Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Xây dựng đề kiểm tra minh họa chuyên đề kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực học sinh môn Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.34 KB, 8 trang )

CHỦ ĐỀ: ĐỌC – HIỂU THƠ MỚI LỚP 8
I. XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA CHỦ
ĐỀ
1. Kiến thức
- Sơ giản về phong trào Thơ mới.
- Nhận biết một số đổi mới về thể loại, đề tài, cảm hứng, sự kết hợp giữa
truyền thống và hiện đại của thơ mới.
- Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài
thơ mới trong chương trình Ngữ văn lớp 8.
+ Nội dung: xoay quanh những nguồn cảm hứng lớn: cảm hứng yêu
nước, yêu quê hương, cảm hứng thương người và niềm hoài cổ
+ Nghệ thuật: hình tượng nghệ thuật độc đáo, lối viết bình dị mà gợi
cảm, hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống
2. Kĩ năng
- Học thuộc lòng các bài thơ hiện đại
- Biết cách đọc –hiểu từng bài thơ theo đặc trưng thể loại.
- Vận dụng kiến thức tổng hợp để viết đoạn văn/ bài văn biểu cảm, nghị luận
về tác phẩm thơ.
- Kết hợp với chương trình địa phương: sưu tầm, tìm hiểu các sáng tác năm
1930-1945 tại địa phương.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương, đất nước.
- Bồi đắp tình yêu thương con người.

II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG
NĂNG LỰC
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Thể thơ
- Đề tài, chủ đề
- Mạch cảm xúc
- Giá trị nghệ


thuật (mạch cảm
xúc, chi tiết, hình
ảnh…)
- Nhận biết đặc
điểm của các thể
thơ hiện đại (chủ
yếu là thể thơ tám
chữ).
- Chỉ ra được
đặc điểm của
các thể thơ
thơ hiện đại
trong mỗi tác
phẩm.
- Phân biệt sự
khác nhau về đặc
điểm của các thể
thơ hiện đại và
các thể thơ trung
đại.
- Phân tích
những sáng tạo
trong việc vận
dụng thể thơ
hiện đại của các
tác giả.
- Làm thơ tám
chữ, thơ tự do.
- Biết tự đọc và
khám phá các giá

trị của một bài
thơ mới không
trong chương
trình.
- Từ ý nghĩa của
các bài thơ rút ra
bài học để vận
dụng vào thực tế
cuộc sống.
- Chuyển thể văn
bản (vẽ tranh)
- Nghiên cứu
khoa học.
- Nêu được đề tài
và chủ đề của các
bài thơ mới.
- Phân tích
biểu hiện của
đề tài và chủ
đề đó trong
từng tác phẩm.
- So sánh các bài
thơ cùng đề tài
và chủ đề.
- Chỉ ra mạch cảm
xúc chủ đạo của
các bài thơ.
- Phân tích
được sự phát
triển của mạch

cảm xúc trong
bài thơ.
- Viết được đoạn
văn biểu cảm về
đoạn thơ, bài thơ
- Chỉ ra các chi
tiết, hình ảnh nghệ
thuật đặc sắc của
bài thơ
- Lý giải ý
nghĩa, tác
dụng của một
vài chi tiết,
hình ảnh nghệ
thuật trong tác
phẩm.
- So sánh điểm
khác biệt giữa
các chi tiết, hình
ảnh trong cùng
bài thơ hoặc giữa
các bài thơ.
- Thuyết minh về
tác giả, tác
phẩm.
Câu hỏi định tính, định lượng:
- Trắc nghiệm KQ (về tác giả, tác
phẩm, đặc điểm thể loại, chi tiết
nghệ thuật…)
Bài tập thực hành

- Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực
hành)
- Bài tập dự án (nghiên cứu, so sánh
tác phẩm nhân vật theo chủ đề)
- Bài trình bày miệng (thuyết trình,
trình bày một vấn đề)

III. CÂU HỎI BÀI TẬP MINH HỌA
Văn bản: Quê hương – Tế Hanh
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Tác phẩm Quê
hương thuộc thể
thơ nào?
Chỉ ra đặc điểm của
thể thơ được sử dụng
trong bài Quê hương
của Tế Hanh.
Phân tích sự sáng
tạo của Tế Hanh
trong việc sử dụng
thể thơ tám chữ
trong bài Quê
hương.
Thi làm thơ tám
chữ.
- Nêu đề tài, chủ
đề của bài thơ.
Phân tích tính thống
nhất về chủ đề của
bài thơ Quê hương.

Sưu tầm các bài thơ
cùng đề tài với bài
Quê hương của Tế
Hanh.
- Ghi lại các câu
thơ có hình ảnh
con thuyền có
trong bài thơ Quê
hương của Tế
Hanh
Cảm nhận về của
hình ảnh người dân
chài trong hai câu
thơ:
Dân chài lưới làn da
ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng
thở vị xa xăm
Viết đoạn văn nêu
cảm nhận của em
về cảnh dân chài
bơi thuyền ra khơi
(từ câu 3 đến câu
8).
Từ tình yêu quê
hương của Tế
Hanh, em có suy
nghĩ gì về tình
yêu quê hương
hiện nay.

- Tìm các từ láy
có trong bài thơ.
- Cách sử dụng động
từ trong hai câu thơ
sau có gì đặc sắc?
Chiếc thuyền nhẹ
hăng như con tuấn

Phăng mái chèo
mạnh mẽ vượt
trường giang.
- Phân tích tác dụng
- Nhà thơ Nguyễn
Bính đã viết những
câu thơ về hình ảnh
cánh buồm như
sau:
Anh đi đấy, anh về đâu?
Cánh buồm nâu, cánh
buồm nâu, cánh buồm
(Nguyễn Bính, Không
Phát biểu cảm
nghĩ của em về
một bài thơ cùng
viết đề tài quê
hương mà em yêu
thích.
của phép tu từ được
sử dụng trong hai
câu thơ:

Cánh buồm giương
to như mảnh hồn
làng
Rướn thân trắng
bao la thâu góp gió”.
đề)
Em cảm nhận
được điều gì về
hình ảnh cánh
buồm trong thơ
Nguyễn Bính? Nó
khác gì với hình
ảnh cánh buồm
trong thơ Tế Hanh?


III. ĐỀ KIỂM TRA THEO CHỦ ĐỀ
1. Ma trận đề kiểm tra
Mức
độ

Tên chủ đề
Nhận biết Thông
hiểu
Vận dụng Cộng
Cấp độ
thấp
Cấp độ
cao
TN TN TL Số câu Điểm

Chủ đề 1
Đọc hiểu
văn bản:
Thơ mới
- Nhớ tên tác giả.
- Nhận biết hoàn
cảnh sáng tác của
bài thơ.

- Xác định
được nội
dung của
đoạn thơ.
-Xác đinh
được kiểu
câu.
- Chỉ ra
được biện
pháp tu từ.
- Phân tích tác
dụng của phép tu
từ được sử dụng
trong đoạn thơ.





Số câu
Số điểm

Số câu :2
Số điểm:1.0
Số câu :3
Số
Số câu :1
Số điểm:1.5
6

4.0

điểm:1.5
Chủ đề 2
Tạo lập văn
bản


Viết bài văn nghị
luận.




Số câu
Số điểm
Số câu :1
Số điểm: 6.0
1 6.0
2. Đề kiểm tra
Thời gian làm bài 90 phút
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !
( Quê hương - Ngữ Văn 8, tập II).
Câu 1: Tác giả bài thơ Quê hương là ai ?
A. Thế Lữ B. Vũ Đình Liên C. Tế Hanh D.Tố Hữu
Câu 2: Ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
A. Khi tác giả xa quê, học ở Huế (1938).
B. Khi tác giả xa quê, học ở Huế (1939).
C. Khi tác giả ra Bắc tập kết (1954).
D. Khi tác giả ra Bắc tập kết (1956).
Câu 3: Nội dung chính của đoạn thơ trên là:
A. Miêu tả về cảnh dân làng bơi thuyền đi đánh cá.
B. Cảnh người dân chài về bến sau một ngày lao động.
C. Nỗi nhớ quê hương sâu nặng của nhà thơ.
D. Miêu tả vẻ đẹp của người dân chài quê hương.
Câu 4: Câu “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !” thuộc kiểu câu nào ?
A. Câu nghi vấn. C. Câu cầu khiến
B. Câu cảm thán. D. Câu phủ định.
Câu 5: Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Điệp ngữ C. Liệt kê
B. Ẩn dụ D. So sánh
Câu 6:
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
(Tế Hanh, Quê hương)
Hình ảnh con thuyền trở về trong hai câu thơ trên có điểm gì khác với
hình ảnh con thuyền lúc ra khơi?
Câu 7: Từ bài thơ Quê hương của Tế Hanh, hãy bày tỏ suy nghĩ của em về

tình yêu quê hương đất nước trong tình hình hiện nay.

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 2 3 4 5
Mức tối đa Phương án
C
Phương án
B
Phương án
C
Phương án
B
Phương án
A, B, C
Mức
không đạt
Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 6:
- Mức tối đa (1.5đ): So sánh và cảm nhận được nét khác biệt giữa hình ảnh
con thuyền đánh cá ra khơi và hình ảnh con thuyền đánh cá trở về.
+ Hình ảnh con thuyền ra khơi: tràn đầy khí thế và sức mạnh, băng băng lướt
sóng chinh phục biển khơi, được gợi tả qua những động từ mạnh phăng,
vượt, qua từ Hán Việt: trường giang, tuấn mã, qua nghệ thuật nhân hóa, so
sánh.
+ Hình ảnh con thuyền trở về sau chuyến ra khơi dài: hiện lên như một con
người, có thế giới tâm hồn phong phú, tinh tế, có cảm xúc sâu lắng, được
gợi tả qua nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
+ Hình ảnh con thuyền trong hai thời điểm ra khơi – trở về đã hoàn thiện
bức tranh con thuyền về cả khí thế, vóc dáng, tâm hồn. Qua đó thể hiện sự
tinh tế của hồn thơ Tế Hanh và tình cảm yêu quê hương sâu sắc của ông.

- Mức chưa tối đa (0.75đ): HS đạt một trong các yêu cầu trên nhưng phân
tích còn sơ sài, mắc một số lỗi diễn đạt
- Không đạt (0đ): không làm hoặc phân tích sai nội dung, không đúng yêu
cầu của đề.
Câu 7: (6.0 điểm)
a. Các tiêu chí về nội dung bài viết: (5.0 điểm)
- Mức tối đa: Hs trình bày được suy nghĩ về tình yêu quê hương hiện nay.
Có thể hướng theo những câu hỏi gợi ý sau: tình yêu quê hương là gì? Trong
hoàn cảnh hiện nay, tình yêu quê hương có những biểu hiện phong phú như
thế nào (đặt trong tình hình biển Đông căng thẳng). Vai trò, tác dụng của
tình cảm đó với mỗi con người? Liên hệ rút ra bài học bản thân thế nào?
Mỗi hs có thể có hướng cảm nhận riêng nhưng phải có lí lẽ và dẫn
chứng hợp lí, phong phú
- Mức chưa tối đa: HS đạt các yêu cầu trên nhưng lí lẽ và dẫn chứng còn sơ
sài, mắc một số lỗi diễn đạt
- Không đạt: không làm hoặc lạc đề, phân tích sai nội dung, không đúng yêu
cầu của đề.
b. Tiêu chí về hình thức (1đ)
- Mức tối đa (1đ): Bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp.
- Mức chưa tối đa (0,5đ): Bố cục rõ ràng, đôi chỗ còn viết tắt hoặc trình bày
cẩu thả, bẩn.
- Mức không đạt (0đ): Không rõ bố cục, trình bày quá cẩu thả, bẩn, viết tắt
quá nhiều trong bài.

×