Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

BÀI BÁO CÁO VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.19 KB, 40 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH

Họ và tên sinh viên:
GVHD:
Ngành:
Niên khóa: 2010 – 2014

Tháng 02/2014


LỜI CẢM ƠN
Những năm tháng học tập, sinh hoạt tại trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM,
những tháng ngày thực tập tại Nhà máy sản xuất giày Thái Bình đã cung cấp cho em
những kinh nghiệm, những kiến thức quý báu trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, quý
thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên trường ĐH. Nông Lâm TP. HCM đã truyền
đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc sống làm hành trang vững bước
vào đời.
Em xin được gửi lời biết ơn sâu sắc tới Thầy Nguyễn Huy Vũ người đã truyền dạy
cho em những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm sâu sắc trong cuộc sống và
hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin cảm ơn Ban Tổng giám đốc, Ban lãnh đạo Nhà máy sản xuất giày Thái
Bình đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực
tập.


Em xin gửi lời cảm ơn đến chị Trang Thị Thủy và anh Trần Đức Quảng, người đã
tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập tại Nhà máy sản xuất
giày 0
Cuối cùng từ tận đáy lòng mình, con xin được gửi lời biết ơn đến ba mẹ, những
người đã sinh con ra, nuôi dưỡng con đến ngày hôm nay. Ba mẹ chính là động lực là
niềm tin để con vượt qua những chông gai và vững bước trên con đường phía trước.
Xin cảm ơn tất cả mọi người. Chúc mọi người thành công trong cuộc sống!

TP.HCM, ngày

tháng năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Quang Huy

2


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ngày.......... tháng......... năm 2014
Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Huy Vũ

3


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP
Họ và tên người hướng dẫn thực tập: ………………………………………………
Đơn vị: ……………………………………………………………………………..
Điện thoại liên lạc:………………………………………………………………….
Họ và tên sinh viên thực tập: ……………………………………………………….
Thời gian thực tập: ………………………………………………………………….
Bảng nhận xét:
Tiêu chí đánh giá


Tốt

Khá

Trung bình

Kém

Thái độ thực tập
Ý thức kỷ luật
Tác phong
Khả năng công việc hoàn thành
Khả năng hòa nhập, thích nghi với
môi trường làm việc
Tính năng động, sáng tạo
Nhận xét chung:.........................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Điểm đánh giá (theo thang điểm 10):………………………………………………
....... ngày....tháng....năm 2014
Thủ trường đơn vị

Người hướng dẫn thực tập


Trần Đức Quảng
4


MỤC LỤC

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

CTRKNH

Chất thải rắn không nguy hại

CTNH

Chất thải nguy hại

ISO14000

ISO 14001:2004/Cor.1:2009

QLMT

Quản lý môi trường


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QLCTNH

Quản lý chất thải nguy hại

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

XLNT

Xử lý nước thải

BTP

Bán thành phẩm

6



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nhu cầu nguyên liệu và phụ liệu sản xuất
Bảng 3.1: Thông số giám sát và phương pháp phân tích mẫu khí
Bảng 3.2: Kết quả đo lường tiếng ồn:
Bảng 3.3: Kết quả chất lượng môi trường lao động
Bảng 3.4: Kết quả đo lường tiếng ồn:
Bảng 3.5: Thông số và phương pháp thử mẫu nước thải
Bảng 3.6: Kết quả phân tích mẫu nước thải
Bảng 3.7: Danh sách chất thải thông thường đã đăng ký phát sinh thường xuyên
Bảng 3.8: Danh sách chất thải nguy hại đã đăng kí phát sinh thường xuyên
Bảng 3.9: Bảng thống kê phương tiện dụng cụ chữa cháy tại nhà máy

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Khuôn viên nhà máy sản xuất giày Thái Bình
Hình 2: Phân xưởng may 3 Nhà máy sản xuất giày Thái Bình
Hình 3: Phân xưởng Gò 2 Nhà máy sản xuất giày Thái Bình
Hình 4: Kho hóa chất của Nhà máy
Hình 5: Khu vực thu gom CTR sinh hoạt
Hình 6: Khu vực thu gom CTR sản xuất

7


TÓM TẮT BÁO CÁO THỰC TẬP
Thực tập nghề nghiệp “Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại Nhà
máy sản xuất giày ” được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 02/2014 đến tháng
05/2014, với các kết quả chính thu được như sau:
- Tổng quan về Nhà máy sản xuất giày
• Vị trí địa lý & điều kiện tự nhiên

• Lịch sử thành lập và phát triển của Nhà máy sản xuất giày
• Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự
• Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Nhà máy
• Khái quát về tình hình hoạt động của Nhà máy trong những năm vừa
qua
- Hiện trạng sản xuất và kinh doanh của Nhà máy sản xuất giày
- Hiện trạng môi trường và các biện pháp quản lý môi trường đang áp dụng tại Nhà máy
.
- Các vấn đề môi trường còn tồn đọng và các giải pháp khắc phục nâng cao.
-

Đưa ra các kết luận và kiến nghị về đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi
trường tại Nhà máy sản xuất giày .

Việc “Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại Nhà máy sản xuất giày
Thái Bình” sẽ giúp cho Nhà máy nhận diện được những ưu điểm cần phát huy và
những điểm còn hạn chế cần khắc phục trong công tác quản lý môi trường tại nhà
máy. Quản lý môi trường tốt sẽ giúp cho quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi và ổn
định hơn.

8


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIÀY
THÁI BÌNH
1.1.

TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIÀY
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ 0

Loại hình sản xuất: Chuyên sản xuất, gia công giày thể thao xuất khẩu.
Địa chỉ:.
Người đại diện Công ty:
Chức vụ: Tổng giám đốc
Điện thoại: 08.37241241
Fax: 08.38960223
Tổng diện tích sản xuất kinh doanh: 200.000m2
Vốn điều lệ: 500.000.000.000VNĐ
Công ty vốn 100% Việt Nam
Logo của Công ty:

-

Giấy phép thành lập: Số 106/GP.UP ngày 05 tháng 03 năm 1993.
Đăng ký lần đầu: Ngày 13/06/2005
Loại hình sản xuất: giày thể thao, giày da các loại.
1.2.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
 Vị trí địa lý:
Nhà máy sản xuất giày thể thao Thái Bình nằm ở số 5A, đường Xuyên Á,
phường An Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Vị trí của nhà máy nằm gần
các tuyến đường giao thông chính như Quốc lộ 1K, đường Kha Vạn Cân...thuận
lợi trong việc mua bán, trao đổi hàng hoá với các tỉnh khác.





Phía bắc: giáp hương lộ 25-khu dân cư.
Phía nam: giáp đường xuyên á.

Phía đông: giáp chợ và khu dân cư.
Phía tây: giáp khu dân cư.

 Điều kiện tự nhiên:
-

Mang đặc điểm chung của khí hậu thành phố Hồ Chí Minh: Nhiệt đới mang
tính chất cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm và nguồn ánh sáng dồi dào,
khí hậu tương đối hiền hòa, ít thiên tai, bão lụt.

-

Khí hậu theo hai mùa: mưa – khô
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
+ Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
9


-

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 270ºC. Chế độ không khí ẩm tương đối

-

cao.
Lượng mưa cao, bình quân hàng năm 1949 mm.

-

Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân hàng năm 79,5%; bình quân mùa

mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và
mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%.

-

Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và
chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc.

1.3.

LĨNH VỰC KINH DOANH
- Lĩnh vực hoạt động kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh các loại giày, dép
thời trang nam nữ (giày thể thao, giày vải đế cao su) xuất khẩu, các loại vật
tư phục vụ sản xuất hàng maymặc, giày dép, túi xách, sản xuất giày vải xuất
khẩu. Cho thuê máy móc, thiết bị,nhà xưởng, văn phòng. Ngoài ra, công ty
còn đầu tư tài chính và kinh doanh địa ốc. Năng lực sản xuất: 500.000 đến
600.000 đôi/1 tháng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các nước EU và Mỹ.
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM

1.4.

VỪA QUA
- Thái Bình Shoe được thành lập vào năm 1992.Trải qua 22 năm hoạt động
Công ty đã đạt được nhiều thành công. Chuyển từ hình thức gia công sang
sản xuất giày xuất khẩu. Trong những năm qua Công ty đã mở thêm các nhà
máy sản xuất đế, khuôn mẫu kỹ thuật cao để hỗ trợ việc sản xuất hiệu quả
hơn. Ngoài ra, Công ty cũng xây dựng thêm 1 nhà máy sản xuất túi xách
xuất khẩu. Trong đó, nhà máy sản xuất giày thể thao Thái Bình bao gồm 30
chuyền may đã đi vào hoạt động ổn đinh từ tháng 3/2004 với năng lục sản
-


xuất đạt từ 500.000 đến 600.000 đôi/ tháng.
Trải qua các cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và khủng hoảng nợ công
Châu Âu, Công ty đang ngày một phát triển vững chắc hơn và đã đạt được
nhiều danh hiệu như: Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam, Hội
viên Hiệp hội da-giày Việt Nam, Huân chương lao động hạng II, Bằng
khen Hiệp hội Công thương TP. HCM,…….

10


Chương 2
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH
2.1.

Quy trình công nghệ

Nguyên liệu đầu vào
(

Chặt, cắt

In thêu

Ồn, rung, CTR, Bụi
Lạng, cán

CTR, CTNH


May

CTR, hơi dung môi

Ồn, rung, CTR

CTR

Kho bán thành phẩm

CTR, hơi dung môi

Chuẩn bị BTP đầu vào

Định hình gót

Ồn, rung, hơi dung môi

Gò gót

Ồn, hơi dung môi

11


Ồn, bụi, hơi dung môi, CTNH

Cố định mũ giày và đế giày

Kiểm tra


CTNH, hơi dung môi

Làm lạnh định hình

Ồn

Vệ sinh giày thành phẩm

Hơi dung môi, CTNH, CTR

Đóng gói

CTR

Kho thành phẩm

12


 Thuyết minh quy trình:
- Nguyên liệu đầu vào bao gồm các loại da, giả da sau khi được kiểm tra sẽ
đưa xuống bộ phận chặt của từng phân xưởng. Nguyên liệu sau khi được
chặt, cắt định hình sẽ được chuyển sang bộ phận in lụa, lạng cắt tùy theo
từng chi tiết và đơn đặt hàng. Sau khi các chi tiết được chuẩn bị đầy đủ,
BTP sẽ được gom lại và chuyển sang bộ phận may định hình mũ giày. Ở bộ
phận này, các chi tiết sẽ được ghép lại với nhau theo quy trình công nghệ
cho trước định hình thành mũ giày. Mũ giày sau khi được kiểm tra lỗi sẽ
được đóng gói và đưa vào kho BTP.
- Vật tư từ kho BTP sẽ được đưa sang phân xưởng gò. Tại đây, BTP sẽ được

ráp với đế để tạo thành đôi giày hoàn chỉnh. BTP sẽ được đưa vào máy định
hình gót sau đó chuyển sang công đoạn gò gót và cố định mũ giày với đế
giày. Sau đó, giày sẽ được kiểm tra sửa lỗi và đưa vào máy làm lạnh để cố
định đế một lần nữa. Cuối cùng, giày thành phẩm sẽ được làm vệ sinh, đóng
mộc và đóng gói vào thùng chuyển sang kho thành phẩm.
 Đặc tính của quy trình:
- Hệ thống làm việc theo chuyền,theo từng mã được đặt hàng, từ khâu nguyên
liệu đầu vào để chặt, cắt đến may định hình, ráp đế, kiểm tra chất lượng sản
phẩm và đóng gói.
Chất lượng sản phẩm: Chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn Việt Nam.
2.2.

Máy móc và thiết bị sản xuất:

Danh mục các máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất được trình bày trong Phụ lục 1
2.3.
NHU CẦU NGUYÊN NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG
2.3.1. Nhu cầu nguyên liệu, phụ liệu
Bảng 2.1: Nhu cầu nguyên liệu và phụ liệu sản xuất
STT
Tên nguyên liệu
Đơn vị
Nhu cầu
1
Da
Sfeet/tháng
749.000
2
Giả da
m/tháng

77.000
3
Miếng lót
m/tháng
309
Nguồn: Báocáo giám sát môi trường Nhà máy sản xuất giày thể thao Thái Bình
tháng 7/2013.
Bảng nhu cầu trên dùng để sản xuất 400.000 đôi/tháng.
2.3.2. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
- Tất cả máy móc, thiết bị trong công ty đa số đều sử dụng điện.
- Hầu hết các xe công tác,hoạt động trong công ty là của khách hàng thuê từ
bên ngoài. Do vậy lượng nhiên liệu sử dụng do các trạm nhiên liệu bên
ngoài công ty cấp.
13


2.3.3. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện nước
 Nước:
- Nguồn nước Công ty sử dụng được cung cấp từ thuỷ cục. Lương nước
được sử dụng hằng ngày vào khoảng 126 m 3/ngày, chủ yếu được dung cho
mục đích sinh hoạt của công nhân.
 Điện:
- Lượng điện tiêu thụ đươc cấp từ mạng lưới điện quốc gia và nguồn điện dự
phòng của Công ty, Lượng điện tiêu thụ trong sáu tháng đầu năm:
1.429.000 kW
2.3.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

14



Tổng Giám Đốc

sựdiện chất lượng
GĐ tài chính
GĐ kinh doanhGĐ TT mẫuGĐ chất lượngGĐ KHVT CBSX GĐ sản xuất GĐ nhânĐại

TP KD TT

TP NCPT
SP

TP Mua

TP QLNSTL
TP phát triển
TP HC QTĐoàn thểTP kế toánTP bán

PGĐ KH ĐHSX PGĐ đầu vào sản xuất PGĐ khối may

PGĐ sản xuất đếPGĐ gò 1

PGĐ gò 2

TP CNTB

TP KHĐH TP kế hoạch VT

SX

May 4

QĐ PX chặt
QĐ PX thêu
QĐPX CBSX May 1 May 2 May 3 May 4 QĐ PXQĐ
cánPXéphoàn thành

15

May 4


Chương 3
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG, CÁC BIỆN PHÁP
QLMT ĐÃ ÁP DỤNG TẠI NHÀ MÁY
3.1. BỤI, KHÍ THẢI VÀ TIẾNG ỒN:
3.1.1.
Bụi và khí thải:
 Hiện trạng:
Bụi phát sinh chủ yếu từ:
− Các phương tiện vận chuyển hàng hoá ra vào trong khuôn viên công ty.
− Bụi phát sinh trong quá trình chặt, cắt vật tư.
Khí thải phát sinh chủ yếu từ:
− Hơi dung môi phát sinh chủ yếu từ công đoạn in lụa, phun sơn, quét keo.
Thành phần hơi dung môi gồm toluene, xylen.
− Trong quá trình lưu hoá, dán ép, sấy mũ giày cũng phát sinh một lượng khí
thải.
− Các khí thải như SO2, NOX, CO phát sinh từ các phương tiện giao thông và
trong quá trình sản xuất.
− Các thông số giám sát và phương pháp thử:
Bảng 3.1: Thông số giám sát và phương pháp phân tích mẫu khí
Thông số


Phương pháp lấy mẫu và phân tích

Thiết bị lấy mẫu

Bụi( )

TCVN 5067-1995

Tiếng ồn (dB)

QCVN 2-7878-2010

Nhiệt độ ()

-

Thiết bị lấy mẫu bụi
SIBATA
Máy do tiếng ồn CELL
231
Thiết bị đo nhiệt độ và độ
ẩm không khí

3

Độ ẩm (%)
SO2 (3)
NOX (3)


TCVN 5971-1995
Máy lấy mẫu SKC
GRIESS- ILESVAY- thường qui kỹ
Máy lấy mẫu SKC
thuật- y học lao động và vệ sinh môi
trường lao động
3
CO ( )
52- TCVN 352-1989
Máy hút chân không
Nguồn: Báocáo giám sát môi trường Nhà máy sản xuất giày thể thao Thái Bình
tháng 7/2013.
− Vị trí giám sát:
• VT1: Khu vực xưởng gò
• VT2: Khu vực xưởng cắt, chặt
• VT3: Khu vực xưởng may
• VT4: Khu vực dán đế
• VT5: Khu vực in
16


Bảng 3.2: Kết quả đo lường tiếng ồn:
Stt

Vị trí lấy
mẫu

Kết quả
TCVS
Mức âm tối

Mức âm tối Mức âm tương 3733/2002/QĐBYT
thiểu
đa
đương
(Lmin)dB(A)
(Lmax)dB(A)
(LAeq)dB(A)
1
VT1
75,0
81,3
76,4
85
2
VT2
74,3
85,7
80,1
85
3
VT3
77,1
79,2
78,0
85
4
VT4
72,4
78,2
75,3

85
5
VT5
64,7
78,2
73,5
85
Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương tháng 7/2013
 Ghi chú: TCVS 3733/2002/QĐ-BYT: tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động ban hành
kèm theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT.
 Không khí môi trường lao động:
Bảng 3.3: Kết quả chất lượng môi trường lao động
Stt

Chỉ
tiêu

Đơn vị

Kết quả

TCVS
3733/2002/QĐBYT

VT1
VT2
VT3
VT4
VT5
3

Bụi
50
88
63
113
50
6.000
3
CO
128
153
137
165
245
40.000
3
SO2
34
36
34
33
36
10.000
3
NO2
31
35
33
22
31

10.000
3
Toluen mg/m
0,14
0,1
0,32
6,2
3.56
300
3
Xylen mg/m
0,35
0,2
0,49
7,11
5,02
300
Nhiệt
32,8
32,8
32,7
32,5
32,6
<32
độ
8
Độ ẩm
%
61,5
61,6

61,8
62,7
62,4
<80
Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương tháng
7/2013.
1
2
3
4
5
6
7

− Qua kết quả đo đạc, chất lượng không khí xung quanh nhà máy khá tốt, các
chất ô nhiễm có nồng độ thấp hơn giá trị quy định theo Tiêu chuẩn vệ sinh
an toàn lao động ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT.
 Biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải từ quá trình sản xuất
− Trang bị khẩu trang cho công nhân.
− Thường xuyên làm vệ sinh, quét dọn, thu gom rác trong khuôn viên công ty.
 Biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông
− Bê tông hoá đường nội bộ, toàn bộ kho bãi trong khuôn viên Công ty.

17


− Trồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy để hạn chế bụi và tạo bóng mát
cho công nhân. Cây xanh có tác dụng thanh lọc bụi, khí thải của các
phương tiện di chuyển, máy móc thiết bị.
− Vệ sinh đường giao thông và phun nước tạo ẩm khi trời nắng nóng.

 Giảm thiểu khí thải
− Yêu cầu các xe ra vào trạm tắt máy trong thời gian không vận hành hay di
chuyển, định kỳ bảo dưỡng, kiểm tra xe.
3.1.2. Tiếng ồn
 Hiện trạng:
− Tiếng ồn phát sinh chủ yếu ở công đoạn may mũ giày, bộ phận chặt, cắt vật
tư đầu vào.
− Phát sinh từ hoạt động của máy móc, thiết bị trong sản xuất.
− Từ hoạt động của các phương tiện giao thông trong khuôn viên nhà máy:
hoạt động của các xe tải, container vận chuyển nguyên vật liệu và sản
phẩm ra vào công ty.
Bảng 3.4: Kết quả đo lường tiếng ồn:
Stt

1
2
3
4
5



Vị trí lấy
mẫu

Kết quả
TCVS
Mức âm tối
Mức âm tối Mức âm tương 3733/2002/QĐBYT
thiểu

đa
đương
(Lmin)dB(A)
(Lmax)dB(A)
(LAeq)dB(A)
VT1
75,0
81,3
76,4
85
VT2
74,3
85,7
80,1
85
VT3
77,1
79,2
78,0
85
VT4
72,4
78,2
75,3
85
VT5
64,7
78,2
73,5
85

Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương tháng
7/2013.
- Ghi chú: TCVS 3733/2002/QĐ-BYT: tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động
ban hành kèm theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT.
- So sánh và đánh giá kết quả:
- So sánh kết quả độ ồn đo được tại khu vực của nhà máy tại thời điểm khảo
sát cho thấy, độ ồn đo được có giá trị nằm trong giới hạn cho phép theo
Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động ban hành kèm theo Quyết định số
3733/2002/QĐ-BYT.
Biện pháp giảm thiểu:

Đối với nguồn ô nhiễm tiếng ồn từ hoạt động sản xuất, hiện tại Công ty đang được áp
dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn như sau:
-

Bố trí khu vực sản xuất cách ly với khu vực văn phòng: khu vực văn phòng làm
việc cách khu vực sản xuất 50 m;
18


-

-

Hệ thống dây chuyền sản xuất mới và hiện đại nên khả năng gây ồn rất thấp;
Thường xuyên bảo trì máy móc, thiết bị định kỳ và sửa chữa khi cần thiết. (ví
dụ: thay dầu bôi trơn các máy móc, sửa chữa hoặc thay mới các thiết bị hư
hỏng);
Bố trí máy móc hợp lý để tránh tạo sự cộng hưởng tiếng ồn;
Bố trí các máy móc thiết bị có độ ồn cao ra một khu vực riêng và hạn chế để

các thiết bị hoạt động cùng lúc;
Kiểm tra và theo dõi chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động
thường xuyên của công nhân;

3.2. NƯỚC THẢI
Nước thải tại nhà máy chỉ phát sinh từ sinh hoạt của công nhân. Hiện tại, nhà
máy có 2.100 nhân viên. Ước tính lượng nước thải sinh hoạt phát sinh hằng ngày do
2.100 nhân viên của nhà máy khoảng 126m3/ ngày.
 Biện pháp xử lí:
Nước thải sinh hoạt của Công ty sau khi qua bể tự hoại được thải ra hệ thống
thoát nước mưa, sau đó ra cống thoát nước chung của khu vực.
 Kết quả phân tích chất lương nước thải đầu ra như sau:
− Vị trí giám sát:
Tại hố ga thoát ra cống nước mưa (chưa có hệ thống xử lý)
− Các thông số giám sát và phương pháp thử:
Bảng 3.5: Thông số và phương pháp thử mẫu nước thải
Thông số

Phương pháp thử/ thiết bị đo
pH
TCVN 6942-95
COD (mg/L)
HACH 8000-98
BOD5(mg/L)
APHA-5210BOD (B)-95
SS (mg/L)
HACH 8000-98
TN (mg/L)
HACH 8000-98
TP (mg/L)

HACH 8000-98
Coliform (MNP/100ml)
TCVN 6187-1-96
Nguồn: Báocáo giám sát môi trường Nhà máy sản xuất giày thể thao Thái Bình
tháng 7/2013.
− Kết quả giám sát

19


Bảng 3.6: Kết quả phân tích mẫu nước thải
Thông số giám sát

Đơn vị

Nước thải tại hố ga
ra cống nước mưa

QCVN
40:2011/BTNMT
(cột A), Kq=0,9;
Kf=1,1
pH
6,8
6-9
BOD5
mg/L
25
29,7
COD

mg/L
57
74,25
SS
mg/L
8
49,5
TN
mg/L
17,9
19,8
TP
mg/L
1,6
3,96
Coliform
MNP/100ml
300
3.000
Dầu mỡ
mg/L
1,6
Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương tháng 7/2013
Ghi chú: QCVN24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp
− So sánh và đánh giá kết quả:
Kết quả phân tích chất lượng nước thải của Công ty cho thấy các chỉ tiêu đạt quy chuẩn
QCVN 24:2009/BTNMT.
3.3.


CHẤT THẢI RẮN
3.3.1.
Chất thải rắn sản xuất không nguy hại và chất thải sinh hoạt
 Hiện trạng
− Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ các sinh hoạt của công nhân. Rác
thải sinh hoạt có thành phần chủ yếu là thức ăn thừa, giấy văn phòng, nhựa, lon,
vỏ hộp,… Lượng rác thải sinh hoạt ước tính khoảng 630 kg/ngày.
− Chất thải rắn công nghiệp phát sinh trong Công ty chủ yếu là: bao nylon, thùng
carton, da, vải thừa, ống chỉ. Khối lượng chất thải rắn công nghiệp ước tính
khoảng 2.400 kg/6 tháng.
Bảng 3.7: Danh sách chất thải thông thường đã đăng ký phát sinh thường xuyên:

TT
1
2
3
4
5
6

Tên chất thải
Chất thải sinh hoạt
Vải,da,giả da vụn
Giấy carton
Túi PE
Ống chỉ
Chỉ vụn

Trạng thái tồn tại
(rắn/lỏng/bùn)

Rắn
Rắn
Rắn
Rắn
Rắn
Rắn
Tổng cộng:

20

Số lượng trung bình
(kg/năm)
30.052
8.205
6.062
2.503
1.067
526
48.415kg


Nguồn: Báocáo giám sát môi trường Nhà máy sản xuất giày thể thao Thái Bình tháng
7/2013.
 Biện pháp:
− Hiện nay Công ty đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Môi Trường Việt Xanh
để định kỳ thu gom rác mỗi ngày. Bao gồm chất thải rắn sản xuất, chất thải rắn
sinh hoạt và chất thải rắn nguy hại.
• Rác thải sinh hoạt
− Hiện nay nhà máy đã có biện pháp dùng những thùng rác có dán nhãn “RÁC
SINH HOẠT” nhằm phân loại rác sinh hoạt với các loại rác khác, dễ dàng

trong khâu thu gom và lưu trữ;
− Bố trí các thùng rác tại khu vực văn phòng, căn tin, nhà xưởng để các cán bộ,
công nhân viên bỏ rác đúng nơi quy định;
− Đối với rác thải sinh hoạt được thu gom bằng các xe chứa rác đặt tại từng khu
vực trong khuôn viên Công ty và định kỳ Công ty TNHH Môi Trường Việt
Xanh đến vận chuyển xử lý.
• Chất thải rắn sản xuất không nguy hại:
− Công ty đã tiến hành thu gom và lưu trữ vào khu vực chứa rác thải trong công
ty. Đồng thời, Công ty cũng đã hợp đồng với Công ty TNHH Môi Trường Việt
Xanh để thu gom rác thải công nghiệp;
− Đối với các loại phế liệu (giấy, sắt,….) Công ty đã tiến hành thu gom vào khu
vực lưu trữ tạm để bán cho các cơ sở thu mua phế liệu.
3.3.2.

Chất thải nguy hại:

 Hiện trạng:
− Chất thải nguy hại tại nhà máy bao gồm các loại có thể đốt được như dầu nhớt
thải và giẻ lau dính dầu, ngoài ra còn có các loại hộp, bao bì dính dầu, sơn, hóa
chất, bóng đèn huỳnh quang thải….
TT
1
2
3
4

Bảng 3.8: Danh sách chất thải nguy hại đã đăng kí phát sinh thường xuyên:
Tên chất thải
Trạng thái tồn tại
Số lượng trung bình


(rắn/lỏng/bùn)
(kg/năm)
CTNH
Thùng chứa dầu nhớt,
Rắn
4.350
18 01 02
keo, dung môi bằng
kim loại thải
Giẻ lau, bao tay dính
Rắn
3.600
18 02 01
dầu nhớt, mực in, dung
môi thải
Dầu nhớt thải
Lỏng
1.440
17 02 04
Dung môi thải
Lỏng
650
17 08 03
21


5
6


Keo thải
Rắn
360
08 03 01
Bóng đèn huỳnh quang
Rắn
60
16 01 06
thải
7
Pin, ắc quy chì thải
Rắn
36
19 06 01
8
Hộp mực in thải
Rắn
24
08 02 04
Nguồn: Hồ sơ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại Công ty cổ phần đầu tư Thái Bình
tháng6/2012
 Biện pháp:
− Nhà máy đã lập sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo thông tư số
12/2006/TT- BTNMT và quyết định số 23/2006/QĐ – BTNMT;
− Chất thải nguy hại được thu gom vào khu vực lưu trữ riêng có mái che;
− Trạm tiến hành phân loại theo từng thành phần, tính chất của từng loại rác thải
nguy hại và thu gom vào các thùng rác kín, màu cam, có dán nhãn “RÁC NGUY
HẠI” và được Công ty TNHH Môi Trường Việt Xanh định kì thu gom, vận
chuyển và xử lý.
3.4.

THỰC TRẠNG DIỄN BIẾN CÁC VẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN LAO
ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG KHÁC:
3.4.1.
Tài nguyên thực vật:
 Hiện trạng:
Nhà máy sản xuất giày thể thao Thái Bình đã có tiện ích cây xanh tương đối rộng.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, Nhà máy tiếp tục trồng mới cây xanh nhằm đảm
bảo mật độ xanh tại chổ, duy trì và tạo cảnh quan môi trường sản xuất..
 Biện pháp:
− Tại một số khu vực, tiến hành trồng thêm các loại cây có tác dụng giữ lại bụi
phát sinh trong khu vực Nhà máy.
− Tưới nước hàng ngày nhằm duy trì mảng xanh trong khu vực Nhà máy.
3.4.2.

Sự cố cháy nổ:

 Hiện trạng:
− Trong quá trình vận hành dây chuyền sản xuất, nếu công nhân làm việc bất cẩn
(hút thuốc, đốt lửa,..) khả năng cháy rất cao, đặc biệt là những ngày trời gió sẽ
khiến lửa cháy nhanh. Các sự cố chập nổ điện, va chạm phát sinh lửa, tàng trữ
22


nhiên liệu không đúng quy cách cũng là một trong những nguyên nhân gây
cháy nổ.
− Rủi ro giật điện do tiếp xúc với dây điện hở, mối nối trần gây nguy hiểm đến
người vận hành hệ thống máy móc, thiết bị.
− Sự cố cháy nổ khi xảy ra có thể dẫn tới các thiệt hại lớn về kinh tế – xã hội. Do
Công ty là cơ sở chuyên hoạt động sản xuất giày da nên khi xảy ra sự cố cháy
nổ sản phẩm cháy chủ yếu là khói, khí độc, nhiệt độ cao do có nhiều chất cháy

nên có thể làm sụp đổ công trình và có nguy cơ cháy lan ra các khu vực xung
quanh.
− Hơn nữa, còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người và tài sản của
con người trong khu vực Nhà máy và khu vực lân cận.
 Biện pháp:
Đối với loại hình hoạt động của Nhà máy, nguy cơ cháy nổ cao thường vào những
mùa nắng do trời khô hạn, gió lớn dễ lan nhanh đám cháy. Trong suốt thời gian hoạt
động vừa qua, Nhà máy đã áp dụng nhiều biện pháp phòng chống cháy như sau:
− Xây dựng phương án phòng chống cháy, chữa cháy theo đúng quy trình, quy
phạm và các tiêu chuẩn về PCCC Việt Nam. Các phương tiện PCCC luôn được
kiểm tra thường xuyên và đảm bảo luôn ở trong tình trạng sẵn sàng hoạt động;
− Thiết kế điện: Đảm bảo độ an toàn cao và tiện dụng khi sử dụng. Các khu vực phụ
tải đều được lắp đặt cầu dao ngắt điện tự động. Lắp đặt các thiết bị cảm ứng về
nhiệt, báo khói và hệ thống ngắt nhiệt tự động ở tất cả các khu vực nhạy cảm;
− Lắp đặt thiết bị báo cháy tự động và hệ thống chữa cháy vách tường kết hợp bình
CO2 trong trạm. Bên ngoài Nhà máy có họng bơm nước sẵn sàng cho xe cứu hỏa
từ nơi khác đến ứng cứu.
− Mỗi 6 tháng 1 lần sẽ tập huấn cho cán bộ và công nhân viên của Nhà máy về công
tác PCCC.
− Tháng 1/2014 Công ty đã cấm hút thuốc trong khuôn viên Công ty.
STT TÊN LOẠI PHƯƠNG TIỆN

SỐ
LƯỢNG
23

TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG
TỐT
HƯ HỎNG



1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Hệ thống báo cháy tự động
Hệ thống báo cháy vách
tường
Hệ thống chữa cháy Spinkler
Bình MFT-35
Bình MFZ-8
Bình CO2

Thùng cát
Chăn(mền)
Thang chữa cháy
Quần áo chống cháy
Dụng cụ phá dỡ

13


X

5
71
12

X
X
X

10

Bảng 3.9: Bảng thống kê phương tiện dụng cụ chữa cháy tại nhà máy
Nguồn: Hồ sơ quản lý công tác phong cháy chữa cháy Công ty cổ phần đầu tư Thái
Bình năm 2013.

24


Chương 4
MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN
ĐỌNG, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
VÀ NÂNG CAO
4.1

CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN TẠI

4.1.1
Bụi và khí thải
− Mặc dù trạm đã trang bị các hệ thống kiểm soát khí thải nhưng vẫn còn một lượng

khá lớn hơi dung môi vẫn còn tồn tại trong môi trường làm việc của công nhân.
Đặc biệt là ở nhà máy gò, nhiệt độ môi trường làm việc luôn cao và hơi dung môi
vẫn còn tồn tại.
4.1.2
Nước thải
− Hiện tại, nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại được thải ra cống thoát nước
khu vực. Do quỹ đất của Công ty hạn hẹp và Công ty dự định di dời trong vài năm
tới nên việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải sẽ trở nên lãng phí. Vì thế, Công ty
đang tìm đơn vị tư vấn để đưa ra biện pháp xử lý toàn bộ lượng nước thải của
Công ty đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường.
− Nước thải ra cống vẫn còn lẫn hoá chất (keo, nước xử lí).
4.1.3
Chất thải rắn
− Mặc dù đã có hướng dẫn việc phân loại rác nhưng một số công nhân vẫn bỏ rác
không đúng nơi quy định, phân loại rác thải chưa đúng, rác sinh hoạt được bỏ
chung với rác thải nguy hại;
− Công nhân vẫn chưa có ý thức bỏ rác đúng nơi quy định, chai nước, bao thuốc lá,
hộp cơm, ...trong các gốc cây, bồn hoa;
− Bao tay, dẻ lau dính dầu, chai nước tẩy, bình xịt bỏ không đúng nơi quy định của
nhà máy.
− Các thùng rác đã bị hư hỏng ở khu vực kĩ thuật.
− Khu vực bãi đậu xe còn nhiều vết dầu nhớt rò rỉ.
− Kho chứa CTNH chưa có biển cảnh báo đúng quy định pháp luật và không được
sắp xếp gọn gàng.
− Khu vực để hóa chất chưa có mái che.
4.1.4
Phòng cháy chữa cháy
25



×