Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Lạm phát mục tiêu ở các nước thị trường mới nổi và khả năng áp dụng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2012”
TÊN CÔNG TRÌNH:
LẠM PHÁT MỤC TIÊU Ở CÁC NƯỚC THỊ
TRƯỜNG MỚI NỔI VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Ở
VIỆT NAM
THUỘC NHÓM NGÀNH: KINH TẾ KINH TẾ HỌC

i
MỤC LỤC
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
TÓM TẮT 2
1. GIỚI THIỆU………………………………………………………………… 2
2. TỔNG QUÁT CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 3
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH SỬ DỤNG 5
3.2.PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 6
4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
4.1.LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG 6
4.1.1. Khái niệm khuôn khổ LPMT và các tham sô cần thiết trong thiết kế khuôn
khổ LPMT 6
4.1.1.1. Khái niệm khuôn khổ LPMT 6
4.1.1.2. Các tham số cần thiết trong thiết kế khuôn khổ LPMT 7
4.1.1.2.1. Biến mục tiêu ( target variable) 7
4.1.1.2.2. Lạm phát cơ bản (core inflation) 8
4.1.1.2.3. Điểm mục tiêu ( point target), điểm mục tiêu với khoảng dao động (point
target with a band), khoảng mục tiêu (target range) 9


4.1.1.2.4. Tỷ lệ Lạm phát dài hạn (Long-term inflation rate) 10
4.1.1.2.5. The target horizon 11
4.1.1.2.6. The policy horizon 12
4.1.2. Các điều kiện cần thiết ban đầu hỗ trợ khuôn khổ LPMT 12
4.1.2.1. Điều kiện 1: Nhiệm vụ theo đuổi mục tiêu LP và trách nhiệm đạt được mục
tiêu đề ra 12
4.1.2.1.1. Nhiệm vụ và sự độc lập của các công cụ 12
4.1.2.1.2. Trách nhiệm và tính minh bạch của CSTT 14
4.1.2.2. Điều kiện 2: Đảm bảo rằng mục tiêu LP không bị ảnh hưởng bởi các mục
tiêu khác 16
4.1.2.2.1. Không có sự thống trị tài khóa 16
4.1.2.2.2. Ổn định các yếu tố bên ngoài 17
4.1.2.2.3. Mức độ LP vào thời điểm thông qua khuôn khổ LPMT 18
ii
4.1.2.3. Điều kiện 3: Hệ thống tài chính ổn định và phát triển để thực hiện khuôn
khổ LPMT 18
4.1.2.3.1. Ổn định hệ thống tài chính 18
4.1.2.3.2. Phát triển hệ thống tài chính 19
4.1.2.4. Điều kiện 4: Điều hành chính sách tiền tệ 20
4.1.2.4.1. Hướng dẫn điều hành chính sách và các công cụ 20
4.1.2.4.2. Sự lan truyền của CSTT 23
4.1.2.4.3. Dự báo lạm phát 24
4.1.2.4.4. Chính sách tỷ giá hối đoái 29
4.2.KINH NGHIỆM CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI 33
4.2.1. Kinh nghiệm của Chile và Hungary trong việc đối phó với sự dao động của
TGHĐ 33
4.2.2. Kinh nghiệm xây dựng LPMT ở Brazil 35
4.3.KHẢ NĂNG ÁP DỤNG KHUÔN KHỔ LPMT Ở VIỆT NAM 39
4.3.1. Tình hình Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2011 39
4.3.2. Phân tích chính sách tiền tệ của Việt Nam 43

4.3.2.1. Phân tích các công cụ trực tiếp 43
4.3.2.1.1. Lãi suất 43
4.3.2.1.2. Hạn mức tín dụng 44
4.3.2.2. Phân tích công cụ gián tiếp 45
4.3.2.2.1. Nghiệp vụ thị trường mở 45
4.3.2.2.2. Dự trữ bắt buộc 47
4.3.3. Phân tích chính sách tài khóa 49
4.3.3.1. Tài khóa của VN phản ứng không phù hợp với trạng thái chu kỳ kinh tế 49
4.3.3.2. Hiệu quả đầu tư từ ngân sách còn quá thấp 51
4.3.3.3. Tỷ lệ bội chi ngân sách quá cao 51
4.3.4. Phân tích cách Việt Nam đưa ra và thực hiện mục tiêu 53
4.3.5. Phân tích sự độc lập của NHTW 55
4.3.6. Phân tích hệ thống tài chính Việt Nam 58
4.3.7. Phân tích chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam 60
4.3.8. Phân tích công tác dự báo lạm phát của Việt Nam 63
4.3.8.1. Cơ sở hạ tầng 63
4.3.8.2. Khả năng dự báo 64
4.3.8.3. Hậu quả của việc dự báo không hiệu quả 64
4.4.TRIỂN VỌNG VÀ DỰ BÁO LAM PHÁT CHO VIỆT NAM 65
4.4.1. Tăng trưởng kinh tế 66
4.4.2. Xuất nhập khẩu 67
iii
4.4.3. Nền kinh tế thế giới 69
4.4.4. Áp dụng mô hình cấu trúc cho Việt Nam 70
5. KẾT LUẬN 75
5.1.CHỐT LẠI NGHIÊN CỨU 75
5.2.ĐỀ XUẤT 75
5.2.1. Đề xuất từ mô hình 75
5.2.2. Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt 76
5.2.3. Phát triển thị trường tài chính 77

5.2.4. Đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính thông qua hoàn thiện công tác
thanh tra, giám sát ngân hàng 78
5.2.5. Phối hợp đồng bộ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa 80
5.3.HẠN CHẾ 80
PHỤ LỤC 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Cơ quan thông báo mục tiêu LP ở các nước 12.
Bảng 2: Mục tiêu điều hành và công cụ của CSTT 22.
Hộp1: các thay đổi về tổ chức tại NHTW, NHTW thông qua khuôn khổ
LPMT 25.
Bảng 3: Các chỉ số CSTT ở các nước áp dụng khuôn khổ LPMT 28.
Bảng 4: Thông tin về sự can thiệp vào thị trường ngoại hối của các nước áp
dụng khuôn khổ LPMT. 31.
Bảng 5 : Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 48.
Bảng 6 : Mục tiêu tỉ lệ LP qua các năm và kết quả đạt được 54.
v
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2011 43.
Hình 2: Hoạt động thị trường mở giai đoạn 2008-Q2/2011 46.
Hình 3: Chỉ tiêu lạm phát của Việt Nam năm 2011 qua các lần điều chỉnh
53.
Hình 4: Cách Việt Nam đưa ra mục tiêu và kết quả đạt được 55.
Hình 5: Mức độ độc lập trong điều hành chính sách tiền tệ của NHTW .
56.
Hình 6: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1990-2011 62.
Hình 7: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và cán cân thương mại của Việt
Nam giai đoạn 2001-2011……………………………………………………… 68.
vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP : Chính phủ.
CSDL : Cơ sở dữ liệu.
CSTK : Chính sách tài khóa.
CSTT : Chính sách tiền tệ.
LP : Lạm phát.
LPMT : Lạm phát mục tiêu.
LS : Lãi suất.
NHTM : Ngân hàng thương mại.
NHTW : Ngân hàng trung ương.
TGHĐ : Tỷ giá hối đoái.
UBCSTT : Ủy ban chính sách tiền tệ.
7
8
2012
1
Đề tài: Lạm phát mục tiêu ở các thị trường mới nổi và khả năng áp dụng khuôn khổ
LPMT ở Việt Nam.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Từ trước đến nay, Việt Nam đã và đang thực hiện chính sách tiền tệ đa mục
tiêu. Chúng ta vừa kỳ vọng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nhanh chóng vươn lên và
ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp và giải quyết công ăn việc làm, vừa kỳ vọng
kiểm soát giá cả và lạm phát, ổn định tiền tệ, vừa sử dụng chính sách tiền tệ như
một công cụ bổ trợ ổn định ngân sách, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc
gia. Thực hiện chính sách tiền tệ đa mục tiêu với neo danh nghĩa là Tổng phương
tiện thanh toán (M2) chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định trong quá
trình đổi mới. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cơ chế điều hành chính sách tiền
tệ này đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế của mình. Việc điều hành chính sách tiền tệ
có tính “giật cục” từ đầu năm 2008 đến nay chỉ để chống đỡ lạm phát là minh chứng
rất rõ cho vấn đề này. Chính phủ đã thực sự có những phản ứng chống lạm phát

thông qua các chính sách tiền tệ và tài khóa nhưng thường phản ứng chậm và thụ
động trong đa số trường hợp. Một câu hỏi đặt ra là chúng ta cần làm gì khi phải
chấp nhận sự thật là chất lượng tăng trưởng thấp trong khi lạm phát lại tăng mạnh?
Đứng trước những khó khăn đó, làm sao vừa kiềm chế được lạm phát, vừa tiếp tục
tăng trưởng ở mức hợp lý là một bài toán rất khó. Học hỏi kinh nghiệm của các
quốc gia trên thế giới, liệu Lạm phát mục tiêu, một khuôn khổ CSTT mà theo đó,
NHTW hoặc Chính Phủ thông báo một số mục tiêu trung hạn về lạm phát và
NHTW cam kết đạt được những mục tiêu này có là lối thoát cho tình trạng kinh tế
Việt Nam.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đi vào giải quyết các câu hỏi:
 Những điểu kiện nào để có thể áp dụng khuôn khổ LPMT?
2012
2
 Liệu Việt Nam hiện nay đã có đủ điều kiện áp dụng khuôn khổ chính sách
tiền tệ lạm phát mục tiêu hay chưa?
 Để có thể áp dụng khuôn khổ LPMT Việt Nam cần thay đổi như thế nào?
TÓM TẮT
Đề tài trình bày các yếu tố trong việc thiết kế khuôn khổ LPMT ở một quốc
gia bao gồm: định nghĩa về biến mục tiêu; thước đo lạm phát; ưu nhược điểm của
các loại mục tiêu( point targets, point targets with a band, and range targets)…
Tiếp theo đó đề tài đi tìm hiểu các điều kiện ban đầu hỗ trợ cho khuôn khổ Lạm
phát mục tiêu (LPMT). Những điều kiện này được chia làm bốn nhóm: nhiệm vụ hỗ
trợ khuôn khổ LPMT và trách nhiệm đạt được mục tiêu; ổn định kinh tế vĩ mô; ổn
định và phát triển hệ thống tài chính; các công cụ điều hành chính sách hiệu quả.
Tiếp theo đề tài sẽ Đề tài cũng trình bày kinh nghiệm xây dựng lạm phát ở 2 thị
trường mới nổi tiêu biểu là Chile và Brazil. Sau đó đề tài sẽ đi vào xem xét tình
hình Việt Nam cũng như khả năng Việt Nam áp dụng được khuôn khổ LPMT như
một cái neo danh nghĩa mới được không.
1. GIỚI THIỆU

Ngày càng nhiều các nước áp dụng khuôn khổ LPMT, khuôn khổ này được mở
rộng từ các nước công nghiệp cho các nước có thị trường mới nổi như Brazil, Chile,
Colombia, Cộng hòa Séc, Hungary, Israel, Hàn Quốc, Mexico, Ba Lan, Nam Phi, và
Thái Lan… Những thách thức mà các nước công nghiệp phải đối mặt trong việc áp
dụng LPMT là không nhiều và tương đối rõ ràng, do kinh nghiệm tương đối lâu dài
trong lĩnh vực này. Các nước công nghiệp cũng được hưởng lợi từ phát triển thị
trường tài chính và kinh nghiệm trong việc sử dụng các công cụ gián tiếp, dựa vào
thị trường để thực hiện CSTT. Ngược lại, những thách thức đối mặt với các nước thị
trường mới nổi đang tìm cách thông qua khuôn khổ LPMT chưa được hiểu rõ. Bài
2012
3
viết này đề cập đến điều kiện ban đầu mà các nước thị trường mới nổi có thể thiết
lập để hỗ trợ cho khuôn khổ LPMT. Trong khuôn khổ như vậy, LPMT chiếm ưu thế
ở bất kỳ mục tiêu chính sách khác. Việc chuyển đổi từ một công bố đơn giản về lạm
phát sang LPMT một cách chính thức có thể mất vài năm. Vì vậy, bài viết này đưa
ra các bước quan trọng trong quá trình chuyển đổi.
Độ tin cậy của một khuôn khổ LPMT đòi hỏi CSTT không nên nhắm mục
đích ở các cấp độ mục tiêu của tỷ giá hối đoái danh nghĩa hoặc thực. Tuy nhiên,
CSTT của các thị trường mới nổi phải quan tâm đến vấn đề TGHĐ bởi vì TGHĐ có
tác động quan trọng đến lạm phát do tính chất mở của nền kinh tế.
Các điều kiện cần thiết để hỗ trợ khuôn khổ LPMT có thể được chia làm bốn
nhóm đó là:
 Nhiệm vụ theo đuổi mục tiêu lạm phát và trách nhiệm đạt được mục
tiêu này.
 Đảm bảo rằng mục tiêu lạm phát không bị ảnh hưởng bởi các mục
tiêu khác.
 Hệ thống tài chính phát triển và ổn định để thực hiện khuôn khổ
LPMT.
 Các công cụ cần thiết để hỗ trợ CSTT thực hiện khuôn khổ LPMT.
Những điều kiện này sẽ được trình bày ở mục 4.1. Mục 4.2 sẽ cung cấp kinh

nghiệm của các thị trường mới nổi trong việc thực hiện khuôn khổ LPMT. Sau đó
chúng ta sẽ xem xét khả năng Việt Nam áp dụng khuôn khổ LPMT này ở mục 4.3,
và dự báo triển vọng LP Việt Nam ở mục 4.4. Cuối cùng bài viết sẽ đưa ra các đề
xuất cho Việt Nam.
2. TỔNG QUÁT CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Federic S. Miskin, “Can inflation targeting work in emerging market countries” :
khuôn khổ LPMT ở các nước mới nổi thì rất phức tạp, nó không phải là một liều thuốc
2012
4
hữu hiệu cho tất cả các căn bệnh của quốc gia đó. Tuy nhiên khuôn khổ LPMT là một
công cụ hữu hiệu giúp các nước này tăng cường tính ổn định của nền kinh tế.
Frederic S. Mishkin, “ Does inflation targeting make a difference?”: Khuôn khổ
LPMT giúp các nước có tỷ lệ lạm phát thấp hơn trong dài hạn; tỷ lệ lạm phát cũng ít bị
ảnh hưởng bởi các cú sốc giá dầu, tỷ giá hối đoái; tăng cường tính độc lập của CSTT;
nâng cao hiệu quả CSTT. Khuôn khổ LPMT không những giúp quốc gia giảm lạm phát
mà còn giữ cho tỷ lệ lạm phát ổn định.
Joel Bo gdanski, Alexandre Antonio Tombini và Sérgio Ribeiro C. Werlang,
“Implementing IT in Brazil”, tháng 7/2000: khuôn khổ LPMT giúp cải thiện tính
minh bạch của CSTT bằng việc tăng cường trao đổi với công chúng (việc thông
báo, trao đổi với công chúng, những người tham gia thị trường tài chính là rất quan
trọng), tăng trách nhiệm của NHTW trong việc đạt được mục tiêu. Khuôn khổ
LPMT cũng giúp cho nhân viên của ngân hàng hiểu rõ hơn cơ chế truyền tải của
CSTT, và có hiểu biết để quyết định kênh nào là phù hợp để đạt được mục tiêu lạm
phát.
Guy Debelle, “IT in practice” : “ Áp dụng khuôn khổ LPMT đã giúp các
quốc gia trong việc giảm lạm phát một cách đáng kể và giữ nó ở một mức
thấp và ổn định. Thật khó để chỉ ra rằng chỉ có khuôn khổ LPMT có thể giúp
giảm lạm phát, vì có nhiều nước không áp dụng khuôn khổ này mà tỷ lệ lạm
phát của họ vẫn giảm. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng: khuôn khổ LPMT có
thể giúp các quốc gia áp dụng nó vượt qua những nỗi lo về độ tín nhiệm thấp

của chính sách tiền tệ”.
Corrinne Ho and Robert N McCauley, “Living with flexible exchange rates:
issues and recent experience in inflation targeting emerging market economies “,BIS
Working Papers No 130 : “Trong ngắn hạn, khu vực tư nhân và nhà làm chính sách của
các quốc gia mới nổi có thể rất nhạy cảm với sự biến động của tỷ giá hối đoái, nhưng
2012
5
trong dài hạn với kết quả khuôn khổ LPMT đem lại, tỷ lệ lạm phát được cải thiện theo
chiều hướng tích cực, sự tín nhiệm đối với chính sách được nâng cao cùng sự phát triển
của kinh tế có thể giúp làm giảm đi các nhược điểm của thị trường mới nổi. Dưới
khuôn khổ LPMT vấn đề TGHĐ vẫn đóng một vai trò quan trọng và đặt ra khá nhiều
thách thức cho các thị trường mới nổi. Để đối phó một cách linh hoạt với những thách
thức không những chỉ sử dụng CSTT mà còn có khi sử dụng đồng thời nhiều công cụ
chính sách. Tuy không có bằng chứng về mâu thuẫn giữa sự can thiệp vào TGHĐ với
công bộ mục tiêu lạm phát , nhưng những người làm chính sách phải giải thích cho
công chúng hiều sự khác nhau. Cuối cùng thì tác giả cũng nêu rằng sự tác động của
TGHĐ đến đời sống không chỉ quan trọng ở các quốc gia mới nổi mà nó còn quan
trọng với các nước công nghiệp dù áp dụng khuôn khổ LPMT hay không.
Tóm lại, khuôn khổ LPMT ở các nước thị trường mới có thể giúp các nước này
giảm lạm phát xuống một mức thấp và ổn định, thêm vào đó khuôn khổ LPMT còn
giúp các quốc gia nâng cao độ tín nhiệm của công chúng đối với chính sách tiền tệ của
NHTW.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu và mô hình sử dụng
Để xem xét khả năng Việt Nam có thể áp dụng khuôn khổ LPMT hay không,
đề tài đi vào nghiên cứu các ví dụ điển hình về việc xây dựng khuôn khổ LPMT ở
Brazil, Chile để tìm ra các điều kiện cần thiết để áp dụng khuôn khổ LPMT, và đi
vào xem xét các điều kiện Việt Nam liệu có thể đáp ứng các điều kiện trên hay
không.
Đề tài nghiên cứu theo phương pháp thu thập số liệu lịch sử được công bố từ

các phương tiện thông tin đại chúng, các nguồn số liệu được công bố từ chính phủ
kết hợp với các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, hồi quy, ước lượng và
2012
6
dùng đồ thị minh hoạ để đưa ra mô hình tính toán dự báo thích hợp cho tỷ lệ lạm
phát của Việt Nam trong ngắn hạn.
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc để mô hình cơ chế truyền tải CSTT,
thông qua cả hai kênh trực tiếp ( qua lãi suất) hay gián tiếp (qua TGHĐ ), mô hình này
được giới thiệu bởi Svensson(2000) cho nền kinh tế nhỏ mở cửa, và được sử dụng
trong bài nghiên cứu Monetary policy transmission, interest rate rules and inflation
targeting in three transition countries, Roberto Golinelli, 07/12/2001, áp dụng cho 3
quốc gia: Phần Lan, Hungary, cộng hòa Séc.
3.2. Phương pháp thu thập số liệu
Để dự báo tỷ lệ LP của Việt Nam trong ngắn hạn, và đưa ra đề xuất cho
CSTT, đề tài xem xét đối tượng nghiên cứu là tỷ lệ LP Việt Nam tính theo
quý trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011, số liệu được thu thập từ tổng
cục thống kê, Ngân hàng trung ương Việt Nam, Bộ tài chính, Website của
ngân hàng phát triển châu Á ADB, cùng các số liệu nước ngoài lấy từ OECD,
trang web tradingeconomy.
4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Lạm phát mục tiêu và các điều kiện áp dụng
4.1.1. Khái niệm khuôn khổ LPMT và các tham sô cần thiết trong thiết
kế khuôn khổ LPMT
4.1.1.1. Khái niệm khuôn khổ LPMT
Bernanke cho rằng “ LPMT là một khuôn khổ của CSTT được biểu thị bằng
cách công bố rộng rãi con số mục tiêu của tỷ lệ LP hay một khung mục tiêu dựa trên
một hoặc nhiều dự báo”.
Mishkin(2000): chiến lược LPMT là chiến lược gồm 5 yếu tố chính: công bố
mục tiêu; cam kết ổn định giá cả; có chiến lược thông tin bao gồm; sự minh bạch
của chính sách; trách nhiệm của NHTW trong việc đạt được mục tiêu đã đặt ra.

2012
7
Bằng cách tăng tính minh bạch và trách nhiệm, khuôn khổ LPMT sẽ giúp thúc đẩy sự
độc lập của NHTW, trách nhiệm đối với công chúng cũng như trách nhiệm đối với
chính phủ. Khuôn khổ LPMT phù hợp với nguyên tắc dân chủ. Theo Mishkin: Khuôn
khổ LPMT không phải là một khuôn khổ cứng nhắc; mục tiêu lạm phát trên mức không
không hề làm giảm mức tín nhiệm của công chúng đối với CSTT, NHTW; khuôn khổ
LPMT không bỏ qua các mục tiêu ổn định truyền thống; khi mức lạm phát ban đầu của
một quốc gia ở mức cao thì quốc giá đó có thể phải phase sau khi giảm lạm phát; giá
của tài sản mục tiêu ví dụ như TGHĐ có thể làm ảnh hưởng xấu đến khuôn khổ LPMT.
Svensson thì cho rằng “LPMT là một chiến lược CSTT mà đặc trưng là được
công bố một con số LPMT, thực hiện CSTT nhắm chủ yếu vào dự báo LP và được
gọi là dự báo mục tiêu, với một độ minh bạch và trách nhiệm cao”.
John Green: LPMT là một khuôn khổ để điều hành CSTT, trong khuôn khổ
này các quyết định được hướng dẫn bởi các kì vọng về lạm phát tương lai trong mối
quan hệ với mục tiêu đã công bố. Nếu nói theo quan điểm về điều hành thì khuôn
khổ LPMT được xem như một tiến trình gồm 2 bước. Bước thứ nhất cơ quan tiền tệ
nhà nước phải dự báo được lạm phát để đánh giá xem dưới khuôn khổ CSTT hiện
tại thì lạm phát có thể giữ trong mức công bố hay không. Bước thứ hai cần thực
hiện đó là: khi lạm phát dự báo nằm ngoài khoảng mục tiêu thì có luật phản hồi, sự
phản hồi liên kết mối quan hệ giữa các hành động của chính sách với lạm phát dự
kiến để quyết định con đường đưa lạm phát về khoảng mục tiêu ban đầu.
Có rất nhiều khái niệm được đưa ra về LPMT, nhưng tựu chung các nghiên
cứu đều nhất trí rằng: lạm phát mục tiêu là một khung cơ bản cho CSTT mà trong
đó NHTW tính toán và công khai công bố một chỉ số lạm phát mục tiêu, và sẽ cố
gắng duy trì mục tiêu này để nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế ổn định và
tỷ lệ thất nghiệp thấp.
4.1.1.2. Các tham số cần thiết trong thiết kế khuôn khổ LPMT
4.1.1.2.1. Biến mục tiêu ( target variable)
2012

8
Các lựa chọn có sẵn đó là chỉ số CPI (hoặc là với các biến thể), chỉ số giảm
phát GDP. Chỉ số CPI thì khá phổ biến, nó đo lường giá cả của hàng hóa và dịch vụ
một gia đình trung bình ở thành thị tiêu dùng, điều đó có nghĩa là CPI là thước đo
mục tiêu cho công chúng và cũng xây dựng khả năng mà NHTW truyền đi các
thông điệp của mình. Chỉ số CPI thường có hướng thiên vị lên, từ 0.5 đến 1% ở các
nước phát triển. Sự thiên vị trong CPI chính là nguyên nhân tại sao NHTW chọn
mục tiêu LP lớn hơn 0. Theo Roger và Stone (2005) đã tìm ra rằng tất cả các quốc
gia áp dung LPMT đều sử dụng CPI hay các biến thể của nó như mục tiêu của chính
sách.
4.1.1.2.2. Lạm phát cơ bản (core inflation)
Có rất nhiều sự khác nhau giữa NHTW các nước trong việc quyết định là sử
dụng total CPI hay CPI cơ bản (core CPI).
Quan điểm ủng hộ sử dụng chỉ số lạm phát cơ bản: đó là do sự biến động trong
total CPI và sự mong muốn của NHTW trong việc giảm nhẹ sự biến động ngắn hạn
các nhân tố cấu thành total CPI. Ví dụ: giá cả thực phẩm, năng lượng, hay những
thay đổi làm thay đổi mức giá tổng thể, như là VAT, hay thay đổi giá năng lượng
trong dài hạn, thước đo cơ bản giúp cho NHTW nắm bắt xu hướng phát triển của LP
và giảm nhẹ những biến động tạm thời của thước đo lạm phát.
Theo Roger và Stone (2005): phần lớn các nước đều sử dụng total CPI. Một số
ít nước sử dụng core CPI. Bởi vì rất khó cho NHTW giải thích cho công chúng hiểu
tại sao lại tập trung vào thước đo core CPI, cái mà loại ra một thành phần quan
trọng như giá thực phẩm, một thứ chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách của gia đình.
Điều này đặc biệt quan trọng ở các quốc gia mới nổi, nơi mà thực phẩm chiếm một
tỷ trọng lớn trong CPI, hơn là các nước đã phát triển.
Có rất nhiều loại core inflation khác nhau, chủ yếu khác nhau ở yếu tố được
loại ra khỏi CPI, Ví dụ như thực phẩm, năng lượng, hay có khi là thuế gián
2012
9
thu…không có công thức chính xác cho việc loại bỏ yếu tố nào, chủ yếu dựa vào

kinh nghiệm.
Thông thường các NHTW thường dùng core inflation như hướng dẫn cho
chính sách, nhưng họ cũng thường xuyên kiểm tra lại các thước đo khác của core
inflation để đảm bảo rằng tất cả đều tập trung vào thước đo thích hợp, không tạo ra
một kịch bản sai lầm về sự phát triển của LP.
4.1.1.2.3. Điểm mục tiêu ( point target), điểm mục tiêu với khoảng dao động (point
target with a band), khoảng mục tiêu (target range)
Có nhiều thuật ngữ khác nhau, để thuận tiện chúng ta định nghĩa:
Điểm mục tiêu (point target without a band) : là một giá trị xác định. Ví dụ:
2%
Điểm mục tiêu có khoảng dao động (point target with a band) : lấy điểm mục
tiêu cộng trừ một giá trị. Ví dụ: 2% cộng trừ 1%
Khoảng mục tiêu (range target) : là một giá trị khoảng. ví dụ: khoảng từ 1%
đến 3%
Việc chọn “a band” hay “a range” không quan trọng, quan trọng là sự lựa
chọn được giải thích như thế nào. Thứ nhất: trong hầu hết các trường hợp, CSTT
đối phó với sự thay đổi của LP trên hay dưới điểm mục tiêu một cách đối xứng(
ngoại trừ trường hợp: trong giai đoạn đầu của IT, khi LP< điểm mục tiêu thì không
đối xứng, xu hướng đi xuống asymmetric in the downward direction để tạo độ tin
cậy của các chế độ CSTT mới, hay là khi tỷ lệ LP gần như bằng không và có mối
quan tâm về hạn chế chính sách lãi suất thấp hơn thì có xu hướng không đối xứng đi
lên asymmetry in the upper direction). Thứ hai: khi NHTW đã chọn “a band” hay “a
range” thì trung bình LP mong đợi sẽ nằm trong phạm vi thời gian đó, chứ không
phải là mọi lúc. Thứ ba: “a band” hay “a range” thì không nên cứng nhắc. Khi có
sự thay đổi trong LP thì không nên đòi hỏi một phản ứng của lãi suất mạnh mẽ khác
thường.
2012
10
Thuận lợi của “a band”,”a range” đó là nó giúp nhấn mạnh tính đối xứng của
phản ứng, tuy nhiên nó tỏ ra ít hiêu quả hơn point target. Nếu NHTW thông qua một

target band or target range, thì nó nên rõ ràng rằng khoảng đó (band và range) là
khoảng của sự không chắc chắn, không phải khoảng của sự trung lập. Do đó, ví dụ
với khoảng 1% tới 3% thì NHTW nên làm rõ rằng hộ muốn LP mức gần 2% và họ
cảm thấy không thỏa mãn khi LP tiến lên 3% hay xuống 1%. Nếu NHTW xem
range như một khoảng thời gian của sự không chắc chắn hơn là khoảng của sự chịu
đựng, nhưng công chúng và thị trường không thể hiểu rằng NHTW không thỏa mãn
với tất cả các point trong range thì NHTW nên chọn điểm mục tiêu (với band hoặc
không) hơn là chọn target range.
Ngược lại với quan điểm này, NHTW Nam Phi khá thoải mái trong việc công
bố LP có thể rơi vào bất kì tỉ lệ nào trong khoảng từ 3% đến 6%. Họ sẽ không có
các hành động phản ứng lại nếu LP vẫn nằm trong khoảng này.
Một số NHTW như NHTW của Anh, Thổ Nhĩ Kì sử dụng điểm mục tiêu cộng
thêm một yêu cầu LP có thể di chuyển một khoảng cách quy định từ điểm mục tiêu.
Cái này giống như point target with band trong việc tập trung vào mục tiêu chính
(central target), và nó cũng đưa ra một chỉ dẫn của khoảng thời gian mà LP được
mong đợi giảm một tỷ lệ đáng kể.
Theo Roger và Stone (2005), 1/2 NHTW các nước áp dụng khuôn khổ LPMT
sử dụng “point with a band”, 1/3 sử dụng khoảng mục tiêu , 20% sử dụng “point
without a band”. Độ rộng của “band” hay “range” thường là +- 1%, có khi hẹp hơn
hay rộng hơn, nhưng tối đa là +- 2.5%. thường thì “band” hay “range” ở các nước
công nghiệp thường nhỏ, còn các thị trường mới nổi thì lớn hơn.
4.1.1.2.4. Tỷ lệ Lạm phát dài hạn (Long-term inflation rate)
Hầu hết NHTW các nước công nghiệp áp dụng khuôn khổ LPMT đều đặt một
mục tiêu 2% ( có hay không một band +-1%) hay một khoảng range từ 1% đến 3%
như một trạng thái cân bằng trong dài hạn. Việc lựa chọn một tỷ lệ LP positive hơn
2012
11
là zero vì: thứ nhất: có một sự thiên vị trong chỉ số CPI ở các nước công nghiệp từ
0.5% đến 1%; thứ hai: có một số tranh luận về nhược điểm của việc lựa chọn tỷ lệ
LP quá thấp như là làm yếu đi khả năng NHTW hấp thụ các cú sốc negative khi lạm

phát ở mức thấp, và chi phí nhận thức cao của việc giảm LP. Bằng việc lựa chọn
một mục tiêu LP dương nó có thể giảm những hiệu ứng có hại có thể của các
nguyên nhân trên.
Các quốc gia mới nổi thường chọn tỷ lệ LP cao hơn các nước công nghiệp vì
các khó khăn trong thu thập số liệu xác định CPI, và sự không chắc chắn về tính
linh hoạt của nền kinh tế trong trường hợp thay đổi cấu trúc nhanh. Nếu các quốc
gia mới nổi định có một LP hàng hóa thương mại giống như các nước phát triển thì
CPI mục tiêu của họ nên cao hơn các nước công nghiệp bởi vì sự tăng trưởng năng
suất tương đối trong hàng hóa thương mại của họ cao hơn.
4.1.1.2.5. The target horizon
The target horizon là giai đoạn mà NHTW hay CHÍNH PHủ định rõ con
đường mục tiêu cho lạm phát. Nó khác nhau một cách đáng kể ở các quốc gia khác
nhau, những nước nào đã ở trạng thái cân bằng thị có horizon dài hơn các nước
đang trên con đường giảm lạm phát. Thực vậy, ở các nước đang trong trạng thái cân
bằng dài hạn thì nó có thể quyết định có target horizon dài vô thời hạn.
Trên con đường giảm lạm phát từ một mức độ LP vừa phải, thì thật quan
trọng, NHTW nên có một target horizon trong nhiều năm hơn là một horizon ngắn (
ví dụ ít nhất là 3 năm). Tầm quan trọng của một horizon trong nhiều năm đó là
chính quyền cam kết theo đuổi chính sách giảm lạm phát cho đến cuối cùng khi mà
nền kinh tế đối mặt với các cú sốc nguồn cung, cái mà có thể tạo ra các phiên bản
liên tục và đáng kể trong việc dự báo lạm phát và sự chậm trễ trong khoảng thời
gian tỷ lệ lạm phát được mong đợi sẽ chạm mục tiêu dài hạn.
Theo kinh nghiệm nếu horizon qua ngắn thì nó sẽ phản tác dụng và làm giảm
độ tín nhiệm nếu nó không cung cấp đủ thời gian để chính sách kịp tác động lên tỷ
2012
12
lệ LP, thời gian cho độ trễ của chính sách. Theo Roger and Stone (2005) có rất
nhiều sự lựa chọn target horizon. Trong khi, thông thường các nước đang giảm lạm
phát nên có một target horizon hữu hạn, thì nó lại có khuynh hướng kéo dài ra có
khi là vô hạn, còn các nước ổn định thì lại có một giá trị horizon dại hạn tối ưu.

4.1.1.2.6. The policy horizon.
Policy horizon: là thời gian để thực hiện các phản ứng của CSTT đưa LP đến
đúng tỷ lệ đã công bố sau các cú sốc. Policy horizon nên dài ở những nước đang
giảm tỷ lệ LP, nơi mà độ tín nhiệm thấp, hơn là những nơi đã thành công trong việc
neo LP kỳ vọng dài hạn vào mục tiêu dài hạn. Nó cũng có thể dài hơn sau những cú
sốc cung và cầu.
4.1.2. Các điều kiện cần thiết ban đầu hỗ trợ khuôn khổ LPMT
4.1.2.1. Điều kiện 1: Nhiệm vụ theo đuổi mục tiêu LP và trách nhiệm đạt
được mục tiêu đề ra
4.1.2.1.1. Nhiệm vụ và sự độc lập của các công cụ
NHTW cần phải có một nhiệm vụ thực tế để theo đuổi mục tiêu LP, và có đủ
quyền hạn, tự chủ để thiết lập các công cụ CSTT cho phù hợp.
Mục tiêu lạm phát có thể được thiết lập bởi Chính phủ, NHTW, hoặc do cả hai.
Hầu hết các nước áp dụng chính thức khuôn khổ LPMT thì Chính phủ đều có liên
quan tới việc thiết lập mục tiêu lạm phát.
Bảng 1: Cơ quan thông báo mục tiêu LP ở các nước.
Mục tiêu LP được công bố bởi
Tên quốc gia
CHÍNH PHủ
Brazil, Iceland, Israel, Norway,
United Kingdom
NHTW
Chile, Colombia, Finland,
Mexico, Poland, Spain, Sweden,
Thailand
2012
13
Cả CHÍNH PHủ lẫn NHTW
Australia, Canada, Czech
Republic, Hungary, Korea, New

Zealand,
South Africa
Nguồn: websites NHTW các nước.
Việc Chính phủ có liên quan đến công bố mục tiêu củng cố độ tin cậy của các
khuôn khổ LPMT bằng các cam kết gián tiếp của Chính phủ trong chính sách tài
khóa để hỗ trợ các mục tiêu lạm phát. Sự tham gia của Chính phủ trong việc thiết
lập mục tiêu lạm phát là đặc biệt có lợi khi NHTW không có một định hướng rõ
ràng theo đuổi một mục tiêu lạm phát là mục tiêu chính của CSTT. Tuy nhiên, độ
tin cậy của sự độc lập sẽ giảm nếu Chính phủ thay đổi thường xuyên. Ở các nước
mà mục tiêu ổn định giá cả là một quy định pháp luật thì mục tiêu lạm phát được
công bố bởi NHTW như một mục tiêu của CSTT. Trong trường hợp này, việc công
bố mục tiêu của NHTW là đại diện cho ý kiến của Chính phủ , cơ quan có thẩm
quyền để thiết lập các mục tiêu CSTT đến NHTW.
Lý tưởng nhất, luật NHTW các nước có tiềm năng áp dụng khuôn khổ LPMT
nên sửa đổi, bổ sung và xác định mục tiêu ổn định giá cả là mục tiêu chính của
CSTT, NHTW được cấp những công cụ rõ ràng và độc lập. Tuy nhiên, việc giới
thiệu một khuôn khổ pháp lý như vậy không phải là một điều kiện tiên quyết cho
việc áp dụng LPMT. Các thị trường mới nổi nước đã thông qua LPMT thường thích
giới thiệu một khuôn khổ pháp lý NHTW được cấp những công cụ độc lập trước khi
giới thiệu khuôn khổ LPMT với hy vọng rằng chính thức làm nền tảng cho khuôn
khổ LPMT sẽ nâng cao độ tín nhiệm của hệ thống. Điều này có thể phản ánh lịch
sử của sự can thiệp của Chính phủ trong CSTT, hệ thống tài chính kém phát triển,
dễ bị tổn thương, lạm phát tiền tệ hóa các khoản nợ của Chính phủ, của tỷ giá trước
các cuộc khủng hoảng, và sự tham gia IMF. Hầu hết các nước công nghiệp, và cả
Brazil, Thái Lan, bắt đầu LPMT trước khi sửa đổi khuôn khổ pháp lý của họ. Khi
2012
14
khuôn khổ pháp luật hỗ trợ LPMT thì sẽ cải thiện độ tin cậy của NHTW. NHTW sẽ
cải thiện độ tín nhiệm nếu "liên tục kết hợp từ lời nói đến hành động" (Alan
Blinder- nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Dự trữ Liên bang Mỹ).

4.1.2.1.2. Trách nhiệm và tính minh bạch của CSTT
Những NHTW quyết định thông qua khuôn khổ LPMT nên chịu trách nhiệm
cho hành động mà họ thực hiện để theo đuổi các mục tiêu lạm phát. Trách nhiệm là
điều cần thiết bởi vì chính sách có độ trễ, điều này tạo ra sự khó khăn cho công
chúng trong việc giám sát hoạt động của chính sách trên một cơ sở liên tục
(Debelle, 1997). Điều này thực sự khác với các khuôn khổ các mục tiêu trung gian,
như là TGHĐ và các chế độ tiền tệ, những mục tiêu có thể được dễ dàng theo dõi
một cách liên tục, trách nhiệm còn giúp bảo vệ CSTT từ các áp lực chính trị bên
ngoài.
Ngoài ra, để công chúng có đủ thông tin để đảm bảo về trách nhiệm của
NHTW thì các khuôn khổ CSTT dưới chế độ LPMT phải được minh bạch. Trong
thực tế tính minh bạch thể hiện sau những việc như:
 Mục tiêu lạm phát cần phải được thực hiện rõ ràng và công chúng hóa. Định
nghĩa của mục tiêu lạm phát nên bao gồm không chỉ các con số về giá trị mục
tiêu, mà còn những chỉ số giá cả và khoảng thời gian hạn định đạt được mục
tiêu. Một số nước còn có điều kiện được xác định trước ("điều khoản giải
thoát") , theo đó độ lệch so với mục tiêu ban đầu có thể bỏ qua.
 Công chúng cần phải có một sự hiểu biết rõ ràng về CSTT , và việc điều hành
CSTT, và các chỉ số tốt nhất phản ánh lập trường của CSTT. Bất kỳ sự thay
đổi nào trong lập trường của CSTT nên được thông báo ngay lập tức cho
công chúng. Các thông báo về sự thay đổi trong lập trường của CSTT cần đi
kèm giải thích của các yếu tố đã thúc đẩy sự thay đổi, và những tác động dự
2012
15
kiến về triển vọng của lạm phát. Điều này sẽ giúp công chúng giám sát các
cam kết của NHTW về mục tiêu lạm phát. Ở hầu hết các nước áp dụng chế
độ LPMT thì dự báo lạm phát là một nhân tố quan trọng của khuôn khổ
LPMT, và các nước này nên công bố và cập nhật thường xuyên.
 Để tránh những trường hợp mà độ tin cậy của các khuôn khổ LPMT bị suy
yếu do vi phạm mục tiêu, các NHTW nên tín hiệu về bất kỳ sự vi phạm tiềm

năng trước thời hạn nào, quan điểm của mình về lý do tại sao hành vi vi
phạm được dự kiến sẽ xảy ra (ví dụ, gia tăng giá cả hàng hóa bình thường
ngoài sự kiểm soát của trung ương ngân hàng), và những hành động (ngoài
khung thời gian) để đưa lạm phát trở lại mục tiêu. Công bố trách nhiệm giải
trình cũng đòi hỏi phải có một đánh giá hiệu quả của việc thực hiện CSTT.
Việc xây dựng tính minh bạch bằng cách kết hợp các thông tin trên không yêu cầu
các phương tiện tinh vi. Điều quan trọng là thông tin được kịp thời chuyển tải đúng
lúc đúng nơi, được trình bày làm cho người nghe dễ hiểu được đối tượng mục tiêu.
Một NHTW cần bố trí đủ nguồn lực và xây dựng chuyên môn trong các mối quan
hệ bên ngoài và nghiên cứu kinh tế để xây dựng tính minh bạch các kỹ thuật phổ
biến được sử dụng bởi NHTW các nước áp dụng khuôn khổ LPMT, và ngày càng
nhiều các NHTW khác tiến hành CSTT một cách minh bạch:
 Thường xuyên thông cáo báo chí về các cuộc họp của NHTW, về quyết định
các của CSTT của NHTW, báo cáo lạm phát thường xuyên có thể được sử
dụng để cung cấp các tài khoản chi tiết của kinh tế gần đây và sự phát triển
tài chính, và các hiệu ứng của nó đến hành vi lạm phát tương đối để nhắm
đến mục tiêu.
 Các báo cáo về lạm phát được chia theo cung và cầu khác nhau, các chỉ số về
lạm phát kỳ vọng được cho là có tác động đến lạm phát. NHTW nên phát
hành thường xuyên các báo cáo lạm phát ( ví dụ theo quý), bao gồm cả triển
vọng về lạm phát. Các dự báo về lạm phát có thể bị giới hạn trong các thảo

×