Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

NHẬN XÉT BÀI TIỂU LUẬN PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU TỰA CHO TẬP THƠ THƠ XUÂN DIỆU CỦA TÁC GIẢ THẾ LỮ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.33 KB, 6 trang )

NHẬN XÉT BÀI PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU
“TỰA CHO TẬP THƠ THƠ - XUÂN DIỆU” CỦA TÁC GIẢ THẾ LỮ
I. Đặt vấn đề:
Nói đến thơ tình thì trong mỗi chúng ta không thể không nhớ đến một “nhà thơ
mới nhất trong các nhà thơ mới” hay ông còn được mệnh danh là “Ông hoàng của
thơ tình”. Đó chính là Xuân Diệu. Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu
nhất của phong trào Thơ mới. Trong giai đoạn này, ông đã cho ra đời hai tập “Thơ
thơ” (1938) và “Gửi hương cho gió” (1945), được giới văn học xem như là hai kiệt
tác của ông ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống,
niềm vui và đam mê sống. Và ca ngợi tình yêu thì làm sao mà không ca ngợi tuổi
trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm và cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu
cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời
người cũng như lòng khát khao vĩnh cửu, tất cả đã được diễn tả bằng những câu


thơ xúc động, có khi đậm đà triết lý nhân sinh. Giống như Thế Lữ đã viết về Xuân
Diệu: “Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê, tóc như
mây vướng trên đài trán ngây thơ, mắt như bao luyến mọi người, và
miệng cười mở rộng như một tấm lòng sẵn sàng ân ái. Chàng đi trên
đường thơ, hái những bông hoa gặp dưới bước chân, những hương sắc
nảy ra bởi ánh sáng của lòng chàng. “Thơ thơ” là cụm đầu mùa chàng
tặng cho nhân gian. Và từ đây, chúng ta đã có Xuân Diệu thật tài hoa”.
II. Tóm tắt bài phê bình:
Xuân Diệu đã mang ngọn gió rạo rực, thiết tha, nồng cháy, khao khát yêu
thương đến cho thi ca. Thơ Xuân Diệu là "vườn mơn trớn", ca ngợi tình yêu bằng
muốn sắc điệu, âm thanh và hương vị trong Thơ thơ.
Về trình tự của bài “Tựa cho tập Thơ thơ” được Thế Lữ mở đầu bằng những

dòng đầy tình cảm khi nói về con người của Xuân Diệu cũng như giới thiệu về tập
thơ đầu tay – tập “Thơ thơ”. Đồng thời cũng mở ra một lời như kêu gọi mọi người:
“Loài người hãy hiểu con người ấy! ”. Tiếp đến là lời nhận định về con
người của Xuân Diệu. Cách nhìn, cách sống,… của Diệu đã ảnh hưởng
1


đến thơ ông như thế nào? Từ đó Thế Lữ đưa ra những lí giải, những
nguyên nhân dẫn đến thơ ông mang đậm chất buồn nhưng lại vội vàng.
Thơ Xuân Diệu không chỉ là ở bề ngoài mà còn là những ẩn sự huyền bí
của “thế giới bên trong”. Và kết thúc bài đó là vài lời đánh giá thiết tha,
trìu mến của Thế Lữ đối với Xuân Diệu. Bài tổng quan bao gồm các nội

dung chủ yếu như sau:
Một là, phần mở đầu bằng những dòng đầy tình cảm khi nói về con người của
Xuân Diệu cũng như giới thiệu về tập thơ đầu tay – tập “Thơ thơ”. “Nhà thi sĩ ấy
là một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê, tóc như mây vướng trên đài trán ngây thơ,
mắt như bao luyến mọi người, và miệng cười mở rộng như một tấm lòng sẵn sàng
ân ái”. Và trên con đường sáng tác ông đã cho ra đời tập thơ đầu tay tập “Thơ thơ”.
Nó đã cho cả thế giới biết về một Xuân Diệu thật tài hoa. Đồng thời cũng mở ra
một lời như kêu gọi mọi người: “Loài người hãy hiểu con người ấy!”.
Hai là, tiếp sau những dòng mở đầu thiết tha là những lời nhận định
về con người của Xuân Diệu. Cách nhìn, cách sống,… của Diệu đã ảnh
hưởng đến thơ ông như thế nào?
- Nhà thơ Thế Lữ, trong lời Tựa cho tập Thơ Thơ của Xuân Diệu, đã có nhận

xét khá tinh tế: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người.
Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”. Ông là người sinh
ra để sống, Xuân Diệu rất sợ chết, sợ im lặng và bóng tối. Và cái làm nên sự sống
đầy đủ hơn đó chính là Xuân và Tình.
- Tiếp đến Thế Lữ đã nêu lên những quan niệm của Xuân Diệu khi
xây nên lầu thơ của chính mình. Xuân Diệu say đắm với tình yêu và hăng
hái với mùa xuân. Ông hăm hở đi tìm những nơi sự sống dồi dào tụ lại.
Ham yêu, biết yêu, Xuân Diệu muốn tận hưởng tình yêu, vì ông thấy tình
yêu mới gồm được bao nhiêu ý nghĩa. Ông thấy được giữa Xuân với Tình
cũng vô định như sự thực không bền, và lại còn mong manh hơn cuộc đời
chảy trôi nên Xuân Diệu vội vàng, bao giờ cũng lo âu thắc mắc. Ta thấy
cả nỗi cuống quýt sảng sốt của thi nhân giơ tay với lấy giây phút qua,

bám lấy bầu xuân hồng, và rền rĩ thở than với người yêu dấu.
2


Ba là, từ những ảnh hưởng đó, Thế Lữ đã đưa ra lí giải những nguyên
nhân dẫn đến thơ ông mang đậm chất buồn nhưng lại vội vàng. Thơ Xuân
Diệu không chỉ là ở bề ngoài mà còn là những ẩn sự huyền bí của “thế
giới bên trong”.
- Xuân Diệu lại có những nỗi buồn, lo âu nhưng lại vội vàng như thế
là bởi thi sĩ rất sợ cô độc. Ông muốn biến ra nhiều thân, hoá thành muôn
ức, triệu, vì ông thấy người ta đều chỉ trơ trọi một mình. Cũng chính vì lí
do trên mà thơ ông buồn tịch mịch ngay trong những điều ấm nóng reo

vui. Lạnh lùng ám khắp mọi nơi, "xa vắng gồm tự muôn đời", ở đâu cũng
là nỗi nhớ nhung, thương tiếc.
- Thế Lữ còn thấy được thơ Xuân Diệu là hơi thở thầm kín, giấu
giếm, trong đó ẩn sự huyền bí ghê rợn của một đêm trăng, sự não nùng
bao la cuả một buổi chiều, và tất cả tâm hồn khó hiểu của người, của
cảnh. Ông dò xét cái "thế giới bên trong", lượm lặt từng sợi tơ mềm yếu,
từng mảnh nhớ thương, từng vụn sầu tủi. Ông nghiệm thấy rằng:
“Phải can đảm mới bền gan yếu đuối,
Phải khôn ngoan mới dư trí dại khờ,”
- Ông còn nghe thấu sự mơ hồ, như đã thạo dò la những điều tinh tế.
Con người phức tạp cũng đơn sơ, con người thiết thực cũng mơ mộng:
ông có một trái tim, nhưng ông còn có một linh hồn. Ông tỏ ra đã từng

vào trong thế giới của mọi sự u huyền: hương trầm, âm nhạc, thời khắc,
khói sương... tất cả đều nói cho ông những lời chi ly và những dây liên
lạc.
Phần kết thúc tuy vài dòng nhưng chất chứa rất nhiều tình cảm . Nó là
lời thiết tha, trìu mến của Thế Lữ đối với Xuân Diệu về tài năng qua từng
câu thơ của Diệu. “Tuy những câu thơ của ông ít lời nhiều ý, xúc tích
như đọng lại bao nhiêu tinh hoa, Xuân Diệu lại là một tay thợ biết làm ta
ngạc nhiên vì nghệ thuật dẻo dang và cần mẫn. ” Và dường như những
câu nói đó giống như một lời trách móc mọi người rằng một con người đa
tình, một con người thi sĩ như Xuân Diệu mà ta còn hờ hửng sao? Khi
3



tiếng đàn ấy vang lên thì ta hãy đón nhận nó đừng lạnh lùng để Xuân
Diệu phải chờ đợi, van xin từ mọi người. “Nhưng ở trên nhà nghệ thuật,
ở trên nhà thi sĩ, ta thấy lòng ta mến yêu một linh hồn mở rộng, một tấm
lòng chào đón, một con người ân ái đa tình. Người ấy chắc không cần
phải quá đợi chờ, van xin, vì lẽ nào cõi đời, còn mãi mãi lạnh lùng vô
tri, khi đã nghe tiếng đàn si mê của Xuân Diệu?”
III. Phương pháp nghiên cứu:
Thế Lữ đã viết những thiên tuyệt bút của mình về “Tựa cho tập Thơ thơ” của
Xuân Diệu theo lối phê bình ấn tượng. Ông đã nói đến những cái hay cái đẹp của
tập thơ của Xuân Diệu. Đây là phương pháp đầu tiên trong phê bình văn học Việt
Nam. Ngoài việc chịu hơi hướng của chủ nghĩa ấn tượng trong hội họa phương

Tây, triết học tinh thần của Dilthey, thuyết trực giác của Bergson, phê bình ấn
tượng còn được kế thừa trực tiếp của truyền thống phê điểm trung đại. Tất cả
những điều trên, được tinh thần lãng mạn và ý thức cá nhân của thời đại nhào trộn
và cho ra đời một lối phê bình ấn tượng đại trà và khi hội đủ điều kiện thì vươn tới
đỉnh cao. Tóm lại, phê bình ấn tượng chỉ phát huy hết tiềm lực của nó trong tinh
thần lãng mạn của thời đại và nhà phê bình được phát ngôn trên cái tôi cá nhân cá
thể của mình. Nó lập tức đánh mất sự tươi mới, sự độc đáo, sự hứng khởi của nó
một khi cái tôi cá nhân không còn giữ địa vị chủ đạo.
Như đã nói, phương pháp phê bình ấn tượng tự nó mang theo những chân trời
đồng thời mở ra cũng lắm vấn nạn. Làm thư ký trung thành của cảm giác, nhà phê
bình phó mặc cho cảm xúc. Thế Lữ đã dùng cái cảm xúc đồng cảm, đắm say với
những sắc thái trữ tình của hồn thơ Xuân Diệu: “Người ta đoán thấy dáng điệu đê

mê bát ngát của người thi sĩ đa tình trong lúc say sưa đau đớn, người ta hưởng
những vị chua chát kỳ dị đằm thắm của nỗi xót thương. Có phải không, ông đã gợi
ra hết được những điều mong manh u ẩn trong lòng người và cùng với chúng ta
cùng chung những lời thở than tuyệt vọng. Bởi vì nhà thi sĩ biết yêu, theo nghĩa
rộng rãi nhất của tình yêu. Ông có tấm lòng đắm đuối của tất cả mọi người: yêu
nhan sắc, yêu non sông, yêu thơ ca, và yêu cả những nỗi buồn thương, nhớ tiếc.”
IV. Đánh giá bài phê bình:
4


Thế Lữ đề tựa Thơ thơ của Xuân Diệu viết: “Và từ đây chúng ta đã có Xuân
Diệu. Loài người hãy hiểu con người ấy!”. Một lời khen, một lời khẳng định, một

lời bảo vệ “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” đến thế tột cùng. Không phải
Xuân Diệu phải khuôn theo kích thước tiêu chuẩn của loài người, mà ngược lại,
Thế Lữ nói: loài người phải cố vươn tầm mình lên để hiểu nhà thi sĩ mới xuất hiện.
Khi ấy Xuân Diệu mới 22 tuổi, và Thơ thơ là tác phẩm đầu tay của ông.
Bằng sự đồng cảm đắm say với những sắc thái trữ tình của hồn thơ Xuân Diệu,
Thế lữ đã dùng ngòi bút của mình viết nên những trang vô cùng thiết tha ấn tượng
về một con người Xuân Diệu đa tình, ham yêu, ham sống nhưng lại rất sợ cô đơn
nên phải vội vàng, vội vàng để níu kéo cuộc sống. Cũng vì vậy mà thơ ông luôn có
nỗi lo âu và đượm buồn. Chỉ qua giữa năm sau, Thế Lữ đã có dịp viết lời tựa cho
tập Thơ thơ của Xuân Diệu và cho in báo ngay trước khi tập thơ ra đời: “Nhân dịp
đầu xuân năm xưa, tôi đã được hưởng một sự sung sướng tươi đẹp như nắng xuân:
là mách cho các bạn yêu thơ biết một nhà thi sĩ mới. Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai

trẻ hiền hậu và say mê, tóc như mây vướng trên đài trán thơ ngây, mắt như bao
luyến mọi người, và miệng cười mở rộng như tấm lòng sẵn sàng ân ái. Chàng ta từ
hồi ấy đi trên đường thơ, hái những bông hoa gặp dưới bước chân, những hương
sắc nẩy ra bởi ánh sáng của lòng chàng. Chàng kết thành một cụm đầu mùa để làm
quà cho trần gian. Cụm hoa ấy ta đang cầm ở trong tay và người tặng hoa kia là
Xuân Diệu…" Biết sống, biết yêu là biết suy tưởng, và bởi thế biết sầu, biết buồn.
Thơ Xuân Diệu là hơi thở thầm kín, giấu diếm, trong đó ẩn sự huyền bí, sự mênh
mông ghê rợn của một đêm trăng, sự não nùng bao la của một buổi chiều, và tất cả
tâm hồn khó hiểu của người, của đời, của cảnh sắc. Thế Lữ không chỉ tìm hiểu về
cách sống hay quan niệm sống,…của Xuân Diệu khi ảnh hưởng vào thơ ông mà
ông còn gủi đến chúng ta hiểu được những lí do vì sao mà thơ ông hay nhưng luôn
đượm buồn và có sự vội vàng trong đó…. Nhưng lời văn đầy thiết tha tuy ít nhưng

ý nghĩa thật sâu xa.
V. Kết luận:
Đọc tập thơ “Thơ thơ” đầu tay này của Xuân Diệu, Thế Lữ đã có cảm nhận
khá sắc sảo và tinh tế. Những ý kiến ấy mãi mãi hay, mãi mãi đúng đối với thơ
5


Xuân Diệu, đó là Xuân và Tình. Trong Lời tựa (công bố trước Thi nhân Việt Nam),
Thế Lữ viết: Cho nên Xuân Diệu say đắm với tình yêu và hăng hái với mùa xuân,
thả mình bơi trong ánh nắng, rung động với bướm chim, chất đầy trong bầu tim
mây trời thanh sắc. Ông hăm hở đi tìm những nơi sự sống dồi dào tụ lại. Khi ông
khao khát vô biên, tuyệt đích, chẳng phải ông muốn lên tới đỉnh cao nhất của sự

sống đó sao? Ham yêu, biết yêu, Xuân Diệu muốn tận hưởng tình yêu, vì ông thấy
chỉ tình yêu mới gồm được bao nhiêu ý nghĩa (…). Xuân Diệu vội vàng, bao giờ
cũng lo âu thắc mắc. Luôn luôn tận tâm, siêng năng mà sống, ông mau mau đem
hết cả tâm hồn mà tặng cho đời, và ông cũng đòi hết cả tâm hồn của người yêu
dấu, của trời đất, của mọi sự vật trên trần gian. Tất cả là ở sức trẻ. Xuân Diệu thật
sự là một người có tâm hồn thi sĩ. Ông làm thơ với sự nồng nàn, tha thiết nên trong
tập Thơ thơ của ông, đã có ma lực bởi giọng điệu thơ ông lúc thì thổn thức, khắc
khoải, khi thì réo rắt si mê, nó là tiếng hoan ca và bi ca của một người lòng tràn
đầy sức trẻ và luôn hướng về tuổi trẻ. Chính vì thế muốn phê bình tập Thơ thơ của
Xuân Diệu thì ít nhất chúng ta phải hiểu được nguồn cảm hứng của Xuân Diệu và
những ý tưởng rất mới mẻ của ông; ta cũng lại phải chú ý đến những chữ, những
câu, những vần, những điệu trong những bài thơ mới ấy, để hiểu lấy cái nhạc điệu

mới của nó.

6



×