Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo pháp luật cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.9 KB, 2 trang )

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo pháp luật cạnh tranh
Đây là biện pháp bảo hộ đối quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý xuất hiện sớm nhất
nhằm mục đích chống cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng.
Về cơ bản, các quốc gia đều có cách hiểu tương đồng về cạnh tranh không lành
mạnh, được xác định là những hành vi không trung thực, trái với đọa đức kinh doanh, lừa
dối, gây nhầm lẫn trong kinh doanh , bôi nhọ đối thủ cạnh tranh, gian dối khách hàng của
các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh khác trong khi tiến hành hoạt động thương mại.
Công ước Paris đã nêu khái quát ba loại hành vi được coi là ba hành vi cạnh tranh
không lành mạnh về SHCN theo điều 10bis, Công ước Paris, đó là: hành vi gây nhầm lẫn,
hành vi làm mất uy tín của đối thủ cạnh tranh và hành vi có thể gây mất uy tín của công
chúng, theo đó, tất cả những hành vi sau đều bị cấm:
- tất cả những hành động có khả năng gây nhầm lẫn dưới bất cứ hình thức

nào đối với cơ sở, hàng hoá, hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh của người cạnh
tranh;
- những khẳng định sai lệch trong hoạt động thương mại có khả năng gây
mất uy tín đối với cơ sở, hàng hoá, hoạt động công nghiệp hoặc thương mại của
người cạnh tranh;
- những chỉ dẫn hoặc khẳng định mà việc sử dụng chúng trong hoạt động
thương mại có thể gây nhầm lẫn cho công chúng về bản chất, quá trình sản xuất,
tính chất, tính thích hợp để sử dụng hoặc số lượng của hàng hoá.
Các quy định của pháp luật cạnh tranh đã gián tiếp bảo hộ nhà sản xuất thông qua
việc bảo vệ tính toàn vẹn trong thương mại cũng như niềm tin của người tiêu dùng đối
với xuất xứ thật của hàng hóa. Việc sử dụng các chỉ dẫn gây nhầm lẫn cho công chúng về
bản chất, quá trình sản xuất, tính chất thật của hàng hóa có thể gây ảnh hưởng đến uy tín
của sản phẩm, lợi ích của các nhà sản xuất có quyền sử dụng các chỉ dẫn địa lý đó. Ở hầu
hết các nước trên thế giới quy định các nhà sản xuất có thể ngăn chặn những hành vi sử
dụng chỉ dẫn địa lý một cách trái phép theo luật chống cạnh tranh không lành mạnh của
nước mình.
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 đã quy định quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh là một đối tượng thuộc quyền SHTT. Điều 130 đã chỉ rõ các hành vi được xem là


cạnh tranh không lành mạnh trong đó có hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn về
chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ,
gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm
khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Một tổ chức, cá


nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có
quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định
tại điều 202 Luật SHTT và các biện pháp hành chính theo quy định của Luật cạnh tranh.
Việc kết hợp giữa pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh kết hợp với luật SHTT
có tác dụng bảo hộ chỉ dẫn địa lý một cách chặt chẽ hơn. Ở nhiều nước trên thế giới đã áp
dụng một cách rộng rãi mô hình này để bảo vệ quyền SHCN nói chung, quyền bảo hộ chỉ
dẫn địa lý nói riêng.



×