Sáng kiến kinh nghiệm: Đánh giá kết quả giờ học bằng bài tập trắc nghiệm
- 1 -
đánh giá kết quả học tập sau một giờ học ngữ văn
bằng bài tập trắc nghiệm
I/ lí do chọn đề tài:
Trong quá trình giáo dục, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một yếu tố
không thể xem nhẹ, đặc biệt đối với việc dạy học Ngữ văn theo hớng tích hợp tích
cực. Hiệu quả học tập chính là thông báo ngợc để giáo viên có thể kịp thời điều chỉnh
lại quá trình giảng dạy của mình cho phù hợp , qua đó góp phần nâng cao chất lợng giáo
dục. Là một giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy môn Ngữ văn bậc THCS, tôi nhận
thấy việc đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng bài tập trắc nghiệm là một phơng
pháp hay, có thể vận dụng với nhiều đối tợng học sinh ở nhiều năm học. Vì thế, trong
phạm vi một chuyên đề nhỏ, xin đợc trao đổi một vài điều thu hoạch đợc sau khi đã thực
hành trên lớp và thu đợc một số kết quả nhất định.
II/nội dung:
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phải dựa vào những tiêu chí nhất định
ở từng môn học cụ thể và phải tuỳ thuộc vào từng đối tợng học sinh khác nhau. Chơng
trình Ngữ văn hiện hành đã gợi ý các định hớng về đánh giá hiệu quả học tập Ngữ văn
nh sau:
Dựa vào kết quả thực hành nghe, đọc, nói, viết các kiểu văn bản cũng nh thực hành
phân tích, bình giá tác phẩm văn học của học sinh mà đánh giá kết quả học tập.
Dựa vào mức độ tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong thực hành đọc,
nghe, nói, viết thể hiện ở mức độ tự nguyện tham gia hoạt động học tập, trò chơi Ngữ
văn, tìm ra các ý mới khi phân tích văn bản.. để đánh giá kết quả học tập.
Dựa vào kết quả học tập nội khóa và ngoại khóa ở trờng, ở gia đình, trong xã hội,
qua các môn học khác để đánh giá kết quả học tập.
Coi trọng năng lực thực hành trong hiệu quả nhng không hề phủ nhận hiệu quả
nắm lí thuyết của học sinh và sự vận dụng lí thuyết để nhận diện và tái lập các tri thức đ-
ợc học.
Mạnh dạn thử nghiệm các hình thức trắc nghiệm khách quan để đánh giá hiệu quả
học tập.
Đặc biệt coi trọng và nâng cao trách nhiệm trong việc chấm bài tập làm văn và trả
bài tập làm văn nh là đánh giá biểu hiện tập trung nhất của hiệu quả học tập.
Sáng kiến kinh nghiệm: Đánh giá kết quả giờ học bằng bài tập trắc nghiệm
- 2 -
Đánh giá hiệu quả học tập sau một học kì, qua bài ôn tập, kiểm tra định kì là một
việc làm bắt buộc, nhng việc đánh giá kết quả sau mỗi giờ học Ngữ văn cũng rất cần
thiết. Vì là kiểm tra ngay sau giờ học nên nó có tác dụng kiểm tra mức độ tập trung học
tập, khả năng tiếp thu bài học, đồng thời củng cố lại những kiến thức cơ bản các em vừa
đợc học ở trên lớp và định hớng cho các em những thông tin cần thiết để học và làm bài
tập ở nhà.
Với thời gian rất ngắn ( khoảng 3 - 5 ) cuối mỗi giờ học, nên hình thức kiểm tra
hữu hiệu nhất là sử dụng bài tập trắc nghiệm. Đây cũng là một loại hình đợc sử dụng th-
ờng xuyên trong các bài kiểm tra, đánh giá mà các em đã làm quen trong mấy năm gần
đây. Ưu điểm của dạng bài tập này là có thể kiểm tra đợc trên một diện rộng nhiều đối t-
ợng học sinh, đồng thời tạo hứng thú cho các em tích cực, chủ động tiếp thu bài học.
Giáo viên có thể chuẩn bị sẵn câu hỏi trắc nghiệm ra giấy trong hoặc các phiếu học tập
của học sinh, bài tập làm xong có thể chấm lấy điểm miệng.
Môn Ngữ văn ở trờng THCS là sự tổng hợp của 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập
làm văn. Chính vì vậy, mặc dù dạy và học theo tiết nhng vẫn cần đảm bảo sự tích hợp
giữa 3 phân môn trên bởi Tiếng Việt là phơng tiện của Văn học, Tập làm văn là dùng
Tiếng Việt để viết và nói. Do đó, khi thiết kế bài tập trắc nghiệm cuối mỗi giờ học, ngời
giáo viên cần chú ý đảm bảo đợc tính tích hợp ngang và tích hợp dọc. Bên cạnh đó, cũng
cần phải phát huy đợc tính tích cực của học sinh, đặc biệt là đối tợng học sinh yếu, kém,
thờng tự ti không dám phát biểu trớc các bạn và thầy cô giáo.
Sau đây là một số khái niệm về trắc nghiệm và các dạng bài tập trắc nghiệm có thể
sử dụng trong củng cố, kiểm tra học sinh sau mỗi giờ học:
trắc nghiệm (Test)
Trắc nghiệm là một loại hình phơng pháp đợc chuẩn hóa dùng để tìm hiểu các đặc
điểm nhân cách, xác định một hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân nào đó một cách
khách quan.
Bài trắc nghiệm gồm hai loại:
1. Các bài tự luận
2. Các bài trắc nghiệm khách quan.
Các loại bài trắc nghiệm khách quan:
Mỗi loại trắc nghiệm khách quan bao gồm một số câu hỏi và thờng gặp ở dạng
sau:
a) Trắc nghiệm đúng - sai: Loại này chỉ gồm hai lựa chọn (đúng hoặc sai) và là loại
trắc nghiệm rất đơn giản, dễ sử dụng. Tuy nhiên, kết quả thu đợc không đạt độ tin cậy
cao, phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngẫu nhiên.
Ví dụ 1: - Hai bài thơ Qua đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà đều viết bằng thể thơ
thất ngôn bát cú.
A. Đúng B. Sai.
Học sinh khoanh vào chữ Đúng trong câu trên.
Ví dụ 2: Trong những câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Nó tôi cùng nhau đến câu lạc bộ. A. Đúng B. Sai
Sáng kiến kinh nghiệm: Đánh giá kết quả giờ học bằng bài tập trắc nghiệm
- 3 -
b) Hai ngày nữa thứ sáu. A. Đúng B. Sai
c) Nó chậm chạp nhng đợc cái cần cù. A. Đúng B. Sai
Học sinh khoanh vào chữ Đúng vào câu C, khoanh vào chữ Sai ở câu a,b
Ví dụ 3: Lập luận trong bài văn là cách đa ra những luận cứ để dẫn ngời đọc
(nghe) tới luận điểm mà ngời viết (nói) muốn đạt tới. Điều đó đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai.
Học sinh khoanh vào chữ Đúng ở câu A
b) Trắc nghiệm điền khuyết:
Học sinh điền vào chỗ trống theo yêu cầu của bài tập
Ví dụ 1: Chọn và điền các từ: âm xâm, sầm sập, ngai ngái, ồ ồ, lùng tùng, độp
độp, man mác vào chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau:
Ma xuống.., giọt ngã, giọt bay, bụi nớc tỏa trắng xóa. Trong nhà. hẳn
đi. Mùi nớc ma mới ấm, ngòn ngọt, Mùi .., xa lạ của những trận ma đầu mùa
đem về. Ma rèo rèo trên sân, gõ .. trên phên nứa, mái giại, đập. vào tàu lá
chuối. Tiếng giọt gianh đổ., xói lên những rãnh nớc sâu.
Ví dụ 2: Dùng từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành khái
niệm về phép lập luận diễn dịch:
Phép lập luận diễn dịch là xuất phát từ .. . Muốn diễn dịch thuyết
phục thì t tởng làm tiền đề phải..
Ví dụ 3: Điền tiếp những thông tin còn thiếu vào chỗ .. ở các cột tên tác
giả, tên tác phẩm, thể loại trong bảng sau:
stt Tên tác phẩm Tên tác giả Thể loại
1 Cuộc chia tay của những con búp bê Khánh Hoài ..
2 Phò giá về kinh . ..
3 Vọng L sơn bộc bố .
Thất ngôn tứ tuyệt
Đờng luật
4 Hồi hơng ngẫu th .
5 Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến
c) Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi:
Cho sẵn hai nhóm đối tợng sắp xếp tách rời nhau. Học sinh phải nối một đối tợng
của nhóm thứ nhất với một đối tợng thích hợp của nhóm thứ hai để đạt yêu cầu đã đề ra
trong bài tập.
Ví dụ 1: Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B để đợc ý kiến đúng:
Sáng kiến kinh nghiệm: Đánh giá kết quả giờ học bằng bài tập trắc nghiệm
- 4 -
A B
1 Từ ghép đẳng lập
a. dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận
của câu với câu.
2 Từ láy b. là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
3 Quan hệ từ c. có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
4 Từ đồng nghĩa
d. là những từ giống nhau về âm thanh nhng nghĩa khác
xa nhau.
e. có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
Ví dụ 2: Hãy nối cột A với cột B sao cho phù hợp:
A B
1 Làng Lỗ Tấn
2 Cố hơng Nguyễn Thành Long
3 Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Quang Sáng
4 Chiếc lợc ngà Kim Lân
d) Trắc nghiệm câu trả lời ngắn: Bài tập nêu câu hỏi, học sinh viết câu trả lời ngắn
thích hợp.
Ví dụ 1: Thể thơ nào sử dụng phổ biến trong ca dao? ( Lục bát )
Ví dụ 2: Em hãy kể tên các bài thơ viết về mùa xuân trong văn học mà em biết
(Mùa xuân chín Hàn Mặc Tử , Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải.)
e) Trắc nghiệm nhiều lựa chọn:
Ví dụ 1: Tôi trong câu Tôi đứng dậy, lấy khăn mặt ớt đa cho em thuộc từ loại
gì?
A. Danh từ C. Đại từ
B. Quan hệ từ D. Tình thái từ
Ví dụ 2: Nội dung của hai bài thơ Sông núi nớc Nam và Phò giá về kinh kết hợp
với nhau toát lên tinh thần gì của thời đại Lí Trần.
A. Tinh thần quyết chiến quyết thắng chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc
Sáng kiến kinh nghiệm: Đánh giá kết quả giờ học bằng bài tập trắc nghiệm
- 5 -
B. Tinh thần tự lực tự cờng, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc.
C. Khát vọng thái bình thịnh trị cho giang sơn xã tắc.
D. Tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong
việc dựng xây và bảo vệ Tổ quốc.
Từ các dạng trắc nghiệm trên đây, tôi đã vận dụng vào việc kiểm tra, đánh giá học
sinh sau khi kết thúc một bài học trong tuần hoặc sau mỗi tiết học của môn Ngữ văn.
VD 1: Tiết 17 - Bài 5 ( Sách Ngữ văn 7 tập 1):
1. Bài thơ Sông núi nớc Nam là bài thơ viết theo thể
Thể thơ
Số chữ trong
mỗi câu
Cách hiệp vần
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú
D. Song thất lục bát
A. 5 chữ
B. 6 chữ
C. 7 chữ
D. 8 chữ
A. Các chữ cuối câu 1 và câu 4 hiệp vần
B. Các chữ cuối câu 1 và câu 3 hiệp vần
C. Các chữ cuối câu 1,2 và câu 4 hiệp vần
D. Các chữ cuối câu 3 và câu 2 hiệp vần
2. Bài thơ Phò giá về kinh là bài thơ viết theo thể
Thể thơ
Số chữ trong
mỗi câu
Cách hiệp vần
E. Thất ngôn tứ tuyệt
F. Ngũ ngôn tứ tuyệt
G. Thất ngôn bát cú
H. Song thất lục bát
E. 5 chữ
F. 6 chữ
G. 7 chữ
H. 8 chữ
E. Các chữ cuối câu 1 và câu 4 hiệp vần
F. Các chữ cuối câu 1 và câu 3 hiệp vần
G. Các chữ cuối câu 1,2 và câu 4 hiệp vần
H. Các chữ cuối câu 3 và câu 2 hiệp vần
3. Cả hai bài thơ Sông núi nớc Nam và bài thơ Phò giá về kinh:
A. Có biểu cảm 1. Biểu cảm ẩn kín.
2. Biểu cảm lộ rõ.
B. Không biểu cảm
4. Cả hai bài thơ Sông núi nớc Nam và bài thơ Phò giá về kinh:
A. Tinh thần quyết chiến quyết thắng chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc
B. Tinh thần tự lực tự cờng, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc.
C. Khát vọng thái bình thịnh trị cho giang sơn xã tắc.
D. Tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong
việc dựng xây và bảo vệ Tổ quốc.
Đây là dạng bài tập trắc nghiệm kiểm tra kiến thức ngay sau khi vừa học xong tiết
17 bài 5 ( Sách Ngữ văn 7 tập 1). Nó giúp học sinh khắc sâu kiến thức cần phải ghi
nhớ về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt hai thể thơ cổ các em mới đợc