Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Câu chuyện về chính sách tỷ giá và khủng hoảng 2008 ở các nước thị trường mới nổi lựa chọn nào cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------

CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2012”

TÊN CÔNG TRÌNH:

CÂU CHUYỆN VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ KHỦNG
HOẢNG 2008 Ở CÁC NƯỚC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI
LỰA CHỌN NÀO CHO VIỆT NAM ?

THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ


MỤC LỤC
*****

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ CUỘC KHỦNG
HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 2008:
1.1.

Tổng quan về chính sách tỷ giá


1.1.1

Khái niệm về tỷ giá

1.1.2

Những tác động và vai trò của chính sách tỷ giá

1.1.3

Phân loại chính sách tỷ giá theo IMF

1.2.

Cuộc khủng hoảng tài chính 2008:

1.2.1

Nguyên nhân

1.2.2

Diễn biến

1.2.3

Tác động và hậu quả

CHƯƠNG 2: CÂU CHUYỆN VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ CUỘC KHỦNG
HOẢNG 2008 TẠI EMEs



2.1. Trong giai đoạn khủng hoảng, chế độ tỷ giá neo hay thả nổi sẽ tốt hơn?
2.2. Trong giai đoạn phục hồi nền kinh tế
2.2.1. Hiệu quả phục hồi của chế độ neo so với thả nổi
2.2.2. Lệch lạc trong nhận thức
2.3.

Hướng lựa chọn thích hợp chế độ tỷ giá hối đoái của các nước sau khủng

hoảng

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT TRONG LỰA CHỌN CHÍNH
SÁCH Ở EMEs:
3.1.

Đối với Hàn Quốc:

3.1.1. Chính sách tỷ giá của Hàn Quốc
3.1.2. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái
3.1.2.1.

Thiết lập các mô phỏng “Phi thực tế”

3.1.2.2.

Kết quả dựa trên mô phỏng “Phi thực tế”

3.1.2.3.


Làm thế nào kết quả này so sánh được với những kết quả trong các

tài liệu khác?
3.1.3. Cơ chế dẫn truyền những cú sốc

3.2.

3.1.3.1

Sự dẫn truyền những cú sốc

3.1.3.2

Cơ chế dẫn truyền tiền tệ

Tương tự với Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ

3.2.1 Malaysia
3.2.2 Thổ Nhĩ Kỳ
3.3.

Những vấn đề trong lựa chọn chính sách tỷ giá


3.3.1. Kỷ luật và uy tín (Discipline and Credibility)
3.3.2. Biến động và sự mất cân bằng (Volatility and Misalignment)
3.3.3. Tính dễ bị tổn thương bởi khủng hoảng tiền tệ (Vulnerability to Currency
Crisis) Error: Reference source not found
3.3.4. Tính dễ bị tổn thương bởi các cú sốc (Vulnerability to Shocks)
3.3.5. Chính sách tiền tệ độc lập và mức neo danh nghĩa (Independence of

Monetary Policy and Nominal Anchor)

CHƯƠNG 4: VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ SAU KHỦNG HOẢNG:
4.1.

Cơ chế tỷ giá của Việt Nam từ 1989 đến 2011:

4.2.

Xu hướng biến động tỷ giá gần đây:

4.3.

4.2.1.

Giai đoạn khủng hoảng 2008-2009

4.2.2.

Giai đoạn 2010-2011

Lựa chọn chính sách tỷ giá cho Việt Nam
4.3.1.

Cơ sở cho việc lựa chọn

4.3.1.1.

Chính sách ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát
4.3.1.2.


Chính sách tỷ giá và cán cân thương mại

4.3.2.

Lợi ích Việt Nam nhận được khi sử dụng chính sách tỷ giá thả nổi

4.3.3.

Thách thức khi sử dụng chính sách tỷ giá thả nổi ở Việt Nam

4.3.4.

Giải pháp để thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi ở Việt Nam

LỜI KẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
EMEs

Các nước thị trường mới nổi (Emerging Market Economies)


DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC HÌNH




1

LỜI MỞ ĐẦU
*****
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ CUỘC KHỦNG
HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 2008:
1.1.
Tổng quan về tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá
1.1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái là giá cả một đơn vị tiền tệ của quốc gia này được biểu diễn qua số
đơn vị tiền tệ của quốc gia khác xác định bằng một thời gian và không gian cụ thể.
Tỷ giá hối đoái thường được yết giá theo hai phương pháp sau:
- Phương pháp yết giá gián tiếp: lấy đồng nội tệ làm đơn vị so sánh với tiền đồng
ngoại tệ. Các nước áp dụng phương pháp này gồm Mỹ,Anh,Úc,Ireland,New Zealand…
R(a/b) <=> 1 a = x b <=> 1 nội tệ = x ngoại tệ
Đồng a : đồng nội tệ, ở đây là đồng tiền yết giá.
Đồng b : đồng ngoại tệ, ở đây là đồng tiền định giá.
- Phương pháp yết giá trực tiếp: lấy đồng ngoại tệ làm đơn vị so sánh với đồng nội
tệ.: R(a/b) <=> 1 ngoại tệ = x nội tệ . Nhiều nước trên thế giới sử dụng phương pháp này.
Theo điều 4,Nghị định số NDD63/1998 của chính phủ Việt Nam thì “Tỷ giá là giá của
một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”.Chúng tôi quy ước
trong đề tài sử dụng cách yết giá trực tiếp.
1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế thị trường:
Phân loại: căn cứ vào ý nghĩa và tác động của tỷ giá hối đoái thì chia làm 3 loại:
• Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là tỷ giá hối đoái được công bố trên các phương
tiện thông tin đại chúng. Mức tỷ giá hối đoái này được xác định dựa trên mức
tỷ giá hối đoái do NHTW xác định.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đc sử dụng phổ biến trong các hợp đồng mua bán

thương mại, thanh toán tín dụng, hợp tác đầu tư và là mức tỷ giá được sử


2

dụng trong việc phân tích tác động của tỷ giá đối với nền kinh tế của mỗi
quốc gia, cũng như khu vực và toàn bộ nền KTTG.
• Tỷ giá hối đoái thực tế: là loại tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều hành
chính sách của Chính Phủ trong việc kiểm soát tiền tệ và điều hành thị trường
ngoại hối, được xác định dựa trên mức tỷ giá hối đoái danh nghĩa và mức chỉ
số giá trong nước và chỉ số giá quốc tế.
TGHĐ thực tế = TGHĐ danh nghĩa × chỉ số giá quốc tế : tỷ số giá trong nước
Chỉ số giá(%)= Tỷ lệ lạm phát (%) + 100%
• Tỷ giá hối đoái ngang giá sức mua: được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị
(chi phí sx, giá thành hoặc giá cả) của cùng một lượng hàng hóa đó tính bằng
đồng ngoại tệ ở thị trường nước ngoài.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá:
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái bao gồm
• Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia:
Giả sử các yếu tố khác không thay đổi, nếu mức lạm phát trong nước có xu
hướng cao hơn mưac lạm phát của nước ngoài thì xét về mặt thực tế và việc
so sánh ngang giá sức mua thì đồng nội tệ có xu hướng giảm so với đồng
ngoai tệ. Do lượng tiền tăng thêm để mua được một lượng hàng hoa tính
bằng đồng nội tệ cao hơn so với tính bằng đồng ngoại tệ. Hay nói cách khác,
mức độ mất giá của đồng nội tệ cao hơn so với đồng ngoại tệ. trong trường
hợp ngược lại, khi tỷ giá lạm phát trong nước thấp hơn dẫn đến TGHD giảm,
nội tệ tăng giá.
• Mức độ tăng hay giảm của GNP
GNP tăng hay giảm xuống, trong điều kiện các nhân tố khác ko đổi, sẽ làm
tăng hay giảm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, do đó sẽ làm cho



3

nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu ssex tăng lên hoặc giảm
xuống.
• Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước
Giả sử như mức lãi suất ngắn hạn của một nước tăng lên một cách tương đối
so với nước khác, trong đk các nhân tố khác không đổi, thì vốn ngắn hạn từ
nước ngoài sẽ chảy vào nước đó tăng lên nhằm thu mức chênh lệch lãi suất.
Điều này làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi dẫn đến sự
thay đỏi tỷ giá.
• Những dự đoán về tỷ giá hối đoái:
Là dự đoán của những người tham gia vào thị trường ngoại hối về triển vọng
lên giá hay xuống giá của đồng tiền nào đó, có thể là một nhân tố quan trọng
có thể là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự biến động của tỷ giá.
• Sự can thiệp của chính phủ:
Bất kỳ một chính sách nào của chính phủ mà có tác động đến tỷ lệ lạm phát ,
thu nhập thực té hoặc mức lãi suất trong nước đều có ảnh hưởng đến sự biến
động của tỷ giá hối đoái. Chính phủ sử dụng 3 loại hình can thiệp chủ yếu :
can thiệp vào thương mại quóc tế, đầu tư quốc tế và can thiệp trực tiếp vào
thị trường ngoại hối (mua vào hoặc bán ra ngoại tệ)
Ngoài ra, tỷ giá hối đoái còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như: khủng
hoảng kinh tế, ngoại hối, tín dụng, chiến tranh, thiên tai,….
1.1.4. Những tác động và vai trò của chính sách tỷ giá:
Tỷ giá hối đoái là một công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương mại
quốc tế theo mục tiêu đã định trước của Nhà nước. Nó ra đời từ hoạt động thương mại
quốc tế và quay trở lại tác động thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển.
Bởi vì tỷ giá hối đoái tác động rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và tư
bản (vốn), giá cả hàng hóa trong nước, do đó nó tác động không nhỏ đến nền kinh tế quốc



4

dân của một nước. Khi tỷ giá giảm, tức giá trị đồng nội tệ giảm nên giá cả hàng xuất khẩu
tính bằng tiền nước ngoài giảm, sức cạnh tranh của hàng hóa đó trên thị trường thế giới
sẽ tăng lên có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
Đồng thời, với việc tỷ giá giảm làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tăng lên dẫn đến việc
hạn chế nhập khẩu. Ngược lại, khi tỷ giá tăng, nghĩa là giá trị đồng nội tệ tăng thì có tác
động giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu hàng hóa.
Tỷ giá thay đổi cũng có tác động điều tiết việc di chuyển tư bản (vốn) từ quốc gia này
sang quốc gia khác. Việc di chuyển tư bản trên thế giới nhằm mục đích kiếm lợi nhuận và
tránh rủi ro. Do đó, nếu tỷ giá giảm trong trường hợp người ta dự đoán tỷ giá không tiếp
tục giảm nữa thì tư bản nhập khẩu sẽ tăng và tư bản xuất khẩu sẽ giảm.
Tỷ giá như phân tích trên có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và ổn định nền
kinh tế. Do vậy, chính sách tỷ giá hối đoái của bất kì quốc gia nào cũng đều được coi như
là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia. Duy trì,
giữ vững ổn định của nền kinh tế vĩ mô là yêu cầu cấp thiết để tăng trưởng kinh tế là mục
tiêu hàng đầu và tập trung của các chính sách kinh tế của Chính Phủ, trong đó có tỷ giá
hối đoái. Một quốc gia tùy theo điều kiện hoàn cảnh và thời điểm sẽ xác định cho mình
một chính sách tỷ giá hối đoái thích hợp.
Vai trò của chính sách tỷ giá hối đoái được thể hiện rõ ràng trong công trình nghiên
cứu “On the Real Interest Rate Shock and Exchange Rate Regime --- Evidence from
East Asian Economies “ (2010) của hai tác giả Yang ZHANG và Wai Mun CHIA.
Bài nghiên cứu này lấy số liệu của Singapore và Hong Kong để phân tích và cho thấy
vai trò như một chất hấp thụ sốc của tỷ giá hối đoái linh hoạt khi nền kinh tế một quốc
gia bị tác động bởi cú sốc lãi suất thực thế giới, từ đó giúp nền kinh tế hồi phục nhanh
hơn. Singapore và Hong Kong là hai nền kinh tế mở có khá nhiều mặt tương đồng nhau,
nhưng khác nhau về thể chế tỷ giá hối đoái, nếu như Hong Kong sử dụng việc neo cứng
theo một đồng tiền mạnh, thì Singapore lại thực hiện chế độ thả nổi có quản lý. Vì vậy, sẽ



5

rất đáng quan tâm để phát hiện ra liệu Singapore có thực hiện việc cô lập nền kinh tế khỏi
các cú sốc thực và duy trì tốc độ tăng trưởng dài hạn tốt hơn Hong Kong hay không.
Trong bài nghiên cứu này, các phát hiện chính của tác giả xác nhận rằng tỷ giá linh
hoạt có thể hoạt động như một chất hấp thụ sốc khi nền kinh tế bị tác động bởi cú sốc lãi
suất thực thế giới.Tác giả phát hiện cú sốc lãi suất thực chịu trách nhiệm cho 2.1% trong
biến động sản lượng với chế độ thả nổi nhưng cho một tỉ lệ thấp hơn cho chế độ neo.
Các kết quả cũng cho thấy rằng nền kinh tế với tỷ giá cố định phản ứng lại cú sốc lãi suất
thực với dao động nhỏ hơn trong lãi suất danh nghĩa, biến động lớn hơn và kéo dài trong
sản lượng và một sự hỗn loạn nhỏ hơn trong giá. Ngược lại, tỷ giá linh hoạt cho phép
tăng ngay lập tức trong tỷ giá danh nghĩa và do đó dẫn đến việc đệm GDP thực khỏi tác
động hoàn toàn của việc tăng lãi suất thế giới. Với trường hợp điều chỉnh tỷ giá cố định,
tác động của cú sốc lãi suất thực có xu hướng ngược lại. Bằng cách ngăn cản sự sụt giảm
tỷ giá thực ngay lập tức, tỷ giá cố định hạn chế việc đệm các cú sốc lãi suất thế giới và để
toàn bộ tác động của cú sốc đi qua nền kinh tế trong nước, kết quả đưa đến là sự thu hẹp
rõ rệt. Vì vậy, cú sốc lãi suất thực thế giới có xu hướng lan truyền nhiều hơn dưới chế độ
tỷ giá neo so với chế độ thả nổi.


6

Như có thể thấy từ các hình trên, một cú sốc lãi suất thực bất ngờ có thể có thể tác
động tiêu cực lên tăng trưởng GDP của một nền kinh tế có tỷ giá linh hoạt trong cùng
thời kỳ với cú sốc. Phản ứng lại cú sốc lãi suất thực, tỷ giá danh nghĩa điều chỉnh qua
mức dao động đáng kể, nhất là trong hai thời kỳ đầu tiên sau cú sốc. Cụ thể là, mức độ
dai dẳng của biến động sản lượng có thể được đo lường bởi độ dài thời gian cần phải có
để sản lượng thực trở lại xu hướng trước kia sau cú sốc tài chính. Cũng được miêu tả

trong hình trên, sự hồi phục diễn ra nhanh hơn nhiều với chế độ tỷ giá linh hoạt khi so
sánh với chế độ tỷ giá cố định. Cột thứ hai của hình trên cho thấy phản ứng của sự tăng
trưởng sản lượng, tỷ giá và mức giá với một sự gia tăng không mong đợi trong lãi suất
thực trong trường hợp của chế độ neo tỷ giá. Sản lượng biến động đáng kể sau cú sốc,
nhất là sau một thời kỳ. Hơn nữa, tỷ giá chỉ phản ứng lại với một sự sụt giảm vừa phải.
Các kết quả cũng xác nhận rằng phản ứng của sản lượng với cú sốc lãi suất thực thì
khác nhau với các chế độ tỷ giá khác nhau. Cụ thể là, chế độ tỷ giá linh hoạt giúp nền
kinh tế hồi phục nhanh hơn chế độ neo tỷ giá.


7

Bài nghiên cứu của Yang ZHANG và Wai Mun CHIA một lần nữa củng cố thêm cho
các phát hiện của Charalambos G. Tsangarides, qua đó có thể thấy rằng trong nền kinh tế
toàn cầu hoá như hiện nay, chế độ tỷ giá linh hoạt đóng vai trò quan trọng trong việc làm
giảm tác động của các cú sốc bên ngoài nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa
là mọi quốc gia nên và phải theo chế độ tỷ giá linh hoạt.
1.1.5. Phân loại chính sách tỷ giá theo IMF:


8

Nguồn: IMF (2008)
1.2. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2009
1.2.1. Nguyên nhân
Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 là cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ
hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và
mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới có nguồn gốc từ cuộc khủng hoảng
tài chính Mỹ. Bong bóng nhà ở cùng với giám sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Hoa Kỳ đã
dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối

năm 2008. Thông qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của Hoa
Kỳ với nhiều nước. Cuộc khủng hoảng tài chính từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều nước
trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng
trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.
Về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, đã có nhiều cuộc hội thảo quốc tế và ở mỗi
nước, cho dù có nhiều kiến giải khác nhau, nhưng tựu chung lại, tương đối thống nhất
trên các điểm sau đây:
(1) Đổi mới tài chính tự do hóa – phi tài chính làm gia tăng các rủi ro quá mức trên thị
trường tài chính, nhất là ở chính sách nới lỏng tín dụng dưới chuẩn khá lâu trên thị trường
nhà đất cùng với sự bưng bít thông tin, thái độ vô trách nhiệm của các tập đoàn tài chính
ở Mỹ: Khủng hoảng tài chính Mỹ bắt nguồn từ việc các ngân hàng nước này quá dễ dãi,
tùy tiện khi cho khách hàng vay tiền để mua bất động sản qua các hoạt động cho vay
không đạt tiêu chuẩn dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm cá nhân thấp, nợ nước ngoài khổng lồ; khủng
hoảng nợ dưới chuẩn và khủng hoảng bất động sản.
(2) Sự khiếm khuyết, yếu kém của hệ thống ngân hàng ở Mỹ và các nền kinh tế chủ
chốt khiến cho chúng đã không còn tương thích, thiếu thiết chế và mất khả năng kiểm
soát đối với hiệu ứng đổ vỡ ở các khâu yếu trong hệ thống tài chính toàn cầu điển hình


9

khi lãi suất cơ bản thấp kỷ lục do FED đưa ra khi bong bóng chứng khoán sụp đổ và sự
kiện 11/9.
(3) Mâu thuẫn gay gắt giữa quá trình toàn cầu hóa nền sản xuất xã hội với quyền năng
to lớn, lợi ích vị kỷ, thái độ vô cảm của các tập đoàn tư bản, nhất là các tập đoàn đầu sỏ
tài chính mới. Vì mục tiêu lợi nhuận tối đa, các thế lực này đã bằng mọi giá thúc đẩy tự
do hóa tài chính, khuếch đại tư bản giả và kinh tế ảo, lũng đoạn chính sách kinh tế - xã
hội của các quốc gia và hệ lụy là, họ đã mất khả năng kiểm soát đối với những gì mà
chính họ tạo ra. Hay như cách khái quát của C.Mác: chủ nghĩa tư bản đã không thể điều
khiển được các âm binh do chính chúng triệu lên. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của

cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.
1.2.2. Diễn biến cuộc khủng hoảng
Ngay sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, hầu hết các dự báo trên
thế giới đã khá thống nhất khi cho rằng mức độ suy thoái của nền kinh tế toàn cầu là
nghiêm trọng, sâu sắc và kéo dài. Nhiều dự báo thậm chí đã tỏ ra bi quan khi nhận định
phải mất vài ba năm, nền kinh tế thế giới mới có thể ra khỏi suy thoái. Sau đây chúng tôi
sẽ điểm lại một số diễn biến quan trọng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu:


2002 – 2006: hình thành bong bóng thị trường BĐS. Một trong các điều

kiện quan trọng để hình thành bong bóng BĐS là lãi suất thấp. Trước viễn cảnh giá
BĐS sẽ còn tiếp tục tăng, các ngân hàng ở Mỹ cho vay ồ ạt, tín dụng BĐS dưới chuẩn
lan rộng.

2006: Lãi suất cơ bản tăng. Các hợp đồng tín dụng cho vay mua nhà đa số
được ký trên cơ sở lãi suất thả nổi. Lãi suất tăng làm nhiều người không có khả năng
trả nợ ngân hàng. Từ 2004 đến 2007, số dân Mỹ không trả được nợ phải bán nhà lên
đến 1,2 triệu người. Bong bóng BĐS tan vỡ.

Đầu năm 2007: Các ngân hàng cho vay nhà thuế chấp (American Home
Mortage) vỡ nợ. NHTM Bear Stearms phải đóng cửa hai nguồn vốn chuyên cho vay
dưới chuẩn.

Tháng 3-4/2007: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo nguy cơ cho thị
trường tài chính toàn cầu vì sự suy yếu của thị trường cho vay nhà thế chấp.


10




Tháng 6/2007: Ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ Bear Stearms thất bại

sau khi tham gia chứng khoán chuyên cho vay bất động sản dưới chuẩn.

Tháng 7/2007: Tổng thống Mỹ George W Bush từ chối sự can thiệp của
chính phủ để làm giảm sự khủng hoảng trong thị trường cho vay nhà thế chấp.

Ngày 9/8/2007: Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) bơm 24 tỷ USD vào hệ
thống ngân hàng Mỹ

Tháng 9/2007 đến đầu 2008: giải quyết của chính phủ các nước phát triển:
quốc hữu hóa ngân hàng hoặc bơm tiền để tránh phá sản.

Ngày 15/10/2007: Citigroup báo cáo bị thua lỗ nặng.

Tháng 12/2007: G. Bush đưa ra kế hoạch để trợ giúp 1.2 triệu người trả nợ
vay BĐS.

Tháng 1/2008: Quốc hội Mỹ thông qua gói trợ cấp 146 tỷ USD để hoàn lại
thuế thu nhập.

Tháng 9/2008: KHTC ở Mỹ đã lan ra và trở thành KHTC toàn cầu. Cục dự
trữ liên bang Mỹ tiến hành hàng loạt đợt giảm lãi suất.
- 15/09/2008: Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers phá sản.
- Cục dự trữ liên bang Mỹ bơm 70 tỷ USD vào thị trường.
- 16/9/2008: Chính phủ Mỹ cứu công ty American International Group Inc
(AIG) – là công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới với khoản nợ 85 tỷ USD.
- 18/9/2008: Cục dự trữ liên bang và những ngân hàng trung tâm toàn cầu

bơm 300 tỷ USD vào thị trường tín dụng.
- 19/9/2008: Cục dự trữ liên bang Mỹ tiếp tục bơm 20 tỷ USD vào thị trường
tín dụng.

Tháng 10/2008: Mỹ chấp nhận chương trình Paulson trị giá700 tỷ USD.
Cục dự trữ liên bang Mỹ đưa ra gói hỗ trợ kinh tế, cắt giảm lãi suất. Ngân hàngWells
Fargo và Wachovia công bố sáp nhập.
- 17/12/2008: Cục dự trữ liên bang Mỹ đưa ra một quyết định lịch sử là giảm
lãi suất đến mức 0%.

Tháng 1- tháng 2/2009: 9 ngân hàng của Mỹ phá sản.

Tháng 2/2009: Chính phủ Mỹ thông qua gói kích thích kinh tế 787 tỷ USD
để cứu vãn nền kinh tế

Tháng 5/2009: Cục dự trữ liên bang Mỹ nhận định sự xuống dốc của kinh
tế Mỹ đã chậm lại, đồng thời những chỉ số kinh tế khả quan đã hỗ trợ cho giá cổ
phiếu.


11

-

4/5/2009: Có thêm 3 ngân hàng của Mỹ đóng cửa
Đồng euro tăng 7% so với đồng dollar.
General Motors chính thức nộp đơn tuyên bố phá sản.
1.2.3 Tác động và hậu quả:

Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ từ cuối năm 2007 đã nhanh chóng lan rộng ra các

nền kinh tế lớn, trở thành cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái toàn cầu và hiện đang
diễn biến rất phức tạp.
Nhiều quốc gia đã phải bơm vào nền kinh tế hàng trăm cho đến hàng nghìn tỷ USD để
cứu vãn tình hình và ổn định kinh tế. Đó là chưa kể đến những thiệt hại tiếp theo từ kinh
tế suy giảm, không tăng trưởng, rối loạn đang chờ phía trước. Cho đến nay, tác động lớn
nhất của cuộc khủng hoảng này là làm thay đổi hoàn toàn và sâu sắc ngành công nghiệp
tài chính Mỹ và hệ thống tài chính toàn cầu. Sự sụp đổ của những ngân hàng lớn đã gây
nên những lo ngại và mất niềm tin của dân chúng. Ngay cả các quỹ đầu tư tiền tệ, vốn
được coi là góc an toàn bậc nhất trong hệ thống tài chính Mỹ, là nền tảng cho hoạt động
đầu tư của nước này, cũng gặp khó khăn khi người dân ồ ạt rút tiền do những quan ngại
về sự đổ vỡ tiếp theo.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã và đang tác động xấu đến nền kinh tế của các nước
đang phát triển thông qua sự tác động đến thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường tài
chính và thị trường lao động. Xuất khẩu ở các nước đang phát triển sụt giảm do nhu cầu
nhập khẩu ở các nước phát triển bị sụt giảm, thị trường tài chính bị ảnh hưởng thông qua
đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển cũng suy giảm, thất
nghiệp gia tăng tại các nước đang phát triển. Tuy nhiên, mức độ tác động và chính sách
đối phó phụ thuộc vào từng quốc gia khác nhau. Chúng ta sẽ xem xét tác động của cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu ở một vài quốc gia đang phát triển trong khối Asean.
Nền kinh tế Thái Lan đã chính thức công nhận bị tác động xấu bởi khủng hỏang kinh
tế tòan cầu, xuất khẩu sụt giảm và thất nghiệp gia tăng. Bộ Lao động Thái Lan cho biết
trong tháng Giêng năm 2009 có 163 công ty đóng cửa và ít nhất nửa triệu việc làm sẽ bị
mất trong năm nay. Thái Lan đã và đang theo đuổi chính sách tăng trưởng kinh tế dựa
vào xuất khẩu, số liệu trong Bảng 1 đã chứng minh xuất khẩu đóng góp đáng kể cho tăng


12

trưởng kinh tế Thái Lan trong những năm gần đây, nên khi nhu cầu nhập khẩu của các
nước phát triển giảm chắc chắn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế Thái

Lan năm 2009 và những năm về sau.
Bảng 2: Đóng góp các thành phần tổng cầu đến tăng trưởng GDP, Thái lan,
2005-8, %
Tăngt
trưởng
GDP

Tiêu
dùng

Đầu


Xuất

Sai

khẩu ròng

thống kê

Q1
2005

3.6

3.2

5.5


-5.4

0.3

Q2

4.7

3.6

6.4

-5.8

0.6

Q3

5.5

4.1

-2.8

4.1

0.1

Q4


4.3

2.5

3.0

-1.3

0.1

6.3

2.5

-3.7

7.5

0.1

Q2

5.3

2.3

-3.2

6.5


-0.3

Q3

4.5

1.9

2.7

0.4

-0.4

Q4

4.3

1.1

0.8

2.4

0.0

4.2

1.5


-2.0

4.5

0.2

Q2

4.3

1.3

-0.5

3.6

-0.1

Q3

4.8

2.0

1.8

1.0

0.0


Q4

5.7

2.1

1.0

2.5

0.2

6.1

1.3

3.8

0.7

0.2

Q1
2006

Q1
2007

Q1
2008


số


13

Q2

5.3

1.1

1.5

2.6

0.1

Nguồn tin: ADB, Asian Development Outlook 2008.
Indonesia là một kinh tế khá lớn và phụ thuộc ít vào xuất khẩu hơn so với các nước
khác của ASEAN, nên có thể chống đỡ khủng hoảng tốt hơn các nước láng giềng. Một
nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào thị trường nội địa và đầu tư (xem Bảng 3), tiêu
dùng tư nhân đóng góp gần 50% tăng trưởng kinh tế của Indonesia. Tuy vậy, khủng
hoảng kinh tế toàn cầu đang ảnh hưởng đến nền kinh tế Indonesia qua hai kênh, số nhân
thương mại quốc tế (international trade mulitplier) và số nhân tài chính quốc tế
(international finance multiplier) (Selasa, 2009), trong đó số nhân tài chính quốc tế là
kênh quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế Indonesia.

Bảng 3: Đóng góp các thành phần tổng cầu đến tăng trưởng GDP, Indonesia,
2006-8, %

Tăn

Tiêu

g

dùng tư

trưởng

nhân

Tiê
u dùng
chính

Đầu


phủ

Xuất

Sai

khẩu

số thống

ròng




2006, quý
1 và 2

5.0

1.8

1.3

-0.2

2.5

-0.3

6.0

2.0

0.2

0.8

-0.2

3.2


6.3

2.7

0.3

-1.8

1.4

3.7

6.4

3.1

0.2

2.7

-0.5

0.9

6.4

3.1

0.2


3.2

1.0

-1.2

Qu
ý 3 và 4
2007, quý
1 và 2
Qu
ý 3 và 4
2008, quý


14

1 và 2
Nguồn tin: ADB, Asian Development Outlook 2008.
Nền kinh tế Malaysia là một nền kinh tế tăng trưởng nhờ vào tiêu dùng tư nhân, năm
2007 tiêu dùng tư nhân đã đóng góp 5% trong 6.3% tăng trưởng GDP. Do đó, mức độ
ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến nền kinh tế Malaysia không quá trầm
trong như những nước khác, nhưng cũng không thế tránh khỏi. Sự suy giảm trong xuất
khẩu sẽ gây ảnh hưởng đến các ngành sản xuất hàng xuất khẩu trong nước và như vậy thu
nhập và việc làm của người lao động, sau cùng lại tác động đến tiêu dùng tư nhân. Đặc
biệt, Malaysia là nước nhập khẩu lao động, hơn 1.9 triệu lao động nhập khẩu (tháng 5
năm 2007) có đang ký và hơn 3 triệu lao động nhập khẩu không đăng ký. Việc suy giảm
kinh tế của Malaysia sẽ chuyển gánh nặng cho các nước láng giềng xuất khẩu lao động
sang Malaysia khi số lao động này bị cắt giảm và trở về nước.


Bảng 4: Đóng góp các thành phần tổng cầu đến tăng trưởng GDP, Malaysia,
2005-8
Tiêu
dùng
nhân



Tiêu
dùng
chính

Đầu


Xuất
khẩu

GDP

ròng

phủ

2005,
Q1

4.37

0.21


-1.89

2.90

5.6

Q2

3.45

0.18

-0.22

0.89

4.3

Q3

4.65

0.68

2.00

-1.77

5.6


Q4

4.45

2.21

-2.23

1.45

5.9


15

2006,
Q1

2.98

0.12

6.64

-3.86

5.9

Q2


3.25

0.50

5.69

-3.47

6.0

Q3

3.03

1.12

-2.86

4.62

5.9

Q4

3.18

0.77

0.76


0.64

5.3

3.80

0.75

3.01

-2.04

5.5

Q2

5.72

1.16

-2.54

1.38

5.7

Q3

6.16


0.76

-0.41

0.25

6.7

Q4

5.13

0.73

3.50

-2.05

7.3

5.95

1.11

-3.46

3.52

7.1


4.44

0.83

-1.72

2.80

6.3

2007,
Q1

2008,
Q1
Q2

Nguồn tin: ADB, Asian Development Outlook 2008.

CHƯƠNG 2: CÂU CHUYỆN VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ CUỘC KHỦNG
HOẢNG 2008 TẠI EMEs
Các nghiên cứu trước đây1 đã đưa ra rất nhiều quan điểm riêng biệt về vai trò của chế
độ tỷ giá hối đoái với sự tăng trưởng của các quốc gia qua những giai đoạn khác
nhau.Vậy thì vai trò thực sự của chế độ tỷ giá hối đoái với cuộc khủng hoảng gần đây là
như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ đi tiếp vào phần nội dung chính của bài
với công trình nghiên cứu “Crisis and recover: Role of the exchange rate regime in
Emerging Market Countries” của tác giả Charalambos Tsangarides (2010).
1


Tìm hiểu các nghiên cứu khác nhau trước đây về chế độ tỷ giá hối đoái của Ghosh et al (2002), Levy-Yeyaty và
Sturzenegger (2003), Husain et al (2005), Yang ZHANG và Wai Mun CHIA (2010) với “On the Real Interest Rate
Shock and Exchange Rate Regime --- Evidence from East Asian Economies”, Ghosh et al (2010)


16

2.1 Trong giai đoạn khủng hoảng, chế độ tỷ giá neo hay thả nổi sẽ tốt hơn ?
Các số liệu đơn giản về hiệu quả tăng trưởng trong giai đoạn khủng hoảng cho thấy
một kết quả bất ngờ qua các thời kì và trong quan hệ với hiệu quả tăng trưởng trước đó.
Hình 1a cho thấy tại thời điểm bắt đầu của cuộc khủng hoảng, tăng trưởng bình quân của
những nước có chế độ tỷ giá hối đoái theo các hình thức neo cao hơn khoảng 0.5% so với
những nước có chế độ thả nổi. Khi cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn, tốc độ tăng trưởng
trung bình của các quốc gia đều giảm, các quốc gia có chế độ tỷ giá hối đoái theo các
hình thức neo lại giảm ít hơn so với hình thức thả nổi (Hình 1).

Điều gì đã giải thích cho phát hiện này?

Tuy nhiên, có những nhận thức cho rằng các nước có chế độ tỷ giá hối đoái theo các
hình thức neo thì lâm vào tình trạng tồi tệ hơn, điều này có thể sai do chỉ dựa trên một vài
trường hợp đặc biệt mà không phải dựa trên một mẫu đại diện. Hơn nữa, biểu hiện này
một phần là do việc phân loại giữa hình thức neo và thả nổi, việc xác định các hình thức
neo tỷ giá quá rộng, bao gồm cả các chế độ tỉ giá trung gian, chế độ có gắn liền với sự
tăng trưởng bình quân cao nhất2. Điều đó đã làm cho tốc độ tăng trưởng của các nước neo
tỉ giá tốt hơn so với thả nổi. Ngược lại nếu loại bỏ chế độ tỉ giá trung gian ra khỏi cách

2

Một nghiên cứu gần đây của IMF phát hiện là chế độ tỷ giá trụng gian có liên quan tới hiệu quả tăng trưởng trung
bình cao nhất (Ghosh, Ostry, và Tsangarides, 2010)



17

phân loại các hình thức neo thì các quốc gia có chế độ tỷ giá hối đoái theo các hình thức
neo tỉ giá đã dẫn đến tình trạng tồi tệ hơn thả nổi, thể hiện trong hình 1b.
Việc những quốc gia duy trì chế độ kém linh hoạt vẫn có tình trạng tốt hơn là có thể
đúng (hình 1a) nhưng điều này cũng có thể là một sự hiểu nhầm khi mà chúng ta xét đến
cả các quốc gia mà đã chuyển đổi chế độ tỉ giá của mình sang chế độ linh hoạt hơn để đối
phó với cuộc khủng hoảng. Ngoài các vấn đề về phân loại và chuyển đổi chế độ tỷ giá thì
có một hiệu ứng tiềm tàng quan trọng khác đã dấy lên mối nghi ngờ về kết quả của hình
1a, rằng những mức trung bình này không xét đến các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến
khả năng phục hồi tăng trưởng trong cuộc khủng hoảng.
Để giải quyết hai vấn đề này, những nhà nghiên cứu tiến hành như sau: đầu tiên, để
xem xét tác động của việc chuyển đổi chế độ tỉ giá, họ đã kiểm tra ba tiêu chí (i) là dựa
trên chế độ tỉ giá hiện hữu (ii) dựa trên chế độ tỷ giá vào tháng 12 năm 2007, và (iii) loại
bỏ tất cả những nước thay đổi chế độ tỉ giá trong giai đoạn phân tích. Sau đó, họ ước tính
hồi quy tăng trưởng như một biến phụ thuộc, các biến độc lập là chế độ tỷ giá hối đoái và
các yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng khác.
Các hồi quy tăng trưởng bắt đầu bằng việc kiểm tra chỉ riêng tác động của chế độ tỷ
giá hối đoái và sau đó lần lượt thêm vào các biến đại diện cho kênh thương mại và tài
chính bởi vì theo các nhà nghiên cứu đây có thể là những yếu tố quyết định đến tăng
trưởng trong giai đoạn khủng hoảng. Với kênh thương mại là hai biến số, tỷ lệ tăng
trưởng theo số liệu mậu dịch của các nước đối tác và sự tăng trưởng tỉ lệ trao đổi hàng
hóa. Đối với các kênh tài chính, chúng ta xem xét nợ nước ngoài ngắn hạn so với GDP,
thâm hụt tài khoản vãng lai so với GDP, danh mục đầu tư ròng. Ngoài ra các nhà nghiên
cứu cũng đã xét đến tỷ lệ dự trữ (ngoại hối) trên GDP hoặc dự trữ trên nợ ngắn hạn.
Việc thêm vào các biến nêu trên đã làm thay đổi các mức trung bình đáng kể trong
hình 1a. Tình trạng của các quốc gia với chế độ neo tỉ giá cũng không tốt hơn (và cũng
không tồi tệ hơn) so với những nước với chế độ thả nổi. Các kết quả hồi quy được tóm tắt

trong bảng sau:


×