Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Học kỳ 2 năm học 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.31 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN HỌC KÌ II
I. PHẦN VĂN BẢN
1. Bài học đường đời đầu tiên
a. Tác giả: Tô Hoài
b. Thể loại: truyện kí
c. Nội dung
- Nhân vật chính: Dế Mèn.
- Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết của Dế Choắt. Dế Mèn hối hận và rút ra bài học cho mình: “Ở đời
mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”.
d. Ý nghĩa: Tính kêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.
2. Bức tranh của em gái tôi
a. Tác giả: Tạ Duy Anh
b. Thể loại: truyện ngắn
c. Nội dung
- Nhân vật chính: Kiều Phương.
- Kiều Phương là cô bé có tài năng hội họa, tình cảm hồn nhiên, trong sáng, giàu lòng nhân hậu.
- Người anh quan sát Kiều Phương, mặc cảm vì nghĩ mình không có năng khiếu gì, xúc động khi cảm nhận
được tâm hồn, lòng nhân hậu của Kiều Phương qua bức tranh “Anh trai tôi”.
d. Ý nghĩa: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra
phần hạn chế của chính mình. Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen
ghét, đố kị.
3. Đêm nay Bác không ngủ
a. Tác giả: Minh Huệ
b. Thể loại: thơ năm chữ
c. Nội dung
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Câu chuyện cảm động về tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác Hồ đối với bộ đội và nhân dân qua cảm nhận
của người chiến sĩ.
- Tình cảm yêu mến, kính phục của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.
d. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu,
cảm phục của bộ đội, của nhân dân ta đối với Bác Hồ.


4. Lượm
a. Tác giả: Tố Hữu
b. Thể loại: thơ bốn chữ


c. Nội dung
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Lượm là chú bé hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm.
d. Ý nghĩa: Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đồng
thời thể hiện tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé
yêu nước nói chung.
5. Cô Tô
a. Tác giả: Nguyễn Tuân
b. Thể loại: kí
c. Nội dung
- Bức tranh thiên nhiên trên đảo Cô Tô sau cơn bão hiện lên tươi sáng, phong phú, độc đáo.
- Cuộc sống sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô vui tươi, thanh bình, yên ả, giản dị, hạnh phúc.
d. Ý nghĩa: Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động.
Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.
II. PHẦN TIẾNG VIỆT
1. So sánh
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình,
gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Có hai kiểu so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
- Tìm từ ngữ thể hiện phép so sánh trong ví dụ sau? Cho biết đó là kiểu so sánh nào?
a. Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
..............................................................................................................................................................................
b. Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

..............................................................................................................................................................................
c. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
Khi đến trường, cô giáo như mẹ hiền.
..............................................................................................................................................................................
2. Nhân hóa
- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con
người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ,
tình cảm của con người.
- Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là:
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.


+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
- Xác định phép nhân hóa trong ngữ liệu sau và cho biết phép nhân hóa này thuộc kiểu nào?
a. Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta
..............................................................................................................................................................................
b. Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
..............................................................................................................................................................................
c. Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!
..............................................................................................................................................................................
d. Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và
chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
..............................................................................................................................................................................

e. Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc.
..............................................................................................................................................................................
3. Ẩn dụ
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng
sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp là:
+ Ẩn dụ hình thức.
+ Ẩn dụ cách thức.
+ Ẩn dụ phẩm chất.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
- Tìm từ ngữ thể hiện phép ẩn dụ và cho biết đó là kiểu ẩn dụ nào?
a. Về thăm quê Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
..............................................................................................................................................................................
b. Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
..............................................................................................................................................................................
c. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.


..............................................................................................................................................................................
4. Hoán dụ
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan
hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng;
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
- Tìm từ ngữ thể hiện phép hoán dụ và cho biết đó là kiểu hoán dụ nào?

a. Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
..............................................................................................................................................................................
b. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
..............................................................................................................................................................................
c. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
..............................................................................................................................................................................
d. Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về.
..............................................................................................................................................................................
e. Vì sao? Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh.
..............................................................................................................................................................................
5. Các thành phần chính của câu
Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:
1. Chẳng bao lâu, tối đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
2. Chúng tôi hội tụ ở gốc sân.
3. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa.
4. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.
5. Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.
6. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
7. Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam.


8. Tre, nứa, trúc, mai, vầu giúp người trăm công nghìn việc khác nhau.
9. Tôi là học sinh.
10. Dế Mèn trêu chị Cốc là dại.
11. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.

12. Phú ông mừng lắm.
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN
1. Hãy viết bài văn miêu tả lại một người bạn của em.
2. Hãy tả về một người mà em yêu quý nhất.
Gợi ý:
- Trong gia đình mẹ là người em yêu quý nhất. Vì sao?
- Mẹ em năm nay đã gần … tuổi, nhưng mẹ vẫn rất trẻ trung, duyên dáng. Mẹ có khuôn mặt ... Đôi mắt của
mẹ ... Mái tóc mẹ …. Hàm răng mẹ ….
- Mẹ thường làm những công việc gì?
- Mẹ quan tâm việc học của em như thế nào?
- Mỗi khi em bệnh hoặc có chuyện buồn thì mẹ như thế nào?
- Đối với em mẹ quan trọng như thế nào? Em sẽ làm gì đẻ đền đáp công ơn của mẹ?
Bài tham khảo: Miêu tả về mẹ.
Trong gia đình, mẹ là người em yêu quý nhất. Mẹ đã tần tảo nuôi hai chị em em khôn lớn. Đối với em, mẹ là
người phụ nữ thật tuyệt vời.
Mẹ em năm nay đã gần 40 tuổi, nhưng mẹ vẫn rất trẻ trung, duyên dáng. Mẹ có khuôn mặt thật hiền từ, phúc
hậu. Mỗi khi cười, khuôn mặt của mẹ như những đóa hoa hồng nở rộ trước sớm mai. Đôi mắt của mẹ bị tật từ
nhỏ nhưng không hiểu sao em lại càng thương mẹ hơn, có lẽ vì đôi mắt ấy tượng trưng cho sự đau khổ và mất
mát, vì nó dạy cho em một bài học nhớ đời: đừng bao giờ chơi những trò nguy hiểm để rồi cũng phải đau khổ.
Mái tóc mẹ xõa chấm ngang vai, mượt mà óng ả càng làm cho mẹ tăng vẻ cuốn hút. Hàm răng mẹ trắng tinh,
thẳng đều như hạt bắp. Đôi mắt mẹ long lanh, dịu dàng đến khó tả, thấm đượm sự bao dung, âu yếm. Đôi
mắt ấy đỏ hoe mỗi khi em ốm nặng. Đôi mắt ấy long lanh hạnh phúc mỗi khi chúng em vui, đôi mắt ấy an
ủi, động viên mỗi khi em vấp ngã.
Công việc của mẹ em tuy khá bận rộn nhưng mẹ luôn chăm lo cho 2 chị em chúng em rất chu đáo, nhất là
những bữa cơm mẹ nấu, lúc nào cũng tươm tất.
Ngoài việc làm mẹ, mẹ còn là cô giáo thứ hai của em. Mỗi khi em không hiểu bài, mẹ nhẹ nhàng hướng dẫn.
Lúc em còn bé tí xíu, mẹ chính là người đầu tiên dạy em biết mặt các chữ cái. Mẹ hướng dẫn em cách cầm bút,
dạy cho em biết cái gì là tốt, cái gì là xấu để học hỏi và không nên làm. Mẹ thường xuyên kiểm tra sách vở của
em để xem em học hành ra sao. Mẹ giám sát việc học của em rất chặt chẽ. Và cũng chính mẹ là người chăm lo
cho em từng miếng ăn, giấc ngủ.

Mỗi khi em bị bệnh, mẹ luôn ở cạnh chăm sóc cho em từng li từng tí. Đêm đêm em lên cơn sốt, mẹ lại phải thức
dậy để lấy khăn đắp lên trán cho em, lấy thuốc cho em uống.
Từng ngày, từng giờ, em sống trong sự ân cần, chăm sóc của mẹ. Đúng như câu hát “Lòng mẹ bao la như
biển thái bình”, tình mẹ dành cho em là một sự yêu thương lớn lao vô bờ bến. Em luôn tự nhủ với mình rằng:
Phải cố gắng học tập để đền áp công ơn dưỡng dục của mẹ. Đối với em, mẹ là tất cả.



×