ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
********
TRỊNH THỊ PHƢƠNG HOA
TRUYỆN THƠ NÔM TỐNG TRÂN – CÚC HOA
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA DÂN GIAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian
HÀ NỘI – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
********
TRỊNH THỊ PHƢƠNG HOA
TRUYỆN THƠ NÔM TỐNG TRÂN – CÚC HOA
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA DÂN GIAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60 22 01 25
Người hướng dẫn: GS.TS. Lê Chí Quế
HÀ NỘI - 2015
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài: .................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. .....................................................3
4. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................4
6. Bố cục luận văn ....................................................................................4
Chƣơng 1: KHẢO SÁT CÁC DẠNG TỒN TẠI CỦA TRUYỆN THƠ 5
TỐNG TRÂN – CÚC HOA ........................................................................5
1.1. Tổng quan về đề tài, cơ sở lý luận và thực tiễn: ............................5
1.2. Các dạng lƣu truyền của truyện thơ Tống Trân – Cúc Hoa: ........8
1.3. Làng An Cầu kể chuyện Tống Trân – Cúc Hoa ............................9
1.3.1. Tổng quan về làng An Cầu và xã Tống Trân................................9
1.3.2. Sự tích về Tống Trân – vị thần được thờ trong đền....................27
1.3.3. Tóm tắt truyện thơ Nôm Tống Trân – Cúc Hoa. ........................30
1.4. Truyện Trạng nguyên (Lai Chang nguyên). ................................32
1.5. Những điểm tƣơng đồng và khác biệt của hai dạng văn bản lƣu
truyền của truyện thơ Tống Trân – Cúc Hoa. .....................................32
1.5.1. Điểm tương đồng. .........................................................................32
1.5.2. Sự khác biệt. ..................................................................................35
Chƣơng 2: TRUYỆN THƠ TỐNG TRÂN – CÚC HOA NHÌN TỪ ....41
GÓC ĐỘ VĂN HỌC .................................................................................41
2.1. Những yếu tố văn học dân gian trong truyện thơ Tống Trân –
Cúc Hoa. .................................................................................................41
2.1.1. Kết cấu, cốt truyện. .......................................................................41
2.1.2. Nhân vật. .......................................................................................49
2.1.3. Yếu tố kì ảo. ...................................................................................57
2.1.4. Ngôn ngữ.......................................................................................62
2.2. Những yếu tố văn học viết trong truyện thơ Nôm Tống Trân –
Cúc Hoa ..................................................................................................67
Chƣơng 3: TRUYỆN THƠ TỐNG TRÂN – CÚC HOA NHÌN TỪ
GÓC ĐỘ VĂN HÓA DÂN GIAN ............................................................86
3.1. Đền thờ Tống Trân – Cúc Hoa tại làng An Cầu ..........................86
3.1.1 Lịch sử xây dựng và quá trình tồn tại của đền Tống Trân .........86
3.1.2 Những đặc trưng giá trị kiến trúc, điêu khắc đền Tống Trân. ..88
3.2. Những yếu tố văn hóa dân gian .....................................................92
3.2.1. Lễ hội .............................................................................................92
3.2.2. Phong tục, tập quán ....................................................................123
3.2.3. Tín ngƣỡng .................................................................................124
KẾT LUẬN ..............................................................................................132
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................135
PHỤ LỤC .................................................................................................138
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Truyện thơ Nôm là một hiện tượng văn học, văn hóa độc đáo của dân tộc.
Truyện thơ Nôm là loại hình tự sự bằng thơ dùng văn tự Nôm, “phản ánh cuộc
sống xã hội thông qua sự trình bày, miêu tả có tính chất hoàn chỉnh vận mệnh,
tính cách nhân vật bằng một cốt truyện với hệ thống biến cố và sự kiện” (Nguyễn
Thị Nhàn). Truyện thơ Nôm là một loại truyện kể bằng thơ. Do đó, muốn đánh
giá đúng giá trị nghệ thuật của truyện thơ Nôm cần phải chú ý đến tính chất
truyện kể của chúng. Đó là một nét đặc trưng nghệ thuật của truyện thơ Nôm.
Truyện thơ Nôm có sức cuốn hút đặc biệt mạnh mẽ đối với mọi tầng lớp
người Việt Nam. Ngay từ thời trung đại, loại hình văn chương này đã được cả
cộng đồng quan tâm. Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu cũng được đặt ra từ lâu,
nhưng kết quả của những nỗ lực này còn hạn chế.
Chọn đề tài “Truyện thơ Nôm Tống Trân – Cúc Hoa nhìn từ góc độ văn
học và văn hóa dân gian”, tôi muốn đi tìm hiểu về một loại hình văn học và tác
phẩm mà chưa có dịp tìm hiểu nhiều. Qua đó không chỉ hiểu hơn về truyện thơ
Nôm Tống Trân – Cúc Hoa mà còn tìm ra được những đặc điểm riêng, nét độc
đáo của truyện thơ này trong sự so sánh, liên hệ với các thể loại khác của văn học
Việt Nam.
Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm ở trung
tâm của Đồng bằng Bắc bộ, nơi không chỉ nổi tiếng vì truyền thống khoa bảng
mà còn là nơi lưu giữ một hệ thống truyền thuyết, lễ hội dân gian phong phú, có
giá trị cao, mang đặc trưng của vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Lễ hội đền
Tống Trân và truyện thơ Nôm Tống Trân – Cúc Hoa mang tính truyền thống cao
đẹp, tưởng nhớ tới danh nhân văn hóa - tấm gương sáng ngời về tinh thần vượt
khó ham học, tài năng đức độ… Do vậy việc nghiên cứu truyện thơ Nôm Tống
Trân – Cúc Hoa có ý nghĩa rất quan trọng.
Việc tìm hiểu truyện thơ Nôm Tống Trân – Cúc Hoa sẽ góp phần bổ sung
một chút ít tư liệu cho việc sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian nói riêng và
văn hóa dân gian nói chung ở làng An Cầu của Hưng Yên; đáp ứng nhu cầu của
đời sống tinh thần, tâm linh của cư dân trong vùng. Đồng thời cũng làm sáng rõ
1
một luận điểm mà trong Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
lần thứ V khóa VIII về việc “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc” đã nêu rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng
dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, là cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và
giao lưu văn hóa. Cần phải hết sức coi trọng, bảo tồn, phát huy những giá trị văn
hóa truyền thống”.
Hiện nay các công trình nghiên cứu, sưu tầm truyện thơ Nôm, lễ hội đã có
những bước phát triển đáng kể song ở các địa phương còn ít được quan tâm.
Trong bối cảnh chung đó, truyện thơ Nôm và lễ hội cổ truyền ở làng An Cầu
cũng không là ngoại lệ.
Với tấm lòng của người con đã được sinh ra và lớn lên trên quê hương đất
Trạng, tôi chọn đề tài: “Truyện thơ Nôm Tống Trân – Cúc Hoa nhìn từ góc độ
văn học và văn hóa dân gian” làm luận văn, hi vọng điều đó sẽ giúp tôi không chỉ
hiểu rõ hơn vốn văn học dân gian của quê hương mình nói riêng mà còn hiểu
đúng và sâu hơn văn hóa dân gian của đất nước mình nói chung; đồng thời phát
huy vốn văn hóa dân gian truyền thống trong thời kỳ đổi mới hiện nay ở địa
phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mặc dù di tích – lễ hội đền Tống Trân đã tồn tại và phát triển cùng lịch sử
của vùng đất, nhưng từ trước cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu
về truyện thơ Nôm cũng như lễ hội này một cách có hệ thống. Bên cạnh đó,
những nguồn tư liệu liên quan đến sự ra đời, tồn tại của nhân vật Tống Trân cũng
ít ỏi. Chúng ta chỉ có thể bắt gặp những bài viết, những tư liệu về tiểu sử, sự
nghiệp nhân vật Tống Trân, những tư liệu giới thiệu khái quát về di tích đền
Tống Trân.
Cho tới nay, tư liệu về di tích lễ hội đền Tống Trân cũng chưa có nhiều, có
thể kể tới một số nguồn tư liệu ít ỏi có liên quan đến hướng nghiên cứu của đề
tài:
- Trịnh Như Tấu, “Hưng Yên địa chí” (1934), trong đó có đề cập đến nhân
vật Tống Trân, địa danh làng An Cầu và đến Tống Trân.
2
- Hồ sơ khoa học về di tích đến Tống Trân của Ban quản lý di tích và danh
thắng Hưng Yên. Trong đó tập trung tìm hiểu: Lịch sử hình thành, tồn tại của di
tích, phần lễ hội có đề cập đến thời gian diễn ra lễ hội,…
- Cuốn “Văn hóa – văn nghệ dân gian Hưng Yên” của NXB Hội nhà văn –
2005. Cũng viết về lễ hội đền Tống Trân nhưng rất vắn tắt.
- Cuốn “Những di tích danh thắng tiêu biểu” của NXB Văn hóa thông tin
– 2005. Cũng viết về đền Tống Trân song còn sơ sài.
- Trong cuốn “Đại Nam nhất thống chí tập 3” của NXB Thuận Hóa, phần
viết địa danh và đền miếu có nhắc đến đền Tống Trân và vài dòng tóm tắt tiểu sử
Tống Trân.
- Trên báo Hưng Yên – số ra 1640 ngày 01/06/2007 đăng bài: “Ánh sáng
văn hóa từ trạng Gầu – Tống Trân” của Nguyễn Đức Can, trong bài viết này tác
giả có đề cập đến sự tích Tống Trân – Cúc Hoa, lễ hội và ảnh hưởng của nó đến
đời sống văn hóa, sinh hoạt văn hóa của cư dân trong vùng, nhưng cũng chỉ trong
phạm vi một góc của tờ báo.
Từ những nghiên cứu sơ bộ các kết quả của những tác giả đi trước, cho
đến nay thấy rằng vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện, sâu sắc
về truyện thơ Nôm Tống Trân – Cúc Hoa và lễ hội đền Tống Trân. Những tư liệu
trên sẽ là những tư liệu bước đầu giúp cho tôi tham khảo, kế thừa, tiếp thu để
triển khai đề tài của mình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những yếu tố văn học và văn hóa
dân gian trong truyện thơ Nôm Tống Trân – Cúc Hoa. Phần những yếu tố văn
học dân gian tập trung nghiên cứu: cốt truyện, nhân vật, yếu tố kì ảo, ngôn ngữ.
Một số tính chất văn học viết trong truyệnnhư: nội dung, nhân vật, ngôn ngữ,
không gian, yếu tố trữ tình, mâu thuẫn giai cấp, thể thơ,…. Phần văn hóa dân
gian tập trung nghiên cứu: các nghi lễ, trò diễn trong lễ hội, phong tục tập quán,
tín ngưỡng… Luận văn tiếp cận và nghiên cứu di tích đền Tống Trân vì đây là
địa điểm diễn ra lễ hội và vị thần được thờ ở đây cũng chính là vị thần được
tưởng niệm trong lễ hội.
3
3.2. Về không gian tập trung chủ yếu nghiên cứu thôn An Cầu, xã Tống
Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Ngoài ra còn mở rộng phạm vi nghiên cứu
đến các di tích khác trong thôn, trong xã có các nhân vật được đón rước về dự lễ
hội tại đền Tống Trân.
3.3. Về thời gian, đối với lễ hội, luận văn tập trung nghiên cứu sâu hơn lễ
hội đền Tống Trân xưa. Đồng thời nghiên cứu lễ hội đền Tống Trân đã và đang
phục hồi hiện nay để tìm ra những tư liệu xưa bổ sung cho lễ hội nay thêm phong
phú và mang nét cổ truyền.
4. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những nguồn tư liệu của các tác giả đi trước và giá trị hiện có
của di tích – lễ hội đền Tống Trân, luận văn tập trung khảo sát các yếu tố văn học
dân gian trong truyện thơ Nôm Tống Trân – Cúc Hoa trên các phương diện nội
dung và hình thức nghệ thuật, đồng thời chỉ ra ý nghĩa vai trò của truyện Tống
Trân – Cúc Hoa trong đời sống dân gian qua việc khảo sát lễ hội đền thờ Tống
Trân.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp. Tập
hợp, hệ thống hóa tư liệu liên quan để phân tích, đánh giá, đối chiếu, so sánh.
Từ việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu dưới góc độ văn hóa học, luận văn
sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong văn hóa học: Lịch sử, bảo
tàng học, mỹ thuật học, dân tộc học,…
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn chia
làm 3 chương như sau:
Chương 1: Khảo sát các dạng tồn tại của truyện thơ Nôm Tống Trân –
Cúc Hoa.
Chương 2: Truyện thơ Nôm Tống Trân – Cúc Hoa nhìn từ góc độ văn học
và văn học dân gian.
Chương 3: Truyện thơ Nôm Tống Trân – Cúc Hoa nhìn từ góc độ văn hóa
dân gian.
4
Chƣơng 1: KHẢO SÁT CÁC DẠNG TỒN TẠI CỦA TRUYỆN THƠ
TỐNG TRÂN – CÚC HOA
1.1.
Tổng quan về đề tài, cơ sở lý luận và thực tiễn:
Truyện Nôm là một bộ phận văn học khá độc đáo và có giá trị của nền văn
học phong kiến Việt Nam. Ðây là một loại hình tự sự có khả năng phản ánh hiện
thực với một phạm vi tương đối rộng, vì vậy có người gọi truyện thơ Nôm là
trung thiên tiểu thuyết (tiểu thuyết vừa). Bộ phận văn học này được sáng tác bằng
chữ Nôm và phần lớn được viết theo thể lục bát- thể thơ quen thuộc nhất với
quần chúng. Một số ít khác viết theo thể thất ngôn bát cú (thơ Ðường luật), tác
phẩm Lâm Tuyền kỳ ngộ thuộc loại này.
Bộ phận văn học này có một số lượng khá lớn và có vị trí rất quan trọng
trong đời sống tinh thần của quần chúng lao động.
Giá trị của truyện Nôm đã được khẳng định qua thời gian tồn tại của nó và
lòng hâm mộ của quần chúng ở nhiều thế hệ. Song hiện tại khi nghiên cứu bộ
phận văn học này chúng ta sẽ gặp một số vấn đề khó giải quyết như: Nguồn gốc,
sự phát triển, thời điểm sáng tác.
Hình thức đầu tiên của các truyện Nôm là những bài hát tự sự của các
nghệ nhân hát rong (hiện tượng hát rong xuất hiện ở nước ta từ thế kỷ nào thì
chưa xác định được, chỉ biết rằng khi có các đô thị thì đã có nhiều người sống
bằng nghề này, nhất là sau thế kỷ XV).
Những bài hát tự sự này phần lớn đưọc các nghệ nhân sáng tác hoặc dựa
trên cơ sở của truyện cổ dân gian, hoặc rút ra từ một truyện Nôm đã có trước.
Càng về sau, những bài hát này càng được bồi bổ thêm về mặt nội dung cũng như
nghệ thuật và đến một lúc nào đó bài hát đã được ghi vào trong sách, từ đó chính
thức trở thành một truyện Nôm.
Nơi thứ hai sản sinh ra các truyện Nôm là các nhà chùa của đạo phật. Ðể
tuyên truyền đạo phật cho các tín đồ mà phần đông là không biết chữ, một số nhà
sư có học đã nghĩ ra cách diễn Nôm một số sự tích trong kinh phật, hình thức này
ngày càng phát triển và nhiều truyện Nôm đã xuất hiện theo con đường này.
Trong hai hình thức trên cái nào có trước, cái nào có sau chúng ta vẫn
chưa xác định được.
5
Truyện Nôm ra đời và tồn tại với hình thái đầu tiên là truyện Nôm truyền
khẩu. Sau một thời gian dài, khi phong trào truyện Nôm truyền khẩu phát triển
mạnh mẽ thì các nho sĩ bình dân và bác học đã mạnh dạn sử dụng loại hình văn
học này để sáng tác, hoặc ghi chép lại những truyện Nôm đã có. Từ đó truyện
Nôm viết được xuất hiện. Cũng như mọi hình thái sáng tác, truyện Nôm không
phải là đã kế tiếp nhau một cách dứt khoát mà mỗi cái khi xuất hiện đều tồn tại
song song với những cái xuất hiện trước hoặc sau nó.
Cho đến nay chúng ta vẫn chưa xác định được truyện Nôm viết xuất hiện
vào thời gian nào và sự phát triển của nó trong lịch sử văn học. Bởi vì cho đến
nay hầu hết các truyện Nôm còn lại đều không có tên tác giả và thời điểm sáng
tác.
Hiện nay chúng ta còn một số lượng khá lớn truyện Nôm không còn tên
tác giả và thời điểm sáng tác, người ta gọi bộ phận văn học này là truyện Nôm
khuyết danh. Nguyên nhân của hiện tượng văn học này? Có ba nguyên nhân.
Do tâm lý coi thường các sáng tác bằng chữ Nôm của các nhà nho. Tâm
lý này đã ảnh hưởng đến nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội kể cả những
người sáng tác. Do bị coi thường (bị coi là loại văn học nhảm nhí, nôm na, mách
qué) cho nên khi các sáng tác bằng chữ Nôm ra đời tác giả của chúng không
được chú ý đến và dần dần bị quên lãng.
Do sự cấm đoán, thái độ thù địch của giai cấp thống trị. Ðể tránh búa rìu
của bọn chúng, nhiều tác giả đã không dám lưu danh trong sáng tác. Ðây là một
nguyên nhân quan trọng.
Nguyên nhân văn học: Trước khi được ghi chép bằng chữ quốc ngữ,
truyện Nôm được lưu hành trong nhân dân chủ yếu là bằng miệng. Qua một thời
gian dài lưu hành từ người này sang người khác, từ vùng này sang vùng khác
nhiều truyện Nôm dần dần mất tên tác giả ban đầu và trở thành tác phẩm khuyết
danh, có truyện đã trở nên rất gần gũi với các truyện cổ dân gian.
Truyện Nôm có một số lượng khá lớn hơn nữa lại do nhiều tầng lớp khác
nhau sáng tác cho nên nội dung cũng như nghệ thuật của nó đều không thuần
nhất. Ðể tiện cho việc nghiên cứu người ta đã tiến hành phân loại bộ phận văn
học này. Dựa theo những căn cứ khác nhau mà có những cách phân loại khác
6
nhau. Có thể phân loại theo ba cách sau: Dựa vào nguồn gốc đề tài có ba loại
(Loại lấy đề tài từ các truyện cổ dân gian, loại lấy đề tài, cốt truyện từ văn học
Trung Quốc, loại lấy đề tài, cốt truyện từ những sáng tác chữ Hán hoặc những sự
tích có thật ở Việt Nam); dựa vào nội dung và hình thức (Truyện Nôm bình dân,
truyện Nôm bác học); dựa vào mối quan hệ với tác giả (Truyện Nôm hữu danh,
truyện Nôm khuyết danh)
Cả ba hình thức phân loại trên chỉ có tính chất tương đối, trong đó hình
thức thứ hai là hình thức phân loại có giá trị khoa học.
Vấn đề trung tâm đặt ra trong hầu hết các truyện Nôm bình dân là cuộc
đấu tranh của những người bị áp bức chống cường quyền bạo chúa bảo vệ tình
yêu thủy chung, bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ nhân phẩm. Qua cuộc đấu
tranh nhiều khi không cân sức ấy, tác giả truyện Nôm bình dân có ý thức làm nổi
bật hai vấn đề cơ bản: Tố cáo bộ mặt thối nát, tàn bạo của xã hội phong kiến trên
bước đường suy vong của nó, đề cao phẩm chất tốt đẹp của quần chúng lao
động. Ngoài ra các tác giả truyện Nôm bình dân cũng thường đưa ra những cách
giải quyết tích cực, tiến bộ các vấn đề xã hội.
Ba vấn đề này được coi là ba đặc điểm chính về nội dung của truyện Nôm
bình dân. Ba đặc điểm này cũng đã nói lên rằng truyện Nôm bình dân có một nội
dung gần gũi với quan niệm đạo đức, thẩm mĩ của quần chúng lao động.
Về nhân vật, nhà văn quan tâm đến việc dựng câu chuyện, đến hành động
chứ không chú ý đến tâm lý nhân vật. Thường nhân vật phản diện thành công
hơn nhân vật chính diện. Nhiều nhân vật còn rất đơn giản mặc dù đã đúng về bản
chất.
Về phương pháp sáng tác, đã có sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và lãng
mạn nhưng sự kết hợp này còn non nớt vô cùng, nó chưa phản ánh được một
cách chân thực quá trình phát triển biện chứng của nhân vật, mỗi truyện đều chưa
có được phong cách riêng, nhiều chuyện còn có chung môtip về nhân vật chính
diện (nho sĩ nghèo đỗ trạng nguyên, bị ép duyên rồi vì từ chối mà bị hãm hại
hoặc đi sứ xa, sau được sum họp).
Truyện thơ Nôm còn có một số hạn chế: Thể hiện cuộc đấu tranh giai cấp
quyết liệt trong xã hội mới ở khía cạnh đấu tranh bảo vệ tình yêu, hạnh phúc lứa
7
đôi; chưa phản ánh khía cạnh giai cấp thống trị cấu kết với nhau để bóc lột nhân
dân về kinh tế, chưa gắn được cuộc đấu tranh giữa những người bị áp bức vào
cuộc đấu tranh của quần chúng lao động trong xã hội, ước mơ cuối cùng của tác
giả là thay đổi triều đại chứ chưa phải là thay đổi chế độ xã hội.
Những hạn chế trên là tất yếu vì sống trong xã hội phong kiến các tác giả
không thể thoát khỏi ảnh hưởng nhiều hay ít của tư tưởng thống trị xã hội cũng
như không thể vượt qua được hạn chế của lịch sử.
Tuy còn có một số hạn chế nhất định nhưng Truyện bình dân vẫn là một
bộ phận văn học có giá trị, là vốn quý trong gia tài văn hóa chung của dân tộc.
Bộ phận văn học này đã đóng góp tiếng nói vào loại hình tự sự của nền văn học
nước nhà. Cùng với các bộ phận truyện Nôm khác, bộ phận truyện Nôm khuyết
danh tạo nên một nền rộng rãi để trên cơ sở đó xuất hiện kiệt tác Truyện Kiều
của Nguyễn Du.
1.2.
Các dạng lƣu truyền của truyện thơ Tống Trân – Cúc Hoa:
Truyện thơ Tống Trân – Cúc Hoa từ xa xưa đã được nhân dân rất yêu
thích và lưu truyền rộng rãi trong nhân gian. Tuy nhiên, qua mỗi người kể và lưu
truyền, truyện đã có ít nhiều thay đổi. Hiện nay truyện được tìm thấy năm dạng
lưu truyền:
1.
Truyền thuyết về Tống Trân (thần tích làng An Cầu, thần tích làng
Phù Anh – xã Tống Trân – huyện Phù Cừ – Hưng Yên)
2.
Truyện kể về Trạng Gầu – Tống Trân (Nguyễn Thúc Khiêm kể – Tạp
chí Nam phong – số 159, 160 – năm 1931).
3.
Truyện cổ (tích) do nhân dân làng An Cầu kể.
4.
Truyện thơ nôm “Tống Trân – Cúc Hoa”.
5.
Truyện Tống Trân – Cúc Hoa dịch sang tiếng Thái, có tên Truyện
Trạng Nguyên.
Các bản kể trên tương đối giống nhau, cốt truyện giống với bản được ghi
chép trong thần tích làng An Cầu. Chỉ riêng bản Truyện Trạng nguyên của người
Thái có một số điểm tương đồng và khác biệt khá thú vị, cho thấy sự giao lưu
văn học, văn hóa là không biên giới.
8
1.3. Làng An Cầu kể chuyện Tống Trân – Cúc Hoa
1.3.1. Tổng quan về làng An Cầu và xã Tống Trân
1.3.1.1. Lịch sử mảnh đất An Cầu
An Cầu ngày nay còn có tên gọi là An Đô, tục gọi là làng Gầu. Đây là
mảnh đất có con người định cư khá sớm, ngay từ buổi đầu của thời kỳ dựng nước
và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đầu Công nguyên, mảnh đất này thuộc huyện
Cửu Diên, quận Giao Chỉ. Thời Tiền Lê đổi thành lộ, địa bàn An Cầu thuộc
huyện Khoái Lộ. Đến thời nhà Lý (thế kỷ XI), chia cả nước thành 24 lộ, mảnh
đất này vẫn thuộc huyện Khoái Lộ. Khi Trần Thái Tông lên ngôi (năm 1252) đổi
thành 24 lộ thành 12 phủ thì An Cầu thuộc huyện Phù Hoa, phủ Khoái Châu.
Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), Lê Thánh Tông bỏ cấp trấn, chia cả
nước thành 13 đạo, An Cầu thuộc huyện Phù Dung đạo Sơn Nam.
Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1742) Lê Cản Tông đổi đạo thành trấn, An Cầu
thuộc huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu của Sơn nam Thượng trấn.
Đến năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) thành lập tỉnh Hưng Yên gồm 2 phủ,
8 huyện: huyện Đông Yên (Đông An), Kim Động, Phù Dung (Phù Cừ), Thiên
Thi, Tiên Lữ thuộc phủ Khoái Châu (trấn Sơn nam cũ), huyện Thần Khê, Duyên
Hà, Hưng Nhân thuộc phủ Tiên Hưng (trấn Nam Định cũ) – An Cầu là vùng
thuộc Phù Cừ, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Trải qua các giai đoạn lịch sử, mặc dù địa giới hành chính của cả nước nói
chung, tỉnh Hưng Yên nói riêng cũng đều có sự thay đổi. Song, tên tỉnh Hưng
Yên vẫn được giữ nguyên cho đến năm 1968, nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng
hòa nhập 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng. Đến năm 1997,
tỉnh Hưng Yên được tái lập theo quyết định của Chính Phủ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam; tách tỉnh Hải Hưng thành 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên,
tách huyện Phù Tiên thành 2 huyện Phù Cừ và Tiên Lữ.
Từ sau Cách Mạng Tháng Tám 1945, nhân dân xây dựng chế độ mới, các
xã mới được thành lập trên cơ sở các làng thì An Cầu là một trong 3 thôn thuộc
xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Trải qua các giai đoạn lịch sử, mặc
dù đã có nhiều lần địa giới hành chính của làng – xã được điều chỉnh để thuận lợi
trong việc quản lí, lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng của nhân dân tiến
9
hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ cũng như cho
việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, song tên gọi của làng An Cầu vẫn
được giữ nguyên cho đến nay. Theo các cụ trong làng kể rằng : tên gọi An Cầu
có nghĩa là sự cầu an, cầu mong cho dân làng có cuộc sống yên ổn, no đủ.
Ngày nay địa giới của An Cầu được xác định là vùng đất nằm hoàn toàn
trên địa bàn xã Tống Trân - một trong 14 xã, thị trấn của huyện Phù Cừ, tỉnh
Hưng Yên (vốn là đất thuộc tổng Võng Phan, huyện Phù Cừ, phủ Khoái Châu).
1.3.1.2.Đặc điểm vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên.
- Vị trí: Làng An Cầu nằm ở trung tâm xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh
Hưng Yên. Đây là vùng đất khá màu mỡ bởi sự bồi đắp phù sa của dòng sông
Luộc (sông Phổ Đà). An Cầu có diện tích đất tự nhiên 389,3 ha có 2 cụm dân cư
sống trong đê và ngoài đê, phía Bắc giáp xã Minh Tiến, phía Nam giáp sông
Luộc, phía Đông giáp thôn Trà Dương, phía Tây giáp thôn Võng Phan.
Từ trung tâm thị xã Hưng Yên, thủ phủ của tỉnh đi theo đường tỉnh lộ 39A
đến Chợ Gạo rẽ phải theo đường 39B đến ngã tư trung tâm huyện Phù Cừ rẽ phải
theo đường 202 đến ngã tư La Tiến rẽ phải theo đường 201 đi khoảng 4km là tới
thôn An Cầu.
Về đường thủy, ngược tuyến sông Luộc đi phố Hiến theo sông Hồng đi
thủ đô Hà Nội, xuôi sông Luộc đi Ninh Giang (Hải Dương), Kiến An đi ra thành
phố Hải Phòng. Có thể nói đến An Cầu bằng cả hai đường thủy và bộ đều rất
thuận lợi, đây là điều kiện quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.
- Địa hình: Xét về địa hình cả nước, chúng ta thấy duy chỉ có tỉnh Thái
Bình và Hưng Yên là hai tỉnh đồng bằng châu thổ Bắc bộ không có rừng, núi; địa
hình tương đối bằng phẳng. An Cầu là vùng đất khá bằng phẳng, cốt đất trũng,
thuộc diện nhất nhì trong tỉnh -1.5m so với mặt nước biển. Thôn có hai phần diện
tích đất khác biệt: phần nằm trong đê (Sông Luộc) là phần cao hơn dùng để cấy
lúa, phần diện tích ngoài để được bồi đắp phù sa hàng năm rất màu mỡ dùng để
canh tác cây hoa màu ngắn ngày như ngô, đậu, lạc…
- Khí hậu: Làng An Cầu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, một năm
có 4 mùa rõ rệt : xuân – hạ - thu – đông. Nhưng có sự phân biệt hai mùa lạnh –
10
nóng : mùa lạnh khô và ấm từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa nóng mưa
nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.
Nhiệt độ tháng nóng nhất vào mùa hè là 39 đến 400. Nhiệt độ thấp nhất
vào mùa đông là 50C. Nhiệt độ trung bình cả năm từ 22 đến 230C. Đặc biệt trong
tháng 8 và tháng 9 thường có mưa to gió lớn, đây cũng là tháng thường có bão;
tuy nhiên ít khi bão đổ bộ trực tiếp vào vùng này. Do vậy, ảnh hưởng của bão
không lớn bằng các vùng ven biển, lượng mưa trung bình năm ở đây từ 1600 đến
1700mml, số ngày mưa trung bình trong năm khoảng 147 ngày. Lượng mưa nhỏ
nhất từ tháng 1 đến tháng 4. Tháng 8 có nhiều ngày mưa và lượng mưa nhiều
nhất, hàng năm còn có mưa phùn từ tháng 11 đến tháng 4. Vì vậy, khí hậu ở An
Cầu nói chung là khá ẩm ướt, độ ẩm trung bình hàng năm là 86%, độ ẩm trung
bình trong các tháng đều lên đến 80%, độ ẩm không khí và độ ẩm khô hạn ở đây
cao hơn các vùng khác trong khu vực châu thổ Bắc bộ.
- Sông ngòi và chế độ nước: Nằm trong khu vực châu thổ Bắc bộ, toàn
tỉnh Hưng Yên được bao bọc xung quanh bởi mạng lưới sông ngòi dày đặc. An
Cầu là một làng nhỏ song cũng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phong phú
phục vụ sản xuất và đáp ứng nhu cầu tiêu úng vào mùa mưa bão. Đặc biệt và
quan trọng hơn cả là sông Luộc (hay còn gọi là sông Phổ Đà, Đà Lỗ) : vốn là
phân lưu thuộc sông Hồng ở huyện Hưng Nhân (Thái Bình) và đổ vào sông Thái
Bình ở Cao Quý ( Tứ Kỳ - Hải Dương). Toàn bộ sông dài 70km, đoạn chảy qua
Hưng Yên có chiều dài 26km (qua làng An Cầu dài 4km), tạo thành giới hạn địa
giới tự nhiên về phía Đông và Đông Nam của tỉnh. Sông rộng trung bình 150 đến
250m, sâu từ 4 đến 6m. Từ trước thế kỷ thứ X, nơi hội tụ giữa 3 con sông lớn :
sông Hồng, sông Luộc, sông Vị Hoàng, hình thành nên một ngã ba sông (ngã ba
Tuần Vường). Từ đây người ta có thể ngược sông Hồng đi thủ đô Hà Nội, xuôi
sông Hồng ra ngã ba Tuần Vường (Cửa Luộc) đi Thái Bình, Nam Định ra biển,
hay từ ngã ba Tuần Vường theo sông Luộc đi Ninh Giang (Hải Dương), Kiến An
(Hải Phòng).
1.3.1.3Thành phần dân cư.
Làng An Cầu nằm trong vùng có bề dày lịch sử, điều kiện tự nhiên thuận
lợi nên cư dân quần tụ từ lâu đời. Do tính chất của cư dân nông nghiệp cần phải
11
có sự đoàn kết gắn bó cộng đồng, khắc phục thiên nhiên nên người dân nơi đâu
rất gắn bó với nhau mặc dù họ không cùng huyết thống.
Trong kết cấu của làng Việt, thì dòng họ là một trong những yếu tố quan
trọng mặc dù di cư hay chuyển cư, tồn tại và phát triển của dòng họ qua các thế
hệ, các thời kỳ đã tạo nên sự hình thành và phát triển của làng xã.
Dòng họ là một tập hợp những gia đình có chung nguồn gốc về huyết
thống, là một trong những yếu tố quan trọng để cấu thành làng Việt. Thông
thường một làng Việt được cấu thành bởi nhiều dòng họ. Nhưng cũng có làng lúc
đầu do một dòng họ khai lập lên và tên làng đã mang tên dòng họ đó. Dần dần
các dòng họ từ nơi khác đến sinh cơ lập nghiệp theo quan niệm : “đất lành chim
đậu” và những dòng họ khai làng, sinh sống lâu đời ở làng là những dòng họ gốc.
Điều đáng tiếc là các dòng họ ở An Cầu không giữ được gia phả gốc hay nhà thờ
họ để có thể tìm về lịch sử tụ cư của các lớp dân cư ở đây.
Làng An Cầu cũng vậy, sự hình thành lên làng An Cầu là lớp dân cư đầu
tiên đó là dòng họ Nguyễn, họ đã về đây định cư trước, tiếp đó là họ Phạm, họ
Nguyễn Văn, thời gan sau có thêm họ Đào, họ Ngô, họ Đỗ, họ Bùi, họ Trần, họ
Bình, thời gian sau nữa có thêm họ Cao, họ Vũ, họ Lê… Điều đặc biệt là các
dòng họ dù to hay nhỏ, dù đến sớm hay muộn, dù là dân ngụ cư hay dân bản địa
ở trong làng không có biểu hiện của sự căng thẳng thù hằn. Các dòng họ đều có
quyền bình đẳng như nhau và chịu sự phân công của làng trong mỗi dịp hội hè
trong những công việc của làng – xã. Qua quá trình phát triển, các thế hệ dân cư
nơi đây cùng chung lưng đấu cật, cùng xây dựng làng xóm, cư dân ngày càng
đông đúc và thân thiện. Hàng năm, cứ đến dịp giỗ họ, các gia đình trong họ lại
gặp nhau để phân bổ đóng góp bằng các quy định ra một mức tiền cụ thể để ông
trưởng họ của dòng họ tổ chức lễ cúng chung cho cả họ. Đây là một thể chế có
đặc điểm giống như các làng xã khác ở đồng bằng châu thổ Bắc bộ. Tổ chức sinh
hoạt của dân cư trong làng lấy nguyên lý lớp tuổi để xác định vị thế xã hội mỗi
người theo sự tăng dần của độ tuổi, gắn với những mốc quan trọng trong cuộc
đời, lần lượt chuyển lên vị trí cao hơn trong sinh hoạt giáp. Vì vậy, trong giáp
cũng có tính dân chủ, tất cả các thành viên trong lớp tuổi đều bình đẳng với nhau
12
về quyền và nghĩa vụ, ở An Cầu các giáp bao gồm trai đinh của các dòng họ chứ
không chỉ có ở trong họ.
Những quy định đặt ra là con trai mới sinh ra phải làm thủ tục vào hàng
giáp. Hàng năm, những gia đình có con trai thì biện lễ nhập giáp vào dịp lễ hội
đầu năm; ngôi thứ trong giáp được xác định bắt đầu từ thời điểm nhập giáp. Các
thành viên được hưởng quyền lợi của làng thông qua giáp và phải gánh các nghĩa
vụ của giáp phân cho. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là làm đăng cai
giáp; theo lệ làng thì các giáp đăng cai hàng năm ngoài các công việc trong giáp
mình còn phải biện lễ trong dịp lễ hội, giáp đăng cai phải chịu trách nhiệm chính
trong việc đồ lễ và việc phục vụ tế lễ rước sách thờ thần. Các giáp trong làng đều
có ruộng riêng, hàng năm cho đấu thầu lấy tiền hoặc thóc để dùng chi phí cho các
công việc chung, các giáp cho các thành viên cấy cầy và biện lễ theo quy định.
Mỗi công việc đều thông qua trưởng giáp và người điều hành công việc trong
giáp. Vì vậy, cơ cấu tổ chức của làng truyền thống, giáp đóng vai trò quan trọng,
đó là cầu nối giữa cá nhân với làng. Đây cũng là đặc điểm chung của nhiều làng
quê vùng đổng bằng châu thổ sông Hồng.
Theo số liệu điều tra năm 2008, hiện nay An Cầu có 615 hộ và trên 3000
nhân khẩu. Trải qua bao biến cố của lịch sử, song người dân nơi đây đã từng có
truyền thống đoàn kết, thương yêu để sinh tồn. Họ cùng nhau làm ăn, cùng nhau
bảo vệ xóm làng, quê hương, cùng nhau chung vui hội hè đình đám và cùng nhau
tạo dựng nên những thuần phong mỹ tục nơi đây mang sắc thái văn hóa của quê
Trạng.
1.3.1.4Đời sống kinh tế.
Trước kia khi hệ thống thủy lợi chưa hoàn thiện An Cầu thường bị ngập
úng, lụt vào mùa mưa, bất lợi của thiên nhiên là chính nhưng mỗi khi nước rút đi
trên bờ ven bãi sông Luộc là nơi đất phù sa màu mỡ rất thích hợp cho các loại
hoa màu, cây mía, cây dâu phát triển và nguồn tôm cá dồi dào.
Địa hình, địa thế trên đây của An Cầu đã quyết định cơ sở kinh tế chính
của dân làng là nông nghiệp trồng lúa nước. Tính “chiêm trũng” thể hiện rất rõ
nét trong nếp sống của dân làng; từ quy trình canh tác, các thao tác kỹ thuật, công
cụ sản xuất đến bộ mặt làng xóm, bố trí khuôn viên nhà cửa… Đó là, cày bừa
13
phải cắm vè, đi cấy đi gặt dưới ruộng sâu phải dùng thuyền. Nhà cửa trong vùng
đều được tôn cao, bao quanh làng là hệ thống ao, hồ, kênh rạch để thoát nước
trong mùa mưa lũ.
Dưới thời phong kiến chế độ sở hữu ruộng đất manh mún và cuộc sống
vật chất kỹ thuật lạc hậu không hỗ trợ để làm thủy lợi, cải tạo đồng ruộng nên
không tạo ra cho nông nghiệp có được năng suất cao. Theo các bậc cao niên
trong làng, các loại giống lúa được cấy ở đây là các giống lúa chịu úng như: dâu
đen, kén muộn, hom, để chúng có thể ngoi theo triền nước nổi vươn lên để phát
triển, song năng suất thấp bình quân mỗi sào ruộng chỉ được 3 cối thóc, mỗi cối
16 đấu, mỗi đấu bằng 1,3kg hiện nay. Những năm mưa thuận gió hòa thu hoạch
còn đạt từ 60 - 70kg/sào, những năm thiên nhiên khắc nghiệt năng suất tụt xuống
chỉ còn từ 20 – 30kg/sào, có năm mất trắng hoặc thu hoạch không tương xứng
với công sức bỏ ra.
Ngoài trồng lúa, với lợi thế có đất phù sa màu mỡ ven sông Luộc, dân
làng còn trồng ngô, dâu, mía, đậu… thêm nguồn thu nhập cho dân làng và các
giống cây này cũng đi vào truyền thuyết của dân làng nơi đây. Các cụ kể: cây
mía trồng ở vùng này là cây mía de, thân nhỏ nhưng cao, đốt dài nên rất dễ róc và
cho nước ngọt sắc, bà con có thể tự ép mía nấu mật hoặc bán mía cho nhà máy
đường.
Nghề trồng dâu nuôi tằm ươm tơ đã từng là nghề truyền thống khá nổi
tiếng của An Cầu :
“ Dù ai buôn đâu bán đâu
Không bằng cách cửi gốc dâu làng Gầu”
Dân nơi đây kể rằng, nghề trồng dâu nuôi tằm là hết sức công phu. Nghề
này trước hết, phải chăm lo cho cây dâu bởi đây là thức ăn duy nhất của con tằm.
Ở An Cầu, dâu được trồng chủ yếu ở ven sông Luộc, vì cây dâu rất thích hợp với
đất phù sa sẽ cho nhiều lá. Chăm sóc cây dâu từ trồng tỉa đến chặt, bón phân, cải
tạo đất, tưới nước, quả là một công việc vất vả, sao cho thân cây dâu cao, lá dâu
hái đúng lứa tằm ăn càng sinh lợi nhiều. Một sào dâu tốt có thể đủ nuôi từ 3 đến
4 nong tằm một lứa và một nong tằm cho từ 3 đến 6 kg kén. Một cây dâu cho từ
9 đến 10 lứa lá, một năm cây dâu đốn chặt hai lần, vì tằm rất nhạy cảm với thời
14
tiết, môi trường xung quanh và thức ăn, nếu có bất thường chúng sẽ chết hàng
loạt, vì thế trong dân gian mới có câu “nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm
đứng”.
Đời sống của con tằm trong mùa nóng ấm từ lúc trứng nở đến khi làm kén
kéo dài từ ba đến bốn lần lột xác (gọi là ngủ một, ngủ hai, ngủ ba và ngủ bốn),
mỗi lần lột ngủ khoảng hai ngày rồi lại dậy ăn, ăn xong lại ngủ, sau bốn lần lột
xác thì tằm dậy ăn rỗi suốt 7 ngày thì chết. Khi tằm ngủ hoặc chín mà gặp trái gió
trở trời thì dễ mất cả chì lẫn chài. Dù nắng hay mưa bao giờ người chăn tằm cũng
phải lấy đủ lá dâu cho tằm ăn liên tục cả ngày lẫn đêm. Tằm chín người nuôi phải
bắt lên né rơm để tằm làm kén trong ba ngày. Sau khi tằm thành kén người nuôi
có thể bóc kén quay tơ. Trước đây, An Cầu làm kén ra chủ yếu để bán, khách đến
mua tơ là các lái buôn từ Cẩm Giàng (Hải Dương), Hà Đông (Hà Tây)… đó là
nghề một thời đã đem lại nguồn thu nhập khá cao và được bà con trong làng đầu
tư nhiều thời gian và công sức. Song những năm gần đây, không hiểu tại sao khi
mua trứng tằm về hay bị hỏng, tằm ít nở, khi nuôi thường bị chết hàng loạt, bà
con đâm ra nản và cứ càng ngày “gố dâu”, “con tằm” càng rời xa bàn tay bà con
nơi đây.
Hiện nay, sau nhiều năm cải tạo xây dựng, kết cấu kinh tế truyền thống
của An Cầu có nhiều thay đổi đáng kể, mức độ tăng trưởng kinh tế có rất nhiều
khả quan. Trước hêt, là trong nông nghiệp: cơ sở kinh tế chính của làng xã đã có
những khởi sắc. Nhờ công cuộc làm thủy lợi (làm cống tiêu nước ra sông Luộc,
xây dựng, nạo vét sông ngòi kênh rạch…) mà đồng ruộng của làng hiện nay đã
trồng hai vụ lúa và một vụ trồng màu tương đối khá, không còn diện tích đồng
ruộng nổi trắng nước về mùa mưa như câu ca : “Đồng trắng nước trong rau rong
cua kềnh” nữa. Trong khoảng gần chục năm gần đây, An Cầu thực hiện chuyển
đổi cơ cấu kinh tế mà trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Các
giống lúa mới như Hai dòng Q5, Kháng dân 9820 – DV108 , Bắc thơm, Xi…
được đưa vào gieo cấy đem lại năng suất cao bình quân đạt từ 170 – 180kg/sào
(vụ mùa), và 190 – 200kg/sào (vụ chiêm). Ngoài ra còn có vụ đông với các loại
cây hoa màu như : ngô, khoai, dưa xuất khẩu, đậu tương, rau xanh… đưa tổng
15
sản lượng lương thực quy ra thóc của thôn đạt từ 1800 - 2000 tấn, bình quân
lương thực đầu người từ 630 – 650kg/người/năm.
Ngoài trồng lúa, dân làng còn chủ động thâm canh, xen canh, luân canh
nhiều cây thực phẩm như: đậu, lạc, các loại rau xanh như: cà chua, đỗ quả, su
hào, cải bắp… Diện tích trồng dâu xưa nay được thay thế bằng cây ngô, một năm
hai vụ đem lại lượng lớn lương thực phục vụ cho chăn nuôi như: chăn nuôi các
loại gia súc, gia cầm: trâu, bò, lợn, gà, vịt không ngừng phát triển về số lượng,
chất lượng đem lại nguồn thu nhập chính trong cơ cấu kinh tế V-A-C (vườn, ao,
chuồng).
Hàng chục mẫu ao hồ, đầm được đưa vào sản xuất nuôi cá, hàng năm
người dân thu nhập từ nguồn này khoảng vài trăm triệu đồng.
Ngoài nông nghiệp, làng còn có khoảng vài trăm lao động đã chuyển sang
các công việc khác như : làm nghề (mộc, nề, cơ khí), làm dịch vụ (ăn uống, vận
tải, vật liệu xây dựng), chạy chợ buôn bán (lợn, gà, may mặc) và đi làm thuê. Bên
cạnh đó một số nghề như: chặt sen, thêu ren, mây tre đan… cũng thu hút, tạo việc
làm cho vài trăm lao động lúc nông nhàn.
Kinh tế phát triển đem lại đời sống vật chất và tinh thần của người dân dần
khá lên; theo số liệu thống kê của Ban quản lý Hợp tác xã năm 2008 có 89.5% hộ
gia đình có đời sống kinh tế ổn định và phát triển, nhiều hộ gia đình giàu, không
có hộ đói; 100% hộ gia đình có nhà ngói, nhà mái bằng, nhà tầng. Trên 90% số
hộ gia đình có ti vi màu, 60% hộ có xe máy, 70% hộ gia đình có điện thoại. Bình
quân thu nhập tính theo đầu người năm sau cao hơn năm trước : năm 2007 là 6,1
triệu đồng/người/năm, năm 2008 là 6,9 triệu/người/năm.
Nhìn vào những con số thống kê trên ta thấy mức sống của bà con làng An
Cầu thuộc loại trung bình khá so với các làng trong vùng. Mặc dù vậy, An Cầu là
một làng nông nghiệp, trồng trọt vẫn là chủ yếu, tuy vẫn có thêm một số nghề
phụ như: chăn nuôi, làm nghề dịch vụ và buôn bán nhỏ. Cũng như các làng quê
khác trong tỉnh, An Cầu trong những năm gần đây có nhiều biến đổi đáng kể
mang lại bộ mặt mới cho một vùng quê có bề dày lịch sử. Khi đất nước đang
chuyển mình trong thời kỳ mở cửa, giao lưu và hội nhập, với những biến động
lớn về kinh tế - chính trị và xã hội đã làm cho bộ mặt kinh tế, đời sống nhân dân
16
địa phương thay đổi khá lớn lao; làng đã có tủ sách, đội văn nghệ, có nhà văn hóa
phục vụ nhân dân sinh hoạt hội họp với đủ trang thiết bị…đường làng ngõ xóm
đang dần được nâng cấp, tu sửa bằng vật liệu cứng, đổ bê tông, đã có 552 gia
đình/516 gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa (89,7%), năm 2000 An Cầu
được Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên công nhận là làng văn hóa. Nhân dân thôn
An Cầu ngày nay tự hào và tuyệt đối tin tưởng chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước.
1.3.1.5 Đời sống văn hóa – xã hội.
Làng An Cầu có vị thế địa lý thuận lợi, cận kề phố Hiến vì vậy đã hội tụ
được những nét văn hóa truyền thống văn hiến lâu đời. Đời sống văn hóa của An
Cầu cũng rất phong phú, với những phong tục tập quán điển hình của làng quê cổ
truyền Việt Nam.
Theo nhà nghiên cứu dân tộc học Trần Từ, “làng là tế bào sống của xã hội
Việt, là sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư của người Việt trồng trọt,
làng là tổ chức xã hội hoàn chỉnh nhất, mỗi làng có một hệ thống các thiết chế
dựa theo các nguyên tắc tập hợp người gồm xóm ngõ, dòng họ,... các phường
hội”. [32, tr. 11-12].
* Cơ cấu tổ chức của làng An Cầu trước Cách mạng Tháng Tám.
- Xóm ngõ: Khu cư trú của làng có một trục đường chính chạy qua từ
Đông sang Tây – đây cũng là con đường liên thôn – là đê sông Luộc, chia dân cư
thành hai địa bàn : trong đồng và ngoài bãi, đường nối với các trục đường cũng là
các ngõ xóm hình xương cá. Theo các bậc cao niên trong làng, buổi đầu làng
nằm cơ bản trong đê, sau dân cư đông đúc nên chuyển ra mở mang làng xóm
theo các bãi bồi ven sông. Dần dần khu dân cư của làng tựa như một hình thoi
chạy từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Bao bọc lấy làng xóm là hệ thống
các lũy tre xanh và các kênh rạch, sông ngòi; toàn bộ các ngõ xóm trong làng
bám lấy trục đường cái như hình xương cá chạy theo hướng Đông – Tây và
ngược lại. Cũng như nhiều làng quê khác thuộc châu thổ Bắc bộ, một đặc điểm
chung của xóm ngõ ở An Cầu là dân cư luôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau bởi
mối quan hệ láng giềng và huyết thống. Song, trong lịch sử dân cư ở đây có sự
xáo trộn, có dòng họ đi làm ăn xa và ở lại nơi đất mới, lại có dòng họ khác đến
17
đây sinh cơ lập nghiệp, hoặc trong làng có dòng họ lớn phân thành nhiều chi
sống ở các xóm khác nhau. Vì vậy, sợi dây liên kết cộng đồng người trong xóm
ngõ lại với nhau chủ yếu vẫn là quan hệ láng giềng. Cũng như dân gian nhiều
nơi, họ vẫn bảo nhau: “bán anh em xa, mua láng giềng gần” để làm phương châm
đối nhân xử thế trong cuộc sống thường ngày.
Cuộc sống cộng đồng xóm ngõ giữa các gia đình ở An Cầu có những mối
quan hệ chặt chẽ với nhau về cả đời sống vật chất và tinh thần bởi xuất phát từ
việc nhà nông quanh năm vất vả “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Vào thời
vụ, hàng xóm láng giềng giúp nhau cày cấy, gặt hái... những khi có công việc lớn
như cưới xin, làm nhà hay gặp hoạn nạn (ốm đau, tang ma), sự giúp đỡ đó càng
thể hiện rõ hơn và đầy đủ hơn, không chỉ bằng đồng tiền bát gạo, họ còn đỡ nhau
cả tấm áo the, khăn xếp... trong những ngày hội làng. Mỗi xóm có trưởng xóm do
dân trong xóm bầu lên, thường là người lớn tuổi, nhanh nhẹn, hoạt bát, gia đình
nề nếp... Trưởng xóm lo điều hành công việc chung như: bảo vệ an ninh; cúng
vào hè, ra hè; cúng cháo rằm tháng bảy; làm giỗ cho những người đặt hậu và đặc
biệt là làm lễ tất niên (từ 23 đến 30 tháng chạp tùy từng xóm)... Đời sống xóm
ngõ dựa trên tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” thật bình yên,
êm ả.
- Tộc họ: Buổi ban đầu cư dân đến đây khai phá, họ cư trú theo từng khu
vực để sinh sống, đánh bắt và sản xuất. Làng An Cầu hiện nay có khoảng 13
dòng họ, họ cùng có công khai khẩn lập làng, nhưng tiêu biểu là một số họ: họ
Nguyễn Phúc, họ Phạm, họ Nguyễn Văn, họ Đào, họ Ngô... mỗi dòng họ có một
chi, phái riêng; đứng đầu tộc họ là tộc trưởng, có dòng họ xây dựng nhà thờ
riêng, có khu mộ riêng. Hằng năm, thường vào tháng ba tổ chức cúng lễ : con
cháu trong họ tề tựu, tập trung về cúng ông bà, tổ tiên, sửa sang mồ mả... giữ mối
quan hệ dòng tộc, tăng cường tinh thần đoàn kết với nhau. Gia tộc, gia đình, làng
xóm có mỗi quan hệ với nhau, tạo nên sinh hoạt trong làng xóm.
- Tổ chức giáp: Lệ làng quy định, trai đinh từ 16 tuổi trở lên cho đến lúc
về già phải nằm trong tổ chức giáp. Để vào giáp, thủ tục đầu tiên của người con
trai đó là làm lễ trình làng, gồm: một cơi trầu, be rượu và một vài đồng tiền,
mang ra đình có lời với ông quan Đám để làm lễ thánh trình làng và được ghi tên
18
vào sổ đinh. Từ đó, người trai này chính thức được xếp vào tổ chức giáp, được
nhận một suất ruộng công (5 sào), được tham gia sinh hoạt ở đình theo hệ thống
giáp, nhưng đồng thời bắt đầu cũng phải gánh nghĩa vụ đối mọi công việc như :
biện lễ thờ thành hoàng theo lượt, phục vụ lễ hội, đi phu phen tạp dịch, tuần
phòng, đến 18 tuổi phải đóng thuế, đi lính...
Trước 1945, làng có tất cả 14 giáp, mỗi giáp có 24 người (chia làm 4
mâm) và có người đầu bàn phụ trách. Đặc biệt ở đây là các giáp này được phân
theo lớp tuổi từ trên xuống chứ không phải mỗi giáp gồm trẻ nhỏ, trung niên,
người già của nhiều xóm ngõ, dòng họ. Hằng năm, thứ bậc của giáp có sự chuyển
dịch từ thấp lên cao theo quan niệm (thay tuổi tác). Tuổi tác được tôn trọng theo
quan niệm “ kính lão đắc thọ”, trong thứ bậc của giáp đã tạo ra một không khí
dân chủ cộng đồng làng mạc.
Giáp ở An Cầu giống như giáp ở các làng Việt khác là thiết chế giữ vai trò
quan trọng trong các sinh hoạt cộng đồng làng; là đơn vị quản lý nhân đinh, lo
tang lễ cho người chết, đơn vị phân cấp và quản lý công điền, tổ chức biện lễ,
phục vụ tế lễ và đám rước khi hội làng.
- Hội đồng kỳ mục, chức dịch: Hội đồng kỳ mục bao gồm những người có
chức quyền trong bộ máy quản lý hành chính làng xã; đó là người có phẩm hàm
chức tước, bằng cấp trong xã hội phong kiến. Trong hội đồng kỳ mục này, đứng
đầu là tiên chỉ và thứ chỉ là hai người có phẩm hàm cao nhất trong làng, còn lại
những người khác được người dân ở An Cầu gọi chung là quan viên. Họ đều là
những người xuất thân có chức tước, phẩm hàm, bằng sắc như quan lại về hưu,
còn là cựu chánh (phó) tổng, cựu lí phó trưởng và đều là những người có điền sản
khá lớn. Thành phần hội đồng kỳ mục ở An Cầu là những người cao tuổi trong
làng theo quan niệm: “sống lâu lên lão làng”. Hội đồng kỳ mục là những người
có toàn quyền đối với mọi việc trong làng như: bán ngôi thứ, chia và đấu thầu
ruộng công, san bổ thuế khóa, phân bổ người phu, lính, tổ chức hội hè, sửa đình
chùa, quy định các lệ làng...
Chức dịch là bộ phận hành chính, tức đại diện quyền Nhà nước phong
kiến ở làng. Thế kỷ XVII – XVIII đứng đầu là xã trưởng, đến thời Nguyễn
(1828) là lí trưởng, dưới là phó lí. Người nào có tư văn thì hai năm một khóa,
19
chưa có tư văn thì ba năm một khóa. Trong cả khóa, làng cấp cho 200 quan tiền
và 2 mẫu ruộng. Mãn khóa mà không mắc khuyết điểm thì được ứng tế đình
trung, miễn trừ tạp dịch. Giúp việc chánh phó lí có ba người ở bàn kỳ dịch (bàn
quan viên) để cùng chánh phó, lí trưởng thừa hành công vụ, việc quan quân.
Ngoài ra, còn có một số thư ký người từ hạng khóa sinh, biết chữ để trợ giúp lí
trưởng biên chép các việc sinh tử giá thú cùng các việc chi tiêu, thừa dịch.
Bộ máy chức dịch chịu trách nhiệm trước Nhà nước phong kiến bên trên
về thu thuế, điều phu, lính, chia ruộng công, bảo vệ trị an...
- Các phường hội: Cũng như nhiều làng Việt khác thuộc châu thổ Bắc bộ
nói chung, làng xã Hưng Yên nói riêng, An Cầu trong cơ cấu tổ chức làng xã
ngoài những thiết chế giữ vai trò nổi bật như : dòng họ, chức dịch…còn có
những tổ chức phường hội khác như: hội tư văn, hội chư bà, hội đồng niên… Đó
là những tổ chức dân dã mang tính tự nguyện cao về nhu cầu quan hệ cộng đồng
và mục đích tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống.
Hội đồng niên là một tổ chức phường hội theo năm sinh lứa tuổi. Hội hiệp
dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng. Nếu những sinh hoạt cộng đồng ở chốn đình
trung mang tính ngôi thứ, được quy định chặt chẽ bởi lệ làng thì hội đồng niên là
nơi đề cao tính dân chủ, bình đẳng, cởi mở, tương thân tương ái. Chính vì vậy, tổ
chức hội đồng niên đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong quan hệ cộng đồng.
Hằng năm, ở An Cầu trở thành truyền thống, cứ đến ngày mùng 6 tết Nguyên
Đán là ngày họp mặt đồng niên tại nhà một thành viên người trong hội, họ thăm
hỏi, chuyện trò, chia sẻ niềm vui nỗi buồn, động viên giú đỡ nhau và tổ chức ăn
uống.
Hội tư văn là tổ chức của những người có nho học, nhưng ở An Cầu
không phải là đất có nhiều người đỗ đạt nên tổ chức này lại chủ yếu là những
người trong bộ máy kỳ mục, chức dịch “có chân” trong hội và một số sinh đồ.
Hội tư văn có trách nhiệm được soạn các văn bản thuộc về lệ làng như: hương
ước, các giấy tờ hành chính của làng, đặc biệt là soạn văn tế thần mỗi khi hội hè
đình đám.
Hội chư bà là tổ chức của những cụ bà từ 45 tuổi trởi lên theo đạo Phật.
Hội này thường xuyên vào ngày sóc vọng (mồng một, rằm) hàng tháng đến chùa
20
để tụng kinh, thờ phật, gia đình nào có người mất, hội đến cầu kinh giải siêu và
đưa vong linh người mất lên chùa.
- Hệ thống ngôi thứ: Cũng như nhiều làng quê khác ở châu thổ Bắc bộ,
quan hệ giai tầng của làng xã được phản ánh sâu sắc ở ngôi thứ chốn đình trung
cũng như phản ánh địa vị của người ấy trong xã hội làng xã. Đặc điểm đầu tiên
của hệ thống ngôi thứ này là hệ thống chỗ ngồi theo tuổi tác thông qua các bàn,
trong đó có ba bàn quan viên được trọng vọng nhất sau các bô lão. Song, trong xã
hội phong kiến, vị thế con người được đánh giá bằng bằng cấp, phẩm hàm, chức
tước thì tuổi tác đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Các ngôi thứ cao cùng với các
quyền lợi dành cho những người có các tiêu chuẩn này: chẳng hạn, người nào có
bằng cử nhân, tú tài vào ngày xuất, nhập tịch hàng năm được kính biếu thủ hoặc
chân lợn. Cho nên những ai không có, muốn khỏi bị “lép vế”, phải bỏ tiền ta để
mua nhiêu, mua xã. Song, ở bất cứ vị trí ngôi thứ nào, đương sự cũng phải khao
vọng rất nặng, vì thế có người dốc hết gia sản đi mua ngôi thứ rồi sau đó lâm vào
cảnh túng quẫn, gia đình tan nát…
Dân Bạch Đinh là toàn thể những người không có chức tước, phẩm hàm,
bằng cấp, hoặc không có tiền để mua chiêu, mua xã. Họ là tầng lớp nghèo khổ
nhất và phải chịu mọi khoản như: sưu thuế, binh lính, phu phen, tạp dịch…
Trong xã hội phong kiến làng xã họ bị gọi là dân đinh vì chỉ tính nam giới. Ở An
Cầu dân đinh được tính từ mới sinh trở lên, đến 49 – 50 tuổi nếu khao vọng
hương lão thì được lên lão và được giảm phu phen tạp dịch. Họ nằm trong các tổ
chức bàn và được chia một phần ruộng công nhỏ bé, nhưng phải gánh vác mọi
công việc của làng xã và cũng được ngồi chốn đình trung hưởng một phần “xôi,
thịt” mỗi khi hội hè đình đám…
* Cơ cấu tổ chức của làng An Cầu hiện nay:
Từ sau Cách Mạng Tháng Tám đến nay, An Cầu có nhiều thay đổi trong
cơ cấu tổ chức của làng. Hiện nay, làng có 615 hộ gia đình, trên 3000 nhân khẩu
với nhiều dòng họ do quá trình cộng cư lâu dài trong lịch sử. Các hộ gia đình
sống trong bốn xóm cổ và hiện ba xóm mới, được gọi tên theo ba đội sản xuất.
Quan hệ làng xóm láng giềng, trong họ ngoài làng luôn giữ được những nét đẹp
của thuần phong mĩ tục như: tính đoàn kết cộng đồng, tương thân tương ái, trọng
21