính tín dụng quốc tế cũng như khách
hàng đánh giá cao. Mạng lưới khách hàng của công ty ở rất nhiều ngành nghề lĩnh
vực khác nhau là những khách hàng lâu năm và những khách hàng mới. Có thể kể
đến ở đây các khách hàng tiêu biểu mà AASC đã tham gia hợp tác cung cấp dịch
vụ:
- Các doanh nghiệp trong nước như Tổng công ty 90, 91, Tổng công ty Hoá chất
Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Xi
măng Việt Nam, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Than Việt Nam,
Tổng công ty Thép Việt Nam
- Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Công ty Xi măng Nghi Sơn,
Công ty Liên doanh thép VPS-POSCO, Công ty Điện tử Y tế kĩ thuật cao, Công
ty VietsoPetro, Côngty Toyota-TC Hà Nội
- Các dự án quốc tế tài trợ như các dự án nông nghiệp, thuỷ lợi Dầu Tiếng của
WB, dự án khôi phục công trình Thuỷ lợi Đồng bằng Sông Hồng của ADB



- Các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính như Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần Quân
đội
- Ngoài ra công ty còn cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán
cho các công ty cổ phần, các công ty TNHH và các công ty tư nhân khi có nhu
cầu.
Các dự án lớn mà AASC đã tham gia kiểm toán và quyết toán vốn đầu tư là: Công

trình đường dây tải điện 500 KV Bắc Nam, Công trình điện khu vực phía Bắc, Công
trình xây dựng Thuỷ điện Hoà Bình.

1.1.3 Tình hình kinh doanh những năm gần đây
Những năm gần đây số lượng hợp đồng mà AASC thực hiện kiểm toán liên tục
tăng. Năm 2003 là 476, năm 2004 là 528 và năm 2005 là trên 700 hợp đồng bao
gồm kiểm toán báo cáo tài chính, doanh nghiệp, dự án quốc tế.
Trong báo cáo tình hình kinh doanh trong 5 năm gần đây tại hội nghị tổng kết của
công ty, số liệu cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt:
Bảng 1.2. Tình hình kinh doanh của AASC
ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Doanh thu
21174 25972 32274 41005
Lợi nhuận
2033 1920 1977 2756
Tổng nộp NS
2904 3039 3309 3700
TN bình quân/ tháng
2.5 2.7 3.3 4.2

Tốc độ tăng của doanh thu năm sau so với năm trước tương ứng là: 1.23; 1.24;

1.27, đây là một chỉ số khả quan và tương đối ổn định. Chỉ sau 3 năm từ 2002 đến
2005, doanh thu của công ty đã tăng gấp đôi, đó là nhờ việc không ngừng mở rộng
mạng lưới khách hàng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp. Cùng với
doanh thu tăng thì thu nhập bình quân tháng của cán bộ công nhân viên cũng tăng
cao.



Tháng 7/2005 AASC chính thức gia nhập INPACT quốc tế và trở thành đại diện
của INPACT quốc tế tại Việt Nam
Tháng 10/2005 AASC đã xuất sắc vượt qua nhiều công ty kiểm toán khác để trúng
gói thầu kiểm toán báo cáo tài chính năm 2005 Tổng công ty Lương thực Miền
Nam
Tháng 12/2005 AASC trúng thầu kiểm toán Tổng công ty cổ phần Bảo Minh

1.2 Tổ chức quản lý của AASC
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của AASC

















Ban giám đốc là bộ phận quản lý cao nhất trong công ty, bao gồm Giám đốc và ba
Phó giám đốc.
Giám đốc công ty hiện nay là ông Ngô Đức Đoàn, là người đại diện toàn quyền của
công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và pháp luật về mọi hoạt
động của công ty và các chi nhánh trực thuộc.
Ban giám đ
ốc


Phòng
kiểm
toán
xây
dựng
cơ bản

Phòng
kiểm
toán
các
ngành
sản
xu
ất
v
ật



Phòng
công
nghệ
thông
tin

Phòng
tư v
ấn

kiểm
toán

Phòng
kiểm
toán
các d

án


Phòng
tài
chính
kế
toán
Khối văn ph
òng
Công ty


Các chi nhánh
Phòng
kiểm
toán
các
ngành
thương
m
ại và
d
ịch

Phòng
hành
chính
tổng
hợp

Phòng
đào
tạo và
kiểm
soát
chất

ợng

Chi
nhánh

Thanh
Hoá
Chi
nhánh
thành
ph
ố Hồ
Chí
Minh
Văn
phòng
đại
diện
Hải
Phòng

Chi
nhánh
Vũng
Tàu

Chi
nhánh
Quảng
Ninh



Ông Lê Đăng Khoa - Phó giám đốc, chịu trách nhiệm phụ trách Phòng Kiểm toán
các ngành sản xuất vật chất và Phòng Kiểm toán dự án

Ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó giám đốc, chịu trách nhiệm phụ trách Phòng Tư vấn
kiểm toán, Phòng Công nghệ thông tin và Phòng Kiểm toán các ngành thương mại
dịch vụ
Ông Tạ Quang Tạo - Phó giám đốc, phụ trách Phòng Kiểm toán các ngành xây
dựng cơ bản và chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Các phòng chức năng: Phòng Hành chính tổng hợp và Phòng Tài chính kế toán.
Các phòng chức năng được tổ chức hoạt động theo quy định tại Điều lệ tổ chức và
hoạt động của Công ty.
- Phòng Hành chính tổng hợp
có chức năng quản lý hành chính và nhân sự trong Công ty, đảm nhận việc lên kế
hoạch hàng tháng về lao động, tiền lương, lập kế hoạch mua sắm đồ dùng văn
phòng, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty và công tác quản trị
doanh nghiệp, quản lý công văn được đưa đến hoặc gửi đi từ công ty, sắp xếp và đề
bạt cán bộ.
Trưởng phòng hành chính tổng hợp là ông Hoàng San;1 phó phòng và 5 nhân viên.
- Phòng Tài chính kế toán
Gồm 4 người, có nhiệm vụ quản lý vốn bằng tiền của doanh nghiệp, thực hiện các
nghiệp vụ liên quan đến tiền trong kinh doanh. Bên cạnh đó, Phòng Tài chính kế
toán còn có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phòng Tài chính kế
toán trực thuộc và chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Giám đốc Công ty.
Các phòng nghiệp vụ
Hiện nay, công ty có một hệ thống các phòng nghiệp vụ thực hiện các hợp đồng
dịch vụ cho khách hàng. Các phòng nghiệp vụ được tổ chức theo mô hình gồm có:
Trưởng phòng, các phó phòng, các Kiểm toán viên, các Kỹ thuật viên, các Trợ lý
kiểm toán. Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về hoạt
động của phòng.
Công ty có bảy phòng nghiệp vụ được phân chia theo mảng nghiệp vụ chuyên trách,
bao gồm: Phòng Kiểm toán các ngành thương mại và dịch vụ, Phòng Kiểm toán xây




dựng cơ bản, Phòng Kiểm toán các ngành sản xuất vật chất, Phòng Kiểm toán các
dự án, Phòng Tư vấn và kiểm toán, Phòng Công nghệ thông tin, Phòng Đào tạo và
kiểm soát chất lượng. Tuy nhiên, các phòng nghiệp vụ đều thực hiện mảng dịch vụ
kiểm toán nói chung đối với mọi loại hình khách hàng, trong đó mảng dịch vụ
chuyên tránh được ưu tiên.
- Phòng Kiểm toán các ngành sản xuất vật chất
Cung cấp các dịch vụ tư vấn về kế toán, dịch vụ kiểm toán liên quan đến các ngành
sản xuất vật chất. Ngoài ra phòng này còn thực hiện công tác tiếp thị hình ảnh cho
công ty. Ngoài ra phòng còn thực hiện kiểm toán sang các lĩnh vực khác.
Trưởng phòng Kiểm toán các ngành sản xuất vật chất là ông Nguyễn Quốc Dũng; 3
phó phòng và 25 nhân viên
- Phòng Kiểm toán thương mại dịch vụ
Thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn và kiểm toán liên quan đến các hoạt động
Thương mại dịch vụ như kiểm toán Ngân hàng, kiểm toán Giao thông vận tải, kiểm
toán Bưu điện, và đôi khi các ngành không phải thương mại dịch vụ.
Phòng Kiểm toán Thương mại dịch vụ có 28 người, trong đó Trưởng phòng là ông
Lê Thanh Nghị; 2 Phó phòng và 25 nhân viên.
- Phòng Kiểm toán xây dựng cơ bản
Tiến hành kiểm toán các Báo cáo quyết toán các công trình xây dựng cơ bản.
Trưởng phòng là ông Vũ Quang Cường, 2 phó phòng và 21 nhân viên.
- Phòng Kiểm toán dự án
Hiện nay có rất nhiều dự án của rất nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong
nước và ngoài nước ở Việt nam, mà các dự án này có nhu cầu được kiểm toán.
Kiểm toán dự án đang phát triển mạnh mẽ tại Việt nam. Phòng Kiểm toán các dự án
có nhiệm vụ nắm bắt các nhu cầu Kiểm toán các dư án. Cho tới thời điểm này, thị
phần Kiểm toán của AASC về các chương trình dự án chiếm hơn 20% thị phần
Kiểm toán dự án của cả nước. Phòng gồm 32 người trong đó Trưởng phòng là ông
Nguyễn Minh Hải; 3 phó phòng; 28 nhân viên.
- Phòng Tư vấn và kiểm toán




Tiến hành cung cấp cho khách hàng các dịch vụ như : Tư vấn Thuế, tư vấn về thực
hiện các quy định pháp luật, tư vấn quyết toán tài chính và quyết toán vốn đầu tư,
thẩm định giá trị tài sản, soản thảo các phương án đầu tư, tư vấn cổ phần hóa, sát
nhập và giải thể doanh nghiệp. Các dịch vụ tư vấn này giúp cho khách hàng tìm
được những giải pháp hữu hiệu nhất để vừa bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định
của pháp luật Việt nam, vừa đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Trưởng phòng là ông Lê Quang Đức; 2 phó phòng; 27 nhân viên
- Phòng Công nghệ thông tin
Có nhiệm vụ cài đặt, bảo trì mạng máy tính của công ty. Do công ty còn cung cấp
các dịch vụ về công nghệ thông tin trong lĩnh vực Kế toán nên một chức năng hết
sức quan trọng của phòng ban này là sản xuất ra các phần mềm Kế toán và quản lý.
Phòng đã hoạt động tương đối hiệu quả do đó doanh thu của lĩnh vực này chiếm
một phần đáng kể trong tổng Doanh thu của toàn công ty.
- Phòng Đào tạo và kiểm soát chất lượng
Phòng này có trách nhiệm tổ chức thi tuyển để tuyển dụng nhân viên cho công ty,
đào tạo các nhân viên mới, cập nhật các chủ trương, chính sách mới của Nhà nước
phổ biến cho nhân viên công ty, quản lý đào tạo, tiến hành các khóa học trực tiếp
cho các nhân viên trong công ty. Hàng năm tiến hành sát hạch cho nhân viên cũng
như kiểm soát chất lượng của các Báo cáo Kiểm toán đã được lập. Mục tiêu mà ban
quản lý công ty đặt ra là đào tạo để kiểm soát và kiểm soát để đào tạo cao hơn, sâu
hơn. Từ một ban đào tạo nội bộ, năm 2004, phòng đào tạo và phòng kiểm soát chất
lượng đã sáp nhập và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu của công
ty.





1.3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty AASC
Bộ máy của công ty được tổ chức khá đơn giản vì số lượng các nghiệp vụ kinh tế ít,
có nội dung không quá phức tạp. Hiện nay phòng kế toán tại trụ sở công ty gồm 4
người:
- Một kế toán trưởng chỉ đạo việc thực hiện công tác kế toán, lập kế hoạch và
thống kê tài chính
- Một kế toán tổng hợp đảm nhận các chức năng lập BCTC và phụ trách hạch
toán tiền lương
- Một nhân viên kế toán phụ trách hạch toán thanh toán, BHXH, TSCĐ (tài sản cố
định tại công ty được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng)
- Một thủ quỹ đảm nhận trách nhiệm các nghiệp vụ về quỹ
Tại các chi nhánh, bộ phận kế toán chỉ gồm một nhân viên hạch toán các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh. Các đơn vị này được phép hạch toán độc lập, cuối kì, kế toán các
chi nhánh nộp BCTC về trụ sở của công ty để hợp nhất BCTC. Nhờ đó phát huy
được tính độc lập tự chủ trong hạch toán lãi lỗ cho đơn vị.
Việc ghi sổ các chứng từ được thực hiện hoàn toàn trên máy tính bằng phần mềm kế
toán máy với bộ chứng từ in trên máy hoặc theo mẫu. Niên độ kế toán của công ty:
từ 01/01 đến 31/12 năm dương lịch.
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số
1141/TC/QĐ/CĐKT và Quyết định 167/2000/QĐ-BTC, các chuẩn mực kế toán
Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi bổ sung, hướng dẫn
kèm theo. Công ty áp dụng hình thức ghi sổ nhật kí chung, kế toán ghi sổ theo đơn
vị VNĐ. Các nghiệp vụ phát sinh không phải VNĐ thì được quy đổi ra VNĐ theo tỷ
giá thực tế tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Các khoản tiền và công nợ bằng ngoại tệ
chưa được thanh toán cuối kì được quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá thực tế bình quân
liên ngân hàng tại thời điểm cuối kì, tất cả các bản chứng từ AASC sử dụng đều
tuân thủ theo quy định của Bộ Tài chính.




Phần 2. Khái quát công tác kiểm toán của AASC
2.1 Quy trình kiểm toán
Một quy trình kiểm toán phù hợp là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của
dịch vụ và tạo được niềm tin cho khách hàng đối với kết quả kiểm toán. Trong suốt
quá trình hoạt động, ban lãnh đạo công ty và đội ngũ nhân viên luôn chú trọng việc
hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán và tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình đó
nhằm giảm thiểu những rủi ro trong công tác kiểm toán.
Có thể khái quát quy trình kiểm toán chung của công ty AASC như sau
Sơ đồ 2.1.Quy trình kiểm toán của AASC
Tìm hiểu và đánh giá khách hàng

Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán

Lập kế hoạch chiến lược kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán

Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Xem xét các phát hiện kiểm toán

Hoàn tất công việc và phát hành báo cáo kiểm toán

Họp đánh giá

Tìm hiểu và đánh giá khách hàng: trước khi chấp nhận một khách hàng mới hoặc
thực hiện kiểm toán cho một khách hàng thường xuyên, công ty tiến hành tìm hiểu
mục đích kiểm toán, những đặc thù trong lĩnh vực hoạt động của khách hàng từ đó
xem xét khả năng cung cấp dịch vụ của công ty và mức phí kiểm toán chấp nhận
được.




Đây được coi là quá trình chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán. Các công việc cụ thể
trong giai đoạn này là
- Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán: bao gồm việc xem xét hệ thống kiểm
soát chất lượng, xem xét tính liêm chính của Ban Giám đốc công ty khách hàng
- Nhận diện lý do kiểm toán của công ty khách hàng
- Lựa chọn phòng kiểm toán nghiệp vụ thực hiện kiểm toán
Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán: do ban Giám đốc - đại diện công ty có
thẩm quyền ký với khách hàng trên cơ sở các hiểu biết về khách hàng và các khoản
mục về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.
Lập chiến lược kiểm toán: (đối với các khách hàng có quy mô lớn, tính chất phức
tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính cho nhiều năm). Ban giám đốc
định hướng cơ bản và trọng tâm kiểm toán.
Sau khi lập chiến lược kiểm toán, công việc của cuộc kiểm toán được giao tới
phòng kiểm toán qua Trưởng phòng.
Lập kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán: có thể do trưởng phòng hoặc
các phó phòng đảm nhận nhằm cụ thể hoá chiến lược kiểm toán và vạch ra các bước
công việc một cách chi tiết dựa trên chương trình kiểm toán mẫu được xây dựng sẵn
và đặc thù khách hàng. Kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán
được lập thông qua:
- Thu thập thông tin cơ sở bao gồm việc tìm hiểu ngành nghề kinh doanh của
khách hàng, xem xét các hồ sơ kiểm toán các năm trước, tiếp xúc với Ban giám
đốc khách hàng, nhận diện các bên hữu quan
- Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng gồm giấy phép thành lập
hay giấy đăng kí kinh doanh, các báo cáo tài chính, các báo cáo kiểm toán các
năm trước, biên bản các cuộc họp cổ đông, các hợp đồng quan trọng
- Phân tích các thông tin thu thập được để định hướng cho chương trình kiểm toán
- Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro

- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
Chương trình kiểm toán được xây dựng sau đánh giá ban đầu mà kiểm toán viên tìm
hiểu được, chỉ ra mục tiêu cụ thể cho từng phần hành của cuộc kiểm toán. Chương



trình kiểm toán sắp xếp công việc, nhân lực cho từng kiểm toán viên, hướng dẫn
trình tự công việc và các bước thực hiện.
Thông qua chương trình kiểm toán, các cấp chỉ đạo có thể kiểm soát và đánh giá
hiệu quả công việc.
Thực hiện kiểm toán: đoàn kiểm toán bao gồm trưởng đoàn là kiểm toán viên cấp
quốc gia và các trợ lý kiểm toán là nhân viên trong công ty hoặc các cộng tác viên.
Các kiểm toán viên được phân công thực hiện các kĩ thuật kiểm toán và khoản mục
theo chương trình.
- Thực hiện thủ tục kiểm soát: thủ tục này thường chỉ được thực hiện khi mà hệ
thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng được đánh giá là có hiệu lực
- Thực hiện thủ tục phân tích
- Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết là việc lựa chọn các khoản mục và tiến
hành các biện pháp kĩ thuật kiểm tra chi tiết trên các khoản mục đã chọn để thu
thập các bằng chứng kiểm toán, đó là so sánh, tính toán, xác nhận, kiểm tra thực
tế, soát xét lại chứng từ, sổ sách. Kết thúc việc kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên
đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết và xử lý các chênh lệch kiểm toán.
Kết quả công việc và các thủ tục được thể hiện trên các giấy tờ làm việc và lưu vào
hồ sơ kiểm toán.
Xem xét và giải thích các phát hiện kiểm toán: Các phát hiện quan trọng mà kiểm
toán viên phát hiện được được đánh giá và thuyết minh đầy đủ. Đây cũng là cơ sở
để kiểm toán viên hình thành ý kiến kiểm toán và đề xuất ý kiến tư vấn trong thư
quản lý.
Hoàn tất công việc kiểm toán và Phát hành báo cáo kiểm toán: kiểm toán viên tổng
hợp các phát hiện kiểm toán và kết quả thực hiện chương trình kiểm toán nhằm đưa

ra ý kiến trong báo cáo kiểm toán.
- Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ
- Thu thập các thư giải trình của Ban Giám đốc khách hàng
- Tổng hợp kết quả kiểm toán
- Lập báo cáo kiểm toán
- Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán



Việc phát hành báo cáo kiểm toán được thực hiện và ký xác nhận bởi trưởng đoàn
kiểm toán.
Họp đánh giá: là việc xem xét đánh giá lại một cách tổng thể việc thực hiện cuộc
kiểm toán. Bộ phận kiểm soát chất lượng kiểm toán của công ty là công cụ quan
trọng hỗ trợ các nhà quản lý trong việc đánh giá soát xét hồ sơ kiểm toán.
2.2 Chương trình kiểm toán tại công ty AASC
2.2.1 Tổng quan chung chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán của AASC là cơ sở chính nhất để kiểm toán viên tiến hành
kiểm toán, chương trình được xây dựng dựa trên các phần hành kế toán chính của
các doanh nghiệp và những đặc thù riêng của khách hàng là khách hàng mới hay
khách hàng thường xuyên, là đơn vị sản xuất vật chất, thương mại, dịch vụ hay xây
dựng cơ bản
AASC thực hiện kiểm toán theo các phần hành (chủ yếu là các khoản mục) như sau:
 Tiền
 Khoản phải thu và công nợ nội bộ
 Tài sản lưu động khác
- Tạm ứng
- Chi phí chờ kết chuyển
- Tài sản thiếu chờ xử lý
- Cầm cố, kí quỹ kí cược
 Chi phí trả trước

 Hàng tồn kho và dự phòng giảm giá hàng tồn kho
 Đầu tư tài chính
 Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định
 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
 Các khoản vay
 Mua hàng, chi phí mua hàng và phải trả nội bộ
 Tiền lương và các khoản theo lương
 Các khoản phải trả khác
 Chi phí phải trả và chênh lệch tỷ giá



 Nguồn vốn chủ sở hữu
 Doanh thu
 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
 Thu nhập và chi phí khác
 Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
 Chi phí sản xuất, tính giá thành, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
 Thuế GTGT đầu vào
Chương trình kiểm toán mẫu của công ty cũng cụ thể hoá các thủ tục cho từng phần
hành kiểm toán và trên cơ sở đó kiểm toán viên xây dựng chương trình kiểm toán
cho phù hợp trong từng cuộc kiểm toán. Chương trình kiểm toán chính là định
hướng công việc cho kiểm toán viên trong suốt quá trình kiểm toán
2.2.2 Chương trình kiểm toán Tiền của công ty AASC
AASC
Chương trình kiểm toán
Tên khách hàng: ABC
Niên độ kế toán: 200N
Tiền
Mục tiêu

- Ngân quỹ là có thực và thực sự có thể cho phép doanh nghiệp thực hiện các cam
kết của mình
- Chia cắt niên độ phải được thực hiện một cách chính xác với các khoản nhập
quỹ cũng như đối với các khoản xuất quỹ (tính hữu hiệu và cách trình bày)
- Đối chiếu số liệu ngân hàng với số dư tiền gửi ngân hàng trong sổ kế toán và các
yếu tố đưa ra đối chiếu phải được giải thích (tính hiện hữu, tính chính xác, giá
trị, tính sở hữu, cách trình bày)




Thủ tục kiểm toán
Tham
chiếu
Người
thực
Ngày
thực



hiện hiện
1. Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp
1.1 Thu thập các thông tin về chính sách kế toán áp
dụng. Đánh giá mức độ hợp lý và phù hợp của
chính sách này
1.2 Lập trang tổng hợp tài khoản tiền. Tiến hành
kiểm tra tổng thể về các tài khoản tiền để đảm
bảo không có số dư âm hay số dư lớn bất thường
trong quỹ hay trên tài khoản tiền gửi. Trường hợp

có số dư âm hay số dư lớn bất thường, trao đổi
với khách hàng để tìm ra nguyên nhân và thu
thập các bằng chứng để chứng minh cho các giải
thích đó.
1.3 Thu thập số dư đầu kỳ, số phát sinh, số dư cuối
kỳ các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (theo
cả nguyên tệ và đồng tiền hạch toán) trên sổ kế
toán chi tiết. Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với
số dư chi tiết cuối kỳ năm trước, thực hiện đối
chiếu với trên sổ kế toán tổng hợp và Báo cáo tài
chính. Đối chiếu số dư các khoản tiền là ngoại tệ
với số liệu trên các chỉ tiêu ngoài BCĐKT.
Kiểm tra các trình bày các tài khoản tiền
Trên bảng cân đối kế toán
1.4 So sánh tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt / tổng
số tiền đã chi giữa năm kiểm toán và năm trước,
so với kế hoạch ngân quỹ (nếu có) và lý giải
những thay đổi bất thường (ví dụ: đang thanh
toán chủ yếu bằng tiền gửi ngân hàng nay chuyển
sang thanh toán bằng tiền mặt )




2 Tiền mặt
2.1 Chứng kiến kiểm kê tiền mặt tại quỹ tại thời điểm
khoá sổ kế toán hoặc thời điểm kiểm toán cùng
với khách hàng.
2.2 Thu thập biên bản kiểm kê quỹ tại ngày khoá sổ
kế toán hoặc thời điểm kiểm toán và đối chiếu với

số liệu trên sổ kế toán. Giải thích các khoản chênh
lệch nếu có.
Đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và sổ quỹ
2.3 Kiểm tra để đ
ảm bảo rằng các chính sách kế
toán được áp dụng trên thực tế và nhất quán
2.4 Đảm bảo các khoản tiền bằng ngoại tệ được đánh
giá theo tỷ giá tại thời điểm khoá sổ, kiểm tra xử
lý chênh lệch tỷ giá

2.5 Dựa vào tổng hợp đối ứng tài khoản, sổ kế toán
chi tiết đối chiếu các khoản thu chi tiền từ các tài
khoản đối ứng bất thường; kiểm tra chi tiết, xem
xét lại các nhật ký quỹ tiền mặt của niên độ để
phát hiện ra những khoản tiền thu chi không bình
thường về giá trị hay diễn giải
2.6 Chọn mẫu nghiệp vụ phát sinh trong kỳ để
kiểm tra chứng từ bằng cách đối chiếu các chứng
từ với sổ kế toán
 Kiểm tra các nghiệp vụ trên sổ kế toán để đảm
bảo sự phù hợp giữa nội dung hạch toán với tài
khoản đang hạch toán
 Mẫu của phiếu thu, phiếu chi có phù hợp với quy
định hiện hành hay không? Các nội dung trong
phiếu thu. Phiếu chi có đầy đủ hay không?




Tính liên tục của việc đánh số thứ tự phiếu thu,

phiếu chi có phù hợp với ngày tháng trên chứng từ
và ngày tháng ghi sổ hay không
 Phiếu thu, phiếu chi có được phê duyệt bởi cấp có
thẩm quyền và có được đính kèm chứng từ gốc
(hoá đơn, giấy biên nhận.v.v ) hay không? Nội
dung trên phiếu thu, phiếu chi có phù hợp với
chứng từ gốc hay không?
 Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ gốc
 Sự phù hợp về nội dung, số tiền và thời gian giữa
chứng từ gốc và phiếu thu, phiếu chi.
2.7 Kiểm tra, khẳng định rằng không có công nợ
hoặc tài sản được hạch toán ghi nhận không đúng
kỳ bằng cách kiểm tra các sổ quỹ của tháng sau
ngày khoá sổ bằng cách:
Chọn và thu thập chứng từ nghiệp vụ thu chi quỹ
tiền mặt phát sinh trước và sau thời điểm khoá sổ
kế toán, kiểm tra việc phân chia niên độ kế toán
(15 ngày trước, 15 ngày sau thời điểm khoá sổ)
3 Tiền gửi ngân hàng
3.1 Thu thập xác nhận số dư TGNH (s
ổ phụ ngân
hàng hoặc xác nhận của ngân hàng) tại thời điểm
kết thúc niên độ. Nếu chưa có xác nhận thì gửi
thư yêu cầu ngân hàng xác nhận
3.2 Thu thập hoặc lập, kiểm tra bảng đối chiếu các tài
khoản ngân hàng. Giải thích nguyên nhân chênh
lệch và thu thập các bằng chứng chứng minh các
giải thích đó
3.3 Kiểm tra để bảo đảm rằng các chính sách kế toán
được áp dụng thực tế và nhất quán




Đảm bảo rằng các khoản tiền bằng ngoại tệ được
đánh giá theo đúng tỷ giá quy định tại thời điểm
khoá sổ; kiểm tra cách xử lý chênh lệch tỷ giá
3.4 Dựa vào tổng hợp đối ứng tài khoản, sổ kế toán
chi tiết đối chiếu các khoản thu, chi tiền từ các tài
khoản đối ứng bất thường. Kiểm tra chi tiết, xem
xét lại các sổ chi tiết của niên độ để phát hiện ra
những khoản tiền thu chi không bình thường về
giá trị hay nội dung
3.5 Chọn mẫu nghiệp vụ kinh tế phát sinh để kiểm
tra chứng từ bằng cách đối chiếu các chứng từ
với sổ kế toán.
Kiểm tra các nghiệp vụ trên sổ kế toán để đảm
bảo sự phù hợp giữa nội dung hạch toán với tài
khoản đang hạch toán.
Các uỷ nhiệm thu, chi séc có được đính kèm
theo các chứng từ gốc chứng minh (hợp đồng,
hoá đơn, giấy biên nhận, đề nghị thanh toán )
hay không? Sự phù hợp giữa nội dung trên UNC,
UNT, séc với nội dung trên chứng từ gốc?
Các chứng từ gốc đính kèm có hợp pháp, hợp lệ
hay không? Có đảm bảo sự phê duyệt của các cấp
hay không?
Giữa chứng từ gốc và uỷ nhiệm chi, thu séc đã
có sự phù hợp, logic về số tiền phát sinh, ngày, lý
do phát sinh hay chưa
3.6 Kiểm tra, khẳng định rằng không có công nợ

hoặc tài sản được hạch toán không đúng kỳ bằng
cách kiểm tra các sổ phụ của ngân hàng của tháng
sau ngày khoá sổ



Chọn và kiểm tra giao dịch trước và sau thời
điểm khoá sổ kế toán, kiểm tra việc chia cắt niên
độ kế toán
4 Tiền đang chuyển
4.1 Đối chiếu tổng số tiền trên bảng kê chi tiết các
khoản đang chuyển với số dư trên bảng cân đối
và kiểm tra việc kết toán các tài khoản tiền đang
chuyển với chứng từ ngân hàng của tháng tiếp
theo của năm sau
4.2 Thu thập các bằng chứng có liên quan
4.3 Kiểm tra để đảm bảo rằng các chính sách kế toán
được áp dụng trên thực tế và nhất quán
Đảm bảo rằng các khoản tiền bằng ngoại tệ được
đánh giá theo đúng tỷ giá quy định tại thời điểm
khoá sổ: Kiểm tra cách xử lý chênh lệch tỷ giá
5 Kết luận
5.1 Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn để
được đề cập trong thư quản lý
5.2 Lập trang kết luận kiểm toán dựa trên kết quả
công việc đã thực hiện
5.3 Lập lại Thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh
của kiểm toán viên

Phần 3. Nhận xét đánh giá về cấu trúc bộ máy và quy trình kiểm toán của aasc


Cấu trúc bộ máy của AASC hiện nay khá chặt chẽ tuy nhiên do đặc thù của
loại hình hoạt động và phân tán trên các địa bàn nên trong một số trường hợp cơ cấu
tổ chức không thể phát huy hết hiệu quả. Việc phân chia các phòng nghiệp vụ chỉ
mang tính tương đối nên không thể hiện được chức năng và thế mạnh chuyên biệt
của các phòng ban.



Với sự nỗ lực hết mình của Ban giám đốc công ty và đội ngũ cán bộ trong công ty,
tổ chức bộ máy đang ngày càng được hoàn thiện hướng tới tạo lập được sự thống
nhất, đồng thuận về tư tưởng từ ban giám đốc công ty đến các kiểm toán viên, kĩ
thuật viên, trợ lý kiểm toán viên và nhân viên. Khi mà các loại hình dịch vụ cung
cấp đa dạng thì cơ cấu tổ chức càng phải chặt chẽ và khoa học nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của toàn công ty nhưng cũng cần linh hoạt vì kiểm toán là công việc
mang tính mùa vụ.
Quy trình kiểm toán của AASC hiện nay được xây dựng dựa trên kinh
nghiệm của các kiểm toán viên, các chuyên gia và sự học hỏi các Công ty kiểm
toán, đặc biệt là các Công ty kiểm toán nước ngoài. Chương trình thường xuyên
được bổ sung, hoàn thiện và nâng cao qua các năm hoạt động, gồm: các hồ sơ kiểm
toán mẫu, các câu hỏi đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ, các mẫu quy định chung
về lập kế hoạch kiểm toán, chương trình kiểm toán cụ thể đối với từng khoản mục
trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nói chung.
Quy trình kiểm toán của AASC tuân thủ các yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán
quốc tế và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, tuy nhiên công ty cần tập trung cho việc
xây dựng một quy trình chuẩn áp dụng thống nhất giữa văn phòng công ty và các chi
nhánh đồng thời chú trọng hơn nữa vào việc lập kế hoạch kiểm toán đặc biệt là kế
hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán vì lập kế hoạch kiểm toán chi
phối chất lượng chung của toàn bộ cuộc kiểm toán.
Đối với chất lượng kiểm toán, công ty cần chú trọng hơn tới công tác kiểm soát chất

lượng bao gồm kiểm soát chất lượng cho toàn công ty và cho từng hợp đồng kiểm toán
để phản ánh kịp thời, phát hiện các vướng mắc, sai sót trong quá trình kiểm toán. Bộ
phận kiểm soát chất lượng phải thực sự là công cụ hỗ trợ các nhà quản lý.

×