Tiểu luận-Luật tục người Ê Đê
MỤC LỤC
Lời nói đầu..........................................................................................
I.Khái quát về dân tộc Ê Đê.................................................................
II.Luật tục Ê Đê
1.Cơ cấu luật tục Ê Đê..................................................................
2.Về nội dung của Luật tục Ê Đê...................................................
3. Cơ chế luật tục.........................................................................
4.Ngôn ngữ diễn đạt......................................................................
III. Mấy suy nghĩ về các Điều luật bảo vệ rừng của người Ê Đê.............
IV.Kết luận..........................................................................................
Tài liệu tham khảo................................................................................
1
Tiểu luận-Luật tục người Ê Đê
LỜI NÓI ĐẦU
Trình độ văn hóa nói chung và văn hóa pháp lý nói riêng không chỉ phản
ánh bản sắc văn hóa mà còn phản ánh khả năng nhận thức và trình độ
phát triển của một dân tộc. Ở nước ta hiện nay, bên cạnh hệ thống pháp
luật thực định đang ngày càng được hoàn thiện vẫn còn tồn tại luật tục
của các buôn làng người thiểu số, mà giá trị hiện thực của nó trong việc
đảm bảo sự ổn định các quan hệ xã hội trong một cộng đồng người là
điều không thể phủ nhận. Nếu hệ thống pháp luật thực định phản ánh
trình độ văn hóa pháp lý của một cộng đồng người sinh sống trên lãnh thổ
của một quốc gia thống nhất, thì luật tục lại phản ánh văn hóa pháp lý của
một dân tộc – một bộ phận hợp thành khối dân cư thống nhất ấy. Trong
bài viết này, nêu một số suy nghĩ về luật tục Ê Đê nhìn từ góc độ văn hóa
pháp lý.
2
Tiểu luận-Luật tục người Ê Đê
I. KHÁI QUÁT VẾ DÂN TỘC Ê ĐÊ
Người Ê Đê hay Đêgar, còn có các tên gọi khác là Rađê. Trước năm
1975, tại miền nam Việt Nam người Ê Đê được gọi là Rađê. Ước tính
hiện nay có khoảng 330.348 người Ê Đê cư trú tập trung ở tỉnh Đắk Lắk,
phía nam của tỉnh Gia Lai và miền tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú
Yên của Việt Nam. Tại một số quốc gia khác, như Campuchia, Hoa Kỳ,
Canada và các nước Bắc Âu cũng có một ít người Ê Đê sinh sống, song
chưa có số liệu chính thứcĐặc điểm kinh tế:Người Ê Đê làm rẫy là chính,
riêng nhóm Bíh làm ruộng nước theo lối cổ sơ, dùng trâu dẫm đất thay
việc cày, cuốc đất. Ngoài trồng trọt còn chăn nuôi, săn bắn, hái lượm,
đánh cá, đan lát, dệt vải. Trên nương rẫy, ngoài cây chính là lúa còn có
ngô, khoai, bầu, thuốc lá, bí, hành, ớt, bông.
Đặc điểm làm rẫy của người Ê Đê là chế độ luân khoảnh, tức là bên cạnh
những khu đất đang canh tác còn có những khu đất để hoang để phục hồi
sự mầu mỡ. Ngày nay người Êđê gắn mình với sản xuất nông sản cây
công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao...
Nghề trồng trọt ở đây có nuôi trâu, bò, voi. Người dân ở đây còn tự làm
ra đựơc đồ đan lát, bát đồng, đồ gỗ, đồ trang sức, đồ gốm.
Hôn nhân gia đình:Trong gia đình người Ê Đê, chủ nhà là phụ nữ, theo
chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, con trai không được hưởng thừa kế.
Đàn ông cư trú trong nhà vợ. Nếu vợ chết và bên nhà vợ không còn ai
thay thế theo tục nối dây thì người chồng phải về với chị em gái mình.
Khi chết, được đưa về chôn cất bên người thân của gia đình mẹ đẻ.
Văn hóa:Người Ê Đê có kho tàng văn học truyền miệng phong phú: thần
thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các Khan (trường ca, sử thi) nổi
tiếng với Khan Đam San, Khan Đam Kteh M'lan... Người Ê Đê yêu ca
hát, thích tấu nhạc và thường rất có năng khiếu về lĩnh vực này. Nhạc cụ
3
Tiểu luận-Luật tục người Ê Đê
có cồng chiêng, trống, sáo, khèn, Gôc, Kni, đàn, Đinh Năm, Đinh Tuốc là
các loại nhạc cụ phổ biến của người Êđê và được nhiều người yêu thích.
Nhà cửa:
Nhà sàn của người Ê Đê
Nhà người Ê Đê thuộc loại hình nhà dài sàn thấp, thường dài từ 15 đến
hơn 100 m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. Nhà Ê Đê có
những đặc trưng riêng không giống nhà của các cư dân khác ở Tây
Nguyên. Là nhà của gia đình lớn theo chế độ mẫu hệ. Bộ khung kết cấu
đơn giản. Cái được coi là đặt trưng của nhà Ê Đê là: hình thức của cầu
thang, cột sàn và cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt. Đặt biệt là ở hai
phần. Nửa đằng cửa chính gọi là
Gah là nơi tiếp khách, sinh hoạt
chung của cả nhà dài, bếp chủ,
ghế khách, ghế chủ, ghế dài
(Kpan) (tới 20 m), chiếng ché...
nửa còn lại gọi là Ôk là bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là chỗ ở của các đôi
vợ chồng, chia đôi theo chiều dọc, phần về bên trái được coi là "trên" chia
thành nhiều gian nhỏ. Phần về bên phải là hàng lang để đi lại, về phía
cuối là nơi đặt bếp...
Mỗi đầu nhà có một sân sàn. Sân sàn ở phía cửa chính được gọi là sân
khách. Muốn vào nhà phải qua sân sàn. Nhà càng khá giả thì sân khách
càng rộng, khang trang.
Trang phục:* Thiếu nhi người Ê Đê
Có đầy đủ các thành phần, chủng loại trang phục và phong cách thẩm mỹ
khá tiêu biểu cho các dân tộc khu vực Tây Nguyên. Y phục cổ truyền của
người Êđê là màu đen, có điểm những hoa văn sặc sỡ. Đàn bà mặc áo,
quấn váy (Ieng). Đàn ông đóng khố (Kpin), mặc áo. Người Ê Đê ưa dùng
các đồ trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm. Trước kia, tục cà răng qui
4
Tiểu luận-Luật tục người Ê Đê
định mọi người đều cắt cụt 6 chiếc răng cửa hàm
trên, nhưng lớp trẻ ngày nay không cà răng nữa.
*Trang phục nam:
Nam để tóc ngắn quấn khăn màu đen nhiều vòng
trên đầu. Y phục truyền thống gồm áo và khố.
Áo có hai loại cơ bản:
Loại áo dài trùm mông: Đây là loại áo khá tiêu
biểu cho người Ê Đê qua trang phục nam, có tay áo dài, thân áo cũng dài
trùm mông, có xẻ tả và khoét cổ chui đầu. Trên nền chàm của thân và ống
tay áo ở ngực, hai bên bả vai, cửa tay, các đường viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo
được trang trí và viền vải đỏ, trắng. Đặc biệt là khu giữa ngực áo có mảng
sọc ngang trong bố cục hình chữ nhật tạo vẻ đẹp, khỏe.
Loại áo dài quá gối: Đây là loại áo dài quá ngối, có khoét cổ, ống tay bình
thường không trang trí như loại áo dài trùm mông nói trên,...
Khố: Khố có nhiều loại và được phân biệt ở sự ngắn dài có trang trí hoa
văn như thế nào. Đẹp nhất là các loại ktêh, drai, đrêch, piêk, còn các loại
bong và băl là loại khố thường. Áo thường ngày ít có hoa văn, bên cạnh
các loại áo trên còn có loại áo cộc tay đến khủy, hoặc không tay. Áo có
giá trị nhất là loại áo Ktêh của những người quyền quý có dải hoa văn
"đại bàng dang cánh", ở dọc hai bên nách, gấu áo phía sau lưng có đính
hạt cườm. Nam giới cũng mang hoa tai và vòng cổ.
*Trang phục nữ:Phụ nữ Ê Đê để tóc dài buộc ra sau gáy. Họ mang áo
váy trong trang phục thường nhật. Xưa họ để tóc theo kiểu búi tó và đội
nón duôn bai. Họ mang đồ trang sức bằng bạc hoặc đồng. Vòng tay
thường đeo thành bộ kép nghe tiếng va chạm của chúng vào nhau họ có
thể nhận ra người quen, thân.
Áo: Áo phụ nữ là loại áo ngắn dài tay, khoét cổ (loại cổ thấp hình thuyền)
mặc kiểu chui đầu. Thân áo dài đến mông khi mặc cho ra ngoài váy. Trên
nền áo màu chàm thẫm các bộ phận được trang trí là: cổ áo lan sang hai
5
Tiểu luận-Luật tục người Ê Đê
bên bả vai xuống giữa cánh tay, cửa tay áo, gấu áo. Đó là các đường viền
kết hợp với các dải hoa văn nhỏ bằng sợi màu đỏ, trắng, vàng. Cái khác
của trang phục áo nữ Ê Đê khác Gia rai về phong cách trang trí là không
có đường ở giữa thân áo. Đếch là tên gọi mảng hoa văn chính ở gấu áo.
Ngoài ra phụ nữ còn có áo lót cộc tay (áo yếm).
Váy: Đi cùng với áo của phụ nữ Ê đê là chiếc váy mở (tấm vải rộng làm
váy) quấn quanh thân. Cũng trên nền chàm, váy được gia công trang trí
các sọc nằm ngang ở mép trên, mép dưới và giữa thân bằng chỉ các màu
tương tự như áo. Đồ án trang trí tập trung hơn ở mép trên và dưới thân
váy. Có thể đây cũng là phong cách hơi khác với váy của dân tộc Gia Rai.
Váy có nhiều loại phân biệt ở các dải hoa văn gia công nhiều hay ít. Váy
loại tốt là myêng đếch, rồi đến myêng đrai, myêng piêk. Loại bình thường
mặc đi làm rẫy là bong. Hiện nay nữ thanh niên thường mặc váy kín.
Tôn giáo:Phần lớn người Ê Đê theo đạo Tin Lành và đạo Thiên chúa.
Một số ít theo Phật giáo tại các vùng đô thị. Họ thường đọc kinh cầu
nguyện tại các nhà riêng của mục sư, hiện tại các nhà thờ Tin lành vẫn
chưa nhiều. Những người theo Công giáo Rôma thì thường đến các nhà
nhờ tại địa phương vào ngày chủ nhật. Số còn lại vẫn theo nét tín ngưỡng
của cổ truyền, thờ cúng các thần hộ thân cho mình.
Tiếng nói:
Tiếng nói của người Ê Đê thuộc hệ ngôn ngữ Mã Lai-Polynesia. Tiếng
Êđê là một ngôn ngữ có quan hệ gần gũi với Tiếng Gia rai, Chăm,
Malaysia, Indonêsia, Philipin. Tiếng Êđê ngày nay phát triển một âm tiết
đơn lập, Đây là kết quả của sự ảnh hưởng của tiếng Mon-Khmer,
Khmer,Lao, Viet,Phap. Hầu như nói và viết đều có sự khác biệt, khi nói
chữ "Kngan" nghĩa là "Tay" người Êđê chỉ phát âm là " Ngan" o mot so
vung. Đăc biệt vùng Buôn Đôn mot số người Êđê nói tiếng Lào . Măc dù
vậy trong khi lễ tôn giáo và các ngày Lễ hội họ vẫn sữ dụng Tiếng và chữ
viết Êđê Kpă (Êđê gốc), cùng với sự phat trien và vai trò to lớn của đạo
6
Tiểu luận-Luật tục người Ê Đê
Tin lành Đêgar vốn ra đời từ phong trào Fulro "Klei mrâo mrang jăk
Đêgar", sự thống nhất càng thể hiên rõ, Tin lành Đêgar là niềm kiêu hãnh
văn hóa của người Ê Đê sau sử thi Đam San.
Chữ viết:So với các dân tộc ít người khác tại Việt Nam, người Ê Đê là sắc
dân có chữ viết theo bảng chữ cái La tinh khá sớm, người Ê Đê có chữ
viết từ thập niên 1920. Các
nhà truyền giáo Tin Lành đã
phối hợp với các chuyên viên
ngôn ngữ học tại Viện Ngôn
ngữ Summer đặt chữ viết cho
người Ê Đê để dịch Kinh Thánh cho dân tộc này.
II. LUẬT TỤC NGƯỜI Ê ĐÊ
Mặc dù cuộc sống còn hoang sơ, nhưng sự hình thành luật tục của người
Ê Đê đã phản ánh nhu cầu khách quan là: cần quản lý, phối hợp và điều
chỉnh những mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng để duy trì
sự tồn tại và phát triển. Trong quá trình đó, luật tục đã dần dần được hình
thành từ những kinh nghiệm được chắt lọc qua cuộc sống của nhiều thế
hệ, góp phần tạo nên các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân
tộc, cụ thể hóa các chuẩn mực đạo đức, pháp lý theo quan niệm của người
Ê Đê.
1. Cơ cấu Luật tục Ê Đê:
Là một văn bản thành văn của người đồng bào dân tộc thiểu số Ê Đê có
236 Điều của luật tục đã được sắp xếp thành 11 chương. Xuất phát từ một
thực tế là do trình độ sản xuất thấp kém nên những quan hệ dân sự trong
cộng đồng người Ê Đê còn rất mờ nhạt, đặc biệt là quan hệ trao đổi hàng
7