Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề cương ôn tập Lịch sử 6 học kỳ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.03 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII
Môn Lịch sử 6
Nội dung 1: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa
Nguyên nhân:
+ Do ách đô hộ tàn bạo của nhà Hán làm nhân dân ta khắp nơi căm phẫn, muốn nổi
dậy chống lại
+ Thi Sách bị quân Hán giết
Diễn biến:
+ Trưng Trắc, Trưng Nhị là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, chồng bà Trưng Trắc
là Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Chu Diên, 2 gia đình liên kết với nhau để chuẩn bị
khởi nghĩa
+ Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội), nhân
dân khắp nơi hưởng ứng, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, rồi tiến đánh Cổ
Loa, Luy Lâu.
- Kết quả: Tô Định trốn về Trung Quốc. Quân Hán các quận, huyện khác bị đánh
tan. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tinh thần yêu nước đấu tranh bất khuất của dân tộc
+ Báo hiệu thế lực phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nhân dân ta.
______________
Nội dung 2: Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI
Sự phát triển của các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp
Mặc dù còn hạn chế về kĩ thuật, nhưng nghề sắt vẫn phát triển: các công cụ như
rìu, cuốc dao,… ; vũ khí như kiếm, giáo, mác… làm bằng sắt được dùng phổ biến.
Biết đắp đê phòng lụt, biết trồng lúa 2 vụ một năm.
Nghề gốm, nghề dệt,… cũng được phát triển
Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công không bị cống nạp mà được trao đổi ở
các chợ làng. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.
_________________
Nội dung 3: Lí Bí và nước Vạn Xuân


Con người và sự nghiệp Lí Bí
Lý Bí (Lý Bôn) quê ở Thái Bình (mạn bắc Sơn Tây, nay thuộc Hà Nội), được
giữ chức chỉ huy quân đội ở Đức Châu. Do căm ghét bọn đô hộ ông đã từ quan về quê,
chuẩn bị khởi nghĩa
 Diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân
Diễn biến
Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ. Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng: Ở
Chu Diên có Triệu Túc và Triệu Quang Phục, ở Thanh Trì có Phạm Tu, ở Thái Bình có
1


Tinh Thiều… Chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận huyện, Tiêu Tư
bỏ chạy về Trung Quốc.
Tháng 4 -542 và đầu năm 543, nhà Lương 2 lần đưa quân sang đàn áp, quân ta
chủ động tiến đánh quân địch và giành thắng lợi.
Kết quả, ý nghĩa:
Khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, lập nước riêng, thể hiện tinh thần, ý
chí độc lập.
Nước Vạn Xuân:
Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn
Xuân, xây dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch, thành lập triều đình với hai ban văn,
võ.
__________________
Nội dung 4: Nước Chan Pa (thế kỷ II- X)
Nhà nước Cham Pa độc lập được thành lập
- Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ, Cửu Chân, quân Hán đánh xuống phía
Nam, chiếm đất của người Cham –pa cổ, sáp nhập vào quận Nhật Nam, đặt ra huyện
Tượng Lâm.
- Cuối thế kỷ II, nhân dân Tượng Lâm, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, đã nổi dậy
giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.

- Các vua Lâm Ấp thường tấn công quân sự các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ,
phía Bắc đến Hoành Sơn, phía Nam đến Phan Rang, rồi đổi tên nước là Cham –pa.
Tình hình kinh tế , văn hoá Cham –pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X
 Kinh tế:
- Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò kéo cày nguồn sống chủ
yếu là trồng lúa nước mỗi năm 2 vụ. Ngoài ra còn làm ruộng bậc thang ở sườn núi.
- Họ biết trồng các loại cây ăn quả (cau, dừa , mít,…) và các cây khác (bông gai…)
- Biết khai thác lâm, thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê,…), làm đồ gốm, đánh
cá…
- Người Chăm buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc và Ấn Độ.
 Văn hoá:
Từ thế kỷ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng
Nhân dân theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
Người Chăm có tục hoả táng người chết
Họ ở nhà sàn và có thói quen ăn trầu cau.
Người Chăm đã sáng tạo một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp
Chăm, đền, tượng,…
Người Chăm có mối quan hệ chặt chẽ với cư dân Việt từ lâu đời.
____________________
Nội dung 5: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
2


Tình hình nước ta từ sau khi Dương Đình Nghệ bị giết đến khi Ngô Quyền đem
quân từ Ái Châu ra Bắc, chuẩn bị chống quân xâm lược
Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào ?
- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. Được
tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc
- Ngô Quyền người Đường Lâm (Hà Nội), là người có sức khoẻ chí lớn
- Kiều Công tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Năm 938, Nam Hán đem quân sang xâm

lược nước ta lần thứ 2.
- Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương
chuẩn bị chống xâm lược.
- Chuẩn bị cho trận chiến trên sông Bạch Đằng: đóng hàng nghìn cọc đẽo nhọn và có
bịt sắt,…
Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến thắng trên sông Bạch Đằng
- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển
nước ta. Lúc này nước triều đang dâng cao, quân ta ra đánh nhử giặc vào cửa sông Bạch
Đằng, quân giặc kéo qua trận địa bãi cọc ngầm mà không biết
- Khi nước triều bắt đầu rút, quân ta dốc toàn lực lượng tấn công, quân Nam Hán
phải rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn… Hoằng Tháo bị giết tại trận. Trận Bạch Đằng
kết thúc thắng lợi.
- Ý nghĩa: Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương
Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của Tổ quốc.

3



×