Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kỳ I năm học 2014 2015 cực hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.85 KB, 11 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN HKI LỚP 6A2
I. PHẦN TIẾNG VIỆT
1. TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
- Từ chỉ có một tiếng là từ đơn. Từ gồm 2 tiếng là từ phức. Những từ phức được tạo ra bằng cách
ghép các tiếng có quan hệ với nhau vê nghĩa được gọi là từ ghép. Những từ phức có quan hệ láy âm giữa
các tiếng được gọi là từ láy.
- Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong câu sau: Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn ni và
có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.
- Các từ sau đây thuộc từ ghép hay từ láy? Nho nhỏ, khanh khách, khúc khích.
- Xác định từ ghép trong câu sau: Lang Liêu đã dâng lễ vật.
- Hãy tìm từ láy trong câu văn sau:“Dưới ánh trăng lấp lánh, dịng sơng sáng rực lên, những con
sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát phẳng lì”.
2. TỪ MƯỢN
Xác định từ mượn trong các câu sau:
a. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.
b. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.
3. NGHĨA CỦA TỪ
- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ, …) mà từ biểu thị.
- Có thể giả thích nghĩa của từ bằng hai cách chính sau:
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
+ Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
- Xem bài tập 2, 3, 4 trang 36 SGK.
4. TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. Trong từ nhiều
nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
5. DANH TỪ
- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niêm, … Ví dụ: cái bàn, cô giáo, học sinh,
mưa, nắng, …



- Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó, … ở phía sau và một số
từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.
- Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ có từ là đứng trước.
- Danh từ có hai loại:
+ Danh từ chỉ đơn vị. Ví dụ: con, viên, quyển, nắm, mớ, kilogam, mét, …
+ Danh từ chỉ sự vật. Ví dụ: trâu, phấn, tập, gạo, rau, …
- Xác định danh từ trong các câu sau, cho biết danh từ thuộc loại gì?
a. Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên.
b. Mã Lương lấy bút ra vẽ một con chim.
c. Ngày xưa có ơng vua nọ sai một viên quan đi dị la khắp nước tìm người tài giỏi.
d. Bán cho cháu mớ rau này.
- Danh từ chỉ sự vật gồm danh từ chung và danh từ riêng:
+ Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật. Ví dụ: bàn, ghế, giáo viên, học sinh, con mèo, …
+ Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương, … Ví dụ: Sơn Tinh, Thủy
Tinh, Thạch Sanh, Thạnh Lợi, Tháp Mười, Đồng Tháp, …
6. CỤM DANH TỪ xx
- Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Ví dụ: viên quan nọ, những con trâu, những bông hoa xinh xinh, tất cả những em học sinh chăm
ngoan ấy, …
- Điền các cụm danh từ vừa cho vào mơ hình cụm danh từ.
7. SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ xx
- Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường
đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. Ví dụ: một con trâu, hai viên kẹo, thứ
hai, thứ ba, …
- Tìm số từ trong các câu sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy.
a. Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp
bánh trưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.
b. Hùng Vương thứ mười tám có một người người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính
nết hiền dịu.



- Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Dựa vào vị trí trong cum danh từ, có thể
chia lượng từ thành hai nhóm: nhóm chỉ ý nghĩa tồn thể và nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối. Ví
dụ: tất cả, những, …
- Tìm lượng từ trong các câu sau:
a. Tất cả học sinh 6a2 đều rất ngoan ngoãn.
b. Các em học sinh đang lao động.
c. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những
kẻ thua trận.
8. CHỈ TỪ xx
- Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong khơng gian hoặc
thời gian.
- Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngồi ra, chỉ từ cịn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng
ngữ trong câu.
- Tìm chỉ từ trong những câu sau. Xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ ấy:
a. Từ đó, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.
b. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các
phương.
c. Năm ấy, đến lượt Lí Thơng nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chết thay. Chiều hơm
đó, chờ Thạch Sanh kiếm củi về, Lí Thơng dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn rồi bảo:
- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cắt mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.
9. ĐỘNG TỪ
- Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
- Đặt câu với động từ: lao động, học, chạy, …
- Xác định động từ trong các câu sau:
a. Phải đẻo cho cao, cho to thì cày mới dễ.
b. Anh mau đẻo cày to gấp đôi, gấp ba như thế này.
10. CỤM ĐỘNG TỪ xx
- Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Ví dụ: đã đi

nhiều nơi, đang đi tới, …
- Tìm các cụm động từ trong những câu sau:


a. Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
b. Các bạn vẫn đang nói chuyện say sưa.
11. TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- Có hai loại tính từ đáng chú ý là:
+ Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ). Ví dụ: dễ thương quá, hơi bé,
cao quá, …
+ Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ). Ví dụ: vàng hoe, vàng tươi,
xanh lè, …
- Xác định tính từ trong các câu sau và cho biết tính từ thuộc loại nào:
a. Biển gợn sóng êm ả.
b. Biển xanh đã nổi sóng.
d. Tàu lá chuối héo chuyển màu vàng tươi rất đẹp!
12. BÀI TẬP
Đọc văn bản “Treo biển” và “Lợn cưới, áo mới”. Xác định các danh từ, động từ, tính từ trong văn bản.
II. PHẦN VĂN BẢN
1. THẠCH SANH
a. Thể loại: Truyện cổ tích
Truyện cổ tích là loại truyện nhân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như: bất
hạnh, dũng sĩ, thơng minh, … Thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về
chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất
công.
b. Nội dung:
- Kiểu nhân vật dũng sĩ.
- Lập nhiều chiến công:
+ Diệt chằn tinh trừ hại cho dân, thu được bộ cung tên vàng.

+ Diệt đại bàng cứu công chúa, cứu con vua thủy tề được tặng cây đàn.
+ Chữa khỏi bệnh căm cho công chúa.
+ Đánh bại 18 nước chư hầu đem lại hịa bình cho nhân dân.


- Bài học: phải biết giúp đỡ mọi người, sống hiền lành, nhân đức, …
c. Ý nghĩa: Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con
người chính nghĩa, lương thiện.
2. EM BÉ THƠNG MINH
a. Thể loại: Truyện cổ tích
b. Nội dung:
- Kiểu nhân vật: thông minh.
- Những thử thách đối với em bé:
+ Câu hỏi của viên quan: Trâu cày một ngày được mấy đường?
+ Câu hỏi của nhà vua: Nuôi làm sao để trâu đực đẻ được con? Làm ba cỗ thức ăn bằng một con chim
sẻ?
+ Câu hỏi của sứ thần: Làm cách nào để sâu được sợi chỉ qua con ốc vặn rất dài?
- Cách giải: Trí thơng minh của em bé bộc lộ qua cách giải đố. Trong đó, em đã khéo léo tạo nên
những tình huống để chỉ ra sự phi lí trong những câu đố của viên quan, của nhà vua và bằng kinh nghiệm
làm cho sứ giặc phải khâm phục.
c. Ý nghĩa: Truyện đề cao trí khơn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian. Tạo tiếng cười.
3. CÂY BÚT THẦN
a. Thể loại: Truyện cổ tích Trung Quốc.
b. Nội dung: Thể hiện quan niệm của nhân dân về mục đích của nghệ thuật chân chính. Ước mơ của
nhân dân về cuộc sống cơng bằng, hạnh phúc.
c. Ý nghĩa:
- Khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại kẻ
ác.
- Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về cơng lí xã hội và những khả năng kì diệu của con
người.

4. ƠNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
a. Thể loại: Truyện cổ tích A. Pu-skin
b. Nội dung và ý nghĩa: Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học
đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
5. ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG


a. Thể loại: Truyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ngôn là những truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về lồi vật, đồ vật
hoặc chuyện về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy
con người một bài học nào đó trong cuộc sống.
b. Nội dung
- Sự việc chính của truyện: Ếch sống trong giếng đã lâu ngày, nó cứ nghĩ mình là chúa tể, trời mưa to,
nước dềnh lên đưa ếch ra ngồi, nó đi lại nghênh ngang, cuối cùng bị trâu giẫm bẹp.
- Bài học rút ra.
c. Ý nghĩa: phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố
gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, khơng được chủ quan, kiêu ngạo.
6. THẦY BĨI XEM VOI
a. Thể loại: Truyện ngụ ngơn.
b. Nội dung và ý nghĩa: Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu một sự vật, sự việc phải xem xét
chúng một cách toàn diện.
7. ĐEO NHẠC CHO MÈO
a. Thể loại: Truyện ngụ ngôn
b. Nội dung và ý nghĩa: xem ghi nhớ SGK/108.
8. CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
a. Thể loại: Truyện ngụ ngôn.
b. Nội dung và ý nghĩa: Trong tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa
vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của
nhau.
9. TREO BIỂN

a. Thể loại: Truyện cười
Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười
mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
b. Ý nghĩa: Truyện tạo tiếng cười hài hước, vui vẻ, phê phán những người hành động thiếu chủ kiến
và nêu lên bài học về sự cần thiết phải biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác.
10. LỢN CƯỚI, ÁO MỚI
a. Thể loại: Truyện cười.


b. Ý nghĩa: Truyện chế giễu những người có tính hay khoe của – một tính xấu khá phổ biến trong xã
hội.
11. CON RỒNG CHÁU TIÊN
a. Thể loại: Truyền thuyết
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời q
khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự
kiện và nhân vật lịch sử được kể.
b. Nội dung và ý nghĩa: Truyện kể về nguồn gốc dân tộc con Rồng cháu Tiên, ngợi ca nguồn gốc cao
quý của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta.
12. BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
a. Thể loại: Truyền thuyết
b. Nội dung và ý nghĩa: suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.
13. THÁNH GIÓNG
a. Thể loại: Truyền thuyết
b. Nội dung và ý nghĩa: ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của
truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.
14. SƠN TINH, THỦY TINH
a. Thể loại: Truyền thuyết
b. Nội dung và ý nghĩa: giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua
Hùng dựng nước; đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người
Việt cổ.

15. SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
a. Thể loại: Truyền thuyết
b. Nội dung và ý nghĩa: Truyện giải thích tên gọi hồ Hồn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính
nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đồn kết, khát vọng hịa
bình của dân tộc ta.
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN
1. Kể về người thân (ông, bà, cha, mẹ, …) mà em yêu kính nhất.
2. Kể về một việc tốt mà em đã làm.
3. Kể về những đổi mới của quê em.


Kể về mẹ
“Tình mẹ bao la như biển thái bình dạt dào. . . " đã bao lần tôi muốn cất lên câu hát ấy khi nghĩ về
người mẹ yêu q của mình!
Khơng cầu kì, chăm chút như những người phụ nữ khác, mẹ tôi giản dị, dân dã trong những bộ quần áo bà
ba nâu cũ kĩ, bạc màu. Khuôn mặt mẹ gầy guộc nhưng lúc nào cũng rạng rỡ nụ cười mỗi khi trò chuyện,
âu yếm anh em tơi. Nhà tơi có tất thảy 5 người: 3 anh em tôi đang tuổi ăn học, bố ốm yếu quanh năm, mọi
việc trog nhà đều dồn lên đôi vai bé nhỏ của mẹ. Những lúc rảnh rỗi mẹ thường ngồi chải tóc, xoa lưng
cho anh em tơi, những lúc ấy trơng mẹ xinh đẹp lạ thường! Mẹ thường bảo: khó nhọc bao nhiêu cũng
được, chỉ mong các con khôn lớn thành người.
Anh em chúng tôi lớn lên bao nhiêu, vai mẹ gầy đi, mắt mẹ mờ hơn, khuôn mặt mẹ hốc hác đi từng ấy.
Tuy vậy, tối tối về mẹ vẫn rạng rỡ, vẫn chăm sóc bố và dạy dỗ anh em tôi.
Thời gian dần trôi. . . . .
Một ngày kia, đi học về thấy mẹ cầm trên tay mảnh giấy và khóc rưng rưng, tơi lo sợ lại bên mẹ, thì ra
giấy báo anh tơi tốt nghiệp THPT. Tơi hiểu đó là nước mắt của bao ngày mong đợi. . . Mẹ tôi - vừa là mẹ,
vừa là bố, nhưng chưa bao giờ tôi thấy mẹ than phiền hay có 1 tiếng thở dài để bố con tơi lo lắng. Tơi từng
nghĩ, nếu kkơng có mẹ chẳng hiểu bố con tôi sẽ xoay sở ra sao? Bài thơ mẹ vắng nhà ngày bão xưa tôi học
chắc cũng chưa nói hết hộ cơn bão lịng của bố con tơi.
Có lần tơi hỏi mẹ:
- Mẹ ơi có bao giờ mẹ thấy hối hận khi lấy bố con và sinh ra chúng con khơng?

Mẹ cười hiền lành và nói:
- Chưa bao giờ và không bao giờ mẹ hối tiếc khi lấy bố con và có những đứa con đáng yêu như thế này cả.
Nói rồi mẹ ơm tơi vào lịng.
Nghe mẹ nói, tim tơi như thắt lại, tơi sung sướng vơ cùng! Quả thật, chưa bao giờ tôi nghe một tiếng than
phiền hay 1 lời kêu ca, phàn nàn về những khó nhọc mà mẹ đang bương trải, gánh chịu. Tơi tự hào về mẹ
biết nhường nào.
Anh em tôi lớn dần cũng là lúc bố tôi càng yếu hơn, chi tiêu trong gia đình ngày càng eo hẹp, vai mẹ lại
oằn đi vì những khoảng tiền thuốc, tiền học của anh em tôi. Mẹ tôi cũng chỉ là 1 nông dân chân lấm, tay
bùn, chỉ biết xoay sở quanh thửa ruộng, mớ rau, biết là sao đây trước những khó khăn như thế. Những
đêm tôi thấymẹ trằn trọc không ngủ, sáng dậy mắt mẹ thâm quầng.
Một hôm, gọi anh em chúng tơi lại mẹ bảo:
-Có lẽ mẹ phải đi xa các con 1 thời gian, mẹ đã xin bố rồi, anh em con đã lớn, tự chăm nhau và chăm sóc
bố giúp mẹ, mẹ đi, sẽ gửi tiền về cho các con ăn học.
Chúng tơi khóc như mưa, gặng hỏi thế nào mẹ cũng khơng nói đi đâu, làm gì ? Tình cờ đọc được quyển
hồ sơ gối đầu giường bố mẹ: tôi biết mẹ đi làm tận Đài Loan như những người ở xóm tơi đã đi.
Tơi thẫn thờ! Tơi muốn gào lên: Mẹ ơi, con yêu mẹ nhất trên đời, bố con con xin mẹ đừng đi!
Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình.
Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan,
trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng
ăn đến giấc ngủ.
Mở bài


"Những ngơi sao thức ngồi kia
Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc trịn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”
Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chọt nghĩ đến người
mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai khơng có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn
mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.

Tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành
của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết cơng lao mẹ già!". Tình yêu của người mẹ hiền
dành cho mỗi chúng ta, khơng thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, khơng ai tốt,
chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính cha mẹ. . .
"Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"
Trong cuộc đời, có ai lại khơng được lớn lên trong vịng tay u thương của mẹ, được nghe tiếng ru ầu ơ
ngọt ngào, được chìm vào trong giấc mơ trong làn gió mát từ tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trên đời này
có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con như mẹ. Với tơi cũng vậy. Mẹ là người quan tâm đến tôi nhất
và cũng là người tôi yêu thương nhất, kính trọng nhất, biết ơn nhất trên cuộc đời này.
Kết bài
Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình.
Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan,
trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng
ăn đến giấc ngủ.
Mẹ ơi! Tình mẹ thật bao la! Con chỉ là đứa bé thích ln được nằm trong vịng tay âu yếm, trìu mến của
mẹ, của gia đình! Con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân con nên người, góp một phần nhỏ
bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình.
Kể về bà của em
Bà nội là người em yêu quý nhất trong gia đình. Hình ảnh bà ln gắn với những câu chuyện cổ tích ấu
thơ. Bà là người đã đưa em vào những giấc mơ đẹp lạ kì.
Bà đã già rồi song vẫn hoạt bát và yêu thương em hết mực. Mái tóc bà bạc trắng như tóc bà tiên và điểm
những sợi đen. Không hiểu sao em mãi yêu, mãi nhớ mái tóc ấy, mái tóc đượm mùi bồ kết, đượm mùi
hương thơm mát, giản dị của đồng q. Khn mặt bà giờ đã có nhiều nếp nhăn, nếp nhăn của thời gian
làm cho đôi mắt, khuôn mặt của bà nhăn nheo, yếu ớt dần đi. Em muốn mãi được bé bỏng trong vòng tay
thương mến của bà. Em cũng khơng sao qn được giọng nói ngân nga, ấm áp mà bà dùng để nhắc nhở
em:
- Nhà ta tuy không nghèo, nhưng cháu phải biết tiết kiệm. Cháu nên nhớ công ơn các bác nông dân làm ra
hạt thóc, hạt gạo, nghe chưa!



Rồi bà cầm chiếc quạt phe phẩy cho em mà hát :
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Và không biết từ bao giờ, nhưng bài ca dao như thế đã đi vào tâm hồn em như suối nguồn cảm xúc, biết
bao đạo lí làm người.
Năm em học lớp một, có lần bị bạn cùng lớp bắt nạt, em chạy về vừa khóc thút thít với bà. Bà vội lấy tay
lau nước mắt cho em vừa ơm em vào lịng dỗ dành:
-Thơi, nín đi bà cho kẹo
Em đón lấy chiếc kẹo của bà. Vị ngọt của kẹo thấm vào đầu lưỡi. Em cũng nhận ra vị ngọt của tình
thương đang thấm dần vào trái tim nhỏ bé của em.
Tuy bây giờ bà em đã mất, nhưng hình ảnh của bà sẽ mãi in đậm trong tâm trí em. Trong từng hành động,
suy nghĩ, em ln ghi nhớ những gì mà bà đã dặn dị, dạy bảo.
Những bài văn hay lớp 6 chủ đề Kể lại một lần em mắc lỗi
Trong cuộc đời mỗi người chúng ta ai cũng đã từng mắc lỗi. Tuy phạm lỗi nhưng quan trọng là chúng ta
có biết nhận và sửa lỗi hay không. Tôi cũng đã từng chưa học bài. Dù đó chỉ là lỗi nhỏ nhưng nó vẫn để
lại cho tôi biết bao sự ân hận, xấu hổ và cũng làm cho thầy cô, ba mẹ rất buồn và thất vọng về tôi.
Hôm ấy là ngày thứ hai nắng đẹp. Vì cuối tuần phải học tăng tiết nên chúng tôi ai cũng cảm thấy mệt mỏi.
Vừa về đến nhà, tôi đặt ngay cái cặp xuống đất rồi dán mắt vào máy vi tính từ sáng đến tối mịt, quên cả ăn
cơm cùng gia đình. Chơi chán. Tơi nghĩ:"Thứ hai ắt hẳn cô sẽ kiểm tra bài cũ. Thôi, bây giờ mình nên học
bài thơi! "Tơi vừa lấy sách vở ra thì cái Lan - bạn hàng xóm của tơi sang rủ đi xem hội chợ. Vì thích nên
tơi bỏ học bài và đi theo cô bạn. Tối về tôi rất mệt và ngủ luôn đến sáng thứ bảy. Hôm đó, chị họ và bác
tơi lên chơi. Tơi nói chuyện, đi chơi với chị rất vui vẻ. Khi bác và chị ra về cũng là lúc tối chủ nhật. Tôi
mở sách ra học. Nhưng sao mắt tơi cứ díp lại thế này. Tôi nghĩ rằng cô giáo sẽ không gọi lên bảng vì tơi
đã có rất nhiều điểm cao rồi mà. Thế là tôi yên tâm ngủ một mạch tới sáng.
"Tùng tùng tùng"- tiếng trống bắt đầu tiết Văn của cô Lam đã vang lên. Khi cô vào lớp, tim tơi đập thình
thịch. Cơ lặng lẽ mở sổ điểm ra rồi liếc nhìn tên thằng Tùng, cái Mai. Bất ngờ, cơ đóng sổ lại và nói:
-Hơm nay chúng ta sẽ kiểm tra 15' các con lấy giấy ra đi!
Sau khi nghe cơ nói, tơi rất hoang mang và lo sợ. Cô bắt đầu chép đề lên bảng. Các bạn cặm cụi làm bài.
Trong lớp khơng có tiếng gì ngoại trừ tiếng bút các bạn làm bài. Cuối giờ, tôi nộp cho cô tờ giấy trắng.

Rồi ngày hôm sau, cô trả bài, tơi bị điểm 0. Ngay cả Hồng - người học dốt nhất lớp tơi cịn được điểm 8
mà tơi là một học sinh giỏi sao chỉ được mỗi điểm 0. Thấy tôi lần đầu bị điểm kém, cô gọi lên hỏi. Tôi
bước từng bước nặng nè lên bục giảng. Cô hỏi:
-Con đã ôn bài cũ chưa?
Tôi lặng thinh trước câu hỏi của cô. Tôi lấy hết can đảm trả lời:
-Dạ, con chưa học bài!
Tôi nghĩ rằng cô và các bạn sẽ vô cùng thất vọng về tôi. Các bài kiểm tra trước tơi tồn được 9, 10 mà. Cơ
lại ân cần:
-Lí do gì khiến một lớp trưởng gương mẫu như con lại chưa ôn bài và bị điểm kém vậy?
Sau khi nghe câu hỏi của cô, tôi cảm thấy rất xấu hổ và ân hận. Hai chữ "lớp trưởng" sao xa vời quá!
Trong đầu tôi hiện lên rất nhiều suy nghĩ: con ốm, con chưa học bài, con mải chơi, mẹ ốm nên con chưa
học bài, . . .
Thế rồi tơi cũng quyết định nói thật với cơ. Tơi kể hết mọi chuyện cho cô nghe. Nét mặt cô thống buồn!
Chắc giờ cơ thất vọng về mình lắm - tơi thầm nghĩ! Cơ nói với tơi:
-Về nhà con nhớ ôn bài kĩ nha!


Tôi trả lời:
-Con cảm ơn cô ạ. Con hứa sẽ chăm chỉ hơn.
Cô mỉm cười:
-Lần sau cô gỡ điểm cho con nhé!
Tôi "vâng ạ" rồi chạy xe về nhà. Mẹ tơi đang ngồi khâu áo. Đứng ngồi cửa, tơi khơng biết nên nói với mẹ
thế nào. Tơi buồn bã bước vào nhà. Mẹ niềm nở ra đón:
-Con yêu của mẹ hơm nay có được điểm nào khơng?
Người tơi run lẩy bẩy khi nghe câu hỏi của mẹ. Cuối cùng, tôi lấy hết can đảm, nói:
-Dạ, con bị điểm 0 ạ!
Mẹ tơi sửng sốt vì từ trước đến giờ lúc nào tơi cũng làm mẹ vui bởi số điểm của mình! Mẹ hỏi:
-Vì sao con lại bị điểm kém vậy?
Tơi im lặng hồi lâu rồi trả lời mẹ:
-Dạ, do con mải chơi. Con xin lỗi mẹ ạ!

Tôi nhận thấy mẹ buồn lắm! Chắc bây giờ mẹ đang thất vọng về tôi - Tôi nghĩ. Thế nhưng mẹ vẫn gắng
mỉm cuời:
-Thôi, lần sau con gỡ điểm nhé!
Tôi vui vẻ nhưng vẫn thấy ân hận về việc làm của mình!
Tơi rất vui vì được mẹ và cô tha thứ. Sau sự việc này, tơi thấy mình cần chú ý đến việc học hơn. Dù có
những cuộc chơi vui đến mấy thì tơi cũng phải học bài. Dù được mọi người tha lỗi nhưng đến bây giờ tôi
vẫn cảm thấy xấu hổ và ân hận. Tơi hứa sẽ chăm học hơn để mẹ có thể hãnh diện về tôi, thầy cô và bạn bè
sẽ mến phục một lớp trưởng vừa gương mẫu, vừa học giỏi như tôi. Tôi sẽ không làm mọi người thất vọng
thêm một lân nữa.



×