Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

NGỮ văn 12 Tóm tắt văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.12 KB, 3 trang )

NGỮ VĂN 12
Tóm tắt các văn bản
1.Mùa lá rụng trong vườn
Chiều 30 Tết năm Bính Tuất, chị Hoài đi bộ khá xa mới đến được
cổng nhà cụ Bằng. Chị là vợ anh Tường liệt sĩ, con trưởng của cụ
Bằng, nay chị đã phải đi bước nữa. Các em trai, em dâu anh Tường
(Đông, Lý, Luận, Phượng) mừng rỡ, vồn vã, tíu tít đón người chị
dâu cũ về thăm gia đình.
Chị Hoài nay đã trạc năm mươi, người thon gọn, mặc áo bông
chần hạt lựu, cặp mắt đằm thắm, cái miệng cười tươi, Chị Hoài đã
có một gia đình riêng, chồng chị làm ở Uỷ ban xã, chị làm chủ
nhiệm hợp tác xã đan dệt thảm ngô, vợ chồng chị có bốn đứa con,
đứa đầu đi bộ đội, ba đứa em còn đi học.
Taynải chị Hoài mang đến có bao thứ quà quê, nào là gạo nếp
tăng sản, nào là giò thủ, nào là bột sắn dây, ... và một gói hạt giống
mướp hương...
Chị em nói chuyện, hỏi thăm, mừng vui vì đã lâu ngày mới gặp
gỡ. Ông Bằng từ trên gác xuống cầu thang, mắt chớp chớp liên hồi,
môi ông lật bật, ông sắp khóc oà. Chị Hoài chạy đến, cất tiếng chào:
"Ông!" sau tiếng nấc. Ông Bằng giọng bỗng khê đặc, khàn rè: "Hoài
đấy ư, con?". Nhìn cảnh ấy, Phượng nghẹn ngào, mắt ngấn lệ. Ông
Bằng nén xúc động, rút khăn tay, chấm kẽ mắt: "Anh ấy và các cháu
vẫn khoẻ cả chứ, con?".
Khi câu chuyện cảm động giữa ông Bằng và người con dâu cũ
đang diễn ra, thì mâm cỗ cúng gia tiên đã bày biện xong. Lí rất ý tứ
mời ông Bằng khấn cho lễ cúng gia tiên bắt đầu. Bàn thờ mờ ảo
khói hương. Ngọn đèn dầu lim dim. Hai cái bánh chưng bọc lá tươi
xanh, buộc lạt điều xếp cạnh mâm ngũ quả, những chén rượu xinh
xinh. ảnh song thân ở chính giữa, bên trái là ảnh bà Bằng mặt hoa
da phấn, bên phải là ảnh anh cả Tường, áo trấn thủ, mũ ca lô, nét đã
phôi pha.


Ông Bằng tóc bạc lầm rầm khấn. Chị Hoài đăm đắm ngước lên
bàn thờ, rồi chị thế chân ông cụ, hai tay nâng lên trước ngực...
Mâm cỗ ngày Tết thật là sang. Mọi người vào mâm, hân hoan khác
thường.


2.Một người Hà Nội
- Mở đầu tác phẩm là lời giới thiệu của nhân vật tôi về gia cảnh,
cách ăn, cách mặc của cô Hiền và hoàn cảnh xuất thân của cô.
- Những năm đầu ở Hà Nội vừa giải phóng, nhân vật “tôi” từ chiến
khu về Hà Nội, đến thăm cô Hiền, cô thẳng thắn bày tỏ những nhận
xét của mình: nói về niềm vui và cả những điều có phần máy móc,
cực đoan của cuộc sống xung quanh.
- Thời kì đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc, cuộc sống còn nhiều
khó khăn. Cô Hiền tìm việc làm phù hợp với chủ trương, chính sách
của chế độ mới, khéo léo chèo chống con thuyền gia đình vượt qua
những biến đổi của xã hội.
- Miền Bắc bước vào thời kì đương đầu với cuộc chiến tranh phá
hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Cô Hiền dạy con cách sống
“biết tự trọng, biết xấu hổ”, biết sống đúng với bản chất người Hà
Nội với việc đồng ý cho hai con trai tình nguyện đăng kí tòng quân.
- Đất nước tràn đầy niềm vui với đại thắng mùa xuân năm 1975. Vợ
chồng nhân vật “tôi” đến dự buổi liên hoan mừng Dũng- người con
đầu của cô Hiền - trở về. Trong bữa tiệc, Dũng đã kể về Tuất, người
đồng đội đã hi sinh và người mẹ của Tuất, một người mẹ Hà Nội có
con đi chiến đấu.
- Xã hội trong thời kì đổi mới với đủ cái phải- trái, tốt- xấu. Nhân
vật “tôi” từ Hồ Chí Minh ra Hà Nội, ghé thăm cô Hiền. Giữa không
khí xô bồ của thời kì kinh tế thị trường, cô Hiền vẫn là “một người
Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn”. Từ câu

chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, cô Hiền nói về niềm tin vào
cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
3.Thuốc
Vợ chồng bác Hoa Thuyên mua được thần dược. Đó là chiếc bánh
bao tẩm máu người cách mạng bị chết chém mang về cho đứa co bị
bệnh lao, hy vọng con sẽ khỏi bệnh. Trên đường đi mua thuốc lão
vô cùng sung sướng. Khi cho con ăn thuốc, cả hai vợ chồng đều tin
vào thứ thuốc cải tử hoàn sinh. Vừa lúc ấy quán trà của vợ chồng
bác Hoa Thuyên có đủ các hạng người. Tên đao phủ Cả Khang,
người có mái tóc hoa râm, người có bộ mặt ngang phè, anh thanh
niên trạc hai mươi tuổi...
Cả Khang hết lời tán tụng khen bác Hoa Thuyên gặp may và can
đoan thế nào thằng Thuyên cũng sẽ khỏi bệnh. Người ta bàn tán về
người cách mạng bị chết chém: Hạ Du con nhà bác Tứ và cho Hạ


Du là kẻ điên rồ, là làm giặc, khen cụ Ba Hạ biết đem cháu ra đầu
thú để tránh được cả nhà bị chết chém, lĩnh thưởng 20 đồng bạc bỏ
túi chẳng phải chia cho ai.
Rút cụôc thằng Thuyên cũng không tránh khỏi cái chết. Tết thanh
minh (3-3 âm lịch - lễ tảo mộ) trong nghĩa địa phía tây đầu làng hai
bà mẹ đến viếng mộ con. Nghĩa địa ngăn cách bằng con đường đi
giữa. Một bên là mộ người chết chém, một bên là mộ người chết
bệnh. Bà mẹ của bé Thuyên chủ động bước sang bên này khuyê giải
bà mẹ Hạ Du. Bà mẹ Hạ Du khóc thương con mình và oán giận
guyề rủa kẻ đã giết con mình. Tác giả đặt vào ngôi mộ Hạ Du vòng
hoa.
4.Số phận con người
Tác phẩm kể về cuộc đời người lính Xô cô lốp. Cuộc đời anh là
chuỗi những đau thương mất mát tưởng chừng như khó lòng vượt

qua nổi. Trong chiến tranh, khi anh đang chinh chiến ngoài mặt trận
thì ở nhà, vợ và 2 con gái bị bom giết hại. Rồi, anh lại mất đi niềm
hạnh phúc, niềm hy vọng cuối cùng, đó chính là cậu con trai. Anh ở
lại với đời, hoàn toàn cô độc. Sau khi giải ngũ, anh tìm đến nhà
người bạn ở U riu pin xcơ. Ở đây, anh làm việc cho một đội vận tải,
hàng ngày lái xe chở hàng, tối tối lại tìm đến men rượu - cố gắng
quên đi nỗi đau đang hành hạ con tim. Anh đã gặp chú bé Vania, bị
thu hút bởi ánh mắt của cậu và thương cảm trước số phận cậu bé, đã
nhận Vania làm con nuôi. Kể từ đó, cuộc sống của Xô cô lốp đã đổi
thay, tràn ngập những luồng sinh khí mới mặc dù anh cũng gặp k ít
khó khăn trong việc chăm sóc cậu con trai bé nhỏ. Ít lâu sau đó, Xô
cô lốp gặp chuyện xui xẻo và bị tước bằng lái, thế là anh cùng cậu
con trai giã từ vợ chồng người bạn để đến Kasarư tìm một người
bạn khác. Tuy niềm hạnh phúc bên cậu con trai thật lớn lao nhưng
nhiều khi nó cũng không lấn át nổi nỗi lo sợ trong lòng Xô cô lốp,
anh luôn lo lắng liệu một ngày mình bỗng chết đi thì ai sẽ là người
chăm sóc bé Vania.



×