Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu luận Giáo dục học so sánh: Chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên ở Phần Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.33 KB, 21 trang )

Chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên ở Phần Lan
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực
quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để
tạo ra và phát huy lợi thế cạnh tranh quốc tế của Việt Nam về nguồn lực con người
trong quá trình toàn cầu hoá. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, của hệ thống chính trị
xã hội, của toàn dân, trong đó các nhà giáo là những người trực tiếp thực hiện và giữ
vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục. Tổ chức Văn hoá và giáo dục của
Liên hợp quốc (UNESCO) cũng đã khuyến cáo rằng mọi cuộc cải cách giáo dục đều
bắt đầu từ người giáo viên.
Qua việc nghiên cứu nền giáo dục của các quốc gia trên thế giới ta có thể xem xét,
học hỏi những điều hay, những kinh nghiệm quý báu và áp dụng một cách thích hợp
vào thực tế nền giáo dục Việt Nam nhằm đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, trong đó có vấn đề về đội ngũ giáo viên
đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giáo dục (sau 2015), vấn đề nghiên
cứu các mô hình, kinh nghiệm của Phần Lan về “chính sách đào tạo và sử dụng hiệu
quả đội ngũ giáo viên” là một việc cần thiết trong bối cảnh hiện nay, qua đó Việt Nam
có thể học tập kinh nghiệm và vận dụng vào điều kiện cụ thể của đất nước.
PHẦN II: NỘI DUNG
2.1. Khái quát chung về đất nước Phần Lan
Phần Lan tên chính thức là Cộng hòa Phần Lan, nằm trong khu vực Bắc Âu, phía
Đông và Đông Nam giáp Nga, phía Bắc giáp Na Uy, phía Tây giáp Thuỵ Điển, phía
Nam và Tây Nam là vịnh Phần Lan, biển Baltic và vịnh Bothnia. Thủ đô: Helsinki.
Diện tích: 338.145 km2, rừng chiếm 69%, đất canh tác 8%.
Dân số: 5,8 triệu người(6/2009). Ngôn ngữ: 91,6% số dân có tiếng Phần Lan là tiếng
mẹ đẻ; 5,5% có tiếng Thuỵ Điển; tiếng Sami là tiếng mẹ đẻ của khoảng 1.700 người.
Phần Lan từng là một phần của Thụy Điển và từ năm 1809 là khu vực tự trị thuộc
đế quốc Nga. Đến năm 1917, Phần Lan chính thức trở thành quốc gia độc lập.
1


Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên ở Phần Lan
Theo các nghiên cứu hiện nay về các chỉ số quân sự, chính trị, kinh tế, xã họi, Phần
Lan được đánh giá là quốc gia ổn định thế giới. Phần Lan là một trong nhữn quốc gia
hàng đàu về chă sóc y tế, chế tạo công nghệ cao, mức tăng trưởng GDP và bảo vệ
nhân quyền.
Hiện nay nền giáo dục Phần Lan luôn được xếp nhòm hàng đầu thế giới. Theo
chương trình đánh giá sinh viên quốc tê(PISA), năm 2000, học sinh Phần Lan sđứng
đầu tuyeetk đối về kỹ nămng đọc hiểu và trong nhóm đứng đầu về Toán vầ khoa học tự
nhiên. Năm 2003, Phần Lan đứng sau Hàn Quốc về giải quyết tình huống. Năm 2006,
học sinh Phần Lan lại vươn lên các quốc gia trong khối hợp tác phát triển kinh
tế(OECD) gồm 57 quốc gia để đứng đầu trong cuộc điều tra giáo dục PISA. Về giáo
dục đại học, Phần Lan được diễn đàn kinh tế thế giới(WEF) xếp dẫn đầu thế giới về số
lượng tuyển sinh và chất lượng xếp thứ hai về Toán và giáo dục khoa học.
Ngoài thành tích đứng đầu các bảng xếp hạng, có một số đánh giá trong báo cáo của
OECD đã gây được sự chú ý chuyên gia giáo dục thế giớ và những tiêu chí rất khó
vượt qua đối với các nước:
Thứ nhất, trong tất cả các môn thi, sự chênh lệch trình độ giữa các sinh viên Phần
Lan (giữa học sinh kém nhất và học sinh giỏi nhất) là nhỏ nhất so với các nước OECD.
Nói cách khác trình độ học sinh Phần La đồng đều nhất.
Thứ hai, sự khác biệt về trình độ giữa các trường dự thi là rất nhỏ-sự chênh lệch giữa
trường giỏi nhất và trường kém nhất chỉ 5%.
Thứ ba, danh tiếng của trường không ảnh hưởng đến kết quả thi cử. Trong khi ở các
nước khác, học sinh ở trường có tiếng, trường chuyên, trường ở các thành phố lớn thì
kết quả thi của học sinh trường đó thường cao hơn ở các trường ít danh tiếng và
trường ở tỉnh, huyện.
Thứ tư, hoàn cảnh gia đình không ảnh hưởng đến trình độ của học sinh.
Thứ năm, số giờ học ở trường của học sinh Phần Lan ít hơn nhiều so với mức trung

bình của các nước OECD.
Hệ thống giáo dục hiện nay chủ yếu dựa trên những cải cách từ những năm 1970,
theo đó hệ thống giáo dục từ trung học được chia thành hai loại hình song song và liên
thông là giáo dục chuyên đề học vấn và giáo dục hướng nghiệp. Tôn giáo là một phần
2
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên ở Phần Lan
trong chương trình học ở Phần Lan. Tất cả học sinh đều học về tôn giáo. Các học sinh
không theo tô giáo nào thì được tham gia một khóa học về triết lý cuộc sống.
2.2. Cơ cấu quản lý giáo dục Phần Lan
Bộ Giáo dục là cơ quan quản lý giáo dục cao nhất ở Phần Lan. Chính sách giáo
dục của Phần Lan hướng tới sự linh hoạt trong quản lý. Quản lý giáo dục chủ yếu dựa
vào nguyên tắc phân quyền và hỗ trợ. Các hướng dẫn và chỉ đạo từ Trung ương được
đưa ra ở cấp quản lý Trung ương nhưng việc tiến hành các chuẩn đó lại do cấp địa
phương. Chính phủ, Bộ Giáo dục và Hội đồng quốc gia về giáo dục của Phần Lan chịu
trách nhiệm tiến hành chính sách giáo dục ở cấp quản lý Trung ương. Chính phủ và Bộ
Giáo dục đưa ra các quyết định về hệ thống giáo dục, về việc thành lập các cơ sở giáo
dục trung học, cao đẳng, đại học, đưa ra định mức, chỉ tiêu cho từng khu vực và từng
vùng đối với giáo dục hướng nghiệp.
Hội đồng giáo dục quốc gia của Phần Lan quản lý việc phát triển các mục tiêu giáo
dục, quản lý nội dung và phương pháp phù hợp với định hướng của Bộ giáo dục. Hội
đồng giáo dục đề ra và thông qua chương trình quốc gia cho giáo dục cơ bản; giáo dục
trun g học phổ thông đại trà; đào tạo hướng nghiệp và tiến hành đánh giá kết quả học
tập.
Cùng với Bộ Giáo dục, còn có các cơ quan, tổ chức chuyên biệt hỗ trợ hoạt động,
như Hội đồng giáo dục cho người trưởng thành, Hội đồng đánh giá giáo dục cao đẳng,
đại học, Ủy ban giáo dục, đào tạo hướng nghiệp và hội đồng tư vấn thanh niên. Những
cơ quan chuyên môn này hỗ trợ Bộ Giáo dục trog những vấn đề thuộc chuyên môn của

mình cũng như đánh giá lĩnh vực giáo dục của chính mình. Những lĩnh vực giáo dục
lớn, ngoài phạm vi của Bộ Giáo dục là: Chương trình chăm sóc trẻ em(Bộ Y tế và xã
hội); đào tạo quân sự(Bộ Quốc phòng) và đào tạo cảnh sát, biên phòng và cứu hỏa(Bộ
Nội vụ).
Để quản lý theo vùng, Phầ Lan được chia thành 6 tỉnh. Mỗi tỉnh có một cơ quan
quản lý, trong đó, sở giáo dục và văn hóa chịu trách nhiệm về các vấn đề giáo dục và
văn hóa. Trong những năm qua trách nhiệm của chính quyền tỉnh đã giảm đi nhiều; chỉ
còn quản lý về hệ thống tuyển sinh quốc gia trong tỉnh(đến cuối 2007) và phân bổ các
khoản trợ cấp nhà nước đặc biệt. Quản lý ở địa phương có quyền tự chủ cao trong điều
3
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên ở Phần Lan
hành và có quyền thu thuế. Cơ quan quản lý địa phương có vai trò và trách nhiệm lớn
trong việc lập kế hoạch, sắp xếp và đánh giá các chương trình. Khoảng 60% các cơ sở
giáo dục do các hội đồng địa phương điều hành(thường là hai hoặc nhiều hơn các hội
đồng kết hợp).
Trách nhiệm trong việc cấp kinh phí cho hoạt động giáo dục và xây dựng trường được
chia ra giữa Chính phủ và chính quyền địa phương hoặc các nhà cung cấp giáo dục. Tỷ
lệ trợ cấp Chính phủ phụ thuộc vào nguồn thu thuế ở địa phương. Trợ cấp của Nhà
nước cho đầu tư giáo dục là từ 25% đến 50% chi phí theo tính toán. Các tiêu chí cấp
kinh phí được xác định theo số lượng học sinh hoặc chỉ số về hiệu quả hoạt động và
theo định giá của đơn vị trên một chỉ số do Bộ Giáo dục ban hành. Các trường đại học
được cung cấp tài chính trực tiếp từ nguồn ngân sách Nhà nước. Lương của giáo viên
do trường hoặc nhà cung cấp giáo dục trả, thường là Hội đồng địa phương. Trợ cấp của
chính phủ vẫn áp dụng cho các trường do tư nhân điều hành.
2.3. Khái quát hệ thống giáo dục Phần Lan
2.3.1.Giáo dục cơ bản
Giáo dục phổ thông của Phần lan gồm 9 năm học bắt buộc ở hệ thống trường học

toàn diện và 3 năm học không bắt buộc ở trường THPT hoặc trường nghề. Trước khi
vào lớp 1, trẻ em được gửi đến các trung tâm chăm sóc trẻ và học sinh 6 tuổi học một
năm dự bị tiểu học. Học sinh chính thức vào lớp vào lúc 7 tuổi. Tương tự như ở các
trường tiểu học ở Việt Nam, trong 6 năm đầu học sinh Phần Lan ở mỗi lớp chỉ học với
một giáo viên dạy tất cả các môn học. Ba năm tiếp theo, học sinh học các môn học
khác nhau với các giáo viên bộ môn khác nhau.
Ở trường học toàn diện, học sinh chưa có quyền lựa chọn mà phải học các môn do
Bộ giáo dục quy định. Tuy nhiên, do ngoại ngữ được xem là kỹ năng cơ bản nhất, bắt
đầu từ lớp 3(10 tuổi), học sinh được quyền lựa chọn học tiếng Thụy Điển hoặc tiếng
Anh. Vào lớp 7(14 tuổi) nhọc sinh bắt buộc phải lựa chọn một ngôn ngữ thứ 3(nếu đã
chọn tiếng Anh thì bắt buộc phải chọn tiếng Thụy Điển hoặc ngược lại). Như vậy, hết
chương trình bắt buộc(17 tuổi), học sinh đa thạo 3 thứ tiếng là Phần Lan, Thụy Điển và
tiến Anh. Hoàn thành chương trình giáo dục cơ bản 9 năm, học sinh có được trình độ
như nhau, nhưng bước đầu đã có sự phân loại về năng khiếu.
4
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên ở Phần Lan
Hệ thống toàn diện: Bảo đảm cho học sinh ngoài kiến thức cơ bản, học sinh được học
các kỹ năng đẻ áp dụng vào các kiến thức và thức tế. Ngoài các môn học bắt
buộc(Toán, Lý, Hóa, Khoa học,...) học sinh dần dần được quyền lựa chọn các môn học
phụ.
Vào những năm cuối của giáo dục cơ bản, từ việc thụ động theo học các môn học
bắt buộc, học sinh dần dần được chủ động hơn trong việc lựa chọn các học phần theo
sở thích. Ngoài các học phần bắt buộc theo quy định toàn quốc(Toán, Lý, Hóa, Khoa
học,..), học sinh được tự chọn 20% số giờ học. Một năm học, trong tổng số trung bình
30 học phần, học sinh có thể học 6 học phần tự chọn(như vi tính, thiết kế website, nấu
ăn, thiết kế thời trang, âm nhạc, hội họa, thể thao,...).
Có khoảng 20 học phần tự chọn khác nhau cho mỗi năm học. Hệ thống đã được thiết

kế để học sinh càng học lên cao thì càng nhiều sự lựa chọn.
2.3.2.Giáo dục trung học
Sau khi hoàn thành giáo dục cơ bản, học sinh được quyền chọn lựa giữa trường
THPT và trường nghề. Mặc dù không bắt buộc, phần lớn học sinh đều theo học ở giáo
dục trung học. Trường THPT chuẩn bị cho học sinh vào đại học, cho nên tất cả các
môn học đều hướng đến nghiên cứu tổng quát.Cuối bậc học này,học sinh phải tham gia
một kỳ thi tốt nghiệp toàn quốc, kỳ thi này nhằm phân loại sinh viên vào đai học. Các
trường nghề chủ yếu phát triển năng lực nghề và học sinh phải hoàn thành kỳ thi tốt
nghiệp để vào đại học kỹ thuật (polytechnic).
Giáo dục cơ bản và Giáo dục Trung học được chính quyền địa phương cấp ngân sách
theo phê duyệt của cấp trên dựa trên số lượng học sinh. Học sinh học ở bậc giáo dục cơ
bản và giáo dục trung học rất nhiều quyền lợi. Những quyền lợi quan trọng nhất là chă
sóc y tế và ăn trưa tại trường. Học sinh bậc giáo dục cơ bản còn được cấp sách và đồ
dùng học tập miễn phí, được hưởng dịch vụ xe đưa đón nếu ở xa. Học sinh trung học
phải tự mua sách và đồ dùng học tập.
Ở Phần Lan cũng có trường tư nhưng không được Nhà nước khuyến khích. Việc
thành lập trường tư đòi hỏi phải có quyết định của Hội đồng Nhà nước. Khi thành lập,
các trương tư được cấp ngân sách tương tự như đối với trường công có cùng quy mô.
các trường tư bị cấm thu học phí, phải tuyển sinh trên cơ sở giống như các trường công
5
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên ở Phần Lan
và thêm vào đó, phải cung cấp cho học sinh tất cả các quyền lợi như các học sinh ở
trường công. Chính vì vậy, hầu hết các trường tư hiện nay ở Phần Lan đều là các
trường của các tổ chức tôn giáo.
2.3.3. Giáo dục đại học
Giáo dục bậc đại học ở Phần Lan là miễn phí và tự chọn. Chính phủ tạo điều kiện cho
sinh viên được vay vốn để chi phí cá nhân trong quá trình học tập. Có 2 hệ thống giáo

duc Đại học gồm: Đại học chuyên về học thuật(universities) và Đại học chuyên về kỹ
thuật, bách khoa(polytechnics). Kỳ thi tuyển sinh quốc gia được dùng để tuyển chọn
học sinh vào các trường đại học. Các trường đại học kỹ thuật, bách khoa tập trung chủ
yếu vào những kỹ năng thực hành và ít khi phải nghiên cứu, họ tham gia vào những dự
án phát triển công nghiệp. Ví dụ, ngành bác sĩ sẽ theo học và tốt nghiệp đại học chuyên
về học thuật(universities), trong kho y tá sẽ theo học chuyên về kỹ thuật(polytechnics).
Tuy nhiên, nếu y tá muốn tiếp tục học nâng cao thì vẫn có thể theo học ở các trường
đại học chuyên về học thuật. Chương trình cử nhân thường kéo dài từ 3 đến 4 năm.
Tùy mỗi chương trình nhưng phần lớn sinh viên khi hoàn thành cử nhân có thể tiếp tục
theo học thạc sỹ.
Những cử nhân tốt nghiệp tại các đại học kỹ thuật, bách khoa (polytechnic) có thể
tiếp tục học thạc sỹ tại các đại học chuyên về học thuật(universities). Thời gian chương
trình thạc sỹ thường kéo dài khoảng hai năm và bằng cấp của sinh viên tốt nghiệp thạc
sỹ polytechnic có giá trị tương đương sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành học thuật.
2.4. Những cải cách trong giáo dục Phần Lan
Từ những năm của thập niên 1970, Phần Lan đã chấm dứt hoàn thành việc phân
loại học sinh , thi chuyển cấp và hai hệ thống trường học song song(parallel systemcấp 1 và 2) như Việt Nam và đa số các nước khác để chuyển sang hệ thống trường học
toàn diện(comprehensive schools). Hệ thống này phát triển theo quy mô toàn diện, đảm
bảo cho mọi nghười có cơ hội công bằng trong giáo dục, không phân biệt giới tính, địa
vị xã hội, dân tộc,...theo Hiến pháp. Khi đó, hệ thống trường song song được thay bằng
chương trình giáo dục quốc gia 9 năm cơ bản. Sự đổi mới đã dần dần được công nhận
ở Phần Lan khoảng từ năm 1972 đến năm 1977, bắt đầu từ phía Bắc và kết thúc ở phía
Nam. Trách nhiệm về chương trình giáo dục cơ bản gần như được trao hoàn toàn cho
6
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên ở Phần Lan
chính quyền địa phương, cho những nhà cung cấp giáo dục. Chỉ có một số ít trường
đặc biệt và các trường đại học là do Nhà nước điều hành.

Mỗi quan tâm đến nhu cầu của từng học sinh cũng như sự lựa chọn của học sinh
đều phải được các trường tính tới khi xây dựng chương trình giảng dạy(curriculum),
lựa chọn nội dung, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, phương pháp và các công
cụ đánh giá học sinh. Tất cả những yêu cầu này đòi hỏi phải có một chương trinh giảng
dạy linh hoạt, theo đặc điểm từng trường và do từng giáo viên thiết kế, cùng với việc
giảng dạy phải thực sự vì học sinh và lấy học sinh làm trung tâm, có chế độ tư vấn và
bắt buộc phải có cơ chế giáo viên giúp đỡ các học sinh cá biệt hay yếu kém. Từ đó cho
tới nay, hệ thống được dần hoàn thiện và tới thập niên 1990 áp dụng cho toàn bộ học
sinh trong độ tuổi, kể cả những học sinh khuyết tật hoặc thiểu năng trí tuệ.
Năm 1985, hệ thống xếp nhóm theo trình độ đã bị hủy bỏ và quyền được học cao
lên được mở ra cho tất cả mọi người. Các nhà cung cấp giáo dục ngày càng có nhiều cơ
hội quyết định cách thức tổ chức việc giảng dạy. Mười năm sau, nhiều trường đưa ra
hình thức xếp nhóm học sinh linh hoạt, theo đó, học sinh với các trình độ khác nhau
học theo nhóm của mình. Tuy nhiên, có thể chuyển đổi từ nhóm này sang nhóm khác
ngay cả ở giữa năm học. Khi đánh giá học sinh để cấp bằng tốt nghiệp sẽ áp dụng các
tiêu chí giống nhau, không kể nhóm mà học sinh đó theo học.
Cùng với việc chuyển sang hệ thống giáo dục toàn diện, một thay đổi quan trọng
mang tính quyết định thành công giáo dục Phần Lan hiện nay là việc đào tạo giáo viên
trong hệ thống giáo dục toàn diện chuyển hoàn toàn sang cho các trường đại học.
Trước đó, giáo viên được đào tạo trong trường sư phạm(như ở Việt Nam hiện nay).
Chuyển việc đào tạo giáo viên sang các trường đại học cho phép các khoa trong trường
đại học chọn được những sinh viên chuyên khoa thật xuất sắc nhất, có tâm huyết nhất
để đào tạo trở thành giáo viên. Thay vì tuyển sinh đại trà vào các trường sư phạm, các
chuyên khoa Toán, Lý, Hóa, Sinh, Khoa học,...có điều kiện lựa chọn những sinh viên
xuất sắc nhất để đào tạo trở thành giáo viên đứng lớp, giáo viên bộ môn, giáo viên đặc
biệt hoặc chuyên gia tư vấn. Trên thực tế, chỉ 10% số sinh viên đăng ký được chọn để
học trở thành giáo viên. Thay vì đào tạo tại trường sư phạm, giáo viên được đào tạo tại
khoa đào tạo giáo viên phối hợp với các chuyên khoa trong trường đại học.
7
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV



Chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên ở Phần Lan
Năm 1994, một thay đổi lớn đã được tiến hành nhằm giảm vai trò quản lý Nhà nước
trong việc quyết định nội dung và mục đích giảng dạy. Hội đồng Giáo dục Quốc gia
của Phần lan chỉ đặt ra những mục tiêu và nội dung rất rộng cho hoạt động giảng dạy
các môn học khác nhau. Người cung cấp giáo dục và cuối cùng là các trường tự đặt ra
chương trình học của mình trên cơ sở chương trình học cốt lõi của quốc gia. Trong
những kế hoạch này, có thể xem xét nhu cầu ở địa phương và tận dụng các đặc điểm
đặc biệt của trường. Hệ thống thanh tra trường học chấm dứt. Cơ quan quản lý Nhà
nước trong giáo dục tin tưởng và trao quyền cho những nhà cung cấp giáo dục và giáo
viên nhiều hơn, cũng như trao cho họ quyền quyết định nhiều hơn trong việc lựa chọn
tài liệu giảng dạy tốt nhất hiện có trên thị trường. Quá trình này tạo cơ hội cho cạnh
tranh tự do về tài liệu giảng dạy và phát triển của giáo viên theo chương trình học. Việc
thực hiện các mục tiieu quốc gia được đánh giá một cách có hệ thống thông qua các
khảo sát quốc gia và quốc tế về thành tích học tập.
2.5. Một số nhận định về nền giáo dục Phần Lan, một vài điểm so sánh với giáo
dục Việt Nam
Để một đất nước phát triển văn minh thì giáo dục luôn là nền tảng mà các nhà hoạch
định chính sách hướng đến. Muốn có một nền giáo dục tiên tiến thì một trong
những tiêu chí quan trọng nhất đó là cần phải có đội ngũ giáo viên xuất sắc
nhất.
Các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến đều có những chính sách để đào tạo và thu
hút được đội ngũ giáo viên giỏi nhất. Tại Phần Lan nghề giáo viên được xã hội tôn
trọng và có tính chọn lọc cao, mọi giáo viên đều phải có bằng thạc sỹ.
Ở Phần Lan hiện nay, việc đào tạo giáo viên trong hệ thống giáo dục toàn diện
chuyển hoàn toàn sang cho các trường đại học. Chuyển việc đào tạo giáo viên sang
các trường đại học cho phép các khoa trong trường đại học chọn được những sinh viên
chuyên khoa thật xuất sắc nhất, có tâm huyết nhất để đào tạo trở thành giáo viên. Thay
vì tuyển sinh đại trà vào các trường sư phạm, các chuyên khoa Toán, Lý, Hóa, Sinh,

Khoa học,...có điều kiện lựa chọn những sinh viên xuất sắc nhất để đào tạo trở thành
giáo viên đứng lớp, giáo viên bộ môn, giáo viên đặc biệt hoặc chuyên gia tư vấn. Trên
thực tế, chỉ 10% số sinh viên đăng ký được chọn để học trở thành giáo viên. Thay vì
8
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên ở Phần Lan
đào tạo tại trường sư phạm, giáo viên được đào tạo tại khoa đào tạo giáo viên phối hợp
với các chuyên khoa trong trường đại học.
Ở Phần Lan để trở thành giáo viên phải có bằng thạc sỹ, sinh viên học bằng Cử
nhân (180 tín chỉ), và tiếp tục học Thạc sỹ (120 tín chỉ).
Một tín chỉ theo chuẩn châu Âu tương đương 27 giờ học. Sinh viên sẽ mất khoảng 5
năm để hoàn thành chương trình học 300 tín chỉ này.
Riêng với giáo viên dạy mầm non và tiểu học, chương trình thạc sỹ chỉ có 60 tín chỉ.
Chỉ tiêu sinh viên sư phạm bằng với nhu cầu giáo viên:
Phần Lan chọn lọc kỹ các sinh viên thi vào ngành sư phạm trước khi đào tạo họ và
chỉ tiêu tuyển sinh tương đương với lượng giáo viên thiếu trong ngành. Ngay khi được
tuyển chọn, sinh viên sẽ được Bộ giáo dục thuê và gần như chắc chắn được bảo đảm có
việc làm. Nhờ đó số người được tuyển chọn để đào tạo không nhiều nên chất lượng
đào tạo tốt đồng thời sát nhu cầu tuyển dụng khi tốt nghiệp.
Phần Lan cũng hạn chế chỉ tiêu tuyển sinh viên sư phạm, sao cho cung bằng cầu.
Phần Lan là nơi mà nghề giáo được xã hội kính trọng, dạy học là một nghề cao quý nên
mang tính chọn lọc rất cao.
Ở Việt Nam sinh viên sư phạm nhiều hơn mức nhu cầu giáo viên sẽ khiến cho ngành
nghề sư phạm sẽ mất giá trị trong xã hội khi mà lượng sinh viên sư phạm thất nghiệp
cao.
Hiện nay ở Việt Nam có trên 13 trường chuyên môn đào tạo ngành sư phạm, trên
144 trường có ngành sư phạm. Hầu như các tình thành đều có trường đào tạo giáo viên
từ cấp tiểu học đến THPT. Mấy năm gần đây các trường này có xu hướng phát triển

mở rộng loại hình đào tạo và quy mô số lượng, khiến số lượng sinh viên tốt nghiệp có
xu hướng càng cao, trong khi đó các trường học hiện đang bão hòa đến dư thường giáo
viên. Các trường có ngành sư phạm hiện nay đào tạo chủ yếu theo nguyện vọng của
người học mà không hề biết đến nhu cầu giáo viên của các trường.
Hiện tại Việt Nam có đến hàng chục ngàn giáo viên dư thừa, rất nhiều sinh viên
ngành sư phạm không tìm được việc làm phù hợp, nhiều sở giáo dục và đào tạo tuyên
bố không tuyển giáo viên trong thời gian dài, trong đó có Sở Giáo dục-Đào Thừa Thiên
9
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên ở Phần Lan
Huế. Sinh viên sư phạm thất nghiệp, ngành sư phạm mất đi giá trị trong xã hội, khiến
tâm lý không xem trọng nghề giáo.
Ở Phần Lan, thời gian biểu học ở trường rất ít, chủ yếu là dành thời gian cho việc tự
học, tự nghiên cứu và vui chơi. Thế nhưng, học sinh và sinh viên Phần Lan luôn đứng
đầu thế giới trong các cuộc khảo sát về chất lượng giáo dục và đào tạo theo tiêu chuẩn
quốc tế.
Cách dạy của nền giáo giục Phần Lan đã khiến cho học sinh ngay từ cấp tiểu học
hiểu được rằng học là để có kiến thức, để có năng lực tự tồn tại trong xã hội chứ không
phải học là để thi, để lấy điểm, để có thành tích, để hơn thua với bạn bè. Khi trẻ đã hiểu
được như vậy thì tất nhiên là chúng sẽ có ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện chứ
người lớn không cần phải theo dõi chúng suốt cả ngày. Vả lại, khi học sinh không phải
chịu sức ép về thi cử, về xếp hạng… và giáo viên chỉ có nhiệm vụ biến trường lớp
thành thiên đường của trẻ thì tất nhiên là trẻ sẽ ham thích đến trường chứ không còn sợ
đi học và muốn bỏ học nữa. Còn giáo viên ở Phần Lan được dạy trong một môi trường
giáo dục như thế thì họ hết lòng yêu nghề, yêu trẻ và hết lòng phụng sự nhân dân là
điều tất yếu, vì họ không phải chịu bất cứ sức ép nào, giáo viên có quyền tự chủ rất
cao, được tự quyết định cách giảng dạy, miễn sao đạt được mục tiêu nhà trường đề ra.
Cả giáo viên và học sinh đều có một tâm thế thoải mái, tự do, tự tại như thế thì việc

học sẽ trở nên nhẹ nhàng, thú vị, không cần phải bỏ ra nhiều thời gian để học nhồi nhét
vì chính sự nhồi nhét kiến thức sẽ khiến học sinh cảm thấy sợ học, sợ đến trường.
Đối chiếu với cách dạy, cách học của nền giáo dục Phần Lan, tôi nhận thấy cách dạy,
cách học của nền giáo dục nước ta lại nhiều vấn đề trái ngược. Trong khi ở Phần Lan,
người ta đã đến lúc không coi trọng việc thi cử, điểm số, “thi đua”… thì ở Việt Nam lại
quá coi trọng điểm số, thi cử và thi đua… Nếu mọi công dân ở Phần Lan đều hiểu rằng
việc học là để có kiến thức để làm việc, để có cuộc sống tự lập thì hầu hết người dân ở
nước ta lại quan niệm học là để đi thi, để lấy điểm, để có bằng cấp, còn sau này có làm
được việc gì hay không thì chưa biết, chưa tính đến.
Nếu cách dạy, cách học ở Phần Lan khiến cho giáo viên và học sinh cảm thấy nhẹ
nhàng vì không phải chịu bất kỳ sức ép nào thì cách dạy và học ở nước ta lại khiến cho
cả thầy và trò cảm thấy rất nặng nề, mệt mỏi vì phải chịu quá nhiều sức ép. Đặc biệt là
10
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên ở Phần Lan
các em học sinh phải chịu áp lực rất lớn. Thời gian biểu của một học sinh THPT kín
hết cả tuần: buổi sáng, buổi chiều học ở trường, buổi tối đi học thêm, cả ngày chủ nhật
cũng đi học thêm. Ngoài áp lực về mặt thời gian học, các em còn bị áp lực về chuyện
điểm số, kiểm tra, thi đua; ngày nào cũng bị điểm danh, bị kiểm tra bài cũ tất cả các
môn trong khi các em không có thời gian để tự ôn bài, tự làm các bài tập, tự học,… nên
các em phải đối phó bằng cách chép sách giải, quay cóp khi thi cử. Các em luôn bị cha
mẹ và thầy cô ép học. Người lớn đặt ra chỉ tiêu để bắt các em phải đạt được bằng mọi
giá: cha mẹ đặt ra “chỉ tiêu” các em phải đạt học sinh giỏi, phải đậu đại học, còn nhà
trường thì đặt ra rất nhiều chỉ tiêu. Từ những nguyên nhân này đã dẫn đến việc các em
phải nghĩ cách để đối phó: các em vẫn đến lớp ngồi cho đủ “sĩ số” nhưng không tiếp
thu được tí kiến thức nào cả, đến lúc thi cử, kiểm tra thì quay cóp tài liệu để có điểm
cao. Do việc học và thi cử quá căng thẳng, có nhiều em bỏ học đi lang thang vì sợ phải
đến trường.

Còn giáo viên cũng phải phải chịu nhiều áp lực không kém gì học sinh. Trong một
năm học, giáo viên bị thanh tra về chuyên môn, kiểm tra về sổ sách nhiều lần. Vì căn
cứ vào điểm số và tỷ lệ thi đỗ của học sinh để đánh giá giáo viên nên vô hình trung đã
tạo cho các thầy cô giáo quan niệm: thi sao thì học vậy, dạy vậy, nghĩa là dạy theo kiểu
để học sinh đi thi đạt điểm cao, bài nào có liên quan đến thi cử thì dạy kỹ, ôn đi ôn lại
nhiều lần, còn bài nào không nằm trong phần ôn thi thì giảng qua loa đại khái. Như vậy
là áp lực về chỉ tiêu, về thi đua,… cũng khiến cho giáo viên phải đối phó, giáo viên chỉ
chú tâm vào việc dạy để thi chứ không chú trọng đến việc cung cấp kiến thức thực sự
cho các em, dạy cho các em phương pháp học và các kỹ năng sống cần thiết. Việc dự
giờ, đánh giá và xếp loại... một cách máy móc cũng khiến cho nhiều giáo viên cảm
thấy gò bó, mất hết hứng thú sáng tạo. Có những tiết dạy, giáo viên có sự sáng tạo đã
giúp cho học sinh học tập một cách sôi nổi, hào hứng thì lại bị đánh giá là không đạt
yêu cầu vì không đáp ứng đủ các mục trong tờ phiếu đánh giá (ví dụ như bố trí thời
gian không hợp lý, không kiểm tra bài cũ v.v…). Thế nhưng, có những tiết dạy rất tẻ
nhạt, giáo viên chỉ đơn thuần truyền đạt lại những điều có sẵn trong sách giáo khoa,
không có gì mới mẻ, sáng tạo, không gây được hứng thú học tập cho học sinh… thì lại
được đánh giá là giờ dạy tốt vì đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trong tờ phiếu đánh giá.
11
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên ở Phần Lan
Đến thời buổi này, nền giáo dục của các nước phát triển đã vượt xa nền giáo dục của
chúng ta cả thế kỷ rồi, thế mà đến bây giờ chúng ta vẫn cứ dựa vào những tiêu chí đánh
giá cũ mèm để áp dụng thì thật là lạc hậu; đến nay mà còn dùng cái khái niệm “dạy
cháy giáo án” , “dạy ướt giáo án” để áp dụng trong việc đánh giá giờ dạy của giáo viên
thì thật là vô lý. Tôi đơn cử một ví dụ như thế để thấy rằng ngay cả việc giảng dạy,
giáo viên cũng không được phép tự quyết định cách dạy thì nói gì đến quyền tự chủ.
Bên cạnh áp lực giảng dạy thì giáo viên còn phải chịu áp lực về chuyện sổ sách và thi
đua. Ngoài giáo án ra, giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều loại sổ sách, mặc dù biết chỉ là

hình thức nhưng vẫn phải chuẩn bị đầy đủ để hàng tháng mang lên cho Ban Giám hiệu
kiểm tra. Hằng năm, giáo viên còn phải đăng ký các danh hiệu thi đua, mà đi kèm với
các danh hiệu thi đua đó thì buộc giáo viên phải có sáng kiến kinh nghiệm nên nhiều
giáo viên lại đối phó bằng cách đi xin các đề tài sáng kiến kinh nghiệm của đồng
nghiệp ở trường khác. Thật không hiểu tại sao tất cả mọi người trong ngành giáo dục
đều nhận ra rằng việc kiểm tra, đánh giá, thi đua… của giáo viên và học sinh hiện nay
chỉ là hình thức, chỉ là đối phó với nhau nhưng tại sao nó vẫn được duy trì và tồn tại
năm này qua năm khác không hề thay đổi, thậm chí bệnh hình thức và bệnh thành tích
càng ngày càng trầm trọng hơn.
Qua một vài so sánh giữa hai nền giáo dục trên đây (Phần Lan và Việt Nam), tôi
muốn nói rằng nền giáo dục của Việt Nam chúng ta muốn thoát khỏi những bế tắc hiện
nay thì trước tiên phải biết nhìn ra thế giới, nhìn vào nền giáo dục của các nước phát
triển để tự thấy được mặt hạn chế, lạc hậu trong nền giáo dục của mình để mà khắc
phục. Mà cái cần phải loại bỏ đầu tiên đó là bệnh hình thức, bệnh thành tích trong việc
dạy và học. Vì căn bệnh thành tích đã khiến cho cả giáo viên lẫn học sinh chỉ quan tâm
đến thi cử, điểm số, thi đua, chỉ tiêu v.v… và khiến cho học sinh phải học suốt cả ngày,
phải học thêm học bớt. Muốn loại bỏ bệnh thành tích thì trước tiên chúng ta đừng quá
đặt nặng chuyện thi cử, điểm số, đừng đặt ra chỉ tiêu… vì những cái này sẽ khiến cho
phụ huynh, học sinh và giáo viên ngộ nhận rằng đi học là để thi, để lấy điểm chứ
không phải học để có kiến thức, để làm việc, để làm người! Chừng nào mà chúng ta
còn duy trì cách học nhồi nhét, học sinh không có thời gian để vui chơi, để tự học, tự
nghiên cứu, biết coi trọng kiến thức thực sự và phụ huynh học sinh chưa bỏ được tâm
12
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên ở Phần Lan
lý háo danh thì chừng đó nền giáo dục của chúng ta chưa thể thoát khỏi vòng luẩn
quẩn.
Quan niệm học để làm quan cũng đã ăn sâu vào suy nghĩ của mọi người dân nước ta

từ bao đời nay. Chính quan niệm sai lầm này đã góp phần gia tăng tình trạng thất
nghiệp theo kiểu “thừa thầy thiếu thợ” và sự bất hợp lý trong việc giáo dục và đào tạo
hiện nay. Thế nhưng, tâm lý chung của tất cả các bậc phụ huynh là đều muốn con em
của mình vào học đại học để sau này ra trường “ngồi bàn giấy” chứ không muốn chúng
thi vào trường nghề để sau này trở thành một người thợ lành nghề. Chỉ có ai đã từng ở
vào hoàn cảnh thất nghiệp thì mới có thể hiểu hết được sự vất vả, long đong và hụt
hẫng của những sinh viên khi ra trường không xin được việc hoặc phải làm những
công việc hoàn toàn trái ngược với chuyên ngành mà mình được đào tạo ở đại học. Vì
vậy, chúng ta cũng nên biết “giật mình” bừng tỉnh để thấy được những bất cập trong
giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay.
Thực trạng giáo dục của Việt Nam, một nền giáo dục mà nhiều người thừa nhận là
đã tụt hậu hàng thập kỷ, thậm chí cả thế kỷ so với giáo dục thế giới. Sau đây là một số
so sánh giữa thực tế giáo dục Phần Lan và Việt Nam hiện nay, để từ đó giáo dục Việt
Nam cần thay đổi hướng phát triển như thế nào để tốt hơn.
GIÁO DỤC PHẦN LAN

GIÁO DỤC VIỆT NAM

Phương châm của giáo dục là muốn nhà

Nhà trường là môi trường cạnh tranh, nơi

trường thành thiên đường của trẻ em.

nhồi nhét kiến thức cho học sinh.

Nền giáo dục công bằng, học sinh thành thị
hay nông thôn đều cùng được hưởng giáo
dục như nhau.


Có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông
thôn, giữa trường chuyên lớp chọn.

Ngành giáo dục không đánh giá xếp hạng

Có trường chuyên lớp chọn khiến phụ

các trường. Không có điểm danh, không có

huynh, học sinh có sự phân biệt và thiếu tin

trường chuyên lớp chọn. Giáo viên tự hào về tưởng nếu con em mình không được học tại
ngôi trường mình đang giảng dạy, phụ

một trường điểm hoặc lớp điểm. Hệ quả là

huynh và học sinh tin tưởng ngôi trường vào việc chạy trường dẫn đến tiêu cực trong
giáo viên của mình.

giáo dục.
13

Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên ở Phần Lan
Giáo dục hoàn toàn miễn phí.

Đa số học sinh phải đóng học phí.


Giáo viên từ bậc tiểu học tối thiểu phải có
bằng thạc sỹ, được hưởng lương cao và được Chỉ có giáo viên bậc ĐH mới cần bằng thạc
xã hội xem trọng. Tính chọn lọc giáo viên

sỹ, thu nhập thấp, xã hội ít xem trọng. Tính

rất cao (chưa tới 10% số người đăng ký

chọn lọc chưa cao.

được chọn).
Trước đây việc học thêm dẫn đến tệ nạn học
thêm thì điểm cao, không học thêm thì
Không có khái niệm dạy thêm, học thêm

không được điểm cao. Ngày nay đã cấm
học thêm, nhưng do thu nhập giáo viên thấp
nên vẫn phải dạy ‘chui’.

Giáo viên soạn bài giảng phù hợp từng độ
tuổi.

Bài giảng không phù hợp với từng độ tuổi,
có những bài toán không hợp lý, người lớn
cũng không giải được.

Giáo viên tự chọn đầu SGK, và chủ động

Ít có sự chủ động, vì giáo án soạn theo


soạn bài giảng, được phép áp dụng phương

khung chương trình chuẩn, theo SGK duy

pháp giảng dạy riêng

nhất.
Việc tuyển chọn giáo viên từ đầu vào chưa

Giáo viên được tuyển chọn khắt khe từ đầu

đảm bảo về chất lượng, còn nhiều bất cập.

vào, xã hội tôn trọng giáo viên, vì thế ngành Định kỳ kiểm tra phân loại giáo viên khiến
giáo dục cũng không cần kiểm tra phân loại, phụ huynh không muốn con em mình học
hay giám sát giáo viên.

giáo viên yếu, học giáo viên yếu thì phụ
huynh và học sinh không có niềm tin.

Mỗi giáo viên thường theo một lớp trong
thời gian dài để giáo viên và học sinh thực

Ít chú trọng vấn đề này, vì thế nên giáo viên

sự gắn bó và hiểu nhau. Thầy cô cũng có thể không biết hết được điểm mạnh hay yếu của
biết điểm yếu, khó khăn riêng của từng học

học sinh để phát huy hay bù đắp kiến thức.


sinh để bù đắp kiến thức
14
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên ở Phần Lan
Học sinh bắt đầu học tiểu học lúc 6 tuổi.
Nhưng để cho con em có thể theo kịp với
Học sinh bắt đầu học tiểu học từ 7 tuổi

bạn bè và chương trình, phụ huynh đã phải
cho con em mình đi học chữ từ trước khi
vào lớp 1.

Học sinh trung học mỗi tối mất chưa tới 30
phút làm bài tập ở nhà.

Học sinh Việt Nam mất khá nhiều thời gian
để làm bài tập và học thuộc lòng, thông
thường mất cả buổi tối để làm bài tập ở nhà.

Tập trung cho học sinh yếu chứ không phải
học sinh giỏi, học sinh giỏi cũng lo cho học
sinh yếu, giúp chất lượng chung cả nền giáo Phân biệt học sinh giỏi - yếu, học sinh yếu
dục cao, ươm trồng tinh thần hợp tác giúp

cảm thấy chán học, tự ti, bị nhồi nhét tư

đỡ nhau, vì thế mà học sinh thành những


tưởng cạnh tranh từ nhỏ nên có khả năng sẽ

công dân có tính cộng đồng, sẵn lòng đỡ

thành công dân ít có tính cộng đồng.

người khác, giúp văn hóa đạo đức của cả đất
nước nâng cao.
Học sinh Phổ thông không có thi cử, chỉ có

Chịu áp lực mạnh từ thi cử, học sinh học

1 kỳ thi duy nhất là thi vào ĐH. Mục đích

chủ yếu để thi tốt, điểm cao, chạy theo

của giáo dục là để truyền tải kiến thức chứ

thành tích, không kích thích để phát triển tư

không phải dạy để thi cử, vì thế học sinh

duy tìm tòi sáng tạo, chương trình học quá

được tự do tìm tòi khám phá môn học mình

nặng khiến các em cũng không có thời gian

yêu thích, không bị áp lực thi cử.


để đầu tư phát triển khả năng sáng tạo.

Không nhất thiết chỉ học trong SGK, kiến

Kiến thức chỉ đơn điệu ở trong SGK.

thức ở ngay trong cuộc sống, học sinh có
nhiều giờ học vui chơi ngoại khóa, lúc này
giáo viên và học sinh tha hồ sáng tạo mà
không theo giáo trình nào, học sinh thích thú
tìm tòi khám phá, thu được nhiều kiến thức,
giáo viên cũng nắm được điểm mạnh cần
15
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên ở Phần Lan
phát huy của học sinh. Giáo viên muốn học
sinh tự tìm thông tin hơn là học trong SGK.
Không khí học tập thích thú thoải mái không
có áp lực, học sinh học vì thích thú nên hoàn
toàn không cần điểm danh.

Nhiều học sinh không thích đi học nên điểm
danh là việc nhà trường cảm thấy cần thiết.

So sánh giữa một nền giáo dục hàng đầu thế giới và một nền giáo dục tụt hậu như
Việt Nam có thể thấy khác biệt là quá xa. Nhưng tôi nghĩ, đấy cũng là một cách tốt để
các nhà hoạch định chính sách Giáo dục đưa ra một hướng đi đúng đắn cho giáo dục
Việt Nam.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Giáo dục luôn được xác định đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển
của các quốc gia. Ở mỗi giai đoạn phát triển đều có những chính sách điều chỉnh cho
phù hợp với thực tiễn, nhằm thích ứng với những biến đổi. Tùy thuộc vào hoàn cảnh
lịch sử, truyền thống và trình độ phát triển mà các quốc gia có những chính sách đào
tạo và sử dụng đội ngũ giáo viên phù hợp.
Các quốc gia đều quan tâm đến vấn đề chất lượng đội ngũ giáo viên, xem đây như là
yếu tố quyết định chất lượng dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói
chung. Việc tuyển sinh gắn với công tác quy hoạch, kế hoạch trên cơ sở nhu cầu xã hội
để đào tạo số lượng giáo viên hợp lý.
Các quốc gia đều coi trọng đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm thông qua
nhiều mô hình khác nhau (trường sư phạm hoặc trường có khoa sư phạm), nhưng đều
có điểm chung là gắn chặt với hoạt động nghiên cứu, thực hành sư phạm của sinh
viên.
Công tác tuyển dụng: các quốc gia đều có các chính sách lựa chọn những người xuất
sắc vào nghề dạy học. Các quốc gia này đều có sự phân cấp trong công tác tuyển dụng,
gắn việc tuyển dụng với thực tiễn giáo dục và các cơ sở giáo dục phải tự chịu trách
nhiệm về công tác tuyển dụng. Bên cạnh đó, sự tham gia của xã hội, các bên liên quan
16
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên ở Phần Lan
giúp cho quá trình tuyển dụng đạt mục đích, đồng thời công khai, minh bạch, tránh xảy
ra tiêu cực.
Việc sử dụng đội ngũ: khuyến khích sự năng động, sáng tạo, chủ động của đội ngũ
giáo viên qua đó phát huy năng lực và khả năng cống hiến của đội ngũ. Để làm được
điều này, các chính sách hỗ trợ như giảm thời gian đứng lớp, tăng thời gian trống để
giáo viên học tập, nâng cao trình độ, tạo điều kiện cho giáo viên học tập, nghiên cứu

lên cao. Bên cạnh đó là việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với các mô
hình học tập linh hoạt, sáng tạo.
Về chính sách lương của Phần Lan cho thấy, đây là một trong những quốc gia trả
lương cho giáo viên ở mức cao so với nhiều nước phát triển. Mặc dù vậy, kinh nghiệm
các nước này cũng cho thấy thu nhập chưa hẳn là yếu tố quyết định đến chất lượng và
sự gắn bó nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên mà sự đánh giá, tôn trọng của xã hội cũng
như môi trường làm việc, phát triển nghề nghiệp mới là yếu tố quyết định.
Từ thực trạng thực hiện triển khai các chính sách đào tạo và sử dụng đội ngũ giáo
viên phổ thông ở nước ta cho thấy mặc dù đã có nhiều thành tựu: phát triển về quy mô,
số lượng và trình độ đội ngũ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Tuy nhiên, thực
tế cho thấy lĩnh vực cũng còn rất nhiều bất cập như chất lượng, quy trình đào tạo, bồi
dưỡng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, các chính sách sử dụng, phát
triển đội ngũ chưa tạo động lực làm việc cho đội ngũ dẫn đến nảy sinh nhiều hiện
tượng tiêu cực.
3.2. Khuyến nghị
a) Đối với Đảng và Chính phủ
Xây dựng các chính sách về đào tạo và sử dụng đội ngũ giáo viên phù hợp.
Điều chỉnh thang bảng lương phù hợp với hoạt động nghề nghiệp nhằm khuyến
khích sinh viên giỏi vào học sư phạm, tăng động lực làm việc và phát triển của đội ngũ
giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Cho phép thành lập Hiệp hội giáo chức thay vì chỉ có Hội cựu giáo chức như hiện
nay để có tổ chức bảo vệ quyền lợi hợp pháp, tham gia tích cực vào việc phát triển
nghề nghiệp, tư vấn và phản biện xã hội về các chính sách đào tạo và sử dụng đội ngũ.
Đổi mới cơ chế tuyển dụng và sử dụng gắn với cơ sở sử dụng giáo viên, tăng quyền
17
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên ở Phần Lan
tự chủ và chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục.

b) Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng các bộ ngành liên quan:
Triển khai các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
được đưa ra trong các văn bản, nghị quyết, chiến lược trên cơ sở kinh nghiệm phát
triển giáo dục của một số nước tiên tiến, trong đó có Phần Lan.
Xây dựng cơ chế nhằm tăng cường quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục trong tuyển
dụng, sử dụng giáo viên cho các cơ sở giáo dục, gắn trách nhiệm với những người làm
công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục về việc sử dụng đội ngũ. Thay đổi cơ chế quản
lý giáo viên theo biên chế cứng nhắc hiện nay sang chế độ hợp đồng mềm dẻo để vừa
tạo "áp lực" đồng thời tăng "động lực" đối với giáo viên trong công việc.
Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tiễn để
tránh thừa-thiếu, đồng thời đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Đặc biệt trong bối
cảnh thực hiện đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau 2015, cần có
những nghiên cứu dự báo nhu cầu đào tạo đội ngũ giáo viên để có sự chuẩn bị tốt nhất
cho việc đổi mới.
Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tham mưu với Chính phủ về lĩnh vực
tiền lương, phụ cấp, các chính sách, cơ chế đãi ngộ đối với nhà giáo. Xây dựng hệ
thống thang bảng lương gắn với công tác đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên thường
xuyên tạo ra sự công bằng, đó là trả lương theo năng lực, vị trí công việc, thay vì trả
lương như hiện nay khó phát huy và tăng động lực làm việc của đội ngũ.
Đổi mới căn bản công đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống
nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; Giao
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; thực hiện giám sát
của các chủ thể trong nhà trường và xã hội, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của
cơ quan quản lý các cấp, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.
Sử dụng có hiệu quả ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo. Tiếp tục thực
hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học; từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất- kỹ
thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin.
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước nói chung và cho
từng ngành, từng lĩnh vực nói riệng, với những giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung
18

Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên ở Phần Lan
cho giải pháp đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực trong nhà trường.
Có cơ chế, công cụ hiệu quả trong quản lý, giám sát hoạt động nghề nghiệp của đội
ngũ giáo viên nhằm hạn chế các hiện tượng tiêu cực, nâng cao vị thế và uy tín nghề
nghiệp của nhà giáo trong xã hội.
Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, các điển hình và sáng kiến của các cơ
sở giáo dục trong nước (các địa phương, cơ sở giáo dục) trong việc đào tạo và sử dụng
đội ngũ giáo viên.
Tổ chức các nghiên cứu, khảo sát đánh giá sự hài lòng của xã hội đối với đội ngũ
giáo viên, đánh giá mức độ hài lòng về nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên, qua đó có
các chính sách, giải pháp điều chỉnh phù hợp từ phía cơ quan quản lý nhà nước./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Bùi Minh Hiền, Giáo dục so sánh và quốc tế;
2/ Bùi Minh Hiền, Nguyễn Quốc Trị, Lịch sử giáo dục thế giới.

19
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên ở Phần Lan

MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu...........................................................
Phần II: Nội dung.......................................................
2.1. Khái quát chung về đất nước Phần Lan....................................
2.2. Cơ cấu quản lý giáo dục Phần Lan............................................

2.3. Khái quát hệ thống giáo dục Phần Lan.....................................
2.3.1.Giáo dục cơ bản.......................................................................
2.3.2.Giáo dục trung học..................................................................
2.3.3. Giáo dục đại học.....................................................................
2.4. Những cải cách trong giáo dục Phần
Lan..................................
2.5. Một số nhận định về nền giáo dục Phần Lan, một vài điểm so
sánh với giáo dục Việt Nam.............................................................
Phần III: Kết luận và khuyến nghị...................................................
3.1. Kết luận.....................................................................................
3.2. Khuyến nghị..............................................................................

1
1
1
3
4
4
5
6
6

8
17
17
18
20

Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV



Chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên ở Phần Lan

21
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV



×