Tải bản đầy đủ (.doc) (181 trang)

Sự phát triển du lịch hà nội trong thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.93 KB, 181 trang )

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH.
1.1. Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng.
1.1.1. Các quan niệm về du lịch.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du
lịch.
1.1.2.1. Tài nguyên du lịch.
1.1.2.2. Các nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội.
1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.
1.1.2.4. Nguồn nhân lực.
1.2. Vai trò hoạt động du lịch đối với phát triển kinh tế xã
hội.
1.2.1. Du lịch và kinh tế.
1.2.2. Du lịch và chính trị.
1.2.3. Du lịch và xã hội.
1.2.4. Du lịch và văn hoá.
1.2.5. Du lịch và môi trường.
1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch một số địa phương.
1.3.1. TP Hồ Chí Minh liên kết hợp tác phát triển du lịch.
1.3.2. Hà Tây phát huy tiềm năng văn hoá lễ hội để phát triển du
lịch.
1.3.3. Liên kết phát triển du lịch Huế - Quảng Nam - Đà Nẵng.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DU LỊCH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN
1990 - 2004.
2.1. Những tiềm năng và lợi thế so sánh để phát triển du lịch
Hà Nội.
2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.


2.1.1.1. Địa hình.
2.1.1.1. Khí hậu.
2.1.1.3. Nguồn nước.
2.1.1.4. Động thực vật.
2.1.2. Tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn.
2.1.3.1. Các di tích lịch sử - văn hoá - kiến trúc.


2

2.1.3.2. Các lễ hội dân gian.
2.1.3.3. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học.
2.1.3.4. Các sự kiện đặc biệt.
2.1.3. Ưu thế về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
2.1.4. Ưu thế về các nhà cung cấp dịch vụ du lịch.
2.1.5. Những ưu thế về vị thế trung tâm chính trị - kinh tế - xã
hội.
2.1.6. Ưu thế về vị trí địa lý.
2.1.7. Ưu thế về nguồn nhân lực.
2.2. Đặc điểm phát triển du lịch Hà Nội trước năm 1990.
2.2.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát
triển du lịch Hà Nội.
2.2.2. Kết quả, hạn chế.
2.3. Thực trạng du lịch Hà Nội giai đoạn 1990 - 2004.
2.3.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát
triển du lịch.
2.3.2. Thực trạng và kết quả du lịch Hà Nội.
2.3.3. Bài học kinh nghiệm.
2.3.3.1. Thành công.
2.3.3.2. Hạn chế.

Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ
BẢN PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI.
3.1. Xu hướng và triển vọng phát triển du lịch.
3.1.1. Dự báo về ngành du lịch những năm đầu thế kỷ 21.
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch Việt Nam.
3.2. Định hướng phát triển du lịch Hà Nội .
3.2.1. Quan điểm cơ bản về phát triển ngành du lịch Hà Nội.
3.2.2. Mục tiêu phát triển ngành du lịch Hà Nội.
3.3. Những giải pháp cơ bản để phát triển ngành du lịch Hà
Nội.
3.3.1. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với kinh doanh
du lịch trên địa bàn Hà Nội.
3.3.2. Sắp xếp, kiện toàn hệ thống các doanh nghiệp du lịch.
3.3.3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Hà Nội.


3

3.4.4. Chú trọng tuyên truyền giáo dục du lịch và đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch.
3.3.5. Mở rộng thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch.
3.3.6. Hợp tác liên kết với các địa phương và hợp tác khu vực.
3.3.7. Tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch đặc trưng của
Hà Nội.
3.3.8. Quy hoạch, bảo tồn, duy tu và khai thác hiệu quả các tài
nguyên du lịch nhân văn.
3.3.9. Tăng cường phối hợp liên ngành trong phát triển du lịch.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



4

DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 1.1. Sự phát triển của du lịch quốc tế giai đoạn 1950 2000.
Bảng 2.1. Một số yếu tố khí hậu cơ bản của Hà Nội.
Bảng 2.2. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người.
Bảng 2.3. Tương quan về số lượng di tích đã được xếp hạng.
Bảng 2.4. Một số đền chùa tiêu biểu ở Hà Nội.
Bảng 2.5. Một số bảo tàng tiêu biểu ở Hà Nội.
Bảng 2.6. Một số lễ hội tiêu biểu ở Hà Nội.
Bảng 2.7. Số lượng buồng khách sạn trên địa bàn Hà Nội giai
đoạn 1994 - 2004.
Bảng 2.8. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và Hà Nội giai
đoạn 1990 - 2004.
Bảng 2.9. Các thị trường khách du lịch quốc tế chính của Hà
Nội.
Bảng 2.10. Lượng khách Hà Nội đi du lịch nước ngoài giai đoạn
1990 - 2004.
Bảng 2.11. Lượng khách du lịch nội địa đến Hà Nội giai đoạn
1990 - 2004.
Bảng 2.12. Lượng khách du lịch Hà Nội đi du lịch trong nước
1990 - 2004.
Bảng 2.13. Số lượng và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý Sở du
lịch Hà Nội.
Bảng 2.14. Doanh thu của ngành du lịch Hà Nội giai đoạn 1990 2004.
Bảng 2.15. Nộp ngân sách của ngành du lịch Hà Nội giai đoạn
1990 - 2004.
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng lượng khách trung bình hàng năm

tính theo khu vực giai đoạn 1990 - 2000.
Bảng 3.2. Sự phát triển du lịch khu vực châu Á - Thái Bình
Dương giai đoạn 1950 - 2000.
Bảng 3.3. Hiện trạng khách du lịch quốc tế đến các nước
ASEAN giai đoạn 1995 - 2002.


5

Bảng 3.4. Dự báo lượng khách du lịch trên địa bàn Hà Nội 2005
và 2010.
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ TRONG LUẬN VĂN
Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức quản lý du lịch Việt Nam.
Sơ đồ 2.2. Bộ máy tổ chức quản lý du lịch Hà Nội.

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu
cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá - xã hội của
loài người và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách
mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước
trên thế giới.
Hoạt động du lịch đã đạt được hiệu quả kinh tế cao, được gọi
là “ngành xuất khẩu vô hình”, “ngành công nghiệp không khói”
đem lại nguồn ngoại tệ lớn. Tốc độ tăng trưởng của du lịch vượt
xa nhịp độ tăng trưởng của nhiều ngành kinh tế (năm 1950 thu
nhập ngoại tệ về du lịch quốc tế chỉ ở mức 2,1 tỷ USD, năm
1980 đạt 102 tỷ, năm 1991 đạt 260 tỷ USD. Năm 1999, ngành
du lịch tạo ra 10,4% GDP toàn cầu, chiếm 11% tổng chi tiêu
cho tiêu dùng và là ngành dẫn đầu về nộp thuế - trên 670 tỷ

USD. Năm 2000, số lượng khách du lịch toàn cầu là 698 triệu
lượt người, thu nhập 467 tỷ USD. Năm 2002: 716,6 triệu lượt,
474 tỷ USD. Dự tính năm 2010: 1.006 triệu lượt, 900 tỷ USD.
Nguồn WTO).


6

Ở nước ta, với quá trình đổi mới tư duy kinh tế, đặc biệt là đổi
mới về đường lối đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế, ngành du
lịch đã và đang được đặt đúng vị trí của nó trong cơ cấu kinh tế
của cả nước. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ
rõ: “…phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế
mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ
sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền
thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và
phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển
của du lịch khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất,
hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên
kết với các nước…”. Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá
11 cũng đã xác định: “phát triển du lịch là một nhiệm vụ chiến
lược, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá thủ đô”.
Trong bối cảnh đó, Hà Nội với những lợi thế riêng của mình
đã trở thành một trung tâm du lịch lớn và du lịch thực sự đã góp
phần quan trọng vào quá trình phát triển năng động các hoạt
động kinh tế - xã hội của thủ đô (doanh thu từ du lịch Hà Nội
năm 1992 là 300 tỷ VND, nộp ngân sách 30 tỷ; năm 2000 các số
liệu này tương ứng là 1.400 tỷ và 200 tỷ VND) . Tuy nhiên, kết
quả trên đây của du lịch Hà Nội vẫn chưa tương xứng với những

lợi thế và tiềm năng hiện có, chưa thực sự tương xứng với vai trò
trọng tâm phát triển của vùng du lịch Bắc Bộ.
Xuất phát từ thực tế đó, vấn đề đặt ra là phải tìm ra những giải
pháp để đưa du lịch Hà Nội phát triển tương xứng với tiềm năng
to lớn của thủ đô. Tác giả chọn đề tài: “Sự phát triển du lịch
Hà Nội trong thời kỳ đổi mới (1990 - 2004) - Thực trạng và
giải pháp”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.


7

Nghiên cứu, phân tích thực trạng du lịch Hà Nội giai đoạn
1990 - 2004 và trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp chủ yếu để
phát triển ngành du lịch Hà Nội trong thời gian tới.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ
TÀI.
Luận văn tập trung nghiên cứu sự phát triển du lịch Hà Nội.
Hoạt động du lịch liên quan tới nhiều vấn đề kinh tế - xã hội, do
khuôn khổ hạn chế, luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu thực
trạng du lịch Hà Nội trong giai đoạn 1990 - 2004, trên cơ sở đó
đề ra những giải pháp phát triển du lịch Hà Nội trong thời gian
tới.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp
logic và các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh
để làm rõ đối tượng nghiên cứu.
5. KẾT CẤU LUẬN VĂN.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được chia

thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động du lịch.
Chương 2: Thực trạng du lịch Hà Nội giai đoạn 1990 - 2004
Chương 3: Phương hướng và những giải pháp cơ bản phát
triển ngành du lịch Hà Nội.


8

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH.
1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG.
1.1.1. Các quan niệm về du lịch.
Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu
cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá - xã hội và hoạt
động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành
một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới.
Thuật ngữ “du lịch” trở nên rất thông dụng. Trong ngôn ngữ
nhiều nước thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “tornos”
với ý nghĩa đi một vòng. Thuật ngữ này đã được Latinh hoá
thành “tornus”, và sau đó xuất hiện trong tiếng Pháp: “tour”
nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi; còn “tourisme” là người
đi dạo chơi, trong tiếng Nga là “typuzm”, trong tiếng Anh từ
“tourism”, “tourist” được xuất hiện lần đầu vào khoảng năm
1.800 (Robert Lanquar. Kinh tế du lịch. NXB Thế giới. Hà Nội
1993. Người dịch: Phạm Ngọc Uyển và Bùi Ngọc Chưởng).
Cho đến nay, tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng du
lịch là một hoạt động của loài người, đã xuất hiện từ rất lâu trong
lịch sử phát triển của xã hội loài người. Cùng với tiến trình phát
triển của nhân loại, hoạt động du lịch ngày càng hoàn thiện. Du

lịch không còn là hiện tượng lẻ loi, đặc quyền của cá nhân hay
một nhóm người nào đó. Ngày nay, nó mang tính phổ biến và
tính nhận thức với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho con người, củng cố hoà bình và hữu nghị
giữa các dân tộc.
Mặc dù có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát triển với
tốc độ nhanh như vậy, song cho đến nay lại tồn tại nhiều cách
hiểu khác nhau về khái niệm “du lịch”, điều đó xuất phát từ
nhiều nguyên nhân: do góc độ nghiên cứu khác nhau, do sự khác
biệt về ngôn ngữ, do tính chất phức tạp của hoạt động du lịch, do
trình độ phát triển của hoạt động du lịch có sự chênh lệch theo
thời gian, theo không gian… Nhìn chung, cùng với quá trình
phát triển của trình độ khoa học kỹ thuật, cùng với tiến trình phát


9

triển của xã hội loài người, hoạt động du lịch ngày càng phát
triển toàn diện và theo đó nhận thức về khái niệm “du lịch” của
con người cũng ngày càng thống nhất và đầy đủ hơn.
1.1.1.1. Quan niệm trước đây về du lịch.
Khái niệm “du lịch” có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và
lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của họ. Từ xa xưa, loài người đã khởi hành với nhiều lý do khác
nhau: vì lòng ham hiểu biết về thế giới xung quanh, vì lòng yêu
thiên nhiên… và du lịch mới chỉ là một hiện tượng tự phát của
các cá nhân.
Mầm mống đầu tiên của hoạt động kinh doanh du lịch bắt đầu
từ cuộc phân chia lao động xã hội lần thứ hai, lúc ngành thủ
công nghiệp xuất hiện và tách ra khỏi ngành nông nghiệp truyền

thống. Và cho đến giai đoạn phân chia lao động lần thứ ba của
xã hội loài người, khi ngành thương nghiệp xuất hiện vào thời
chiếm hữu nô lệ thì hoạt động kinh doanh du lịch trở nên rõ nét
hơn.
Vào đầu thế kỷ 17, đầu máy hơi nước được sử dụng rộng rãi
đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực giao thông, và
đây chính là nguyên nhân làm cho du lịch phát triển mạnh mẽ các cuộc hành trình của khách du lịch trở nên dễ dàng hơn. Đến
thế kỷ 19, hoạt động du lịch cũng chủ yếu mới mang tính tự
phát, khách du lịch vẫn còn tự tổ chức và đảm bảo các nhu cầu
của mình trong các chuyến đi. Trong suốt quá trình lịch sử lâu
dài như vậy, do nhiều lý do: trình độ phát triển của hoạt động du
lịch, do sự nhìn nhận của xã hội về du lịch, do sự đóng góp của
ngành du lịch vào nền kinh tế xã hội còn khiêm tốn… nên nhận
thức về du lịch còn chưa đầy đủ. Trong thực tế thì du khách hầu
hết là những người hành hương, thương nhân, các văn nhân nghệ
sĩ, tầng lớp quan lại quý tộc… Người ta quan niệm du lịch là một
hoạt động mang tính văn hoá, nhằm thoả mãn nhu cầu giải trí và
những nhu cầu hiểu biết của con người. Du lịch không được coi
là hoạt động kinh tế, không mang tính chất kinh doanh và ít được
chú trọng đầu tư để phát triển.


10

Mãi cho đến tận khi du lịch trở thành hiện tượng đại chúng,
nhu cầu du lịch trở nên phổ biến hơn thì bắt đầu nảy sinh hàng
loạt các vấn đề về việc đảm bảo chỗ ăn, chỗ ngủ, các sinh hoạt
khác… cho khách du lịch trong thời gian họ tạm thời sống ngoài
nơi cư trú thường xuyên của họ, dẫn đến việc xuất hiện các nghề
mới phục vụ nhu cầu khách du lịch như kinh doanh khách sạn,

nhà hàng, hướng dẫn du lịch… Hàng loạt các cơ sở kinh doanh
du lịch cùng các tổ chức du lịch ra đời. Và cho đến giữa thế kỷ
20, sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, tạo điều kiện
ổn định về môi trường kinh tế chính trị, hoạt động du lịch mới
thực sự trở thành một ngành kinh tế và có vị trí ngày càng quan
trọng trong đời sống xã hội loài người.
Du lịch là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp và trong quá
trình phát triển, nội dung của nó không ngừng được mở rộng và
ngày càng phong phú. Trong bối cảnh đó, để đảm bảo sự phát
triển bền vững của hoạt động du lịch thì việc xây dựng một quan
niệm đúng đắn về du lịch, vừa mang tính chất bao quát, vừa
mang tính chất lý luận và thực tiễn là hết sức cần thiết.
1.1.1. 2. Quan niệm khoa học về du lịch.
Trong lịch sử phát triển lý thuyết về khoa học du lịch, đã tồn
tại khá nhiều quan điểm khác nhau, chúng ta sẽ xem xét một số
khái niệm tiêu biểu về du lịch.
Năm 1811, tại Anh đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về du lịch:
“Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành
của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”. Định nghĩa này
xem xét hoạt động du lịch dưới góc độ động cơ, và chưa phản
ánh hết các hoạt động du lịch bởi giải trí chỉ là một trong những
động cơ đi du lịch.
“Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến
một địa điểm mà ở đó họ không cư trú thường xuyên”(Glusman,
Thuỵ Sĩ, 1930). Du lịch gắn với việc nghỉ ngơi, giải trí nhằm hồi
phục, nâng cao sức khoẻ và khả năng lao động của con người,
nhưng trước hết liên quan tới sự di chuyển của họ.


11


Với các cách tiếp cận trên, bản chất của du lịch chủ yếu mới
chỉ được giải thích dưới góc độ là một hiện tượng, một hoạt
động thuộc nhu cầu của khách du lịch.
Theo GS TS Hunziker và GS TS Krapf, Thuỵ Sĩ: “Du lịch là
tập hợp các mối quan hệ và hiện tượng phát sinh trong các cuộc
hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu
việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên
quan đến hoạt động kiếm lời”. Định nghĩa này đã thành công
trong việc mở rộng và bao quát đầy đủ hơn hiện tượng du lịch,
tuy nhiên vẫn có hạn chế khi chưa phản ánh hết các hoạt động du
lịch (VD: hoạt động trung gian, hoạt động sản xuất sản
phẩm…). Định nghĩa này được Đại hội lần thứ 5 của Hiệp hội
quốc tế những nhà nghiên cứu khoa học du lịch (IAEST International Association of Scientific Experts in Tourism) chấp
nhận làm cơ sở cho môn khoa học du lịch nhưng cần phải tiếp
tục hoàn thiện.
“Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người
nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết
nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch… Du lịch là cuộc
hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích chọn
trước và một bên là những công cụ làm thoả mãn các nhu cầu
của họ”. (Từ điển bách khoa quốc tế về du lịch - Le Dictionnaire
international du tourisme, Viện hàn lâm khoa học quốc tế về du
lịch). Định nghĩa này chỉ xem xét chung hiện tượng du lịch,
không phản ánh nó như một hoạt động kinh tế.
Định nghĩa của Đại học kinh tế Praha, Cộng hoà Séc: “Du
lịch là tập hợp các hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên
quan đến cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ
ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại
trừ mục đích hành nghề và thăm viếng thường kỳ”.

Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở Roma, 1963 với mục
đích quốc tế hoá đã đưa ra định nghĩa sau: “Du lịch là tổng hợp
các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn
từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên
ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục


12

đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của
họ”.
Định nghĩa của Michael Coltman, Mỹ: “Du lịch là sự kết hợp
và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du
khách bao gồm: du khách, các nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư
dân sở tại và chính quyền địa phương”. (Tiếp thị du lịch, Trung
tâm dịch vụ đầu tư và ứng dụng khoa học kinh tế, TP Hồ Chí
Minh 1991).
Định nghĩa của hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Ottawa,
Canada 06/1991: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một
nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của
mình) , trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã
được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi
không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm
vi vùng tới thăm”. Định nghĩa này xem xét hoạt động du lịch từ
góc độ khách du lịch, do vậy chưa phản ánh đầy đủ nội dung của
hoạt động du lịch.
Hội nghị bộ trưởng du lịch thế giới (OSAKA, Nhật Bản ngày
03&04/11/1994) đã khẳng định: “Du lịch là nguồn lớn nhất tạo
ra GDP và việc làm của thế giới chiếm tới 1/10 mỗi loại, đồng
thời đầu tư cho du lịch và các khoản thuế liên quan tới du lịch

tương ứng cũng tăng cao. Nhưng sự gia tăng này cùng với các
hiệu quả kinh tế khác của du lịch dự đoán sẽ tiếp tục tăng
trưởng một cách vững chắc và như vậy du lịch sẽ là đầu tàu kéo
nền kinh tế thế giới trong thế kỷ 21”. (Tuyên bố du lịch OSAKA,
điểm 2, phần I).
Trong Luật du lịch được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua khoá IX, kỳ họp thứ 7 tháng
06/2005, tại điều 4 thuật ngữ “du lịch” và “hoạt động du lịch”
được hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”; “Hoạt động du
lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh


13

du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan nhà nước có liên quan đến
du lịch”. Định nghĩa này xem xét du lịch như là một hoạt động,
xem xét du lịch thông qua những hoạt động đặc trưng mà con
người mong muốn trong các chuyến đi.
Định nghĩa của Khoa Du lịch và Khách sạn, ĐHKTQD Hà
Nội đã đưa ra định nghĩa trên cơ sở tổng hợp những lý luận và
thực tiễn của hoạt động du lịch thế giới và tại Việt Nam: “Du
lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức
hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá dịch vụ của
những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, ăn
uống, lưu trú, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu của
khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế
chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản

thân doanh nghiệp”. Định nghĩa này đã phản ánh đầy đủ nội
dung và bản chất của hoạt động du lịch là một ngành kinh tế dịch
vụ.
Qua các định nghĩa trên, có thể thấy được sự biến đổi trong
nhận thức về nội dung thuật ngữ du lịch, một số quan điểm cho
rằng du lịch là một hiện tượng xã hội, số khác lại cho rằng đây
phải là một hoạt động kinh tế, nhiều học giả lại lồng ghép cả hai
nội dung trên, tức du lịch là tổng hoà các mối quan hệ kinh tế xã
hội phát sinh từ hoạt động di chuyển.
Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm
nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức
tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm kinh tế, lại vừa có đặc
của ngành văn hoá - xã hội.
Ngày nay, hoạt động du lịch đã được nhìn nhận như là ngành
kinh tế quan trọng, có tốc độ phát triển nhanh. Trên thực tế, hoạt
động du lịch ở nhiều nước không những đem lại lợi ích kinh tế,
mà còn cả lợi ích chính trị, văn hoá, xã hội… và ngành du lịch
đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu nền kinh tế
quốc dân, nguồn thu nhập từ du lịch đã chiếm một tỷ trọng lớn
trong tổng sản phẩm xã hội.


14

Bảng 1.1: Sự phát
2000.
Nă Lượng
m
khách
QT (ngàn

lượt)
1950
25.282
1960
69.296
1970
159.690
1980
289.906
1990
458.278
199
565.384
5
1996
596.401
199
610.696
7
199
625.171
8
2000
650.000

triển của du lịch quốc tế giai đoạn 1950 Tốc độ tăng Doanh thu Tốc độ tăng
trưởng TB (triệu USD) trưởng TB
(%)
(%)
10,61

8,71
6,14
4,69
4,29

2.100
6.867
17.900
102.372
266.207
405.278

12,58
10,05
19,05
10,15
8,53

5,49
2,40

435.764
436.165

7,52
0,09

2,37

444.943


2,01

-

480.000
Nguồn: Tourism Highlights

2000, WTO.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển du lịch.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, quá trình phục vụ nhu
cầu của khách du lịch có sự tham gia của nhiều ngành khác nhau,
do vậy sự hình thành và phát triển du lịch chịu sự tác động, chi
phối của nhiều nhân tố, khách quan lẫn chủ quan, trực tiếp hay
gián tiếp. Chúng ta sẽ xem xét một số nhân tố chủ yếu:
1.1.2.1. Tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá lịch sử
cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển
thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ


15

của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực
tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.
Tài nguyên du lịch có thể chia làm hai nhóm:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: là các đối tượng và hiện tượng
trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta. Tài nguyên du
lịch tự nhiên chính là môi trường sống của hoạt động du lịch.

Các thành phần của tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với hoạt động
du lịch bao gồm:
+ Địa hình: có các dạng địa hình cơ bản: đồng bằng, đồi núi,
karst, địa hình ven bờ. Mọi hoạt động sống của con người trên
một lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hình, với hoạt động du lịch
điều quan trọng nhất là đặc điểm hình thái địa hình. Sự tiếp nhận
hình dạng bên ngoài của tự nhiên gọi là phong cảnh. Các dấu
hiệu đặc biệt bên ngoài của địa hình có sức hấp dẫn khai thác
cho du lịch bởi khách du lịch thường ưa thích những nơi có
phong cảnh đẹp và đa dạng. Những địa hình có giá trị cao về mặt
du lịch là địa hình vùng núi, địa hình karst và địa hình ven bờ.
+ Khí hậu: khí hậu là chỉ tiêu có liên quan trực tiếp tới trạng thái
tâm lý - thể lực của con người, khí hậu càng ôn hoà thì chất
lượng của khu vực dành cho du lịch và nghỉ ngơi càng tốt lên.
Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng tới việc tổ chức các hoạt động
tham quan du lịch và chất lượng các dịch vụ du lịch. Tính mùa
vụ trong du lịch chịu tác động chủ yếu của nhân tố khí hậu.
Nhiệt độ trung bình ngày đêm, biên độ dao động nhiệt, độ ẩm,
tốc độ gió… tác động tới sức khoẻ con người, và đây cũng là các
tiêu chí mà khách du lịch quốc tế quan tâm.
+ Nguồn nước: tài nguyên nước bao gồm nước chảy trên mặt và
nước ngầm. Tài nguyên nước có ý nghĩa trên nhiều mặt khác
nhau đối với hoạt động du lịch. Nước cần cho sinh hoạt hàng
ngày của du khách, một số nguồn nước đặc biệt (nước khoáng,
nước biển) có giá trị an dưỡng và chữa bệnh, tài nguyên nước
cũng là môi trường để tổ chức các hoạt động du lịch thể thao
nước (câu cá, lặn biển, đua thuyền…), ngoài ra tài nguyên nước


16


có tác dụng ảnh hưởng tốt tới những thành phần khác của môi
trường sống.
+ Động, thực vật: nguồn tài nguyên động - thực vật cùng với
quang cảnh sống động, hài hoà của nó là môi trường hấp dẫn để
tổ chức các hoạt động tham quan du lịch, du lịch săn bắn thể
thao và du lịch nghiên cứu khoa học. Trong bối cảnh nhịp sống
công nghiệp đơn điệu và căng thẳng thì nhu cầu nghỉ ngơi và du
lịch trong môi trường tự nhiên ngày càng cấp thiết hơn.
- Tài nguyên du lịch nhân văn: là các đối tượng và hiện tượng
được tạo ra một cách nhân tạo, bao gồm:
+ Các di tích lịch sử - văn hoá - kiến trúc: là những không gian
vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị lịch
sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hoá khác.
Chúng là tài sản văn hoá quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân
tộc, mỗi quốc gia và của cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung
thành, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hoá của mỗi nước.
Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp,
những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá nghệ thuật của
mỗi quốc gia. Những di tích này không chỉ chứa đựng giá trị văn
hoá vật chất, mà còn chứa đựng cả những giá trị văn hoá xã hội,
văn hoá tinh thần.
+ Các lễ hội: lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp hết
sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân
dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là dịp để con người
hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại
truyền thống, hoặc là để giải quyết những nỗi lo âu, những khao
khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được. Lễ hội
thu hút khách du lịch trước hết là bầu không khí: “lễ hội đã tạo
nên tấm thảm muôn màu. Mọi sự ở đó đều đan quyện vào nhau,

thiêng liêng và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và
phóng khoáng, của cải và khốn khổ, cô đơn và kết đoàn, trí tuệ
và bản năng” (tạp chí Người đưa tin UNESCO, 12 - 1989). Lễ
hội trở thành dịp con người hành hương về với cội rễ, bản thể
của mình. Ngoài ra, trong lễ hội khách du lịch còn quan tâm tới


17

nhiều yếu tố khác: phần nghi lễ với các nghi thức nghiêm túc,
trọng thể tạo thành một yếu tố văn hoá thiêng liêng, một giá trị
thẩm mỹ với toàn thể cộng đồng người đi hội; phần hội diễn ra
những hoạt động biểu tượng điển hình của văn hoá dân tộc, của
tâm lý cộng đồng với các trò chơi, các món ăn đặc sản, các loại
hình nghệ thuật, các nghề thủ công… Khách du lịch tham dự các
lễ hội là gắn chặt vào kết cấu của đời sống quốc gia và chính tại
đây tình cảm cộng đồng, sự hiểu biết về dân tộc được bộc lộ
mạnh mẽ.
+ Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: mỗi dân tộc đều có
những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục
tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của
mình và có địa bàn cư trú nhất định. Các đối tượng du lịch gắn
với dân tộc học có ý nghĩa đối với du khách là các tập tục lạ về
cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về kiến
trúc cổ, trang phục dân tộc…Khách mong muốn được gặp gỡ,
được quan sát, được đối thoại để hấp thụ các nguồn dinh dưỡng
của các nền văn hoá khác, để nuôi dưỡng lại các nền văn hoá ấy,
đồng thời cũng là để không ngừng tìm kiếm bản sắc dân tộc
mình.
+ Các đối tượng văn hoá - thể thao và hoạt động nhận thức khác:

đó là các trường đại học, các viện nghiên cứu, các thư viện nổi
tiếng, các triển lãm nghệ thuật, các cuộc thi đấu thể thao, các liên
hoan âm nhạc, các hội nghị quốc tế… Chúng thu hút khách với
mục đích tham quan, nghiên cứu, để thưởng thức các giá trị văn
hoá của đất nước mà họ đến thăm một cách sống động.
Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ
rệt. Quy mô, tính chất, sức hấp dẫn và tính mùa vụ của hoạt động
du lịch trên một vùng lãnh thổ được xác định trên cơ sở khối
lượng, tính chất và mức độ giá trị của nguồn tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh
thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành cấu trúc và chuyên
môn hoá các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du
lịch.


18

1.1.2.2. Các nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội.
- Dân cư và lao động: Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng
của xã hội, và đây cũng chính là nguồn nhân lực lao động trong
du lịch và các lĩnh vực hoạt động sản xuất và dịch vụ gắn liền
trực tiếp với kinh tế du lịch. Đồng thời, cũng chính họ lại là
nguồn khách du lịch. Nhu cầu du lịch của con người tuỳ thuộc
vào các đặc điểm xã hội, nhân khẩu.
- Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế: Sự
phát triển nền sản xuất xã hội có tác dụng trước hết làm xuất
hiện nhu cầu du lịch và mở rộng những nhu cầu du lịch, cũng
như làm ra đời hoạt động du lịch, và sau đó chi phối sự phát triển
của hoạt động du lịch. Trong nền sản xuất xã hội nói chung, hoạt
động của một số ngành như công nghiệp, nông nghiệp, giao

thông vận tải và thông tin liên lạc có ý nghĩa quan trọng để phát
triển du lịch.
- Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch: đó là nhu cầu về hồi phục sức khoẻ
và khả năng lao động, về sự phát triển toàn diện thể chất và tinh
thần của con người. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch có tính chất kinh
tế - xã hội là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Nhu cầu du lịch
quyết định cấu trúc, tính chất, tốc độ phát triển, trình độ phát
triển của ngành du lịch.
- Cách mạng khoa học kỹ thuật: tác động tới hoạt động du lịch
trên nhiều góc độ. Trước hết, cách mạng khoa học kỹ thuật, công
nghiệp hoá và tự động hoá quá trình sản xuất liên quan chặt chẽ
với nhau, và chúng là những nhân tố trực tiếp làm nảy sinh nhu
cầu du lịch. Khi khoa học công nghệ hiện đại được sử dụng, lao
động chân tay giảm xuống với tốc độ nhanh chóng, nhưng cường
độ và sự căng thẳng trong lao động lại tăng lên tương ứng và đòi
hỏi con người cần phải được phục hồi sức khỏe thông qua con
đường nghỉ ngơi du lịch. Dưới một góc độ khác, cách mạng khoa
học kỹ thuật đã đem lại năng suất lao động và hiệu quả kinh tế
cao, là tiền đề nâng cao thu nhập của người lao động, tăng thêm
khả năng thực tế tham gia hoạt động nghỉ ngơi du lịch, hoàn
thiện cơ sở hạ tầng cho xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật của
ngành du lịch.


19

- Quá trình đô thị hoá: là nhân tố phát sinh góp phần đẩy mạnh
nhu cầu du lịch. Đô thị hoá là kết quả của sự phát triển lực lượng
sản xuất, là một xu thế phát triển tất yếu và có những đóng góp
to lớn cho việc cải thiện điều kiện sống về phương diện vật chất,

văn hoá… Tuy nhiên, mặt trái của quá trình này là làm biến đổi
các điều kiện sống tự nhiên, tách con người ra khỏi môi trường
tự nhiên, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người và việc thông
qua các chuyến du lịch để trở về với thiên nhiên là một xu thế tất
yếu.
- Điều kiện sống: du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của
con người đạt tới trình độ nhất định, trong đó mức thu nhập của
người dân là yếu tố then chốt. Cùng với việc tăng thu nhập thực
tế, các điều kiện sống khác được cải thiện thì quá trình nghỉ ngơi
giải trí sẽ tăng lên tương ứng.
- Thời gian rỗi: Thời gian rỗi là phần thời gian ngoài giờ làm
việc, trong đó diễn ra các hoạt động nhằm phục hồi và phát triển
thể lực, trí lực, tinh thần của con người. Quỹ thời gian rỗi của
mỗi người sẽ là giới hạn độ dài về mặt thời gian dành cho các
chuyến du lịch của chính họ. Thời gian rỗi cuối tuần của người
lao động có ý nghĩa chủ yếu với loại hình du lịch cuối tuần với
các tuyến điểm lân cận thành phố, trong khi các kỳ nghỉ khác
trong năm sẽ được dành cho các chuyến du lịch dài ngày. Ngày
nay, người lao động có tổng số ngày nghỉ chiếm khoảng 1/3 thời
gian trong năm, đây là nhân tố rất thuận lợi để phát triển du lịch.
- Các nhân tố chính trị: du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển
trong điều kiện hoà bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
Ngược lại, du lịch có tác dụng trở lại đến việc cùng tồn tại hoà
bình. Thông qua du lịch quốc tế con người thể hiện nguyện vọng
nóng bỏng của mình là được sống, lao động trong hoà bình và
hữu nghị. Và đó cũng chính là lý do mà nhân loại đã chọn khẩu
hiệu cho “năm du lịch quốc tế” vào năm 1967 là “Du lịch là
giấy thông hành của hoà bình”.
1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.



20

- Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy
mạnh du lịch. Bản chất của du lịch là di chuyển, du lịch gắn với
sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định. Do
vậy nó phụ thuộc vào mạng lưới đường sá và phương tiện giao
thông. Hệ thống giao thông thuận tiện, nhanh chóng sẽ làm cho
các hành trình trở nên dễ dàng hơn, thời gian đi lại sẽ giảm bớt,
thời gian nghỉ ngơi và du lịch được tăng lên. Thông tin liên lạc là
điều kiện cần thiết để đảm bảo thông tin, trong du lịch nhu cầu
trao đổi thông tin bao gồm các dòng chủ yếu: trao đổi giữa khách
du lịch và người thân, với đối tác, trao đổi giữa khách du lịch với
các cơ sở kinh doanh du lịch và trao đổi lẫn nhau giữa các cơ sở
kinh doanh du lịch. Trong cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn phải
đề cập đến hệ thống điện, nước phục vụ trực tiếp cho nhu cầu
nghỉ ngơi giải trí của khách.
Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt
động kinh tế, trong đó có du lịch. Ngày nay, sự hoàn thiện của
cơ sở hạ tầng còn được coi là một hướng hoàn thiện chất lượng
phục vụ du lịch, là phương thức cạnh tranh giữa các điểm du
lịch, giữa các quốc gia.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như
quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thoả
mãn nhu cầu của du khách. Sự đa dạng, phong phú trong nhu cầu
của du khách đòi hỏi cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm
nhiều thành phần khác nhau: các cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống;
các cơ sở thể thao, giải trí; các cơ sở phục vụ dịch vụ bổ sung…
Chúng tồn tại một cách độc lập tương đối nhưng lại có mối quan

hệ khăng khít: tính đồng bộ của hệ thống phục vụ du lịch góp
phần nâng cao tính đồng bộ của sản phẩm du lịch, tính hấp dẫn
của điểm du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và tài nguyên
du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự kết hợp hài hoà
giữa chúng giúp cho các cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động có
hiệu quả, kéo dài thời gian sử dụng chúng trong năm. Việc phát
triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và
hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.


21

1.1.2.4. Nguồn nhân lực.
Con người là nhân tố trung tâm và là mục đích của nền sản
xuất xã hội. Con người giữ vai trò quyết định đối với sản xuất.
Trong điều kiện ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ
phát triển, vị trí trung tâm của con người càng được nhấn mạnh.
Các yếu tố của nguồn nhân lực có ảnh hưởng quyết định tới chất
lượng sản phẩm và năng suất lao động là số lượng, chất lượng và
cơ cấu nguồn nhân lực.
Du lịch là một lĩnh vực hoạt động cung cấp dịch vụ có nhiều
đặc thù. Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn
tại dưới dạng vật thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là
dịch vụ (thường chiếm 80% - 90% về mặt giá trị), lao động trực
tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá trị của sản phẩm du lịch. Sản
phẩm còn có một đặc điểm khác là quá trình sản xuất và tiêu
dùng trùng khít nhau về mặt không gian và thời gian, chất lượng
phục vụ du lịch không chỉ phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm
du lịch mà còn phụ thuộc vào sự cảm nhận của khách du lịch, và
sự đánh giá của du khách luôn phụ thuộc rất lớn vào trạng thái

tâm lý của họ khi tiếp xúc với nhân viên phục vụ. Như vậy, chất
lượng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định chất lượng sản
phẩm, quyết định chất lượng phục vụ trong du lịch. Nguồn nhân
lực trong du lịch cũng quyết định hiệu quả khai thác cơ sở vật
chất kỹ thuật du lịch, tài nguyên du lịch.
1.2. VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.
1.2.1. Du lịch và kinh tế.
Hội nghị bộ trưởng du lịch thế giới (OSAKA, Nhật Bản ngày
03&04/11/1994) đã khẳng định: “Du lịch là nguồn lớn nhất tạo
ra GDP và việc làm của thế giới chiếm tới 1/10 mỗi loại, đồng
thời đầu tư cho du lịch và các khoản thuế liên quan tới du lịch
tương ứng cũng tăng cao. Nhưng sự gia tăng này cùng với các
hiệu quả kinh tế khác của du lịch dự đoán sẽ tiếp tục tăng
trưởng một cách vững chắc và như vậy du lịch sẽ là đầu tàu kéo


22

nền kinh tế thế giới trong thế kỷ 21”. (Tuyên bố du lịch OSAKA,
điểm 2, phần I).
Du lịch được đánh giá rất khác nhau giữa các nước, nhưng hầu
hết các quốc gia đều nhận thức được tầm quan trọng của du lịch
trong phát triển kinh tế, và theo thời gian thì những nhận thức đó
ngày càng được khẳng định và nhìn nhận đầy đủ hơn. Trước hết,
du lịch tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc
dân, làm tăng thêm GDP.
Đối với hoạt động du lịch nội địa, du lịch tham gia tích cực
vào quá trình phân phối lại thu nhập, tác động tích cực tới việc
cân đối cấu trúc thu nhập và chi tiêu của nhân dân giữa các vùng.

Đối với hoạt động du lịch quốc tế thì du lịch còn được coi là
nguồn thu ngoại tệ quan trọng có tác dụng cải thiện cán cân
thanh toán quốc tế. Đây cũng là hoạt động “xuất khẩu tại chỗ”
có hiệu quả cao nhất: được trao đổi thông qua con đường du lịch,
các hàng hoá được xuất khẩu mà không phải chịu hàng rào thuế
quan mậu dịch quốc tế, không phải mất cước phí vận chuyển,
không phải mất chi phí lưu kho, chi phí bao bì … Du lịch quốc
tế không chỉ là ngành “xuất khẩu tại chỗ”, mà còn là ngành
“xuất khẩu vô hình”, đó là các cảnh quan thiên nhiên, ánh nắng
mặt trời vùng nhiệt đới, các giá trị văn hoá truyền thống độc đáo
… và các giá trị này không hề bị mất đi, ngược lại qua mỗi lần
bán thì giá trị và uy tín của nó còn tăng lên. Du lịch quốc tế còn
là kênh thu hút đầu tư nước ngoài, thông qua các chuyến du lịch
các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm cơ hội làm ăn, đồng thời bản thân du
lịch cũng là lĩnh vực thu hút đầu tư đầy hấp dẫn. Du lịch quốc tế
góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế,
đặc biệt chính sự phát triển của du lịch đã là động lực chính
trong việc mở rộng các tuyến giao thông quốc tế. Nhiều quốc gia
đã chọn du lịch là một hướng mở cửa nền kinh tế: Thái Lan,
Malaysia, Singapore ... Du lịch quốc tế cũng chính là phương
tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho các nước chủ nhà.
Du lịch là một ngành kinh tế đem lại tỷ suất lợi nhuận cao bởi
vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với các ngành công nghiệp
nặng mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức


23

tạp. Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, trong cơ cấu nền kinh
tế hiện đại thì giá trị các ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng

cao trong tổng sản phẩm xã hội do vậy phát triển du lịch là
hướng đi chiến lược nhằm tăng tỷ trọng khối dịch vụ, góp phần
chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế theo hướng hiện đại
hoá cơ cấu nền kinh tế quốc dân, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Phát triển du lịch còn góp phần phát triển cân đối cơ cấu
vùng của nền kinh tế bởi du lịch đòi hỏi phải có sự thay đổi trên
nhiều mặt ở những vùng có tài nguyên du lịch, hầu hết đó đều là
các vùng sâu, vùng xa. Phát triển du lịch còn là nhân tố thúc đẩy
sự phát triển các ngành kinh tế khác như giao thông, xây dựng,
ngân hàng, bưu điện ... và hoàn thiện cơ sở hạ tầng của xã hội.
Tuy nhiên, việc phát triển du lịch quá tải sẽ tạo ra sự mất cân đối
trong cơ cấu nền kinh tế và tạo ra sự phụ thuộc của nền kinh tế
vào ngành dịch vụ du lịch, sự phát triển đó của nền kinh tế sẽ
thiếu tính ổn định và bền vững.
1.2.2. Du lịch và chính trị.
Du lịch là cầu nối hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới,
thông qua du lịch quốc tế con người thể hiện nguyện vọng nóng
bỏng của mình là được sống, lao động trong hoà bình và hữu
nghị. Hoạt động du lịch giúp cho du khách hiểu biết hơn về đất
nước, con người, lịch sử truyền thống dân tộc, về các mặt kinh
tế, văn hoá, xã hội của đất nước mình đến thăm. Trên cơ sở đó
giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn, tăng cường tình đoàn
kết giữa các dân tộc vì hoà bình và sự phồn thịnh của nhân loại.
1.2.3. Du lịch và xã hội.
Đối với xã hội, du lịch trước hết có vai trò giữ gìn, phục hồi
sức khoẻ và khả năng lao động cho người dân.
Khi đi du lịch mọi người có điều kiện gặp gỡ, gần gũi nhau
hơn và qua đó mọi người hiểu nhau hơn, tăng cường tình đoàn
kết cộng đồng.
Cũng thông qua những chuyến du lịch, khi được tiếp xúc với

các danh lam thắng cảnh, các giá trị văn hoá lịch sử, con người


24

thêm hiểu và yêu quê hương đất nước. Du lịch có tác dụng giáo
dục tinh thần yêu nước.
Du lịch cũng còn là một phương thức nâng cao dân trí, “đi
một ngày đàng, học một sàng khôn”, qua mỗi chuyến du lịch, du
khách lại tăng thêm hiểu biết và vốn sống, làm cho tinh thần của
con người trở nên phong phú hơn.
Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân.
Theo thống kê năm 2000 trên phạm vi toàn thế giới, du lịch là
ngành tạo việc làm quan trọng: lao động du lịch chiếm 10,7%
tổng số lao động toàn cầu, đến năm 2005 cứ 8 lao động thì có 1
người làm trong ngành du lịch. Theo dự báo của WTO, năm
2010 ngành du lịch sẽ tạo thêm khoảng 150 triệu việc làm.
Du lịch góp phần làm giảm sự tập trung căng thẳng ở những
trung tâm dân cư: các tài nguyên thiên nhiên thường nằm ở
những vùng xa xôi hẻo lánh, việc khai thác các tài nguyên này
đòi hỏi phải có sự đầu tư về mọi mặt giao thông, bưu điện, văn
hoá, xã hội … và làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở những
vùng đó.
Du lịch còn là phương tiện quảng cáo hữu hiệu cho các thành
tựu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội …
Du lịch đánh thức các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống
bởi các món đồ thủ công mỹ nghệ luôn là những mặt hàng lưu
niệm hấp dẫn.
1.2.4. Du lịch và văn hoá.
WTO đã lấy chủ đề của năm du lịch đầu tiên của thiên niên kỷ

là: “Du lịch - một công cụ hữu hiệu của giao lưu văn hoá giữa
các nền văn minh”. Chủ đề năm du lịch thế giới năm 2001 đã
nhấn mạnh tác dụng văn hoá xã hội của du lịch, chỉ ra mối quan
hệ giữa du lịch với văn hoá, làm cho toàn thế giới nhận thức
đúng đắn hơn về văn hoá du lịch và tác dụng của nó để thúc đẩy
ngành du lịch phát triển nhanh, lành mạnh và bền vững.
Mỗi dân tộc đều có những điều kiện sinh sống, những đặc
điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang
những sắc thái riêng của mình và có địa bàn cư trú nhất định.


25

Những yêú tố văn hoá truyền thống đó được tích tụ từ lâu đời.
Du lịch là một hình thức quan trọng để các dân tộc giao lưu văn
hoá với nhau. Khách mong muốn được gặp gỡ, được quan sát,
được đối thoại để hấp thụ các nguồn dinh dưỡng của các nền văn
hoá khác, để nuôi dưỡng lại các nền văn hoá ấy, đồng thời cũng
là để không ngừng tìm kiếm bản sắc dân tộc mình. Thông qua
các hành trình du lịch, những giá trị văn hoá độc đáo của mỗi
dân tộc sẽ được tôn vinh, những yếu tố văn minh trong nền văn
hoá nhân loại càng kích thích những nét độc đáo của văn hoá dân
tộc, sự giao thoa đó làm cho nền văn hoá nhân loại cũng như nền
văn hoá của mỗi dân tộc ngày càng phong phú, đa dạng hơn.
Du lịch cũng là hoạt động góp phần giữ gìn và phát huy các
giá trị văn hoá truyền thống, nguồn thu từ du lịch văn hoá sẽ
được tái đầu tư để phát triển các làng nghề, để tôn tạo các di tích.
1.2.5. Du lịch và môi trường.
Việc tiếp xúc, tắm mình trong thiên nhiên, được cảm nhận một
cách trực quan sự hùng vĩ, trong lành, tươi mát của các cảnh

quan tự nhiên có ý nghĩa to lớn đối với du khách. Nó tạo điều
kiện cho họ hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của
thiên nhiên đối với đời sống con người. Điều đó có nghĩa là bằng
thực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp phần rất tích cực vào sự
nghiệp giáo dục môi trường. Nhu cầu du lịch nghỉ ngơi tại những
nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên đã kích thích việc tôn tạo,
bảo vệ môi trường. Với nhiều quốc gia, sự phát triển du lịch là
cơ hội tốt để cải thiện tiêu chuẩn sống của dân cư thông qua việc
cải thiện hệ thống cung cấp nước, nguồn năng lượng, những điều
kiện vệ sinh không phù hợp, những hiểm hoạ bệnh tật… Nguồn
thu từ du lịch cũng là nguồn vốn quan trọng để cải thiện và bảo
vệ môi trường. Xuất phát từ những cơ sở trên, nhằm mục đích
kết hợp giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường tự nhiên,
theo sáng kiến của WTO, Liên hiệp quốc đã chọn năm 2002 là
“Năm quốc tế du lịch sinh thái”.


×