Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.61 KB, 15 trang )

Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam
-----------------*--------------------
I- Khái niệm về nhãn hiệu và phân biệt nhãn hiệu với một số khái niệm khác
1-Khái niệm về nhãn hiệu
Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: Nhãn hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ,
kiểu thiết kế... hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của
một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hoá và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.
InterBrand – Một công ty tư vấn nhãn hiệu hàng đầu, lại định nghĩa theo cách sau:
“Nhãn hiệu là một hỗn hợp của các thuộc tính vô hình và hữu hình được biểu trưng hoá trong một
thương hiệu, mà thông qua đó, nếu được quản trị phù hợp, sẽ tạo ảnh hưởng và tạo ra giá trị.”
Một cách chung nhất ta định nghĩa:”Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt
hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”( Gần giống Luật sở hữu
trí tuệ 2006- khoản 16-Điều 4).
Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh, hoặc sự kết hợp giữa từ ngữ và hình ảnh được thể
hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc” .
Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận
biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.
Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu hình khối được bảo hộ.Thời
hạn qui định cho thủ tục đăng ký Nhãn hiệu hàng hoá là 12 tháng.Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá
là 10 năm và có thể gia hạn bảo hộ nhiều lẫn, mỗi lần 10 năm.
Khái niệm nhãn hiệu hàng hoá được sử dụng lần đầu tiên trong một văn bản pháp luật quốc tế về
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là Công ước Paris năm 1886. Công ước Paris bảo hộ đối với các
đối tượng sở hữu công nghiệp riêng biệt là: nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ; tên thương mại;
chỉ dẫn nguồn gốc, tên gọi xuất xứ hàng hoá; kiểu dáng công nghiệp; sáng chế; mẫu hữu ích; chống
cạnh tranh không lành mạnh
Theo Quy định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs), nhãn hiệu hàng
hoá là bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của
doanh nghiệp này với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Cũng như Công ước Paris,
bên cạnh bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, TRips bảo hộ các dấu hiệu thương mại khác với ý nghĩa là các
1


Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
đối tượng sở hữu trí tuệ gồm: chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích
hợp, thông tin kín và bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh.
Pháp luật của Cộng đồng Châu Âu thừa nhận nhãn hiệu hàng hoá là tất cả những dấu hiệu thoả mãn
hai điều kiện: có thể minh hoạ (trình bày được) và có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cơ
sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Đó là các dấu hiệu: từ, tên riêng, kiểu dáng, chữ, số, hình dáng
hàng hoá, đóng gói của hàng hoá. Bên cạnh bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, pháp luật của Cộng đồng
Châu Âu còn bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như sáng chế, kiểu dáng, mẫu hữu ích.
Còn theo pháp luật Mỹ, cùng với nhãn hiệu hàng hoá, còn nhiều dấu hiệu khác cũng “được sử dụng
trong thương mại” (marks used in commmerce) nhằm chỉ ra đặc trưng của sản phẩm, dịch vụ. Các dấu
hiệu được sử dụng trong thương mại bao gồm: nhãn hiệu hàng hoá (trademark); nhãn hiệu dịch vụ
(service mark); nhãn hiệu chứng nhận (certification mark); nhãn hiệu tập thể (collective mark); chỉ dẫn
địa lý (geographical indication); tên thương mại (brand name). ở Mỹ, từ thương hiệu (brand) được sử
dụng cho tất cả các đối tượng kể trên. Rõ ràng, nhãn hiệu hàng hoá chỉ là một loại dấu hiệu được sử
dụng trong thương mại nhằm phân biệt hàng hoá, dịch vụ và được bảo hộ với ý nghĩa là một đối tượng
sở hữu công nghiệp. Nói cách khác, nhãn hiệu hàng hoá chỉ là một loại thương hiệu cụ thể.
Như vậy, theo các văn bản pháp luật quốc tế cơ bản về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như pháp luật
của cộng đồng Châu Âu và pháp luật Mỹ, “nhãn hiệu hàng hoá” là một đối tượng sở hữu công nghiệp
được bảo hộ và thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hoá” được dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại
của các nhà sản xuất, kinh doanh khác nhau. Trong khi đó, “thương hiệu” không phải là một đối tượng
sở hữu công nghiệp. Hơn nữa, bên cạnh nhãn hiệu hàng hoá, các dấu hiệu khác cũng được sử dụng
trong thương mại để chỉ rõ nguồn gốc, xuất xứ, đặc trưng, nhà sản xuất… của sản phẩm, dịch vụ như:
tên thương mại (General Electric; Hewlett-Packard), chỉ dẫn địa lý (nước hoa Sante Fe), tên gọi xuất
xứ hàng hoá.[1]
2- Sơ lược các cách phân loại nhãn hiệu
a-Phân theo loại hình:
• Nhãn hiệu hàng hóa:Gắn vào hàng hóa
• Nhãn hiệu dịch vụ: gắn vào dịch vụ
b-Theo luật SHTT 2006:theo khaonr 17,18,19 và 20 điều 4-Luật SHTT 2006 thì
2

Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
• Nhãn hiệu tập thể : Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của
các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân
không phải là thành viên của tổ chức đó.
• Nhãn hiệu chứng nhận: Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho
phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận
các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch
vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn
hiệu.
• Nhãn hiệu liên kết: Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng
hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với
nhau.
• Nhãn hiệu nổi tiếng: Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi
trên toàn lãnh thổ Việt Nam
3-Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu; nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hàng hóa
a-Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
Hiện nay, chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào của Việt nam sử dụng thuật ngữ thương hiệu và
cũng không có khái niệm pháp lý về thương hiệu mà chỉ mang tính chất thương mại.
Phải nói ngay rằng,“nhãn hiệu hàng hoá” và “thương hiệu” không phải là các thuật ngữ đồng nhất
với nhau.
Nhãn hiệu hàng hoá là một đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ bởi hệ thống các văn bản
pháp luật quốc tế và pháp luật của mỗi quốc gia. Thuật ngữ nhãn hiệu hàng hoá được sử dụng nhằm
phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của những nhà sản xuất, kinh doanh khác nhau. Các dấu hiệu
được công nhận là nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, âm thanh, mùi vị, không
gian ba chiều…
Thương hiệu không phải là một đối tượng sở hữu công nghiệp nói riêng, đối tượng sở hữu trí tuệ nói
chung. Khái niệm thương hiệu được hiểu rộng hơn nhãn hiệu hàng hoá. Thương hiệu có thể là bất kỳ
dấu hiệu gì được gắn liền với sản phẩm, dịch vụ nhằm làm cho sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu
được nhận biết dễ dàng và phân biệt được với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại. Bởi vậy nhà sản xuất,
kinh doanh có thể lựa chọn nhiều yếu tố khác nhau làm thương hiệu cho mình trên cơ sở xem xét về

thuộc tính của sản phẩm, thị hiếu và hành vi tiêu dùng của những khách hàng mục tiêu và các yếu tố
3
Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
khác như pháp luật, văn hoá, tín ngưỡng… Những yếu tố được chọn làm thương hiệu có thể được gọi
là yếu tố thương hiệu, ví dụ: tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc, kiểu dáng thiết kế, bao bì… Các yếu
tố thương hiệu của một sản phẩm, dịch vụ có thể được pháp luật bảo hộ dưới dạng các đối tượng sở
hữu công nghiệp cụ thể như: nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn
địa lý, kiểu dáng công nghiệp và thương hiệu cũng có thể được bảo hộ bởi cả pháp luật bản quyền.
Rõ ràng, thương hiệu là toàn bộ các dấu hiệu được sử dụng trong thương mại để chỉ nguồn gốc của
hàng hoá dịch vụ; nhà sản xuất hàng hoá, dịch vụ đó; đặc trưng của hàng hoá, dịch vụ. Bởi vậy,
thương hiệu không chỉ bao gồm nhãn hiệu hàng hoá mà còn bao gồm tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ
dẫn địa lý, tên thương mại.
b-Phân biệt nhãn hiệu và nhãn hàng hóa:
Nhãn hàng hóa theo giải thích trong quyết định 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của thủ tướng
chính phủ về việc ban hành quy chế ghi nhãn hàng hóa thì "nhãn hàng hóa là nhãn chứa các thông tin
cần thiết ,chủ yếu về hàng hóa nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cơ bản để nhận
biết hàng hóa làm căn cứ chọn mua và giúp cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra,giám sát".Về
thực chất,nhãn hàng hóa chính là nhãn sản phẩm vẫn được dùng trong đăng ký chất lượng sản phẩm.
Như vậy,"nhãn hàng hóa " chỉ thực hiện chứ năng thông tin về hàng hóa cho người tiêu dùng,còn
"nhãn hiệu hàng hóa" lại thực hiện chức năng phân biệt hàng hóa từ các nhà sản xuất khác nhau.
Quá trình sử dụng chúng cũng khác nhau,xuất phát từ chức năng,một " nhãn hiệu hàng hóa" có thể
được dùng chung cho toàn bộ hoặc từng loại hàng hóa của một chủ sở hữu.
"Nhãn hàng hóa" dùng cho từng loại hàng hóa,lô,loạt hàng hóa khác nhau thì cũng khác nhau.Tức là
mỗi một sản phẩm đều có nhãn hàng hóa riêng của mình.
Mặt khác về quản lý,đăng kí và văn bản điều chỉnh chúng cũng khác nhau.
4-Hàng hóa và dịch vụ được bảo hộ với tư cách nhãn hiệu (hay những dấu hiệu đặc trưng
trong thực tiễn được bảo hộ với tư cách nhãn hiệu) .
Pháp luật SHTT Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu có khả năng được đăng ký là “dấu hiệu nhìn thấy
được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ. hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó,
4

Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
được thể hiện bằng 1 hoăc nhiều màu sắc”. Như vậy để đựợc đăng ký là nhãn hiệu, dấu hiệu đó phải
nhìn thấy được, không gồm các dấu hiệu vô hình như âm thanh, mùi. Sau đây chúng tôi đề cập đến các
loại dấu hiệu mà thực tế đang được bảo hộ trên thế giới.
1. Từ ngữ: Là loại dấu hiệu được sử dụng phổ biến nhất trong thực tế. Gồm tên công ty, họ tên người,
khẩu hiệu và bất kỳ từ ngữ nào được sáng tạo hay không. Không nhất thiết phải có nghĩa. Theo các
chuyên gia về thương hiệu, có 4 cách đặt tên nhãn hiệu, đó là:
- Sử dụng từ tự tạo: là những ký tự tạo thành 1 từ mới phát âm được và không có trong từ điển.
Ví dụ: yahoo, google,…
- Sử dụng từ thông dụng: là những từ hiện dùng và thực sự có 1 ý nghĩa trong 1 ngôn ngữ nào
đó.
- Sử dụng từ ghép: là sự kết hợp các từ hiện dùng và các âm tiết dễ nhận biết. Ví dụ:
Vinamilk,...
- Sử dụng từ viết tắt: là tên viết tắt của công ty hoặc chứa đựng một thông điệp mà nhà sản
xuất muốn gửi đến người tiêu dùng.
Trong đó chia làm 2 loại nhãn hiệu:
- Nhãn hiệu tự nghĩ, tự đặt không hàm chứa 1 ý nghĩa nào cả
- Nhãn hiệu có sẵn, mang 1 ý nghĩa nào đó. Việc sử dụng nhãn hiệu có sẵn phải theo 1 nguyên
tắc: các thuật ngữ mô tả có thuộc tính phân biệt đối với hàng hóa liên quan nếu nó mang 1 ý nghĩa thứ
cấp, nghĩa là người tiêu dùng khi thấy nó có thể nhận biết được hàng hóa từ 1 nguồn thương mại xác
định.
2. Chữ cái và con số: các chữ cái đơn lẻ nếu không được cách điệu được coi là không có khả năng
phân biệt nên sẽ bị loại trừ. Các chữ số, chữ cái thuộc các ngôn ngữ không thông dụng cũng bị loại
trừ. Tuy nhiên nếu đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi thì vẫn có thể được đăng ký là NHHH. Ví
dụ: nhãn hiệu bia 333 được đăng ký nhãn hiệu nhờ thông qua quá trình sử dụng đã đi vào long người
tiêu dùng,…
3. Hình ảnh: bao gồm cả hình ảnh hai chiều và ba chiều, hình ảnh ba chiều bao gồm cả các biểu tượng
và hình dáng sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm. Luật SHTT Việt Nam không thừa nhận các hình và hình
học đơn giản.
5

Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
4. Màu sắc: Loại dấu hiệu này bao gồm các từ ngữ, hình vẽ hoặc bất kỳ sự kết hợp nào giữa chúng mà
có màu sắc hoặc sự tổ hợp của bản thân các màu sắc. HĐ TRIPS và HĐTM Việt – Mỹ đều quy định tổ
hợp màu sắc là 1 loại dấu hiệu có thể đăng ký là NHHH. Tuy nhiên, luật SHTT Việt Nam 2005 không
thừa nhận màu sắc là 1 dấu hiệu có thể dùng như NHHH mà chỉ xác định màu sắc là phương thức thể
hiện của các dấu hiệu khác.
5. Các dấu hiệu âm thanh: có thể là 1 đoạn nhạc được sáng tác hoặc chuỗi âm thanh mô phỏng từ tự
nhiên. Tuy nhiên chỉ một số nước công nghệ phát triển mới công nhận âm thanh có thể được đăng ký
là NHHH.
6. Dấu hiệu mùi: Hiện chỉ có Mỹ công nhận dấu hiệu mùi có thể được đăng ký là NHHH.
7. Cách thức trình bày sản phẩm: Hiện nay cũng chỉ có Mỹ công nhận cách thức trình bày sản phẩm
như là 1 dấu hiệu có thể được đăng ký là NHHH.
Theo GS.TS. Michael P.Ryan – Trường Đại học tổng hợp Georgetown, cách trình bày sản phẩm xứng
đáng được bảo hộ nếu chúng hoặc vốn có khả năng phân biệt ở sự kết hợp các yếu tố và ấn tượng
chung mà cách trình bày tạo ra đối với người quan sát chúng, hoặc đạt được ý nghĩa thứ 2. Tuy nhiên,
một cách trình bày hàng hóa đã trở nên thông thường đối với các đối thủ cạnh tranh trong 1 lĩnh vực
thị trường nhất định thì được coi là cách trình bày hàng hóa chung và do đó mất đi địa vị nhãn hiệu
của chúng.
II- Hình thưc thể hiện của nhãn hiệu
• Tên gọi (Brand name):
Phần đọc được của NHHH.
Ví dụ : OMO,VISO,HALIDA…
Yêu cầu đối với tên gọi là phải: dễ đọc,dễ nhớ.
• Biểu tượng (Symbol,Logo)
Là những tín hiệu mang tính điển hình hóa cao,cấu trúc cô đọng , được biểu hiện bằng chữ,kí
hiệu,hình ảnh.
Ví dụ: Biểu tượng chiếc vô lăng của hang xe hơi Mercedes
Biểu tượng chợ Bến Thành của hãng bia Sài Gòn…
Yêu cầu của biểu tượng là ngắn gọn,rõ nét và có ý nghĩa.
• Khẩu hiệu kinh doanh (Sologan)

6

×