TUY ĐỨC THÁNG 9 - 2011
PHÒNG GD-ĐT TUY ĐỨC
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN
- - - - - - - - - -
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TẠO HỨNG THÚ
TRONG GIỜ DẠY HỌC NGỮ VĂN
BẰNG CÁCH
TỔ CHỨC THẢO LUẬN NHÓM
VÀ TRÒ CHƠI
Người thực hiện: Phạm Văn Hiếu
Trường THCS Ngô Quyền Năm học 2011-2012
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1) Lí do chọn đề tài:
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề được ngành giáo dục quan
tâm bàn luận một cách sôi nổi. Với bộ môn Ngữ văn, việc đổi mới phương pháp dạy
học, tạo hứng thú cho học sinh (HS) học tập bộ môn cũng là một vấn đề quan tâm
nhiều nhất đối với tất cả các giáo viên (GV) dạy văn. Thế nhưng phần lớn HS chưa
thực sự say mê, yêu thích học bộ môn này, chưa thực sự thấy hứng thú trong những
tiết học văn. Từ sự trăn trở “làm thế nào để HS hứng thú học môn Ngữ văn ?”, tôi
nghiệm ra rằng tổ chức cho HS thảo luận, cho HS tham gia những trò chơi phù hợp
ngay trong những giờ học hoặc giờ ngoại khoá môn văn sẽ tạo hứng thú, bồi dưỡng
lòng say mê học tập và ý chí vươn lên của các em. Do đó tôi chọn đề tài Tạo hứng
thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng cách tổ chức thảo luận nhóm và trò chơi
2) Mục đích nghiên cứu:
Góp phần nâng cao chất lượng học tập, tạo hứng thú học tập các bộ môn cho HS
trong nhà trường nói chung. Giúp HS nắm được những kiến thức chuẩn môn học
một cách nhẹ nhàng thông qua những giờ thảo luận và những trò chơi phù hợp.
Góp phần giải quyết tình trạng lười học, chán học và không biết cách học môn
Ngữ văn của HS trong nhà trường hiện nay. Từ đó tạo điều kiện cho GV hứng khởi
hơn trong những giờ dạy văn.
3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Học sinh bậc THCS-khối lớp 9 trường THCS Ngô Quyền.
Chương trình Ngữ văn lớp 9.
4) Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu về phương pháp giảng dạy của các GV bộ môn khác và GV dạy
Ngữ văn trong nhà trường.
- Nghiên cứu về tình hình học tập của HS đối với các môn học nói chung và môn
Ngữ văn nói riêng về khả năng nắm bắt kiến thức, hứng thú trong học tập bộ môn.
- Nghiên cứu về tâm tư, nguyện vọng và thái độ, sự ham thích của HS trong việc
học môn Ngữ văn.
- Nghiên cứu về chương trình nội dung kiến thức SGK môn Ngữ văn về các
phương pháp giảng dạy HS phù hợp với lứa tuổi.
5) Phương pháp nghiên cứu:
- Tham khảo tài liệu tham khảo và SGK để tìm ra những kiến thức cơ bản phục vụ
cho việc viết đề tài và áp dụng đề tài vào trong quá trình giảng dạy.
- Điều tra khả năng và hứng thú học tập của HS, tìm hiểu kỹ về đối tượng HS.
- Dùng phương pháp quan sát thực nghiệm và phân tích nội dung; phương pháp
trắc nghiệm khách quan; phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động.
SKKN: Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng cách tổ chức thảo luận nhóm và trò chơi
2
Trường THCS Ngô Quyền Năm học 2011-2012
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1) Cơ sở lý luận:
Nghị quyết hội nghị lần II BCH TW Đảng khoá VIII nêu rõ: Đổi mới phương
pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư
duy sáng tạo của người học; phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn
lên. Do đó tạo hứng thú cho HS trong học tập là góp phần thực hiện thành công
nhiệm vụ trọng tâm này trong giáo dục.
- Sử dụng những phương pháp mới, phương pháp đặc trưng trong hoạt động tự chủ
của HS, tạo cho các em sự tự chủ, tích cực, tự giác trong học tập.
- Dựa trên cơ sở các tài liệu, SGK, các văn bản của BGD về việc truyền thụ chuẩn
kiến thức kĩ năng cho HS .
- Chúng ta đều biết, môn văn là môn cơ bản góp phần hình thành nhân cách HS,
đặc biệt đối tượng của môn văn là những tác phẩm văn thơ,, là những kiến thức về
ngôn ngữ. Chính vì vậy, để thực hiện một giờ học có hiệu quả, người GV cần phải
sử dụng nhiều phương pháp như: phân tích, diễn giảng, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi ý,
… và đặc biệt, để tạo một giờ học phong phú, sinh động, thì việc sử dụng hình thức
thảo luận nhóm sẽ giúp HS trao đổi ý kiến với nhau, bổ sung cho nhau các kiến thức
còn thiếu sót, HS sẽ sôi nổi hơn trong học tập. Việc lồng ghép một số trò chơi trong
quá trình giảng dạy sẽ giúp HS cảm thấy hứng thú, tích cực, sôi nổi hơn, không gây
sự nhàm chán trong một tiết học môn Ngữ văn.
- Trong nhiều năm làm công tác giảng dạy, tôi nghiệm thấy rằng cái ước muốn dạy
văn sao cho hay, học văn sao cho giỏi, viết văn sao cho tốt là ước muốn của rất nhiều
GV và HS. Muốn vậy, người GV chúng ta phải biết làm mới bài giảng của mình để
kích thích sự hứng thú của HS trong học tập. Với cách tổ chức cho HS thảo luận
nhóm và tham gia các trò chơi trong dạy học văn sẽ góp phần tạo hứng thú cho HS
trong học tập, nâng cao chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn trong trường THCS.
2) Cơ sở thực tiễn:
- Thực tế những năm gần đây cho thấy HS nói chung và HS ở trường Ngô Quyền
nói riêng rất yếu môn Ngữ văn, ít ham thích học văn.
- Hiện nay, HS từ bậc Tiểu học lên bậc THCS còn có rất nhiều em chưa đọc thông
viết thạo. Đây là một trở ngại quá lớn khi các em lại phải tiếp tục tìm hiểu, khám phá
những kiến thức cao hơn, rộng lớn hơn, trừu tượng hơn. Từ đó dẫn đến việc mất dần
kiến thức và kỹ năng cơ bản, dẫn đến chán học, không hứng thú học văn.
- Hiện nay chương trình vẫn còn những bài dạy dung lượng kiến thức lớn so với
thời lượng từ 45 – 90 phút nghiên cứu trên lớp nên HS lại càng khó tiếp thu kiến
SKKN: Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng cách tổ chức thảo luận nhóm và trò chơi
3
Trường THCS Ngô Quyền Năm học 2011-2012
thức. Chính điều này mà HS bị hạn chế rất nhiều trong việc tiếp thu và cảm thụ kiến
thức Ngữ văn.
- HS lười học, không chịu đầu tư suy nghĩ, phát biểu xây dựng bài trong giờ học,
khâu chuẩn bị bài còn hời hợt, tiếp thu bài chậm.
- Theo điều tra ban đầu số lượng HS ham thích học môn Ngữ văn còn rất ít,
khoảng 30
0
/
0
.
- Một số GV còn lúng túng trong phương pháp giảng dạy, không biết làm thế nào
để tạo sự hứng thú cho HS trong học tập và nắm bắt được những kiến thức trọng tâm
của bài học một cách nhẹ nhàng và sinh động nhất.
- Trên cơ sở đó, việc giúp HS ham thích học môn Ngữ văn, nắm bắt được những
kiến thức cơ bản của bài học, là một yêu cầu cấp thiết mà mỗi GV trong tổ Ngữ văn
chúng tôi cần phải nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy để đạt được hiệu quả
cao. Một trong những đề xuất của bản thân tôi để thực hiện tốt yêu cầu đó là tổ chức
cho HS thảo luận nhóm và tham gia các trò chơi trong quá trình học văn.
Chương III: MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP, TỎ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .
1) Mục tiêu:
- Giảm tỉ lệ HS yếu kém bộ môn Ngữ văn trong nhà trường.
- Nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn nói riêng và chất lượng văn hoá của nhà
trường nói chung, góp phần nâng cao ý thức học tập của HS trong nhà trường.
- Giúp HS có hứng thú, ham thích học môn Ngữ văn.
- Tạo cho HS tâm lí thoải mái khi học, mạnh dạn trao đổi ý kiến với bạn bè, thầy
cô, hoà đồng với bạn bè, thầy cô; tạo môi trường thân thiện trong nhà trường.
- Giúp HS khắc phục được lối học thụ động, không hứng thú trong học tập môn
văn, từ đó dần dần củng cố được những kiến thức cũ và tiếp thu kiến thức mới một
cách tự giác.
2) Các giải pháp chủ yếu:
- Phân loại đối tượng HS, khả năng tiếp thu kiến thức cũng như trình độ kiến thức
của HS.
- Gần gũi, quan tâm động viên, khích lệ HS trong học tập.
- Nghiên cứu kỹ nội dung bài học để đề ra những tình huống thảo luận, những trò
chơi phù hợp với từng bài học.
- Dự giờ thăm lớp để nắm kỹ về đối tượng HS và học hỏi những kinh nghiệm về
cách tạo hứng thú cho HS trong phương pháp giảng dạy.
- Có kế hoạch trao đổi với tổ, với đồng nghiệp để tổ chức những giờ dạy thực
nghiệm áp dụng những hình thức thảo luận nhóm và trò chơi trong giờ học hoặc giờ
ngoại khoá.
3) Tổ chức triển khai thực hiện:
3.1- Hình thức tổ chức thảo luận nhóm:
3.1.1
Cách thức tổ chức:
SKKN: Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng cách tổ chức thảo luận nhóm và trò chơi
4
Trường THCS Ngô Quyền Năm học 2011-2012
- Để thực hiện một tiết dạy học Ngữ văn có sử dụng hình thức hoạt
độngnhóm, chúng ta hãy bắt đầu bằng cách chia lớp học thành các nhóm
nhỏ ( 2,4,6em). Chúng ta cần phải biết cách chia nhóm, chọn kiểu nhóm nào để
phù hợp với điều kiện lớp bạn. Nhóm: Gồm 2 đến 6 em, tuỳ mục đích và yêu cầu
của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc lựa chọn chủ định,
được duy trì ổn định hoặc thay đổi theo từng phần của tiết học, được giao nhiệm vụ
cụ thể.Các nhóm lớn (6 em, tạo điều kiện cho các thành viên trong nhóm niềm tin
lớn nhất về kết quả làm việc vì có nhiều khả năng tìm câu hỏi đúng). Vớí loại nhóm
này, thu hút được nhiều ý kiến, nhiều kinh nghiệm và có khả năng hiểu đúng, hiểu
nhanh chóng nhiệm vụ. Tuy nhiên nhóm lớn cũng có hạn chế là khó đi đến
quyết định thống nhất và giáo viên khó quản lí.Các nhóm nhỏ (2-4 em) các
em có nhiều cơ hội để thể hiện ý kiến của mình, thống nhất ý kiến nhanh
hơn và dễ quản lí hơn.
*Cơ cấu nhóm:
Để nhóm hoạt động có hiệu quả, các thành viên phải biết rõ nhiệm vụ của
mình, vì vậy phải phân công nhiệm vụ cho các em:
+ Trưởng nhóm: điều khiển hoạt động nhóm.
+ Thư kí: ghi chép kết quả hoạt động của nhóm sau khi đã thống nhất.
+ Báo cáo viên: Báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
+ Thành viên khác: có nhiệm vụ tham gia tích cực vào các hoạt động của
nhóm.
Trong nhóm có học sinh phải thay nhau đóng vai của các thành viên trên hoặc kiêm
nhiệm. Khi hoạt động nhóm các thành viên trên cần:
+ Hướng vào nhau ( ngồi thành vòng tròn hoặc xung quanh bàn )
+ Chăm chú lắng nghe người khác phát biểu.
+ Từng thành viên sẵn sàng đưa ra ý kiến của mình.
+ Trao đổi, thảo luận để có ý kiến thống nhất.
+ Tuân theo sự điều khiển của từng nhóm trưởng.
+ Đảm bảo thời gian.
* Cách chia nhóm
Trong giờ lên lớp, tuỳ theo mục tiêu của từng hoạt động. GVcó thể chia nhóm
nhỏ có từ hai HS trở lên. Việc chia nhóm nhiều hay ít HS là do GV yêu
cầu và quyết định. Sau đây là một số cách chia nhóm đang được giáo viên áp dụng:
- Gọi ngẫu nhiên: tuỳ theo mục đích chia nhóm giáo viên có thể chia nhóm thích
hợp( từ số 1 đến số 6…rồi quay trở lại).
- Chỉ định: Giáo viên lần lượt đọc tên học sinh vào từng nhóm.
- Chia nhóm biểu tượng: GV có thể dùng các biểu tượng: hình tam giác,hoa hồng,
các loại qủa, tên các anh hùng …để chia nhóm. Các em có cùng biểu tượng vào một
nhóm để tạo ra sự ngẫu nhiên và thoải mái cho học sinh.
- Chia từng cặp: Giáo viên chỉ định hai học sinh ngồi gần nhau làm
việc.Cách này thường diễn ra ngay sau khi học sinh làm việc cá nhân.
SKKN: Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng cách tổ chức thảo luận nhóm và trò chơi
5