Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

chuyên đề giúp học sinh chủ động hơn trong học toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.56 KB, 9 trang )

1
PHÒNG GD&ĐT TIÊN PHƯỚC
TRƯỜNG TIỂU HỌC TIÊN AN
Chuyên đề:
GIÚP HỌC SINH CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC HƠN
TRONG DẠY HỌC TOÁN
I/ Căn cứ xây dựng chuyên đề:
- Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học, ban hành kèm theo
Quyết định 16/BGD&ĐT ngày 5/5/2006 của BGD&ĐT;
- Tài liệu thay sách giáo khoa của BGD&ĐT;
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 2003-2007của BGD&ĐT;
- Tài liệu tập huấn giáo viên: Dạy học lấy học sinh làm trung tâm của
BGD&ĐT;
- Tài liệu về phương pháp dạy học tích cực (ALM) của Dự án giáo dục cơ
bản và đào tạo giáo viên, giai đoạn III, BGD&ĐT (Do Chính phủ Úc tài trợ).
- Giáo trình về dạy học tiểu học của trường DHSP Đà Nẵng.
II/ Đặt vấn đề:
Dạy học ở tiểu học là dạy cho học sinh cách học và biết tự học. Khả năng
tự học là năng lực rất quan trọng cho sự thành đạt của mỗi cá nhân. Phương pháp
tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu. Một yếu tố quan trọng đảm bảo
thành công trong học tập là khả năng phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí
những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Nếu rèn luyện cho học sinh có phương
pháp, kĩ năng, thói quen tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đã học vào
những tình huống mới, biết tự lực phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề
gặp phải trong thực tiễn thì sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy tìm năng
vốn có trong mỗi người. Làm được như vậy thì không những kết quả học tập
được nâng lên mà các em còn được chuẩn bị để tiếp tục tự học khi vào đời, dễ
dàng thích ứng với cuộc sống, công tác, lao động trong xã hội.
Như chúng ta đã biết, nguồn gốc của tích cực là nhu cầu. Khi học sinh có
nhu cầu thì các em sẽ tự giác tìm kiếm tri thức. Đối với học sinh, tính tích cực
bên trong thường nảy sinh do những tác động từ bên ngoài. Giáo viên phải tạo ra


hàng loạt các mâu thuẩn, khéo léo lôi cuốn, hấp dẫn học sinh để các em tự ý thức
tiếp nhận và tìm tòi cách giải quyết.
Để đạt được yêu cầu này, đòi hỏi người giáo viên ngoài sự khéo léo kết
hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, hình thức dạy học, sử dụng các phương tiện
dạy học tạo cho học sinh luôn luôn có hứng thú, nhu cầu trong học tập còn phải
nắm bắt được tâm sinh lí, trình độ của mỗi học sinh để động viên, khích lệ kịp
thời. Giáo viên thường xuyên tổ chức luyện tập giúp các em từng bước tiếp cận
với cách học mới: biết đặt câu hỏi thắc mắc tranh luận; biết trình bày, lí giải sự
việc và biết hợp tác với các bạn trong nhóm để khám phá, lĩnh hội kiến thức.


2
Trong Luật Giáo dục, khoản 2, điều 28 đã ghi: “Phương pháp giáo dục
phổ thông là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh? Đây chính là nhiệm vụ hết sức nặng nề của người thầy hiện nay. Tính
tích cực học tập thường được biểu hiện như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo
viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, nêu thắc mắc hay đề nghị giải thích những
vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để nhận thức vấn
đề mới; tập trung chú ý về vấn đề đang học, kiên trì thực hiện các bài tập, không
nản chí trước những khó khăn,…Tính tích cực của học sinh được biểu hiện
thông qua các hoạt động. Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên
quan mật thiết với động cơ học tập. Động cơ học tập tạo ra hứng thú. Hứng thú
là tiền đề của tính tự giác. Hứng thú và tính tự giác là những yếu tố quan trọng
tạo nên tính tích cực.
Tính tích cực học tập của học sinh phải đi từ cấp độ thấp lên cao, từ bắt
chước (cố gắng làm theo mẫu, hành động của thầy, bạn) đến tìm tòi (độc lập giải

quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau) và đến sáng tạo (tìm
cách giải quyết mới độc đáo, hữu hiệu).
Người ta thống kê rằng: nếu chỉ có đọc thì người học chỉ nhớ được 10%,
chỉ có nghe thôi thì khả năng tiếp thu được 20%, cả nghe và nhìn tiếp thu được
50%, nếu được trình bày thì khả năng nhớ có thể lên đến 70%. Đặc biệt, nếu
được kết hợp cả nghe, đọc, nghiên cứu, tự trình bày thì mức độ nhớ lên đến 90%
(Tài liệu: Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học của BGD&ĐT).
Vậy hướng dẫn học sinh biết cách đặt câu hỏi tranh luận; biết trình bày, lí
giải vấn đề và biết phát huy vai trò của mỗi cá nhân khi tham gia học nhóm là
nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
III/ Mục tiêu, chương trình môn Toán Tiểu học:
1. Mục tiêu:
- Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số,
số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn
giản.
- Hình thành các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều
ứng dụng thiết thực trong đời sống.
- Bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn
đạt đúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần
giũ trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; chăm học và hứng thú học tập
toán; hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa
học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.


3
(Mục tiêu riêng của từng khối lớp giáo viên tự nghiên cứu)
2. Chương trình: Chương trình môn toán tiểu học gồm 2 giai đoạn:
a. Giai đoạn 1: (lớp 1. 2. 3) học tập cơ bản.
b. Giai đoạn 2: (lớp 4. 5) học tập sâu:
- Thu gọn việc dạy số tự nhiên chủ yếu ở các lớp 1, 2, 3. Kĩ năng thực hiện

4 phép tính với số tự nhiên được rèn luyện chủ yếu ở giai đoạn 1.
- Dành thời gian chủ yếu của lớp 4 để dạy học sâu hơn, tổng kết về số tự
nhiên, dạy học phân số và 4 phép tính về phân số.
- Dành thời gian chủ yếu của lớp 5 để dạy học số thập phân, 4 phép tính về
số thập phân, tính phần trăm và tổng ôn tập cuối cấp học.
- Quán triệt quan điểm của toán học hiện đại trong quá trình dạy học toán
tiểu học, đặc biệt khi dạy học về số tự nhiên, phân số, số thập phân
IV/ Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp dạy học trong tiết học “bài mới”:
1.1 Tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học:
Ví dụ: Khi dạy bài “11 trừ đi một số” (lớp 2). Giáo viên hướng dẫn học
sinh sử dụng bó que tính rời để HS tự nêu và giải quyết vấn đề. Chẳng hạn: Có 1
bó 1 chục que tính và 1 que tính rời tức là có 11 que tính, lấy bớt đi 5 que tính.
Hỏi còn lại mấy que tính? (tức 11-5). Rồi cho học sinh tự thao tác trên các que
tính để tự học sinh nêu và làm được. Học sinh có thể làm: để bớt 5 que tính lúc
đầu bớt 1 que tính rời (11-1=10), sau đó phải tháo bỏ que tính để bớt tiếp 4 que
tính nữa, còn lại 6 que tính (10 – 4 = 6). Như vậy 11- 5 = 6. Học sinh có thể nêu
cách khác, điều quan trọng là học sinh tự tìm ra được 11- 5 = 6. Tương tự như
trên cho học sinh tự tìm kết quả của các phép trừ còn lại: 11- 2, 11- 3, 11- 4, 116,….11- 8. 11- 9.
Ví dụ: Bài Phân số và phép chia số tự nhiên (lớp 4)
Trước khi làm quen với khái niệm phân số, HS đã biết rằng trong phạm vi
các số tự nhiên, phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) không
phải lúc nào cũng thực hiện được. Nhưng khi gặp tình huống: “Chia đều 3 cái
bánh cho 4 em”. Đây là tình huống có vấn đề.
Giáo viên giúp HS nhận thấy, có thể thực hiện theo cách “chia phần” thực
tế: “Chia mỗi cái bánh thành 4 phần bằng nhau rồi chia cho mỗi em một phần,
tức là một phần tư cái bánh. Sau 3 lần chia bánh như thế, mỗi em được 3 phần,
tức là ba phần tư cái bánh”. Nhìn dưới góc độ tính toán số học thì trên thực tế ta
đã thực hiện được phép chia 3 : 4. Như thế, vấn đề đặt ra là phải thừa nhận rằng
phép chia 3 : 4 có ý nghĩa và được biểu thị bởi phân số 3/4 (3:4 = 3/4). Lúc này

trong tư duy HS khái niệm phân số được chấp nhận như một cấu trúc mới và như
thế các em đã giải quyết được vấn đề của bài học.
1.2 Tự chiếm lĩnh kiến thức mơí: (phải qua thực hành)


4
Ví dụ: Sau khi học sinh đã tự tìm được kết quả của các phép trừ nêu ở ví dụ
trên, giáo viên tổ chức cho học sinh ghi nhớ các công thức đó (11 trừ đi một số)
bằng nhiều hình thức khác nhau. Cho dù HS đã thuộc lòng (nói và viết ngay
được công thức đó) thì cũng chỉ là bước đầu chiếm lĩnh được kiến thức mới đó.
Phải qua thực hành vận dụng kiến thức mới đó để giải quyết các vấn đề trong
học tập và đời sống thì mới có thể khẳng định HS đã tự chiếm lĩnh được kiến
thức mới như thế nào và đạt đến mức độ nào. Vì vậy sau khi đã thuộc bài mới,
HS phải tự làm được các bài tập trong sách giáo khoa.
Tóm lại: Qui trình giúp học sinh tự phát hiện và tự chiếm lĩnh kiến thức mới:
- Từ tình huống có thực trong đời sống (Thể hiện trong tranh, hình vẽ, mô
hình, mô tả bằng lời) nêu được vấn đề cần giải quyết (Dưới dạng câu hỏi, bài
toán)
- Giải quyết vấn đề đó sẽ góp phần tìm ra kiến thức mới.
- Xây dựng rồi ghi nhớ và vận dụng kiến thức mới đó và giải quyết các tình
huống khác nhau trong thực hành sẽ chiếm lĩnh kiến thức mới một cách chắn
chắc, bền vững.
1.3Thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học.
a. Thường xuyên phải huy động kiến thức đã học để phát hiện và chiếm lĩnh
kiến thức mới.
Ví dụ 1: Khi dạy các phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 (lớp 2), chương
trình đã cấu tạo từng bộ 3 bài học dạng 9 + 5, 29 + 5, 49 + 25 để học sinh vận
dụng ngay kiến thức của tiết trước trong tiết học tiếp liền. Ở mỗi tiết học này,
cũng phải yêu cầu học sinh huy động các kiến thức đã học ở lớp 1 để tự phát
hiện nội dung mới. Chẳng hạn: Khi học 9 + 5 = ? HS phải huy động các kiến

thức đã học như: 9 + 1=10, 10 + 4 = 14, cách viết phép cộng theo hàng ngang và
theo cột dọc:
Ví dụ 2: Bài Diện tích hình tam giác (lớp 5).
Giáo viên phải giúp HS huy động được kiến thức về chiều cao, cạnh đáy
hình tam giác; các em nhận dạng được đường cao, cạnh đáy thì mới thực hành
cắt ghép hình được.
b. Đặt kiến thức mới trong mối quan hệ với các kiến thức đã học.
Ví dụ 1: Khi dạy các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, mỗi công thức cần
ghi nhớ đều được đặt trong mối quan hệ với các kiến thức đã học. Chẳng hạn;
11- 9, cần được đặt trong mối quan hệ với phép cộng 9 + 2=11 và cách tìm một
số hạng khi biết tổng và số hạng kia: 9 = 11- 2; 2 = 11- 9. Đồng thời khi sử dụng
các đồ dùng học tập để tìm ra 11- 9 = 2.
Hoặc khi hình thành các bảng chia ở lớp 2, lớp 3 cũng thực hiện tương tự.
1.4 Giúp học sinh thực hành, rèn luyện cách diễn đạt thông tin bằng lời,
bằng ký hiệu.


5
Trong quá trình dạy học toán phải quan tâm đúng mực đến việc rèn luyện cho
học sinh cách diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, vừa đủ nội dung của thông tin bằng lời
hoặc bằng ký hiệu, sơ đồ.
2. Đổi mới phương phápdạy học trong tiết “luyện tập, thực hành”
Nhiệm vụ chủ yếu nhất của việc dạy các tiết luyện tập, thực hành là củng
cố các kiến thức cơ bản của chương trình và rèn luyện các năng lực thực hành,
giúp học sinh nhận ra rằng: Học không chỉ để biết mà còn học để làm, để vận
dụng.
Khi dạy thực hành, luyện tập cần chú ý:
2.1 Giúp mọi học sinh đều tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập theo
khả năng của mình bằng cách:
- Tổ chức cho mọi học sinh làm các “bài tập cần làm” theo thứ tự trong sách

giáo khoa (hoặc do giáo viên sắp xếp), không tự ý lướt qua hoặc bỏ qua bài tập
cho là dễ.
- Không nên bắt học sinh chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. Sau mỗi bài,
học sinh nên tự kiểm tra hoặc nhờ giáo viên tự kiểm tra rồi chuyển sang làm bài
tiếp theo.
- Trong một tiết học phải chấp nhận có học sinh làm được nhiều bài hơn học
sinh khác. Giáo viên phải có kế hoạch giúp học sinh còn yếu về phương pháp
làm bài và nên giúp học sinh khá, giỏi làm được nhiều bài tập càng tốt, giúp học
sinh khai thác các nội dung còn tìm ẩn trong các bài tập.
2.2 Tạo ra sự hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh:
- Khi cần, có thể cho học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ hoặc trong cả
lớp về cách giải một bài tập. Nên khuyến khích học sinh bình luận, nêu thắc mắc
về cách giải của bạn, tự rút ra kinh nghiệm trong quá trình trao đổi ý kiến của
nhóm, ở lớp.
- Tạo điều kiện cho HS hỗ trợ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh trong lớp,
trong nhóm (hình thức tích cực) góp phần giúp học sinh tự tin hơn vào khả năng
của bản thân, tự rút ra cách học cho bản thân mình.
2.3 Khuyến khích học sinh tự đánh giá kết quả thực hành, luyện tập.
- Tập cho học sinh có thói quen làm xong bài nào cũng phải tự kiểm tra xem
có nhầm, làm sai không.
- Khuyến khích học sinh tự đánh giá bài làm của mình, bài làm của bạn và tự
nói ra những sai sót của mình, của bạn sau khi tự đánh giá.
2.4. Giúp học sinh nhận ra kiến thức cơ bản của bài học trong sự đa dạng và
phong phú của các bài thực hành, luyện tập.
- Các bài thực hành, luyện tập thường có nhiều dạng và có các mức độ khác
nhau. Nếu học sinh tự nhận ra được kiến thức cơ bản đã học trong các mối quan
hệ mới của bài thực hành, luyện tập thì học sinh sẽ biết cách vận dụng các kiến
thức cơ bản đã học để làm bài. Giáo viên không nên làm thay hoặc chỉ dẫn quá



6
chi tiết mà nên giúp học sinh biết cách phân tích bài toán để tự học sinh phải biết
sử dụng các kiến thức nào trong các kiến thức đã học khi giải quyết từng vấn đề
của bài toán.
2.5 Tập cho học sinh có thói quen không thỏa mãn với bài làm của mình với
cách giải đã có sẳn.
- Sau khi mỗi tiết luyện tập, thực hành giáo viên nên tạo cho học sinh niềm
vui và niềm tin vì đã hoàn thành công việc đựơc giao và đã được những tiến độ
nhất định trong học tập bằng khuyến khích, bằng nêu gương…
- Tập cho học sinh có thói quen và phương pháp tìm được cách giải tốt nhất
cho bài làm của mình. Hãy động viên học sinh cố gắng tìm phương án tối ưu cho
cách giải của mình.
- Không được yêu cầu làm thêm bài tập ngoài SGK, nhất là bài tập “nâng
cao” cho học sinh cả lớp.
- Các giải pháp “nâng cao” để phát triển tư duy cho học sinh khá giỏi:
- Tạo điều kiện cho học sinh làm hết các bài tập còn lại ngoài các “bài tập cần
làm” trong SGK.
- Sử dụng triệt để “Phiếu bài tập” theo hướng “cá thể hóa”, tổ chức cho mỗi
học sinh được tự tìm hiểu, tự chiếm lĩnh kiến thức (như đã nêu ở trên)
- Tận dụng các bài tập “mở” khai thác kiến thức ngay trong SGK, tìm ra các
phương án giải khác nhau, rồi tự đánh giá, lựa chọn giải pháp “tối ưu” nhất.
- Tăng cường dạy học sinh “phương pháp suy nghĩ” “phương pháp tự học”
3) Các hình thức tổ chức dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
a. Dạy học toán trên phiếu học tập, thường có 3 dạng: phiếu học, phiếu thực
hành, phiếu kiểm tra (thể hiện trong SGK và bài tập thực hành toán)
b. Dạy học toán với “Bộ đồ dùng học toán” (Được trang bị bắt buộc cho mỗi
học sinh ở khối 1,2,3)
c. Dạy học toán kết hợp với các “ trò chơi học toán”
Đối với học sinh lớp tiểu học, chơi cũng là một nhu cầu không thể thiếu
được. Vì vậy việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học toán là hết sức cần

thiết và có ích. Trò chơi học toán có tác dụng giúp học sinh:
- Thay đổi động hình, chống mệt mỏi
- Tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học.
- Phát triển hứng thú, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận. Khi
chơi, trẻ tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả mà không
nghĩ là mình đang học. Sự khô khan của giờ học toán sẽ được giảm nhẹ, quá
trình học tập diễn ra một cách tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn.
Trò chơi học toán là phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học toán ở tiểu học, nhằm phát huy tính tích cực, độc
lập, sáng tạo của học sinh.
Khi thiết kế tổ chức các trò chơi học toán phải đảm bảo các yêu cầu:


7
- Mỗi trò chơi học toán phải góp phần vào thực hiện vào mục tiêu dạy học.
- Phải được chuẩn bị chu đáo và phù hợp với đối tượng học sinh. Học sinh
phải hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách thức tổ chức trò chơi.
- Phải tổ chức sao cho tất cả học sinh trong nhóm đều được tham gia một
cách tích cực, độc lập.
- Không để thời gian chơi kéo dài, ảnh hưởng đến giờ học hoặc làm trẻ mất đi
hứng thú, lựa chọn luân phiên hợp lý các trò chơi, tránh làm cho học sinh nhàm
chán.
- Luôn quan tâm, khích lệ, động viên, khuyến khích tinh thần thi đua của mọi
học sinh tham gia nhưng cũng tránh làm lúng túng cho học sinh không hoàn
thành nhiệm vụ.
Mỗi trò chơi học toán thường được trình bày dưới dạng: Tên của trò chơi.
Mục đích, chuẩn bị, cách chơit thường tổ chức theo nhóm ở ngay trong lớp học
với thời gian không quá 5 phút. Giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cách chơi ( Vừa
hướng dẫn vừa thực hành), các nhóm học sinh tự đánh giá, giam sát lẫn nhau.
Trong thực tiễn dạy học, trò chơi học toán phần lớn được xem như là thủ pháp,

biện pháp củng cố kiến thức mà học sinh vừa học trong tiết học.
Tuy nhiên “trò chơi học toán” không bắt buộc phải có ở mọi tiết học toán
càng không nhất thiết cứ sau mỗi tiết học là phải đến phần “trò chơi”. Giáo viên
cần linh hoạt tổ chức “trò chơi” xen trong các khâu của tiết học hoặc ở tiết cuối
học hoặc sau một số tiết học, cốt sao “trò chơi toán học” phát huy được hiệu quả
và đúng yêu cầu mức độ.
V/ Giúp học sinh biết tự đặt câu hỏi để khám phá bài học.
Trong mỗi tiết dạy, sau khi học sinh trình bày xong, giáo viên cần tạo cơ
hội để học sinh đó mời các bạn nhận xét và nêu câu hỏi thắc mắc, tranh luận.
Ví dụ 3: Điền dấu (>,<,=): 2m2 9dm2 > 29dm2
Học sinh A: "Mời các bạn nhận xét bài làm của mình"
Học sinh B: (thông thường) "Bài bạn làm đúng rồi!"
Trường hợp này giáo viên nên gợi mở để Học sinh B đặt câu hỏi: “Vì sao
bạn điền dấu >?”
Học sinh A: “Mình thấy 2m 2 = 200dm2 và thêm 9dm2 là 209 dm2 nên điền
dấu > là đúng”. (Học sinh có thể lí giải nhiều cách)
Như vậy, giáo viên không cần nói gì thêm nhưng cả lớp vẫn hiểu được và
hiểu được nhiều cách. Bản thân em học sinh A sẽ khắc sâu kiến thức hơn.
Tuy nhiên, trong thời gian đầu, do nhận thức của học sinh tiểu học có hạn
nên rất nhiều em hỏi đáp ngô nghê, buồn cười,...
Để khắc phục tình trạng đó, giáo viên nên đưa ra nhiều ví dụ để các em
nhận dạng: khi nào cần nhận xét đúng/sai, khi nào cần đặt câu hỏi để tạo điều
kiện cho bạn trình bày, giải đáp và khi nào cần tranh luận để tìm nhiều hướng
giải quyết sự việc, hiện tượng tránh rập khuôn, máy móc. Cụ thể:


8
* Trường hợp 1: Không đặt câu hỏi, chỉ nhận xét đúng/sai và bổ sung:
Đó là những nội dung đã rõ ràng, tường minh, không có tính suy luận hoặc
tranh ảnh, sách giáo khoa đã thể hiện đầy đủ. Ví dụ:

- Toán lớp 2: 25 + 37 = 82 (Không nên hỏi “Vì sao đúng? vì sao sai?”)
* Trường hợp 2: Cần nêu câu hỏi để có cơ hội trình bày, lí giải: Đó là
những nội dung học có ngầm chứa ý cần giải thích, làm rõ để củng cố kiến thức
đã học hay huy động vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh. Ví dụ:
- Toán lớp 3: X – 25 = 10
X = 10 + 25 = 35.
Trường hợp này, nhằm củng cố kiến thức nên gợi ý để học sinh nêu: “Dựa
vào đâu bạn làm X = 10 + 15 = 35?”. “Mình dựa vào quy tắc: số bị trừ bằng hiệu
cộng với số trừ.”
- Toán lớp 5: 0, 05 =

5
100

Trường hợp này, nhằm khắc sâu kiến thức nên gợi ý để học sinh hỏi: “Vì
sao bạn biết 0,05 =

5
5
?”. “Vì Chữ số 5 nằm ở hàng phần trăm nên nó bằng
.”
100
100

* Trường hợp 3: Cần tranh luận để làm rõ vấn đề và tìm nhiều hướng giải
quyết khác nhau. Ví dụ:
- Toán 3: Một kho thóc có 4720 kg muối, lần đầu chuyển đi 2000kg muối,
lần sau chuyển đi 1700kg muối. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kilôgam muối?
Học sinh A trình bày: Số muối còn lại sau khi chuyển lần đầu:
4720 – 2000 = 2720 (kg)

Số muối còn lại trong kho:
2720 – 1700 = 1020 (kg)
Đáp số: 1020kg muối.
Để rèn kĩ năng suy luận, cần cho các em tranh luận, chẳng hạn như: “Đáp
số của mình giống bạn nhưng không tính như bạn. Mình tính số muối chuyển đi
cả hai lần rồi mới tính số muối còn lại. Đề nghị bạn giải thích cách làm của bạn.”
“Mình lấy số muối có trong kho trừ đi số muối chuyển lần đầu, sau đó trừ tiếp số
muối chuyển lần sau là tính được số muối còn lại trong kho.”
- Toán 5: 6m 5cm = 6,05m.
Để học sinh hiểu được có nhiều cách lí giải và chọn cách lí giải hay nhất
nên cho các em trao đổi: “Đề nghị bạn giải thích cách làm.” Có thể mỗi em hiểu
khác nhau nên có cách lí giải khác nhau, chẳng hạn: “Vì đổi ra đơn vị mét nên
6m là phần nguyên còn 5cm bằng năm phần trăm của mét nên kết quả là 6,05m.
Bạn nào có cách giải thích khác?” Học sinh khác có thể nêu: “Mình thấy 6m là
phần nguyên, tiếp đến dm không có mình ghi 0, rồi đến 5cm.” hoặc “Mình thấy
6m 5cm bằng 605cm. Vậy chữ số 5 là xăng-ti-mét, chữ số 0 là đề-xi-mét, chữ số
6 là mét nên mình đặt dấu phẩy liền sau chữ số 6.”,…Sau tranh luận, giáo viên


9
nên hỏi học sinh cách nào hay, chặt chẽ nhất rồi kết luận (Trường hợp đầu tiên là
hợp lí, chặt chẽ nhất).
VI/ Kết luận:
Trên đây là một số nội dung, phương pháp dạy học toán ở tiểu học do nhà
trường sưu tầm và biên soạn. Đề nghị giáo viên các lớp triển khai thực hiện hiệu
quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Lãnh đạo trường, tổ chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra, giám sát, điều
chỉnh việc thực hiện.
Tiên An, ngày 7 tháng 2 năm 2013




×