Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

Phan Bai tap di truyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.43 KB, 28 trang )

Phần bài tập
Bài tập 1.
Khi lai hai thứ hoa thuần chủng màu đỏ và màu trắng
với nhau được F1 đều hoa đỏ. Cho các cây F1 giao phấn
với nhau, giả thiết ở F2 thu được một trong hai tỷ lệ sau:
1) 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
2) 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2 cho từng trường
hợp và bằng cách nào xác định được cây hoa đỏ thuần
chủng ở F2?


Bài tập 2.
Cho hai nòi thuần chủng lông đen và lông trắng lai với
nhau được F1 đều lông đen.
1) Cho F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2 xuất hiện
lông đen và lông trắng. Xác định tỷ lệ kiểu hình ở F2?
2) Cho F1 lai phân tích thì kết quả về kiểu gen và kiểu hình
của phép lai như thế nào?


Bài tập 3.
Ở một loài, nếu kiểu gen có mặt hai loại gen trội A và B cho
mắt đỏ, còn nếu có mặt chỉ gen trội A hoặc B hay toàn gen
lặn quy định mắt trắng. Mỗi gen nằm trên 1 NST.
Cho con cái mắt đỏ thuần chủng AABB giao phối với con
đực mang toàn gen lặn được F1. Cho F1 tiếp tục giao phối
với nhau. Xác định kết quả thu được ở F2. (trang 105)


Bài tập 4.


Cho cá thể mắt đỏ TC lai với cá thể trắng được F1 đều
mắt đỏ.
Cho con đực F1 lai phân tích được tỷ lệ 3 mắt trắng : 1
mắt đỏ, trong đó mắt đỏ đều là con cái.
1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến Fa.
2. Khi cho các con F1 tiếp tục giao phối với nhau thì kết
quả ở F2 như thế nào? (trang 118)


Bài tập 5. (câu 1 đề 6)
Ở loài đậu thơm, màu hoa đỏ do 2 gen A và B bổ
trợ cho nhau quy định. Kiểu gen thiếu một trong
hai gen đó cho hoa màu trắng, cây đồng hợp
lặn về hai gen a và b cũng cho hoa màu trắng.
Lai giữa hai cây đậu thuần chủng hoa trắng với
nhau được F1 toàn đậu đỏ. Cho F1 lai với một
loại đậu khác ở F2 thu được kết quả 400 cây
đậu hoa trắng và 240 cây đậu hoa đỏ.
Xác định kiểu gen cây đem lai với đậu F1.
Nếu cho F1 giao phấn thì kết quả lai sẽ xuất hiện
tỷ lệ phân tích như thế nào?


Bài tập 6. (câu 2 đề 7)
Ở ruồi giấm gen A (thân xám), a (thân đen), B
(cánh dài), b (cánh cụt). Các gen cách nhau
18cM. Lai giữa ruồi giấm TC thân xám, cánh dài
với thân đen, cánh cụt được F1 toàn ruồi thân
xám, cánh dài. Cho ruồi cái thân xám, cánh dài
F1 lai với ruồi đực chưa biết KG ở F2 thu được

kết quả 25% thân xám, cánh cụt: 50% thân
xám, cánh dài: 25% thân đen, cánh dài. Hãy
cho biết KG của ruồi đực F1 đem lai.


Bài tập 7.
Cho giao phối hai dòng ruồi giấm thuần chủng
thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt thu
được F1 100% thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho
F1 giao phối với nhau được F2 có tỷ lệ 70,5%
thân xám, cánh dài; 20,5% thân đen, cánh cụt;
4,5% thân xám, cánh cụt; 4,5% thân đen, cánh
dài. Xác định tần số hoán vị gen của ruồi cái F1.


BÀI TẬP PHÂN TỬ

3,4 x M
L=

3,4 x N
=

300 x 2
N = 2L/3,4 = M/300

2
=> M =(L/3,4) x 2 x 300 = 300 x N

Theo NTBS: A = T; G = X

N = 2A + 2X => N/2 = A + X
% A + % X = 50% => A + X = ½
Số liên kết hydro của 1 phân tử AND: 2(A – T) + 3 (G – X)
Số liên kết hóa trị là: N – 2
Số Nu từng loại môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tự
sao:
A = T = rN (2k – 1); X = G = rN (2k – 1)


Bài 1.
Tế bào A mang cặp gen Bb. Tổng số liên kết hóa trị nối giữa
các Nu của 2 gen là 5396, trong đó gen B nhiều hơn gen b
600 liên kết hóa trị.
Gen B có A + T = 60 % số Nu của gen, gen b có X – A = 10 %
số Nu của gen.
1. Xác định chiều dài của 2 gen
2. Số Nu từng loại môi trường nội bào cần cung cấp cho quá
trình tự sao liên tiếp 3 đợt từ cả 2 gen B và b là bao nhiêu?


Bài tập 2.
Số liên kết hydro giữa hai loại mạch đơn của một phân tử
ADN bằng 8.105 . Phân tử ADN này có số cặp Nu loại G –
X nhiều gấp hai lần cặp A – T.
Xác định:
1) Số lượng từng loại Nu trên phân tử ADN.
2) Khối lượng phân tử, chiều dài và số vòng xoắn của phân
tử ADN. Biết rằng phân tử ADN này có cấu trúc dạng B.



Bài tập 3.
Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hidro bị đột
biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã
tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân
đôi lần thứ hai. Trong hai lần nhân đôi, môi trường nội bào
đã cung cấp 1083 nucleotit loại Adenin và 1617 nucleotit
loại Guanin. Vậy dạng đột biến đã xẩy ra với gen A là dạng
nào?


Bài tập liên kết với giới tính
1. Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông do hai gen lặn nằm trên NST X quy
định, cách nhau 12cM.
Theo dõi sơ đồ phả hệ sau:

I
II
1

2

II

: mù màu-máu
khó đông
1

2

: máu khó đông


III
1

2

3

4

5


Hãy cho biết:
a) Các người con thế hệ thứ III (1-5), người con nào là kiểu
gen của tái tổ hợp (trao đổi chéo) giữa hai gen, người nào
là không?
b) Hiện nay người phụ nữ II-1 lại đang mang thai, xác suất
người phụ nữ này sinh một bé trai bình thường (không
mắc cả hai bệnh DT trên là bao nhiêu?


Bài giải
Bài tập 1.
1) Với trường hợp F2 có tỷ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
Khi một gen qui định 1 tính trạng. Theo định luật II, thì hoa đỏ là tính trạng trội
Qui ước: A – hoa đỏ; a – hoa trắng.
P:

AA hoa đỏ


F1:

x

aa hoa trắng

Aa hoa đỏ

F1 x F1
F2:

1AA : 2Aa : 1aa
3 hoa đỏ :

1 hoa trắng

Muốn xác định được cây hoa đỏ TC ở F2, ta thực hiện phép lai phân tích,
nghĩa là cho cây hoa trắng lai với bất kỳ cây hoa đỏ nào ở F2 mà kết quả là
đồng tính về hoa đỏ thì chứng tỏ đó là cây hoa đỏ TC.


2) Trường hợp F2 có tỷ lệ 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng
F2 có tỷ lệ 9 + 7 = 16 là kết quả kết hợp của 4 loại giao tử đực với 4 loại giao tủ cái
của F1. Như vậy, F1 phải dị hợp tử về hai cặp gen nằm trên hai cặp NST.
Qi ước: AaBb – hoa đỏ
P:

AABB hoa đỏ


F1:

x

aabb hoa trắng

AaBb hoa đỏ

F1 x F1
F2:

9 (A-B-)
9 hoa đỏ

:

3 (A-bb) :

3 (aaB-) :

1 aabb

7 hoa trắng

Như vậy màu hoa bị chi phối bởi qui luật tương tác gen của hai gen không alen.
Trong đó: nếu có mặt 2 gen trôi A, B sẽ tác động bổ trợ cho hoa màu đỏ
nếu chỉ có mặt 1 loại gen trội A hoặc B thì bổ trợ cho hoa màu trắng.
Muốn xác định được cây hoa đỏ TC ở F2 ta cũng dùng phép lai phân tích, cho cây
hoa đỏ bất kỳ ở F2 lai với cây hoa trắng aabb nếu kết quả đồng nhất hoa đỏ thì đó là
cây TC.



Bài tập 2.
Vì đề bài không cho biết rõ tính trạng do 1 gen hay nhiều gen chi phối
Xét các trường hợp:
1) Trường hợp 1 gen qui định 1 tính trạng
F1 đều lông đen => là tính trạng trội
Qui ước: A – lông đen; a – lông trắng
P:
F1:
F2:

AA lông đen

x aa lông trắng

Aa đều lông đen
3 lông đen : 1 lông trắng

Lai phân tích:

Aa lông đen

Fa: 1 lông đen : 1 lông trắng

x aa lông trắng


2) Trường hợp nhiều gen qui định
* Xét theo tương tác bổ trợ giữa các loại gen

Qui ước: A-B-: lông đen
A-bb; aaB-; aabb : lông trắng
P: AABB lông đen

x

aabb lông trắng

F1?
F2?

9 lông đen :

7 lông trắng

F1 Lai phân tích => Fa: 1 lông đen : 3 lông trắng


• Xét theo trường hợp tác động cộng gộp
Qui ước: Các gen A và B có vai trò như nhau đối với sự hình thành màu đen, gen
a và b không tổng hợp sắc tố đen cho màu trắng
P: AABB lông đen
x
aabb lông trắng
F1?
F2? 15 lông đen : 1 lông trắng
F1 Lai phân tích => Fa: 3 lông đen : 1 lông trắng


Bài tập 3.

Vì đề bài không cho rõ các gen qui định màu mắt nằm trên thể loại NST thường
hay giới tính, do đó ta xét các trường hợp sau:
1) Các gen đều nằm trên NST thường
P:

♀ mắt đỏ

x

♂ mắt trắng

AABB
F1:

aabb
AaBb

F1 x F1:
F2:

9 (A-B-) : 3 (A-bb) : 3 (aaB-) : 1aabb
9 mắt đỏ : 7 mắt trắng


2) Trường hợp 1 gen nằm trên NST thường, 1 gen nằm trên NST giới tính. Vì vai
trò của hai loại gen trội A, B như nhau nên gen nào nằm trên NST thường hay
NST giới tính đều được
Do con cái mang kiểu gen AABB nên nó là thể đồng giao
P:


♀ mắt đỏ
AAXB XB

x

♂ mắt trắng
aa Xb Y

F1?
F1 x F1
F2:

9 mắt đỏ : 7 mắt trắng


Bài tập 4.
Vì tất cả các con mắt đỏ đều là con cái nên gen qui định màu mắt liên quan đên
NST giới tính.
F1 đồng loạt mắt đỏ, sau khi lai phân tích được 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ nên đây
là hiện tược tương tác bổ trợ.
Tính trang màu mắt do 2 cặp gen qui định. Một cặp nằm trên NST thường, 1
cặp nằm trên NST giới tính. Khi có mặt 2 gen trội sẽ cho màu mắt đỏ, thiếu đi 1
trong 2 gen trội cho màu mắt trắng.
Qui ước: A-B- : mắt đỏ; A-bb; aaB-; aabb: mắt trắng
P:
F1?

AA XBXB

x


aaXbY


Bài tập 5.
Quy ước gen: 9 A-B-: hoa đỏ
3 A-bb; 3 aaB-; 1aabb: hoa trắng
Ptc, F1 100% hoa đỏ => F1 AaBb
F2: 400 trắng: 240 đỏ = 5:3 = 8 tổ hợp = 4 x 2
Mà F1 cho 4 loại giao tử => cây đem lai với F1 có 2 loại giao tử sẽ có kiểu gen
là: Aabb hoặc aaBb.
F1 x F1: AaBb x AaBb
F2: 9 đỏ : 7 trắng.


Dạng bài tập phân tử
Bài tạp 1.
1) Gọi x là số liên kết hóa trị nối giữa các Nu của gen B, y là số liên kết hóa trị nối
giữa các Nu của gen b.
Ta có:

x + y = 5396
x – y = 600

⇒ x = 2998; y = 2398
Vậy số Nu của gen B là: 2998 + 2 = 3000 Nu
Chiều dài gen B: 3,4 A0 x 3000/2 = 5100 A0
Số Nu của gen b là: 2398 + 2 = 2400 Nu
Chiều dài gen B: 3,4 A0 x 2400/2 = 4080 A0



2) Số Nu từng loại của gen B là:
A = T = 60% : 2 = 30% = 3000 x 30 : 100 = 900 Nu
G = X = (3000:2) – 900 = 600 Nu
Ở gen b, theo NTBS và đề bài ta có:
X + A = 50%
X – A = 10%
⇒ X = G = 30%
Số Nu từng loại của gen b là: X = G = 2400 x 30 : 100 = 720 Nu
A = T = (2400 : 2) – 720 = 480 Nu
Số Nu từng loại của cả 2 gen là:
A = T = 900 + 480 = 1380 Nu
X = G = 600 + 720 = 1320 Nu
Số Nu từng loại môi trường cần cung cấp cho quá trình tự sao 3 lần liên tiếp là:
A = T = 1380 (23 – 1) = 9660 Nu
X = G = 1320 (23 – 1) = 9240 Nu


Bài 2.
Gọi số cặp Nu A – T trên phân tử AND là x, thì số cặp Nu G – X trên phân tử ADN
là 2x.
Theo bài ra ta có: 2.x + 3.2x = 8.105 => 8x = 8.10 5 => x = 105
Vậy số Nu từng loại trên phân tử ADN là:
A = T = 105 = 100.000 nu
G = X = 2.105 = 200.000 nu
Số lượng nu của cả phân tử ADN là: (100.000 + 200.000).2 = 600.000 nu
Khối lượng phân tử của phân tử AND là: 300 đvC x 600.000 = 18.10 7 đvC
Chiều dài của phân tử AND là: 3,4 x 600.000/2 = 102.104 A0
Số vòng xoắn của phân tử AND là: 600.000 : 20 = 30.000 vòng



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×