Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Tình cảm gia đình và tình yêu nam nữ của người việt qua ca dao, tục ngữ ( có so sánh với tiếng hán)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
---------------------------------

HOU LIU JIA
(HẦU LIỄU GIA)

TÌNH CẢM GIA ĐÌNH VÀ TÌNH YÊU NAM NỮ
CỦA NGƢỜI VIỆT QUA CA DAO, TỤC NGỮ
(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG HÁN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Việt Nam học
Mã số: 60 220 113

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
---------------------------------

HOU LIU JIA
(HẦU LIỄU GIA)

TÌNH CẢM GIA ĐÌNH VÀ TÌNH YÊU NAM NỮ
CỦA NGƢỜI VIỆT QUA CA DAO, TỤC NGỮ
(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG HÁN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Việt Nam học


Mã số: 60 220 113

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS.Nguyễn Thị Việt Thanh

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Hầu Liễu Gia


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Việt Nam học & Khoa học phát
triển (Đại học quốc gia Hà Nội) đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu tại Viện. Xin chân thành cảm ơn các giáo sư, các nhà
khoa học đã tận tình giảng dạy, trang bị những kiến thức hết sức cần thiết, hữu ích
cho tôi trong những giờ học. Cảm ơn các anh chị cán bộ của Viện đã nhiệt tình
hướng dẫn, giúp tôi vượt qua những khó khăn về thủ tục hành chính, đặc biệt là
những khó khăn về văn hóa trong thời gian học tập.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh đã tận tình, chu
đáo hướng dẫn tôi trong những buổi đầu làm quen với công tác nghiên cứu, giúp tôi

tiếp cận tư liệu, phương pháp làm việc, giảng dạy, hỗ trợ những kiến thức cần thiết
để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Ngoài ra, tôi cũng xin cảm ơn những người bạn Việt Nam và Trung Quốc đã
giành cho tôi rất nhiều sự giúp đỡ về tinh thần, thời gian và công sức trong thời gian
học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2015
HẦU LIỄU GIA


XÁC NHẬN CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
Tôi đã đọc và đồng ý với nội dung luận văn của học viên.

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2015
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
(Ký tên)

PGS.TS.Nguyễn Thị Việt Thanh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................................. 5
1.1. Khái niệm về ca dao, tục ngữ của Việt Nam ........................................................................... 5
1.1.1. Ca dao ............................................................................................................................. 5
1.1.2. Tục ngữ ........................................................................................................................... 5
1.2. Một số lĩnh vực nội dung cơ bản đƣợc thể hiện trong ca dao, tục ngữ ................................ 7
1.2.1. Nội dung của ca dao....................................................................................................... 7
1.2.2. Nội dung của tục ngữ..................................................................................................... 9
1.3. Giới thiệu ca dao, tục ngữ Hán ( về lịch sử hình thành, hình thức biểu hiện, các nội dung

biểu hiện cơ bản) ............................................................................................................................ 12
1.3.1. Khái quát của ca dao Hán ........................................................................................... 12
1.3.2. Tục ngữ trong tiếng Hán ............................................................................................. 14
Tiểu Kết .................................................................................................................................................. 15
CHƢƠNG 2.TÌNH CẢM GIA ĐÌNH THỂ HIỆN TRONG CA DAO VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM ....... 17
2.1. Tình cảm cha mẹ - con cái trong ca dao và tục ngữ Việt Nam............................................ 17
2.2. Tình cảm anh em ruột thị trong ca dao và tục ngữ Việt Nam ............................................ 23
2.3. Các phƣơng thức biểu trƣng tiêu biểu thể hiện các dạng tình cảm gia đình..................... 25
2.4. Các phƣơng thức ngôn ngữ sử dụng phổ biến ........................................................................... 31
2.4.1. So sánh .......................................................................................................................... 31
2.4.2. Ẩn dụ............................................................................................................................. 32
2.5. So sánh với tiếng Hán tìm hiểu những sự tƣơng đồng và khác biệt giữa hai dân tộc....... 33
Tiểu Kết .................................................................................................................................................. 44
CHƢƠNG 3.TÌNH CẢM, TÌNH YÊU NAM NỮ TRONG CA DAO VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM ....... 46
3.1.Tình yêu nam nữ trong ca dao và tục ngữ Việt Nam ............................................................ 46
3.1.1. Giai đoạn tỏ tình .......................................................................................................... 46
3.1.2. Giai đoạn tình yêu........................................................................................................ 48
3.2.Tình cảm vợ chồng trong ca dao và tục ngữ Việt Nam ........................................................ 51
3.3. So sánh với tiếng Hán tìm hiểu những sự tƣơng đồng và khác biệt giữa hai dân tộc (về
phƣơng diện nội dung và phƣơng thức biểu hiện) ...................................................................... 56
3.3.1. Khái quát của ca dao tục ngữ tiếng Hán liên quan đến tình yêu nam nữ......................... 56
3.3.2. Phƣơng diện nội dung ................................................................................................. 60
3.3.3. Phƣơng thức biểu hiện ................................................................................................ 71
Tiểu kết ................................................................................................................................................... 73
Kết Luận ................................................................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................... 78


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do lựa chọn đề tài

Văn học dân gian luôn là một trong những loại hình văn học phản ánh đặc
trưng tư duy, tình cảm của mỗi dân tộc một cách rõ rệt nhất. Đối với Việt Nam cũng
không phải là ngoại lệ. Tìm hiểu tư duy, tình cảm con người Việt Nam thông qua
tìm hiểu văn học dân gian là một trong những con đường.
Tục ngữ, ca dao là bộ phận phong phú nhất trong văn học dân gian của dân tộc
Việt Nam. Đây cũng là phần đặc biệt có giá trị về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật
biểu hiện. Do đặc điểm nội dung và hình thức ngắn gọn, có vần, dễ nhớ nên nó luôn
luôn được nhân dân vận dụng, truyền miệng qua nhiều thế hệ. Chính vì vậy nó luôn
được trau chuốt mà vẫn giữ được cái hồn, cái hình mặc dù có thay đổi một vài từ
khi đến "cư trú" ở các địa phương khác nhau.
Tục ngữ là lời ăn tiếng nói của nhân dân đã được đúc kết lại dưới những hình
thức tinh giản mang nội dung súc tích. Tục ngữ thiên về biểu hiện trí tuệ của nhân
dân trong việc nhận thức thế giới, xã hội và con người. Đồng thời tục ngữ cũng biểu
hiện thái độ ứng xử và tình cảm của nhân dân đối với những vấn đề của cuộc sống.
Tục ngữ thể hiện một phần quan trọng của tư liệu khoa học dân gian và triết lý dân
gian. Gắn với lao động, với tự nhiên và những thăng trầm của lịch sử, xã hội, nhân
dân đã bộc lộ một cách sâu sắc kinh nghiệm sống, lối sống, tư tưởng đạo đức của
mình. Mỗi câu tục ngữ đều dùng hình ảnh, sự việc, hiện tượng cụ thể để nói lên ý
niệm trừu tượng, dùng cái cá biệt để nói lên cái phổ biến.
Cũng như tục ngữ và các thể loại văn học dân gian khác, ca dao là tấm gương
trung thực về cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của nhân dân Việt Nam. Đó là cuộc
sống cần cù, giản dị và chất phác, đậm đà phong vị dân tộc. Đó là tinh thần lạc quan
trong khó khăn, tinh thần tương ái giữa những con người lương thiện. Đó là nhận
thức về mối quan hệ giữa con người trong lao động, trong sinh hoạt gia đình, xã hội,
những kinh nghiệm sống và hành động. Trong những chủ đề ca dao thường biểu
hiện, có thể nói phong phú nhất, sâu sắc nhất là mảng ca dao về tình cảm gia đình
và tình yêu nam nữ. Những câu ca dao phản ánh được mọi biểu hiện sắc thái, cung
bậc của tình yêu: những tình cảm thắm thiết trong hoàn cảnh may mắn hạnh phúc
với những niềm mơ ước, những nỗi nhớ nhung da diết hoặc cảm xúc nảy sinh từ
những rủi ro ngang trái, thất bại, khổ đau với những lời than thở oán trách.

1


Ca dao và tục ngữ là những thể loại văn học dân gian có lịch sử lâu dài, do
nhân dân lao động sáng tạo ra nhằm tổng kết kinh nghiệm trong những cuộc sống
thực tiễn. Đây là những loại hình văn học do nhân dân sáng tạo, chủ yếu tồn tại
bằng phương thức truyền khẩu nhưng gắn bó mật thiết với cuộc sống nhân dân, có
khả năng trực tiếp biểu đạt tình cảm và ý chí nguyện vọng của nhân dân. Mặc dù có
hình thức thể hiện không giống nhau, như ca dao, tục ngữ đều mang tính khẩu ngữ
và tính thông tục, ngắn gọn, hàm súc về ý nghĩa, giàu hình ảnh, có khả năng phản
ánh tâm tư, nguyện vọng và cuộc sống tinh thần và vật chất của nhân dân lao động.
Nếu tục ngữ thường dừng lại ở nhận thức "cái vốn có" thì ca dao lại thường tiến
thêm một bước nữa rất quan trọng là bộc lộ nguyện vọng của nhân dân đối với việc
cải tạo hiện thực.
Trong phạm vi của bản luận văn này, chúng tôi muốn tìm hiểu những đặc điểm
của tình cảm gia đình và tình yêu nam nữ của người Việt Nam thông qua loại hình
văn học hết sức đặc trưng này. Từ góc độ và tư liệu của ca dao, tục ngữ, chúng tôi
muốn tìm hiểu những quan niệm truyền thống về gia đình và tình yêu của nhân dân
Việt Nam, những biểu hiện của các quan niệm đó trong đời sống. Việc nghiên cứu
cũng sẽ đạt kết quả tốt hơn nếu được đặt trong sự so sánh, đối chiếu với loại hình
văn học tương tự của Trung Quốc, qua đó tìm ra những điểm giống nhau và khác
nhau trong việc biểu đạt các dạng thức tình cảm gia đình, tình yêu nam nữ thông
qua ca dao tục ngữ, giúp những người nước ngoài, trong đó có người Trung Quốc
có thể hiểu sâu sắc đối với văn học dân gian Việt Nam và văn hóa truyền thống Việt
Nam, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc.
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ca dao, tục ngữ đều là những sản phẩm văn học do nhân dân lao động sáng tạo
ra, trực tiếp thể hiện tình cảm và ý chí nguyện vọng của nhân dân lao động. Ở Việt
Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ca dao, tục ngữ. Bên cạnh những công
trình được trình bầy dưới dạng các từ điển về ca dao tục ngữ của Vũ Ngọc Phan, Vũ

Ngọc Dung, Vũ Thúy Anh…còn rất nhiều công trình nghiên cứu lấy ca dao tục ngữ
làm đối tượng, tiêu biểu là những nghiên cứu của Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên,
Võ Quang Nhơn và rất nhiều học giả khác nữa. Tuy vậy, nghiên cứu tình cảm gia
đình của người Việt Nam, bao gồm cả tình yêu đôi lứa thông qua nguồn tư liệu là ca
dao, tục ngữ với các phương thức, phương tiện biểu thị đặc trưng, đồng thời trong
2


sự so sánh với hình thức văn học tương tự của Trung quốc thì có thể nói vẫn chưa
có ai thực hiện.
Vì những nguyên nhân địa lý và lịch sử, Việt Nam chịu những ảnh hưởng khá
đậm nét của tư tưởng truyền thống của Nho giáo. Vì vậy, ca dao và tục ngữ của Việt
Nam có khá nhiều nét tương đồng với loại hình này ở Trung Quốc. Mặc dù cho tới
nay, không ít học giả đã có những nghiên cứu sâu sắc về văn học dân gian Việt Nam,
trong đó có cả những nghiên cứu về tư tưởng truyền thống và tình cảm của người
dân Việt Nam thông qua loại hình ca dao, tục ngữ, song từ góc độ của một người
nước ngoài thì thực tế vẫn chưa có những công trình thực hiện một cách hệ thống và
toàn diện, trong sự so sánh, đối chiếu với những biểu hiện tương đương của nước
ngoài.
Ở Trung Quốc, ca dao, tục ngữ cũng là một loại hình văn học dân gian xuất
hiện từ rất xa xưa và không ngừng được phát triển. Cho tới nay đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu từ các góc độ văn học, ngôn ngữ học, văn hóa học, về những biểu
hiện trong tình càm gia đình, tình yêu nam nữ. Các tư liệu này sẽ trở thành tài liệu
thích hợp cho chúng tôi khi sử dụng để so sánh với ca dao, tục ngữ Việt Nam.
III. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những tình cảm gia đình và tình yêu nam
nữ của người Việt Nam được biểu hiện qua ca dao và tục ngữ. Từ cách tiếp cận liên
ngành, chủ yếu là từ góc độ văn học, ngôn ngữ học, văn hóa học, luận văn muốn tìm
hiểu những đặc trưng cơ bản trong biểu hiện tình cảm của người Việt với những giá
trị biểu trưng chủ yếu thể hiện trong ca dao, tục ngữ, có so sánh với tiếng Hán nhằm

tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau để tìm hiểu sâu sắc tình cảm của nhân
dân Việt Nam.
Nguồn tư liệu khảo sát là các bài ca dao, các câu tục ngữ được thu thập trong
kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam đã được chính thức xuất bản.
IV. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi lựa chọn phương pháp nghiên cứu liên ngành,
bên cạnh đó sử dụng thêm một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu của ngôn ngữ
học, văn học và văn hóa.
V. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 3 chương chính:
3


Chương 1. Cơ sở lý luận
Chương 2. Tình cảm gia đình thể hiện trong ca dao và tục ngữ Việt Nam
Chương 3. Tình cảm, tình yêu nam nữ trong ca dao và tục ngữ Việt Nam

4


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm về ca dao, tục ngữ của Việt Nam
Ca dao và tục ngữ đều là một bộ phận rất quan trọng của nền văn học dân gian
Việt Nam. Đó là những sản phẩm do nhân dân lao động Việt Nam sáng tạo, truyền
miệng qua thời gian lâu dài mà được bảo tồn qua nhiều thế hệ người dân Việt Nam.
1.1.1. Ca dao
Ca dao, theo “ Từ điển tiếng Việt”, được giải tích như sau: thứ nhất, thơ ca dân
gian truyền miệng dưới hình thức những câu hát, không theo một điệu nhất định;
thứ hai, thể loại văn vần, thường làm theo thể lục bát, có hình thức giống như ca

dao cổ truyền”. Nhưng trong Văn học dân gian, tập II ( Lịch sử văn học Việt Nam),
có chú thích như sau: “Trong Kinh thi, phần Ngụy phong bài Viên hữu đào có câu:
“Tâm chi ưu hĩ, ngã ca thả dao”(lòng ta buồn, ta ca và dao). Sách Mao truyện viết:
“Khúc hợp nhạc viết ca, đô ca viết dao” (khúc hát có nhạc đệm theo lời gọi là ca,
còn hát trơn thì gọi là dao). Trong sách Cổ dao ngạn, bài Phàm lệ lại phân biệt
thêm: “Ca và dao khác nhau ở chỗ dao có thể là lời của nhiều bài ca...” Theo ý kiến
của Vũ Ngọc Phan, cao dao Việt Nam có những câu bốn chữ năm chữ, sáu tám hay
hai bảy sáu tám, đều có thể ngâm được nguyên câu, không cần tiếng đệm như
người ta ngâm thơ vậy.1 Ca dao là những bài ít có tính địa phương, dù nội dung ca
dao có nói về một địa phương nào thì cũng vẫn được phổ biến rộng rãi. Nội dung
ca dao chủ yếu là trữ tình, tức biểu hiện nội tâm của tác giả, cảm xúc của tác giả
trước ngoại cảnh. Nhiều bài ca dao vẫn giữ nguyên nội dung.
Nói chung, ca dao là do nhân dân lao động sáng tạo tập thể và truyền miệng, có
tác dụng trực tiếp phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng. Đây là những bài văn vần
do nhân dân sáng tác tập thể, được lưu truyền bằng miệng và được phổ biến rộng
rãi trong nhân dân, có khi từ địa phương này sang địa phương khác, từ thế hệ này
sang thế hệ khác, đồng thời có thể chấp nhận một số dị bản giữa các vùng, địa
phương, thời kỳ.
1.1.2. Tục ngữ
Nói đến tục ngữ, từ xưa đến nay có rất nhiều định nghĩa về tục ngữ Việt Nam.
1

.[12, tr.410]

5


Trước Cách mạng Tháng Tám, những sách sưu tập tục ngữ, ca dao đều xếp lẫn lộn
tục ngữ và thành ngữ.
Trong quyển Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, tục ngữ được

định nghĩa như sau: “ Một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc
khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì.”
Trong bài “ Đạo lý trong tục ngữ ”, Nguyễn Đức Dân đã nói: “ Tục ngữ là
những câu nói ổn định về cấu trúc, phản ánh những tri thức, kinh nghiệm và quan
niệm (dân gian) của một dân tộc về thế giới khách quan, tự nhiên cũng như xã hội.”
Hoàng Tiến Tựu trong công trình “ Văn học dân gian Việt Nam ” tập 2 năm
1999 đã định nghĩa: “ Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh
nghiệm, tri thức, nêu lên những nhận xét, phán đoán, lời khuyên răn của nhân dân
dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, giản dị, súc tích, có nhịp điệu, dễ truyền ”
Trong sách “ Văn học dân gian Việt Nam ” do Đinh Gia Khánh, Chu Xuân
Diên, Võ Quang Nhơn biên soạn, Nxb Giáo dục phát hành năm 1998 đã định nghĩa
như sau: “ Tục ngữ là những câu nói ngắn, gọn, có ý nghĩa hàm súc, do nhân dân
lao động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thế kỷ.”2
Qua các ý kiến trên, có thể thấy tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý,
một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán.
Về hình thức ngữ pháp, tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh. Có
người gọi tục ngữ là ngạn ngữ, nghĩa là lời nói đã lưu thành từ xưa (chữ ngạn có
nghĩa là lời nói của người xưa). Như vậy, tục ngữ đã được cấu tạo trên cơ sở những
kinh nghiệm về sinh hoạt, về sản xuất trong lâu đời, là những câu đúc kết những
nhận xét đã được nhiều người thừa nhận dựa theo kinh nghiệm, dựa theo luân lý và
công lý để nhận xét về con người và xã hội, hay dựa theo trí thức để nhận xét về con
người và vũ trụ.
Tục ngữ cung cấp cho ngôn ngữ nói cũng như ngôn ngữ văn học một hình thức
biểu hiện súc tích, giàu hình ảnh và do đó có tác dụng truyền cảm và thuyết phục
mạnh mẽ, để nói lên những tư tưởng thâm trầm, những khái quát rộng rãi. Những
câu tục ngữ ngắn gọn có thể thay thế một cách có ý nghĩa những lời thuyết lý dài
dòng và dễ quên.
2

[12, tr. 244]


6


Qúa trình lao động là quá trình phát triển khoa học và văn nghệ. Trong lao
động, lý trí của con người phát triển cảm quan thẩm mỹ được tôi luyện; những sáng
tác dân gian truyền miệng sản sinh trên cơ sở của lao động sản xuất. Lao động nhằm
biến thiên nhiên phục vụ cho mình, nên con người phải có những hiểu biết tối thiểu
về quy luật của thiên nhiên. Thời xưa, tuy chưa có khoa học, nhưng bằng kinh
nghiệm, tổ tiên chúng ta cũng nắm được trong một chừng mực nhất định quy luật
của thiên nhiên. Những kinh nghiệm ấy thông qua tập thể, được đúc kết bằng những
câu xuôi tai hoặc vần vè và được phổ biến trong dân gian. Đó là những câu tục ngữ
về thời tiết, về cày cấy, về trồng trọt, về chăn nuôi. Trong quan hệ xã hội giữa người
với người, xuất hiện những câu tục ngữ đúc rút trong sinh hoạt, có tính chất nhận
xét, giải thích, khuyên răn, theo một luận lý và một thế giới quan nhất định.
Xét về cả hai mặt nội dung, và hình thức, theo các nhà nghiên cứu, tục ngữ là
một loại văn học dân gian đã phát triển trước ca dao, vì những lý do sau đây: tục
ngữ là những câu ngắn, có câu chỉ là một lời nói xuôi tai, không vần vè, nhiều câu
có thể xuất hiện vào thời tiếng nói của ta chưa phát triển mấy. Còn ca dao, ngay ở
những bài học hiện những hình ảnh diễn biến, tiến lên từng cung bậc một, theo cử
chỉ, hành động của người hái củi, đủ tả hết tình ý của anh ta trong lúc “một mình
thui thủi” ở rừng sâu. Về mặt khác, ca dao thiên về tình cảm, biểu lộ tính tình của
con người về muôn mặt, nên chỉ có thể phát triển vào thời mà đời sống xã hội đã
phức tạp.
1.2. Một số lĩnh vực nội dung cơ bản đƣợc thể hiện trong ca dao, tục ngữ
1.2.1. Nội dung của ca dao
Ca dao Việt Nam là những bài tình tứ, là khuôn thước cho lối thơ trữ tình. Tình
yêu của người lao động Việt Nam biểu hiện trong ca dao về nhiều mặt: tình yêu
giữa đôi bên trai gái, yêu gia đình, yêu xóm làng, yêu đồng ruộng, yêu đất nước,
yêu lao động, yêu giai cấp, yêu thiên nhiên, yêu hòa bình. Không những thế, ca dao

còn biểu hiện tư tưởng đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống xã hội,
trong những khi tiếp xúc với thiên nhiên và ca dao còn biểu hiện sự trưởng thành
của tư tưởng ấy qua các thời kỳ lịch sử.
Như vậy, ngoài sự biểu hiện đời sống tình cảm, đời sống vật chất của con
người, ca dao còn phản ánh ý thức lao động, sản xuất của nhân dân Việt Nam,
những quan hệ xã hội thời xa xưa. Do ở cảm xúc mà cấu tạo nên lời ca, nên tính tư
7


tưởng của nhân dân Việt Nam biểu lộ ở ca dao không những làm cho người ta cảm
nhận được tình yêu thắm thiết mặn nồng của họ, mà còn cho thấy phẩm chất của họ
trong các cuộc đấu tranh thiên nhiên, đấu tranh xã hội. Họ đã vất vả như thế nào
trong công cuộc cải tạo thiên nhiên, hào hứng như thế nào trong khi thu được thắng
lợi, họ đã phản kháng những sự ngang trái, bất công ở cuộc đời, đã vươn lên không
ngừng như thế nào để giành lấy hạnh phúc như thế nào. Tìm hiểu được những điều
đó, chúng ta sẽ thấy được tính chiến đấu, tính phản phong, tính nhân đạo chủ nghĩa
của con người Việt Nam thể hiện trong ca dao.
a. Tình yêu của ngƣời Việt Nam trong ca dao
Giai cấp phong kiến thống trị Việt Nam dùng triết lý Khổng Mạnh, lấy luân lý
Khổng Mạnh làm những sợi dây tinh thần để trói con người ta về tình cảm. Đối với
thanh niên, luân lý Khổng mạnh này càng nghiệt ngã. Tuổi thanh niên là tuổi tha
thiết yêu đương, nhưng đối với tình yêu nam nữ, kỷ cương phong kiến rất độc đoán.
Việc hôn nhân, việc lập gia đình của thanh niên nam nữ thời xưa đều hoàn toàn do
cha mẹ định đoạt. Dưới chế độ phong kiến, quyền của người cha, quyền của người
chồng làm cho phụ nữ rất khổ cực. Người phụ nữ không còn biết gì là tự do, họ bị
khuôn vào “tứ đức, tam tòng”, số phận của họ chẳng khác nào số phận hạt mưa sa.
Trong giai cấp phong kiến, luân lý Khổng Mạnh rất có lợi cho những kẻ làm cha,
làm chồng, làm anh; nhưng đối với nhân dân, quyền lực ác hại của luân lý ấy đã bị
đời sống lao động thu hẹp lại rất nhiều.
Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn

cả; những nỗi nhớ nhung khi xa cách, những lúc phải tâm sự với thiên nhiên, những
đau thương khi xảy ra, những cản trở làm cho ước nguyện không thành, rồi đến khi
có chồng cũng xảy ra biết bao buồn tủi chỉ vì những kỷ cương phong kiến...; tất cả
những tình cảm vui buồn ấy, nhân dân Việt Nam đã thổ lộ trong ca dao, làm cho ca
dao có tính chất trữ tình sâu sắc.
Nhân dân Việt Nam rất yêu gia đình, cái tổ ấm cùng nhau chung sống. Họ cũng
có tình yêu đặc biệt đối với xóm làng, nơi sinh trưởng, lớn lên. Tình yêu này được
thể hiện rất phong phú, đa dạng, không chỉ hạn chế ở tình cảm với làng quê của
mình mà còn lan ra, phát triển thành tình yêu ruộng đồng, đến công việc trong xóm,
ngoài làng, đến đất nước.
b. Ý thức lao động và sản xuất của nhân dân Việt Nam trong ca dao
8


Ca dao do nhân dân sáng tác ra không phải chỉ để thỏa mãn những yêu cầu của
tình cảm mà còn để thỏa mãn cả nhu cầu lao động. Trong lao động, những câu ca
tiếng hát có tác dụng điều chỉnh tíết tấu của động tác, gây phấn khởi, làm cho người
ta quên mệt nhọc, làm cho lao động trở nên nhẹ nhàng và có hiệu suất cao hơn .
Ý thức lao động của người nông dân Việt Nam thể hiện trong ca dao và dân ca
không phải chỉ ở mặt tinh thần thực tiễn như trên, không phải chỉ ở chỗ dùng ca dao
để phổ biến kinh nghiệm sản xuất, mà ý thức lao động còn biểu hiện trong những ca
dao trữ tình, những bài ca ngợi lao động, khích lệ lao dộng, làm cho con người yêu
mến hơn nghề nghiệp của mình, yêu mến ruộng đồng, núi rừng và không ngại
những cảnh xuống ghềnh, lên thác.
1.2.2. Nội dung của tục ngữ
Tục ngữ có thể gọi là “túi khôn” của dân tộc vì trong bản thân nó chứa đựng vô
vàn tri thức của đời sống. Đó là những tri thức về thế giới tự nhiên, về mối quan hệ
của con người với giới tự nhiên và con người trong mối quan hệ với đời sống, xã
hội.
Về mối quan hệ tự nhiên và con ngƣời, những câu tục ngữ phản ánh tri thức

về tự nhiên và mối quan hệ của con người với giới tự nhiên phần lớn là những câu
nói về thời tiết và kinh nghiệm lao động, nảy sinh trong quá trình lao động và đấu
tranh với thiên nhiên của nhân dân ta. Nội dung của các câu này thể hiện sự nhận
xét tinh tế của nhân dân ta trước các hiện tượng tự nhiên hoặc dự đoán thời tiết:
“Ráng mỡ gà ai có nhà phải chống”, “Ráng vàng thì nắng, ráng trắng thì mưa”,
“Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”,“Cầu vồng mống cụt, không lụt thì bão”,
“Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét”, “Mùa hè đang nắng cỏ gà trắng thì mưa”...Còn
những câu tục ngữ về lao động sản xuất phản ánh tập quán làm ăn lâu đời của nhân
dân trong hoàn cảnh một nước nông nghiệp với kỹ thuật sản xuất thô sơ như kinh
nghiệm về trồng trọt: “Cày thưa hơn bừa kỹ”, “Hòn đất nỏ là một giỏ phân”, “Năm
trước được cau, năm sau được lúa”, làm ruộng: “Làm ruộng không trâu, làm giàu
không thóc”, “Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa”, “Chiêm cập cợi, mùa đợi nhau”,
“Nhất cày ải, nhì vãi phân”, “Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen”...trong đó chủ yếu là
kinh nghiệm trồng lúa. Tục ngữ về kinh nghiệm chài lưới và chăn nuôi chiếm phần
nhỏ hơn so với tục ngữ về kinh nghiệm làm ruộng, do hai nghề này không được
phát triển như nghề trồng lúa. Những câu phản ánh kinh nghiệm chài lưới: “Tôm đi
9


chạng vạng, cá đi rạng đông”, kinh nghiệm chăn nuôi, chọn giống gia súc: “Chấm
trán, lọ đuôi, không nuôi cũng nậy”(chọn lợn). Bên cạnh đó, còn có những câu nói
về các nghề thủ công như nghề gốm: “Nhất dáng, nhì men, ba chàm, bốn vẽ”, nghề
dệt: “Con gái thấy hoa vải to như bò thấy nhà táng”...Nhìn chung, tục ngữ về lao
động sản xuất phản ánh trên một số nét chính điều kiện phương thức lao động của
dân tộc ta, phản ánh một số đặc điểm của đời sống dân tộc. Nhưng do chức năng
đặc biệt của nó, tục ngữ về lao động sản xuất không mang những nội dung cuộc
sống phong phú như tục ngữ về con người-đời sống-xã hội.
Về mỗi quan hệ con ngƣời- cuộc sống-xã hội, đại bộ phận tục ngữ Việt Nam
là những câu phản ánh con người và đời sống xã hội. Có thể nói đời sống xã hội của
con người được thể hiện qua tục ngữ vô cùng phong phú. Qua tục ngữ, những ký ức

về thời kỳ lịch sử xa xưa của dân tộc ta đã được ghi lại: “Ăn lông ở lỗ”, “Con dại
cái mang”,“Năm cha ba mẹ”, “Chồng chung vợ chạ”...Những hiện tượng và nhân
vật lịch sử cá biệt, những biến đổi về kinh tế, chính trị ảnh hường đến đời sống nhân
dân cũng được phản ánh trong một số câu tục ngữ: “Lệnh ông, cồng bà”, “Hăm mốt
Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”,“Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong”, “Một nhà hai chủ
không hòa; Hai vua một nước ắt là không yên”... Rất nhiều câu phản ánh tập tục
sinh hoạt hàng ngày như ăn, ở, mặc, giao tế, cưới xin, ma chay, hội hè, sinh hoạt tôn
giáo..., như: “Cơm có bữa, chợ có chiều”, “Ếch tháng ba , gà tháng bảy”, “Tương cà
gia bản”, “Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm
Sét”, “Bánh giầy nếp cái, con gái họ Ngô”, “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam”,
“Áo rách thay vai, quần rách đổi ống”, “Hết tang trải chiếu ngang mà ngồi”...Có
những câu ghi lại những đặc điểm trong tổ chức và tập tục của xã hội-đơn vị cơ sở
của quốc gia phong kiến Việt Nam: “Phép vua thua lệ làng”, “Đất có lề, quê có
thói”, “Sống lâu lên lão làng”, “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”...
Nhiều câu tục ngữ phản ánh tổ chức gia đình và những quan điểm thân tộc của nhân
dân ta trong xã hội phong kiến: “Thế gian một vợ một chồng”, “Chết trẻ còn hơn
lấy lẽ”,“Cha truyền con nối”, “Chim có tổ người có tông”... Tục ngữ còn phản ánh
đời sống của các giai cấp và các tầng lớp nhân dân khác nhau, chủ yếu là nông dân
lao động: “Canh một chưa nằm, canh năm đã dậy”, “Muốn nói oan làm quan mà
nói”,“Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”,...và tình hình đấu tranh giai cấp, đấu tranh
chống áp bức bóc lột của nhân dân trong xã hội phong kiến: “Được làm vua thua
10


làm giặc”, “Thượng đẳng sợ kẻ bất đẳng”, “Quan bất phiền, dân bất nhiễu”... Bên
cạnh đó, tục ngữ còn phản ánh khá đầy đủ những đức tính của nhân dân lao động
như tính cẩn thận: “Một người biết lo bằng kho người hay làm”, tính cần cù “Siêng
làm thì có, siêng học thì hay”, tính kiên trì, nhẫn nại “Còn nước, còn tát”, tinh thần
lạc quan "Sông có khúc, người có lúc”, “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, ý thức
cao về cái đẹp của tâm hồn: “Đói cho sạch rách cho thơm”, “Cái nết đánh chết cái

đẹp”...Tình cảm gia đình cũng được phản ánh đa dạng, phong phú qua những câu
tục ngữ: đó là tình cảm vợ chồng: “Vợ chồng sống gửi thịt, chết gửi xương”, “Gái
thương chồng đương đông buổi chợ, trai thương vợ nắng quái chiều hôm”, “Vợ
chồng đầu gối tay ấp”..., tình cảm cha mẹ đối với con cái cũng như con cái đối với
cha mẹ: “Con lên ba, mẹ sa xương sườn”, “trẻ cậy cha, già cậy con”, “Một bát cơm
cha bằng ba bát cơm rể”....; biểu đạt tình cảm anh em: “ Em khôn cũng là em chị,
chị dại cũng là chị em”, “Con chị cõng con em, con em lèn con chị”, “Anh em hạt
máu sẻ đôi”...Một số câu phản ánh sâu sắc truyền thống, tư tưởng và đạo đức tốt
đẹp của nhân dân lao động. Đó là tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa chân chính. Tư
tưởng này này thể hiện ở sự quý trọng con người: “Người ta là hoa đất”, “Người
sống, đống vàng”, “Người như hoa ở đâu thơm đó”...; đó là truyền thống yêu lao
động, đánh giá cao lao động, xét đoán con người qua thái độ lao động: “Ăn không
thì hóc, chẳng xay thóc phải ẳm em”,“Của một đồng, công một nén”, “Tay làm hàm
nhai, tay quai miệng trễ”...
Tóm lại, nội dung của tục ngữ bao hàm tất cả tinh hoa, truyền thống dân tộc,
nó là một kho tàng phong phú và quý báu gồm những kinh nghiệm đời sống, lịch sử
- xã hội đã tích lũy lại được từ hàng nghìn năm lao động và đấu tranh của nhân dân
Việt. Đó là những kiến thức của nhân dân lao động thời xưa về khoa học - kỹ thuật,
về lịch sử - xã hội, về triết học… Những kiến thức này tuy còn gắn chặt với kinh
nghiệm nhưng so với những hình thức văn hóa tinh thần dân gian khác, đó là dạng
kiến thức đã tiến gần hơn cả đến dạng kiến thức khoa học và trình độ nhận thức của
nhân dân lao động thời xưa có thể đạt tới.
Kho tàng tục ngữ Việt Nam còn có rất nhiều câu tục ngữ mới ra đời từ sau
Cách mạng tháng Tám. Nhiều câu xuất hiện trên cơ sở cải biên những câu tục ngữ
cũ. Tục ngữ mới ra đời phản ánh được sự hình thành trong nhân dân Việt Nam
nhiều phẩm chất mới. Nội dung của chúng phản ánh cuộc sống mới của dân tộc ta.
11


Cụ thể, đó là cuộc kháng chiến chống xâm lược vĩ đại của dân tộc ta với chân dung

sinh động về những người chiến sĩ trong chiến đấu cũng như những người lao động
ở hậu phương: “Ăn pháo thủ, ngủ lái xe”, “Đi dân nhớ, ở dân thương”,“Đôi vai
ngàn cân, đôi chân vạn dặm”, “Thính như tai lính phòng không”, “Hố phân đầy
chôn thây giặc Mỹ”...Một số đặc điểm quan trọng của cuộc đấu tranh cách mạng
của nhân dân ta nay được tổng kết dưới dạng tục ngữ: “Một tấc không đi, một ly
không rời”, “Ngày đêm trông chờ, một giờ đứng lên”. Đặc biệt tục ngữ mới giới
thiệu và khẳng định những quan hệ xã hội mới tốt đẹp, trong đó nổi bật lên mối
quan hệ giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa Đảng và nhân dân: “Ý Bác lòng dân”,
“Đảng viên đi trước làng nước đi sau”, “Dễ mười điều không dân cũng chịu, khó
trăm điều dân liệu cũng xong”...Tục ngữ mới còn là vũ khí sắc bén của sự phê bình
đối với những hiện tượng tiêu cực trong xã hội mới “Đầy túi quần thông cáo, đầy
túi áo chỉ thị”, “Làm thì láo, báo cáo thì hay”...
Tục ngữ mới vẫn đang trên đường phát triển. Những câu tiêu biểu nhất trong
tục ngữ mới xứng đáng có được một chỗ đứng quan trọng trong kho tàng tục ngữ
quý báu của nhân dân ta.
1.3. Giới thiệu ca dao, tục ngữ Hán ( về lịch sử hình thành, hình thức biểu hiện,
các nội dung biểu hiện cơ bản)
1.3.1. Khái quát của ca dao Hán
Ở Trung Quốc, tên gọi của ca dao ngày xưa có nhiều loại, vì do thời gian, địa
điểm, con người, dân tộc và đặc điểm hình thức mà tên gọi khác nhau. Trong quyền
sách cổ điển thì có nhiều tên gọi khác nhau. Trong “ Kinh thi” ca dao được gọi là
“ Phong ”, thí dụ: “ Mười năm nước phong” tức là ca dao của 15 nước. “ Vệ phong”
tức là ca dao của nước Vệ. Trong “ Nhạc phủ thi tập” thì có những tên gọi khác
nhau: “Ca dao của nước Tề gọi là Âu, Ca dao của nước Ngô gọi là Du, Ca dao của
nước Sở gọi là Diễm, Phù ca gọi là Oa”. Ba tên trước là do địa danh khác nhau mà
đặt tên, nhưng tên cuối cùng là do điều hát ca dao rất nhẹ nhàng mà đặt tên.3
Trong tiếng Hán có nhiều phương ngữ khác nhau, các dân tộc đều có phương
ngữ riêng của mình. Hiện nay, trong cuộc sống của từng dân tộc vẫn còn giữ gìn
những tên gọi mang tính truyền thống của dân tộc mình. Thí dụ: trong khu vực dân
3


[45, tr, 003]

12


tộc Hán còn gọi “ khúc sơn ca”, “sơn khúc”, “ dã khúc”, “gia khúc”... Nhưng trong
những nơi của dân tộc thiểu số thì có nhiều tên đặt biệt, ví dụ: dân tộc Chuang gọi là
“ Hoan”, “ Thơ”, “ Gia”...4
Trong phong trào Ngũ Tư, đặc biệt là sau năm 1978, ca dao được nhân dân
Trung Quốc hết sức coi trọng, người ta cho rằng: ca dao dân gian là một tư liệu rất
quý hiếm, ca dao phản ánh tư tưởng của các dân tộc, ca dao có tính chân thành. Do
ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, nội dung ca dao trong thời kỳ này xuất hiện
chiều hướng theo đuổi tính chất dân chủ, khoa học. Cũng giống như Việt Nam,
trong văn học dân gian, ca dao là một tác phẩm vừa được đọc vừa được hát, là một
hình thức thi ca để phản ánh cuộc sống nhân dân, biểu hiện tình cảm, tư tưởng, suy
nghĩ của những người dân lao động.
Hình thức của ca dao Trung Quốc rất phong phú đa dạng, trong đó chủ yếu
chia thành các loại: tổ ca, bài ca, ca dao tự sự. Tổ ca do mấy bài hoặc là mười mấy
bài ngắn hát liền nhau biểu thị một chủ đề hoàn chỉnh, mỗi bài là một nhóm, nếu
thiếu một bài thì ý nghĩa mất đi tính hoàn chỉnh. Bài ca là một loại ca dao tỏ tình, số
lượng của một bài ca dao không cố định, số lượng chữ của mỗi câu cũng không bị
hạn chế, trong quá trình hát, có thể theo tình cảm cá nhân thêm chữ hoặc giảm chữ,
vần luật tự do. Ca dao tự sự, mỗi bài số lượng hơi nhiều nhưng có khi ngắn hơn bài
ca, đặc điểm của nó chính là tỏ việc, mà dùng phương pháp tỏ tình để đánh giá đơn
giản. Hình thức biểu hiện của ca dao da dạng, có nhiều phương cách về câu nói, kết
cấu, thủ pháp và âm luật. Ví dụ: hiện này, trong ca dao của dân tộc Chuang, hình
thức đã được xác nhận thì có kiệu năm tư, kiệu năm sáu, kiệu năm tám, kiệu bảy hai,
kiệu bảy ba, kiệu bảy tư, kiệu bảy sáu v.v.
Nội dung và đề tài của ca dao do nhiều yếu tố quyết định, như thời đại, xã hội,

lịch sử, môi trường, đạo đức, luận lý, đầu tranh, cuộc sống và quan hệ giữa con
người v.v. Phản ánh lao động sản xuất của quần chúng nhân dân là một trong những
nội dung quan trọng nhất của ca dao. Phản ánh sự đấu tranh và cuộc sống của nhân
dân từ xưa đến nay là nội dung lớn thứ hai. Phản ánh những phong tục tập quán
trong cuộc sống và sản xuất của các dân tộc lâu đời, cũng là nội dung rất quan trọng
trong ca dao dân gian. Trong các lễ cưới, lễ tang, lễ mừng nhà mới... người nhân
4

[40. Tr, 1]

13


Trung Quốc thường chọn ca dao thay tiếng nói để biểu hiện tình cảm vui vẻ hoặc là
buồn khổ. Trong nhiều loại ca dao, ca dao về tình cảm là một nội dung rất quan
trọng. Trong cuộc sống thực tế, có rất nhiều bài ca dao được sử dụng để làm quen,
xây dựng tình cảm, biểu đạt tình cảm vợ chồng. Nói đến tình cảm gia đình cũng là
một chủ đề quan trọng trong bài hát ca dao,vì xã hội nhân loại là do hàng nghìn
hàng vạn gia đình tạo lại mà thành, cuộc sống con người cũng không được thoát lý
khỏi gia đình.
1.3.2. Tục ngữ trong tiếng Hán
Làm một loại câu nói dân gian tục ngữ có tính ổn định, có nhịp và hình tượng
linh hoạt, nó phản ánh những kinh nghiệm của nhân dân quần chúng về các hiện
tượng tự nhiên, hoạt động lao động, sản xuất, hoạt động xã hội v.v. Tục ngữ luôn
được nhân dân sử dụng thường xuyên trong cuộc sống và giao tiếp hàng ngày.
Trong tiếng Hán, tục ngữ là một loại hình ngôn ngữ tồn tại lâu dài, trong khi đó tên
của nó vẫn chưa có tên ổn định. Những năm gần đây, tuy càng ngày càng có nhiều
nhiều nhà khoa học nghiên cứu tục ngữ, nhưng về tên của tục ngữ, phạm vi của tục
ngữ bây giờ vẫn chưa có một ý kiến thống nhất.
Ngày xưa, tục ngữ có nhiều tên khác bằng tiếng Hán (俚语、 俗言、里谚、古

谚、俚语、鄙语、谚语、俗语、俗话、土话.... Nhưng qua nghiên cứu gần đây, vấn
đề của tên tục ngữ đã được giải quyết cơ bản. Trong bài “ Lƣợc nói tục ngữ ”, Tiết
Lệ Hóa(薛丽华), Quách Qúy Vĩnh(郭贵荣)cho rằng: “ Tục ngữ ” là một từ xuất
hiện từ nhà triều Hán trong sách “ Thuyết Uyển Qúy Đức ” quyền 5 (《说苑·贵德》
卷五) có câu: “Kẻ sĩ cho dù vẽ một vòng tròn trên Ðất làm nhà lao, thì cũng không
dám vào; cho dù khác một miếng gỗ làm quan coi ngục thì cũng không dám Đối
chất với nó.”(故俗语云:“画地作牢,议不可入;刻木为史,期不可对。Nếu tính
từ lúc đó thì lịch sử của tục ngữ đã có hơn 2000 năm.5
Trong những quyền sách thời cổ vẫn chưa có từ “ tục ngữ ”, chỉ dùng một số từ
như: “yan”, “yu”, “yan”, có câu như: “ yan „ Mỹ nữ gả đến nhà, xấu nữ đố kị‟. Cứ
5

[29, tr, 11]

14


đến triều Nguyên, triều Minh, triều Thanh, trong những tác phẩm văn học như tiểu
thuyết, kịch từ “ tục ngữ ” mới được sử dụng phổ biến, thí dụ: “ thường nói: „Cầu
người không bằng cầu mình‟”6. Trong những quyền sách tiên Cần đã có nhiều ghi
lục, nhưng lúc đó tục ngữ được gọi là “dã ngữ”, “ dân ngữ” v.v. Tục ngữ là một hình
thức ngôn ngữ truyền miệng được nhân dân quần chúng sử dụng rộng rãi.
Về nguồn gốc của tục ngữ, các nhà khoa học đều có ý kiến khác nhau, nhưng
có nhiều học giả cho rằng nguồn gốc của đa số tục ngữ đều là nhân dân quần chúng
sáng tạo bằng miệng. Ngoài ra, còn có những lý thuyết cho rằng tục ngữ bắt nguồn
từ thần thoại cổ truyền, văn hiến, chuyển lịch sử và tác phẩm văn học, thầm chí
chuyển tôn giáo v.v.
Tiểu Kết
Trên đây, chúng tôi đã phân tích một số vấn đề liên quan tới ca dao, tục ngữ
với tư cách là những loại hình văn học dân gian phổ biến ở Việt Nam và Trung

Quốc, phân tích một số đặc điểm về nội dung và hình thức của hai loại hình này này.
Đây là những nguồn tư liệu cơ bản để chúng tôi tiến hành khảo sát những biểu hiện
của tình cảm gia đình, tình yêu của con người Việt Nam trong sự so sánh với những
biểu hiện tương đương ở tiếng Hán.
Nghiên cứu ca dao và tục ngữ là đi vào một trong những nguồn chính của nền
văn hóa dân tộc, đi sâu vào cuộc sống và tâm hồn dân tộc. Trung Quốc và Việt Nam
là hai quốc gia, trong lịch sử quá trình phát triển của hai nước có quan hệ chặt chễ,
vì vậy, nhân dân hai nước có nhiều điểm giống nhau trong tư duy, trong những biểu
hiện tình cảm trong văn học. Bất cứ Việt Nam hay là Trung Quốc, ca dao và tục ngữ
đều một kho tàng phong phú và quý báu gồm những kinh nghiệm đời sống, lịch sử xã hội đã tích lũy lại được từ hàng nghìn năm lao động và đấu tranh của nhân dân
Việt. Đó là những kiến thức của nhân dân lao động thời xưa về lịch sử, xã hội, về
kinh nghiệm sống. Trong tất cả ca dao tục ngữ, nội dung thể hiện tình cảm gia đình
và tình yêu nam nữ là hai nội dung quan trọng, là hai yếu tố cơ sở trong quan hệ xã
hội, có tình cảm nam nữ mới được thành lập gia đình, có gia đình mới tình cảm gia
đình, có quan hệ bố mẹ con cái, quan hệ anh em ruột thit, con người mới được sinh
6

[40. tr, 3]

15


sôi đông đúc thêm,văn hóa mới được kế thừa, xã hội mới được phát triển. Ngày
xưa, người ta thì rất coi trọng hai tình cảm này, tất nhiên sẽ có nhiều bài ca dao và
tục ngữ liên quan đến đấy để thể hiện tính quan trọng của nó.

16


CHƢƠNG 2

TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
THỂ HIỆN TRONG CA DAO VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM
2.1. Tình cảm cha mẹ - con cái trong ca dao và tục ngữ Việt Nam
Trong kho tàng nghệ thuật dân gian Việt Nam, có rất nhiều ca dao, tục ngữ nói
về tình cảm gia đình đặc biệt liên quan đến công ơn của cha mẹ đối với con cái. Cho
đến hiện nay chưa có một thống kê chính thức nào về số lượng các câu ca dao, tục
ngữ này. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu một số câu ca dao, tục ngữ được nhiều người biết
đến.
“Công cha nhƣ núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ nhƣ nƣớc trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con”.7
Hay:
“Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên ngƣời con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng nhƣ là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa”.
Hay là:
“Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ mới chân tu”.8
“Công cha đức mẹ cao dày,
Cƣu mang trứng nƣớc những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trƣởng thành con phải biết thờ song thân”.
7
8

[3, tr. 423]

[3, tr. 874]

17


Mặc dù được thể hiện bằng những câu ca dao khác nhau, song nội dung chung
nhất của tất cả các câu ca dao trên là ca tụng công lao của cha mẹ, so sánh công lao
của cha mẹ cao như núi, sâu sắc như sông suối vốn là những vật thể thiên nhiên rất
to lớn, hùng vĩ, không thể đo đếm được cụ thể. Vì vậy trách nhiệm của mọi người
con là luôn phải kính trọng, tôn kính cha mẹ, có như vậy mới xứng đáng làm người
con.
Lòng thương cha kính mẹ của người Việt Nam thường hay gắn liền với hiện
tượng thiên nhiên, nên không thấy làm lạ nhiều câu ca dao đã dùng mặt trăng để nói
lên lòng thương mến cha mẹ:
“ Đêm khuya trăng rụng xuống cầu,
Cảm thƣơng cha mẹ dãi dầu ruột đau”.
Hay là:
“Biển Đông còn lúc đầy vơi,
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng”.
Cũng vì thương cha mẹ, nên người con không bao giờ quên cầu khần Phật Trời
cho cha mẹ luôn được sống gần mình;
“Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con”.
“Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá,
Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua.
Đi về lập miếu thờ vua,
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha”.
Đây là những hành động mà một người con phải làm theo tư tưởng của đạo
Khổng “Trung với vua, hiếu với cha mẹ”. Do vậy, lập miếu, lập trang, lập chùa đều
được coi là những biểu hiện thể hiện lòng tôn kính đối với vua cũng như đối với cha

mẹ của người Việt Nam.
Biết ơn cha mẹ săn sóc từng miếng cơm manh áo từ thuở nhỏ, những người
con khi cha mẹ về già cũng muốn thể hiện tình cảm bằng những lần viếng thăm
thường xuyên, bằng những của ngon vật lạ hay những đồ vật rất nhỏ để cha mẹ vui
lòng:

18


“Muốn cho gần mẹ gần cha,
Khi vào thúng thóc, khi ra quan tiền”.
“Ai về tôi gởi buồng cau,
Buồng trƣớc kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Ai về tôi gởi đôi giày,
Phòng khi mƣa gió để thầy mẹ đi”.9
Thình thoảng, chúng ta chứng kiến cảnh những người con gái không chịu đi
lấy chồng, vì không muốn xa cha mẹ:
“Ơn hoài thai nhƣ bể!
Ngãi dƣỡng dục tựa sông!
Em nguyện ở vậy không chồng,
Lo nuôi cha mẹ, hết lòng làm con.”10
Người con gái đi lấy chồng xa cũng bị quở trách:
“Chim đa đa đậu nhánh đa đa,
Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu mẹ già, Bát cơm đôi đũa, chén trà ai dâng?”.11
Tư duy về luật nhân quả của người phương Đông trong ứng xử với cha mẹ
cũng được thể hiện trong ca dao, với quan niệm “mình có hiếu với mẹ cha, thì con
cháu mình sau này sẽ có hiếu với mình. Đây là luật đáp ứng thường tình và không
vì vậy làm giảm bớt lòng thường mẹ kính cha của người Việt Nam:
“Nếu mình hiếu với mẹ cha,

Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?”.
Hay là:
“Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận,
Ngỗ nghịch nào con có khác chi!
Xem thử trƣớc thềm mƣa xối nƣớc,
Giọt sau, giọt trƣớc chẳng sai gì”.12
9

[3, tr, 27]
[4, tr, 390]
11
[3, tr, 303]
12
[3, tr, 704]
10

19


×