Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến năng suất lao động của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biên, chế tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH

LƢ NGỌC PHƢƠNG THẢO

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI (FDI) ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH CÔNG
NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO

Chuyên ngành : Kinh tế học
Mã số chuyên ngành : 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VĂN GIÁP

Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2015


TÓM TẮT
Để đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, một trong những vấn đề của các quốc
gia đang phát triển là phải thu hút đƣợc vốn nƣớc ngoài để đầu tƣ, tăng trƣởng kinh tế.
Các quốc gia tiếp nhận không chỉ cần vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) mà còn
mong muốn có đƣợc công nghệ, quản lý tốt, lao động chất lƣợng cao. Đó là lý do mà
các nhà làm chính sách tập trung đánh giá tác động của FDI đến năng suất lao động
của doanh nghiệp trong nƣớc.
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện để kiểm tra, ƣớc lƣợng tác động của FDI đến
năng suất lao động của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam. Dựa trên cơ
sở lý thuyết về lựa chọn lợi thế; lý thuyết về chu kỳ sản phẩm, đặc biệt là ứng dụng


của hàm sản xuất Cobb – Douglas và kế thừa những nghiên cứu trƣớc, một mô hình
nghiên cứu thực nghiệm đã đƣợc thiết kế nhằm xác định những biến độc lập có ảnh
hƣởng đến năng suất lao động của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam.
Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp (VES) năm 2014, chọn
lọc ra các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và loại bỏ những
biến không phù hợp, nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 25.644 doanh nghiệp. Kết quả
hồi quy theo phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất OLS chỉ ra rằng các biến độc lập có
ảnh hƣởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp gồm: vốn, quy mô, chất lƣợng lao
động, hình thức sở hữu và biến vùng. Nghiên cứu tìm ra rằng, tất cả các biến đều có
tác động tích cực đến năng suất lao động trừ biến chất lượng lao động của doanh
nghiệp FDI.
Hàm ý chính sách từ nghiên cứu này là Việt Nam đƣợc hƣởng lợi rất nhiều từ
nguồn vốn FDI, nhƣng lợi ích của FDI không giống nhau giữa các loại hình sở hữu và
giữa các vùng trên cả nƣớc. Trong khi khuyến nghị chính sách thu hút FDI vào Việt
Nam là việc cần thiết thì cần phải có những thể chế để thúc đẩy sự phát triển của các
loại hình doanh nghiệp cũng nhƣ cần phải có sự đầu tƣ đồng bộ và hợp lý giữa các
vùng để đạt đƣợc sự phát triển đồng đều trên cả nƣớc.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ...................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ vii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1
1.1


Mở đầu ........................................................................................................... 1

1.2

Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.4

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3

1.5

Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 3

1.6

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................ 4

1.7

Kết cấu của đề tài ........................................................................................... 4

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. 6
2.1.


Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) ............................................................... 6

2.1.1.

Khái niệm ............................................................................................. 6

2.1.2.

Các hình thức FDI tại Việt Nam............................................................ 7

2.1.3.

Tác động lan tỏa của FDI ...................................................................... 9

2.2.

Năng suất lao động .................................................................................... 11

2.2.1.

Khái niệm ........................................................................................... 11

2.2.2.

Cách tính năng suất lao động .............................................................. 13

2.3.

Lý thuyết kinh tế ....................................................................................... 16


2.3.1.

Hàm sản xuất Cobb – Douglas ............................................................ 16

2.3.2.

Lý thuyết lựa chọn lợi thế hay mô hình OLI ....................................... 18

2.3.3.

Lý thuyết chu kỳ sản phẩm ................................................................. 19

2.3.4.

Lý thuyết về tác động của FDI đến năng suất lao động ....................... 20

2.4.

Các nghiên cứu trƣớc ................................................................................ 22

2.4.1.

Nghiên cứu nƣớc ngoài về tác động của FDI đến năng suất lao động .. 22

2.4.2.

Nghiên cứu trong nƣớc về tác động của FDI đến năng suất lao động .. 23

Tóm tắt chƣơng 2....................................................................................................... 25
iv



CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 27
3.1.

Thực trạng FDI ở Việt Nam....................................................................... 27

3.2.

Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 29

3.3.

Mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất........................................................ 29

3.4.

Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................... 35

3.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 36

Tóm tắt chƣơng 3....................................................................................................... 37
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 38
4.1.

Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam ............. 38

4.2.


Tổng quan về mẫu nghiên cứu ................................................................... 40

4.2.1.

Loại hình và vị trí doanh nghiệp ......................................................... 41

4.2.2.

Doanh thu ........................................................................................... 42

4.2.3.

Vốn và lao động .................................................................................. 43

4.3.

Phân tích khác biệt năng suất lao động giữa các doanh nghiệp .................. 44

4.3.1.

Phân tích khác biệt giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nƣớc
........................................................................................................... 44

4.3.2.
Phân tích khác biệt giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nƣớc
phân theo hình thức sở hữu................................................................................ 46
4.3.3.
Phân tích khác biệt giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nƣớc
phân theo vị trí doanh nghiệp ............................................................................ 48

4.4.
Phân tích tác động của FDI đến năng suất lao động của ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo .................................................................................................... 50
4.4.1.

Kết quả phân tích tƣơng qua và kiểm định đa cộng tuyến ................... 50

4.4.2.

Các kiểm định ..................................................................................... 51

4.4.3.

Kết quả mô hình nghiên cứu ............................................................... 54

4.4.4.

Phân tích kết quả nghiên cứu .............................................................. 56

Tóm tắt chƣơng 4....................................................................................................... 62
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................... 63
5.1.

Kết luận ..................................................................................................... 63

5.2.

Kiến nghị................................................................................................... 64

5.3.


Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ..................................................... 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 67
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 70

v


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Tác động lan tỏa liên ngành ........................................................................ 11
Hình 2.2. Mô hình các chỉ tiêu tính toán năng suất lao động ...................................... 16
Hình 3.1. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc cấp phép thời kỳ 1988 - 2013 ................. 27
Hình 4.1. Biểu đồ cơ cấu vốn đầu tƣ vào các ngành tính đến tháng 11/2014 .............. 38
Hình 4.2. Loại hình doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2014 .... 41
Hình 4.3. Vị trí doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2014 .. 42
Hình 4.4. Biểu đồ tần số Histogram P -Plot

Hình 4.5. Biểu đồ phân phối tích lũy .. 52

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu trƣớc ..................................................................... 25
Bảng 3.1. Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất ................................ 33
Bảng 3.2. Kỳ vọng mối quan hệ giữa các biến độc lập với năng suất lao động của
doanh nghiệp ............................................................................................................. 35
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả các biến ................................................................ 40
Bảng 4.2. Kết quả thống kê mô tả vốn phân theo vị trí doanh nghiệp ......................... 44

Bảng 4.3. Khác biệt giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nƣớc .................. 45
Bảng 4.4. Khác biệt về vốn giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nƣớc phân
theo hình thức sở hữu................................................................................................. 46
Bảng 4.5. Khác biệt về quy mô giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nƣớc
phân theo hình thức sở hữu ........................................................................................ 47
Bảng 4.6. Khác biệt về chất lƣợng lao động giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp
trong nƣớc phân theo hình thức sở hữu ...................................................................... 48
Bảng 4.7. Khác biệt về vốn giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nƣớc phân
theo vị trí ................................................................................................................... 48
Bảng 4.8. Khác biệt về quy mô giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nƣớc
phân theo vị trí ........................................................................................................... 49
Bảng 4.9. Khác biệt về chất lƣợng lao động giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp
trong nƣớc phân theo vị trí ......................................................................................... 50
Bảng 4.10. Ma trận tƣơng quan và VIF giữa các biến ................................................ 51
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình ............................................. 53
Bảng 4.12. Hệ số tƣơng quan Spearman giữa biến độc lập (mô hình 1) và abs_r1 ...... 54
Bảng 4.13. Kết quả tác động của FDI đến năng suất lao động ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo............................................................................................................... 55
Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả kỳ vọng và ý nghĩa thống kê ........................................ 61

vii


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chƣơng này trình bày giới thiệu chung về nghiên cứu, bao gồm: đặt vấn đề
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi đối tƣợng nghiên cứu,
phƣơng pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu của nghiên cứu.
1.1 Mở đầu
Luật Đầu tƣ Nƣớc ngoài ra đời năm 1987 đã tạo điều kiện để hội nhập kinh tế
thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) vào Việt Nam. Gần đây, nhiều

hiệp định song phƣơng về khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ với 45 nƣớc và vùng lãnh
thổ đƣợc ký với phạm vi điều chỉnh mở rộng hơn so với những qui định hiện hành của
Luật Đầu tƣ Nƣớc ngoài. Điều này đã đem lại những kết quả đáng khích lệ về thu hút
FDI vào Việt Nam. Tính đến thời điểm 31/12/2013, tổng số dự án FDI đƣợc cấp phép
là 15.932 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 234,121 tỷ USD (Tổng cục Thống kê, năm
2013). Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là một bộ phận quan trọng đóng góp vào
GDP của nền kinh tế. Bên cạnh đó, khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài còn tạo thêm
việc làm, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nƣớc,
đóng góp cho ngân sách Nhà nƣớc.
Năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới năng lực
cạnh tranh. Tăng năng suất lao động có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của xã hội
nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Theo Viện Năng suất Việt Nam (2014) thì
năng suất lao động của toàn xã hội năm 2014 theo giá thực tế đạt đƣợc là 74,3 triệu
đồng/lao động, tính theo giá so sánh năm 2010 là 50,84 triệu đồng. Từ năm 2006 đến
nay, năng suất lao động hàng năm đều tăng so với năm trƣớc với tỷ lệ bình quân
khoảng 3,5%/năm.
Vấn đề nghiên cứu đặt ra là khu vực FDI có tác động đến năng suất lao động
các doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố có lƣợng vốn đầu tƣ nhiều so với các địa
phƣơng khác hay không? Có phải chăng, sự tác động của khu vực FDI lên năng suất
lao động nói chung có sự khác biệt giữa các tỉnh, thành phố tập trung nhiều vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài với các vùng còn lại. Hiện nay, Việt Nam có 340.594 doanh nghiệp thuộc
các hình thức sở hữu khác nhau hoạt động trong tất cả các ngành sản xuất (VES, Tổng
Cục Thống kê, 2014). Về phân bổ theo không gian, có 206.561 doanh nghiệp có trụ
sở tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Bắc Ninh, Hƣng Yên; Đà Nẵng, Quảng Nam;
1


thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm 60,65%
và 134.033 doanh nghiệp có trụ sở tại các tỉnh thành còn lại trong cả nƣớc chiếm


39,35%. Do đó, nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của nguồn vốn đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài ảnh hƣởng khác nhau nhƣ thế nào đến năng suất lao động giữa các
vùng trong cả nƣớc.
Nghiên cứu này không phân tích tác động của FDI đến doanh nghiệp trong tất
cả các ngành mà chỉ tập trung đánh giá tác động trong ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo. Đây là một trong những ngành thu hút nhiều FDI trong thời gian qua. Giai
đoạn hiện nay, Việt Nam chƣa thật sự phát triển các hoạt động nghiên cứu và phát
triển (R&D) nên chƣa thể phát triển các ngành có hàm lƣợng công nghệ cao. Do vậy,
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển trong thời gian qua đóng góp lớn vào
tăng trƣởng kinh tế. Đến thời điểm 31/12/2013, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
có 8.725 dự án đƣợc cấp phép với tổng vốn đăng ký là 125.858,1 triệu USD chiếm
54,76% về số dự án và 53,76% về vốn của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam
(Tổng cục Thống kê, 10/9/2014). Xét về năng suất lao động thì ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo có năng suất lao động khoảng 67 triệu đồng/lao động (Viện Năng suất
Việt Nam, 2014). Vì vậy, luận văn chọn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là đối
tƣợng nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn phân tích doanh nghiệp trong ngành
công nghệp chế biến, chế tạo tại ba địa phƣơng là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà
Nẵng và một số tỉnh, thành phố xung quanh ba trung tâm kinh tế lớn này. Tổng số
doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 59.125 (VES, Tổng cục
Thống kê, 2014), trong đó có 39.206 doanh nghiệp đặt trụ sở các các tỉnh, thành phố
lớn chiếm 66,3% và các tỉnh, thành phố khác là 19.919 doanh nghiệp chiếm 33,7%.
Mặt khác, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đƣợc lựa chọn vì nghiên cứu này muốn
xem xét ba loại công nghệ khác nhau đại diện cho ngành: công nghệ sử dụng nhiều
nguyên liệu địa phƣơng, công nghệ sử dụng nhiều lao động và công nghệ sử dụng
nhiều vốn. Đó là lý do mà tác giả chọn đề tài “Phân tích tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài(FDI) đến năng suất lao động của doanh nghiệp trong ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo” để nghiên cứu.
1.2 Câu hỏi nghiên cứu

2



- Tác động của FDI đến năng suất lao động ở Việt Nam là tích cực hay tiêu cực?
Tác động đó có phụ thuộc vào khoảng cách về vốn, quy mô và chất lƣợng lao động
giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nƣớc hay không?
- Tác động của FDI đến năng suất lao động ở Việt Nam có khác nhau ở những
tỉnh thành phố tập trung vốn đầu tƣ cao và các tỉnh thành còn lại?
- Tác động của FDI đến năng suất lao động ở Việt Nam giữa các doanh nghiệp
FDI có hình thức sở hữu khác nhau thì có khác nhau hay không?
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích tác động của FDI đến năng suất lao động của các doanh nghiệp ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam; xác định ảnh hƣởng của khoảng cách vốn,
quy mô và chất lƣợng lao động đến năng suất lao động giữa các doanh nghiệp.
- Kiểm chứng sự tác động của FDI đến năng suất lao động doanh nghiệp ở những
tỉnh, thành phố tập trung vốn FDI cao và các tỉnh, thành phố còn lại.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI để lựa chọn hình thức
sở hữu phù hợp đối với các doanh nghiệp trong ngành.
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: năng suất lao động, khoảng cách vốn, quy mô, chất
lƣợng lao động và tác động của FDI đến các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp Việt
Nam (VES) đƣợc thực hiện bởi Tổng cục Thống kê vào năm 2014. Cuộc điều tra thu
thập dữ liệu của tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trong cả nƣớc thuộc các hình
thức khác nhau và trong tất cả các ngành sản xuất. Tuy nhiên, nghiên cứu của tập trung
vào dữ liệu các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tác động của nguồn vốn FDI đến năng suất lao
động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Không gian nghiên cứu: các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định lƣợng gồm thống kê mô tả và phân tích
hồi quy. Xây dựng mô hình kinh tế kinh tế lƣợng xác định tác động của nguồn vốn đầu

3


tƣ trực tiếp ảnh hƣởng đến năng suất lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo.
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đánh giá tác động của FDI đến năng suất lao động của các doanh nghiệp ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo và ảnh hƣởng giữa các vùng tập trung nhiều vốn FDI so
với các vùng còn lại của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; giữa
các hình thức sở hữu của doanh nghiệp FDI. Từ đó, đƣa ra một số khuyến nghị để thu
hút FDI đóng góp vào tăng trƣởng nền kinh tế đồng thời cải thiện năng suất lao động
của doanh nghiệp trong nƣớc.
1.7 Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 5 chƣơng
- Chƣơng 1: Giới thiệu
Nêu vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu của đề tài, đối
tƣợng nghiên cứu của đề tài, phƣơng pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
- Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết
Trình bày các khái niệm, lý thuyết kinh tế, lý thuyết về tác động lan tỏa của FDI
lên năng suất lao động và tóm tắt các nghiên cứu trƣớc.
- Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng này xây dựng mô hình nghiên cứu định lƣợng dựa trên cơ sở lý thuyết
đã trình bày và một số nghiên cứu trƣớc để xác định tác động của FDI lên năng suất
lao động và ảnh hƣởng tác động này giữa các vùng tập trung vốn nhiều so với các
vùng còn lại; giữa các loại hình doanh nghiệp FDI.
- Chƣơng 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Phân tích kết quả nghiên cứu bằng phần mềm SPSS dựa trên các số liệu đã xử

lý, phân tích thống kê mô tả dữ liệu, phân tích hồi quy mô hình xác định các biến có ý
nghĩa thống kê và ảnh hƣởng của từng biến đến năng suất lao động. Đồng thời, thực
hiện các kiểm định cần thiết nhằm đảm bảo mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu.
- Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị

4


Kết luận kết quả đạt đƣợc từ phân tích đồng thời đề xuất một số khuyến nghị để
thu hút FDI đóng góp vào tăng năng suất lao động của doanh nghiệp trong ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo. Chƣơng này cũng trình bày một số giới hạn của đề tài và gợi
ý cho các nghiên cứu tiếp theo.

5


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chƣơng này trình bày lý thuyết về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và năng suất lao
động, bao gồm: những vấn đề cơ bản liên quan đến FDI và năng suất lao động nhƣ
khái niệm, hình thức, thực trạng FDI tại Việt Nam, tác động của FDI; cách tính năng
suất lao động. Đồng thời, trình bày khung lý thuyết và một số nghiên cứu trƣớc về tác
động của FDI đến năng suất lao động của doanh nghiệp.
2.1. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)
2.1.1. Khái niệm
Theo OECD (1996), FDI là hoạt động đầu tƣ đƣợc thực hiện nhằm thiết lập các
mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tƣ
mang lại khả năng tạo ảnh hƣởng đối với việc quản lý doanh nghiệp bằng cách thành
lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của
chủ đầu tƣ, mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có, tham gia vào một doanh nghiệp mới,
cấp tín dụng dài hạn (trên 5 năm). Quyền kiểm soát: nắm giữ từ 10% cổ phiếu thƣờng

hoặc quyền biểu quyết trở lên.
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (1996) đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: FDI xảy ra khi
một nhà đầu tƣ từ một nƣớc (nƣớc chủ đầu tƣ) có đƣợc một tài sản ở một nƣớc khác
(nƣớc thu hút đầu tƣ) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phƣơng tiện quản lý là thứ để
phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trƣờng hợp, cả nhà đầu
tƣ lẫn tài sản mà ngƣời đó quản lý ở nƣớc ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những
trƣờng hợp đó, nhà đầu tƣ thƣờng hay đƣợc gọi là “công ty mẹ” và các tài sản đƣợc
gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.
Theo Moffett (2000), FDI là việc công ty mẹ mua và điều hành các tài sản vật
chất nhƣ nhà máy, trang thiết bị ở nƣớc ngoài. Các hình thức FDI đƣợc thực hiện
thƣờng là sở hữu 100%, liên doanh, nhƣợng quyền, sở hữu tài sản chiến lƣợc.
Theo Ross (2009), FDI là khoản tiền chuyển từ công ty mẹ ở nƣớc ngoài đến
quốc gia khác xây dựng chi nhánh hoặc cơ sở kinh doanh. Đầu tƣ “trực tiếp” là sở hữu
lâu dài các cơ sở kinh doanh hoặc nhà máy ở nƣớc ngoài, khác với đầu tƣ “gián tiếp”
là sở hữu các tài sản tài chính.
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1993) định nghĩa đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là số vốn
đƣợc thực hiện để thu lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế
6


khác với nền kinh tế của nhà đầu tƣ, ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tƣ còn mong
muốn giành đƣợc chỗ đứng trong việc quản lý doanh nghiệp mở rộng thị trƣờng.
Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài (1988), FDI là việc tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đƣa
vào Việt Nam vốn bằng tiền nƣớc ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào đƣợc Chính phủ Việt
Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp
liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài.
Theo Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài (1997), FDI là việc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣa
vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tƣ
theo Luật định; Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là tổ chức kinh tế, các nhân nƣớc ngoài đầu tƣ
vào Việt Nam.

Luật Đầu tƣ (2014), đầu tƣ kinh doanh là việc nhà đầu tƣ bỏ vốn đầu tƣ để thực
hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tƣ góp vốn,
mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, đầu tƣ theo hình thức hợp đồng hoặc
thực hiện dự án; Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là cá nhân có quốc tịch nƣớc ngoài, tổ chức
thành lập theo pháp luật nƣớc ngoài thực hiện hoạt động đầu tƣ kinh doanh tại Việt
Nam; Tổ chức kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Nhƣ vậy, FDI là hình thức đầu tƣ trực tiếp do nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài bỏ vốn đầu tƣ bằng tiền hoặc các tài sản hợp pháp khác và tham gia
quản lý hoạt động đầu tƣ.
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài tổng hợp các quan điểm và chọn định nghĩa
FDI là các khoản đầu tƣ có các yếu tố nguồn vốn, tài sản đầu tƣ có nguồn gốc nƣớc
ngoài đƣợc cấp phép hoạt động kinh doanh tại một hay nhiều địa phƣơng tại Việt Nam
và đƣợc thống kê trong báo cáo về FDI của Tổng cục Thống kê Việt Nam.
2.1.2. Các hình thức FDI tại Việt Nam
Theo Luật Đầu tƣ Việt Nam (2006), FDI đƣợc thực hiện dƣới các hình thức
sau:
- Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài (tổ chức hoặc cá nhân ngƣời nƣớc ngoài) do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
thành lập tại nƣớc chủ nhà, từ quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh

7


doanh. Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc thành lập theo hình thức công ty
trách nhiệm hữu hạn có tƣ cách pháp nhân theo pháp luật.
- Doanh nghiệp liên doanh: Theo hình thức này, doanh nghiệp đƣợc hình thành
do sự góp vốn của các bên thuộc nƣớc đầu tƣ và nƣớc nhận đầu tƣ. Doanh nghiệp liên
doanh đƣợc thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tƣ cách pháp
nhân theo luật pháp nƣớc nhận đầu tƣ. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm đối với
bên kia, với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phần vốn của mình trong vốn pháp

định. Tỷ lệ góp vốn của bên nƣớc ngoài hoặc các bên nƣớc ngoài do các bên liên
doanh thỏa thuận.
- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng: Là hình thức phía nƣớc đầu tƣ và
nƣớc nhận đầu tƣ sẽ tiến hành ký hợp đồng hợp tác kinh doanh nhƣ hợp tác sản xuất
phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm. Trong hình thức đầu tƣ này, nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài có thể là ngƣời cung cấp phần lớn hoặc toàn bộ vốn đầu tƣ. Phía nƣớc nhận đầu
tƣ sẽ tham gia đóng góp về đất đai, nhà xƣởng hoặc cũng có thể tham gia góp một
phần vốn.
Ngoài các hình thức trên, Luật Đầu tƣ (2006) còn cho phép các hình thức FDI
khác nhƣ:
- Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT): Là văn bản ký kết giữa
cơ quan có thẩm quyền của các nƣớc sở tại và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để xây dựng kinh
doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hết thời hạn nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nƣớc chủ nhà.
- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO): Là văn bản ký kết giữa
cơ quan có thẩm quyền của nƣớc sở tại và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để xây dựng công
trình kết cầu hạ tầng, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chuyển giao công
trình đó cho nƣớc chủ nhà, chính phủ nƣớc sở tại dành cho nhà đầu tƣ quyền kinh
doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tƣ và lợi nhuận
hợp lý.
- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT): Là văn bản ký kết giữa cơ quan có
thẩm quyền của nƣớc sở tại và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để xây dựng công trình kết cấu
hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chuyển giao công trình đó cho
nƣớc chủ nhà, chính phủ nƣớc sở tại tạo điều kiện cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện
dự án khác để thu hồi vốn đầu tƣ và lợi nhuận hợp lý.
8


2.1.3. Tác động lan tỏa của FDI
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thƣờng đƣợc xem là chất xúc tác góp phần vào sự

tăng trƣởng kinh tế của một quốc gia. Đó là lý do mà các nƣớc đều mong muốn thu hút
đƣợc nhiều FDI với kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cao hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp trong
nƣớc cũng có thể nhận đƣợc lợi ích gián tiếp khi các doanh nghiệp nƣớc ngoài vào
Việt Nam. Görg và Greenaway (2004) phát biểu rằng, “Nền kinh tế toàn diện cần phải
nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và tác động lan tỏa của
FDI đến quốc gia tiếp nhận. Tác động lan tỏa xảy ra khi sự hiện diện của doanh nghiệp
nƣớc ngoài dẫn đến làm tăng năng suất và hiệu suất của doanh nghiệp trong nƣớc”.
Tác động lan tỏa của FDI đến ngành công nghiệp trong nƣớc có thể đƣợc chia
thành hai nhóm là Tác động lan tỏa nội bộ ngành và Tác động lan tỏa liên ngành
 Tác động lan tỏa nội bộ ngành (Horizontal spillovers): Đây là loại thƣờng là
chủ đề trong các bài nghiên cứu về những mặt tích cực của FDI. Tác động lan tỏa nội
bộ ngành xảy ra khi có sự xuất hiện của các MNCs trong một lĩnh vực cụ thể và có tác
động cạnh tranh đến doanh nghiệp nội địa trong cùng lĩnh vực (Halpern và Murakozy,
2007). Theo Görg và Greenaway (2004), tác động lan tỏa loại này xảy ra theo bốn
kênh nhƣ sau: (a) Phổ biến và chuyển giao công nghệ: Đây là kênh phổ biến nhất của
tác động lan tỏa; chủ yếu là bắt chƣớc theo công nghệ, quản lý và kỹ năng tiếp thị độc
quyền của doanh nghiệp nƣớc ngoài. Do đó, việc tiếp thu công các công nghệ mới góp
phần làm nâng cao năng suất của doanh nghiệp trong nƣớc. (b) Trình độ nguồn nhân
lực: Lao động trong nƣớc làm việc trong các doanh nghiệp nƣớc ngoài đƣợc đào tạo
kỹ năng về quản lý, chuyên môn, kỹ thuật khi quyết định rời khỏi doanh nghiệp nƣớc
ngoài và tham gia vào một doanh nghiệp trong nƣớc sẽ mang theo các kiến thức, kỹ
năng đã đƣợc đào tạo để ứng dụng. Kết quả là tạo ra sự cải thiện lao động thông qua
hai cơ chế. Thứ nhất, lao động có tay nghề làm việc cùng với lao động phổ thông sẽ có
xu hƣớng là cho năng suất lao động tổng thể tăng theo. Thứ hai, ngƣời lao động từ
doanh nghiệp nƣớc ngoài khi rời khỏi sẽ mang theo công nghệ mới, kỹ thuật quản lý
mới và do đó có thể trực tiếp chuyển giao công nghệ mới cho doanh nghiệp trong
nƣớc. Vốn con ngƣời là yếu tố rất quan trọng trong doanh nghiệp. Nguồn lực này đƣợc
quyết định bởi chất lƣợng của hệ thống giáo dục và đào tạo trong nƣớc. Các MNCs
thƣờng mở rộng thị trƣờng ra nƣớc ngoài vì nhân công giá rẻ. Tuy nhiên, họ yêu cầu
lao động có tay nghề cao nhƣng điều này có thể đƣợc cải thiện thông qua việc đào tạo

9


và huấn luyện. (c) Sự cạnh tranh: Nếu các công ty nƣớc ngoài không phải là độc
quyền bán thì phải cạnh trạnh trực tiếp với doanh nghiệp trong nƣớc. Khi cạnh tranh
tăng sẽ xảy ra kết quả là trƣớc áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp nƣớc ngoài, doanh
nghiệp trong nƣớc buộc phải đổi mới công nghệ để tăng hiệu quả của họ (Glass and
Saggi, 2002). (d) Xuất khẩu: Thông qua hợp tác, hoặc bắt chƣớc công nghệ, doanh
nghiệp trong nƣớc có thể có đƣợc chiến thuật thâm nhập cần thiết cho thị trƣờng xuất
khẩu. Do đó, doanh nghiệp trong nƣớc có thể giảm các chi phí liên quan đến xuất khẩu
do sự hiện diện của các doanh nghiệp nƣớc ngoài; hoăc tìm hiểu về các khung pháp lý
mà các doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân thủ.
 Tác động lan tỏa liên ngành (Vertical spillovers): Xảy ra thông qua tác động
của doanh nghiệp nƣớc ngoài lên ngƣời cung cấp hoặc ngƣời mua trong nƣớc. Tác
động lan tỏa liên ngành diễn ra khi các doanh nghiệp nƣớc ngoài và ngƣời cung
cấp/ngƣời mua trong nƣớc, trong các lĩnh vực khác nhau, tồn tại một mối quan hệ lâu
dài (Halpern và Muraközy, 2007). Tác động lan tỏa liên ngành xuất hiện thông qua
việc tạo mối liên kết đa ngành giữa doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài (Javorcril,
2004). Tồn tại hai loại hình liên kết giữa doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài là:
liên kết ngƣợc và liên kết về phía trƣớc. Liên kết ngƣợc xảy ra khi các doanh nghiệp
cung cấp trong nƣớc phải đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nƣớc ngoài ở dạng tiêu
chuẩn chất lƣợng, giá cả và phân phối cao hơn (Smarzynska, 2003). Ý nghĩa của tác
động lan tỏa liên ngành là khi nhu cầu của các MNC tăng lên đối với nhà cung cấp
trong nƣớc buộc họ phải tăng khả năng sản xuất. Bên cạnh đó, các MNC cũng có thể
cung cấp hàng hóa trung gian mới hơn và giá cả phải chăng hơn cho doanh nghiệp
trong nƣớc. Do đó, sự tƣơng tác đó rất cần thiết đối với vấn đề tiếp thu công nghệ. Đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu trƣờng hợp chuyển giao công nghệ từ nƣớc ngoài
thông qua giám sát chuyên sâu, đào tạo và tƣ vấn cũng nhƣ giám sát việc thực hiện.
Hơn nữa, nếu tồn tại khoảng cách công nghệ giữa doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc
ngoài thì doanh nghiệp trong nƣớc sẽ có cơ hội cải tiến công nghệ. Doanh nghiệp

trong nƣớc phải không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của đối tác nƣớc ngoài.

10


Yếu tố nƣớc
ngoài giữa các
nhà cung cấp

Liên kết
xuôi

Công nghiệp hỗ trợ

Tác động lan tỏa
nội ngành
Doanh nghiệp
trong nƣớc

Yếu tố nƣớc
ngoài trong cùng
ngành

Yếu tố nƣớc
ngoài giữa ngƣời
tiêu dùng

Công nghiệp chính


Liên kết
ngƣợc

Năng suất
lan tỏa
Hình 2.1. Tác động lan tỏa liên ngành
Nguồn: OECD(2008)

2.2. Năng suất lao động
2.2.1. Khái niệm
Năng suất lao động là đại lƣợng đặc trƣng cho sản lƣợng sản xuất thực tế trong
một đơn vị thời gian, là sản lƣợng đạt đƣợc thông qua các ca làm việc trong ngày,
trong tuần, khi các phƣơng tiện phục vụ cho sản xuất không đổi.
Ramsay (1973) định nghĩa năng suất lao động gắn với khái niệm về hiệu quả
trong kinh tế học, nghĩa là việc sử dụng tốt nhất những thứ có đƣợc để có đƣợc kết quả
mong muốn theo yêu cầu của xã hội thông qua 3 vấn đề cơ bản nhất là sản xuất cái gì,
sản xuất nhƣ thế nào và sản xuất cho ai. Theo khái niệm tác giả đƣa ra cho thấy năng
11


suất và chất lƣợng là các yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất để gia tăng lợi
nhuận cho tổ chức sản xuất. Đồng thời, việc cải tiến năng suất và chất lƣợng cũng cần
phải gắn liền với các kiến thực nhƣ: khoa học công nghệ, hành vi con ngƣời, tính sáng
tạo,… Ngoài ra cũng còn các yếu tố khác nhƣ niềm tin vói hệ thống, những xung đột
hay giá trị đối với hệ thống,…
Adam (1999) cho rằng năng suất là thƣớc đo đầu ra trên các yếu tố đầu vào và
dựa vào nguyên tắc cơ bản của năng suất đó là tối đa hóa đầu ra và tối thiểu hóa đầu
vào. Năng suất còn đƣợc hiểu là số lƣợng đầu ra trên một đơn vị thời gian hay thời
gian hao phí để sản xuất đƣợc một đơn vị sản phẩm.
Starbuck (1992), năng suất là yếu tố quyết định cho thành công của bất kỳ

doanh nghiệp nào để phát triển mạnh trong quá trình cạnh tranh, do đó các doanh
nghiệp cần phải có khả năng để sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất các nguồn lực khan
hiếm sẵn có. Các biện pháp đo lƣờng số lƣợng kết quả đầu ra (sản phẩm dịch vụ) với
sản xuất các yếu tố đầu vào đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất. Năng suất lao động
có thể tính bằng cách chia số lƣợng sản phẩm đƣợc sản xuất cho số giờ làm việc đƣợc
sử dụng trong sản xuất. Điều này có thể đƣợc sử dụng nhƣ một chỉ số của mức độ
năng suất hay dùng để so sánh năng suất giữa các nhà máy khác nhau trong khoảng
thời gian khác nhau.
Hill (1993) định nghĩa năng suất lao động là tỷ số giữa số sản phẩm đƣợc sản
xuất và nguồn lực cần thiết để sản xuất nó, và năng suất đo lƣờng mối quan hệ giữa
đầu ra nhƣ sản phẩm, dịch vụ và các đầu vao bao gồm lao động, vốn, nguyên vật liệu
và các đầu vào khác.
Tổ chức năng suất châu Á (1995) đã đƣa ra cách tiếp cận mới là việc giảm thiểu
lãng phí trong mọi hình thức – giảm lãng phí chứ không phải giảm đầu vào. Sự lãng
phí này là việc sử dụng nguồn lực không có hiệu quả cho việc sản xuất hay phù hợp
với nhu cầu. Năng suất là cách làm việc thông minh hơn, nguồn nhân lực và khả năng
tƣ duy của con ngƣời có vai trò quan trọng nhất cho việc năng suất đƣợc nâng cao, và
hành động là kết quả của quá trình tƣ duy – giá trị gia tăng thêm từ việc lao động có
chất lƣợng cao.
Theo giáo trình Kinh tế học chính trị Mác – Lênin (2011), năng suất lao động là
hiệu quả, hiệu suất của lao động trong quá trình sản xuất. Năng suất lao động đƣợc
12


tính bằng số lƣợng sản phẩm đƣợc sản xuất ra trong một đơn vị thời gian lao động hay
lƣợng thời gian cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm.
Theo Trần Xuân Cầu (2012), năng suất lao động là hiệu quả hoạt động có ích
của con ngƣời trong một đơn vị thời gian. Năng suất lao động đƣợc đo bằng số lƣợng
sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lƣợng thời gian lao động hao phí
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Nói đến năng suất lao động là nói đến kết quả

hoạt động sản xuất của con ngƣời trong một đơn vị thời gian nhất định.
2.2.2. Cách tính năng suất lao động
Theo Owyong (2001), năng suất lao động tăng lên khi: Phế phẩm và các hao
phí hữu hình không cần thiết giảm đi; Chu kỳ sản xuất: Giảm thiểu thời gian chờ đợi
giữa các công đoạn, chu kỳ hay thời gian chuẩn bị cho quy trình, thời gian chuyển đổi
mẫu mã, quy cách của sản phẩm sẽ làm cho thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất
giảm; Ở tất cả các công đoạn sản xuất mức hàng tồn kho sẽ đƣợc giảm đi, nhất là sản
phẩm dở dang giữa các công đoạn. Mức tồn kho thấp hơn đồng nghĩa với yêu cầu vốn
lƣu động ít hơn; Cải thiện năng suất lao động bằng cách vừa giảm thời gian nhàn rỗi
của công nhân, đồng thời phải bảo đảm công nhân đạt năng suất cao nhất trong thời
gian làm việc (không thực hiện những công việc hay thao tác không cần thiết); Tận
dụng thiết bị và mặt bằng: Từ việc loại bỏ các trƣờng hợp ùn tắc và gia tăng tối đa hiệu
suất sản xuất trên các thiết bị hiện có, đồng thời giảm thiểu thời gian máy dừng sẽ làm
cho việc sử dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất hiệu quả hơn; Tính linh động: Có khả
năng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau một cách linh động hơn với chi phí và
thời gian chuyển đổi thấp nhất; Gia tăng sản lƣợng một cách đáng kể với cơ sở vật
chất hiện có nếu có thể giảm chu kỳ sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm thiểu ùn
tắc và thời gian máy dừng. Hầu hết các lợi ích trên đều dẫn đến việc giảm giá thành
sản xuất nhƣ việc sử dụng các thiết bị máy móc và mặt bằng đạt hiệu quả tốt sẽ làm
cho chi phí khấu hao (định phí) trên mỗi đơn vị sản phẩm sẽ thấp hơn, hay sử dụng
ngƣời lao động và nguyên vật liệu trong sản xuất có hiệu quả sẽ làm cho chi phí nhân
công của mỗi đơn vị sản phẩm giảm đi và mức phế phẩm cũng giảm đi sẽ làm cho giá
vốn hàng bán giảm đi, mang lại lợi nhuận cho công ty.
Theo OECD – Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (2002) đã đƣa ra cách tính
năng suất dựa trên tỷ lệ giữa lƣợng đầu ra trên đầu vào, trong đó đầu ra đƣợc tính bằng
13


GDP (tổng sản phẩm quốc nội) hoặc GVA (tổng giá trị gia tăng – Gross Value
Added), đầu vào thƣờng đƣợc tính bằng: giờ công lao động, lực lƣợng lao động và số

lƣợng lao động đang làm việc.
Theo Polyzos (2003), năng suất lao động đƣợc xác định bằng cách so sánh chi
phí lao động với tổng hiệu quả của lao động, mà thƣờng đƣợc mô tả bởi số lƣợng các
sản phẩm đƣợc sản xuất. Trong nghiên cứu, thuật ngữ này đôi khi đƣợc sử dụng để thể
hiện năng suất lao động và trong thời gian tổng lợi nhuận của các hệ số và các yếu tố
sản xuất. Hơn nữa, theo một định nghĩa rộng hơn, năng suất đề cập đến quy trình sản
xuất và số lƣợng đƣợc thể hiện nhƣ số lƣợng của hàng hóa sản xuất (đầu ra) chia cho
các đơn vị của các hệ số sử dụng sản xuất (đầu vào).
Theo Báo cáo nghiên cứu chỉ tiêu năng suất Việt Nam (2006 - 2007) cho rằng
năng suất là mối quan hệ (tỷ số) giữa đầu ra và đầu vào đƣợc sử dụng để hình thành
đầu ra đó, và đề cập đến năng suất là đề cập đến hai khía cạnh. Đó là đầu vào và đầu
ra, đầu vào thể hiện hiệu quả sử dụng các nguồn lực, trong khi đó đầu ra là thể hiện giá
trị sản phẩm và dịch vụ, và hiện nay đầu ra đƣợc nhấn mạnh hơn theo cách tiếp cận
mới.
Báo cáo nghiên cứu chỉ tiêu năng suất Việt Nam (2010) cho rằng năng suất lao
động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hay hiệu suất của lao động cụ thể trong quá
trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm, lƣợng giá trị sử dụng (hay lƣợng giá trị) đƣợc tạo
ra trong một đơn vị thời gian, hay đo bằng lƣợng thời gian lao động hao phí để sản
xuất ra một đơn vị thành phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện
tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức, một đơn vị sản xuất, hay của một phƣơng
thức sản xuất. Năng suất lao động đƣợc quyết định bởi nhiều nhân tố, nhƣ trình độ
thành thạo của ngƣời lao động, trình độ phát triển khoa học và áp dụng công nghệ, sự
kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và tính hiệu quả của các tƣ liệu sản xuất,
các điều kiện tự nhiên.
Theo Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2012), có nhiều chỉ tiêu để tính năng
suất lao động nhƣ sau:
Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật: là dùng đơn vị hiện vật để
biểu diễn năng suất lao động.
Công thức tính: W = Q/T
14



Trong đó: W là năng suất lao động tính bằng hiện vật
Q là sản lƣợng tính bằng hiện vật
T là tổng thời gian hao phí để sản xuất sản lƣợng Q
Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị: biểu hiện bằng tiền tất cả các
loại sản phẩm của doanh nghiệp.
Công thức tính: W = Q/T
Trong đó: W là năng suất lao động tính bằng giá trị
Q là sản lƣợng tính bằng giá trị
T là tổng thời gian hao phí để sản xuất sản lƣợng Q
Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng thời gian lao động: sử dụng thời gian
hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm để biểu hiện năng suất lao động. Giảm
lƣợng thời gian hao phí cho một sản phẩm là biểu hiện năng suất lao động tăng lên.
Công thức tính: t = T/Q
Trong đó:
t là lƣợng lao động hao phí cho một sản phẩm
T là tổn thời gian hao phí
Q là sản lƣợng

15


Giá trị sản lƣợng

Doanh thu

Lợi nhuận

Sản lƣợng


Giá trị

Sản phẩm sản xuất
NSLĐ =
Hao phí lao động

Hiện tại

Phản ảnh khối lƣợng
nguồn đƣợc sử dụng
trong thời kỳ nhất định

Thay đổi

Phản ảnh tất cả các
nguồn tham gia
hoạt động

Một loại nguồn

Chỉ tiêu bộ phận

Một số loại nguồn

Chỉ tiêu nhiều yếu tố

Tất cả các nguồn

Chỉ tiêu chung


Hình 2.2. Mô hình các chỉ tiêu tính toán năng suất lao động
Nguồn: Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2012)

Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chọn cách tính năng suất lao động theo cách
của Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2012) trƣờng hợp chỉ tiêu năng suất tính
bằng giá trị; cụ thể, luận văn sẽ sử dụng lợi nhuận trên lao động để tính năng suất lao
động của doanh nghiệp.
2.3. Lý thuyết kinh tế
2.3.1. Hàm sản xuất Cobb – Douglas

16


Cobb và Douglas (1928) đã nghiên cứu hàm sản xuất Cobb – Douglas đƣợc sử
dụng rộng rãi và phổ biến trong việc phân tích tăng trƣởng và năng suất, nó thể hiện
mối quan hệ giữa một lƣợng đầu vào và một lƣợng đầu ra. Hàm có dạng nhƣ sau:
Y = a LαKβ
Trong đó:
Y: Tổng sản lƣợng của doanh nghiệp
K: Quy mô vốn sản xuất
L: Quy mô lao động
a: Hệ số tăng trƣởng tự định, còn gọi là năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP, Total
Factor Productivity). Yếu tố tổng hợp này chủ yếu là yếu tố công nghệ (yếu tố chất
lƣợng của tăng trƣởng).
α, β: độ co giãn của sản lƣợng theo vốn và lao động (0 < α <1; 0 < β <1). Trong
hàm Cobb – Douglas, nếu lao động L cố định, sản lƣợng biên của vốn tại một điểm
nào đó (ở một mức K nào đó) là lƣợng đầu ra tăng thêm khi tăng thêm một đơn vị vốn.
Sản lƣợng biên của vốn là:
(1)

Sản lƣợng biên của vốn thay đổi theo K đƣợc tính theo công thức
(

)

(

) (2)

Do đó sự thay đổi sản lƣợng biên của vốn theo K luôn luôn âm vì (α-1) < 0.
Điều này cho thấy MPK luôn giảm dần theo K
Tƣơng tự sản lƣợng biên của lao động là lƣợng đầu ra tăng thêm khi sử dụng
thêm một đơn vị lao động, sản lƣợng biên của lao động là:
(3)
Sản lƣợng biên của lao động thay đổi theo L đƣợc tính theo công thức:
(

)

(

)

(4)

Do đó sự thay đổi sản lƣợng biên của lao động theo L luôn luôn âm vì (β-1) <
0. Điều này cho thấy MPL luôn giảm dần theo L.
17



Tổng các hệ số α và β có thể cho chúng ta biết hiệu suất theo quy mô của doanh
nghiệp nhƣ sau:
α + β = 1: hiệu suất không đổi theo quy mô
α + β < 1: hiệu suất giảm theo quy mô
α + β > 1: hiệu suất tăng theo quy mô
Sản phẩm biên của một yếu tố sản xuất có xu hƣớng giảm dần vì các yếu tố sản
xuất khác giữ nguyên, nên khi tăng dần số lƣợng riêng của một loại yếu tố sản xuất,
mỗi đơn vị của nó ngày càng có ít hơn các yếu tố sản xuất khác để phối hợp. Vì thế,
chắc chắn từ một điểm nào đó, sản phẩm tăng thêm từ mỗi đơn vị yếu tố sản xuất bổ
sung thêm sẽ ngày càng giảm dần. Trƣờng hợp cố định K, việc tăng thêm L ban đầu có
thể khiến cho tổng sản lƣợng tăng lên, song mức độ gia tăng có xu hƣớng chậm dần,
nếu cứ tiếp tục tăng L, tổng sản lƣợng sẽ giảm, vì số lƣợng lao động quá nhiều có thể
dẫn đến sự ngáng trở lẫn nhau trong quá trình sản xuất.
Hàm sản xuất Cobb – Douglas thƣờng đƣợc áp dụng cho một ngành sản xuất
nhằm xác định mối quan hệ giữa tăng tổng sản phẩm của ngành với các yếu tố lao
động (L), vốn (K). Hàm này cho phép xác định mức độ tác động của từng nhân tố đầu
vào ảnh hƣởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp. Hàm hồi quy có dạng Y =
f(X), trong đó, Y là biến phụ thuộc (năng suất) và X là các biến độc lập. Do đó, trong
trƣờng hợp nghiên cứu này, có thể ứng dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân
tích tác động của FDI đến năng suất lao động của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
2.3.2. Lý thuyết lựa chọn lợi thế hay mô hình OLI
Mô hình chiết trung phát triển bởi John Dunning vào năm 1981 là lý thuyết phổ
biến giải thích sản xuất quốc tế và FDI. Dunning đã giải thích có ba động cơ chính mà
nhà đầu tƣ quốc tế quyết định FDI là thị trƣờng, hiệu quả (giảm chi phí) và tài nguyên
(Dunning, 1977, 1993 trích bởi Du, 2011). Lý thuyết lựa chọn lợi thế đƣa ra 3 yếu tố
chính của mô hình, đó là:
-

Lợi thế về sở hữu (Ownership Advantages) hay nội lực của doanh nghiệp bao


gồm lợi thế về tài sản, lợi thế về thối thiểu hóa chi phí giao dịch.

18


-

Lợi thế về khu vực (Location Advantages) bao gồm tài nguyên của đất nƣớc,

qui mô và sự tăng trƣởng của thị trƣờng, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, chính sách
của chính phủ.
-

Lợi thế về nội hóa (International Advantages) bao gồm giảm chi phí ký kết,

kiểm soát và thực hiện hợp đồng, tránh đƣợc sự thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho
các công ty, tránh đƣợc chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế.
Theo lý thuyết này thì cả ba điều kiện trên đểu phải đƣợc thỏa mãn trƣớc khi có
FDI. Lý thuyết cho rằng những nhân tố “đẩy” bắt nguồn từ lợi thế O và I, còn lợi thế L
tạo ra nhân tố “kéo” đối với FDI. Những lợi thế này không cố định mà biến đổi theo
thời gian, không gian và sự phát triển nên luồng vào FDI ở từng nƣớc, từng khu vực,
từng thời kỳ khác nhau. Nhƣ vây, doanh nghiệp nào càng có nhiều lợi thế về quyền sở
hữu thì càng có động cơ mạnh để thực hiện lợi thế về nội hóa và sẽ có càng nhiều lợi
ích khi thực hiện FDI ở nƣớc ngoài. Lợi thế về khu vực giải thích tại sao địa phƣơng
này nhận đƣợc nhiều đầu tƣ hơn các địa phƣơng khác hay các dòng chảy FDI thay đổi
ra vào một quốc gia. Lý thuyết lựa chọn lợi thế hay mô hình OLI là cách lý giải cơ bản
về động lực của các nhà đầu tƣ khi thực hiện FDI.
2.3.3. Lý thuyết chu kỳ sản phẩm
Lý thuyết đƣợc phát triển bởi Raymond Vernon vào năm 1996. Nó phân tích
mối quan hệ giữa vòng đời sản phẩm và dòng vốn FDI (Du, 2011). Theo Vernon, bất

kỳ một cộng nghệ sản phẩm mới nào đều phát triển theo ba giai đoạn:
-

Giai đoạn phát minh và giới thiệu: sản phẩm mới đƣợc phát minh và sản xuất

chủ yếu ở quốc gia phát triển. Các quốc gia phát triển có điều kiện thị trƣờng, công
nghệ và đầu tƣ nghiên cứu phát triển tốt. Giai đoạn này, sản phẩm đang có lợi thế khác
biệt và độc quyền nên nhu cầu truyền thông, giao tiếp hiệu quả với khách hàng tiềm
năng thì quan trong hơn giá cả hoặc chi phí của sản phẩm. Kết quả là trong giai đoạn
đầu, các doanh nghiệp chọn sản xuất tại “nƣớc nhà”.
-

Giai đoạn phát triển quy trình và đi tới chín muồi: các đối thủ cạnh tranh xuất

hiện. Do cạnh tranh nên các doanh nghiệp sản xuất tìm cách giảm chi phí sản xuất.
Đồng thời, nhu cầu về sản phẩm trong nƣớc và ngoài nƣớc tăng lên tạo thêm cơ hội
kinh doanh trên thị trƣờng. Các doanh nghiệp sản xuất đáp ứng xuất khẩu tại “nƣớc
nhà”. Nhƣng sau cùng, các doanh nghiệp sẽ cân nhắc nhƣợng quyền hoặc FDI. Nếu
19


×