Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Ebook nội dung và phương pháp giảng dạy ngữ âm tiếng việt thực hành cho học viên quốc tế phần 2 nguyễn chí hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 125 trang )

Chương 5

ÂM TIẾT VÀ GIẢNG DẠY ÂM TIẾT
5.1. Những nhận thức chung về âm tiết
Trước khi tìm hiểu âm tiết tiếng Việt, chúng ta hãy tìm hiểu âm
tiết trong một vài ngôn ngữ khác, chẳng hạn như âm tiết trong tiếng
Nga, qua đó có thể thấy được những đặc trưng khu biệt trong cấu tạo
âm tiết tiếng Việt và trên cơ sở đó có thể áp dụng những tri thức về âm
tiết vào việc giảng dạy tiếng Việt.
Âm tiết - không phải là tổng số các âm của âm tiết hình thành mà
là đơn vị mới có phẩm chất riêng. Thông qua cấu âm của âm tiết,
chúng ta không phát âm mỗi âm của âm tiết riêng rẽ ra mà kết hợp các
âm lại với nhau. Âm tiết liên kết bên trong nó các hiện tượng tác động
của một âm đối với một âm khác; cấu âm (như một dụng cụ thay đổi
của các âm) biểu thị trước hết ở các ranh giới của âm tiết.
Những đặc điểm siêu đoạn của các từ ngữ âm, các ngữ đoạn và
câu, cũng như các kiểu khác nhau của trọng âm, ngữ điệu, có liên
quan đến âm tiết và được thể hiện trong các âm tiết. Có một vài âm
tiết trọng âm trong các từ hình được phân ra trong lời nói, nhưng phần
lớn các âm tiết là không mang trọng âm; các ngữ điệu khác nhau tạo
ra sự thay đổi các đặc điểm của âm tiết trong dòng lời nói liên tục.
Khi phân biệt về tính thống nhất của cấu âm và tính thống nhất
của âm hưởng thì có thể thấy rằng âm tiết phục vụ như là một đơn vị
tối thiểu, mà ngôn ngữ âm thanh được phân bổ trên cơ sở những đơn
vị tối thiểu đó, đó là tổ hợp mang tính thành tố cấu thành ngôn ngữ âm
thanh. Âm tiết, chứ không phải âm tố là ranh giới vật lý của các thành
tố trong dòng ngữ lưu. Cấu trúc lời nói không được tổ chức theo các
âm tố riêng biệt mà theo các âm tiết. Nói một cách khác, âm tiết là
đơn vị tối thiểu, có thể phát âm (đối với phụ âm độc lập làm âm tiết thì
92



từ được phát âm theo kiểu âm tiết mở), là đoạn âm thanh ngắn nhất, có
thể được phân chia nếu phân tích sự chuyển động của dòng âm thanh.
Phân chia các âm tiết trong các từ diễn ra không phải trên cơ sở
của ý nghĩa, mà chỉ theo đặc điểm ngữ âm. Âm tiết mở là kiểu cơ bản
của âm tiết tiếng Nga, còn trong tiếng Anh, Đức, Hà Lan thì kiểu
chiếm ưu thế của cấu trúc âm tiết – âm tiết đóng.
5.2. Đặc trưng âm tiết tiếng Việt
Trên đây là những đặc trưng của âm tiết nói chung, còn với tiếng
Việt đặc trưng chung của âm tiết là gì?
Đặc trưng điển hình của âm tiết tiếng Việt là: ranh giới âm tiết
trùng với ranh giới hình vị.
Nếu hiểu hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa thì đa số các âm tiết
tiếng Việt là hình vị. Giả sử chúng ta phải phân tích một đoạn âm
thanh sau đây.
Anh / đi / anh / nhớ / quê / nhà /,
Nhớ / canh / rau / muống / nhớ / cà / dầm / tương //.
Trong câu lục, chúng ta có sáu âm tiết, thì cả sáu âm tiết này đều
có nghĩa, còn câu bát có tám âm tiết, cả tám âm tiết này đều là hình vị
có nghĩa, thậm chí đều là các từ đơn. Chính vì vậy, Cao Xuân Hạo đã
nhận xét rằng “trong tiếng Việt (và các ngôn ngữ đơn lập khác), âm
tiết (hay tiếng, tiết vị) là đơn vị ngữ âm học trung tâm của hệ thống ký
hiệu, hầu hết các âm tiết đều đồng thời là hình vị và đều có cương vị
của từ ”9.
Đặc trưng có tính kỹ thuật phân tích là “Trong tiếng Việt âm tiết
là điểm xuất phát của việc phân tích âm vị học”. Khi phân tích đặc
trưng có tính kỹ thuật này, Đoàn Thiện Thuật đã viết “Muốn phân
xuất âm vị trong tiếng Việt… chúng ta xuất phát từ các hình vị để đi
tới âm vị, nhưng vì hình vị lại trùng với âm tiết nên chúng chính là
xuất phát từ âm tiết để đi tới âm vị” [sđd, tr.73].

Về cấu trúc âm tiết
Để làm rõ hơn cấu trúc âm tiết tiếng Việt, chúng ta giả định một
tình huống là một sinh viên Nga học tiếng Việt, anh ta sẽ thấy những
9

Cao Xuân Hạo, sđd, tr. 34.

93


đặc điểm gì của cấu trúc âm tiết tiếng Việt. Muốn vậy, chúng ta hãy
xuất phát từ âm tiết trong tiếng mẹ đẻ của anh ta.
Vấn đề đặt ra là, những âm tiết cụ thể nào là điển hình đối với tiếng
Nga? Các từ tiếng Nga âm tiết thường có cấu trúc CCГC10 (стол), CГC
(дом) và CГCC (мост); thậm chí có những cấu trúc CCCГC (страх),
CCГ (что). Bên cạnh các từ đơn âm tiết, còn có những từ đa âm tiết.
Trong các từ đa âm tiết thì cấu trúc của âm tiết bị đơn giản hoá. Chính
những từ thông thường nhất trong văn bản tiếng Nga, là các từ gồm có
hai – ba âm tiết với mô hình của các thành tố là âm tiết có cấu trúc CГ
với âm tiết cuối mở (kiểu CГCГ – дело), sử dụng ít hơn các từ với các
âm tiết kiểu này, là các từ với âm tiết cuối đóng (CГСГСГ – xomemь).
Các từ ba âm tiết với tổ hợp phụ âm và các từ có cấu trúc phức tạp hơn
không thuộc số các từ thường dùng.
Trong các cấu trúc điển hình thì các âm tiết được bắt đầu với phụ âm
(có nghĩa các âm tiết đóng). Đối với các từ trong chỉnh thể có đặc điểm
bắt đầu bằng phụ âm, một trong những cấu trúc điển hình của âm tiết
được bắt đầu từ tổ hợp các phụ âm (смена). Trong văn bản tiếng Nga
hiếm gặp các từ với tổ hợp phụ âm đi ở cuối từ. Khó khăn trong việc học
tập, nghiên cứu âm tiết tiếng Nga, là ở chỗ, nó không phải là đơn vị có
ý nghĩa (như hình vị, từ, câu), mà chỉ được dựa trên cơ sở của các đặc

điểm ngữ âm. Đây là một đặc điểm khác biệt đối với tiếng Việt.
Trong tiếng Việt, âm tiết có khả năng phân xuất thành những yếu
tố nhỏ hơn. Tiếng Việt có hiện tượng lặp từ, chẳng hạn từ “đỏ” có thể
được lặp lại để tạo thành một tính từ mới mang ý nghĩa “hơi đỏ”: “đo
đỏ” và do đó trong tiếng Việt có nhiều từ ghép láy, chẳng hạn như
“nhan nhản”, “nho nhỏ”, “xinh xinh”… Đây là một cơ sở để đi đến
nhận định rằng, tiếng Việt có thể phân chia âm tiết thành những đơn vị
nhỏ hơn. Mặt khác, có hiện tượng “iếc” hóa kiểu: bận biếc gì? bàn
biếc gì? Cách cấu tạo này cho phép khẳng định rằng “âm tiết gốc, âm
đầu có khả năng tách khỏi phần còn lại, thanh điệu không gắn chặt với
âm đầu hoặc phần sau mà dễ dàng bị thay thế bằng một âm điệu khác
và ranh giới giữa ba bộ phận này có ý nghĩa hình thái học”. Hiện
tượng nói lái cũng cho phép phân chia âm tiết, chẳng hạn: cái đàn =>
cán đài. Trong hai cặp này, thanh điệu và âm đầu không thay đổi mà
10

C: phụ âm; Г: nguyên âm.

94


phần thay đổi chỉ là sự hoán vị của phần còn lại. Mặt khác, hiện tượng
hiệp vần trong thơ chẳng hạn như câu thơ: Anh được thì cho em xin/
hay là anh để làm tin trong nhà. In trong hai từ được gạch chân được
gọi là phần vần, không có liên quan gì đến phần phụ âm đầu. Như vậy,
âm tiết tiếng Việt gồm ba bộ phận: Thanh điệu, âm đầu và bộ phận
còn lại.
Phần gọi là bộ phận còn lại gồm những yếu tố nào? Phần này gồm
âm đệm, âm chính và âm cuối. Âm đệm được hiểu là thành tố có chức
năng biến đổi âm sắc của âm tiết. Âm sắc có thể bị trầm hóa hoặc trung

hòa hóa là nhờ thành tố này. Âm chính là âm hạt nhân của âm tiết. Nó
mang chức năng quy định âm sắc chủ yếu của âm tiết. Âm cuối là âm
mang chức năng kết thúc âm tiết. Bằng những cách kết thúc khác nhau,
âm cuối làm thay đổi âm sắc của âm tiết và khu biệt các âm tiết. Nếu
âm cuối là một phụ âm thì “Trong cấu trúc của âm tiết, phụ âm cuối
(chung âm) là một bộ phận của vận mẫu và do đó có cương vị khác với
phụ âm đầu, vốn ngang cấp với vận mẫu với tư cách là thành tố trực
tiếp của âm tiết. Vì vậy, hoàn toàn không có lý do nào cho phép đồng
nhất hai hệ thống “phụ âm đầu” và “phụ âm cuối”11.
Đa số các tác giả nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt đều thừa nhận
cấu trúc âm tiết Tiếng Việt như dưới đây12:
Thanh điệu
Vần
Âm đầu

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

5.3. Giảng dạy âm tiết tiếng Việt
Âm tiết như một đơn vị tối thiểu của việc giảng dạy ngữ âm
Trong thực tế, khi dạy trẻ em tiếng Việt, người ta tách các âm tiết
thành những phần khác nhau. Và trên cơ sở đó, dạy cách đánh vần.
Vậy thì, cách đánh vần mà người ta đã áp dụng đối với trẻ con có thể
áp dụng trong giảng dạy cho người nước ngoài không? Vì sao vậy? Về
phương diện lý luận, theo nhà nghiên cứu Cao Xuân Hạo thì “âm tiết
11
12


Cao Xuân Hạo, sđd, trang 28.
Nguồn: Đoàn Thiện Thuật (sđd,tr.88).

95


tiếng Việt là một đơn vị phi tuyến tính, vì trong đó mỗi thành tố đều
có một vị trí hoàn toàn cố định cho nên trật tự thời gian của các
“nguyên âm”, “phụ âm” và “bán nguyên âm” - hay nói cho đúng hơn,
các thanh, thanh mẫu và vận mẫu đều không quan yếu. Nói cách khác,
âm tiết tiếng Việt cũng như âm tiết âm vị học (hay đơn vị “mora” của
tiếng Nhật) chính là đơn vị âm vị học nhỏ nhất có tham gia vào thế đối
lập về trật tự thời gian. Nói tóm lại, trong tiếng Việt cũng như trong
tiếng Nhật, âm vị chính là âm tiết, và âm tiết (chứ không phải là âm
tố) mới chính là đại lượng ngữ âm thể hiện đầy đủ những đặc trưng
cấu trúc và chức năng của âm vị, nhất là khi ta hiểu khái niệm này trên
một quan điểm thực sự ngôn ngữ học, nghĩa là không rơi vào “ngôn
âm luận”.13
Thực tế, cách dạy ngữ âm tiếng Việt bằng cách tách các thành
phần của âm tiết ra của một giảng viên Việt Nam tại Đại học Ngoại
ngữ Hankuk (Hàn Quốc) đã bị sinh viên kịch liệt phản đối. Do vậy, có
thể đi đến kết luận rằng, âm tiết phải là đơn vị tối thiểu trong giảng
dạy ngữ âm tiếng Việt.
Bài học ví dụ
Bài học ví dụ 1
• Bài tập: Xác định số lượng âm tiết của các câu
• Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi câu
• Đối tượng áp dụng: Sinh viên năm thứ hai
Để xác định vai trò quan trọng của âm tiết tiếng Việt, bài học đơn

giản là loại bài học về âm tiết. Mục đích của bài này là sinh viên phải
nhận thức và phân biệt được các âm tiết. Yêu cầu của bài học là sinh
viên phải xác định được số lượng âm tiết và biết cách ngắt ngữ đoạn
trong câu và phát âm chính xác. Bài tập này có hai bước:
Bước một: Sinh viên được cấp một tờ phiếu như mẫu ví dụ dưới đây:
1
2
3
4
5

13

Câu
Ở Việt Nam, bánh tét và bánh chưng biểu thị sự no ấm.
Ở Hàn Quốc, người ta ăn teok kuk để lên một tuổi.
Ở Nhật Bản, người ta ăn cá chép chiên vào ngày tết.
Ở Hà Lan, người ta ăn bánh nướng với nho khô.
Ở Mỹ, người ta ăn bắp cải, cá mòi và mật ong.

Cao Xuân Hạo, sđd, tr.28 – 29.

96

Số âm tiết


Nhiệm vụ của sinh viên là xác định số lượng âm tiết của mỗi câu.
Bước 2: Sau khi xác định đúng số lượng âm tiết, từng sinh viên phải
biết phân đoạn đúng những câu trên thành các ngữ đoạn. Chẳng hạn,

trong câu thứ nhất của ví dụ trên, họ phải biết cách ngắt đoạn câu thành:
Ở Việt Nam / bánh tét và bánh chưng/ biểu thị sự no ấm//.
Bài tập này tuy đơn giản nhưng không phải sinh viên nào cũng
làm đúng khi họ chưa hiểu rõ khái niệm âm tiết.
Bài tập ví dụ 2
• Bài tập: Xác định ranh giới ngữ đoạn bằng từ loại của đơn vị
cơ bản trong câu
• Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi câu
• Đối tượng áp dụng: Năm thứ hai
Mục đích của bài tập này là, sinh viên phải xác định được các
cụm từ (cụm danh từ, tính từ, động từ…) trong câu, trên cơ sở đó, có
khả năng phân đoạn câu thành các ngữ đoạn một cách chính xác. Yêu
cầu sinh viên nhận diện được ranh giới giữa các cụm từ trong câu. Bài
học này gồm các bước sau đây:
Bước một: Giảng viên cung cấp phiếu ghi các loại câu với các
kiểu từ loại khác nhau và yêu cầu sinh viên, chẳng hạn:
Gạch chân những cụm danh từ trong các câu sau đây:
- Hệ thống giáo dục Việt Nam kéo dài 12 năm.
- Tên của người Hàn Quốc thường gồm ba chữ Hán.
- Truyền thống này đã thay đổi.
- Một số phụ nữ Hàn Quốc muốn lấy họ của chồng.
- Những người đàn ông đó thường bắt tay rất chặt.
Bước 2: Trên cơ sở kết quả của bước một, giảng viên yêu cầu sinh
viên xác định ranh giới các ngữ đoạn rồi đọc to câu, với yêu cầu ngắt
đúng nhịp điệu câu. Chẳng hạn, câu 1 có thể ngắt làm hai ngữ đoạn:
1. Hệ thống giáo dục Việt Nam / kéo dài 12 năm.
Bước 3: Trên cơ sở ngắt đoạn thành các ngữ đoạn, sinh viên chú
ý phân biệt ngắt các ngữ đoạn theo các ranh giới giữa các từ ngữ âm:
Hệ thống \ giáo dục \ Việt Nam / kéo dài \ 12 năm.
97



Bài tập ví dụ 3
• Bài tập: Xác định ranh giới ngữ đoạn, quãng ngưng, độ ngưng
• Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi câu
• Đối tượng áp dụng: Sinh viên năm thứ hai
Mục đích của bài học này giúp sinh viên xác định được quãng
ngưng và độ ngưng trong khuôn khổ tổ chức của một câu nói. Yêu cầu
cần đạt là sinh viên phải biết ngưng ở đâu và ngưng bao lâu. Bài học
này gồm các bước:
Bước 1: Giảng viên yêu cầu sinh viên đọc các ngữ đoạn và chú ý
đến cách phát âm đơn vị cuối cùng chẳng hạn như những ngữ đoạn
sau đây:
- /Những nhà cạnh đường đó/
- /Ba người con trai này/
- /Tất cả những cái áo của chị ấy/
- /Các sinh viên của lớp này/
- /Một người đàn ông thông minh và đẹp trai/
- /Ba cô gái xinh đẹp và khôn ngoan đó/
- /Tất cả những cô yêu anh ấy.
- /Những quyển sách trên bàn đó/
- /Những cái mũ len này/
- /Các phòng ngủ đó/
Bước 2: Giảng viên yêu cầu sinh viên tạo câu với các ngữ đoạn
trên, và phân biệt quãng ngưng trong câu.
Ví dụ: Tất cả những cô yêu anh ấy / đều rất xinh gái //
Bước 3: Xác định ranh giới giữa các từ ngữ âm, chú ý cách ngắt
quãng ngắn và dài.
Tất cả \ những cô \ yêu anh ấy / đều rất \ xinh gái //
Bài tập ví dụ 4

• Bài tập: Xác định ranh giới từ trong câu
• Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi câu
98


• Đối tượng áp dụng: Sinh viên từ năm thứ hai trở lên
Mục đích của bài học này là sinh viên phải tìm được các từ ghép
tổng hợp, được xây dựng từ những từ đơn. Yêu cầu sinh viên nhận
biết được các từ và biết cách đọc các đơn vị này trong câu. Bài tập này
gồm có các bước:
Bước 1: Giảng viên yêu cầu sinh viên tìm ranh giới các từ trong
các câu sau đây:
1. Con cảm thấy thật là vất vả cho mẹ.
2. Ta có đất đá, núi non, sông biển, trăng sao…
Bước hai: Giảng viên yêu cầu sinh viên phân chia câu theo từng
cấp độ:
Cấp độ 1: Con / (1) cảm thấy thật là vất vả cho mẹ.
Cấp độ 2: Con / (1) cảm thấy / (2) thật là vất vả cho mẹ.
Cấp độ 3: Con / (1) cảm thấy / (2) thật là / (3) vất vả / (4) cho mẹ //.
Trên cơ sở sự phân chia này sinh viên được yêu cầu phát âm và
chú ý đến quãng ngưng và độ ngưng ở các loại ranh giới khác nhau.
5.4. Tiểu kết
Trong chương này, chúng ta đã bàn về:
- Những nhận thức chung về âm tiết: trong đó một nhận thức
quan trọng cần phải nhấn mạnh là: Âm tiết – không phải là tổng số các
âm của âm tiết hình thành, mà là đơn vị mới có phẩm chất riêng.
Thông qua cấu âm của âm tiết, chúng ta không phát âm mỗi âm của
âm tiết riêng rẽ ra, mà là kết hợp các âm lại với nhau.
- Đặc trưng âm tiết tiếng Việt: một trong những đặc trưng loại biệt
của tiếng Việt là ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hình vị. Đặc trưng

có tính kỹ thuật phân tích là trong tiếng Việt âm tiết là điểm xuất phát của
việc phân tích âm vị học. Về cấu trúc âm tiết, có thể thấy rằng trong tiếng
Việt âm tiết có khả năng phân xuất thành những yếu tố nhỏ hơn.
- Âm tiết như là đơn vị cơ bản trong việc giảng dạy ngữ âm
tiếng Việt cho người nước ngoài. Âm tiết tiếng Việt chính là đơn vị
99


âm vị học nhỏ nhất có tham gia vào thế đối lập về trật tự thời gian.
Trên có sở đó, có thể khẳng định rằng, âm tiết là đơn vị tối thiểu trong
giảng dạy ngữ âm tiếng Việt. Tuy nhiên, cần phải giảng dạy âm tiết
trong từ và ngữ đoạn. Tổ hợp “âm tiết - từ ngữ âm” như là một đơn vị
dạy tiếng đã được chúng tôi xem xét như một đơn vị cần yếu trong
quá trình giảng dạy ngữ âm tiếng Việt. Ngữ đoạn trong lời nói phục
vụ cho việc sản sinh câu nói - cả về ngữ nghĩa, cú pháp và cấu âm.
Phương tiện quan trọng nhất đảm bảo sự thống nhất của ngữ đoạn là
mức độ khác nhau về độ mạnh trong trọng âm.

100


Chương 6

THANH ĐIỆU VÀ GIẢNG DẠY THANH ĐIỆU
6.1. Những nhận thức chung về thanh điệu
Thời gian gần đây, trong các công trình nghiên cứu về ngữ âm và
âm vị học thì việc nghiên cứu “trọng tâm” đã có những sự thay đổi.
Người ta chú ý nhiều đến những đơn vị siêu đoạn: trọng âm, thanh
điệu và ngữ điệu.
Theo cách nói của Cao Xuân Hạo thì thanh điệu là “một tập hợp

những nét khu biệt mà các nhà ngôn ngữ học phương Tây thường gọi
là điệu tính (Prosodic) hay siêu đoạn (Supradegmental), để đối lập với
các nét khu biệt mà họ gọi là nội tại (Inherent), được coi là những nét
khu biệt cấu tạo nên các âm vị “đoạn tính” (Segmental). Sự phân biệt
này được hình dung như sau: các nét khu biệt nội tại còn thực hiện
cùng một lúc ở bên trong phạm vi một âm vị (một âm đoạn), còn các
nét điệu tính thì như “một lớp vữa trát lên trên một dãy âm vị” [xem.
E. Haugen 1949: 378]. Như vậy, sự phân biệt giữa hai yếu tố âm vị
học này căn cứ vào những tiêu chuẩn ngôn âm học thuần tuý và do đó
không thể có hiệu lực đối với ngôn ngữ học đại cương được” [Cao
Xuân Hạo , tr. 18].
Vấn đề này thuộc bình diện lý thuyết, chính vì vậy việc giảng dạy
tiếng Việt như một ngoại ngữ không đi sâu vào vấn đề thanh điệu
thuộc về siêu đoạn hay không phải siêu đoạn. Nhưng ai cũng phải
thừa nhận trong tiếng Việt thanh điệu là một bộ phận của âm tiết mang
thanh điệu. Trong tiếng Việt, thanh điệu không chỉ gắn bó chặt chẽ với
ngữ âm mà còn gắn bó với ý nghĩa, chẳng hạn, “ma” và “mạ” biểu thị
hai khái niệm khác nhau, do sự khác biệt về thanh điệu mà có.
Khái niệm siêu đoạn (điệu tính), trong quan niệm của đa số các
nhà khoa học, chỉ – trọng âm, thanh điệu và ngữ điệu. Việc nghiên
101


cứu thanh điệu trong các công trình ngữ học Việt Nam đã có một số
thành tựu nhất định. Còn trọng âm và ngữ điệu tuy đã có những kết
quả nghiên cứu nhất định nhưng vẫn còn rất mỏng, chưa tương xứng
với vị trí của chúng trong thực tế tiếng Việt. Trước khi đi sâu vào vấn
đề giảng dạy thanh điệu tiếng Việt cần nghiên cứu thanh điệu trong hệ
thống ngôn ngữ nói chung.
Thanh điệu trong hệ thống ngôn ngữ nói chung

Ngôn ngữ trình bày “hệ thống bằng hệ thống”. Các đơn vị (âm vị,
từ…) tạo thành hệ thống các đơn vị ngôn ngữ. Các đơn vị này được
nằm trong một hệ thống, chúng thường được mô tả bằng các mô hình.
Các mô hình này thực chất thể hiện cấu trúc của các đơn vị ngôn ngữ,
đó là các sơ đồ trừu tượng, phản ánh những cái cụ thể, có tính cá nhân
trong các văn bản cụ thể. Các đơn vị và mô hình của hệ thống được
tồn tại trong các hoạt động lời nói cụ thể theo quy tắc của ngôn ngữ.
Các đơn vị siêu đoạn hay điệu tính tạo thành một tiểu hệ thống có các
đơn vị, có mô hình, quy tắc riêng của mình. Cách thể hiện của các đơn
vị này trong các ngôn ngữ khác nhau thì khác nhau. Thanh điệu nằm
trong phạm vi của các đơn vị siêu đoạn. Nói một cách khác, thanh
điệu, trọng âm, ngữ điệu là những thành tố của cái gọi là các đơn vị
siêu đoạn. Chúng có tương liên là các yếu tố như giai điệu, độ dài,
cường độ, chỗ ngừng… Những mô hình thanh điệu có dấu vết riêng
của mình.
Các phương tiện âm thanh của ngôn ngữ tương ứng với các lĩnh
vực điệu tính: 1) tồn tại bên cạnh các phương tiện đoạn tính, tức là các
nguyên âm và phụ âm, các âm tiết; 2) mỗi ngôn ngữ có những quy
luật riêng của mình về các đơn vị điệu tính. Tiếng Việt là ngôn ngữ
âm tiết tính, chính vì vậy, thanh điệu được hiểu là các âm vị thanh
điệu; 3) các phương tiện điệu tính khác nhau thường đi với những đơn
vị ngôn ngữ khác nhau, nó được sử dụng với những lớp chức năng xác
định (ví dụ, thanh điệu thường đi với âm tiết hay các từ đơn, trọng âm
thường gắn với ngữ đoạn, và ngữ điệu thường gắn với câu). Tuy
nhiên, các phương tiện điệu tính lại thường xuyên có tác động qua lại
với nhau.
Chức năng của các phương tiện điệu tính là gì? Rõ ràng là các
phương tiện điệu tính khác nhau thì có những chức năng khác nhau.
102



Chúng ta hãy bắt đầu chú ý đến chức năng hệ thống bên trong của đơn
vị điệu tính, trước hết là thanh điệu.
Các nhà ngôn ngữ học khi nghiên cứu về thanh điệu thường
chọn các ngôn ngữ Trung Quốc và Đông Nam Á như những ngôn
ngữ điển hình. Khi nghiên cứu thanh điệu, người ta thường gắn việc
nghiên cứu thanh điệu trong quan hệ với âm tiết. Chính những đặc
điểm về âm điệu đã tạo ra sự phân biệt giữa các thanh điệu. Bên cạnh
sự khác biệt về âm điệu cũng còn có một tiêu chí khu biệt các thanh
điệu: đó là âm vực.
Chức năng chính trong số các chức năng bên trong của hệ thống
thanh điệu chính là mở rộng các âm vị. Thanh điệu được sử dụng
trong các ngôn ngữ này, xét về mặt số lượng là hữu hạn (tiếng Trung
Quốc có 4 thanh và tiếng Việt có 6 thanh). Trong các ngôn ngữ như
tiếng Việt và tiếng Trung Quốc thì âm tiết có cấu trúc chặt chẽ. Mặt
khác, các từ có xu hướng đơn tiết hóa. Vả lại, số lượng âm tiết không
phải là nhiều, chính vì lẽ đó, trong các ngôn ngữ thanh điệu, thanh
điệu được sử dụng như những âm vị để gia tăng số lượng từ.
Trong quá trình giảng dạy ngữ âm tiếng Việt, khi giới thiệu rằng
tiếng Việt có 6 thanh, giảng viên thường chứng minh điều này bằng
những ví dụ kiểu:
Ma (thanh không dấu)
Mà (thanh huyền)
Má (thanh sắc)
Mả (thanh hỏi)
Mạ (thanh nặng)
Mã (thanh ngã)
Tuy nhiên, người dạy ít nhận ra hoặc không chú ý đến một điều:
có những âm tiết chỉ có khả năng kết hợp với hai thanh điệu. Chúng
tôi đã hỏi một đồng nghiệp trẻ, có thâm niên 10 năm làm nghề dạy

tiếng Việt cho người nước ngoài rằng: có phải tất cả các âm tiết trong
tiếng Việt đều có 6 thanh điệu không? Người bạn đồng nghiệp của tôi
đã trả lời rằng “đúng”. Tôi lại hỏi từ “biết” đi với thanh sắc, thanh
nặng nhưng thanh không dấu, thanh huyền, thanh ngã, thanh hỏi thì
sao? Hãy phát âm thử các âm này! Anh bạn của tôi thừa nhận rằng
103


không thể phát âm được những âm này và anh ta cho rằng đó là một
ngoại lệ. Vậy là:
1) Không phải mỗi âm tiết đều có “hệ thống thanh điệu” đầy
đủ. Trong tiếng Việt, có thể có âm tiết đi với 6 thanh điệu như: ma1,
ma2 , ma3, ma4 ma5, ma6, nhưng âm tiết - từ kiểu “biết” chỉ có thể đi
với thanh sắc và thanh nặng.
2) Khả năng thanh điệu tồn tại trong tổ hợp của âm tiết nào đó có
quy luật riêng của nó. Chẳng hạn, trong tiếng Việt thì “thanh không
dấu, thanh huyền có đường nét âm điệu bằng phẳng. Đường nét này yêu
cầu có một trường độ nhất định mới bộc lộ được tính chất bằng phẳng
của chúng. Do đó, hai thanh này không bao giờ được phân bố trong các
âm tiết có âm cuối vô thanh”*.
Quy luật phân bố của thanh điệu tương tự: Thanh ngã, thanh hỏi có
đường nét thanh điệu không bằng phẳng và phức tạp - đổi hướng. Trong
điều kiện trường độ bị hạn chế thì chúng không thể đảm bảo được tính
phức tạp về đường nét của mình, do đó, thanh ngã và hỏi cũng không
bao giờ được phân bố trong những âm tiết có âm cuối vô thanh.
Như thế, không phải một âm tiết được tổ hợp với tất cả các thanh
điệu mà nằm trong những giới hạn nhất định. Theo đó, không thể coi
những âm tiết không có khả năng mang thanh điệu này hay thanh điệu
khác là những ngoại lệ. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, mỗi âm
tiết đều có thể mang ít nhất một thanh điệu.

Trong hoạt động lời nói, thanh điệu bị chi phối của một số bối
cảnh: (1) các âm tiết đánh mất tính xác định thanh điệu do ảnh hưởng
của ngữ điệu. Khi chúng ta nói bình thường thì “xây cho nhà cao cao
mãi”, âm tiết cuối cùng có thanh ngã một thanh có âm vực cao, không
bằng phẳng, nhưng khi tồn tại trong lời bài hát thì nó không được xác
định một cách chính xác là thanh ngã, có âm điệu gãy hay thanh sắc,
là âm điệu không gãy. Chính vì vậy, các nhà khoa học thường lưu ý
“đường nét thanh điệu của thanh trong những âm tiết tách rời… không
được bảo toàn nguyên vẹn khi các âm tiết nằm trong ngữ lưu”14. (2)
Các thanh điệu có thể bị mất do các đặc điểm phát âm có tính chất
phương ngữ. Chẳng hạn, thanh hỏi bị mất đi trong một số phương ngữ
*
14

Đoàn Thiện Thuật, 1977, tr.118.
Đoàn Thiện Thuật, 1977, tr.117.

104


Hà Tây (anh đi ngu đi). Hay việc sử dụng thanh ngã và thanh hỏi ở
một số địa phương. (3) Các thanh điệu có thể bị mất đi một phần phẩm
chất của mình phụ thuộc vào lứa tuổi: trong phát âm của trẻ em
“đường nét âm điệu thường không có phần đi lên”.
Lịch sử của các ngôn ngữ khác nhau có thể có sự dịch chuyển từ
trạng thái ngôn ngữ thanh điệu đến ngôn ngữ không thanh điệu, và ngược
lại. Và trong quá trình chuyển đổi ấy, chắc chắn có những hiện tượng mất
thanh điệu, hoặc gia tăng thanh điệu. Trong quá trình phát triển của ngôn
ngữ lại có sự chuyển đổi đặc trưng của các thanh. Chẳng hạn, về mặt lịch
sử thanh hỏi hiện nay, trước kia thuộc âm vực cao, nó gắn với các phụ

âm đầu vô thanh cũng giống như thanh không dấu, thanh sắc. Tuy nhiên,
đây không phải là vấn đề chúng tôi quan tâm trong chuyên khảo này mà
chỉ muốn nhấn mạnh rằng các thanh có thể có những biến đổi trong
những hoàn cảnh nhất định.
Các âm tiết được tổ hợp tối thiểu với một trong số các thanh điệu,
và mỗi âm tiết cụ thể mang tối đa một thanh điệu. Ngoài sự tác động
như đã trình bày ở trên, các thanh điệu còn bị chi phối trong “tổ chức”
của một đơn vị, chẳng hạn, một số trường hợp, trong tiếng Việt, âm
tiết thứ nhất có thể quy định âm tiết thứ hai. Đó là những trường hợp
các từ ghép láy. “Nếu trong hai âm tiết tạo thành từ kép láy có thanh
điệu huyền chẳng hạn thì âm tiết còn lại chỉ có thể mang thanh huyền,
hoặc ngã hoặc nặng. Ví dụ: vui vẻ, sáng sủa, khó khăn…”15.
Như vậy, có thể thấy rằng một vài thanh điệu mang tính kế tiếp
nhau trong phạm vi của từ có hai âm tiết như từ kép láy, âm tiết đầu
tiên có thể quy định thanh điệu của âm tiết thứ hai. Nó như kết quả kết
hợp của hai mắt xích thực sự móc vào nhau, tạo ra sự kết hợp của các
đơn vị đoạn tính và siêu đoạn tính mà trước hết là sự tác động của các
thanh điệu. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, trong những trường
hợp này, các thanh điệu có sự tác động tương hỗ lẫn nhau và cũng cần
khẳng định rằng những đơn vị kiểu này có thể bắt nguồn trong quá
trình lịch sử. Tất nhiên, cần phải khẳng định lại rằng âm tiết mang
thanh điệu - đó là một đơn vị ngữ âm âm đoạn, là nơi để thanh điệu có
thể được thể hiện. Nói cụ thể hơn, đối với tiếng Việt thì vì âm đầu
15

Đoàn Thiện Thuật 1977, tr.124.

105



trong âm tiết tiếng Việt kết hợp một cách lỏng lẻo với phần vần, nó
không tham gia vào việc đảm bảo trường độ của âm tiết, cho nên
đường nét điển hình cho mỗi thanh điệu tiếng Việt nằm ở phần vần.
Các nhà khoa học cũng đã thảo luận vấn đề: định vị thanh điệu
trong âm tiết như thế nào. Có những ý kiến khác nhau về vấn đề này.
Đối với tiếng Việt thì Nguyễn Bạt Tụy cho rằng “thanh là tính chất
riêng của âm chính và bao giờ cũng thuộc về âm chính”. Có ý kiến
cho rằng “âm đầu hữu thanh bao giờ cũng có một âm điệu giống nhau,
tức là không tham gia vào việc khu biệt các thanh điệu” (Gordina).
Tuy nhiên, quan niệm được nhiều người thừa nhận là quan niệm của
Nguyễn Hàm Dương cho rằng thanh điệu nằm trên toàn bộ âm tiết, có
các độ xác định và đường nét đặc trưng của sự biến chuyển cao độ ấy.
Khi nghiên cứu thanh điệu, các nhà ngôn ngữ học đưa ra những
mô hình thanh điệu như H, L, HL, LH và LHL (trong đó H và L biểu
thị thanh điệu cao và thấp tương ứng). Đối với tiếng Việt, các nhà
ngôn ngữ học đưa ra những tiêu chí âm vực và tiêu chí âm điệu. Âm
điệu được hiểu là sự biến thiên của cao độ theo thời gian. Từ những
điều đã được nói đến ở trên, chúng ta có thể đi đến một số nhận xét:
(1) Có thể thấy rằng không phải từ mà là âm tiết là cơ sở âm đoạn của
thanh điệu. Trong trường hợp này: a) chức năng cơ bản của thanh điệu
là gia tăng âm vị cho hệ thống, làm cơ sở để phát triển từ vựng; b) tồn
tại hai kiểu thanh điệu trong hệ thống – cao và thấp; c) các âm tiết
trong các ngôn ngữ âm tiết tính có số lượng hữu hạn và không phải
một âm tiết có thể kết hợp với mọi thanh điệu. (2) Các từ được biểu
hiện bằng các âm đoạn, và trong một số trường hợp là cơ sở hoạt động
của thanh điệu. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như từ kép láy
trong tiếng Việt, các âm tiết trong tổ hợp này như là được móc vào
nhau, âm tiết thứ nhất có thể quy định sự tồn tại thanh điệu trong âm
tiết thứ hai. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rằng: a) L và H – không
phải là các thanh điệu, mà chỉ là các đặc trưng mang tính phân loại

của thanh điệu, các thanh điệu trong hệ thống thanh điệu tiếng Việt
gồm có 6 thanh. b) Âm điệu là một trong hai tiêu chí phân loại thanh
điệu. c) Khi các từ đơn trùng với hình vị, trùng với âm tiết thì thanh
điệu của âm tiết đồng thời là thanh điệu của từ, theo cách nói của Cao
Xuân Hạo. Ông cho rằng: Nếu ta có thể hình dung hệ thống ngôn ngữ
của các thứ tiếng châu Âu như một cơ chế vận chuyển trên ba cái trục
106


chính là từ, hình vị và âm vị, thì tiếng Việt dường như kết hợp ba cái
trục ấy thành một - đó là tiếng.
6.2. Thanh điệu tiếng Việt
Cũng như tất cả các ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Việt trước
hết, dùng âm thanh làm chất liệu. Chất liệu âm thanh mang một đặc
trưng quan trọng là nó trải dài theo chiều của thời gian. Tuy nhiên,
mỗi ngôn ngữ khác nhau có những đặc trưng riêng của mình. Điều đó
phù hợp với quy luật rằng không có lý do gì cho phép ta khẳng định
một cách tiên nghiệm rằng mọi ngôn ngữ đều sử dụng một đại lượng
âm thanh có kích thước nhất định làm ranh giới đánh dấu chỗ phân
chia giữa những đơn vị tuyến tính với những đơn vị phi tuyến tính.
Tuy nhiên, các nhà ngôn ngữ học càng ngày càng có nhiều cơ sở để
biết rằng trong tất cả các ngôn ngữ của nhân loại âm tiết là âm đoạn tự
nhiên nhỏ nhất. Âm tiết - theo cách nhấn mạnh của Cao Xuân Hạo - là
đơn vị cấu âm và nhận diện âm thanh nhỏ nhất; tuy có chiều dài và có
thể cắt ra từng khúc, nhưng những khúc có được bằng cách cắt âm tiết
ra như vậy không thể nào được thính giác của con người, dù nói thứ
tiếng gì, nghe như những âm thanh tách bạch của tiếng nói con người,
chứ đừng nói gì nhận diện. Chỉ có ở biên giới của âm tiết thì những
nhát cắt như vậy mới để lại những đại lượng âm thanh giống tiếng nói
của con người và có thể được người bản ngữ nhận diện. Khẳng định

vai trò quan trọng của âm tiết tiếng Việt ở đây, cần nhấn mạnh lại một
điều rằng âm tiết là điều kiện tồn tại của thanh điệu. Thanh điệu là một
trong ba bộ phận hợp thành của âm tiết. Vì thanh điệu mang đặc trưng
siêu đoạn nên khi phát âm một âm tiết các thanh điệu thể hiện đặc
trưng của mình đồng thời với việc thể hiện các đơn vị đoạn tính của
âm tiết. Dưới đây, dựa trên kết quả nghiên cứu về ngữ âm học tiếng
Việt cuối thế kỷ XX, chúng tôi sẽ điểm lại đặc trưng của các âm điệu
tiếng Việt thông qua các tiêu chí cơ bản là âm vực, âm điệu và sự
phân bố của chúng:
Thanh không [1]
a) Về âm vực: Thanh không có âm vực cao.
b) Về âm điệu: Thanh không có âm điệu bằng (phẳng). Thanh này
không có sự thay đổi gì từ đầu đến cuối dù phần vần có thể có thay đổi.
107


Thanh không dấu trong tha, thau, than đều có âm điệu về cơ bản là
không thay đổi.
c) Về phân bố: Xuất hiện ở tất cả các âm tiết trừ âm tiết khép. Ví
dụ: mưa xuân, công ty. Nhưng không có các âm tiết như: lach, bat, lac.
Thanh huyền [2]
a) Về âm vực: Thanh huyền có âm vực thấp. Nếu so sánh với
thanh không dấu thì thanh huyền thấp hơn.
b) Về âm điệu: Thanh huyền có âm điệu bằng, hơi đi xuống. Có
thể hình dung nó giống như nó đã được các nhà truyền giáo châu Âu
đánh dấu trong tiếng Việt.
c) Về phân bố: Thanh huyền đi với các âm tiết có âm cuối không
vô thanh, và không đi với âm tiết có âm cuối vô thanh.
Thanh ngã [3]
a) Về âm vực: Thanh ngã có âm vực cao, cao độ xuất phát ngang

với thanh [2]. Thanh [3] có cao độ xuất phát ở âm vực thấp nhưng kết
thúc ở âm vực cao.
b) Về âm điệu: Thanh ngã có âm điệu trắc và gãy. Khi xuất phát,
thanh [3] cao hơn thanh huyền, nhưng đến giữa âm tiết thì hạ xuống
một cách đột ngột, dốc đứng trong một thời gian ngắn rồi lên cao đi
qua vạch xuất phát ban đầu lên thêm một chút rồi dừng hẳn. Nó hình
giống như dấu [√].
c) Về phân bố: Đi với các âm tiết có âm cuối không vô thanh, và
không đi với âm tiết có âm cuối vô thanh.
Thanh hỏi [4]
a) Về âm vực: Thanh hỏi “thuộc về loại thanh điệu có âm vực thấp”16
Có cùng độ cao xuất phát với thanh huyền. Kết thúc ở cao độ thấp.
b) Về âm điệu: Thanh hỏi mang âm điệu trắc và gãy. Đường nét
thanh điệu thấp dần từ khi xuất phát; sau đó, chuyển sang một nét đi
lên tương đương với nét đi xuống ban đầu, kết thúc bằng với cao độ
lúc xuất phát. Có thể hình dung đường nét của thanh này như dấu [∨
∨].
Quãng thấp nhất của đường nét âm điệu nằm ở giữa phần vần. Chính
vì có sự chuyển hướng này mà người ta nói rằng, thanh [4] có đặc
16

Đoàn Thiện Thuật, Sđd, tr. 112.

108


trưng gãy, xét về mặt âm điệu. Nó được phát âm giống nhau trong
những trường hợp hỏa, hưởng, đảm, đảng... Trong những trường hợp
âm cuối là phụ âm mũi và nguyên âm chính như là “tẩn’’, “mẩn” thì
nó nằm vào âm cuối.

c) Về phân bố: Thanh hỏi đi với các âm tiết có âm cuối không vô
thanh, và không đi với âm tiết có âm cuối vô thanh.
Thanh sắc [5]
a) Về âm vực: Thanh sắc có âm vực cao.
b) Về âm điệu: Thanh sắc mang âm điệu trắc và không gãy. Tuy
nhiên, chúng có những biến thể khác nhau khi đi với những âm tiết
khác nhau. Khi đi với các âm tiết có âm cuối không phải là âm tắc vô
thanh, chẳng hạn như mái , máng, mé, thì nó xuất phát với độ cao gần
bằng thanh không với một âm điệu ngang, trong khoảng thời gian đi
hết gần ½ phần vần. Sau đó, âm điệu đi lên và kết thúc cao hơn thanh
[1]. Trong trường hợp đi với âm tắc, nếu âm chính là nguyên âm dài
thì phần bằng ngắn hơn. Cao độ xuất phát và kết thúc giống như khi đi
với âm tiết có âm không phải là âm tắc vô thanh. Trong trường hợp
thanh điệu đi với âm tiết có âm chính là nguyên âm ngắn thì điểm xuất
phát của thanh điệu cao hơn những trường hợp trên. Đường nét âm
điệu đi lên nhanh và mạnh hơn kết thúc ở một khoảng cách nhỏ, như
trong thắp, đắp…
c) Về phân bố: Thanh sắc đi với các âm tiết có âm cuối không vô
thanh, và đi với cả âm tiết có âm cuối vô thanh.
Thanh nặng [6]
a) Về âm vực: Thanh nặng có âm vực thấp.
b) Về âm điệu: Thanh nặng mang âm điệu trắc và không gãy.
Đường nét âm điệu của thanh [6] có các biến thể như: Khi thanh này
đi với các âm tiết có âm cuối là âm tắc vô thanh thì xuất phát là đường
nét bằng và ngang kéo dài cho đến gần hết phần vần sau đó đi xuống.
Khi âm tiết có âm cuối là một âm mũi thì phần đi xuống nằm ở âm
cuối. Trong trường hợp thanh nặng đi với âm tiết có phần cuối là một
âm tắc vô thanh thì phần đi xuống nằm ở cuối nguyên âm trong tư
cách là âm chính. Phần bằng ngang bị thu ngắn lại trong trường hợp
âm chính là một âm ngắn như hạt, tạt, mật.

109


c) Về phân bố: Thanh nặng đi với các âm tiết có âm cuối không
vô thanh, và đi với cả âm tiết có âm cuối vô thanh.
Một số khái niệm được dùng ở trên, cần được giải thích thêm:
Khái niệm âm vực được dùng để chỉ độ cao của thanh điệu. Đây là
một trong hai tiêu chí thỏa đáng âm vị học của thanh điệu. Thuộc về
các thanh điệu có âm vực cao là các thanh không [1], thanh ngã [3] và
thanh sắc [5]. Thuộc về các thanh điệu có âm vực thấp là các thanh
huyền [2], thanh hỏi [4] và thanh nặng [6]. Khái niệm “bằng” dùng để
chỉ các thanh điệu có đường nét âm điệu bằng phẳng, còn khái niệm
trắc dùng để chỉ các thanh điệu có đường nét không bằng phẳng. Liên
quan tới khái niệm bằng và trắc là khái niệm âm điệu. Âm điệu là khái
niệm dùng để chỉ biến thiên của cao độ theo thời gian. Đặc trưng này
thường được nhận thấy trong sự biến thiên của thanh điệu. Thanh điệu
thường được phân loại theo đặc trưng bằng hay trắc tức là “gãy” hay
“không gãy”.
6.3. Giảng dạy các thanh điệu
Một số điểm cần chú ý khi giảng dạy thanh điệu tiếng Việt
• Thanh điệu được đưa vào ngay bài luyện âm đầu tiên
Nếu như ở trên kia ta đã chứng minh rằng, âm tiết là đơn vị nhỏ
nhất trong giảng dạy ngữ âm tiếng Việt thì tất yếu là chúng ta phải bắt
đầu dạy thanh điệu ngay từ bài học đầu tiên. Nói các khác, sinh viên
ngay từ bài học đầu tiên đã có thể học về thanh điệu. Nhưng không
phải là những giảng giải dài dòng về lý thuyết thanh điệu tiếng Việt.
Để trả lời thêm vấn đề vì sao bài học đầu tiên sinh viên đã được học
về thanh điệu, một đơn vị rất khó trong tiếng Việt? Điều này thật là
đơn giản bởi lẽ, các thanh điệu thường được thể hiện trong âm tiết mà
dạy tiếng Việt phải bắt đầu từ đơn vị cơ bản nhất, đơn vị cấu âm và

nhận diện âm thanh nhỏ nhất. Tất nhiên, khi giảng dạy thanh điệu,
trước hết nên bắt đầu từ những thanh bằng. Có nghĩa là, dạy các thanh
như thanh không và thanh huyền: /ba-bà, bo-bò, cô cồ…/.
• Giảng dạy thanh điệu gắn liền với âm tiết
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Đây là đặc trưng
chung của một số ngôn ngữ Đông Nam Á. Đặc trưng âm tiết tính với
110


tư cách là đặc trưng nổi trội cần phải được sinh viên nhận diện như
đặc điểm quan trọng nhất. Tiếng Việt là một ngôn ngữ có thanh điệu.
Xét về mặt vật lí âm học, thanh điệu được cấu tạo từ 3 thông số cơ
bản: 1. Tần số cơ bản (Fo); 2. Cường độ (I); 3. Thời gian (T). Xét về
mặt cấu trúc, thanh điệu là thuộc tính ngữ âm của toàn bộ âm tiết tiếng
Việt như đã được trình bày ở trên. Nếu xét một cách khái quát nhất thì
âm tiết tiếng Việt là cấu trúc 2 thành phần: 1. Cấu trúc âm (đơn vị
chiết đoạn); 2. Thanh điệu (đơn vị siêu đoạn). Thanh điệu là đơn vị
siêu đoạn có ý nghĩa âm vị học. Đây là một chùm các nét khu biệt
được thực hiện đồng thời, tương tự như các đơn vị chiết đoạn, có chức
năng khu biệt hình thức ngữ âm, từ đó phân biệt ý nghĩa của từ và được
gọi là thanh vị. Hiện tượng này quá xa lạ với sinh viên nói các ngôn ngữ
không có thanh điệu, đặc biệt là các ngôn ngữ Ấn - Âu, chính vì vậy,
đối với các sinh viên Âu châu thì việc gắn liền luyện tập âm tiết và
thanh điệu là một điều hết sức cần thiết. Thanh điệu với vai trò đặc biệt
quan trọng của nó buộc giảng viên phải chú ý không chỉ ở khía cạnh nội
dung, mà cả ở khía cạnh phương pháp. Việc kết hợp chặt chẽ giữa
giảng dạy âm tiết với thanh điệu cũng là sự đáp ứng yêu cầu của cả nội
dung và phương pháp giảng dạy thanh điệu.
• Giảng dạy thanh điệu gắn liền với việc so sánh với thanh điệu
tiếng mẹ đẻ của sinh viên và tôn trọng chuẩn mực thanh điệu

tiếng Việt
Có hai vấn đề đặt ra ở đây: thứ nhất là giảng viên giảng dạy tiếng
Việt như một ngoại ngữ có cần biết tiếng mẹ đẻ của sinh viên hay
không? Vấn đề thứ hai là, một giảng viên dạy tiếng Việt có thể đến từ
những vùng miền khác nhau, với tiếng địa phương của anh ta, có thể
có ít hơn 6 thanh điệu, trong trường hợp đó, thái độ của anh ta đối với
các thanh điệu tiếng Việt như thế nào?
Đối với vấn đề thứ nhất, khi so sánh ngôn ngữ mẹ đẻ với ngôn
ngữ thứ hai, người ta thường chỉ chú ý đến sự khác biệt quan trọng là
vốn từ vựng. Thực ra, sự khác biệt cơ bản giữa chúng chính là cấu
trúc. Mỗi ngôn ngữ đều có một hệ thống riêng về cấu trúc câu, cấu tạo
từ, ngữ điệu, trọng âm và ngữ âm. Điều lý tưởng đối với người giảng
viên là anh ta biết tiếng của người học để so sánh với tiếng Việt, thứ
tiếng mà anh ta đang dạy như một ngoại ngữ. Chẳng hạn, đối với sinh
111


viên là người Trung Quốc, người dạy biết tiếng Trung Quốc sẽ biết
lựa chọn thanh nào cần tập trung giảng dạy và thanh nào chỉ cần giới
thiệu qua vì nó đã tồn tại trong tiếng mẹ đẻ của người học.
Đối với vấn đề thứ hai, chẳng hạn như một giảng viên người
miền Nam hay Trung Bộ dạy tiếng Việt, thì khi dạy tiếng mẹ đẻ như
một ngoại ngữ, anh ta có cần phải học cách nói đầy đủ các thanh hay
không? Từ thực tế giảng dạy với đồng nghiệp người Nam Bộ, chúng
tôi đã bị sinh viên phàn nàn rằng: “khi đi với Thầy, em phải nói
giọng Bắc, khi đi với Thầy P. chúng em phải nói giọng Nam”. Từ
thực tế này, chúng tôi thấy rằng, ngoài những yêu cầu cần thiết khác,
trước hết, giảng viên phải nắm được hình thức chuẩn mực của tiếng
Việt và có thể sử dụng được trong giảng dạy, mặc dầu cá nhân giảng
viên có thể nói một phương ngữ nào đó như khẩu ngữ hàng ngày.

Chỉ có như vậy mới giúp cho người học nắm được phương diện giao
tiếp phổ biến và rộng rãi trong cộng đồng ngôn ngữ mà người học sẽ
tiếp xúc. Trong thực tế, hệ thống ngữ âm siêu phương ngữ được phản
ánh trên chữ viết hiện nay, mặc nhiên được coi là chuẩn mực, mà
nguyên tắc của nó, về thực chất, là lấy phương ngữ Bắc Bộ (trung
tâm là Hà Nội) làm cơ sở và bổ sung thêm những yếu tố ngữ âm tích
cực của các phương ngữ khác. Chuẩn mực này cần được các giảng
viên gốc địa phương tôn trọng. Một khi hệ thống 6 thanh điệu của
tiếng Việt đã được nhiều nhà nghiên cứu và toàn xã hội coi là chuẩn
mực thì giảng viên dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ không có lý do
gì để từ chối nó.
• Đặc trưng âm vực và âm điệu của các thanh điệu như là nội
dung cơ bản trong giảng dạy về thanh điệu
Trước hết là về đặc trưng âm vực, tức là mối tương quan về cao
độ trong phạm vi vận động của Fo giữa các thanh điệu trong hệ thống.
Về âm vực, 6 thanh điệu được chia thành 2 nhóm: Nhóm cao gồm các
thanh 1,3,5.; Nhóm thấp: các thanh 2,4,6. Đặc trưng về trường độ
(thời gian): Trường độ tương đối của các thanh điệu được chia thành 2
nhóm: Nhóm dài: các thanh 1, 2, 3, 4 và 5 (trong các loại âm tiết
không phải là khép); Nhóm ngắn: các thanh 5 (trong các loại âm tiết
khép) và 6.
Đặc trưng về âm điệu, tức là đặc trưng về đường nét (sự vận động
của Fo theo thời gian): Thanh 1 là thanh không, tuy nhiên có một số
112


tác giả gọi là thanh ngang, vì về cơ bản, có đường nét ngang. Thanh 2
hay còn gọi là thanh huyền có đường nét đi xuống đều đặn. Thanh 3
còn được gọi là thanh ngã, có đường nét gãy. Đường nét của thanh
điệu bị ngắt làm hai đoạn do hiện tượng tắc họng ở giữa gây ra; ở

đoạn 1, đường nét có thể hoặc ngang, hoặc xuống, hoặc lên rồi xuống,
ở đoạn 2 đường nét bao giờ cũng đi lên. Tuy nhiên, hiện tượng tắc
họng ở giữa có thể yếu hoặc không thật rõ ràng, nhưng đường nét
thanh điệu vẫn bị gãy. Thanh 4 hay còn gọi là thanh hỏi, có đường nét
võng, lúc đầu đi xuống đều đặn, đến khoảng giữa thì đi lên và tương
đối cân xứng với đường nét đi xuống. Tuy nhiên, đường nét đi lên ở
cuối có thể yếu hơn. Thanh 5 hay còn gọi là thanh sắc, có đường nét đi
lên, nhưng tính chất và trường độ có thể khác tuỳ thuộc vào phương
thức kết thúc của âm tiết. Nếu xuất hiện trong các loại hình âm tiết
không khép, thì đường nét thanh điệu đi lên đều đặn. Ngược lại, trong
các âm tiết khép, đường nét đi lên gấp và ngắn. Thanh 6 hay còn gọi là
thanh nặng, có đường nét đi xuống thấp và ngắn. Nếu thanh nặng xuất
hiện trong các loại hình âm tiết mở, nửa mở và nửa khép, thì đường
nét được kết thúc bằng hiện tượng tắc họng. Đường nét của thanh
nặng đi xuống gấp và rút ngắn. Tuy vậy, theo giải pháp âm vị học,
hiện tượng tắc họng ở cuối là một nét ngữ âm đi kèm của thanh điệu,
có ý nghĩa khu biệt trong các loại hình âm tiết không phải là khép.
Các giảng viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cần nắm
vững và thể hiện được trong lời nói khi lên lớp, cũng như hướng dẫn
các học viên hiện thực hoá được đầy đủ và chính xác 6 thanh điệu của
tiếng Việt và những nét khái quát về đặc trưng ngữ âm cơ bản của
thanh điệu tiếng Việt như đã trình bày ở trên. Nhưng thực tiễn cho
thấy, không phải ai cũng đáp ứng được yêu cầu đó.
• Giảng dạy thanh điệu trong âm tiết gắn liền với các hiện
tượng đồng hóa giữa các âm tiết trong từ (ngữ) kép - láy
Trong giới ngôn ngữ học, có những cách gọi khác nhau cho
những cụm từ được hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có
kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có. Như vậy, hiện
tượng đồng hóa các đơn vị đi sau của các đơn vị đi trước là một hiện
tượng tồn tại thực trong tiếng Việt. Những đơn vị được gạch chân

dưới đây thường được gọi là ngữ láy âm hay từ láy âm:
113


Cầu trắng phau phau đôi ván ghép.
Nước trong leo lẻo một dòng thông.
Cỏ gà lún phún leo quanh mép.
Cá diếc le te lách giữa dòng.
(Hồ Xuân Hương)
Hay:
Thoắt trông nhờn nhợt màu da,
Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao,
Trước xe lơi lả han chào.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Hiện tượng này được các nhà ngôn ngữ lý giải một cách tương
đối chặt chẽ, chẳng hạn Nguyễn Thiện Giáp cho rằng do hiện tượng
phát âm lướt nhẹ ở âm tiết đầu nên có thể xảy ra hiện tượng biến
thanh, biến vần; nhưng phải biến thanh, biến vần theo những quy luật
chặt chẽ. Các thanh trắc bao giờ cũng chuyển sang thanh bằng ở cùng
âm vực. Ví dụ:
Tím tím tim tím
Mởn mởn mơn mởn
Vạnh vạnh vành vạnh
Chỗm chỗm chồm chỗm.
Trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, việc giảng dạy
quy luật “cùng âm vực” còn chưa được chú ý một cách thỏa đáng.
Trong một số công trình nghiên cứu gần đây, một số tác giả đã chú
ý đến mối quan hệ giữa thanh điệu với các sắc thái biểu cảm của các từ.
Họ đã đưa ra những kết quả nhất định. Chẳng hạn khi nghiên cứu về vị
từ có yếu tố đứng sau biểu thị mức độ cao trong tiếng Việt, Huỳnh Thị

Hồng Hạnh khẳng định rằng: Trong 50 từ được đưa ra khảo sát, thanh
điệu có sự tương ứng với các sắc thái biểu cảm như sau:
Thanh
điệu /
STBC
Tích cực
Trung hoà
Tiêu cực
Tổng cộng

114

Bằng
phẳng
Ngang
4
0
1
5
50 từ

Âm vực cao
Không bằng
phẳng
Ngã
Sắc
0
10
0
2

2
8
2
20

Bằng
phẳng
Huyền
1
1
7
9

Âm vực thấp
Không bằng phẳng
Hỏi
0
1
3
4

Nặng
1
1
8
10


Và tác giả này đã đưa ra nhận xét:
- Thanh có âm vực cao (ngang) có xu hướng biểu đạt sắc thái tích

cực, thanh có âm vực thấp (huyền) có xu hướng biểu đạt sắc thái tiêu cực.
- Những thanh có đường nét không bằng phẳng, gãy (hỏi, ngã) có
xu hướng biểu đạt sắc thái tiêu cực17.
Từ đây có thể đi đến một ý tưởng rằng, hướng nghiên cứu về mối
quan hệ giữa thanh điệu và sắc thái biểu cảm là một hướng nghiên cứu
mới và có thể áp dụng từng bước vào việc giảng dạy tiếng Việt như
một ngoại ngữ.
Bài học ví dụ
Bài học ví dụ 1
• Bài học: Tìm thanh điệu cho các từ trong bài khóa.
• Đối tượng áp dụng: Sinh viên học ở trình độ bắt đầu (A).
• Dụng cụ học tập: Phiếu ghi từ, máy ghi âm.
Mục đích của bài học này là kiểm tra hai khả năng: Kiểm tra khả
năng nhớ thanh điệu của những từ đã học và kiểm tra khả năng tri
nhận các thanh điệu của người học. Yêu cầu của bài học này là sinh
viên phải tập trung sự chú ý vào thanh điệu tiếng Việt.
Có hai bước tiến hành loại bài tập này.
Bước 1: Sinh viên được phát một tờ phiếu bài tập, trong bài khóa
của phiếu bài tập có một số từ đã học và một số từ chưa học, các dấu
thanh điệu được loại bỏ hoàn toàn, sinh viên được yêu cầu đánh dấu
thanh điệu cho các từ trong bài tập, chẳng hạn như bài dưới đây:
Nghe và điền dấu thanh điệu cho các âm tiết dưới đây.
Tôi tên la Sin Mi Lan, ngươi Han Quôc, sang Ha Nôi đê hoc tiêng Viêt.
Tôi đinh se hoc tiêng Viêt ơ đây khoang 6 thang.
Tôi co môt ngươi ban thân. Tôi quen anh ây khi tôi vưa sang Ha Nôi đươc
hơn 1 thang . Anh ây tên la Chiên. Tôi va Chiên băng tuôi nhau. Chiên sinh
17

Huỳnh Thị Hồng Hạnh, Một khảo sát về biểu tượng ngữ âm của thanh điệu ở vị từ có
yếu tố sau biểu thị mức độ cao trong tiếng Việt />

115


năm 1982, tôi cũng sinh năm 1982.
Chiên la sinh viên tiêng Han ơ trương đại học Xa hôi Nhân văn. Năm nay,
Chiên đang hoc năm thư Ba, khoa Đông phương. Quê cua Chiên không phai ơ
Ha Noi. Quê Chiên ơ Hai Dương cach Ha Noi khoang hơn 50 km. Mot thang
Chien vê thăm gia đinh 1 lân. Anh ây đi băng xe buyt.
Tôi cung đa vê quê Chiên hai lân rôi. Tư Ha Noi đên Hai Dương đi xe
buyt mất khoang môt tiêng. Sau đo, chung tôi di xe ôm khoang 30 phut nưa.
Quê cua Chiên la nông thôn nên rât yên tinh va trong lanh. Ơ đây, ngươi ta
trông vai. Va Chiến noi vơi tôi, vai ơ Hai Dương nôi tiêng nhât Việt Nam.

Trong thực tế của một lần kiểm tra của chúng tôi cho thấy, sinh
viên chỉ đánh dấu được các từ đã học còn những từ mới hầu như
không ai có thể đánh dấu được. Chẳng hạn như “trồng vải” không có
sinh viên nào đánh dấu đúng hoàn toàn. 100% không đánh dấu đúng
thanh điệu trong từ “trong lành”. Thanh điệu sai nhiều nhất là thanh
huyền và nặng - chỉ có 50 % sinh viên đánh dấu đúng dấu nặng trong
từ “Hà Nội”.
Điều này chứng tỏ rằng: Việc giảng dạy thanh điệu là cực kỳ quan
trọng để giúp cho sinh viên có thể nhận diện được âm thanh cũng như
thể hiện chúng trong lời nói. Thứ hai là, người bắt đầu học tiếng Việt
khó có khả năng nắm bắt quy luật thanh điệu trong các âm tiết của các
từ như các sinh viên lớp sau (mà chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát trong
bài học ví dụ 3). Thứ ba là, việc cho sinh viên đánh dấu thanh điệu
những từ đã học là một điều cần thiết và cần làm thường xuyên.
Bước 2: Cho sinh viên đánh dấu thanh điệu theo băng hoặc theo
lời giảng viên đọc. Đây là bước để sinh viên thực hành nghe và nhận
diện các dấu thanh điệu. Cũng trên tờ phiếu vừa ghi, sinh viên có

nhiệm vụ đánh dấu các thanh điệu sau khi nghe. Trong một lần thực
nghiệm, cũng với bài tập trên, chúng tôi đã yêu cầu 25 sinh viên làm
bài tập này và kết quả như sau:
Không sai
Số lượng SV
Tỷ lệ

Sai một lỗi

Sai hai lỗi

Sai trên 3 lỗi

1

1

2

21

4%

4%

8%

84%

Từ kết quả này có thể đi đến một số nhận xét:

1. Người nước ngoài học tiếng Việt hoàn toàn có khả khả năng tri
nhận các thanh điệu (ít nhất có một sinh viên đánh dấu đúng 100%, 1
116


×