Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

KIỂM TRA THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC MÔN LỊCH SỬ LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.37 KB, 15 trang )

SẢN PHẨM NHÓM 2: THCS ĐBK + THCS xã Mỹ An
CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930-1939
Lớp: 9
I. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG:
- Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam : thời gian, địa điểm, nội dung và ý nghĩa lịch sử.
- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng.
- Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1931. Trình bày đôi nét về Xô viết Nghệ - Tĩnh.
- Những diễn biến chính của phong trào dân chủ những năm 1936 - 1939 : Mặt trận Dân chủ Đông Dương, ý nghĩa.
iI. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH THEO CHỦ
ĐỀ CTGDPT
Nội
dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

- ĐẢNG CỘNG

- Trình bày được - Lý giải được sự cần thiết phải

- Nhận xét được

SẢN VIỆT

nội dung, ý nghĩa thống nhất các tổ chức Cộng sản


vai trò của Trần

NAM RA ĐỜI

của Hội nghị thành

Phú đối với sự ra

lập Đảng

đời

- Trình bày được

cương

nội dung cơ bản của

tháng 10/1930.

Luận cương chính

- Đánh giá vai trò

trị 1930

của

của


Luận

chính

Nguyễn

trị

Ái

Quốc trong việc
- Nêu được ý nghĩa - Hiểu được ý nghĩa của việc
- Phân tích được ý nghĩa của
thành lập Đảng
của việc thành lập thành lập
việc thành lập Đảng
Đảng


Nội
dung

Nhận biết

Thông hiểu

- PHONG
TRÀO CM

Vận dụng thấp


Hiểu được Xô viết Nghệ Tĩnh

NHỮNG NĂM

- Nêu được những là chính quyền CM của quần - Chứng minh Xô viết Nghệ
nét chính về tác chúng dưới sự lãnh đạo của Tĩnh là chính quyền CM của
động của cuộc Đảng
quần chúng dưới sự lãnh đạo

1930-1935

khủng hoảng đến

TRONG

Vận dụng cao

của Đảng

kinh tế và xã hội
VN
- Trình bày được
diễn

biến

chính,

hoạt động, ý nghĩa

của phong trào CM
1930-1931 trong cả
nước và ở Nghệ- CUỘC VẬN

Tĩnh

- Lí giải được cao trào dân chủ
1936-1939 là cuộc diễn tập lần - Phân tích ý nghĩa của phong

ĐỘNG DÂN

hai chuẩn bị cho CM tháng trào dân chủ trong những năm

- Nhận định được
cao trào dân chủ
1936-1939

CHỦ TRONG

- Biết được những

NHỮNG NĂM

tác

1936-1939

hưởng của tình hình

cho


thế giới đến cách

8/1945

động,

ảnh

mạng nước ta

8/1945

1936-1939

- So sánh được sự khác nhau về
mục

mục tiêu và hình thức đấu tranh

tiêu, hình thức đấu

trong giai đoạn 1936-1939 với

-Biết

được

đã


chuẩn bị những gì
CM

tháng


Nội
dung

Nhận biết
tranh.

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

1930-1931

- Nêu được ý nghĩa
của phong trào dân
chủ 1936-1939
Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực suy nghĩ sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức, nhận xét, đánh giá sự kiện, thể hiện thái độ, giải quyết mối liên hệ lịch sử, sử
dụng ngôn ngữ nêu chính kiến của bản thân.
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Câu hỏi nhận biết

* Trắc nghiệm:
Khoanh tròn chữ cái in hoa ở đầu câu trả lời đúng nhất:
1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào ngày tháng năm nào?
A 3/2/1930
B. 4/2/1930
C. 2/3/1930
D. 3/3/1930
2. Luận cương chính trị tháng 10/1930 do ai soạn thảo?
A. Hà Huy Tập
B. Trần Phú
C. Nguyễn Văn Cừ
D. Lê Hồng Phong
3. Phong trào cách mạng 1930-1931 nổ ra mạnh mẽ nhất ở đâu?
A. Nam Định
B. Thái Bình
C. Hà Tĩnh
D. Nghệ -Tĩnh
4. Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản họp ở:


A. Mat-xcơ-va
B. Hà Nội
C. Pa-ri
D. Luân Đôn
* Tự luận
1. Trình bày nội dung, ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng?
- Nội dung Hội nghị :
+ Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

- Ý nghĩa : Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng.
2. Trình bày nội dung cơ bản của Luận cương chính trị 1930?
- Nội dung cơ bản của Luận cương :
+ Khẳng định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua
thời kì tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên con đường XHCN.
+ Đảng phải coi trọng việc vận động tập hợp lực lượng đa số quần chúng,... phải liên lạc mật thiết với vô sản và các
dân tộc thuộc địa nhất là vô sản Pháp.
3. Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam?
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự
kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đủ sức lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng.
- Từ đây cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới.
- Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.
4. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 tác động như thế nào đến tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam?
- Nền kinh tế Việt Nam phải chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới : nông nghiệp, công
nghiệp đều bị suy sụp ; xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hoá khan hiếm,...
- Đời sống mọi giai cấp, tầng lớp đều bị ảnh hưởng.
- Pháp còn đẩy mạnh khủng bố, đàn áp,... làm cho tinh thần cách mạng của nhân dân ta ngày càng lên cao.
5. Trình bày diễn biến chính, hoạt động, ý nghĩa của phong trào CM 1930-1931 trong cả nước và ở Nghệ-Tĩnh
a. Diễn biến chính


- Từ tháng 2 đến tháng 5, diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân.
- Phong trào nổ ra mạnh mẽ từ tháng 5, nhân ngày Quốc tế Lao động 1 - 5 - 1930, lần đầu tiên công nhân và nông
dân Đông Dương tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới.
- Nghệ - Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất. Tháng 9 - 1930, phong trào công - nông phát triển đến đỉnh cao
với những cuộc đấu tranh quyết liệt như : tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công cơ quan chính quyền
địch.
- Chính quyền của đế quốc, phong kiến ở nhiều huyện bị tê liệt, nhiều xã tan rã. Các Ban Chấp hành Nông hội xã do

các Chi bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông thôn, làm nhiệm vụ của chính
quyền nhân dân theo hình thức Xô viết. Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số huyện ở hai tỉnh
Nghệ - Tĩnh.
b. Hoạt động của chính quyền Xô viết
Chính quyền cách mạng đã kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, bãi bỏ các thứ thuế, thực hiện quyền tự do dân
chủ, chia lại ruộng đất,...
c. Ý nghĩa
Phong trào Xô viết có ý nghĩa lịch sử to lớn, chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao
động.
6. Cho biết những tác động, ảnh hưởng của tình hình thế giới đến cách mạng nước ta trong những năm 19361939?
- Chủ nghĩa phát xít được thiết lập và lên nắm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản, trở thành mối nguy cơ dẫn tới một
cuộc chiến tranh thế giới mới đe doạ hoà bình và an ninh thế giới.
- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7 - 1935) đề ra những chủ trương mới : thành lập Mặt trận Nhân dân ở
các nước nhằm tập trung lực lượng chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- Ở Pháp, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, ban bố một số chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa. Một số tù
chính trị ở Việt Nam được thả.
7. Cho biết mục tiêu và hình thức đấu tranh của phong trào dân chủ 1936-1939
- Mục tiêu: chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, tay sai, đòi tự do, cơm áo,
hoà bình.
- Hình thức đấu tranh : hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai.
8. Nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào dân chủ 1936-1939?
- Trình độ chính trị, công tác của cán bộ, đảng viên được nâng cao, uy tín, ảnh hưởng của Đảng được mở rộng.
- Quần chúng được tập dượt đấu tranh, một đội quân chính trị hùng hậu được hình thành.
- Phong trào là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.
2. Câu hỏi thông hiểu


* Trắc nghiệm:
Khoanh tròn chữ cái in hoa ở đầu câu trả lời đúng nhất:
1. Sự kiện nào sau đây đánh dấu đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931?

A. Cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12/9/1930
B. Cuộc bãi công của 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định
C. Cuộc đấu tranh nhân kỉ niệm ngày quốc tế lao động 1/5/1931
D. Chính quyền Xô viết được thành lập ở một số huyện thuộc 2 tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh
2. Lí do hợp nhất ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam là
A. các tổ chức Cộng sản đã trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh của các lực lượng yêu nước
B. ba tổ chức Cộng sản hoạt động riêng lẻ
C. ba tổ chức Cộng sản tranh giành Đảng viên, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau
D. các ý B và C
3. Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản đã xác định kẻ thù nguy hiểm của nhân dân thế giới là
A. Chủ nghĩa phát xít
B. Chủ nghĩa quân phiệt
C. Chủ nghĩa đế quốc
D. Chủ nghĩa thực dân
* Tự luận
1. Vì sao phải tiến hành hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất?
Sự cần thiết phải triệu tập hội nghị thành lập Đảng : Ba tổ chức cộng sản ra đời song lại hoạt động riêng rẽ, tranh
giành ảnh hưởng với nhau. Yêu cầu cấp bách là phải có một đảng thống nhất.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa gì đối với lịch sử dân tộc?
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự
kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đủ sức lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng.
- Từ đây cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới.
- Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.
3. Tại sao nói Xô viết Nghệ Tĩnh thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?
Xô viết Nghệ Tĩnh thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng vì tất cả những
việc mà chính quyền Xô viết thực hiện về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa đã chứng tỏ lần đầu tiên nhân dân ta thật
sự nắm chính quyền ở các địa phương, tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của chính quyền cách mạng.



4.Vì sao nói phong trào dân chủ 1936-1939 là cuộc diễn tập lần hai cho Cách mạng tháng Tám 1945?
- Phong trào dân chủ (1936-1939) là một cao trào dân chủ rộng lớn. Qua cao trào, tư tưởng Mác – Lê nin, đường lối
của Đảng được tuyên truyền và phổ biến sâu rộng trong quần chúng. Các tổ chức Đảng được củng cố, phát triển, cán bộ
cách mạng được rèn luyện, uy tín và ảnh hưởng của Đảng được nâng cao.
- Quần chúng được giác ngộ, tập dợt đấu tranh, đội quân chính trị quần chúng gồm hàng triệu người ở thành thị và
nông thôn được Đảng tập hợp, xây dựng, giáo dục, bồi dưỡng thành đội ngũ cán bộ cách mạng đông đảo, dày dạng trong
đấu tranh và có nhiều kinh nghiệm.
- Góp phần chuẩn bị lực lượng cho Cách mạng tháng Tám 1945. Do đó, có thể nói, phong trào dân chủ 1936-1939 là
cuộc diễn tập lần thứ hai cho Cách mạng tháng Tám 1945.
3. Câu hỏi vận dụng thấp
* Tự luận
1. Em hãy phân tích ý nghĩa của việc thành lập Đảng
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự
kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đủ sức lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng.
- Từ đây cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới.
- Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.
2. Chứng minh Xô viết Nghệ Tĩnh thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của
Đảng?
- Về chính trị: kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân
- Về kinh tế: bãi bỏ các thứ thuế do đế quốc và phong kiến đặt ra, chia lại ruộng đất công cho nông dân, bắt địa chủ
giảm tô, xóa nợ.
- Về quân sự: mỗi làng đều tổ chức các đội tự vệ vũ trang
- Về văn hóa - xã hội: khuyến khích nhân dân học chữ quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan, các tổ chức quần chúng phát
triển mạnh....
=> Đó thực sự là một chính quyền của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
3. Phân tích ý nghĩa lịch sử của phong trào dân chủ trong những năm 1936-1939
- Trình độ chính trị, công tác của cán bộ, đảng viên được nâng cao, uy tín, ảnh hưởng của Đảng được mở rộng........

- Quần chúng được tập dượt đấu tranh, một đội quân chính trị hùng hậu được hình thành.....
- Phong trào là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.....


4. So sánh sự khác nhau về mục tiêu và hình thức đấu tranh trong giai đoạn 1936-1939 với 1930-1931
Nội dung
1930-1931
1936-1939
Mục tiêu
- Chống đế quốc giành độc lập dân tộc
- Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc,
- Chống phong kiến giành ruộng đất cho
phản động tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo,
dân cày
hòa bình
Hình thức đấu - Bí mật, bất hợp pháp, bạo động vũ trang
- Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa
tranh
công khai.
4. Câu hỏi vận dụng cao
1. Nhận xét vai trò của Trần Phú đối với sự ra đời của Luận cương chính trị tháng 10/1930
- Tiếp thu Cương lĩnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc và vận dụng sáng tạo trong Luận cương chính trị
- Nhưng Luận cương chính trị của Trần Phú có điểm hạn chế so với Cương lĩnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc về nhiệm
vụ cách mạng và lực lượng đấu tranh
2. Nhận định cao trào dân chủ 1936-1939 đã chuẩn bị những gì cho CM tháng 8/1945

- Về tư tưởng: qua cao trào tư tưởng Mác – Lê nin, đường lối của Đảng được tuyên truyền và phổ biến sâu rộng trong
quần chúng. Các tổ chức Đảng được củng cố, phát triển, cán bộ cách mạng được rèn luyện, uy tín và ảnh hưởng của
Đảng được nâng cao.
- Về tổ chức: các cuộc bãi công, bãi khóa, mít tinh, biểu tình diễn ra mạnh mẽ

- Về lực lượng: quần chúng được giác ngộ, tập dợt đấu tranh, góp phần chuẩn bị về lực lượng cho Cách mạng tháng
Tám 1945.
5. Câu hỏi định hướng năng lực
1. Đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng
- Chuẩn bị về mặt tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam.

III. GỢI Ý TỔ CHỨC DẠY HỌC


Mức độ nhận thức

Kiến thức, kĩ năng

PP/KT dạy học

Hình thức dạy
học

- Trình bày được nội dung, ý nghĩa của Hội nghị thành lập
Đảng
- Trình bày được nội dung cơ bản của Luận cương chính trị
1930
- Nêu được ý nghĩa của việc thành lập Đảng
Nhận biết

- Nêu được những nét chính về tác động của cuộc khủng
hoảng đến kinh tế và xã hội VN
- Trình bày được diễn biến chính, hoạt động, ý nghĩa của
phong trào CM 1930-1931 trong cả nước và ở Nghệ-Tĩnh


Hướng dẫn, nghiên
cứu và sử dụng SGK,
Tài liệu tham khảo;
đàm thoại

Cá nhân

- Biết được những tác động, ảnh hưởng của tình hình thế
giới đến cách mạng nước ta
- Biết được mục tiêu, hình thức đấu tranh.

- Nêu được ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936-1939
- Lý giải được sự cần thiết phải thống nhất các tổ chức Cộng
sản
- Hiểu được ý nghĩa của việc thành lập
Thông hiểu

Nêu, giải quyết vấn

- Hiểu được Xô viết Nghệ Tĩnh là chính quyền CM của quần đề, gợi mở, giải thích,
chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng
thảo luận
- Lí giải được cao trào dân chủ 1936-1939 là cuộc diễn tập

Cá nhân/nhóm

lần hai chuẩn bị cho CM tháng 8/1945
Vận dụng thấp


- Phân tích được ý nghĩa của việc thành lập Đảng

Thảo luận, phân tích,

- Chứng minh Xô viết Nghệ Tĩnh là chính quyền CM của chứng minh, so sánh
quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Phân tích ý nghĩa của phong trào dân chủ trong những năm
1936-1939

Cá nhân/nhóm


Mức độ nhận thức

Kiến thức, kĩ năng

PP/KT dạy học

Hình thức dạy
học

- So sánh được sự khác nhau về mục tiêu và hình thức đấu
tranh trong giai đoạn 1936-1939 với 1930-1931
- Nhận xét được vai trò của Trần Phú đối với sự ra đời của
Luận cương chính trị tháng 10/1930.
Vận dụng cao

Gợi mở, nhận xét,
- Đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập
giải quyết vấn đề,

Đảng
đánh giá, thảo luận
- Nhận định được cao trào dân chủ 1936-1939 đã chuẩn bị
những gì cho CM tháng 8/1945

Cá nhân/nhóm

Nhóm 2: THCS ĐBK + XÃ MỸ AN
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - SỬ 9
I. MỤC TIÊU:
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu nội dung phần lịch sử Việt Nam trong những năm 1930 - 1939
- Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình qui định.
- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, từ đó điều chỉnh điều chỉnh tiến trình dạy, học cho phù
hợp và đạt hiệu quả.
1. Kiến thức:
- Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam : thời gian, địa điểm, nội dung và ý nghĩa lịch sử.
- Luận cương chính trị tháng 10/1930
- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng.
- Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1931. Trình bày đôi nét về Xô viết Nghệ - Tĩnh.
- Mục tiêu, hình thức đấu tranh, ý nghĩa lịch sử của phong trào dân chủ những năm 1936 - 1939
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: trình bày, giải thích, đánh giá vấn đề lịch sử.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:


Hình thức: trắc nghiệm và tự luận.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Biết
Nội dung


Hiểu

TN

TL

TN

Vân dụng
TL

TN

TL

Tồng cộng

- Nội dung, ý
nghĩa của Hội
1. ĐẢNG

nghị thành lập

CỘNG SẢN

Đảng

Sự cần thiết
phải
nhất


VIỆT NAM RA - Nội dung cơ
ĐỜI
bản của Luận
cương

chức

thống
các

tổ

Cộng

sản

chính

trị 1930

Số câu: 4
Số điểm: 3,5
TL: 35%
2.
PHONG
TRÀO
CM
TRONG
NHỮNG NĂM

1930-1935

Số câu: 2
Số điểm: 1
TL: 28,6%

Số câu: 1
Số điểm: 0,5
TL:14,3%
Diễn

biến Xô viết Nghệ

chính

của Tĩnh là chính

phong trào CM quyền
1930-1931

của

CM
quần

trong cả nước chúng dưới sự

Tĩnh




Nghệ- lãnh đạo của
Đảng

Đánh giá
vai
trò
của
Nguyễn
Ái Quốc
trong
việc
thành lập
Đảng

Số câu: 1
Số câu: 4
Số điểm:
Số điểm: 3,5
2 TL:
TL: 35%
57,1%


Số câu: 2
Số điểm: 3,5
TL: 35%

Số câu: 1
Số điểm: 3

TL: 85,7%
Những
động,

3. CUỘC VẬN
ĐỘNG DÂN
CHỦ TRONG
NHỮNG NĂM
1936-1939

Số câu: 1
Số điểm: 0,5
TL: 14,3%
Lí giải cao trào

tác

dân chủ 1936-

ảnh

1939

hưởng của tình

chuẩn

đến cách mạng

Tổng số câu: 9

Tổng số điểm: 10
TL: 100%

Tổng số câu: 4+1
Tổng số điểm: 2+3
TL: 50%

bị

CM

nước ta

Số câu: 2
Số điểm:1
TL: 33,3%



cuộc

diễn tập lần hai

hình thế giới

Số câu: 3
Số điểm:3
TL: 30%

Số câu: 2

Số điểm: 3,5
TL: 35%

cho
tháng

8/1945
Số câu: 1
Số điểm: 2
TL:66,7 %
Tổng số câu: 2+1
Tổng số điểm: 1+2
TL: 30%

Số câu: 3
Số điểm:3
TL: 30%
Tổng số câu:
Tổng số câu: 1
9
Tổng sô điểm: 2 Tổng số
TL: 20%
điểm:10
TL:100%

Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực suy nghĩ sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức, nhận xét, đánh giá sự kiện, thể hiện thái độ, giải quyết mối liên hệ
lịch sử, sử dụng ngôn ngữ nêu chính kiến của bản thân.


ĐỀ KIỂM TRA
I/. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
*Chọn chữ cái in hoa đầu ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: (0,5 điểm)
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào ngày tháng năm nào?


A 3/2/1930
B. 4/2/1930
C. 2/3/1930
D. 3/3/1930
Câu 2: (0,5 điểm)
Luận cương chính trị tháng 10/1930 do ai soạn thảo?
A. Hà Huy Tập
B. Trần Phú
C. Nguyễn Văn Cừ
D. Lê Hồng Phong
Câu 3: (0,5 điểm)
Phong trào cách mạng 1930-1931 nổ ra mạnh mẽ nhất ở đâu?
A. Nam Định
B. Thái Bình
C. Hà Tĩnh
D. Nghệ -Tĩnh
Câu 4: (0,5 điểm)
Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản họp ở:
A. Mat-xcơ-va
B. Hà Nội
C. Pa-ri

D. Luân Đôn
Câu 5: (0,5 điểm)
Lí do hợp nhất ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam là
A. các tổ chức Cộng sản đã trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh của các lực lượng yêu nước
B. ba tổ chức Cộng sản hoạt động riêng lẻ
C. ba tổ chức Cộng sản tranh giành Đảng viên, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau
D. các ý B và C
Câu 6: (0,5 điểm)
Sự kiện nào đánh dấu đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931?
A. Cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12/9/1930
B. Cuộc bãi công của 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định
C. Cuộc đấu tranh nhân kỉ niệm ngày quốc tế lao động 1/5/1931
D. Chính quyền Xô viết được thành lập ở một số huyện thuộc 2 tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh
B/. TỰ LUẬN (7,0 điểm):
Câu 1: (3,0 điểm)

Trình bày diễn biến chính của phong trào cách mạng 1930-1931 trong cả nước và ở Nghệ-Tĩnh.
Câu 2: (2,0 điểm)

Vì sao nói phong trào dân chủ 1936-1939 là cuộc diễn tập lần hai cho Cách mạng tháng Tám 1945?
Câu 3: (2,0 điểm)

Đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng.


HƯỚNG DẪN CHẤM
A/. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm - Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm)
Câu
Ý đúng


1
A

2
B

3
D

4
A

5
D

6
D

B/. TỰ LUẬN (7,0 điểm):
Câu

Nội dung

Câu 1: Trình bày diễn biến chính của phong trào CM 1930-1931 trong cả nước và ở NghệTĩnh
- Từ tháng 2 đến tháng 5, diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân.
- Phong trào nổ ra mạnh mẽ từ tháng 5, nhân ngày Quốc tế Lao động 1 - 5 - 1930, lần đầu tiên
công nhân và nông dân Đông Dương tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới.
- Nghệ - Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất.
Câu 1


- Tháng 9 - 1930, phong trào công - nông phát triển đến đỉnh cao với những cuộc đấu tranh quyết
liệt như : tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công cơ quan chính quyền địch.
- Chính quyền của đế quốc, phong kiến ở nhiều huyện bị tê liệt, nhiều xã tan rã.
- Các Ban Chấp hành Nông hội xã do các Chi bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lí mọi mặt đời
sống chính trị và xã hội ở nông thôn, làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô
viết.
- Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số huyện ở hai tỉnh Nghệ - Tĩnh.

Câu 2

Câu 2: Vì sao nói phong trào dân chủ 1936-1939 là cuộc diễn tập lần hai cho Cách mạng
tháng Tám 1945?
- Là một cao trào dân chủ rộng lớn. Qua cao trào, tư tưởng Mác – Lê nin, đường lối của Đảng
được tuyên truyền và phổ biến . Các tổ chức Đảng được củng cố, phát triển…

Điểm
3,0
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5
0,75
0,25
2,0
0,75


- Quần chúng được giác ngộ, tập dợt đấu tranh, bồi dưỡng thành đội ngũ cán bộ cách mạng đông
đảo, dày dạng kinh nghiệm.

- Góp phần chuẩn bị lực lượng cho Cách mạng tháng Tám 1945.
Câu 3: Đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng.
Câu 3

- Chuẩn bị về mặt tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ra đường lối cơ bản cho
cách mạng Việt Nam.
Hết

0,75
0,5
2,0
1,0
1,0



×