Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Thực trạng quản lý chất thải rắn tại quận kiến an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.37 KB, 29 trang )

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Khoa Môi trường

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo
trong Khoa Môi Trường cũng như các cán bộ trong Công Ty Công Trình Công
Cộng & Xây Dựng Hải Phòng đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Nguyễn Thành Trung
đã giúp em tìm hiểu,tham khảo tài liệu,giao đề tài và tận tình giúp đỡ em hoàn thành
bài báo cáo tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn
Hải Phòng, ngày 11 tháng 4 năm 2013
Sinh viên
Trần Thị Vân

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
1


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Khoa Môi trường

MỤC LỤC
..........................................................................................................................................................1
MỤC LỤC...........................................................................................................................................2
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................3
I, Khái quát chung các quy định của Nhà nước về quản lý chất thải rắn...........................................4


1, Khái quát chung về các quy định của nhà nước về quản lý chất thải
rắn..................................................................................................................4
III, Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ môi trường:......................................................25

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
2


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Khoa Môi trường

MỞ ĐẦU

Chất thải rắn sinh hoạt chiếm khối lượng lớn: tới 80% khối lượng chất thải
rắn và đang gia tăng nhanh chóng cùng với quá trình gia tăng dân số, sự tập trung
dân do làn sóng di cư đến các đô thị lớn và mức sống người dân ngày một nâng cao.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta vào năm 2012 là gần 8,3 triệu
tấn trong đó Hải Phòng là 1,13 triệu tấn chiếm 20% tổng lượng chất thải rắn sinh
hoạt cả nước.Khối lượng chất thải rắn đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính
trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có
xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công
nghiệp.
Với khối lượng rác thải rất lớn và ngày càng tăng tuy nhiên tỷ lệ thu gom
trung bình của các đô thị mới chỉ đạt khoảng 80% và 95% lượng thu gom đó được
chôn lấp tại 89 bãi chôn lấp tập trung trong cả nước.
Quận Kiến An là quận trung tâm của thành phố Hải Phòng đồng thời cũng là
nơi tập trung nhiều các rất nhiều di tích lịch sử , công trình văn hóa nổi tiếng,là
trung tâm thương mại của thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên với diện tích chỉ 29,6
km2 với dân số lên tới trên 8,4 vạn người, bình quân 34.159 người/km 2 (năm 2012),

việc thu gom quản lý chất thải rắn luôn là một vấn đề gặp nhiều khó khăn của
quận.Công việc này càng quan trọng và cấp thiết hơn khi Kiến An là nơi tổ chức
năm du lịch quốc gia Đồng Bằng Sông Hồng – Hải Phòng 2013

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
3


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Khoa Môi trường

I, Khái quát chung các quy định của Nhà nước về quản lý chất thải rắn
1, Khái quát chung về các quy định của nhà nước về quản lý chất thải rắn.
Chất thải rắn nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng luôn là vấn đề môi
trường ngày càng được sự quan tâm của mọi tổ chức cá nhân.Cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế, cùng với sự đi lên ngày càng cao về mức sống của người
dân thì lượng rác thải phát sinh ra cũng theo đó ngày càng tăng lên.Chính vì vậy để
bảo đảm cho môi trường sống trong lành với mọi người thì việc ban hành các quy
định, quy chế về quản lý chất thải rắn trong đó có rác thải sinh hoạt là điều hết sức
cần thiết.
Trước tiên ta phải hiểu thế nào là chất thải rắn và tác hại ảnh hưởng của nó
gây ra với môi trường và sức khỏe, từ đó làm cơ sở để đặt ra các quy định để quản
lý nó.Theo nghị định số 59/2007/NĐ-CP của chính phủ thì: chất thải rắn là chất thải
ở thể rắn , được thải ra từ quá trình sản xuất kinh doanh , dịch vụ, sinh hoạt hay các
hoạt động khác .Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn
nguy hại.Chất thải rắn phát thải từ sinh hoạt cá nhân , hộ gia đình, nơi công cộng
được gọi chung là chát thải rắn sinh hoạt. Như vậy việc quản lý chất thải rắn sinh
hoạt phải tuân theo các quy định về quản lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường khu
đô thị và khu dân cư.

Với tư cách là phương tiện hàng đầu của quản lý nhà nước trong mọi lĩnh
vực trong đó có quản lý chất phải, với quy định nguyên tắc bảo vệ môi trường: Bảo
vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát
triển bền vững đất nước, bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi
trường khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền
và trách nhiệm của cơ quan nhà nước. tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; Hoạt động
bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp khắc phục ô
nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường đồng thời phải phù hợp với quy
luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế- xã hội của đất
nước trong từng thời kỳ.Luật môi trường Việt Nam ra đời năm 1993 và được sửa
đổi năm 2005 đã xác định vị trí pháp lý của các cá nhân, tổ chức liên quan đến phát
thải và thu gom xử lý chất thải, đồng thời tạo điều kiện cho mọi tổ chức cá nhân
tham gia vào công tác thu gom xử lý và quản lý môi trường. Cũng thông qua pháp
luật, nhà nước thể hiện vai trò quản lý hàng đầu tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
quản lý môi trường trong cả nước, quản lý chất thải cũng như các bước trong quá
trình quản lý chất thải: thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải.Tại chương VI
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
4


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
của luật bảo vệ môi trường 2005 đã quy định việc thực hiện công tác bảo vệ môi
trường tại khu đô thị và khu dân cư, theo đó việc quy hoạch bảo vệ môi trường phải
gắn với công tác quy hoạch KĐT- khu dân cư đó đồng thời các cá nhân hộ gia đình,
các tổ chức cũng phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống cũng
như môi trường nơi công cộng.Chương VIII của luật cũng đã quy định về việc quản
lý chất thải rắn thông thông thường :
-Tổ chức cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm
thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu

hủy,thải bỏ (điều 66)
-Chất thải phải được phân loại tại nguồn cho phù hợp với mục đích tái chế,
xử lý, tiêu hủy.Nhà nước ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai cho các tổ chức cá nhân
để xây dựng cơ sở tái chế chất thải( điều 68)
-Tổ chức cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm thực
hiện phân loại tại nguồn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải(điều 77)
-Chất thải phải được thu gom, tái chế, tiêu hủy theo công nghệ thích hợp hạn
chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường, cần tận dụng ở mức cao nhất cho tái chế, tái
sử dụng, hạn chế thải bỏ chất thải rắn thông thường còn giá trị sử dụng.
Nhằm nâng cao hiệu lực quản lý của luật về quản lý chất thải rắn nhiều văn
bản dưới luật đã ra đời. Nghị định 59/2007/NĐ-CP là nghị định riêng về quản lý
chất thải rắn. Theo đó Chính phủ quy định: chất thải rắn thông thường phải được
kiểm soát, phân loại ngay tại nguồn và phải được lưu giữ trong các túi hoặc thùng
được phân biệt bằng màu sắc. Chất thải rắn nguy hại phải được phân loại tại nguồn
và lưu giữ riêng,không được để lẫn chất thải rắn thông thường. Nếu để lẫn chất thải
rắn nguy hại vào chất thải rắn thông thường thì hỗn hợp chất thải rắn đó phải được
xử lý như chất thải rắn nguy hại...
-Trên các trục phố chính, các khu thương mại, các công viên, quảng trường,
các điểm tập trung dân cư, các đầu mối giao thông và các khu vực công cộng khác
phải bố trí các phương tiện lưu giữ chất thải...
Nhà nước khuyến khích mọi hình thức đầu tư cho lĩnh vực chất thải rắn:
BCC, BOT, BTO, BT, mua lại doanh nghiệp, mua trái phiếu, đầu tư chứng khoán
và các hình thức đầu tư khác...
-Tổ chức, cá nhân có thể đầu tư để thành lập hợp tác xã, hộ kinh doanh hoặc
các hình thức khác để thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
5


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Khoa Môi trường
khu vực điểm dân cư nông thôn, làng nghề chưa có dịch vụ thu gom, vận chuyển
chất thải rắn...
-Việc thu gom, lưu giữ vận chuyển chất thải rắn thông thường do các công ty
dịch vụ, hợp tác xã dịch vụ hoặc hộ gia đình thu gom thông qua hợp đồng vận
chuyển dịch vụ. Chất thải rắn nguy hại được thực hiện bởi các tổ chức có năng lực
phù hợp và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hành nghề quản lý chất
thải nguy hại. Các phương tiện vận chuyển phải là phương tiện chuyên dụng, bảo
đảm các yêu cầu kỹ thuật và an toàn. Sau khi thu gom, thời gian lưu giữ các chất
thải rắn không quá 2 ngày.
-Tại cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ với quy mô khác nhau
đều phải tổ chức quan trắc môi trường trong suốt thời gian hoạt động và 5 năm kể
từ khi đóng bãi, kết thúc hoạt động. Định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần, chủ xử lý chất
thải rắn phải tiến hành quan trắc môi trường.
Để các quy định quản lý đã được ban hành được các tổ chức và cá nhân
nghiêm túc thực thi đồng thời làm cơ sở để xử phạt các tổ chức cá nhân không chấp
hành, ngay sau khi ra đời chính phủ đã ban hành nghị định 81/2006/NĐ-CP về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên do công tác bảo vệ
môi trường trong thời gian gần đây ngày càng phức tạp gặp nhiều khó khăn và các
điều khoản xử phạt trong nghị định 81 còn khá nhẹ chưa có tính răn đe.Vì vậy để
phù hợp với tình hình thực tế và nhằm nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường
của các tổ chức cá nhân, ngày 31/12/2009 chính phủ đã ban hành nghị định
117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay
thế nghị định 81/2006. Nghị định gồm 61 điều, trong đó 33 điều quy định cụ thể các
hành vi và mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo
đó, mỗi hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi
phạm tùy theo mức độ vi phạm sẽ phải chịu một trong hai hình thức xử phạt chính
là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến tối đa là 500 triệu đồng đồng thời
phải áp dụng các biện pháp khắc phục. Với mức xử phạt cao nhất tăng tới 20 lần: từ
70 triệu lên tới 500 triệu đồng so với nghị định 81/2006, nghị định mới đã có tác

dụng răn đe hơn và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cũng như tuân thủ pháp luật
về bảo vệ môi trường cho các tổ chức cá nhân.
Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là mục tiêu hướng tới của công tác
bảo vệ môi trường của nước ta.Tuy nhiên hoạt động trong lĩnh vực môi trường với
nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ở nước ta còn khá mới mẻ vì vậy trong luật
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
6


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
bảo vệ môi trường nhà nước ta đã quy định các ưu đãi về đất, thuế, hỗ trợ tài chính,
thủ tục hành chính,…cho các cơ quan , tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia và
hoạt động trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường như thu gom, vận chuyển, xử lý, tái
chế, quản lý, nghiên cứu công nghệ,sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường .
Ngày 12/12/2008 bộ tài chính đã ban hành thông tư số 121 /2008/TT-BTC về cơ
chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính cho hoạt động đầu tư quản lý chất thải rắn. Thông tư
này hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính áp dụng đối với tổ chức, cá nhân
trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có một trong các hoạt động đầu tư quản lý
chất thải rắn gồm: đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn; thu gom, vận chuyển
chất thải rắn và các hợp tác xã, hộ gia đình thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý
chất thải rắn tại khu vực điểm dân cư nông thôn, làng nghề chưa có dịch vụ thu
gom, vận chuyển chất thải rắn. Các ưu đãi đó là: Ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất và chi phí giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà
nước, hỗ trợ đầu tư bằng nguồn tín dụng ưu đãi, ưu đãi về thuế, hỗ trợ nghiên cứu
và phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải rắn, hỗ trợ đào tạo lao
động.
Ngày 14/1/2009 chính phủ đã ban hành nghị định số 04/2009/NĐ-CP về ưu
đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường quy định về ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn;
miễn, giảm thuế, phí đối với hoạt động bảo vệ môi trường; trợ giá, hỗ trợ tiêu thụ

sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường và các ưu đãi, hỗ trợ khác đối với hoạt
động và sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường. Các ưu đãi trong nghị định mới
này đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các cá nhân cũng như doanh nghiệp, đặc
biệt là các ưu đãi về thuế. Theo đó các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư hoạt
động bảo vệ môi trường, đáp ứng các tiêu chí cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh
vực môi trường được áp dụng thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với
phần thu nhập của doanh nghiệp có được từ dự án đầu tư hoạt động trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư hoạt động trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định được miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu
nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo, các
doanh nghiệp thành lập mới khác được miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu
thuế và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo.
Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được mà tổ chức, cá
nhân có dự án đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường cần nhập khẩu để sử dụng trực
tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc đối tượng
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
7


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
không chịu thuế giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, Thông tư cũng hướng dẫn về chi phí
thực hiện hoạt động quảng bá sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường, chi phí xây
dựng các bộ phim, phóng sự khoa học về bảo vệ môi trường... của doanh nghiệp,
hợp tác xã có dự án đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường được tính vào chi phí được
trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức chi thực tế nếu
đáp ứng điều kiện về hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Với quan điểm quản lý tổng hợp chất thải rắng là trách nhiệm chung của toàn
xã hội, ngày 17/12/2009 thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về

quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Quản lý tổng
hợp chất thải rắn dựa theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, theo đó
các tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách
nhiệm đóng góp kinh phí, khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp
luật; Quản lý chất thải rắn phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp, nhằm
phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu,
tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp. Từ quan
điểm trên, chiến lược đặt ra mục tiêu đến năm 2025, 100% các đô thị có công trình
tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình; 100% tổng lượng chất thải
rắn sinh hoạt đô thị, 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và
nguy hại, 90% tổng lượng chất thải rắn xây dựng đô thị và 90% lượng chất thải rắn
phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn được thu gom và xử lý đảm bảo môi
trường. Lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại sẽ giảm
85% so với năm 2010.Để đạt được các mục tiêu trên, nhiệm vụ đặt ra là phải phòng
ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải rắn; thúc đẩy phân loại chất thải rắn tại
nguồn; đẩy mạnh thu gom và vận chuyển chất thải rắn; tăng cường tái sử dụng, tái
chế chất thải... Giải pháp chiến lược được đưa ra là quy hoạch quản lý chất thải rắn.
Theo đó, sẽ lập và thực hiện quy hoạch xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn
cho các vùng kinh tế của cả nước. Tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ lập và
thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn; trong đó, xây dựng và thực hiện quy
hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn tới tận phường, xã.Song song với quy hoạch
quản lý chất thải rắn là các giải pháp về hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ
chế chính sách về quản lý chất thải rắn; thiết lập cơ sở dữ liệu và hệ thống quan trắc
dữ liệu về chất thải rắn toàn quốc; thúc đẩy nghiên cứu khoa học và một biện pháp
hết sức quan trọng là tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo
vệ môi trường. Cụ thể, xây dựng và thực hiện các chiến dịch truyền thông nâng cao
nhận thức cộng đồng, khuyến khích tham gia vào các hoạt động phân loại tại nguồn,
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
8



Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
giảm thiểu, tái chế tái sử dụng chất thải rắn, hạn chế sử dụng túi nilon, không đổ rác
bừa bãi... Đưa giáo dục môi trường vào các cấp học; thực hiện các hoạt động thí
điểm, các sáng kiến giúp quản lý chất thải rắn tốt hơn.Quỹ tái chế chất thải rắn cũng
sẽ được thành lập nhằm hỗ trợ cho các hoạt động giảm thiểu và tái chế chất thải rắn.
Đồng thời, huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn, tìm
kiếm hỗ trợ từ các nguồn vốn ODA...
2, Khái quát về quy định quản lý chất thải rắn của Hải Phòng:
Với mục tiêu giữ gìn thành phố Hải Phòng ngày càng xanh, sạch đẹp, mới
đây, ngày 15/7/2010 Hội đồng nhân dân TP Hải Phòng đã ký Nghị quyết số 09/NQHD ND nhiệm vụ, giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn ở nông thôn trên địa bàn
thành phố giai đoạn 2010 – 2020
Quy định về xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hải Phòng là quy định
rất mới áp dụng cho mọi đối tượng lưu trú trên thành phố. Đây là quy định rất chặt
chẽ và là một công cụ mạnh nhẳm quản lý triệt để chất thải rắn.Theo nghị quyết
này, chất thải rắn thông thường bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn xây
dựng và chất thải rắn công nghiệp không nguy hại. Một trong những quy định quan
trọng của nghị quyết này là thành phố giao cho Sở Xây dựng thực hiện quản lý nhà
nước đối với chất thải rắn thông thường, chịu trách nhiệm về công tác thu gom, vận
chuyển chất thải, quản lý các khu xử lý rác tập trung của thành phố. Đồng thời
hướng dẫn kiểm tra UBND các quận, huyện, thị xã các đơn vị vệ sinh môi trường
thực hiện quy định của UBND TP. Mọi tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có trách
nhiệm thực hiện các quy định vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh khu vực làm việc,
nơi công cộng, nơi cư trú, không để rác, đất, phế thải trên hè, đường, trước cửa cơ
quan và nhà của mình.
Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình làm phát sinh chất thải rắn sinh hoạt phải thực
hiện phân loại chất thải tại nguồn và phải lưu giữ chất thải bảo đảm vệ sinh môi
trường, đổ chất thải đúng nơi quy định. Các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành
các cơ sở phát sinh chất thải rắn công nghiệp phải tự tổ chức lưu giữ an toàn các

chất thải rắn công nghiệp không nguy hại trong khu vực sản xuất, kinh doanh của
mình và ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển về nơi
xử lý, tiêu huỷ theo quy định. Các đơn vị làm công tác vệ sinh môi trường thực hiện
hàng ngày việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình, tổ
chức các điểm tập kết về nơi xử lý theo quy định và có trách nhiệm theo dõi, kiểm
tra việc thu gom, bảo đảm vệ sinh môi trường. Đồng thời kiểm tra, phát hiện các
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
9


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
trường hợp gây ô nhiễm môi trường, bụi bẩn đường phố, ảnh hướng đến trận tự an
toàn giao thông và phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý theo quy
định. Đồng thời chủ động thu dọn, khắc phục ngay để bảo đảm cho đường phố sạch
đẹp, thông thoáng. Xe vận chuyển chất thải xây dựng dạng đất, bùn, hữu cơ phải là
xe chuyên dùng bảo đảm không làm rò rỉ, rơi vãi khi vận chuyển. Các phương tiện
vận chuyển vật tư, vật liệu rời, phế thải xây dựng khi ra khỏi công trường xây dựng
phải được rửa sạch không gây bẩn trên đường phố. Tại quyết định này, UBND TP
cũng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xã hội hoá trong lĩnh vực thu
gom, phân loại, vận chuyển, xử lý và đâu tư xây dựng, chuyển giao công nghệ xử lý
chất thải rắn thông thường.
Tại nghị quyết này, thành phố nghiêm cấm các hành vi vứt, đổ chất thải rắn
thông thường không đúng thời gian và nơi quy định; để chất thải ra vỉa hè, lòng
đường, đổ ra hệ thống thoát nước, sông, hồ, công viên, vườn hoa, hệ thống đê
điều...Cấm để chất thải rắn xây dựng ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông,
ô nhiễm môi trường, bụi bẩn làm hư hỏng các công trình hạ tầng đô thị. Thành phố
cũng yêu cầu các đơn vị làm công tác vệ sinh môi trường không thu gom, vận
chuyển chất thải không đúng thời gian quy định gây ùn tắc giao thông, để chất thải
lưu cữu gây ô nhiễm môi trường.

Tất cả các vi phạm về quy định quản lý chất thải rắn thông thường sẽ bị xử
phạt theo Nghị định 23/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể, phạt tiền từ 100.000
đến 300.000 đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đổ chất thải rắn sinh hoạt không
đúng nơi quy định. Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với tổ chức, cá
nhân làm rơi vãi chất thải rắn trong quá trình thu gom, vận chuyển. Phạt tiền từ 10
triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với tổ chức, cá nhân vận chuyển và đổ chất thải
không đúng nơi quy định. Trường hợp các phương tiện vận chuyển chất thải hoạt
động không đúng thời gian quy định gây cản trở giao thông cũng sẽ bị xử phạt
nghiêm. Ngoài các hình thức xử phạt trên, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn
bị áp dụng các biện pháp như: Buộc khắc phục tình trạng mất vệ sinh môi trường do
vi phạm gây ra hoặc buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. Chịu mọi chi phí thuê,
khắc phục tình trạng mất vệ sinh do hành vi vi phạm gây ra. Đối với các đơn vị, tổ
chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ nếu có hành vi vi phạm và bị xử lý vi phạm hành
chính lần thứ 3 sẽ bị đề nghị thu hồi đăng ký kinh doanh.
II, Thực trạng môi trường, thực trạng quản lý và bảo vệ môi trường quận Kiến
An:
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
10


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
2.1, Thực trạng chất thải rắn của Hải phòng:

Khoa Môi trường

Các khu đô thị tuy chỉ chiếm 24% dân số của cả nước, nhưng lại phát sinh
tới 50% tổng lượng chất thải của cả nước. Nguyên nhân chính là do số dân tập trung
cao, nhu cầu tiêu dùng lớn, hoạt động thương mại đa dạng và tốc độ đô thị hoá cao.
Là một trong năm thành phố lớn nhất cả nước, Hải Phòng là đô thị có mức phát thải
chất thải rắn hàng ngày rất lớn trong đó phần lớn là rác thải sinh hoạt. Lượng chất

thải này gia tăng trung bình 15-20% một năm vì vậy đây là thách thức môi trường
rất lớn với Hải Phòng.
Thành phần các loại CTR tại thành phố Hải Phòng

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
11


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Khoa Môi trường

Bảng: thành phần và hình thức xử lý CTR đang được áp dụng
TT
1

Chất thải
Chất thải
hoạt

Thành phần chính

Hình thức xử lý

sinh -Chất vô cơ: gạch, đá vụn ,tro, -chôn lấp hợp vệ sinh:
xỉ than, sành sứ…
83%
-chất hữu cơ: rau củ quả, rác -sản xuất phân hữu
nhà bếp,…
cơ-vi sinh:7%

-nhựa, nilon, kim loại, giấy…
-các chất thải khác

-tái chế:10% tự phát
tại các làng nghề

2

Chất thải công Can sơn, dung môi, bùn thải Xử lý tại khu xử lý
nghiệp
công nghiệp, giẻ dính dầu mỡ, chất thải công nghiệp
bùn thải,…

3

Chất thải
dựng

4

Chất thải y tế

xây Đất đào hố móng, gạch ngói Chôn lấp hợp vệ sinh
vôi vữa,…
Bông băng, dụng cụ y tế, bệnh Xử lý bằng công nghệ
phẩm,…
lò đốt

Theo thống kê chưa đầy đủ, chất thải rắn công nghiệp ở Hải Phòng mỗi ngày
có khoảng 750 tấn, trong đó mới thu gom 85-90% và xử lý được khoảng 60% lượng

thu gom này. Công tác xử lý, tiêu hủy, tái chế chủ yếu dựa vào chôn lấp hợp vệ sinh
tại một số bãi rác. Trong khi đó, phế thải xây dựng (trên 1000 tấn/ngày) chưa được
thu gom triệt để.
Tại các khu vực nông thôn, do chưa có quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải
rắn nên đã hình thành các bãi rác tự phát với quy mô diện tích từ vài chục đến vài
trăm m2. Các bãi rác này phần lớn tận dụng vùng đất trũng, ao, hồ và không được
phân loại chất thải, không lót đáy, không có hệ thống thu gom nước rỉ rác… gây ô
nhiễm môi trường xung quanh.
Hiện tại, chất thải rắn y tế nguy hại của một số bệnh viện đã được thu gom
và xử lý tập trung tại lò đốt chất thải y tế Kiến An, phần tro xỉ được đóng rắn và
chôn lấp.
Trong khi đó, các bãi chôn lấp chất thải rắn hiện đã sắp đầy gây nên tình trạng thiếu
bãi chôn lấp. Đây thực sự là một khó khăn rất lớn của Thành phố.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
12


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
2.2, Thực trạng quản lý chất thải rắn quận Kiến An:

Khoa Môi trường

2.2.1, Hiện trạng chất thải rắn quận Kiến An:
Kiến An là quận trung tâm với diện tích nhỏ nhất trong các quận huyện của
Hải Phòng: 29,6 km2 với dân số lên tới trên 8,4 vạn người, mật độ bình quân 34.159
người/km2 (năm 2012) Là quận có dân số đông với nhiều các sơ quan công sở, bệnh
viện, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí…, đặc biệt là khu Nam Sơn là nơi
tập trung nhiều nghề, vì vậy khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày của quận là
không nhỏ.
Bảng: khối lượng rác thu gom trong ngày Quận Kiến An năm 2012


Chiều dài
47004(m)

Khối lượng
rác ngày
(kg/ngày)

Khối lượng
rác đêm
(kg/ngày)

Tổng cộng

80.519

31.301

65.70

87.891

1

Tràng Minh

9.650

4.910


8.400

13.31

2

Nam Sơn

11.650

4.640

5.850

10.49

3

Bắc Sơn

10.336

2.570

5.950

7.520

4


Phù Liễn

9.560

3.010

6.800

9.710

5

Đồng Hòa

8.047

4.911

11.250

16.151

6

Ngọc Sơn

6.537

2.260


7.000

9.260

7

Quán Trữ

7.938

2.940

6.600

8.540

8

Trần Thành Ngọ

7.948

2.190

7.450

9.640

9


Văn Đẩu

8.853

3.870

6.400

10.270

STT

Tên phường

Tổng
(kg)

(Nguồn: CTTNHH Công trinh công cộng và xây dựng )
Theo thống kê của công ty công trình công cộng và xây dựng Hải Phòng thì
thành phần chất thải sinh hoạt của thành phố bao gồm:
 Rác hữu cơ:41,98 %
 Giấy: 5,27%
 Nhựa, cao su: 7,19%
 Len, vải: 1,75%
 Thủy tinh: 1,42%
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
13


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

 Đá, đất sét, sành sứ: 6,89%

Khoa Môi trường

 Xương, vỏ hộp : 1,27%
 Kim loại: 0,59%
 Tạp chất (10mm) : 33,67%
Độ ẩm của chất thải là 40,1% .Tỷ trọng chất thải: 0,380
Với khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày lên tới ~200 tấn/ngày
tương đương với khoảng 70.000 tấn/năm, nếu không được thu gom và xử lý đây sẽ
là nguồn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân
cũng như ngành du lịch của địa phương.
Là đơn vị thành viên trực thuộc công ty TNHH Nhà nước một thành viên
công trình công cộng và xây dựng Hải Phòng được giao nhiệm vụ quản lý, thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường và thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn
quận Kiến An. Với nhiệm vụ được giao xí nghiệp đã hoàn thành tốt với tỷ lệ thu
gom rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày là trên 99%, giữ gìn tốt vệ sinh môi
trường trên địa bàn quận, tăng cường tuyên truyền ngày càng nâng cao hơn ý thức
người dân trong bảo vệ môi trường.Tuy nhiên quá trình thực hiện nhiệm vụ xí
nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn và hạn chế như: ý thức của một bộ phận người dân
và khách du lịch chưa cao, các đường phố và ngõ nhỏ đặc biệt là khu vực Núi Thiên
Văn gây nhiều khó khăn cho công tác thu gom, hình thức thu gom rác với phương
tiện thu gom chủ yếu là xe ô tô gây chi phí vận chuyển lớn, thời gian thu gom rác
giữa các chuyến kéo dài .Đồng thời nguồn nhân lực và phương tiện thu gom còn
thiếu.
Là khu vực trung tâm vì vậy trên địa bàn Kiến An là khu vực tập trung rất
nhiều các cơ quan công sở, bệnh viện,.. vì vậy không chỉ thực hiện nhiệm vụ thu
gom rác thải sinh hoạt của các khu dân cư trên địa bàn và bảo đảm vệ sinh môi
trường đường phố, Công ty cũng đã thực hiện nhiều hợp đồng thu gom và xử lý rác
thải cho các cơ quan công sở, các nhà hàng khách sạn, TTTM, bệnh viện trên địa

bàn quận.
Bảng: Một số cơ quan xí nghiệp MTĐT đã thực hiện thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải
STT
1

Tên cơ quan
UBND Kiến An

Nội dung công việc
Thực hiện thu chứa, thu gom vận chuyển và xử
lý chất thải

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
14


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Khoa Môi trường

2

Khách sạn Kiến An

Thực hiện thu chứa, thu gom vận chuyển và xử
lý chất thải

3


Bệnh viện Kiến An

Vệ sinh, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải
y tế

4

Bệnh viện Nhi

Vệ sinh, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải
y tế

5

Bệnh viện Lao Phổi

Vệ sinh, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải
y tế

6

Ban quản lý chợ Kiến An

Cung cấp dịch vụ vệ sinh, thu gom vận chuyển
chất thải

7

Ban quản lý chợ Đầm
Triều


Cung cấp dịch vụ vệ sinh, thu gom vận chuyển
chất thải

8

Công ty thương mại ánh
Dương

Cung cấp dịch vụ vệ sinh, thu gom vận chuyển
chất thải

2.2.2, Ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường cần nhất là ý thức của mỗi cá nhân. Tuy nhiên ý thức của
một bộ phận không nhỏ người dân trong việc thải bỏ rác thải có thể nói là rất kém,
việc quy định giờ để người dân bỏ rác để tiến hành thu gom gần như không có ý
nghĩa với nhiều người. Bắt đầu từ tháng 11-2012, theo sự chỉ đạo của công trình
công cộng và xây dựng Hải Phòng, xí nghiệp đã tổ chức thu gom rác tại các điểm
dân cư 2 lần, vào 18 giờ và 20 giờ, đồng thời đã giao cho các tổ sản xuất lập lịch
trình, thời gian thu gom rác cụ thể để gửi đến từng tổ dân phố, cụm dân cư thông
báo rộng rãi trong toàn dân cư trên địa bàn biết thời điểm đổ rác, điểm tập kết rác
ngoài ra xí nghiệp cũng đưa vào sử dụng các xe tải nhỏ như một chuyến đệm để đi
thu gom rác ở trên những tuyến phố lớn, khắc phục tình trạng còn ùn ứ rác sau giờ
thu gom.Tình trạng bỏ rác không đúng nơi và giờ quy định dù đã có những chuyển
biến tích cực nhưng vẫn còn tình trạng người dân không tuân thủ quy định bỏ rác ra
vệ đường gây ô nhiễm môi trường và mất mĩ quan đô thị.
Không chỉ ý thức của một bộ phận người dân trong khu vực chưa cao mà
nhiều khách tham quan du lịch cũng chưa có ý thức trong bảo vệ môi trường. Việc
du khách khi tham quan ăn uống rồi vứt rác bừa bãi ra đường, vỉa hè, thảm cỏ,.. là
khá phổ biến. Để khắc phục tình trạng này từ giữa năm 2012 trên hầu hiết tất cả các

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
15


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
tuyến phố chính đều đã được trang bị hệ thống thùng rác công cộng hai ngăm với
khoảng cách đặt chỉ từ 30-50m/thùng tuy nhiên việc khách du lịch bỏ rác không
đúng nơi quy định vẫn còn tồn tại gây ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường
hoặc bỏ rác vào thùng nhưng không phân loại để bỏ đúng loại chất thai phù hợp vào
thùng. Để khắc phục tình trạngvứt rác bừa bãi tại các khu vực tham quan vui chơi xí
nghiệp luôn phải bố trí công nhân thu gom để giữ gìn vệ sinh tại các địa điểm trên.
2.2.3, Tình hình phân loại rác trên địa bàn
Thành phần trong rác thải đô thị khá đa dạng trong đó bao gồm một thành
phần không nhỏ còn giá trị có thể tái sử dụng hoặc tái chế để tái sử dụng không chỉ
tránh lãng phí khi chôn lấp, giảm chi phí xử lý mà còn tạo hiệu quả kinh tế cao. Vì
vậy việc phân loại rác không chỉ có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề xử lý và môi trường
mà còn có ý nghĩa lớn trong tiết kiệm tài nguyên, tạo hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Hải Phòng nói chung và quận Kiến An nói riêng
hiện nay chưa được phân loại chính thức tại nguồn mà chỉ một phần chất thải rắn
được phân loại mang tính tự phát do một số người dân, người đồng nát, người bới
rác và những người công nhân thu gom rác tận dụng các chất thải có thể tái chế như
kim loại, nhựa, thuỷ tinh… hoặc được sử dụng lại cho mục đích chăn nuôi như rau
và thức ăn thừa. Sự phân loại tự phát được thực hiện suốt một quá trình, từ nơi phát
sinh, nơi tập kết rác đến nơi xử lý mà điển hình là các bãi chôn lấp. Cách phân loại
này đạt hiệu quả không cao, không thể thu gom triệt để các thành phần còn giá trị sử
dụng trong rác thải và còn gây ảnh hưởng xấu đến công tác thu gom rác thải bởi
những người bới rác thường không có ý thức bỏ rác lại đúng nơi quy định sau khi
họ bới tìm phế liệu trong rác thải của người dân.


Bảng: Sơ đồ lưu chuyển các thành phần có thể tái chế trong rác thải thông thường

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
16


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Nguồn sản sinh rác
(Hộ gia đình,chợ, nhà
hàng, khác sạn,..

Khoa Môi trường

Người thu mua phế
liệu

Người thu gom
phế liệu
Thu gom bằng xe đẩy
tay

Ngành công nghiệp
tái chế
Người nhặt rác

Vận chuyển

Bãi chôn lấp


Người thu gom,
mua phế liệu

Người mua phế liệu

Để thay đổi thực trạng này trong 3 năm từ 2009-2013 tại Hải Phòng ,thành
phố đã sự phối hợp công trình công cộng và xây dựng Hải Phòng, công ty đã tổ
chức thực hiện phân loại rác tại nguồn thí điểm tại Lê Chân,Ngô Quyền ,Kiến
An.Theo đó công trình công cộng và xây dựng Hải Phòng thí điểm thực hiện phân
loại rác tại phường Nam Sơn từ 1/7/2009 sau đó từ kết quả đạt được sẽ nhân rộng
mô hình ra các phường khác và toàn thành phố.
Để thực hiện tốt phân loại rác tại nguồn tại phường,công ty công trình công
cộng và xây dựng Hải Phòng đã chủ động phối hợp với ban quản lý Hải Phòng và
UBND phường Nam Sơn thực hiện:
 Lập danh sách các hộ dân trên địa bàn phường
 Khảo sát địa bàn để xác định các địa điểm tập kết đặt các thùng thu gom phân
loại rác dung tích 240 lít gồm 39 điểm đặt thùng và 13 điểm tập kết thùng.
 Xây dựng phương án triển khai công tác chi tiết thông báo đến các cơ quan liên
quan và đến từng tổ dân phố, hộ gia đình.

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
17


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
 Tổ chức cấp phát thùng đựng rác cho các hộ gia đình để các hộ dân sử dụng
đựng rác phân loại.Mỗi hộ gia đình sẽ được phát 2 thùng khác nhau tương ứng
để đựng rác vô cơ và hữu cơ.
 Sơn 1 số xe thu gom đẩy tay sẵn có thành 2 màu xanh và vàng để phục vụ công

tác thu gom.
 Tổ chức tập huấn công tác thu tác thu gom và quy trình tới toàn bộ công nhân
thu gom trên địa bàn và đội ngũ công nhân lái, phụ xe.
 Tổ chức gặp mặt các tổ dân phố, hội phụ nữ để quán triệt công tác đôn đốc
 Tổ chức cấp phát tờ rơi và tuyên truyền đến các hộ dân, hộ kinh doanh trên địa
bàn.
 Hàng ngày vào giờ thu gom rác tại các điểm đặt thùng bố trí cán bộ công nhân
viên hướng dẫn người dân
 Ban quản lý dự án tổ chức họp giao ban định kỳ với lãnh đạo các ban ngành
đoàn thể trong phường
 Tổ chức các buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm
 Hàng tháng tổ chức họp sơ kết rút kinh nghiệm thực hiện
Sau 6 tháng thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn phường
Nam Sơn đã thu được một số kết quả:
 Khối lượng rác hữu cơ trung bình 2,2 tấn/ ngày
 Khối lượng rác vô cơ: trung bình 2,5 tấn/ngày
 Dự án triển khai theo đúng kế hoạch và đã đạt được các mục tiêu đề ra.
 Đại đa số người dân trong phường đều ủng hộ thực hiện dự án
 Giữ gìn tốt vệ sinh môi trường, tình trạng đổ rác không đúng giờ đặc biệt giảm.
 Bước đầu tạo được ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và cảnh quan khu vực của
nhân dân
 Giảm bớt xe thu gom trên đường phố, góp phần giảm lưu lượng xe lưu thông
tránh ùn tắc.
Về mặt xã hội dự án cũng đã có ý nghĩa tích cực trong cộng đồng dân cư

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
18


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Khoa Môi trường
 Tạo ý thức và phong trào thi đua phân loại rác tại nguồn sâu rộng trong quần
chúng nhân dân, tạo được đà cho những dự án cao hơn trong công tác phân loại
rác
 Hình thành được những thói quen tốt của người dân trong nếp sống hàng ngày
như đổ rác đúng giờ, đúng địa điểm, không vứt rác bừa bãi ra đường và những
nơi công cộng.
 Tạo lập được mô hình tốt và đúng hướng, gây được cảm tình trong xã hội.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn một số những tồn tại cần
khắc phục.Cụ thể đó là:
 Vẫn còn một số gia đình, cá nhân ý thức, nhận thức chưa cao, chưa thực hiện
đúng quy trình phân loại, chất lượng phân loại chưa đúng hoặc chưa được tốt.
 Vẫn còn một số hộ gia đình, cá nhân vất rác không đúng giờ quy định.
 Nhiều hộ gia đình vẫn sử dụng túi nilon tự có mà không sử dụng thùng đựng rác
được phát.
Qua thí điểm thực hiện phân loại rác trên địa bàn phường Nam Sơn đã thu
được nhiều kết quả khả quan. Mô hình phân loại rác thải đã áp dụng thành 3 loại:
hữu cơ, vô cơ và tái chế là phù hợp với điều kiện dân trí, hạ tầng và năng lực quản
lý môi trường ở Hải Phòng nói chung và quận Kiến An nói riêng. Qua thực hiện
nhận thấy để dự án thực sự đi vào cuộc sống và được sự ủng hộ của người dân thì
công tác tuyên truyền là vô cùng quan trọng, vấn đề này phải được thực hiện tốt
trước khi triển khai và nhân rộng, công tác tuyên truyền phải làm cho không chỉ
người dân mà chính người quản lý môi trường coi phân loại rác tại nguồn là một
thói quen. Sau thời gian thí điểm tại phường Nam Sơn ban quản công ty công trình
công cộng và xây dựng Hải Phòng sẽ rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình ra các
phường khác.
2.2.4, Hiện trạng quản lý và thu gom rác thải của công ty công trình công cộng
và xây dựng Hải Phòng
Để thực hiện tốt công tác quản lý và thu gom chất thải rắn tại địa bàn quận
Kiến An, công ty công trình công cộng và xây dựng Hải Phòng đã có đội ngũ kỹ sư,

cán bộ quản lý môi trường trình độ cao thuộc các lĩnh vực : Môi trường, kinh tế ,
xây dựng,… với nhiều kinh nghiệm bảo đảm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được
giao. Bên cạnh đội ngũ quản lý là đội ngũ công nhân có tay nghề cao, trang bị hiện
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
19


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
đại đảm nhận công tác vệ sinh môi trường trên các tuyến đường, hộ dân cư và nhiều
cơ quan đơn vị trên địa bàn.
BIỂU NĂNG LỰC CÁN BỘ CHUYÊN MÔN VÀ KỸ THUẬT CỦA
CÔNG TY CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG VÀ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG
STT

Cán bộ chuyên môn
và kỹ thuật

Số lượng

Thâm niên công tác
1-5 năm

5-10 năm

>10 năm

1

Cử nhân môi trường


05

2

Cử nhân sinh hóa

01

3

Cử nhân kinh tế

15

4

Cử nhân luật

05

5

5

Cử nhân khác

05

5


6

TC xây dựng

01

1

7

TC kinh tế

11

01

43

1

Tổng

5
1
8

7

10

13

29

BIỂU NĂNG LỰC CÔNG NHÂN KỸ THUẬT CỦA XÍ NGHIỆP
STT

Công nhân theo nghề

Số
lượng

Bậc
1/4

Bậc
2/4

Bậc
3/4

Bậc 4/7
đến 7/7

1

Công nhân lái, phụ xe
vận chuyển rác

45


16

17

8

4

2

Thợ điện, nước

3

1

2

3

Thợ cơ khí, hàn

6

4

2

4


Thợ sửa chữa xe, máy

5

3

2

5

Công nhân vệ sinh môi
trường

327

16

7

260

7

Công nhân vệ sinh sông
nghiệp

10

1


4

5

44

DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN VÀ VỆ
SINH ĐƯỜNG PHỐ
STT

Tên thiết bị

Số lượng

Trọng tải xe
(tấn/xe)

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
20


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Khoa Môi trường

I, Vận chuyển rác
1

Mercedes


2

5

2

Iveco

2

8

3

Mitsu 3,8

3

3,8

4

Mitsu 6,2

7

6,2

5


Hino

3

7

6

Huyndai

4

5

7

MTR 97

5

5

8

MTR 92

2

5


II, Xe vận chuyển đất
1

IFA Ben

2

5

2

Kamaz

2

5

3

Solar 170 W( xe gầu xúc)

1

4

SamSung

4


12

III, xe vệ sinh đường
1

Xe quét hút

5

2

Xe rửa đường

7

Là địa bàn đông dân cư với mật độ giao thông cao vì vậy việc thu gom và
vận chuyển rác thải trên địa bàn phải đảm bảo vừa thu gom được tối đa lượng rác
phát sinh lại phải vừa tránh gây ùn tắc giao thông. Để giải quyết khó khăn này công
ty công trình công cộng và xây dựng Hải Phòng đã tổ chức phân chia thời gian thu
gom thành thời gian thu gom ngày và thời gian thu gom đêm với thời gian cụ thể.
BẢNG: KHỐI LƯỢNG THU GOM RÁC NGÀY
( Từ 4h30 đến 18h hàng ngày)
Thời gian thu
gom

Khu phố (kg)

Nông thôn (kg)

Tổng (kg)


4h30-7h

5.150

9.800

14.950

7h-10h

1.000

1.400

2.400

10h-13h

2.300

1.350

3.650

13-15h

1.850

1.300


3.150

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
21


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
15-18h

2.350

3.650

Tổng (kg)

10.65

15.50

Khoa Môi trường
5.70

(nguồn: công ty công trình công cộng và xây dựng Hải Phòng)

BẢNG: KHỐI LƯỢNG RÁC THU GOM ĐÊM
( Từ 18h đến hết rác)
Thời gian thu
gom


Khu phố (kg)

Nông Thôn
(kg)

Tổng (kg)

18-20h

32.300

9.550

41.85

20-22h

20.950

4.450

25.40

22-24h

25.450

1.600

27.05


0h- hết

12.400

0

12.400

Tổng (kg)

91.100

15.600

Trong đó:
- Khu phố - TTTM gồm các Nam Sơn,Quán Trữ,Bắc Sơn,Trần Thành
Ngọ,Ngọc Sơn
- Khu Nông Thôn ; Tràng Minh,Đồng Hòa,Văn Đẩu,Phù Liễn

Bảng : khối lượng rác trong ngày của quận

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
22


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Khoa Môi trường


Do đặc điểm về quy mô dân số, địa hình và đặc biệt là mạng lưới giao thông
dày nhưng phần lớn là các tuyến phố nhỏ với mật độ giao thông lớn dễ sảy ra ùn tắc
giao thông bởi vậy công tác thu gom rác thải trên địa bàn Kiến An có đặc điểm
riêng dễ nhận thấy đó là việc thu gom rác thải sinh hoạt của người dân chủ yếu diễn
ra vào ban đêm, thời gian từ 18h tối. Lượng rác thu gom vào thời gian này chiếm
khoàng 70- 75% khối lượng rác thu gom hàng ngày.Thời gian này cũng là thời gian
thu gom đạt hiệu quả cao nhất bởi đây là thời điểm cuối ngày, lượng rác thải được
người dân thải bỏ là lớn nhất và công tác thu gom cũng thuận tiện nhất do ít có sự
cản trở của nhiều phương tiện giao thông.Rác thải thu gom vào thời điểm này bao
gồm rác thải thu gom từ hệ thống thùng rác công cộng, rác thải sinh hoạt của người
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
23


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
dân tại các hộ gia đình, các cơ quan công sở và rác từ vệ sinh hè phố.Đây cũng là
thời điểm hoạt động của các xe tải thu gom lớn để vận chuyển rác từ các điểm tập
kết tới bãi chôn lấp và xử lý. Vào thời gian thu gom ngày lượng rác thải thu gom
chủ yếu là rác do công nhân vệ sinh đường phố thu dọn do một số người dân thiếu ý
thức vất trên vỉa hè, ven đường, rác quét đường. Lượng rác này có khối lượng
không lớn nhưng phát sinh nhỏ lẻ trong thời gian cả ngày vì vậy gây rất nhiều khó
khăn trong công tác thu gom, gây ảnh hưởng lớn đến vệ sinh môi trường và mĩ quan
đường phố.Ngoài ra một số khu vực có thời gian thu gom rác ngày do có mật độ
dân số đông, địa bàn rộng hoặc các chợ lớn phát sinh nhiều chất thải trong ngày tuy
nhiên thời gian thu gom tại các khu vực này là vào các giờ có mật độ giao thông
thấp để tránh gây ùn tắc giao thông.Việc thu gom rác ngày dựa hoàn toàn vào đội
ngũ công nhân vệ sinh môi trường với phương tiện là xe đẩy tay có kích thước nhỏ
không gây cản trở giao thông.
Phần lớn lượng rác thải sinh hoạt thu gom trên địa bàn quận được tập kết vào

ban đêm tại điểm tập kết trên các tuyến đường chính thuận tiện cho việc tập kết thu
gom nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sự lưu thông của các phương tiện sau đó
vận chuyển và xử lý chủ yếu bằng hình thức chôn lấp tại khu Đình Vũ – Hải An
công ty công trình công cộng và xây dựng Hải Phòng.Ngoài ra một phần nhỏ rác
thải hữu cơ được phân loại thì được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất
phân hữu cơ.
Bãi rác Đình Vũ) cách trung tâm Thành phố Hải Phòng 54 km được xây
dựng từ năm 2004 với quy mô ban đầu là 13,5 ha và đưa vào hoạt động từ tháng
9/2004 đến nay và được quy hoạch thành các khu chức năng như: Khu xử lý chất
thải sinh hoạt, khu xử lý chất thải công nghiệp, khu xử lý chất thải làm phân
compost, khu xử lý rác theo phương pháp đốt, khu xử lý nước rỉ rác và khu văn
phòng, phụ trợ.. Khu xử lý rác thải sinh hoạt gồm 9 ô chôn lấp với diện tích 53,49
ha, xử lý chất thải sinh hoạt theo phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh với dự kiến ban
đầu là sẽ tiếp nhận rác thải thải sinh hoạt của Hải Phòng trong khoảng thời gian 2530 năm.Tuy nhiên hiện nay, rác thải đã được chôn lấp đầy4,5 ô, khối lượng đã được
chôn lấp khoảng 7.500.000 tấn. Mỗi ngày, khu Đình Vũ tiếp nhận khoảng 3.2003500 tấn rác thải sinh hoạt và khối lượng ngày càng tăng. Dự kiến đến năm 2015,
các ô chôn lấp sẽ đầy, không còn khả năng tiếp nhận xử lý.

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
24


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
III, Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ môi trường:
Quản lý và bảo vệ môi trường mang ý nghĩa hết sức quan trọng bởi các tác
động của môi trường là tác động tổng hợp lên toàn xã hội. Công tác bảo vệ và quản
lý môi trường cần phải diễn ra thường xuyên và liên tục theo hướng ngày càng phát
triển nâng cao về năng lực, hiện đại về trang thiết bị nhằm đạt hiệu quả ngày càng
cao và phù hợp với tình hình thực tiễn. Với mục tiêu ngày càng nâng cao hiệu quả
quản lý và bảo vệ môi trường, công ty công trình công cộng và xây dựng Hải Phòng

với sự chỉ đạo của công ty môi trường đô thị Hải Phòng và thực hiện những giải
pháp phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn cũng như phù hợp với năng lực của
công ty.
-Bảo vệ môi trường quan trọng nhất là ở ý thức của từng người dân, nếu
người dân không có ý thức trong công tác bảo vệ môi trường thì mọi kế hoạch, mọi
giải pháp đưa ra đều sẽ không thể thực hiện được.Chính vì vậy nâng cao ý thức của
người dân luôn là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của công ty. Trong
thời gian thực hiện thí điểm công tác phân loại rác tại nguồn tại phường Nam Sơn,
tại các điểm thu gom rác vào giờ người dân đổ rác luôn có cán bộ của công ty được
bố trí để hướng dẫn người dân phân loại rác và tuyên truyền về lợi ích của việc phân
loại rác cho người dân nhằm thay đổi nhận thức của mọi người về hành động này.
Trước khi phân loại rác được diễn ra công ty công trình công cộng và xây dựng Hải
Phòng, ban quản lý cũng đã tổ chức rất nhiều cuộc họp với các tổ dân phố, tổ chức
tiếp xúc lấy ý kiến của người dân và tuyên truyền vận động trong một thời gian dài.
Chính nhờ công tác tuyên truyền được tổ chức thường xuyên liên tục với sự tham
gia của nhiều đoàn thể và chính quyền địa phương vì vậy mô hình phân loại rác tại
nguồn thí điểm tại phường Nam Sơn khi triển khai đã được sự tham gia nhiệt tình,
sự ủng hộ của người dân và đạt được hiệu quả khá cao. Với phương thức thu gom
rác mới (2 lần vào buổi tối) , lịch trình, thời gian thu gom rác cụ thể được gửi đến
từng tổ dân phố, cụm dân cư thông báo rộng rãi trong toàn dân cư trên địa bàn biết
thời điểm đổ rác, điểm tập kết rác vì vậy tình trạng bỏ rác không đúng nơi và giờ
quy định dù đã có những chuyển biến tích cực.
-Để nâng cao hiệu quả quản lý cũng như thu gom rác thải trên địa bàn, việc
đầu tư kinh phí để đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực đã có và phát triển đội
ngũ nhân lực có chuyên môn cao, đồng thời tăng cường phương tiện thu gom vận
chuyển là việc làm hết sức cần thiết.Đây là một trong những chiến lược hàng đầu để
phát triển của công ty công trình công cộng và xây dựng Hải Phòng.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Vân - Lớp: LCĐ10QM
25



×