Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

HƯỚNG DẪN CHO CÔNG TY VỀ VIỆC ÁP DỤNG BỘ LUẬT QUẢN LÝ AN TOÀN QUỐC TẾ (ISM CODE)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.69 KB, 21 trang )

Bộ Giao thông Vận tải
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM

HƯỚNG DẪN CHO CÔNG TY VỀ VIỆC ÁP DỤNG
BỘ LUẬT QUẢN LÝ AN TOÀN QUỐC TẾ
(ISM CODE)

Hà nội, 2000

1


GIỚI THIỆU
Bộ luật Quản lý an toàn Quốc tế (Bộ luật ISM) đã được Tổ chức Hàng hải Quốc tế thông qua
trong nghị quyết A.741(18), đã đưa vào bắt buộc trong chương IX của Công ước Quốc tế về
An toàn sinh mạng con người trên biển (Công ước SOLAS 1974) và được sửa đổi bằng nghị
quyết MSC.99(73). Bộ luật ISM yêu cầu Công ty quản lý và khai thác tàu phải xây dựng một
Hệ thống quản lý an toàn đáp ứng các mục tiêu của Bộ luật ISM để đảm bảo các hoạt động
khai thác tàu an toàn, duy trì môi trường làm việc an toàn và bảo vệ môi trường biển. Hệ
thống quản lý an toàn phải được lập thành văn bản, được triển khai thực hiện, duy trì và liên
tục hoàn thiện.
Thực hiện vai trò và trách nhiệm của cơ quan được Chính phủ ủy quyền chứng nhận Hệ thống
quản lý an toàn của các Công ty vận tải biển và tàu biển Việt Nam theo Bộ luật ISM, Cục
Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá Hệ thống quản lý an toàn theo các yêu cầu của Bộ
luật ISM. Trên cơ sở đó Cục Đăng kiểm Việt nam sẽ cấp các giấy chứng nhận liên quan cho
Công ty và tàu theo qui định của Bộ luật ISM.
Việc đánh giá nhằm mục đích xác minh Hệ thống quản lý an toàn của Công ty và tàu tuân thủ
các quy phạm và các quy định bắt buộc, cũng như khả năng đáp ứng các mục tiêu quản lý an
toàn của Công ty theo quy định của Bộ luật ISM. Đánh giá Hệ thống quản lý an toàn không
chỉ là cơ sở của quá trình chứng nhận mà quan trọng hơn qua đánh giá Công ty có thể tìm ra
các bằng chứng khách quan về sự hoạt động của Hệ thống để áp dụng các hành động cần thiết


nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống ngày một tốt hơn.
Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý an toàn theo Bộ luật ISM cung cấp cho Công ty các
hướng dẫn cần thiết khi đăng ký chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn theo Bộ luật ISM.
Hướng dẫn cũng giải thích các thông tin chi tiết về các Giấy chứng nhận cấp cho Công ty và
tàu, các loại hình đánh giá cũng như các quy trình đánh giá theo Bộ luật ISM đã được Đăng
kiểm Việt nam thiết lập phù hợp với các quy định quốc gia và quốc tế.
1

QUY ĐỊNH CHUNG

1.1

PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA HƯỚNG DẪN NÀY
Được sự ủy quyền của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cục
Đăng kiểm Việt Nam tiến hành Đánh giá, cấp các giấy chứng nhận theo Bộ luật Quản lý
an toàn quốc tế cho các tàu và Công ty quản lý các tàu đó.
Cục Đăng kiểm Việt Nam ban hành Hướng dẫn này để hướng dẫn các Công ty áp dụng
Bộ luật Quản lý An toàn Quốc tế (Sau đây gọi là Bộ luật ISM) đối với các loại tàu được
liệt kê trong mục 1.2 dưới đây và Công ty quản lý các tàu đó.

1.2

CÁC LOẠI TÀU VÀ THỜI GIAN ÁP DỤNG BỘ LUẬT
Bộ luật ISM áp dụng từ 01/07/1998 đối với các loại tàu:


Tàu khách;




Tàu khách cao tốc;



Tàu hàng cao tốc có tổng dung tích từ 500 trở lên;



Tàu chở hàng xô(*) có tổng dung tích từ 500 trở lên;



Tàu chở dầu có tổng dung tích từ 500 trở lên;



Tàu chở hóa chất có tổng dung tích từ 500 trở lên;



Tàu chở khí hóa lỏng có tổng dung tích từ 500 trở lên.

Bộ luật ISM áp dụng từ 01/07/2002 đối với các loại tàu:
2


1.3




Các loại tàu hàng khác có tổng dung tích từ 500 trở lên;



Các giàn khoan biển di động có tổng dung tích từ 500 trở lên.

(*)

Định nghĩa tàu chở hàng xô theo chương IX - SOLAS:


Tàu được đóng có một boong, với các két đỉnh mạn và các két hông trong
vùng chứa hàng, chủ yếu được dùng để chở xô hàng khô, bao gồm cả các
loại tàu chở quặng và chở hàng hỗn hợp.



Tàu chở quặng nghĩa là tàu boong đơn có hai vách dọc và đáy đôi kéo dài
trong suốt vùng chở hàng và được dùng để chở quặng chỉ trong các khoang
trung tâm.



Tàu chở hàng hỗn hợp là tàu được dùng để chở xô cả dầu và hàng khô. Các
hàng này không được chở đồng thời ngoại trừ chứa dầu trong các két thải.
Các loại tàu theo định nghĩa dưới đây được coi là tàu chở hàng hỗn hợp:


Tàu chở quặng hoặc chở dầu là tàu boong đơn có hai vách dọc và đáy
đôi kéo dài trong suốt vùng chở hàng và được dùng để chở quặng chỉ

trong các khoang trung tâm hoặc chở dầu trong các khoang trung tâm
và các két mạn.



Tàu chở xô dầu/hàng khô/quặng (OBO) là tàu boong đơn có kết cấu vỏ
thép, với đáy đôi, các két hông và các két đỉnh mạn phía dưới boong
trên, được dùng để chở xô dầu, hàng khô bao gồm cả quặng.

ĐỊNH NGHĨA
1.

Đăng kiểm Việt Nam là Cục Đăng kiểm Việt Nam, đặt trụ sở chính tại 18 Phạm
Hùng - Hà Nội.

2.

Chi cục Đăng kiểm là các Chi cục Đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt
Nam.

3.

Bộ luật Quản lý An toàn Quốc tế (ISM Code) là Bộ luật Quản lý Quốc tế về
Khai thác tàu an toàn và Ngăn ngừa ô nhiễm, đã được Đại hội đồng thông qua
trong nghị quyết A.741(18) và được sửa đổi bằng Nghị quyết MSC.99(73).

4.

Công ty được hiểu là chủ tàu hoặc một tổ chức hoặc cá nhân nào đó như là người
quản lý, hoặc người thuê tàu trần, người đã và đang đảm đương trách nhiệm thay

mặt chủ tàu khai thác tàu và là người đồng ý nhận toàn bộ nhiệm vụ và trách
nhiệm theo sự áp đặt của Bộ luật Quản lý an toàn Quốc tế.

5.

Chính quyền hành chính có nghĩa là Chính phủ của quốc gia tàu mang cờ.

6.

Hệ thống quản lý an toàn (SMS-Safety Management System) có nghĩa là một
hệ thống có cấu trúc và được lập thành văn bản nhằm đảm bảo cho mỗi thành viên
trong Công ty thực hiện có hiệu quả chính sách an toàn và bảo vệ môi trường của
Công ty.

7.

Sổ tay Quản lý An toàn (Safety Management Manual) là sổ tay dùng để mô tả
và thực hiện Hệ thống quản lý an toàn (SMS).

8.

Giấy chứng nhận Phù hợp (DOC- Document of Compliance) có nghĩa là giấy
chứng nhận được cấp cho Công ty đã thỏa mãn các yêu cầu của Bộ luật Quản lý
an toàn quốc tế.

9.

Giấy chứng nhận Quản lý an toàn (SMC-Safety Management Certificate) có
nghĩa là giấy chứng nhận cấp cho tàu xác nhận rằng Công ty và công tác quản lý
của Công ty dưới tàu hoạt động phù hợp với Hệ thống quản lý an toàn đã được

thông qua.
3


10.

Đánh giá quản lý an toàn (Safety management audit) có nghĩa là một cuộc
kiểm tra, xem xét một cách độc lập và có hệ thống nhằm xác định xem các hoạt
động của hệ thống quản lý an toàn và các kết quả kèm theo có thỏa mãn các quy
định đã đề ra và các quy định này có được thực hiện một cách có hiệu quả và có
phù hợp để đạt được các mục tiêu đã đề ra không.

11.

Sự ghi nhận (Observation) là việc chỉ ra một một sự việc thực tế được tìm thấy
trong một cuộc đánh giá quản lý an toàn và được chứng minh bởi các bằng chứng
khách quan. Nó cũng có thể là một sự việc được Đánh giá viên chỉ ra về SMS và
nếu không được khắc phục thì có thể dẫn đến một sự không phù hợp trong tương
lai.

12.

Bằng chứng khách quan (Objective evidence) có nghĩa là các thông tin, các
biên bản, hoặc các bản liệt kê sự kiện có định lượng hoặc định tính liên quan đến
sự tồn tại và thực hiện một yếu tố của hệ thống quản lý an toàn. Bằng chứng
khách quan có được dựa trên việc quan sát, đo đạc hoặc thử nghiệm.

13.

Sự không phù hợp (Non-conformity) là sự không thực hiện một yêu cầu cụ thể

của Bộ luật ISM.

14.

Sự không phù hợp nghiêm trọng (Major Non-comformity) có nghĩa là một sự
không phù hợp có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an toàn con người,
tàu và môi trường và yêu cầu phải có hành động khắc phục ngay lập tức. Ngoài ra
việc thực hiện không có hệ thống và thiếu hiệu quả các yêu cầu của Bộ luật ISM
cũng được coi là sự không phù hợp nghiêm trọng.

2

GIẤY CHỨNG NHẬN QUẢN LÝ AN TOÀN QUỐC TẾ

2.1

CÁC GIẤY CHỨNG NHẬN CẤP CHO CÔNG TY

2.1.1 GIẤY CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP (DOC)
1.

Cấp DOC
Khi không phát hiện được sự không phù hợp tại Đánh giá lần đầu, hoặc Đánh giá
cấp mới, hoặc khi Công ty đã đề xuất các hoạt động khắc phục sự không phù hợp
được chỉ ra trong các cuộc Đánh giá trong thời gian được chấp thuận, Đăng kiểm
Việt Nam cấp DOC cho Công ty.

2.

Hiệu lực của DOC

DOC có giá trị 5 năm kể từ sau ngày hoàn thành cuộc Đánh giá lần đầu hoặc
Đánh giá cấp mới. Đánh giá cấp mới được thực hiện trong vòng 6 tháng trước
trước ngày hết hiệu lực của DOC, thời gian hiệu lực của DOC sẽ được tính từ
ngày sau ngày hết hạn của DOC trước đến ngày đó sau 5 năm.

3.

Lưu giữ DOC
Bản DOC gốc phải được lưu tại Công ty, 1 bản sao DOC phù hợp với loại tầu và
Quốc gia mà tàu mang cờ và phải được kiểm tra xác nhận hàng năm được lưu giữ
trên tầu.

2.1.2 GIẤY CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP TẠM THỜI (IDOC)
Một IDOC có thể được cấp để tạo điều kiện cho việc triển khai Bộ luật ISM tại Công ty
mới được thành lập hoặc tại Công ty mới bổ sung thêm loại tàu mới vào DOC hiện
hành.
1.

Cấp IDOC
Công ty có thể phải trải qua Đánh giá sơ bộ để kiểm tra xác nhận rằng:

4


2.



Công ty đã có một Hệ thống quản lý an toàn (SMS) đáp ứng các mục tiêu
nêu trong điều 1.2.3 của Bộ luật ISM.




Công ty phải trình bày kế hoạch triển khai Hệ thống quản lý an toàn đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu của Bộ luật ISM trong thời hạn có hiệu lực của IDOC.

Hiệu lực của IDOC


3.

Lưu giữ IDOC


2.2

IDOC có hiệu lực không quá 12 tháng và không được gia hạn.
Bản gốc IDOC lưu giữ tại Công ty, một bản sao phù hợp với loại tàu và
Quốc gia mà tàu mang cờ được lưu giữ trên tầu.

CÁC GIẤY CHỨNG NHẬN CẤP CHO TÀU

2.2.1 GIẤY CHỨNG NHẬN QUẢN LÝ AN TOÀN (SMC)
1.

Cấp SMC
Khi không phát hiện được sự không phù hợp tại cuộc Đánh giá lần đầu, hoặc
Đánh giá cấp mới, hoặc khi Công ty đã đề xuất các hành động khắc phục sự
không phù hợp trong thời gian được chấp thuận, Đăng kiểm Việt Nam cấp SMC
cho tàu.


2.

Hiệu lực của SMC
SMC có hiệu lực 5 năm kể từ sau ngày hoàn thành của cuộc Đánh giá lần đầu
hoặc Đánh giá cấp mới. Đánh giá cấp mới được thực hiện trong vòng sáu tháng
trước ngày hết hiệu lực của SMC, thời hạn hiệu lực của SMC cấp mới sẽ được
tính từ ngày sau ngày hết hạn của SMC cũ đến cùng ngày đó sau 5 năm.

3.

Lưu giữ SMC
Bản gốc SMC được lưu giữ trên tàu, một bản sao của SMC phải lưu giữ tại Công
ty.

2.2.2 GIẤY CHỨNG NHẬN QUẢN LÝ AN TOÀN TẠM THỜI (ISMC)
Một ISMC được cấp cho tàu mới được đưa vào sử dụng hoặc mới được bổ sung vào đội
tàu của Công ty.
1.

Cấp ISMC
Tàu phải trải qua Đánh giá sơ bộ để kiểm tra:


DOC hoặc IDOC phù hợp với tàu đó;



Hệ thống quản lý an toàn được Công ty áp dụng trên tàu phải đáp ứng tất cả
các yêu cầu cơ bản của Bộ luật ISM và đã được đánh giá cấp DOC hoặc đã

được xem xét để cấp IDOC;



Thuyền trưởng và các Sỹ quan trên tàu phải được làm quen với Hệ thống
quản lý an toàn và kế hoạch thực hiện Hệ thống quản lý an toàn;



Các hướng dẫn thiết yếu phải được phổ biến cho những người mới trước khi
tàu hành trình;



Công ty phải có kế hoạch đánh giá nội bộ tàu trong vòng 3 tháng tới; và



Các thông tin liên quan đến Hệ thống quản lý an toàn phải được lập ra bằng
ngôn ngữ làm việc hoặc bằng ngôn ngữ được tất cả mọi người trên tàu hiểu.

5


2.

Hiệu lực của ISMC
ISMC có hiệu lực không quá 6 tháng và trong trường hợp đặc biệt có thể được
Đăng kiểm Việt Nam gia hạn, nhưng không được quá 6 tháng.


3.

Lưu giữ ISMC
Bản gốc ISMC được lưu giữ trên tàu, một bản sao ISMC được lưu giữ tại Công
ty.

2.3

CẤP LẠI, GIA HẠN, HẾT HIỆU LỰC CỦA CÁC GIẤY CHỨNG NHẬN

2.3.1 XỬ LÝ GIẤY CHỨNG NHẬN KHI PHÁT HIỆN SỰ KHÔNG PHÙ HỢP
NGHIÊM TRỌNG
Khi phát hiện thấy có sự không phù hợp nghiêm trọng, Công ty lập tức thực hiện các
hành động khắc phục. Nếu không thực hiện các hành động khắc phục, Giấy chứng nhận
sẽ mất hiệu lực.
2.3.2 XỬ LÝ GIẤY CHỨNG NHẬN KHI PHÁT HIỆN SỰ KHÔNG PHÙ HỢP
Khi Công ty cam kết thực hiện hành động khắc phục sự không phù hợp được chỉ ra tại
cuộc Đánh giá trong khoảng thời gian quy định, Đội trưởng đội đánh giá đề nghị Lãnh
đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận hoặc xác nhận vào Giấy chứng
nhận hiện hành. Nếu hành động khắc phục không được hoàn thành trong thời gian quy
định, Giấy chứng nhận sẽ bị mất hiệu lực. Thời hạn tối đa để thực hiện hoạt động khắc
phục là ba tháng kể từ ngày kết thúc cuộc Đánh giá.
2.3.3 GIA HẠN ISMC


Chỉ có ISMC mới được gia hạn.



Trong trường hợp đặc biệt, với sự chấp thuận của Đăng kiểm Việt Nam - Hiệu lực

của ISMC được gia hạn không quá 6 tháng.

2.3.4 CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
Đăng kiểm Việt Nam cấp lại Giấy chứng nhận khi Công ty đổi tên, hoặc đổi địa chỉ.
2.3.5 THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN
Công ty hoặc tàu phải trả lại cho Đăng kiểm Việt Nam:


giấy chứng nhận hết hiệu lực.



giấy chứng nhận cũ khi giấy chứng nhận mới được cấp;

2.3.6 MẤT HIỆU LỰC CỦA DOC/IDOC
DOC/IDOC mất hiệu lực khi vi phạm một trong các điều sau:


Khi Công ty không thực hiện các cuộc Đánh giá hàng năm hoặc Đánh giá cấp
mới;



Khi Công ty không thực hiện ngay các hành động khắc phục sự không phù hợp
nghiêm trọng;



Khi Công ty không thực hiện hành động khắc phục sự không phù hợp được chỉ ra
tại lần Đánh giá hàng năm/Đánh giá cấp mới trong thời gian quy định;




Khi yêu cầu của Bộ luật ISM đã được sửa đổi, nhưng Công ty không tuân thủ
hoặc không thể tuân thủ;

6


Lưu ý: Khi tất cả SMC/ISMC của các tàu tương ứng trong DOC/IDOC mất hiệu lực,
hoặc toàn bộ việc quản lý liên quan tới DOC/IDOC không còn tồn tại, thì DOC/IDOC
mất hiệu lực.
2.3.7 MẤT HIỆU LỰC CỦA SMC/ISMC
SMC/ISMC mất hiệu lực khi vi phạm một trong các điều sau:


Khi tàu của Công ty quản lý không được Đánh giá trung gian hoặc Đánh giá cấp
mới;



Công ty không thực hiện ngay hành động khắc phục sự không phù hợp nghiêm
trọng;



Công ty không thực hiện hành động khắc phục sự không phù hợp được chỉ ra tại
cuộc Đánh giá trung gian/Đánh giá cấp mới trong thời gian quy định;




Khi yêu cầu của Bộ luật ISM đã được sửa đổi, nhưng Công ty không tuân thủ
hoặc không thể tuân thủ;



Khi Công ty không có DOC/IDOC có hiệu lực được cấp bởi Đăng kiểm Việt
Nam;



Tàu không có đầy đủ các Giấy chứng nhận có hiệu lực theo luật để chạy tuyến
Quốc tế;



Khi một tàu không được phân cấp và đăng ký, hoặc không duy trì được cấp tàu
của Đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức Đăng kiểm khác;

Lưu ý: Khi DOC/IDOC mất hiệu lực, SMC/ISMC cũng mất hiệu lực.
3

PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ

3.1

NGÀY ĐẾN HẠN ĐÁNH GIÁ HÀNG NĂM
Ngày đến hạn đánh giá hàng năm là ngày hàng năm trùng với ngày hết hạn hiệu lực
của Giấy chứng nhận phù hợp của Công ty hoặc là ngày hàng năm trùng với ngày hết
hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận Quản lý an toàn của Tàu. Cả hai đều không phải là

ngày hết hạn hiệu lực của các Giấy chứng nhận.
Ví dụ:
Nếu ngày đầu tiên có hiệu lực của một Giấy chứng nhận là từ ngày 10 tháng 10 năm
1998, thì khi đó:
Ngày đến hạn đánh giá hàng năm là ngày: 9 tháng 10
Phạm vi thời gian để có thể tiến hành Đánh giá trung gian cho tàu là từ ngày: 10 tháng
10 năm 2000 đến ngày 10 tháng 10 năm 2001.

3.2

CÁC LOẠI ĐÁNH GIÁ VÀ PHẠM VI ĐÁNH GIÁ .

3.2.1 ĐÁNH GIÁ LẦN ĐẦU ĐỂ CẤP DOC CHO CÔNG TY
Đánh giá lần đầu Công ty là cuộc Đánh giá được thực hiện để cấp DOC lần đầu tiên cho
Công ty. Đánh giá lần đầu Công ty bao gồm cả 2 việc: soát xét hồ sơ Hệ thống quản lý
an toàn và Đánh giá tại Công ty được thực hiện bởi các Đánh giá viên.
3.2.2 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ ĐỂ CẤP IDOC CHO CÔNG TY.
Đánh giá sơ bộ để cấp IDOC cho Công ty được thực hiện trong những trường hợp sau:


Khi một Công ty mới được thành lập;



Khi Công ty bổ sung thêm loại tàu mới vào DOC hiện hành.
7


3.2.3 ĐÁNH GIÁ CẤP MỚI DOC CHO CÔNG TY
Đánh giá cấp mới được thực hiện trong vòng 6 tháng trước ngày DOC hết hiệu lực và

phải được hoàn tất trước ngày DOC hết hiệu lực.
3.2.4 ĐÁNH GIÁ HÀNG NĂM ĐỂ XÁC NHẬN DOC CHO CÔNG TY
Đánh giá hàng năm được thực hiện hàng năm và được thực hiện trong vòng 3 tháng
trước hoặc sau ngày đến hạn đánh giá hàng năm.
3.2.5 ĐÁNH GIÁ BẤT THƯỜNG CHO CÔNG TY
Đánh giá bất thường cho Công ty được thực hiện ngoài phạm vi thời gian của Đánh giá
hàng năm hoặc Đánh giá cấp mới, và trong các trường hợp sau:


Khi Hệ thống quản lý an toàn được sửa đổi lớn;



Khi Đăng kiểm Việt Nam cho rằng Đánh giá là cần thiết.

3.2.6 ĐÁNH GIÁ LẦN ĐẦU ĐỂ CẤP SMC CHO TÀU
Đánh giá lần đầu cho tàu được thực hiện để cấp SMC lần đầu tiên cho tàu.
3.2.7 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ ĐỂ CẤP ISMC CHO TÀU
Đánh giá sơ bộ được thực hiện trong các trường hợp sau:


Tàu mới được đưa vào sử dụng;



Tàu mới được bổ sung vào đội tàu của Công ty;



Tàu chịu sự quản lý của Công ty mới được cấp IDOC.


3.2.8

ĐÁNH GIÁ CẤP MỚI SMC CHO TÀU
Đánh giá cấp mới cho tàu được thực hiện trong vòng 6 tháng trước ngày SMC hết
hạn và phải được hoàn tất trước ngày SMC hết hiệu lực.

3.2.9

ĐÁNH GIÁ TRUNG GIAN ĐỂ XÁC NHẬN SMC CHO TÀU
Đánh giá trung gian cho tàu được thực hiện giữa ngày đến hạn đánh giá hàng năm
lần thứ 2 và 3 (xem 3.1) và phải được hoàn tất trong khoảng thời gian trên.

3.2.10

ĐÁNH GIÁ BẤT THƯỜNG CHO TÀU.
Đánh giá bất thường được thực hiện ngoài phạm vi thời gian của Đánh giá trung gian
hoặc Đánh giá cấp mới, và trong những trường hợp sau đây :

3.2.11



Khi SMS có sự thay đổi lớn;



Khi Đăng kiểm Việt Nam cho rằng Đánh giá là cần thiết.

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG

Đánh giá bổ sung được tiến hành khi có yêu cầu của Công ty, Chính quyền Hành
chính, Chính quyền Cảng (Port State), hoặc để xác minh hành động khắc phục sự
không phù hợp nghiêm trọng được phát hiện tại các cuộc Đánh giá lần đầu, Đánh giá
hàng năm, Đánh giá trung gian, Đánh giá cấp mới.

3.3

KHẮC PHỤC SỰ-KHÔNG PHÙ HỢP
Khắc phục sự không phù hợp được tìm ra tại các cuộc Đánh giá là trách nhiệm của
Công ty trong thời gian thỏa thuận với Đánh giá viên. Công ty phải:


Điều tra, phân tích nguyên nhân của sự không phù hợp và lập các biên bản điều
tra, phân tích.

8


4
4.1



Lập biên bản thực hiện các hành động khắc phục các nguyên nhân của sự không
phù hợp và biên bản xác nhận hiệu quả của hành động khắc phục.



Soát xét và hoàn thiện Hệ thống quản lý an toàn liên quan tới các điểm trên.


YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ
TRÌNH TỰ
Một Công ty muốn được chứng nhận theo Bộ luật ISM phải liên hệ trực tiếp với
Đăng kiểm Việt Nam. Đăng kiểm Việt Nam sẽ cung cấp các thông tin và các mẫu
giấy tờ cần thiết.
Công ty phải:


cho biết tên của (những) người phụ trách chịu trách nhiệm về Hệ thống quản lý
an toàn của Công ty;



cung cấp thêm thông tin chung về Công ty, bao gồm cả thông tin về các giấy
chứng nhận về hệ thống quản lý mà Công ty có;



đệ trình Sổ tay quản lý an toàn của Công ty.

Soát xét hồ sơ
Sau khi nhận được các nội dung trên, Đăng kiểm Việt Nam sẽ soát xét các hồ sơ đã
nhận được. Các hồ sơ này sẽ được các Đánh giá viên do Cục Đăng kiểm Việt Nam
cử ra soát xét xem có thỏa mãn các yêu cầu của Bộ luật ISM hay không. Kết quả của
việc soát xét hồ sơ sẽ được thông báo cho Công ty.
Trong trường hợp các hồ sơ được trình cho Cục Đăng kiểm Việt Nam không thỏa
mãn đầy đủ yêu cầu của Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế, Công ty sẽ phải trình lại hồ
sơ sau khi đã thực hiện các hành động khắc phục cần thiết. Nếu hồ sơ đáp ứng đầy đủ
yêu cầu của Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế, quá trình đánh giá hệ thống quản lý an
toàn sẽ được tiếp tục.

4.2

ĐƠN XIN ĐÁNH GIÁ

4.2.1

MẪU ĐƠN XIN ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ NƠI
NHẬN
Khi xin đánh giá, phải điền đầy đủ, chính xác tất cả các mục được yêu cầu trong Đơn
xin đánh giá Hệ thống quản lý an toàn (mẫu 1/QTC09-20). Công ty phải gửi các tài
liệu có liên quan cùng với Đơn xin đánh giá tới Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Đơn xin đánh giá phải được gửi về Cục Đăng kiểm Việt Nam trước ngày dự
kiến đánh giá ít nhất 3 ngày.

4.2.2

TÀI LIỆU KÈM THEO ĐƠN XIN ĐÁNH GIÁ
1.

Đánh giá lần đầu để cấp DOC cho Công ty
Công ty phải gửi Đơn xin đánh giá cùng với các tài liệu sau tới Cục Đăng kiểm
Việt Nam:

2.



Hồ sơ Hệ thống quản lý an toàn;




Các loại tàu Công ty quản lý và những điểm chính của Công ty và các hoạt
động thương mại của Công ty.

Đánh giá sơ bộ để cấp IDOC cho Công ty
Công ty phải gửi Đơn xin đánh giá cùng với các tài liệu sau tới Cục Đăng kiểm
Việt Nam:
9


a)

Trường hợp Công ty mới thành lập


Sổ tay Quản lý an toàn;



Danh sách các Quy trình;



Các loại tàu phải Đánh giá, danh sách tên tàu và các đặc điểm chủ yếu
của từng tàu;



Khái quát về Công ty và hoạt động kinh doanh;




Kế hoạch triển khai Hệ thống quản lý an toàn, bao gồm ngày dự kiến
triển khai Đánh giá nội bộ và ngày dự kiến cho Đánh giá lần đầu.

b) Trường hợp bổ sung loại tàu mới.

3.



Sửa đổi Sổ tay quản lý an toàn và Quy trình liên quan tới bổ sung loại
tàu mới;



Các loại tàu phải được Đánh giá, danh sách tên tàu và các đặc điểm chủ
yếu của từng tàu;



Kế hoạch triển khai thực hiện Hệ thống quản lý an toàn bao gồm ngày
dự kiến triển khai Đánh giá nội bộ và ngày dự kiến Đánh giá lần đầu;



Các bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký tàu dài hạn và ngắn hạn;




Tài liệu xác nhận lai lịch của nhà quản lý tàu.

Đánh giá cấp mới DOC cho Công ty
Công ty phải gửi Đơn xin đánh giá tới Đăng kiểm Việt Nam. Nếu xét thấy cần
thiết, Đánh giá viên có thể yêu cầu Công ty đệ trình phần đã được sửa đổi của Sổ
tay sau lần Đánh giá trước.

4.

Đánh giá hàng năm để xác nhận DOC cho Công ty
Công ty phải gửi Đơn xin đánh giá tới Đăng kiểm Việt Nam. Nếu xét thấy cần
thiết, Đánh giá viên có thể yêu cầu Công ty đệ trình phần đã được sửa đổi của Sổ
tay sau lần Đánh giá trước.

5.

Đánh giá bổ sung cho Công ty
Công ty phải gửi Đơn xin đánh giá cùng với lý do (nếu có), biên bản sự không
phù hợp và bằng chứng của hành động khắc phục sự không phù hợp tới Đăng
kiểm Việt Nam.

6.

Đánh giá lần đầu để cấp SMC cho tàu
Công ty phải gửi Đơn xin đánh giá cùng với các tài liệu sau tới Cục Đăng kiểm
Việt Nam:


Bản sao của DOC liên quan tới tàu;




Nếu Sổ tay quản lý an toàn đã được Đăng kiểm Việt Nam soát xét thì không
yêu cầu trình nộp. Tuy nhiên nếu DOC được cấp bởi một tổ chức Đăng
kiểm khác, hoặc nếu DOC được cấp bởi Chính quyền Hành chính, phải thực
hiện như sau:


Nếu tàu của Công ty là tàu đầu tiên được Đăng kiểm Việt Nam đánh
giá, Hồ sơ Hệ thống quản lý an toàn phải được đệ trình cùng với Đơn
xin Đánh giá tới Đăng kiểm Việt Nam trước khi đánh giá. Đăng kiểm
Việt Nam sẽ soát xét Hồ sơ Hệ thống quản lý an toàn phù hợp với Bộ
luật ISM.

10


7.

Đánh giá sơ bộ để cấp ISMC cho tàu
Công ty phải gửi Đơn xin đánh giá cùng với các tài liệu sau tới Cục Đăng kiểm
Việt Nam:

8.



Bản sao của DOC/IDOC liên quan tới tàu;




Kế hoạch triển khai thực hiện Hệ thống quản lý an toàn bao gồm ngày dự
kiến triển khai Đánh giá nội bộ và ngày dự kiến Đánh giá lần đầu;

Đánh giá cấp mới SMC cho tàu
Công ty phải gửi Đơn xin đánh giá cùng với Bản sao của DOC liên quan tới tàu
tới Cục Đăng kiểm Việt Nam.

9.

Đánh giá trung gian để xác nhận SMC cho tàu
Công ty phải gửi Đơn xin đánh giá cùng với Bản sao của DOC liên quan tới tàu
tới Cục Đăng kiểm Việt Nam.

10. Đánh giá bổ sung cho tàu
Công ty phải gửi Đơn xin đánh giá cùng với Bản sao của DOC liên quan tới tàu,
biên bản sự không phù hợp và bằng chứng của hành động khắc phục sự không
phù hợp tới Cục Đăng kiểm Việt Nam.
5.

ĐÁNH GIÁ CÔNG TY

5.1

ĐÁNH GIÁ LẦN ĐẦU ĐỂ CẤP DOC CHO CÔNG TY

5.1.1

SOÁT XÉT HỒ SƠ
Đăng kiểm Việt Nam sẽ soát xét Hồ sơ Hệ thống quản lý an toàn theo các yêu cầu

của Bộ luật ISM. Các Quy trình cần thiết đã thiết lập cũng phải được kiểm tra.
Lưu ý : Khi soát xét hồ sơ, nếu thấy cần thiết Đánh giá viên có thể tới kiểm tra sơ bộ
Công ty trước khi đánh giá Công ty.

5.1.2

ĐÁNH GIÁ CÔNG TY
1.

Đánh giá viên thực hiện việc đánh giá để xác minh tình hình triển khai Hệ thống
quản lý an toàn theo Sổ tay quản lý an toàn và các Quy trình. Đánh giá viên cũng
kiểm tra các giấy chứng nhận, các tài liệu và biên bản liên quan tới Hệ thống
quản lý an toàn nhằm xác nhận rằng chúng đã được chuẩn bị và lưu giữ đúng
theo các Quy trình, và được sử dụng như là bằng chứng của việc triển khai thực
hiện Hệ thống quản lý an toàn. Hơn nữa, đánh giá viên phải kiểm tra phỏng vấn
những nhân viên chủ chốt có nắm vững Hệ thống quản lý an toàn hay không.

2.

Trước ngày đánh giá, Công ty phải thu thập các kết quả của hoạt động của Hệ
thống quản lý an toàn trong thời gian không ít hơn 3 tháng tại Công ty và trên ít
nhất một tàu của mỗi loại. Đánh giá nội bộ tại ít nhất một tàu của mỗi loại và tại
các bộ phận trên bờ của Công ty phải được hoàn thành trước khi Đánh giá Công
ty

3.

Tại cuộc Đánh giá Công ty, ít nhất những người sau đây phải được yêu cầu tham
dự:
a)


Cuộc họp mở đầu
Lãnh đạo cao nhất, người phụ trách, người chịu trách nhiệm của mỗi phòng
ban liên quan tới Hệ thống quản lý an toàn của Công ty.

b) Phỏng vấn chung công ty

11


Người phụ trách, người chịu trách nhiệm của mỗi phòng ban liên quan tới
Hệ thống quản lý an toàn của Công ty.
c) Phỏng vấn từng phòng
Người chịu trách nhiệm của mỗi phòng ban liên quan tới Hệ thống quản lý an
toàn của Công ty.
d) Cuộc họp kết thúc
Lãnh đạo cao nhất, người có trách nhiệm, người chịu trách nhiệm của mỗi
phòng, và các bên liên quan tới Hệ thống quản lý an toàn của Công ty.
5.2

ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ ĐỂ CẤP IDOC CHO CÔNG TY
Về nguyên tắc đánh giá cấp IDOC được thực hiện chỉ bằng việc soát xét hồ sơ. Khi
kết quả việc soát xét tài liệu là thỏa mãn, Đăng kiểm Việt Nam sẽ cấp IDOC. Tuy
nhiên nếu thấy cần thiết Đánh giá viên có thể tới Công ty để tiến hành đánh giá sơ bộ
Công ty.

5.3

5.4




Sổ tay quản lý an toàn phải được soát xét để xác minh rằng Hệ thống quản lý an
toàn của Công ty là phù hợp với các luật, các quy định, và các yêu cầu của Bộ
luật ISM liên quan được đáp ứng đầy đủ.



Kế hoạch triển khai thực hiện Hệ thống quản lý an toàn của Công ty trong thời
hạn hiệu lực của IDOC phải được xem xét.

ĐÁNH GIÁ CẤP MỚI DOC CHO CÔNG TY
1.

Xác minh rằng Sổ tay quản lý an toàn và các Quy trình được sửa đổi sau kỳ
Đánh giá trước là phù hợp với Bộ luật ISM và được cập nhật đúng.

2.

Theo Sổ tay quản lý an toàn và các Quy trình, xác minh rằng Hệ thống quản lý
an toàn đã được triển khai thực hiện có hiệu quả đúng theo Bộ luật Quản lý an
toàn quốc tế. Cuộc đánh giá phải kiểm tra các giấy chứng nhận, các tài liệu và
biên bản liên quan tới Hệ thống quản lý an toàn đã được chuẩn bị và lưu giữ
đúng theo Quy trình, qua đó chúng được dùng làm bằng chứng để xác minh việc
thực hiện triển khai đúng Hệ thống quản lý an toàn. Hơn nữa, phải kiểm tra
phỏng vấn những người có trách nhiệm xem có nắm vững Hệ thống quản lý an
toàn hay không.

3.


Kiểm tra rằng việc soát xét của Công ty và quá trình hoàn thiện được thực hiện
đúng sau lần Đánh giá trước.

4.

Yêu cầu tham gia của các thành viên trong Đánh giá cấp mới giống như trong
Đánh giá lần đầu.

ĐÁNH GIÁ HÀNG NĂM ĐỂ XÁC NHẬN DOC CHO CÔNG TY
1.

Xác minh rằng Sổ tay quản lý an toàn và các Quy trình được sửa đổi sau kỳ
Đánh giá trước là phù hợp với Bộ luật ISM và được cập nhật đúng.

2.

Theo Sổ tay quản lý an toàn và các Quy trình, xác minh rằng Hệ thống quản lý
an toàn đã được triển khai thực hiện có hiệu quả đúng theo Bộ luật Quản lý an
toàn quốc tế. Cuộc đánh giá phải kiểm tra các giấy chứng nhận, các tài liệu và
biên bản liên quan tới Hệ thống quản lý an toàn đã được chuẩn bị và lưu giữ
đúng theo Quy trình, qua đó chúng được dùng làm bằng chứng để xác minh việc
thực hiện triển khai đúng Hệ thống quản lý an toàn. Hơn nữa, phải kiểm tra
phỏng vấn những người có trách nhiệm xem có nắm vững Hệ thống quản lý an
toàn hay không.

12


5.5


6
6.1

3.

Kiểm tra rằng việc soát xét của Công ty và quá trình hoàn thiện được thực hiện
đúng sau lần Đánh giá trước.

4.

Yêu cầu tham gia của các thành viên trong Đánh giá cấp mới giống như Đánh
giá lần đầu.

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG CHO CÔNG TY


Kiểm tra rằng phạm vi Đánh giá Bổ sung là phù hợp với Bộ luật ISM.



Xem sơ đồ chi tiết liên quan tới hoạt động khắc phục trong phần phụ lục.

ĐÁNH GIÁ TÀU
ĐÁNH GIÁ LẦN ĐẦU ĐỂ CẤP SMC CHO TÀU
1.

Theo Sổ tay quản lý an toàn và các Quy trình, Đánh giá lần đầu được tiến hành
để xác minh rằng Hệ thống quản lý an toàn đã được triển khai thực hiện có hiệu
quả đúng với Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế. Cuộc đánh giá cũng phải kiểm tra
các giấy chứng nhận, các tài liệu và biên bản liên quan tới Hệ thống quản lý an

toàn đã được chuẩn bị và lưu giữ đúng theo Quy trình, qua đó chúng được dùng
làm bằng chứng để xác minh việc triển khai thực hiện đúng Hệ thống quản lý an
toàn. Hơn nữa, phải kiểm tra phỏng vấn những người có trách nhiệm xem có
nắm vững Hệ thống quản lý an toàn hay không.

2.

Để thực hiện Đánh giá lần đầu trên tàu, Hệ thống quản lý an toàn phải hoạt động
không ít hơn 3 tháng và Đánh giá nội bộ Công ty phải được thực hiện trước
Đánh giá lần đầu.

3.

Tại cuộc Đánh giá lần đầu cho tàu, ít nhất những người sau đây bao gồm cả đại
diện của Công ty phải tham dự :


Cuộc họp mở đầu:
Thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy nhất, đài trưởng và đại diện của
Công ty.



Phỏng vấn chung toàn tàu:
Thuyền trưởng và đại diện của Công ty.



Phỏng vấn các bộ phận của tàu:
Đại phó, máy trưởng, đài trưởng và đại diện của Công ty.




Cuộc họp kết thúc:
Thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy nhất, đài trưởng và đại diện của
Công ty.

6.2

ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ ĐỂ CẤP ISMC CHO TÀU
Đánh giá viên phải kiểm tra xác minh các vấn đề sau tại tàu :


Các bản sao của DOC và IDOC được lưu giữ trên tàu.



Sổ tay quản lý an toàn và các Quy trình mới nhất ..., được để ở nơi phù hợp trên
tàu.



Thuyền trưởng và các sỹ quan nắm vững Hệ thống quản lý an toàn và kế hoạch
triển khai thực hiện Hệ thống.



Các hướng dẫn thiết yếu phải được phổ biến cho người mới trước khi tàu hành
trình.


13




Công ty phải lập kế hoạch đánh giá nội bộ tàu trong vòng 3 tháng tới.



Hệ thống Quản lý an toàn được viết bằng ngôn ngữ làm việc hoặc ngôn ngữ mà
mọi người trên tàu có thể hiểu được.
Lưu ý: “Hướng dẫn thiết yếu trước khi hành trình” là các hướng dẫn đã được lập
thành văn bản một cách rõ ràng. Chúng được Công ty soạn thảo để giúp thuyền
trưởng hướng dẫn những người mới xuống tàu. Tham khảo các yêu cầu sau:

6.3

6.4

6.5

6.6



Điều 6.3 Bộ luật ISM.



Quy định A -I/14-STCW 1995 Trách nhiệm của Công ty.




Quy định A -VI/1-1 STCW 1995 Huấn luyện làm quen nhiệm vụ.

ĐÁNH GIÁ CẤP MỚI SMC CHO TÀU.
1.

Xác minh rằng Sổ tay quản lý an toàn và các Quy trình hoạt động mới nhất phải
được để ở đúng nơi trên tàu.

2.

Theo Sổ tay quản lý an toàn và các Quy trình, xác minh rằng Hệ thống quản lý
an toàn đã được triển khai hoạt động có hiệu quả phù hợp với Bộ luật Quản lý an
toàn quốc tế. Cuộc đánh giá phải kiểm tra rằng các Giấy chứng nhận, các tài liệu
và các biên bản có liên quan tới Hệ thống quản lý an toàn được chuẩn bị và duy
trì đúng theo Quy trình, qua đó chúng được sử dụng như là bằng chứng để xác
minh việc triển khai thực hiện đúng đắn Hệ thống quản lý an toàn. Hơn nữa,
phải kiểm tra phỏng vấn là các nhân viên chủ chốt xem có hiểu thấu đáo Hệ
thống quản lý an toàn hay không.

3.

Kiểm tra rằng việc soát xét và hoàn thiện của Công ty được thực hiện đúng sau
lần Đánh giá trước.

4.

Yêu cầu tham gia của các thành viên trong Đánh giá cấp mới giống như trong

Đánh giá lần đầu.

ĐÁNH GIÁ TRUNG GIAN CHO TÀU.
1.

Xác minh rằng Sổ tay quản lý an toàn và các Quy trình hoạt động mới nhất phải
được để ở đúng nơi quy định trên tàu.

2.

Theo Sổ tay quản lý an toàn và các Quy trình, xác minh rằng Hệ thống quản lý
an toàn đã được triển khai hoạt động có hiệu quả thì cuộc đánh giá phải kiểm tra
rằng các giấy chứng nhận, các tài liệu và các biên bản có liên quan tới Hệ thống
quản lý an toàn được chuẩn bị và lưu giữ đúng theo Quy trình, qua đó chúng
được sử dụng như là bằng chứng để xác minh việc triển khai thực hiện đúng Hệ
thống quản lý an toàn.

3.

Kiểm tra rằng việc soát xét và hoàn thiện của Công ty được thực hiện đúng sau
lần Đánh giá trước.

4.

Yêu cầu thành phần tham gia của các thành viên trong Đánh giá trung gian giống
như trong Đánh giá lần đầu.

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG CHO TÀU.



Kiểm tra rằng phạm vi Đánh giá Bổ sung là phù hợp với Bộ luật ISM.



Xem sơ đồ chi tiết liên quan tới hoạt động khắc phục trong phần phụ lục.

TIẾP TỤC ĐÁNH GIÁ CHO TÀU KHI CHƯA KẾT THÚC ĐÁNH GIÁ TẠI
MỘT CẢNG

14


Nếu không đủ thời gian cho việc Đánh giá trên tàu do thay đổi kế hoạch chuyến đi
của tàu, các đánh giá viên phải đình chỉ cuộc đánh giá dù nó chưa được hoàn thành.
Trong trường hợp này không được cấp giấy chứng nhận hoặc xác nhận vào giấy
chứng nhận. Việc Đánh giá được tiếp tục tại cảng tới, và giấy chứng nhận sẽ được
cấp hoặc được xác nhận sau khi đã hoàn thành việc đánh giá.
7

CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
Xin liên hệ trực tiếp với Đăng kiểm Việt Nam đối với các trường hợp đặc biệt sau:

8



Nếu chấm dứt việc quản lý tất cả các tàu thuộc một loại tàu cụ thể ghi trong
DOC.




Nếu tàu đổi cờ nhưng không thay đổi Công ty quản lý.



Khi thay đổi Công ty quản lý tàu, liên quan đến cả việc mua bán tàu, Công ty
có DOC phù hợp cho loại tàu đó nhưng không có DOC phù hợp với quốc gia
mà tàu mang cờ.



Trường hợp Đánh giá để nhận IDOC/ISMC cho việc bổ sung loại tàu mới.



Khi thay đổi Chính quyền Hành chính, hoặc thay đổi loại tàu ghi trong
IDOC/ISMC trong thời gian còn hiệu lực của các giấy chứng nhận đó.



Khi xin Đánh giá lần đầu sau khi DOC/SMC đã mất hiệu lực.



Khi một văn phòng chi nhánh có chức năng tương đương với công ty mới được
thành lập.



Khi thay đổi Công ty quản lý tàu.




Khi một tàu bị lưu giữ bởi chính quyền cảng (PSC) do có sự không phù hợp
nghiêm trọng hoặc sự không phù hợp theo Bộ luật ISM.



Khi đổi tên tàu, dung tích, hoặc Official No. của tàu.



Khi tàu ngừng khai thác.

PHỤ LỤC

15


8.1

S NH GI LN U CễNG TY V CP DOC
Tiến hành đánh giá
Công ty

BắT Đầu

5/HD09-20-2

Có SKPH


Đánh giá
viên
C

Lập biên bản SKPH

K
Có SKPH
nghiêm trọng
K

Công ty

C

Thỏa thuận HKP
đối với SKPH
(Thời hạn
3 tháng)

Phòng
ISM

Đề nghị cấp DoC

SKPH nghiêm
trọng đợc khắc
phục
Đánh giá

bổ sung

C
K

Thông báo lý
do cho Công ty

Tiến hành
HĐKP ngay
tức

HSĐG
2/HD09-20-2

Lãnh đạo
Cục

Cấp DoC

DoC
(Hiệu lực 5 năm)

Kết thúc

16


8.2


S NH GI HNG NM CễNG TY V XC NHN VO DOC

BắT Đầu

SMS có sửa đổi
lớn
C

Soát xét các
thông tin từ lần
đánh giá trớc

5/HD09-20-2,
từ lần đánh giá
trớc
DoC
Kết thúc

Soát xét hồ sơ SMS
của Công ty

K

Đánh giá
viên

Tiến hành đánh
giá Công ty

Có SKPH


Đề nghị thu
hồi DOC

5/HD09-20-2
Lập biên bản
SKPH

SKPH nghiêm
trọng đợc khắc
phục

K
C

C
K

Có SKPH
nghiêm trọng
K

Thỏa thuận
HĐKP

Công ty

Lãnh đạo
Cục


Đánh giá
bổ sung

C

Tiến hành
HĐKP ngay

Xác nhận hàng
năm DOC
Kết thúc

17


8.3

S NH GI CP MI DOC CHO CễNG TY

BắT Đầu

Tiến hành đánh giá
Công ty

5/HD09-20-2, từ
lần đánh giá trớc

Có SKPH

Đánh giá

viên

C

5/HD09-20-2
Lập biên bản SKPH

K
Có SKPH
nghiêm trọng
K

Công ty

Phòng
ISM

C

Thỏa thuận HDKP
đối với SKPH

Đề nghị cấp DoC

SKPH nghiêm
trọng đợc khắc
phục
Đánh giá
bổ sung


C
K

Thông báo lý
do cho Công ty

Tiến hành
HĐKP ngay
tức

HSĐG
2/HD09-20-2

Cấp DoC mới

Lãnh đạo
Cục

DoC
(Hiệu lực 5 năm)

Kết thúc

18


8.4

S NH GI TU LN U CP SMC


Đánh giá
viên

Tiến hành đánh
giá Tàu

BắT Đầu

Có SKPH

5/HD09-20-2

C

Lập biên bản SKPH

K
Có SKPH
nghiêm trọng
K

Công ty

SKPH nghiêm
trọng đợc khắc
phục

C

Thỏa thuận HKP

đối với SKPH

Đánh giá
bổ sung

C
K

Thông báo lý
do cho Công ty

Tiến hành
HĐKP ngay

(Thời hạn
3 tháng)

Phòng
ISM

Đề nghị cấp SMC

HSĐG
3/HD09-20-2

Cấp SMC

Lãnh đạo
Cục


SMC
(Hiệu lực 5 năm)

Kết thúc

19


8.5

S NH GI TRUNG GIAN TU V XC NHN VO SMC

BắT Đầu

Tiến hành đánh
giá Tàu

Có SKPH

Đánh giá
viên
C

5/HD09-20-2, từ
lần đánh giá trớc

Kết thúc

Đề nghị thu
hồi SMC


5/HD09-20-2
Lập biên bản
SKPH

K

SKPH nghiêm
trọng đợc khắc
phục

K
C

Có SKPH
nghiêm trọng
K

Thỏa thuận
HĐKP

Đánh giá
bổ sung

C

Tiến hành
HĐKP ngay

Công ty


Xác nhận hàng
năm SMC

Lãnh đạo
Cục

Kết thúc

20


8.6

S NH GI CP MI SMC CHO TU
BắT Đầu

Tiến hành đánh giá
Tàu

5/HD09-20-2, từ
lần đánh giá trớc

Có SKPH

Đánh giá
viên

C


5/HD09-20-2
Lập biên bản SKPH

K
Có SKPH
nghiêm trọng
K

Công ty

C

Thỏa thuận HKP
đối với SKPH

Phòng
ISM

Đề nghị cấp SMC

Lãnh đạo
Cục

Cấp SMC mới

SKPH nghiêm
trọng đợc khắc
phục
Đánh giá
bổ sung


C
K

Thông báo lý
do cho Công ty

Tiến hành
HĐKP ngay
tức

HSĐG
3/HD09-20-2
SMC
(Hiệu lực 5 năm)

Kết thúc

21



×