Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

khái quát về châu âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.78 KB, 24 trang )

I. CHÂU ÂU LÀ MỘT BÁN ĐẢO KHỔNG LỒ CỦA LỤC ĐỊA Á- ÂU
1. Vị trí, giới hạn.
Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á – Âu, diện tích 10.355.000km2. Phía bắc
châu Âu giáp Bắc Băng Dương, phía tây giáp Đại Tây Dương, phía nam giáp Địa Trung
Hải và Biển Đen, tuy nhiên về phía đông thì hiện không rõ ràng. Các nhà địa lý hiện đại
thường xem dãy Ural, sông Ural, một phần của biển Caspian và dãy Caucasus hình
thành biên giới chính giữa châu Âu và châu Á.
Điểm cực Bắc châu Âu nằm ở mũi Nordkinn của Na Uy ; cực Nam nằm ở Punta
de Tarifa gần eo Gibraltar, phía nam Tây Ban Nha. Từ tây sang đông châu Âu chạy từ
Cabo da Roca, Bồ Đào Nha, đến sườn đông bắc của dãy Ural, Nga.Bờ biển châu Âu
dài 43.000km, bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh và biển ăn sâu vào
đất liền. Các biển nhỏ trải từ đại dương vào bên trong lục địa như Bắc Hải, biển Baltic,
Biển Đen, Biển Trắng. Nhiều biển có những đường nối nổi tiếng : Eo Gibraltar nối Đại
Tây Dương và Địa Trung Hải, eo biển Anh nối Đại Tây Dương và Bắc Hải.
Chúng ta hãy nhận xét trên bản đồ có bao nhiêu bán đảo ở châu Âu. Chính châu
Âu cũng là một bán đảo khổng lồ của lục địa Á-Âu, vì ba mặt của nó là biển. Các bán
đảo lớn là Scandinavia, bán đảo Iberia, bán đảo Italy, bán đảo Balkan. Châu Âu cũng
bao gồm nhiều đảo ngoài khơi, nổi tiếng nhất là Iceland, đảo Anh, đảo Sardinia, Sicily
và đảo Crete.
2/ Nguồn gốc tên gọi.
Tên Europe có thể xuất phát từ Europa. Trong thần thoại Hy Lạp Europa (tiếng Hy
Lạp: đþðç) là một công chúa người Phoenicia, bị thần Zeus hoá thân bò trắng dụ đưa
đến đảo Crete, tại đây nàng sinh hạ Minos. Sau đó, từ này trở thành tên gọi của mảnh
đất Hy Lạp và khoảng năm 500 trước Công nguyên, ý nghĩa của nó được dùng rộng ra
cho cả phần đất đó lên tận phía bắc.
Tuy nhiên, một số nhà ngôn ngữ học đưa ra một giả thuyết khác dựa trên nguồn gốc
dân gian là từ này có gốc từ tiếng Semit, bản thân lại mượn từ erebu trong tiếng
Akkadia, nghĩa là “nơi mặt trời lặn”. Đứng từ châu Á hay Trung Đông thì đúng là Mặt
trời lặn ở phần đất châu Âu – mảnh đất phía tây. Cũng thế, tên gọi châu Á có gốc từ
asu trong tiếng Akkadia, nghĩa là “nơi mặt trời mọc”, chỉ vùng đất phía đông dưới góc
nhìn của một người Lưỡng Hà.




Nữ thần Europa bị thần Zeus hoá thân bò trắng dụ đến đảo Crete tại đây nàng sinh hạ
Minos
( * ) Theo tài liệu Wiki the free encyclopedia :
- Phoenicia là một dân tộc văn minh cổ tập trung ở phía bắc của xứ Canaan cổ, trung
tâm của nó nằm dọc theo đồng bằng duyên hải ước tính ngày nay là Lebanon. Tiếng
Phoenicia là tiếng Semit thuộc nhóm ngôn ngữ Canaanit, có quan hệ gần với tiếng Do
Thái cổ và tiếng Syria.
- Tiếng Akkadia là tiếng Semit được sử dụng ở Mesopotamia cổ, đặc biệt là ở Assyria
và Babylon.
- Theo tài liệu encarta : Tên Europe có thể xuất phát từ Europa, công chúa xứ Phoenica
trong thần thoại Hy Lạp, hay có thể xuất phát từ Ereb, một từ Phoenica có nghĩa là “
mặt trời lặn”
II. THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU ÔN HOÀ THUẬN LỢI CHO SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG.


1. Địa hình châu Âu khá đa dạng : Châu Âu tuy có diện tích nhỏ nhưng địa hình rất
đa dạng và phức tạp. Trên bản đồ ta thấy châu Âu có ba dạng địa hình chính : Vùng
đồng bằng rộng lớn ở phía bắc, miền núi già trung tâm và miền núi già ở phía tây, dãy
núi trẻ ở phía nam.
a. Đồng bằng châu Âu : là vành đai trầm tích nằm giáp Bắc Hải và biển Baltic, uốn
thành một vòng cung từ Tây Nam Pháp chạy về phía bắc và đông qua các nước


Benelux, Đức, Ba Lan và phía tây Nga. Hãy được bao phủ bởi trầm tích băng hà, nên
đồng bằng khá bằng phẳng. Đặc biệt dọc rìa phía nam của đồng bằlưu ý rằng vùng
Đông Nam nước Anh, Đan Mạch và cực Nam Thụy Điển cũng thuộc miền này. Mặc dù
đồng bằng bị biến dạng nhiều nơi hình thành các bồn địa như bồn địa Luân Đôn, bồn
địa Paris, các bồn địa trầm tích này, ng là nơi có lớp trầm tích hoàng thổ màu mỡ rất tốt

cho nông nghiệp. Đồng bằng này mở rộng nhất về phía đông.

b. Miền núi già trung tâm và miền núi già phía tây :
Phía nam đồng bằng châu Âu là một dải hẹp có cấu trúc địa chất khác nhau, tạo
thành các dạng địa hình phức tạp nhất lục địa. Trong suốt vùng này tác động uốn nếp
( dãy Jura ), đứt gãy ( dãy Vosges và núi Rừng Đen ), núi lửa (cao nguyên Trung tâm
Pháp ) và phay nghịch ( cao nguyên Meseta Tây Ban Nha ) đã tác động nhau tạo thành
các dãy núi, cao nguyên và thung lũng. Các khối núi này có đỉnh tròn, sườn dốc, không
cao quá 1500m.
Miền núi già phía tây : Rìa phía tây của châu Âu cũng gồ ghề lởm chởm, nhưng
miền núi phía tây Scandinavia, Scotland, Ireland, Brittany của Pháp, Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha không thuộc hệ thống núi Alps. Các dãy núi phía tây này hình thành vào giai
đoạn tạo núi cổ hơn, tương phản sâu sắc với dãy núi Alps còn khá trẻ, động đất vẫn
còn xảy ra thường.
Khiên Scandinavia, hình thành từ thời Tiền Cambri, nằm bên dưới Phần Lan và
phần lớn các vùng còn lại của bán đảo Scandinavia. Độ nghiêng của khiên này hướng
về phía đông, hình thành cả vùng núi phía tây Thụy Điển và vùng cao nguyên thấp hơn
của Phần Lan. Băng hà đã đục khoét bờ biển Na Uy thành các fiord sâu và cọ vào bề
mặt của cao nguyên Phần Lan. Sự chuyển dịch của các mảng của vỏ trái đất đã đập
vào khiên vững chắc này trong suốt thời kỳ tạo sơn Caledonian ( cách đây khoảng 500
đến 395triệu năm ) và đã nâng cácdãy núi của Ireland, Wales, Scotland và Tây Na Uy
lên. Quá trình xói mòn diễn ra sau đó đã bào mòn các dãy núi ở Anh, nhưng các đỉnh
núi của Na Uy vẫn đạt độ cao trên 2.500m.
c. Hệ thống núi trẻ phía nam.
Phía nam của miền núi già trung tâm là khu vực núi uốn nếp trẻ cao nhất châu Âu.
Vào giữa kỷ Đệ tam, cách nay khoảng 40 triệu năm, mảng nền châu Phi – Arab đã va
vào mảng nền Á –Âu, gây nên vận động tạo sơn Alps. Lực nén tạo nên bởi sự va chạm
của các mảng nền đã đẩy lớp trầm tích Trung Sinh dầy lên, tạo nên các dãy Pyrenees,
Alps, Apennines, Carpathians và Caucasus, là những dãy núi cao nhất châu Âu với
sườn rất dốc. Các trận động đất thường xảy ra ở vùng này đã cho thấy vận động kiến

tạo vẫn còn tiếp diễn.



2. Khí hậu châu Âu.
Châu Âu là một châu lục duy nhất trên thế giới nằm gần hoàn toàn trong miền ôn
đới ( từ 36o đến 71o vĩ tuyến Bắc). Do đó, hầu hết các vùng của châu Âu có khí hậu ôn
đới hoặc cận nhiệt ; chỉ có miền bờ biển và các đảo phía cực Bắc có khí hậu lạnh giá,
đó là vùng khí hậu hàn đới ( chiếm khoảng 6% diện tích toàn châu ).
Trên bản đồ ta thấy ba mặt của châu Âu đều có biển và đại dương bao bọc. Bờ
biển phía tây mở rộng ra Đại Tây Dương do đó ảnh hưởng của đại dương qua tác động
của gió Tây ôn đới càng thêm sâu sắc : gió từ đại dương có thể ảnh hưởng thường
xuyên tới trung tâm châu Âu và nhiều khi có thể lan tới miền đông của châu lục.
Tuy nhiên, do vị trí, hình dạng địa hình giữa Đông Âu và Tây Âu có nhiều nét khác
biệt nên mức độ ảnh hưởng của Đại Tây Dương cũng khác nhau. Bờ biển Tây Âu bị cắt
xẻ mạnh, có nhiều biển phụ ăn sâu vào nội địa ; nơi xa biển nhất chỉ có 700 km. Miền
ven biển phía tây bắc châu Âu lại có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chảy qua nên
khí hậu miền này thêm ấm áp, lượng mưa phong phú. Miền núi Tây Âu lại chạy theo
hướng vĩ tuyến, do đó ảnh hưởng hải dương có thể lan tràn khắp miền nội địa. Ngay ở
Thụy Sĩ , Áo người ta vẫn thấy vai trò hải dương rất rõ nét.
Ngược lại Đông Âu nằm
sâu trong nội địa, bờ biển lại ít bị chia cắt ; nơi xa bờ biển nhất tới 1.600km, gấp hơn
hai lần Tây Âu. Phía đông và nam giáp châu Á nên thường chịu ảnh hưởng của khối
khí lục địa từ châu lục này lan tới. Địa hình Đông Âu lại thấp, tương đối bằng phẳng,
xen kẽ là những miền đất cao chạy theo hướng bắc - nam ; do đó đã tạo điều kiện cho
các khối khí lạnh phương bắc tràn xuống một cách dễ dàng, đôi khi xuống tận Nam Âu
làm cho thời tiết trở nên rất lạnh.
Nam Âu có khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải, các tháng mùa hè thường nóng và khô,
có mưa vào mùa đông. Do vào giữa mùa đông áp cao Siberia thu hẹp thành một dải
chạy dọc theo vĩ tuyến 50oB nối liền với áp cao Acoras ở phía tây. Dải áp cao này phân

cách với áp cao Bắc Phi bởi khu áp thấp tương đối trên Địa Trung Hải. Nhờ có áp thấp
này cùng với frôn ôn đới chạy qua trên biển nên khu vực Địa Trung Hải về mùa đông có
gió tây và khí xoáy hoạt động, thời tiết thay đổi và có mưa nhiều. Về mùa hạ, vùng Địa


Trung Hải do nằm dưới vùng áp cao cận nhiệt, không khí thường xuyên đi xuống nên
thời tiết rất ổn định, khô nóng và hầu như không mưa.
Do khí hậu châu Âu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió tây từ Đại Tây Dương thổi
vào nên lượng mưa ở châu Âu phong phú. Phần lớn châu Âu có lượng mưa từ 500 –
1500mm/năm. Trong đó quá nửa diện tích có lượng mưa trên dưới 1000mm/ năm. Tuy
nhiên, lượng mưa cũng giảm dần từ tây sang đông tùy thuộc vào sự biến tính của gió
Tây
ôn
đới.
Mưa nhiều nhất là miền ven Đại Tây Dương, phía tây Na Uy, Anh v.v cũng như trên
các sườn núi phía tây dãy Pyrenees, Alps, Dinaric Alps, lượng mưa trung bình
2000mm/năm. Một số miền núi tương đối xa biển như Carpathians, Balkan, khối núi
Trung tâm Pháp v.v… lượng mưa cũng khá cao, thường khoảng 1000mm/năm, phân
bố
đều
cả
năm.
Sang đến bình nguyên Đông Âu thì lượng mưa trung bình năm chỉ còn khoảng 500 –
600mm/năm, mưa rơi chủ yếu là vào mùa hạ. Ở miền Đông Nam bình nguyên Nga và
miền đất thấp cận Caspian lượng mưa trung bình chỉ còn từ 100 – 250mm/ năm. Miền
này nằm ở phía nam cao áp Á- Âu và là nơi hoạt động chủ yếu của gió nam và đông
nam
khô
khan
từ

lục
địa
châu
Á
thổi
qua.
Ngoài ra, những nơi khuất gió như phía đông bán đảo Scandinavia, Pyrenees hoặc
miền cực bắc châu Âu cũng là nơi có mưa ít, lượng mưa từ 300 – 500mm/năm.
Châu

Âu



thể

chia

làm

3

miền

khí

hậu

:


Miền khí hậu cực và cận cực : Miền bờ biển Bắc Băng Dương và các đảo phía
bắc có khí hậu cực và cận cực. Mùa đông ở đây lạnh lẽo, kéo dài từ tháng 7 đến tháng
10. Mùa hạ ngắn và mát, trời luôn có mây và mưa nhỏ. Nhiệt độ quanh năm rất thấp,
nước bốc hơi chậm nên phần lớn đất đai trở nên ẩm thấp nhiều nơi biến thành đầm lầy.
Miền

khí

hậu

ôn

đới

: gồm

- Miền khí hậu ôn đới hải dương : Các nước vùng ven biển Tây Âu có khí hậu ôn
đới hải dương. Song tùy theo vị trí từng miền so với đại dương, tính chất khí hậu có
khác nhau : Miền quần đảo Anh, miền bờ biển phía tây bán đảo Scandinavia, bán đảo
Jutland, Pháp v.v… có khí hậu ôn đới hải dương điển hình. Mùa đông ấm, mùa hạ mát
mẻ. Nhiệt độ trung bình tháng giêng thường trên 0oC. Mưa nhiều và mưa quanh năm,
lượng mưa trên 2000mm/năm, tập trung nhiều vào mùa thu và đông. Còn vào sâu trong
nội địa như miền Đông Pháp, Đức, Ao, Czech, Slovakia, Ba Lan v.v… và một phần phía
nam Thụy Điển, khí hậu ôn đới hải dương giảm dần và tính chất khí hậu ôn đới lục địa
bắt đầu tăng lên. Đó là miền khí hậu trung gian, mùa đông không lạnh lắm nhưng cũng
không
ôn
hoà
mát
mẻ

như
bờ
biển
Tây
Âu.
- Miền khí hậu ôn đới lục địa : Phần lớn khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa
với đặc điểm là mùa đông lạnh, mùa hạ nóng. Càng sang phía đông tính chất khắc


nghiệt của khí hậu lục địa càng biểu hiện rõ rệt. Mùa đông lạnh và kéo dài. Thỉnh
thoảng có những đợt khí lạnh từ phương bắc tràn xuống, đôi khi xuống tận miền nam,
thời tiết lạnh dữ dội. Ban đêm nhiệt độ xuống -20, -30oC, có khi còn thấp hơn nữa. Mùa
hạ nóng và khô, nhất là miền Đông Nam đồng bằng Nga nên có ảnh hưởng lớn đến
sản
xuất
nông
nghiệp.
- Miền khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải : Nam Âu nằm ven bờ Địa Trung Hải có khí
hậu cận nhiệt đới khô với đặc điểm là mùa hạ nóng gay gắt, khô khan, mùa đông mát
dịu và mưa nhiều. Trong mùa đông, các khối khí lạnh từ phương bắc tràn xuống bị hệ
thống núi Alps và Carpathians ngăn lại nên trong thời gian này Nam Âu không lạnh
bằng các miền khác ở châu Âu. Nhiệt độ trung bình tháng giêng từ 5 đến 10oC. Đôi khi
gió lạnh cũng có thể tràn xuống làm cho nhiệt độ giảm nhanh. Ngược lại mùa hạ có các
đợt gió nóng từ phương nam tràn lên, khí hậu rất khô bầu trời luôn trong xanh. Nhiệt độ
trung bình tháng bảy khoảng 25oC. Tuy nhiên lượng mưa miền này khá phong phú,
khoảng 1000mm/năm. Hầu hết rơi vào mùa thu đông, mùa hạ thường sinh hạn hán.
3. Sông ngòi châu Âu từ trung tâm tỏa ra như nan hoa và thường nối nhau lại bởi
các
kênh
đào.

Phần lớn các con sông bắt nguồn từ trung tâm lục địa đổ ra biển, thường có nguồn
rất gần nhau. Sông dài nhất là sông Volga, chảy về hướng nam đổ vào biển Caspian và
sông dài thứ hai là sông Danube chảy từ tây sang đông trước khi đổ vào Biển Đen. Các
sông ở Trung và Tây Âu bao gồm sông Rhone và sông Po, chảy vào Địa Trung Hải,
sông Loire, sông Seine, sông Rhine và sông Elbe, chảy vào Đại Tây Dương hay Bắc
Hải. Sông Oder và sông Vistula chảy về phía bắc ra Biển Baltic.

Kênh nối sông Danube và biển Đen ở Romania


Đa số các sông của châu Âu có giá trị kinh tế rất lớn trong giao thông vận tải ( sông
Rhine, sông Danube và sông Volga ) do lượng nước khá dồi dào. Tuy nhiên các con
sông chảy vào Bắc Băng Dương thường đóng băng vào mùa đông, nhất là ở các cửa
sông.
Các hồ châu Âu thường phân bố ở miền núi, như Thụy Sĩ, Italy và Áo và ở cả vùng
đồng bằng như Thụy Điển, Ba Lan, Phần Lan. Hồ nước ngọt lớn nhất là hồ Ladoga ở
tây
bắc
nước
Nga.

Bờ bắc sông Volga ở Liên Bang Nga

4. Thực vật, động vật phong phú chịu tác động mạnh mẽ của con người.



Khoảng 80 đến 90 % châu Âu đã từng được bao phủ bởi rừng. Mặc dù hơn nửa số
rừng nguyên sinh của châu Âu bị biến mất do sự cư trú của con người và do việc khai
khẩn đất canh tác, châu Âu vẫn còn một phần tư số rừng của thế giới – rừng vân sam

của Scandinavia, rừng thông bạt ngàn ở Nga, rừng dẻ của Caucasus và rừng sồi bần
trong vùng Địa Trung Hải. Tuy nhiên, chỉ duy nhất ở các miền núi về phía bắc và trung
tâm phía bắc Nga Âu rừng vẫn cònbao phủ và ít chịu ảnh hưởng của hoạt động con
người. Trong thời gian gần đây việc phá rừng bị hạn chế và việc tái trồng rừng ngày
càng nhiều. Tuy thế người ta thích trồng cây họ thông hơn các loài rụng lá vì thông mọc
nhanh hơn. Nước có tỉ lệ rừng bao phủ thấp nhất là Ireland ( 8% ), trong khi nước có
nhiều rừng bao phủ nhất là Phần Lan ( 70% ). Nhìn chung thảm thực vật của châu Âu
thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi nhiệt độ và lượng
mưa.
- Miền lãnh nguyên ( đài nguyên) bao gồm các đảo ở phía bắc và vùng ven Bắc
Băng Dương. Miền này khí hậu lạnh lẽo, mùa đông kéo dài, mùa hạ ngắn. Nhiệt độ
trung bình tháng 7 không quá 10oC. Băng tuyết phủ dày, có nơi tới 1,5m, đất đai biến
thành đầm lầy. Điều kiện khí hậu, đất đai như vậy nên chỉ mọc được rêu, địa y. Ở phía
nam có các cây bạch dương lùn, liễu lùn miền cực. Mùa hạ tuy ngắn ngủi, nhưng khi
băng tuyết tan đi thì cỏ mọc rất nhanh, điểm một số loại hoa sặc sỡ, đài nguyên như
sống
lại.
- Miền rừng phía bắc của châu Âu phát triển trên một diện tích lớn, kéo dài từ
bán đảo Scandinavia ở phía tây đến tận mạch Ural ở phía đông, nằm ở phía nam miền
lãnh nguyên. Miền này có mùa đông rất lạnh, nhiệt độ, lượng mưa cao hơn so với miền
lãnh nguyên, nên cây lá kim phát triển mạnh. Về phía đông miền rừng phía bắc rộng
hơn và hoà vào với rừng taiga của Siberia. Phía nam của miền rừng phía bắc bắt đầu


xuất

hiện

các


cây



rộng

như

bulô,

bồ

đề.

- Vùng ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới hải dương, mưa nhiều thực vật phổ
biến là sồi, dẻ và các loại cây lá rộng xanh quanh năm. Vào sâu trong lục địa, là vành
đai hỗn hợp giữa loài rụng lá và cây lá kim – sồi, cây thích, cây du trộn lẫn với thông,
linh sam. Tuy nhiên, càng sang phía đông khí hậu thích hợp hơn cho sự phát triển liên
tục của rừng cây lá kim, đặc biệt là vân sam, thông mặc dù cây bu lô và cây dương
rụng lá cũng hiện diện. Càng sang phía đông vành đai này càng thu hẹp lại.
- Miền Nam Đông Âu, phía nam miền rừng hỗn hợp là miền thảo nguyên rừng và
thảo nguyên. Miền này có khí hậu lục địa khô khan, ít mưa mà bốc hơi lại nhiều. Thực
vật chủ yếu là cỏ và cây thưa. Phía bắc ẩm hơn, cỏ mọc dày và cao, cây mọc thành
rừng. Phía nam khí hậu khô khan hơn, cỏ mọc rất thưa thớt.
- Miền khí hậu Địa Trung Hải bao gồm dải đất ven bờ biển Iberia, Appenine,
Balkan và một số đảo trong Địa Trung Hải. Thực vật gồm các loại cây lá xanh quanh
năm và rụng lá mùa đông như sồi thường xanh, dẻ, thông. Ngoài ra là các loại cây có
vỏ
dày
như

sồi
lie,
cọ,
xương
rồng.

- Trên các miền núi cao, thực vật thay đổi theo độ cao. Dưới chân núi là vườn nho,


vườn hoa tươi tốt. Từ 800 đến 1800m là miền rừng cây lá rộng, miền rừng cây hỗn hợp
rồi đến miền rừng cây lá kim. Từ 1800m – 2300m, khí hậu giá buốt cây cối thưa dần,
miền đồng cỏ thay thế cho rừng. Miền đồng cỏ cũng có nhiều hoa màu sắc đẹp. Từ
2300m

2500m
trở
lên

miền
băng
tuyết
vĩnh
viễn.
Có thời châu Âu là quê hương của nhiều loài động vật khác nhau như nai, nai
sừng tấm, bò rừng bizon, heo rừng, chó sói và gấu. Do sự khai thác quá mức của con
người, nhiều loài động vật hoặc trở nên tuyệt chủng hoặc giảm thiểu rất nhiều ở châu
Âu. Ngày nay, người ta có thể trông thấy nai, nai sừng tấm, chó sói và gấu ở những
vùng hoang vu ở bắc Scandinavia, Nga và ở bán đảo Balkan. Tại những nơi chúng tồn
tại chính là ở khu vực bảo tồn. Tuần lộc được nuôi bởi người Saami ở phía bắc. Sơn
dương được tìm thấy ở vùng núi cao Pyrenees và núi Alps. Châu Âu vẫn còn nhiều loài

động vật nhỏ như chồn, chồn furô ( chồn sương ), thỏ rừng, thỏ, nhím, con lemút, cáo
và sóc. Nhiều loài chim bản địa ở châu Âu như đại bàng, chim ưng, chim họ sẻ, chim
sơn ca, cú, bồ câu, chim sẻ, chim hét. Cò được cho là mang lại điềm lành đến nơi mà
nó làm tổ, đặc biệt là ở các nước Benelux và thiên nga có nhiều ở sông hồ châu Âu.
Ở vùng biển ven bờ có các loài cá khác nhau, bao gồm các loài có giá trị kinh tế
quan trọng như cá tuyết, cá thu, cá trích, cá ngừ. Vùng Biển Đen và biển Caspian có cá
tầm,

nguồn
cung
cấp
trứng

muối.

1. Thảo nguyên Volgograd gần Kamyshin, Nga

3. Mao lương hoa vàng

2. Nhung tuyết

4. Hồng núi Alps


5. Khoáng sản :
Châu Âu có nguồn khoáng sản phong phú. Than có trữ lượng lớn nằm ở một số
vùng ở Anh, vùng Ruhr của Đức và Ukraine cũng có các bể than rộng.
Ngoài ra than cũng được tìm thấy ở Ba Lan, Bỉ, Czech, Slovakia, Pháp và Tây Ban
Nha. Nguồn quặng sắt chính của châu Âu ngày nay là mỏ sắt Kiruna ở phía bắc Thụy
Điển và Ukraine. Hai vùng chính khai thác dầu mỏ và khí thiên nhiên của châu Âu là

Bắc Hải ( Anh, Hà Lan, Đức, Na Uy sở hữu nhiều nhất ) và Liên bang Xô Viết trước
kia, đặc biệt là Nga. Trong số nhiều loại khoáng khác nhau ở châu Âu là đồng, chì,
thiếc, bôxít, măng gan, niken vàng, bạc, potash, đất sét, thạch cao , khoáng chất
dolomit và muối.
III.
1. Dân

DÂN




,


,

HỘI

CHÂU
dân

ÂU
tộc

Châu Âu là một châu lục nhỏ nhưng có dân số đông. Sự phân bố dân cư châu Âu
đã không ổn định trong thời gian dài, nhưng nay đã thay đổi, cả về tỉ lệ sinh lẫn tỉ lệ tử
và sự di dân. Vào đầu Công nguyên, dân cư tập trung đông đúc nhất ở ven Địa Trung
Hải. Đầu thế kỷ XXI châu Âu có mật độ dân số cao thứ hai, sau châu Á (khoảng 70
người / km2 ). Vùng dân cư đông nhất là vành đai bắt đầu từ Anh và tiếp tục lan về phía

đông qua các nước Benelux, Đức,Czech và Slovakia, Ba Lan và vào Nga Âu ( mật độ
từ
125400
người/km2
).


từ 70% dân số sống ở thành thị tăng lên thành 80% ; Đông Au từ 35% dân số sống ở thành thị tăng
60%. Vào cuối thế kỷ XX, nhiều người rời châu Âu di dân đến Nam Mĩ, Canada và Australia.

Hiện nay, châu Âu có 43 quốc gia độc lập. Trong số các thành phố nổi tiếng của
châu Âu là Berlin, Budapest, London, Madrid, Moscow, Paris, Prague, Rome,
Stockholm

Vienna.
Dân châu Au phần lớn thuộc chủng tộc Europeoid. Nhìn chung người châu Âu khác
người châu Á và châu Phi về màu da, màu mắt và màu tóc. Ngoài ra, họ cũng khác
nhau về chiều cao, trọng lượng, hình dáng của đầu, loại tóc và một số đặc điểm khác
(người Âu có màu da từ trắng đến ngâm đen, tóc nhiều màu, vóc người từ cao đến
trung bình, mũi cao, tóc gợn sóng, nhiều lông và rậm râu).
Các quốc gia châu Âu thường gồm một tộc người chính, như người Đức của nước
Đức và người Pháp của Pháp. Vài quốc gia, đặc biệt ở Trung và Nam Âu có lượng lớn
người thiểu số và đa số quốc gia chỉ có các nhóm nhỏ, như dân tộc Basques của Tây
Ban Nha và người Saami của Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan. Ngoài ra, còn có nhiều dân
tộc khác như người Á Thổ Nhĩ Kỳ, Phi châu và Arab sống ở Tây Âu.


2/

Các


vùng

ngôn

ngữ



văn

hoá

của

châu

Âu.

Sự phân chia thành các vùng văn hoá và ngôn ngữ ở châu Âu ít mang tính chủ
quan hơn là sự phân chia về mặt địa lý vì nó thể hiện mối liên hệ văn hoá của con
người ở đây. Có thể chia làm ba nhóm ngôn ngữ chính là Slav, German và nhóm La
Tinh.
- Nhóm ngôn ngữ German gồm nhiều dân tộc sống ở tây bắc và một phần Trung
Âu. Thuộc về nhóm này có Anh, Iceland, Đức, Ao, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Na
Uy, Luxembourg. Tôn giáo chính trong khu vực này là đạo Tin Lành. Mặc dù ở một số


nước


đa

phần

dân

chúng

theo

đạo

Thiên

chúa

(đặc

biệt



Ao

).

- Nhóm ngôn ngữ La tinh gồm có các dân tộc sống ở phía nam và tây nam châu
Âu, ngoại trừ Romania và Moldova. Thuộc về nhóm này có người Pháp, Italy, Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha, Romania, Moldova. Phần lớn khu vực này theo đạo Công giáo.
- Nhóm ngôn ngữ Slav sinh sống chủ yếu ở phía đông, một phần phía nam và miền

trung tâm. Thuộc về nhóm này có Ukraine, Ba Lan, Nga, Belarus, Czech, Slovakia,
Slovenia, Bosnia - Herzegovina, Croatia, Serbia, Montenegro, Macedonia, Bulgaria.
Tôn giáo chính là Cơ Đốc Chính thống giáo, Công giáo và cả Hồi giáo.
Các ngôn ngữ khác gồm Hy Lạp, Albania, Celtic, Basques và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều người
châu Âu sử dụng tiếng Anh hay tiếng Pháp làm ngôn ngữ thứ hai.
3. Hoạt động văn hoá :

Châu Âu có truyền thống lâu dài về sự ưu tú của nền văn hoá, mỹ thuật, điêu khắc,
kiến trúc, âm nhạc và khiêu vũ. Các chứng tích của nền văn minh của châu Âu hiện
diện ở các di tích cổ cũng như các ngôn ngữ và phong tục của mỗi dân tộc. Người cổ
Hy Lạp và La Mã xây dựng nền dân chủ, nổi tiếng vì các đóng góp của họ về triết học,
văn
học,
mỹ
thuật

về
sự
cai
trị.
Vào cuối thế kỷ XX Paris, Rome, Luân Đôn, Madrid và Moscow là các trung tâm văn
hoá nổi tiếng, tuy nhiên nhiều thành phố khác cũng quan trọng về các bảo tàng, các
sân khấu nhạc kịch và các học viện văn hoá khác. Đa số các nước châu Âu phát triển
cao về phương tiện truyền thông như radio, truyền hình và phim ảnh. Các quốc gia
châu Âu cũng có hệ thống giáo dục tuyệt vời và tỉ lệ người biết đọc cao nhất ở hầu hết
các nước. Một số đại học cổ xưa nhất và đẹp nhất đều nằm ở châu Âu bao gồm Đại
học Cambridge và Đại học Oxford của Anh, Đại học Paris và Đại học Sorbonne của


Pháp, Đại học Heidelberg ở Đức, Đại học Charles ở Czech, Đại học Bologna ở Italy và

Đại học Moscow ở Nga.

IV. LỊCH SỬ

Thời Tiền sử và thời Cổ đại : Con người đầu tiên xuất hiện ở châu Âu vào cuối thời kỳ
đồ đá cũ. Sống chủ yếu bằng săn bắn, hái lượm, họ đã để lại những bức vẽ nổi tiếng
được tìm thấy ở trong hơn 200 hang động, chủ yếu ở Pháp (Hang Dwellers ) và Tây
Ban Nha, ước tính cách đây 32.000 cho tới 10.000 năm. Vào thời đồ đá mới con người
đã phát triển kinh tế nông nghiệp thay thế việc săn bắn. Suốt thiên niên kỷ thứ VI trước
Công nguyên, nông nghiệp lan rộng khắp Tây Âu. Trong nền văn hoá đồ đá mới, bắt
đầu khoảng 5000 năm trước Công nguyên, bia cự thạch bằng đá khổng lồ được dựng
lên hoặc như kiến trúc phần mộ hoặc như để kỷ niệm các sự kiện nổi bật. Sự phát triển
đầu thời kỳ đồ đá đặc biệt mãnh liệt ở sông Danube và vùng Balkan. Các cong cuộc
khai quật ở Balkan cho thấy rằng đồ đồng đã được sử dụng ở khu vực này khoảng
4000 năm trước Công nguyên. Ở Trung Âu ( vùng Bohemia, bây giờ thuộc Cộng hoà
Czech ) mỏ đồng và thiếc đã tạo điều kiện cho kỹ thuật đồ đồng phát triển suốt thiên
niên kỷ thứ III trước Công nguyên. Vào cuối thời kỳ đồ đồng dân số châu Âu bắt đầu
gia
tăng
nhanh
chóng.


Sự ưu việt của Hy Lạp : Cuối thời kỳ đồ đồng, Vương quốc Hy Lạp cổ bị sụp đổ
và nền văn minh mới rực rỡ phát triển. Nền văn minh Hy Lạp bắt đầu trên các đảo của
biển Aegea và trên bán đảo Hy Lạp. Từ 750 đến 650 trước Công nguyên, Hy Lạp đã
phát triển bùng lên và dân Hy Lạp đã di cư khắp nơi trong vùng Địa Trung Hải và rồi trải
ra khắp ven vùng Hắc Hải. Họ lập thành thị dọc theo bờ biển Bắc Phi, chung quanh đảo
Siliy và miền Nam Ý rồi lan tới miền Nam nước Pháp, Tây Ban Nha. Khi Hy Lạp ở đỉnh
cao của nó, cách đây khoảng 2.400 năm Hy Lạp đã sản sinh nhiều bậc vĩ nhân, trong

số đó là Aristotle. Aristotle là một khoa học gia vĩ đại. Ông nghiên cứu và thảo luận về
toán học, thiên văn học, địa lý. Ông và các học giả Hy Lạp tin rằng trái đất tròn quay
quanh trục của nó và có hình dáng giống như một quả banh. Tất cả điều này trước thời
Columbus và Magelan hơn 1.500 trước.



Uy thế của La Mã : Khi nền văn minh Hy Lạp suy tàn, nền văn minh của La Mã trở nên
mạnh, La Mã đã mượn nhiều tư tưởng của Hy Lạp nhưng họ cũng tạo nên những đóng
góp của chính họ cho thế giới. Hệ thống luật của La Mã trở nên nổi tiếng và ấy là căn
bản cho luật lệ của chúng ta hôm nay. Các kiến trúc sư và kỹ sư La Mã đã xây dựng
các dinh thự khổng lồ và hệ thống đường bộ tuyệt vời khắp đế quốc. Các cống nước
lớn được xây dựng để dẫn nước tới thành phố và các đồng ruộng khô khan. Mặc dù
nền văn minh Hy Lạp, La Mã dần dần suy tàn họ để lại dấu tích khắp thế giới. Chỉ lấy
một ví dụ, ngôn ngữ mà chúng ta nói ngày hôm nay chứa những từ xuất phát từ Hy Lạp
và La Mã. Thật vậy, từ “Language” xuất phát từ La Mã hay Latin - từ “Lingua” có nghĩa
là ngôn ngữ và từ geography (địa lý) xuất phát từ một từ cổ Hy Lạp có nghĩa là “Sự mô
tả
trái
đất”.
Thời Phục Hưng : Bắt đầu từ khoảng thế kỷ XIV tại Italy và thế kỷ XVI tại Bắc Âu.
Nó được coi là giai đoạn chuyển tiếp của châu Âu từ Thời kỳ Trung cổ sang Thời kỳ
Cận đại. Thời Phục Hưng cũng đánh dấu khởi đầu của một giai đoạn khám phá, khai
phá và tăng cường kiến thức khoa học. Vào thế kỷ XV, Bồ Đào Nha đã mở ra thời kỳ
khai phá thuộc địa, sau đó là Tây Ban Nha. Tiếp theo là các nước Pháp, Hà Lan và Anh
đã hình thành nên các đế chế thực dân với bạt ngàn đất đai và tài sản tại châu Phi,
châu


châu

Á.
Kỷ nguyên của các cuộc cách mạng : Sau thời kỳ khai phá, các ý niệm về dân
chủ đã bắt rễ tại châu Âu. Các cuộc đấu tranh cách mạng liên tục nổ ra, đặc biệt là tại
Pháp trong giai đoạn cách mạng Pháp. Cuộc cách mạng này đã dẫn đến những biến
động to lớn tại châu Âu khi các tư tưởng cách mạng này truyền bá khắp lục địa. Việc
hình thành tư tưởng dân chủ khiến cho căng thẳng trong châu Âu không ngừng gia
tăng, ngoài những căng thẳng đã có do tranh giành tài nguyên tại Tân thế giới. Một
trong những căng thẳng tiêu biểu trong thời kỳ này là khi Napoléon Bonaparte lên nắm
giữ quyền lực đã tiến hành các cuộc chinh phục nhằm hình thành một đế quốc Pháp
mới, tuy nhiên đế quốc này nhanh chóng sụp đổ. Sau các cuộc chinh phục này, châu
Âu
dần
ổn
định.
Vào thế kỷ XVIII các hình thức công nghiệp hiện đại bắt đầu phát triển. Cuộc cách
mạng công nghiệp khởi nguồn từ Anh, đẫn đến sự chuyển dịch ra khỏi nông nghiệp,
chuyển nền sản xuất từ giai đoạn thủ công sang nền sản xuất cơ khí và mang lại thịnh
vượng chung đồng thời gia tăng số dân. Cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật diễn ra
vào nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là đưa
lực lượng sản xuất từ nền sản xuất cơ khí đến chuyển sang nền sản xuất đại cơ khí.


Đến thế kỷ XX nhiều nước châu Âu bị hai cuộc Chiến tranh thế giới tàn phá. Sau khi
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945, lục địa này bị phân chia làm hai
khối kinh tế chính trị chính – Các quốc gia theo chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và chủ
nghĩa tư bản ở Tây Âu. Sự tồn tại của hai hệ thống kinh tế này tạo nên thời kỳ đối đầu
Đông – Tây gay gắt, còn gọi là thời kỳ chiến tranh lạnh. Đến giữa năm 1989 và 1991
chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu không còn tồn tại.
Sau cuộc cách mạng công nghiệp và cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật, cuối
thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI châu Âu đang tiến hành cuộc cách mạng khoa học và công

nghệ hiện đại. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là làm xuất hiện và phát triển bùng
nổ công nghệ cao. Các công nghệ này đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển
kinh tế – xã hội, làm xuất hiện nhiều ngành mới, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
sản xuất. Các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao (như sản xuất vật liệu mới
: vật liệu composit, vật liệu siêu dẫn, năng lượng mới, công nghệ gen ….), các dịch vụ
tri thức ( như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, viễn thông, báo chí.. ) xuất hiện ngày
càng
nhiều

phát
triển
mạnh.
Cách mạng khoa học và công nghệ tác động ngày càng sâu sắc làm cho nền kinh
tế thế giới chuyển dần từ kinh tế công nghiệp sang một loại hình thức kinh tế mới dựa
trên chất xám và kỹ thuật, công nghệ cao, được gọi là kinh tế tri thức. Ở Bắc Mĩ và một
số nước Tây Âu, nền kinh tế tri thức đã bắt đầu hình thành. Những ngành kinh tế chủ
yếu dựa vào công nghệ thông tin ở các nước này chiếm khoảng 45 – 50 % GDP. Ở các
nước thuộc OECD ( Organization for Economic Cooporation and Development – Tổ
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế ), nền kinh tế tri thức chiếm hơn 50% GDP.
V.

ĐẶC

ĐIỂM

KINH

TẾ.

Châu Âu từ lâu đã dẫn đầu thế giới về hoạt động kinh tế. Là nơi khai sinh của khoa

học hiện đại và cuộc cách mạng công nghiệp, châu Âu đã đạt được sự ưu việt về kỹ
thuật hơn các vùng còn lại của thế giới, điều này không gì nghi ngờ nữa đã mang lại địa
vị thống trị cho châu Âu vào thế kỷ XIX. Cuộc cách mạng công nghiệp, bắt đầu từ Anh
vào thế kỷ XVIII và từ đó lan đi khắp thế giới, là sự biến đổi bao gồm việc sử dụng máy
móc phức tạp đưa đến sự gia tăng lớn lao các sản phẩm nông nghiệp và các hình thức
mới của tổ chức kinh tế. Sự thúc đẩy quan trọng cho việc phát triển từ giữa thế kỷ XX là
hình thức tổ chức siêu quốc gia như Liên Minh châu Âu ( EU ), Hiệp hội Mậu dịch tự do
châu Âu (EFTA ) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế.
1. Nông nghiệp : Nông nghiệp ở châu Âu thường có sự hỗn hợp, trong đó nhiều vụ
mùa và gia súc khác nhau được sản xuất trong cùng một vùng. Vùng Liên bang Xô Viết
trước kia thuộc châu Âu là một trong số ít vùng rộng lớn chỉ có một sản phẩm nông
nghiệp chiếm ưu thế. Các quốc gia Địa Trung Hải duy trì loại nông nghiệp đặc biệt, chủ
yếu là các sản phẩm như lúa mì, ô liu, nho và cam chanh. Ở phần lớn các nước này
nông nghiệp đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế quốc gia hơn là các nước
phía bắc. Khắp phần lớn các nước Tây Âu việc nuôi bò sữa và cung cấp thịt là hoạt
động chính. Ở phía đông, ngành trồng trọt trở nên quan trọng hơn. Các nước trên bán
đảo Balkan ngành trồng trọt đóng góp 60% sản phẩm nông nghiệp và ở Ukraine, lúa mì


làm lu mờ tất cả các sản phẩm nông nghiệp khác. Toàn vùng châu Âu nổi tiếng xuất
khẩu nhiều lúa mì, lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen, bắp, khoai tây, đậu, đậu Hà Lan,
củ cải đường. Ngoài bò sữa và bò thịt, heo, cừu, dê và gà vịt cũng được nuôi ở châu
Âu.
Vào cuối thế kỷ XX châu Âu tự cung cấp đủ phần lớn các sản phẩm nông
nghiệp căn bản. Ở đa số các nông trại kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến, bao gồm việc áp
dụng máy móc hiện đại và phân hoá học, được sử dụng, nhưng ở nhiều vùng phía
nam và đông nam châu Âu, kỹ thuật lạc hậu vẫn còn chi phối. Dưới thời XHCN, nông
nghiệp ở các nước thuộc khối này ( trừ Ba Lan, Nam Tư) và Liên bang Xô Viết, đều
dựa
vào

nông
trường
quốc
doanh

nông
trang
tập
thể.
2. Lâm nghiệp và ngư nghiệp : Rừng phía bắc, trải rộng từ Na Uy xuyên qua Bắc Nga
Âu, là nguồn lâm sản chính của châu Âu. Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan và Nga tất cả
đều có ngành công nghiệp rừng khá phát triển : sản xuất bột giấy, gỗ dùng trong xây
dựng và các sản phẩm khác. Ở Nam Âu, cả Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đều sản xuất
các sản phẩm bần khác nhau làm từ sồi. Mặc dù tất cả các quốc gia ven biển châu Âu
phát triển ngành đánh cá, nhưng ngành công nghiệp này đặc biệt quan trọng ở các
nước Bắc Âu là Na Uy, Đan Mạch. Ngoài ra, Tây Ban Nha, Nga, Anh, Ba Lan cũng là
các
nước

ngành
công
nghiệp
đánh

phát
triển
mạnh.
3. Khai thác khoáng sản : Mẫu hình phân bố dân cư hiện tại ở phần lớn các vùng của
châu Âu bị chi phối bởi hoạt động khai thác khoáng sản trước đây, đặc biệt là việc khai
thác than. Than được khai thác ở các vùng như Midlands của Anh, khu vực Ruhr của

Đức và Ukraine đã thu hút các nhà máy và giúp thiết lập các mô hình công nghiệp, các
mô hình này vẫn còn tiếp tục đến ngày nay. Tuy việc thuê mướn công nhân ở ngành
khai thác khoáng sản giảm sút ở châu Âu, phần lớn do việc cơ giới hoá, vài trung tâm
vẫn còn quan trọng. Vùng Đông Bắc Anh, vùng Ruhr Đức, vùng Silesian Ba Lan và
Ukraine là những vùng sản xuất than chính. Quặng sắt được khai thác với số lượng lớn
ở phía bắc Thụy Điển, phía đông Pháp và Ukraine. Các khoáng sản khác, như bôxít,
đồng, măng gan, niken và potash, là khoáng sản có số lượng lớn. Một trong những
ngành công nghiệp chiết xuất mới nhất và quan trọng nhất ở châu Âu là sản xuất dầu
mỏ và khí thiên nhiên khai thác từ các mỏ ở ngoài khơi của Bắc Hải. Những sản phẩm
này đã được khai thác chế biến một số lượng lớn trong thời gian dài ở các vùng phía
nam
của
Nga
Âu,
đặc
biệt


vùng
sông
Volga.
4. Công nghiệp : Từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, ngành công nghiệp đã có sức
chi phối vào lối sống châu Âu. Miền Bắc và trung tâm Anh quốc từ xưa đã là trung tâm
công nghiệp hiện đại, cũng như vùng Ruhr và Saxony của Đức, bắc Pháp, Silesia ở Ba
Lan và Ukraine. Các sản phẩm như sắt thép, kim loại, dệt, quần áo, đóng tàu, ô tô và
thiết bị ngành xe lửa từ lâu là ngành công nghiệp quan trọng của châu Âu. Hoá chất,
dụng cụ điện và các sản phẩm công nghệ cao của châu Âu đã là ngành công nghiệp
phát triển hàng đầu 31 của thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Toàn bộ ngành
công nghiệp tập trung đặc biệt ở trung tâm lục địa ( bao gồm Anh, Đông và Nam Pháp,
Bắc Italy, Bỉ, Hà Lan, Đức, Ba Lan, Czech, Slovakia, Nam Na Uy, Nam Thụy Điển) và ở

Nga
Âu,
Ukraine.
5. Năng lượng : Năng lượng hàng đầu của châu Âu là than, dầu mỏ, khí đốt, năng
lượng nguyên tử và sức nước. Na Uy, Thụy Điển, Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Italy và Tây Ban
Nha tất cả đều lắp đặt nhà máy thủy điện, sản xuất phần lớn điện năng hàng năm.


Năng lượng nguyên tử quan trọng ở Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Lithuania, Ukraine, Thụy Điển,
Thụy
Sĩ,
Phần
Lan

Bulgaria.
6. Giao thông : Châu Âu có hệ thống giao thông phát triển cao, dày đặc ở trung tâm lục
địa. Các nước Scandinavia, Nga Âu và Nam Âu có ít điều kiện thuận lợi về giao thông.
Hệ thống đường xe lửa được duy trì tốt ở nhiều nước châu Âu và quan trọng cả về việc
chuyên chở hành khách lẫn hàng hóa. Giao thông đường thủy cũng đóng vai trò quan
trọng về kinh tế. Một số nước ở châu Âu như Hy Lạp, Anh, Italy, Pháp, Na Uy và Nga
có đội thương thuyền hùng mạnh. Cảng Rotterdam của Hà Lan, là một trong những
cảng biển tấp nập nhất thế giới. Các cảng khác bao gồm Antwerp ( Bỉ ) ; Marseille
( Pháp ) ; Hamburg ( Đức ) ; London ( Anh ) ; Genoa ( Italy ) ; Gdańsk ( Ba Lan ) ;
Bilbao ( Tây Ban Nha ) ; và Goteborg ( Thụy Điển ). Phần lớn hàng hoá được chuyên
chở bằng đường thủy nội địa ; các con sông châu Âu quan trọng về giao thông như
sông Rhine, Schelde, Seine, Elbe, Danube, Volga và Dnieper. Ngoài ra, châu Âu có
nhiều con kênh quan trọng, các đường hàng không chuyên chở hành khách và hàng
hoá chính. Phần lớn các hệ thống giao thông đều do nhà nước quản lý. Từ sau Thế
chiến thứ hai số lượng lớn ống dẫn dầu được xây dựng ở châu Âu để vận chuyển dầu
và khí đốt.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×