Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.29 KB, 106 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

NGUYỄN HUY MINH

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 2008

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


Hà Nội, 2010

2


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
L
IC
C
Ca
GDP
GO
VA
W
V
FDI
Re
T
HQKT


SXKD
DN

Nguồn nhân lực
Chi phí trung gian
Chi phí thường xuyên
Nguồn vốn
Tổng sản phẩm trong nước
Giá trị sản xuất
Giá trị gia tăng
Năng suất lao động
Thu nhập của người lao động
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Doanh thu thuần
Thuế và các khoản nộp ngân sách
Hiệu quả kinh tế
Sản xuất kinh doanh
Doanh nghiệp

3


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

4


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: Những vấn đề chung về hiệu quả sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài
1. Những vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1 Khái niệm và bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.2 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.4 Ý nghĩa của hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.2 Những vấn đề chung về doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài
1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài
1.2.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.3 Vai trò doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài trong nền kinh tế của Việt Nam
1.2.4 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
ở Việt Nam
Chương 2: Thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1 Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài
2.1.1 Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài
2.1.2 Hệ thống chỉ tiêu thống kê hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.2. Đặc điểm vận dụng các phương pháp thống kê hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài
2.2.1 Phương pháp phân tổ
2.2.2 Phương pháp đồ thị
5


2.2.3 Phương pháp phân tích dãy số thời gian
2.2.4 Phương pháp hồi quy tương quan
2.2.5 Phương pháp chỉ số
2.2.6 Phương pháp hàm xu thế
Chương 3: Vận dụng một số phương pháp thống kê
phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở việt nam giai đoạn
2000 - 2008
3.1 Tổng quan về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2008
3.2 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn
2000 - 2008
3.3 Một số kiến nghị và giải pháp
Kết luận

6


LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Sau 20 năm đổi mới, hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài không ngừng phát triển cả về số lượng, quy mô đầu tư
và chất lượng, tính đến thời điểm 31/12/2008 là 5626 doanh nghiệp
gấp 3,7 lần số doanh nghiệp năm 2000, bình quân mỗi năm tăng
17,7% số doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài có xu hướng đa dạng hoá ngành nghề và hình thức
doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
được coi là một trong năm thành phần kinh tế được khuyến khích
phát triển lâu dài và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
Năm 2008 hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài mặc dù vốn đầu tư chỉ chiếm 17,2%,
doanh thu chỉ chiếm 18,7% so với toàn bộ doanh nghiệp nhưng lại
thể hiện là khu vực đạt hiệu quả kinh tế cao với lợi nhuận trước thuế
chiếm tới 49% và đóng góp vào ngân sách nhà nước chiếm tới 41%
so với toàn bộ doanh nghiệp, thu hút tới 1,83 triệu lao động, chiếm
22,4% tổng số lao động toàn doanh nghiệp, gấp 4,5 lần năm 2000
với thu nhập gấp 1,1 lần so với thu nhập của lao động khu vực khác.
Từ trước đến nay, đã có các đề tài nghiên cứu về hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung nhưng chưa có đề tài
nghiên cứu về thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để có cơ sở khoa học
cho những nhà quản lý và hoạch định chiến lược định ra các chính
sách thu hút vốn đầu tư và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
vào Việt Nam. Việc vận dụng các phương pháp thống kê để phân
tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, tôi chọn đề tài
7


"Nghiên cứu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn

2000 - 2008'
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá và phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cơ sở cho
những nhà quản lý và hoạch định chiến lược định ra các chính sách
thu hút vốn đầu tư và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào
Việt Nam phù hợp với chiến lược phát triển bền vững trong từng
thời kỳ và dài hạn ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
4. Đóng góp của đề tài
- Hệ thống hoá và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về
hiệu quả, hiệu quả kinh tế, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
- Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và lựa chọn các phương pháp
thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đã hoàn thiện, luận văn lựa chọn
một số chỉ tiêu để tính toán phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài.
5. Phương pháp nghiên cứu
8


Để phù hợp với mục đích, phạm vi và đối tượng nghiên cứu,

Luận văn sử dụng một số phương pháp thống kê như phương pháp
phân tổ, phương pháp đồ thị, phương pháp chỉ số, phương pháp hồi
quy tương quan và phần mềm SPSS.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
danh mục biểu đồ, danh mục từ viết tắt và phần phụ lục, Luận văn
bao gồm 3 chương
Chương 1: Những vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinhdoanh
của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương 2: Thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn
2000 -2008
Chương 3: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu

9


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI
1. Những vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1 Khái niệm và bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm hiệu quả
1.1.1.2 Khái niệm hiệu quả kinh tế
1.1.1.3 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.2 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.4 Ý nghĩa của hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.2 Những vấn đề chung về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài
1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài
1.2.3 Vai trò doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong nền kinh tế của Việt Nam
1.2.4 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
CHƯƠNG 2

10


THỐNG KÊ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI
2.1 Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1 Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
2.1.2 Hệ thống chỉ tiêu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nhóm 1: Các chỉ tiêu hiệu quả chi phí thường xuyên
Nhóm 2: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nguồn lực (lao động, vốn,
tài sản)

Nhóm 3: Các chỉ tiêu về hiệu quả tổng hợp
2.2. Đặc điểm vận dụng các phương pháp thống kê hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
2.2.1 Phương pháp phân tổ
2.2.2 Phương pháp đồ thị
2.2.3 Phương pháp phân tích dãy số thời gian
2.2.4 Phương pháp hồi quy tương quan
2.2.5 Phương pháp chỉ số
2.2.6 Phương pháp hàm xu thế
CHƯƠNG 3
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN
TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2000 - 2008

11


3.1 Tổng quan về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2008
3.2 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2008
3.3 Một số kiến nghị và giải pháp
Kết luận

12


CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH

DOANH CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI
1. Những vấn đề chung
1.1 Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế
1.1.1 Khái niệm
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế thể hiện sự
phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn
lực trong quá trình tái sản xuất của đơn vị cơ sở. Nguồn lực ở đây
bao gồm 3 yếu tố lao động, vốn và đất đai.
Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế là biểu hiện của kết quả sản xuất
bao gồm : số lượng sản phẩm, GO, GDP, VA, lợi nhuận….
Quan điểm 2: Hiệu quả kinh tế là đại lượng được xác định bằng
cách so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để
đạt được kết quả đó. Hay nói cách khác hiệu quả kinh tế là đại lượng
so sánh giữa kết quả đầu ra so với chi phí đầu vào .
Quan điểm 3: Hiệu quả kinh tế là quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng
thêm của kết quả sản xuất kinh doanh so với phần tăng thêm của chi
phí.
Hiện nay chúng ta thường sử dụng quan điểm 2 để tìm hiểu và
đánh giá về hiệu quả kinh tế. Cũng theo quan điểm này ta có 2 cách
hiểu khác nhau về quan hệ so sánh giữa kết quả đầu ra và chi phí
đầu vào, tương ứng là 2 loại chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khác nhau:
- Nếu so sánh kết quả đầu ra và chi phí đầu vào bằng phép trừ
thì ta có hiệu quả tuyệt đối:
13


HQKT = KQDR − CPDV

- Nếu so sánh kết quả đầu ra và chi phí đầu vào bằng phép chia

thì ta có hiệu quả tương đối:

hoặc

HQKT =

KQDR
CPDV

(chỉ tiêu dạng thuận)

HQKT =

CPDV
KQDR

(chỉ tiêu dạng nghịch)

1.1.2. Phân loại chỉ tiêu hiệu quả:
Tùy theo mục đích nghiên cứu, theo từng giác độ nghiên cứu,
ta phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh theo các tiêu thức khác
nhau:


Theo phạm vi tính toán ta có thể phân thành
- Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng

các nguồn lực sản xuất xã hội để đạt được những mục tiêu xã hội
nhất định. Các mục tiêu xã hội thường là giải quyết công ăn việc
làm cho lao động, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần

cũng như đảm bảo và nâng cao sức khỏe người lao động; cải thiện
điều kiện lao động; nâng cao phúc lợi xã hội, xây dựng cơ sở hạ
tầng.
- Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình
độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh tế trong
một thời kỳ nhất định nào đó. Các mục tiêu kinh tế thường là tốc độ
tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm quốc
dân, thu nhập quốc dân, thu nhập quốc dân bình quân….
Hiệu quả kinh tế gắn với nền kinh tế thị trường thuần túy,
thường được xem xét ở giác độ quản lý vĩ mô.

14


- Hiệu quả đầu tư: Hiệu quả đầu tư là phạm trù phản ánh trình
độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục đích đầu tư nhất
định. Hiệu quả đầu tư gắn với một hoạt động đầu tư cụ thể nào đó.
Khi đầu tư, doanh nghiệp cần đánh giá hiệu quả đầu tư theo đối
tượng đầu tư, theo không gian và thời gian.
- Hiệu quả môi trường
- Hiệu quả an ninh quốc phòng

-

Theo hình thức tính toán bao gồm:
Hiệu quả dạng thuận:
- Hiệu quả dạng nghịch:




H=

KQ
CP

H=

CP
KQ

Theo phạm vi tính các chỉ tiêu:
- Hiệu quả đầy đủ (hiệu quả toàn phần): được tính chung cho

toàn bộ kết quả và toàn bộ chi phí của tổng nguồn lực hoặc của từng
bộ phận.
- Hiệu quả tăng thêm: được tính cho kết quả tăng thêm và phần
đầu tư tăng thêm.
- Hiệu quả cận biên: dược tính cho đồng đầu tư cuối cùng và kết
quả tăng thêm do đồng đầu tư cuối cùng đem lại. Hiện nay hầu hết
các cơ sở sản xuất chưa tính được chỉ tiêu hiệu quả cận biên.


Theo hình thái biểu hiện bao gồm:
- Hiệu quả ẩn
- Hiệu quả hiện
Hiện nay hầu hết các đơn vị mới chỉ tính toán được các chỉ tiêu

hiệu quả sản xuất kinh doanh dưới dạng hiện (hiệu quả hiện) mà

15



chưa thể tính toán được hiệu quả ẩn. Nguyên nhân chủ yếu là do
không thể xác định được các thiệt hại ẩn.
1.1.3 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù phản ánh mặt
lượng cuả các hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử
dụng các yếu tố nguồn lực sản xuất. Để hiểu rõ bản chất của hiệu
quả sản xuất kinh doanh ta phải phân biệt rõ phạm trù hiệu quả và
phạm trù kết quả:
- Kết quả là những cái thu được sau một quá trình sản xuất kinh
doanh nhất định, thể hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Trong khi
đó, hiệu quả phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất,
không thể đo được bằng đơn vị hiện vật hay giá trị mà là một phạm
trù tương đối.
- Nếu như kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh
thì hiệu quả được coi là phương tiện để đạt được mục tiêu đó.
1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
2. Những vấn đề về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài
2.1 Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được
Quốc hội khóa IX thông qua ngày 12 tháng 11 năm 1996 1 (sau đây
gọi chung là Luật Đầu tư nước ngoài), “Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài” gồm doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài với 04 đặc tính cơ bản sau:

1

Luật này đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại

Việt Nam ngày 9/6/2000

16


(1) Sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tối thiểu 30% vốn pháp
định2:
"Nhà đầu tư nước ngoài" theo Luật Đầu tư nước ngoài là tổ
chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
"Đầu tư trực tiếp nước ngoài" là việc nhà đầu tư nước ngoài
đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến
hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước
ngoài.
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp:
- Do hai bên (là Bên Việt Nam và Bên nước ngoài) hoặc nhiều
bên (là Bên Việt Nam và các Bên nước ngoài hoặc các Bên nước
ngoài và Bên Việt Nam hoặc các Bên Việt Nam và các Bên nước
ngoài) hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên
doanh; hoặc Hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài; hoặc
- Do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với
doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác
với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Trong doanh nghiệp liên doanh, phần góp vốn của Bên nước
ngoài hoặc các Bên nước ngoài vào vốn pháp định của doanh nghiệp
liên doanh không được dưới 30% vốn pháp định3.

2

Vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là mức vốn phải có để thành lập doanh nghiệp,

được ghi trong điều lệ doanh nghiệp. Khái niệm này rất khác với khái niệm vốn pháp định của Luật Doanh
nghiệp 1999, áp dụng đối với các doanh nghiệp trong nước. Vốn pháp định theo quy định của Luật Đầu tư
nước ngoài gần với khái niệm vốn tự có của doanh nghiệp.
3
Quy định tại Điều 8 Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996. Điều 14 Nghị định 24/2000/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 31 tháng 7 năm 2000 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định phần
vốn góp của (các) Bên nước ngoài được thấp hơn 30% vốn pháp định trong một số trường hợp cụ thể nhưng
không thấp hơn 20% vốn pháp định.

17


Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp do nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam.
Như vậy, theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có tỷ lệ tham gia
của Bên hoặc các Bên nước ngoài không dưới 30% vốn pháp
định. Đây là đặc trưng quan trọng nhất, là tiêu chí phân định khu
vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với các khu vực khác của nền
kinh tế. Tuy ngưỡng 30% cao hơn khá nhiều so với ngưỡng 10%
thường được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức các nước phát
triển (OECD) áp dụng nhưng cũng có ý nghĩa nhất định trong việc
trong việc phân định rõ ràng giữa các thành phần kinh tế và đặc biệt
có ý nghĩa trong công tác thống kê.
(2) Vốn pháp định của doanh nghiệp không được nhỏ hơn 30%
vốn đầu tư:
Theo quy định tại Điều 16 Luật Đầu tư nước ngoài, vốn pháp
định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít nhất phải bằng
30% vốn đầu tư của doanh nghiệp. Trong trường hợp đặc biệt, tỷ lệ
này có thể thấp hơn 30% nhưng phải được cơ quan quản lý nhà

nước về đầu tư nước ngoài chấp thuận. Trong quá trình hoạt động,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được giảm vốn pháp
định.
(3) Loại hình doanh nghiệp:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại
Việt Nam dưới một hình thức duy nhất là công ty trách nhiệm hữu
hạn.

18


Theo quy định tại Nghị định 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003
của Chính phủ về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, một
số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đủ điều kiện được thí
điểm chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần có
vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp này
không nhiều và chỉ dưới dạng thí điểm.
(4) Tư cách pháp nhân:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân
theo pháp luật Việt Nam4.
Bên nước ngoài tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên
hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, trong
đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi
bên mà không thành lập pháp nhân mới. Do đặc thù không thành lập
pháp nhân, nên việc thực hiện báo cáo thống kê đầu tư nước ngoài
được quy định trong chế độ báo cáo hiện nay được quy định cho
Bên nước ngoài. Trường hợp hợp đồng hợp tác kinh doanh có nhiều
Bên nước ngoài tham gia thì các Bên phải nhất trí đề cử một Bên

nước ngoài làm đại diện thực hiện công tác thống kê và các Bên
khác có trách nhiệm cung cấp số liệu cho bên làm đại diện.
Tuy nhiên, khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài cùng các đặc trưng của loại hình doanh nghiệp này đã thay
đổi một cách căn bản theo quy định của Luật Đầu tư số
59/2005/QH11 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29 tháng
4

Điều 6 (đối với doanh nghiệp liên doanh) và Điều 15 (đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài)

19


11 năm 2005 (sau đây gọi là Luật Đầu tư năm 2005) thay thế Luật
Đầu tư nước ngoài.
Theo quy định của Luật Đầu tư 2005
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Theo quy định của Luật Đầu tư 2005, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài bao gồm (1) doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài
thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; và (2) doanh
nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập,
mua lại. Như vậy, Luật Đầu tư 2005 đã mở rộng khái niệm doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên cạnh các doanh nghiệp do nhà
đầu tư nước ngoài thành lập, các doanh nghiệp Việt Nam có sự tham
gia của nhà đầu tư nước ngoài cũng được coi là doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài và là đối tượng báo cáo theo Thông tư liên bộ
01.
Các đặc trưng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo
quy định của Luật Đầu tư nước ngoài cũng đã thay đổi:
(1) Không có quy định về tỷ lệ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư

nước ngoài trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Việc không quy định ngưỡng sở hữu của nhà đầu tư nước
ngoài để phân định hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài là
khó khăn lớn nhất cho công tác quản lý nhà nước nói chung và công
tác thống kê nói riêng hiện nay.
(2) Khái niệm vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài như quy định trước đây không còn
Vốn pháp định theo quy định của Luật Doanh nghiệp số
60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 (sau đây gọi là Luật
20


Doanh nghiệp 2005) là mức vốn tổi thiểu phải có theo quy định của
pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Chỉ doanh nghiệp hoạt động
trong một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định mới cần phải có vốn
pháp định.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, vốn điều lệ của
doanh nghiệp là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết
góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
Hiện không có quy định về mối liên hệ giữa vốn điều lệ của
doanh nghiệp và vốn đầu tư của dự án do doanh nghiệp thực hiện
hoặc tham gia thực hiện như quy định tương ứng nêu tại đặc trưng
thứ 2 ở trên.
(3) Loại hình doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005,
nhà đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp theo tất cả các
hình thức quy định tại Luật Doanh nghiệp, gồm: công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp
tư nhân.
Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài còn được thành lập tổ chức tín

dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức
tài chính khác theo quy định của pháp luật; cơ sở dịch vụ y tế, giáo
dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt
động đầu tư sinh lợi và các tổ chức kinh tế khác.
(4) Tư cách pháp nhân
Các doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập theo các
hình thức quy định tại Luật Doanh nghiệp đều có tư cách pháp nhân,
trừ doanh nghiệp tư nhân.
21


Bên nước ngoài tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Về cơ bản, đối tượng này theo quy định của Luật Đầu tư 2005
không thay đổi nhiều so với quy định trước đây của Luật Đầu tư
nước ngoài.
Theo khái niệm thống kê thì doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài là doanh nghiệp có có vốn đầu tư trực tiếp của
chủ đầu tư không phân biệt tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài là bao
nhiêu, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài
với các đối tác trong nước.
Như vậy, trong luận văn này khái niệm doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu theo khái niệm của Thống kê
là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không phân biệt tỷ lệ vốn
góp của bên nước ngoài là bao nhiêu.
2.2 Đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài
Về bản chất, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
là đầu tư của tư nhân nước ngoài với mục đích căn bản là lợi nhuận,
nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn và điều hành hoạt động kinh doanh nên

họ phải làm cho sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Do vậy,
nhà đầu tư cùng với việc đưa vốn vào còn đưa cả công nghệ, bí
quyết, kỹ năng tiếp thị, quản lý, đào tạo nhân công, v.v... cho nước
tiếp nhận vốn. Như vậy, ngoài việc được bổ sung nguồn vốn thiếu
hụt, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh và đào tạo đội ngũ lao động của nước

22


tip nhn vn. Do vy, doanh nghip cú vn u t trc tip nc
ngoi cú mt s c im sau:
Thứ nhất, nhà ĐTNN trực tiếp bỏ vốn và chịu trách nhiệm về
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do vậy, doanh
nghip cú vn u t trc tip nc ngoi một mặt vẫn bổ sung đợc
nguồn vốn thiếu hụt và tăng khả năng sử dụng các tiềm năng sẵn có
của nớc tiếp nhận, mặt khác lại không làm tăng gánh nợ nớc ngoài
của nớc tiếp nhận.
Thứ hai, các chủ đầu t thực hiện đầu t tại nớc sở tại nên phải
tuân thủ theo các quy định mà pháp luật nớc đó đề ra đối với doanh
nghiệp có vốn ĐTNN.
Th ba, li nhun ca cỏc ch u t ph thuc vo kt qu
hot ng kinh doanh v c phõn chia theo t l gúp vn sau khi
np thu v tr li tc c phn
Th bn, õy l loi hỡnh u t trc tip, nh u t nc
ngoi cú quyn iu hnh doanh nghip tip nhn vn. Quyn ny
ph thuc vo t l gúp vn ca nh u t vo vn u t. Trong
trng hp gúp 100% vn thỡ nh u t cú ton quyn quyt nh
hot ng kinh doanh ca doanh nghip
Th nm, FDI l loi u t di hn v trc tip. Do ú, FDI

l mt khon vn di hn tng i n nh v khụng phi l vn
vay nờn nc ch nh cú c mt mt ngun vn di hn b sung
cho u t trong nc v khụng phi lo tr n. Hn na, vn u t
trc tip nc ngoi khụng ch bao gm bao gm vn u t ban
u m cũn l vn b sung trong quỏ trỡnh u t ca cỏc bờn nc
ngoi.
23


Thứ sáu, Các chủ đầu tư phải tuân thủ các quy định pháp luật
của nước sở tại đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ báy, do mục đích của các nhà đầu tư là lợi nhuận nên các
lĩnh vực đầu tư của FDI phần lớn là những lĩnh vực có thể mang lại
lợi nhuận cao.
Thứ tám, về hình thức, các nhà đầu tư có thể thực hiện FDI
theo các phương thức bỏ vốn thành lập doanh nghiệp, dự án mới ở
nước ngoài hoặc mua lại một phần hay toàn bộ các doanh nghiệp có
sẵn hoặc mua cổ phiếu tiến tới thôn tính, sáp nhập.
Thứ chín, các nhà đầu tư nước ngoài thường rất tinh thông về
thị trường thế giới và tiến bộ kỹ thuật, hơn nữa hiệu quả FDI gắn
liền với lợi ích của chủ đầu tư nên họ có thể lựa chọn công nghệ,
chất lượng nhân lực và khả năng quản lý cho nước tiếp nhận đầu tư,
nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên,
cần lưu ý rằng vì lợi nhuận các nhà đầu tư nước ngoài có thể chuyển
giao một số công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, khai thác
tài nguyên khoáng sản lãng phí, đẩy các doanh nghiệp của nước sở
tại tới bờ phá sản, hoặc làm mất cân dối cơ cấu kinh tế của nước tiếp
nhận đầu tư.
2.3 Vai trò doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Khu vực kinh tế có vốn DOANH NGHIệP FDI ngày càng

khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là khu
vực có tốc độ phát triển năng động nhất.
Về mặt kinh tế:
Doanh nghiệp FDI đóng góp vào tăng trưởng kinh tế:

24


Đóng góp của doanh nghiệp FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội
có biến động lớn, từ tỷ trọng chiếm 13,1% vào năm 1990 đã tăng lên
mức 32,3% trong năm 1995. Tỷ lệ này đã giảm dần trong giai đoạn
1996-2000, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực (năm
2000 chiếm 18,6%) và trong 5 năm 2001-2005 chiếm khoảng 16%
tổng vốn đầu tư xã hội; trong 3 năm 2007-2009 chiếm khoảng
25.9% (Theo Niên giám Thống kê cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của
khu vực FDI năm 2007 là 24,3% và năm 2008 là 30,9%, ước năm
2009 đạt trên 25,5%).
Vốn FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Từ
năm 1991-2000, GDP tăng liên tục qua các năm với tốc động tăng
bình quân mỗi năm 7,56%, trong đó: (i) 5 năm 1991-1995: tăng
8,18% (nông lâm ngư tăng 2,4%; công nghiệp xây dựng tăng 11,3%,
dịch vụ tăng 7,2%); (ii) 5 năm 1996-2000: tăng 6,94% (nông lâm
ngư tăng 4,3%; công nghiệp xây dựng tăng 10,6%, dịch vụ tăng
5,75%). Nhờ vậy, đến năm 2000 tổng sản phẩm trong nước tăng gấp
hơn 2 lần năm 1990: (iii) 5 năm 2001-2005: tốc độ tăng GDP đạt
7,5% (nông lâm ngư tăng 3,8%; công nghiệp xây dựng tăng 10,2%,
dịch vụ tăng 7%; (iv) Năm 2006 đạt 8,17% (nông lâm ngư tăng
3,4%; công nghiệp xây dựng tăng 10,37%, dịch vụ tăng 8,29%; (v)
Năm 2007 đạt 8,46% (nông lâm ngư tăng 3,76%; công nghiệp xây
dựng tăng 10,22%, dịch vụ tăng 8,85% và (vi) năm 2008 đạt 6,31%

(nông lâm ngư tăng 4,68%; công nghiệp xây dựng tăng 5,98%, dịch
vụ tăng 7,37%.
Doanh nghiệp FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp:
25


×