Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN Phuong phap day hoc my thuat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.41 KB, 10 trang )

PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN
TRƯỜNG THCS LÊ VĂN MIẾN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phong Thu, ngày 15 tháng 3 năm 2012

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”
từ năm học 2009 – 2010 đến năm học 2011 - 2012
Tên đề tài: Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và kỹ năng sống trong công tác chủ
nhiệm.
I. Sơ lược lý lịch:
- Họ và tên: Hoàng Công Dưỡng Giới tính: Nam
- Ngày, tháng, năm sinh: 28/10/1981
- Quê quán:
Khánh Mỹ - Thị trấn Phong Điền - Phong Điền - TT Huế.
- Nơi thường trú: Khánh Mỹ - Thị trấn Phong Điền - Phong Điền - TT Huế.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Văn Miến.
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học mỹ thuật.
- Những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ:
* Khó khăn:
+ Trường mới thành lập, học sinh chưa quen thuộc với môi trường mới.
+ Mức độ tiếp thu của học sinh không đồng đều.
+ Đồ dùng dạy học còn thiếu.
+ Sự quan tâm của phụ huynh về vấn đề học tập của con em còn hạn chế.
*Thuận lợi:
+ Được sự phân công của Lãnh đạo nhà trường : giảng dạy bộ môn đúng với
chuyên môn. Học sinh có tính đam mê, siêng năng, ngoan hiền.
+ Được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của tập thể giáo viên, góp ý để phát huy


năng lực giảng dạy.
+ Được sự động viên về mặt tinh thần, thương yêu từ phía phụ huynh học sinh.
+ Năng lực trẻ, năng động nên dễ thích ứng với môi trường giáo dục mới, dễ
tiếp cận với mọi đối tượng học sinh.
II. Sơ lược những đặc điểm, tình hình đơn vị:
Trường THCS Lê Văn Miến mới được thành lập từ ngày 07 tháng 7 năm 2010, do
nằm trên địa bàn có nền kinh tế khó khăn, dân cư phân tán trên nhiều thôn, khả năng
nhận thức việc học tập của học sinh chưa cao nên dẫn đến công tác giáo dục của nhà
trường gặp nhiều khó khăn.
Tuy vậy, trong năm học đầu tiên 2010 – 2011 dưới sự chỉ đạo của cấp trên và ban
giám hiệu nhà trường đã bước đầu gặt hái được một số thành quả trong công tác dạy
và học:
+ Tỉ lệ học sinh khá giỏi đạt 36%, học sinh yếu kém chiếm 12%.
+ Giáo viên: Đội ngủ giáo viên ứng dụng được CNTT vào trong dạy - học;


01 giáo viên giỏi cấp huyện; Có giáo viên đạt giải và công nhận giáo án điện tử cấp
huyện.
+ Học sinh: 03 em đạt giải học sinh giỏi cấp huyện.
III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm
1..Mục đích
Tăng cường giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2011-2012. Một trong những yếu tố góp phần
quan trọng để hoàn thành tốt nhiệm vụ này chính là đội ngũ giáo viên. Đặc biệt là giáo viên
chủ nhiệm lớp.
Có thể nói, giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối
nhà trường với học sinh; là người gần gũi, tiếp xúc thường xuyên với học sinh; là kênh
truyền đạt những mong muốn, suy nghĩ của các em tới ban giám hiệu nhà trường và ngược
lại. Cũng bởi trọng trách nặng nề đó nên giáo viên chủ nhiệm được ví như những người “đầu
tàu gương mẫu” để xử lý mọi việc làm, tình huống diễn ra trong lớp học. Trong tuần, giáo

viên chủ nhiệm có ít nhất một tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp vào đầu hoặc cuối tuần để gặp gỡ,
trao đổi với học sinh của mình. Nhưng hầu hết những giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp đều bị
học sinh đánh giá là khô khan, nhàm chán chỉ đơn thuần là nhắc nhở, xử lý các trường hợp
vi phạm, ít có sự sáng tạo để mối quan hệ giữa thầy với trò thực sự vui vẻ, thoải mái.
Thực tế cho thấy, phần lớn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường hiện nay
đang thiếu rất nhiều kỹ năng để có thể làm tốt vai trò của người quản lý lớp học. Những giáo
viên mới ra trường có lợi thế trong việc làm tốt công tác chủ nhiệm lớp bởi họ có tinh thần
nhiệt huyết, cách nói chuyện mới mẻ nên dễ gần gũi với học sinh. Nhưng cái mới đó lại dẫn
đến nhiều bất cập, thiếu kinh nghiệm trong quá trình xử lý những trường hợp vi phạm. Có
lúc, một lời nói vô tình của giáo viên cũng khiến cho học sinh hiểu sai những điều họ nói.
Trong khi đó, những giáo viên chủ nhiệm lớp lâu năm là người dày dặn kinh nghiệm nên họ
có thể dự đoán trước những tình huống sẽ diễn ra để xử lý kịp thời. Song, chính khoảng cách
chênh lệch tuổi tác, cách nhìn nhận đánh giá đã khiến cho rất nhiều giáo viên chủ nhiệm lâu
năm không hiểu hết tâm sinh lý lứa tuổi học trò. Nhiều thầy cô xử lý những vụ việc vi phạm
của học sinh theo lối mòn, ít có sự sáng tạo.
Đứng trước vấn nạn sa sút về đạo đức, lối sống hiện nay của một bộ phận nhỏ học
sinh. Tôi chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và kỹ năng sống trong
công tác chủ nhiệm.” để nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra những kinh nghiệm, những suy
nghĩ của bản thân để cùng trao đổi với quí đồng nghiệp đang thực hiện nhiệm vụ công tác
chủ nhiệm ở các trường THCS hiện nay nói chung và huyện Phong Điền nói riêng, thông
qua đó đề ra một số giải pháp tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh một cách có hiệu quả thiết thực.
2..Yêu cầu
Việc giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống trong các trường phổ thông vẫn còn
nhiều hạn chế; nội dung sơ sài với phương pháp giảng dạy chưa hấp dẫn; Trong khi giáo dục
đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong
công tác chủ nhiệm.
Sơ đồ tư duy là bài học cơ bản trong quá trình học về kỹ năng sống, nó là một công cụ
thông suốt trong quá trình suy nghĩ của các em về mọi vấn đề. Tư duy hợp lý, lôgic sẽ giúp



các em nhận định và giải quyết vấn đề rõ ràng và hiệu quả hơn. Việc làm quen với các môn
học về kỹ năng sống như: giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo, tổ
chức thậm chí là giải quyết các vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội, vấn đề môi trường, hoả
hoạn và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống... sẽ giúp các em tự tin, chủ động và biết cách xử
lý mọi tình huống trong cuộc sống và quan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư duy
sáng tạo, biết phát huy thế mạnh của các em.
Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi chuyển tiếp từ lứa tuổi thiếu niên sang lứa
tuổi dậy thì. Các em có nhiều biến đổi sâu sắc về chất và lượng. Ở lứa tuổi này nếu được
quan tâm giáo dục tốt sẽ để lại trong quá trình phát triển nhân cách một định hướng tốt, vững
bền hướng tới chân – thiện – mỹ. Hay nói cách khác giáo dục tốt cho các em ở độ tuổi từ 1115 sẽ góp phần quyết định trong việc xây dựng thế hệ công dân mẫu mực trong tương lai.
Dạy đạo đức, kỹ năng sống trong nhà trường vẫn được coi là một trong những hướng đi
quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh hiện nay. Tuy nhiên,
những bài học đạo đức không gắn liền với đời sống, khiên cưỡng hay chỉ mang tính lý
thuyết sẽ không phát huy hiệu quả.
Giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc hết sức quan trọng đòi
hỏi sự tham gia của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, việc giáo dục kỹ năng này
tại các trường học mới chỉ dừng lại ở các tiết học về giáo dục công dân. Các buổi sinh hoạt
ngoại khoá vừa thiếu vừa chưa đáp ứng được nhu cầu rèn luyện kỹ năng cho các em.
Chương trình dạy và học ở nhà trường dường như không được các học sinh quan tâm nhiều.
Cách truyền đạt kiến thức cũng như chương trình nội dung còn quá nhiều giáo điều, sáo
rỗng, lý thuyết mà không thực tế. Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ với tâm lý chỉ chú trọng tới
việc học các môn chính khoá mà lơ là với việc rèn luyện kỹ năng sống cho các em.
Sự gia tăng những biểu hiện thiếu kỹ năng sống như không thể hiện được khả năng của
bản thân; khó hòa nhập; có thái độ tiêu cực khi mâu thuẫn với bè bạn, gia đình, thầy cô giáo;
lúng túng khi xử lý những tình huống phát sinh trong cuộc sống; cách học cách sống không
khoa học, hiệu quả; … là những biểu hiện của hầu hết học sinh phổ thông trong vài năm trở
lại. Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là việc mà
giáo viên và các bậc phụ huynh cần quan tâm tới ngay từ bậc học mầm non.
IV. Những giải pháp chính của sáng kiến kinh nghiệm:

1. Khái quát phạm vi:
Đề tài: “ Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và kỹ năng sống trong công tác
chủ nhiệm.” được đưa ra nghiên cứu và ứng dụng tại lớp 7/1 và toàn trường THCS Lê Văn
Miến xã Phong Thu huyện Phong Điền
.
2. Thực trạng và những mâu thuẩn của đề tài nghiên cứu:
Trong công tác đào tạo giáo viên chưa chú trọng đúng mức đến kỹ năng giáo dục hay
kỹ năng làm công tác chủ nhiệm cho sinh viên, dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên trẻ rất
lúng túng với công tác này. Trong khi giáo viên chủ nhiệm lại là cầu nối trung gian giữa nhà
trường và gia đình học sinh. Không chỉ hiểu, họ còn là người phải tổ chức cho học sinh
những giờ học kỹ năng trong tiết sinh hoạt lớp nhằm giúp học sinh hoàn thiện nhân cách của
mình.
Giáo viên chủ nhiệm là một nhân tố quan trọng đối với việc rèn luyện đạo đức, tư
cách của học sinh. Đặc biệt, trong quá trình rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, giáo viên


chủ nhiệm cũng là một bộ phận không thể thiếu. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vốn đã
được các nhà trường phổ thông chú ý từ rất lâu. Tuy nhiên, những hoạt động này chưa được
chú trọng đúng mức, chưa có quy mô, bài bản. Các em học sinh chủ yếu sinh hoạt với nhau
theo những câu lạc bộ, đội nhóm nhỏ lẻ trong và ngoài trường học.
Việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kỹ năng sống, ở nước ta còn rất hạn
chế "Trong thực tế có nhiều học sinh có kết quả học tập rất cao nhưng lại không hoà nhập
với cuộc sống tốt...".
Vẫn còn không ít phụ huynh phải lo vấn đề mưu sinh nên chưa thật sự quan tâm sâu
sát đến việc giáo dục đạo đức và quản lí giờ giấc học hành, sinh hoạt của con em. Thậm chí,
có phụ huynh còn mang tư tưởng giao phó việc dạy dỗ con em cho giáo viên, cho nhà
trường, chưa nhiệt tình hợp tác cùng nhà trường.
Một số phụ huynh học sinh bất lực trong việc giáo dục, quản lí con em, chỉ trông nhờ
vào sự giáo dục của nhà trường.
Một số phụ huynh học sinh chưa nêu gương tốt cho con em trong giao tiếp, hành xử,

trong quan niệm, nếp sống.
Giữa nhà trường và gia đình đôi khi chưa thống nhất trong mục tiêu, nội dung,
phương pháp giáo dục học sinh.
Hiện tại vẫn còn có một độ chênh đáng kể trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách của
học sinh ở nhà trường với cách hành xử của người lớn trong xã hội. Việc nêu gương xấu của
một số cán bộ công chức, nhân viên ở các cơ quan, đơn vị đã được thông tin rộng rãi trên
các phương tiện báo chí hoặc các em đã được trực tiếp chứng kiến trong thực tế thật khó cho
quý thầy cô giáo khi giáo dục, giải thích, thuyết phục học sinh. Bởi các em nhận thấy có một
khoảng cách giữa bài học lý thuyết trên lớp với thực tế cuộc sống xã hội.
3. Các biện pháp, giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề:
3.1. Các cơ sở đề xuất các giải pháp:
Việc tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh muốn đạt
hiệu quả cao cần phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
a. Đối với nhà trường :
Cần xác định : trách nhiệm giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là
trách nhiệm của toàn thể hội đồng sư phạm bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công
nhân viên nhà trường chứ không phải là trách nhiệm của một cá nhân, bộ phận nào. Vì thế,
tập thể sư phạm phải nêu gương tốt cho học sinh về phẩm chất đạo đức, tác phong mẫu mực
của nhà giáo; Phải có sự phối kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trường: giữa Ban Giám
hiệu với giáo viên - công nhân viên và ngược lại, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo
viên với công nhân viên. Việc giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải
được thống nhất về nội dung, được tiến hành thường xuyên, liên tục trong từng tiết dạy, ở
mọi lúc, mọi nơi và có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà
trường. Trong đó có thể xác định giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn giảng dạy các môn
Giáo Dục Công Dân, Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp và giáo viên các bộ môn khác có nhiều
điều kiện để gần gũi, giáo dục học sinh hơn.
Phải luôn quan tâm đến việc xây dựng môi trường sư phạm từ cơ sở vật chất đến tinh
thần, không khí học tập, sinh hoạt, làm việc, đảm bảo tính giáo dục ngày càng cao. Xây
dựng nề nếp kỷ luật, học tập quy củ, thưởng phạt nghiêm minh học sinh thực hiện tốt hoặc
học sinh còn vi phạm.



Tổ chức có hiệu quả các hình thức giáo dục ngoài giờ học tại lớp như: sinh hoạt đầu
tuần, sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại, hoạt động văn thể mỹ,
công tác Đoàn Đội, công tác xã hội. Tổ chức báo cáo các chuyên đề về giáo dục pháp luật,
giáo dục giới tính, tư vấn tâm lý học sinh........
Tuyên truyền chủ trương, quy định của ngành giáo dục, nội dung giáo dục của nhà
trường đến phụ huynh học sinh. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp thường xuyên với
phụ huynh, địa phương và các tổ chức xã hội để tạo được sự đồng thuận, chung sức trong
quá trình giáo dục học sinh.
b. Đối với gia đình :
Người lớn phải nêu gương tốt cho trẻ em về thái độ, hành vi, cách ứng xử của mình
đối với bản thân và đối với cộng đồng.
Phụ huynh học sinh phải thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức của con
em mình, thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường để công tác giáo dục học sinh
ngày một tốt hơn.
c. Đối với địa phương :
Cần quan tâm thường xuyên đến tình hình an ninh trật tự, an toàn, mỹ quan khu vực
quanh trường học đặc biệt là xử lý cương quyết các hàng quán kinh doanh có thể có tác động
không tốt đến học sinh.
Chủ động phối hợp cùng nhà trường giáo dục học sinh nhất là những học sinh cá biệt;
giúp nhà trường giải quyết những khó khăn ngoài thẩm quyền của nhà trường.
3.2. Các giải pháp chủ yếu
a. Xây dựng môi trường giáo dục :
Xác định môi trường sư phạm là một trong những điều kiện tác động trực tiếp,
thường xuyên đến việc giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nên nhà
trường rất quan tâm đến việc xây dựng trường học có một môi trường sư phạm đảm bảo tính
thẩm mỹ, tính giáo dục.
Tập thể sư phạm nhà trường là đội ngũ cán bộ - giáo viên - công nhân viên đa số đạt
và vượt chuẩn về chuyên môn, có lòng yêu nghề, trách nhiệm, tận tụy với học sinh. Hầu hết

quí thầy, cô giáo đều nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh, từ đó luôn quan tâm thực hiện một cách có hiệu quả nhất.
Tuy nhiên vẫn còn một vài giáo viên chưa sâu sát và quan tâm triệt để tới việc giáo
dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Khu vực quanh trường có nhiều điểm Internet, quán giải khát. Nơi đây có thể trở
thành điểm tụ tập của học sinh trước và sau giờ học hoặc trong những giờ trốn học. Đây
đồng thời có thể là nơi bắt nguồn cho những xích mích, mâu thuẫn dẫn đến giải quyết theo
băng nhóm, bằng bạo lực.
b. Công tác chủ nhiệm lớp: Tình thương và trách nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm lớp phải biết dùng tình thương và trách nhiệm để cảm hóa học
sinh cũng như làm gương cho các em. Cuộc vận động "Kỷ cương - Tình thương - Trách
nhiệm" được khởi xướng từ những năm 80 của thế kỷ trước để xây dựng phong cách giáo
viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.


Làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo
đức, mẫu mực từ lời ăn tiếng nói, tác phong làm việc cho đến trình độ chuyên môn; quan hệ
với học trò như là một người bạn lớn, vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì trong giáo dục
học sinh theo kiểu mưa dầm thấm lâu; giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
phải trở thành thói quen của giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối trung gian giữa nhà trường và gia đình học sinh.
Không chỉ hiểu được tâm lý của học sinh để có thể nắm bắt kịp thời vấn đề tâm sinh lý cũng
như những biểu hiện bất thường của các em học sinh. Giáo viên chủ nhiệm còn là người phải
giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong tiết sinh hoạt lớp nhằm giúp học
sinh hoàn thiện nhân cách của mình.
c. Sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Nhà trường chủ động.
Gia đình, nhà trường và xã hội luôn được coi là "tam giác" giáo dục quan trọng đối
với học sinh. Tầm quan trọng của mỗi lực lượng cũng như mối quan hệ giữa chúng trong
việc giáo dục học sinh ai cũng hiểu nhưng vẫn có khoảng cách lớn giữa nói và làm.
Quá bận không có thời gian để trò chuyện với con; quá nuông chiều thỏa mãn mọi

nhu cầu của con và cho rằng thế là đã quan tâm, chăm sóc chúng một cách đầy đủ; quá kỳ
vọng để buộc con phải đạt được những mục tiêu vượt xa khả năng của chúng, đặc biệt là
trong học tập, trong việc dạy dỗ con mình thì "trăm sự nhờ thầy cô"... có lẽ là tình trạng phổ
biến trong các gia đình hiện nay. Không ít cha mẹ khi được thông báo về tình hình của con
mới giật mình bởi mọi chuyện đã đi quá tầm kiểm soát của mình. Có rất nhiều học sinh
nghịch ngợm, quậy phá nhưng qua tìm hiểu thì mới rõ là các em rất đáng thương, thiếu thốn
tình cảm, khao khát được quan tâm chia sẽ.
Trên thực tế, lâu nay, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo
dục học sinh không còn chặt chẽ như những năm trước. Sự lỏng lẻo của mối quan hệ này bắt
nguồn từ nhiều nguyên nhân, song do cả 2 phía giáo viên và cha mẹ học sinh. Chuyện cha
mẹ học sinh chỉ gặp gỡ 1 hoặc 2 buổi họp phụ huynh học sinh, thậm chí không trò chuyện
với giáo viên chủ nhiệm của con mình, không phải hiếm. Giáo viên đến thăm nhà học sinh
lại càng hiếm hơn, chỉ khi nào có học sinh bỏ học. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc
giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.Trước thực tế ấy, việc đẩy mạnh phối
hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết. Sự phối hợp này phải thể hiện bằng những việc
làm cụ thể và thiết thực trong đó nhà trường phải đóng vai trò chủ động trong sự phối hợp
này, để học sinh được học tập, giáo dục và rèn luyện trở thành những công dân có đức, có
tài.
d. Chú trọng bồi dưỡng tập huấn cho giáo viên về giáo dục kỹ năng sống
Vấn đề giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng cho học sinh vốn đã được các nhà trường
chú ý từ rất lâu. Nhưng thực tế trong nhà trường hiện nay chúng ta chỉ mãi mê chỉ đạo về
chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh hoặc giáo dục đạo đức cho học
sinh theo hướng “Tiên học lễ - Hậu học văn” một cách chung chung, chưa chú trọng đến vấn
đề giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bằng những việc làm cụ thể và
thiết thực


Thực tế hiện nay, trong các trường sư phạm vẫn chưa chú trọng đúng mức đến việc
đào tạo bài bản, chưa qua các khóa học rèn luyện kỹ năng sống cho những giáo viên trẻ

chuẩn bị ra trường.
Tuy nhiên, Năm học 2009-2010 đến năm học 2011 - 2012, Bộ GD & ĐT đưa nội
dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào chỉ thị về nhiệm vụ năm học và chú trọng bồi
dưỡng tập huấn cho giáo viên về giáo dục kỹ năng sống nhưng chưa được chú trọng đúng
mức, chưa có quy mô, bài bản, chưa được thực hiện và duy trì thường xuyên.
Theo tôi, quan trọng hơn cả là đội ngũ giáo viên cần được đào tạo bài bản từ khi học
tập ở các nhà trường sư phạm để có thể trực tiếp giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh của mình.
e. Xây dựng các sân chơi bổ ích, mô hình ngoại khóa, trò chơi dân gian:
Việc tạo được sân chơi bổ ích cho các em học sinh với những đề tài gần gũi với lứa
tuổi học sinh được coi là một trong những hình thức đa dạng hóa mô hình giáo dục đạo đức,
giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường để chính học sinh tìm ra các hình thức sinh hoạt
hiệu quả, mở nhiều câu lạc bộ, tổ chức các cuộc thi, trò chơi dân gian vào các giờ sinh hoạt
chung của trường… Những bài học đến với học sinh không chính thức như những giờ giáo
dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống trên lớp nhưng vẫn đem lại không ít hiệu quả khi các em
cùng nhau nhận thức những việc nên làm và nên tránh.
V. Dự đoán, kết quả và ảnh hưởng có sự lan toả trong phạm vi toàn huyện mà sáng
kiến kinh nghiệm mang lại:
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân thực trạng và ứng dụng những giải
pháp chủ yếu trong việc tăng cường chỉ đạo giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh tại Trường THCS Lê Văn Miến. Bản thân tôi thấy rằng, việc tăng cường giáo dục
đạo đức, giáo dục kỹ năng sống để hình thành nhân cách cho học sinh, cho thế hệ trẻ là một
quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan nhiều
đến các mối quan hệ xã hội. Vì vậy nó đòi hỏi quý thầy, cô giáo phải có đức tính kiên trì,
khéo léo trong ứng xử, bền bỉ, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh, và
thương yêu các em với một tình cảm chân thành. Cần có cách cư xử nhẹ nhàng, chừng mực
với từng đối tượng, thể hiện sự quan tâm đến các em, qua đó tạo cho các em có sự tin tưởng
tuyệt đối với giáo viên.
Muốn giáo dục cho học sinh tránh những hành vi đạo đức sai lệch, chưa ngoan thì
quý thầy, cô giáo phải biết kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn; Phải nghiên

cứu, hiểu và nắm bắt kịp thời vấn đề tâm sinh lý cũng như những biểu hiện bất thường của
từng đối tượng một cách chính xác để sử dụng các giải pháp nhằm giáo dục đạo đức, giáo
dục kỹ năng sống thích hợp cho từng cá nhân để làm thay đổi những suy nghĩ sai lệch ở từng
đối tượng.
Đi đôi với việc giáo dục cũng cần chú ý tới việc biểu dương, khen thưởng kịp thời
những học sinh có đạo đức tốt trước cờ hoặc trên các bản tin của nhà trường, trong sơ tổng
kết… Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động vui chơi giải trí, trò chơi tập thể, xây dựng tốt nề nếp
học tập, thu hút các em vào các trò chơi bổ ích như câu lạc bộ vui để học, đọc sách, thi tìm
hiểu về lịch sử, về các danh nhân… Xây dựng mô hình lớp tự quản, gắn cá nhân với tập thể
lớp. Cần chú ý các tiết giảng dạy môn Giáo Dục Công Dân, Hoạt Động NGLL, Sinh hoạt
lớp.


Mặt khác; Nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hổ trợ cho
nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người đầy đủ cả tài lẫn
đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi - Đội viên tốt - Cháu ngoan Bác Hồ mà cả xã hội đang
mong chờ.
Càng mong muốn làm tròn trách nhiệm giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh, chúng ta lại càng tâm đắc và thấm thía với lời nhận xét của nhà giáo dục nổi tiếng
người Nga - Makarenkô: "Không có phương pháp, phương tiện nào là duy nhất, không có
nhà sư phạm nào đơn thương độc mã có thể đào tạo, giáo dục thành công. Sản phẩm của
giáo dục là con người, đó là kết quả của sự kết hợp, phối hợp với mọi điều kiện, mọi tác
động của toàn bộ xã hội mà nhà sư phạm là người điều chỉnh, phối hợp tất cả những yếu tố
đó".
Trong thời gian tới bản thân tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung thêm một số giải pháp và
mạnh dạn đưa đề tài này áp dụng cho tất cả đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học
sinh tại trường THCS Lê Văn Miến trong những năm học tiếp theo đồng thời đề tài này có
thể áp dụng chung cho tất cả các trường THCS trên toàn Huyện.
Bên cạnh đó đề tài “ Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và kỹ năng sống trong
công tác chủ nhiệm.” cần sự quan tâm thiết thực của nhà trường và học sinh:

1. Đối với Ban giám hiệu:
Tăng cường chỉ đạo giáo viên thường xuyên thực hiện và duy trì việc giáo dục đạo
đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về giáo dục
đạo đức, giáo dục kỹ năng sống khi có tổ chức.
Triển khai, thông báo những giải pháp trong việc tăng cường chỉ đạo giáo dục đạo
đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đến đội ngũ giáo viên, công nhân viên nhà trường
để thực hiện đồng bộ.
Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những giáo viên, công nhân viên thực hiện tốt,
thường xuyên để khuyến khích, động viên họ duy trì và phát huy.
Phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong (Ban giám hiệu, giáo viên bộ môn,
giáo viên chủ nhiệm, nhân viên các bộ phận) và ngoài nhà trường (phụ huynh, chính quyền
và các tổ chức Đảng, đoàn thể tại địa phương, các tổ chức xã hội khác)
2. Đối với đội ngũ giáo viên, công nhân viên:
Tìm tòi và bổ sung thêm những giải pháp của từng cá nhân để thực hiện tốt và có hiệu
quả việc giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm giảm tuyệt đối tình
trạng bạo lực xảy ra trong nhà trường.
Theo dõi, kiểm tra, tư vấn và động viện khuyến khích học sinh thực hiện tốt nế nếp, ý
thức kỷ luật…. của nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách
nhiệm”. Cần phải phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên với phụ huynh học sinh trong việc
giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Giúp cho đội ngũ giáo viên, công nhân viên nắm rõ những nguyên nhân thực trạng
dẫn đến việc các em chưa ngoan và đề tài còn đề ra những giải pháp chủ yếu giải quyết hữu
hiệu giúp cho đội ngũ giáo viên, công nhân viên có thể từng ngày uốn nắn, giúp đở, hướng


dẫn các em trở thành học sinh tốt, xứng đáng là con ngoan trò giỏi - Đội viên tốt - Cháu
ngoan Bác Hồ.
3. Đối với tổ chức Đoàn – Đội:

Phải xây dựng được các kế hoạch có những nội dung, hình thức và biện pháp thiết
thực, cụ thể tránh chung chung để giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt
hiệu quả cao
Phối kết hợp xây dựng những sân chơi bổ ích, mô hình ngoại khóa, trò chơi dân
gian….. dưới nhiều hình thức để học sinh tham gia vui chơi, giải trí ngoài những tiết học
căng thẳng.
4. Đối với học sinh:
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, nghiên cứu cơ sở lí luận, ứng dụng các giải
pháp chủ yếu trong việc tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống và áp dụng
thực hiện trong phạm vi lớp 7/1 và trường THCS Lê Văn Miến. Bản tân tôi thật sự hài lòng
về kết quả thu được ở học kỳ I, các em đã gần gũi hơn với bạn bè trong lớp, cởi mở và thân
thiện hơn với quý thầy cô giáo, mạnh dạn trao đổi phát biểu xây dựng bài trong giờ học,
nhiều học sinh giảm bớt thái độ hằn học, cọc cằn. Các em học sinh ngày càng lễ phép hơn
với người lớn, với quý thầy cô giáo, công nhân viên nhà trường……... Kết quả cụ thể như
sau:
Khối

Tổng số HS

6
7
8
9
Tổng cộng

50
49
60
68
227


Tốt
SL
45
40
40
45
170

Khá
%
90
81.6
66.6
66.2
74.9

SL
5
9
19
23
56

%
10
18.4
31.7
33.8
24.7


Trung bình
SL
%
0
0
0
0
1
1.7
0
0
1
0.4

Ghi chú

VI. Kết luận
1.Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
Công tác giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay là một công
tác hết sức quan trọng cần thiết trong nhà trường phổ thông. Đây là một công tác có tính đặc
biệt, yêu cầu nhà giáo dục phải xác định được mục tiêu, nội dung giáo dục và có kế hoạch cụ
thể, rõ ràng để thực hiện. Việc thực hiện phải trong một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi
sự công phu, kiên trì, liên tục; Thực hiện có sự thống nhất, có sức mạnh tổng hợp của nhiều
lực lượng trong và ngoài nhà trường như đã nêu trên cơ sở nắm vững các đặc điểm tâm lý,
cá tính, hoàn cảnh của từng học sinh. Đồng thời, tất yếu phải có sự phối hợp chặt chẽ, sự tác
động đồng thời của ba môi trường giáo dục : nhà trường, gia đình và xã hội.
Con đường cơ bản và quan trọng đề giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh lứa tuổi thiếu niên chính là hoạt động, bao gồm hoạt động học tập và các hoạt động
phong trào, sinh hoạt đoàn thể. Chúng ta cần giáo dục học sinh trong tập thể, bằng tập thể và

vì tập thể. Từ đó, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.


Để việc giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt được hiệu quả cao,
phụ huynh học sinh cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc giáo dục con em ở gia đình,
thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và xã hội.
Nhà trường phải làm tốt công tác phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong (Ban
giám hiệu, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, nhân viên các bộ phận) và ngoài nhà
trường (phụ huynh, chính quyền và các tổ chức Đảng, đoàn thể tại địa phương, các tổ chức
xã hội khác).
XÁC NHẬN, XẾP LOẠI HĐKH TRƯỜNG

NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN

Xếp loại:……………

Lê Văn Dực

Hoàng Công Dưỡng

XÁC NHẬN, XẾP LOẠI CỦA HĐKH PHÒNG GD&ĐT
Xếp loại:………………….
TRƯỞNG PHÒNG



×