Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn đạo đức và giáo dục đạo đức ở trường cao đẳng sư phạm gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.39 KB, 21 trang )

PHẦN A: MỞ ĐẦU
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục đạo đức là một yêu cầu bức thiết hiện nay.Điều đó không chỉ giới
hạn ở môi trường học đường mà còn là yêu cầu của tất cả các gia đình và toàn
xã hội.Chính vì vậy mà hầu hết các cấp học đều buộc phải học môn này nhưng
với tên gọi và nội dung phù hợp với từng đối tượng cụ thể .Riêng đối với trường
cao đẳng bộ môn có tên gọi là Đạo đức và giáo dục đạo đức . Môn học chủ yếu
trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, lối sống lành mạnh và cách sống
có lý tưởng. Ngoài ra nó còn giúp cho học sinh giải quyết các sự việc vừa có lí
vừa có tình. Từ đó các em biết cách vận dụng hành vi đạo đức, chuẩn mực đó
vào cuộc sống để cư xử với cha mẹ,thầy cô và những người xung quanh.
Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho
học sinh không phải là vấn đề đơn giản. Nó đòi hỏi người thầy phải có những
phương pháp giáo dục phù hợp, giúp học sinh phát triển nhân cách một cách
hoàn thiện, tránh cho học sinh tiếp xúc với những hành vi tiêu cực, làm sao để
cho các em có được lối thích nghi với thời đại. Song cũng cần phải cho học sinh
thấy được những nét đẹp, những phẩm chất cao quý, những truyền thống quý
báu của dân tộc.
Vấn đề đặt ra là làm cách nào để học sinh nắm bắt được kiến thức của môn
Đạo đức và giáo dục đạo đức một cách tích cực, chủ động mà không bị áp đặt
gò bó. Do đó việc dạy học theo tính tích cực, tự lực sáng tạo của học sinh trở
thành vấn đề cần thiết đối với giáo viên để thực hiện tốt điểm 2 Điều 24 luật
giáo dục ''Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực chủ đạo của học
sinh, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn''
Để nâng cao hiệu quả dạy tốt giờ Đạo đức và giáo dục đạo đức đòi hỏi
người thầy phải có phải biết lựa chọn, sử dụng các phương pháp trong một tiết
dạy nói chung và một tiết Đạo đức và giáo dục đạo đức nói riêng là rất cần
thiết. Sự kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học, lấy phương pháp này bổ trợ
cho phương pháp kia trong giảng dạy được coi như một nghệ thuật mà người
thầy cần đạt tới.
1




Là một trong những khối hoà nhịp nhanh chóng với cuộc đổi mới phương
pháp dạy học các môn học ở trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai, trong đó có
môn Đạo đức và giáo dục đạo đức , tôi là giáo viên có dạy môn học này nhiều
năm lại càng thấy rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình nên chọn nghiên cứu đề
tài: ''Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức và giáo dục đạo
đức ở trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai ”.
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu thực trang dạy và học môn Đạo đức và giáo dục đạo đức ở
trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai (CĐSP GL)
- Đề ra biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn học
III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các phương pháp dạy môn Đạo đức và giáo dục đạo đức ở trường
CĐSP GL
- Trên 40 sinh viên lớp văn –giáo dục k27
IV.NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Nghiên cứu chương trình và sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục – Đào tạo về
việc giảng dạy môn Đạo đức và giáo dục đạo đức ở trường CĐSP GL
2. Nghiên cứu thực trạng học môn Đạo đức và giáo dục đạo đức ở
trường CĐSP GL
3. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện và thời gian có hạn,tôi chỉ nghiên cứu thiên về biện
pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ở lớp văn –giaó dục k27
trường CĐSP GL
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Nghiên cứu lý luận: các vấn đề liên quan đến dạy học môn Đạo đức
và giáo dục đạo đức ở trường CĐSP GL
2. Điều tra:
2.1 Đối tượng điều tra: Trên 40 sinh viên lớp văn –giáo dục k27

2.2 Địa bàn điều tra: trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai
3.Phương pháp thực nghiệm.
4. Phương pháp phân tích - tổng hợp
5.Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
6.Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu….

2


VI. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Nội dung nghiên cứu của đề tài được trình bày trong ba phần chính như
sau:

Phần A: Mở đầu
Giới thiệu khái quát công trình nghiên cứu: lý do chọn đề tài,mục đích
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu,nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu,phương
pháp nghiên cứu.

Phần B : Nội dung
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1.Cơ sở lí luận.
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1 Một vài nét về địa bàn nghiên cứu:
2.2 Thuận lợi
2.3 Khó khăn:
II. THỰC TRẠNG DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG CĐSP GIA LAI
III.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN
ĐẠO ĐỨCVÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG CĐSP GIA LAI
I. Về phía học sinh
II. về phía nhà trường

III.Về phía xã hội và các lực lượng giáo dục khác
IV.Về phía giáo viên

Phần C : Kết luận và kiến nghị

3


PHẦN B: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.Cơ sở lí luận.
Ở trường CĐ nói chung và CĐSP Gia Lai nói riêng ,mỗi môn học đặc
biệt là môn Đạo đức và giáo dục đạo đức đều góp phần vào việc hình thành và
phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách học sinh. Các nhà
nghiên cứu còn cho rằng: Con người vốn sinh ra chưa có nhân cách mà nhân
cách là cấu tạo mới do từng người tự hình thành nên và phát triển trong quá trình
sống giao tiếp và học tập. Lê nin đã từng nói: ''Cùng với dòng sữa mẹ con người
hấp thụ tâm lí đạo đức và giáo dục đạo đức của xã hội mà nó là thành viên.
Nhân cách của con người sinh thành và phát triển theo con đường từ bên ngoài
vào nội tâm.''
(Một bước tiến hai bước lùi1903 -NXB Chính trị quốc gia 1997-trang 17)
Vì thế ta có thể nói: môn Đạo đức và giáo dục đạo đức là một trong những
con đường hình thành nhân cách học sinh một cách trực tiếp nhất,góp phần nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực cho nước nhà.Mà muốn nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực thì phải nâng cao chất lượng giáo dục. Muốn nâng cao chất
lượng giáo dục thì trước hết phải nâng cao chất luợng người thầy (gồm nhiều
yếu tố: chuyên môn, phẩm chất chính trị, ...) chứ không phải đầu tiên là công
nghệ hay phương pháp, càng không phải là trường sở phải khang trang như
nhiều người nghĩ. Tất nhiên những yếu tố đó không thể thiếu, nhưng không phải
là yếu tố quyết định…..

Theo giáo sư Hoàng Tuy (Trường khoa học xã hội -nhân văn Hà Nội): Do
giáo viên chúng được đào tạo từ một nền giáo dục khác, phương pháp giáo dục
khác và đi dạy hâù hết chúng ta cũng theo một lối mòn cũ. Chính vì vậy khi yêu
cầu đặt ra đổi mới cách dạy thì giáo viên chúng ta lại lúng túng. Nhưng nếu chịu
khó đầu tư cho một bài giảng chắc chắn các thầy cô sẽ tìm ra cho mìnhnhững
phương pháp dạy phù hợp nhất.
phương pháp dạy thụ động - không đem lại hiệu quả cao cho người học
nghị quốc tế về giáo dục và đào tạo thế kỷ XXI: "Tầm nhìn và hành động"

4


Phương pháp dạy học hiện đại:

Hội nghị quốc tế về giáo dục và đào tạo thế kỷ XXI: "Tầm nhìn và hành
động" đã đã chỉ ra vị trí,vai trò của người học thông qua các mô hình giáo dục
như sau:
Các mô hình giáo dục
Mô hình

Trung tâm

Vai trò người
học

Công nghệ

Truyền thống

Người dạy


Thụ động

Bảng/TV/Radio

Thông tin

Người học

Chủ động

PC

Kiến thức

Nhóm

Thích nghi

PC + mạng

Hội nghị quốc tế về giáo dục và đào tạo thế kỷ XXI: "Tầm nhìn và hành động"
Như vậy ,căn cứ vào mô hình trên để đạt được hiệu quả trong quá trình dạy
học chúng ta cần dạy học theo mô hình trao đổi thông tin giữa người dạy và
người học .Muốn vậy ta phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho người học
luôn giữ vị trí chủ động trong quá trình chiếm lĩnh tri thức như chủ trương của
Đảng ta : ”Cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục - Đào tạo khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng
bước áp dụng phương pháp tiên tiến, phương pháp hiện đại vào qúa trình dạy
học''

( Nghị quyết Hội nghị lần thứ II - Ban chấp hành TW Đảng khoá
VIII)
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Một vài nét về địa bàn nghiên cứu:
Trường CĐSP GL thành lập năm 1979.Hiện đang đóng trên địa bàn
phường IaKring,thành phố pleiku,tỉnh Gia Lai.Đến nay trường đã đào tạo được
5


rất nhiều giáo viên cho tỉnh nhà từ mầm non đến trung học cơ sở. Bước vào
năm học 2008-2009 trườngcó 158 cán bộ,giảng viên,nhân viên trong biên chế
với trình độ như sau:
Tổng
Trình độ chuyên môn
số
158

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học-Cao đẳng

Nhân viên

01

61

83


13

Nguồn phòng Tổ chức –chính trị tháng 02 năm 2009
Trong những năm qua trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đạt được
nhiều danh hiệu cao quý của nghành cũng như tỉnh nhà.Hiện tại trường đang đào
tao 1.170 sinh viên hệ cao đẳng và gần 200 sinh viên hệ trung cấp. Vì điều kiện
và phạm vi nghiên cứu của đề tài,tôi tiến hành điều tra hơn 40 sinh viên thuộc
chuyên nghành đào tạo Văn- giáo dục công dân k27.
Qua quá trình dạy môn Đạo đức và giáo dục đạo đức tôi thấy có những
thuận lợi và khó khăn sau:
2.2 Thuận lợi:
- Trường đã có sự quan tâm,tạo điều kiện cho môn học đạt kết quả tốt nhất
- Phần lớn học sinh yêu thích môn học này.
- Đây là môn học gắn với thực tế, có thể sử dụng nhiều ví dụ ở thực tế để
liên hệ trong giảng dạy.
2.3 Khó khăn:
- Hiện nay do nhận thức hạn chế nên học sinh chưa chú tâm vào môn học
này
- Khi dạy môn Đạo đức và giáo dục đạo đức một số giáo viên chưa sử dụng
các phương pháp dạy học có hiệu quả, chưa linh hoạt kết hợp chặt chẽ bổ sung
giữa các phương pháp dạy học, dẫn đến học sinh chỉ nắm vững lí thuyết mà
không làm theo những điều các em đã học.
- Thiếu sót cơ bản trong việc dạy môn Đạo đức và giáo dục đạo đức hiện
nay việc áp dụng chúng vào thực hành giao tiếp, ứng sử trong cuộc sống dẫn đến
hiện tượng học sinh chỉ nắm bài hời hợt mà không hiểu rõ bài đạo đức và giáo
dục đạo đức đó là giúp cho em điều gì trong cuộc sống ...
6



- Ngoài ra trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, nhiều giáo viên
vẫn cồn gặp nhiều khó khăn trong công tác đổi mới phương pháp dạy học môn
học dẫn đến tình trạng học sinh vẫn còn thụ động, ỉ lại mà không tự động
não,tích cực trong giờ học.
- Kiến thức thực tế để xây dựng chuẩn mực đạo đức và giáo dục đạo đức
cho học sinh còn hạn chế.
II .THỰC TRẠNG DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG CĐSP GIA LAI
Tôi đã tiến hành điều tra tình hình học tập môn Đạo đức và giáo dục
đạo đức của hơn 40 sinh viên ở lớp Văn – giáo dục k27 với kết quả như
sau:
Tổng số sinh
viên:43

ĐIỂM

Xếp loại

Khá giỏi

Trung bình

Yếu

Số lượng

03

13

27


Tỉ lệ (%)

6,97

30.2

62,7

Trong tống số 43 sinh viên chỉ có 03 sinh viên đạt loại khá giỏi chiếm
0,69%,Số sinh viên đạt loại trung bình là 13 người chiếm 30,2%.còn lại 62,7%
là những sinh viên có điểm thấp với số lượng là 27 sinh viên.
Như vậy,với thời lượng là 75 tiết (05 đơn vị học trình) mà có đến hơn
50% sinh viên có sồ điểm xếp loại yếu .Điều đó cho thấy chất lượng của việc
học tập bộ môn này rất thấp,vai trò vị trí của bộ môn chưa được coi trọng đúng
mức.
Từ thực trạng nêu trên cho thấy cần phải có sự đổi mới từ phía giáo viên
,học sinh và sự hỗ trợ từ phía nhà trường cũng như ủng hộ của các lực lượng xã
hội khác để môn học đạt đươc hiệu quả cao hơn trong những năm học sau.

7


III.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY
HỌC MÔN ĐẠO ĐỨCVÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG
CĐSP GIA LAI
I.Về phía học sinh:
Cần thay đổi ngay từ trong nhận thức của mình,xác định lại vai trò trách
nhiệm của mình trong việc học tập .Ở trường chúng ta, có nhiều môn,đặc biệt là
môn đạo đức và giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đứcthầy cô muốn các bạn

học tập theo hình thức thảo luận, phát biểu ý kiến, tham gia xử lý những tình
huống nhưng một số bạn lại cho rằng "học như thế thì có gì đâu là học", "đến
lớp để nghe thầy (cô) dạy, hóa ra lại bắt mình nói", v.v; hoặc không chuẩn bị bài
theo yêu cầu của giảng viên; hoặc trong khi các bạn đang phát biểu thì lại làm
việc riêng... Khả năng học tập theo nhóm nhỏ rất hạn chế do sợ phải làm cùng
người dở, ảnh hưởng đến điểm số của mình, sợ mất thời gian... Nhiều giáo viên
đã phải lắc đầu trước cách học quá thụ động của học sinh.Điều đó, có thể lý giải
là do các bạn vẫn chưa thoát khỏi được phương pháp học truyền thống đã bị gò
ép vào một khuôn mẫu từ hồi phổ thông nên thiếu khả năng độc lập tư duy, sáng
tạo và kỹ năng, kỹ xảo tiếp nhận tri thức.
Do vậy, muốn đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở bậc cao đẳng
,đại học cần phải có sự hợp tác từ nhiều phía, trong đó một phần rất quan trọng
chính là sự tích cực, chủ động đổi mới ở các bạn sinh viên.
II. Về phía nhà trường : Cần tạo điều kiện cho giờ học của thầy và trò đạt
hiệu quả nhất .Trước tiên và cần thiết nhất là vấn đề - sách giáo khoa,trang thiết
bị đồ dùng dạy học.Trong những năm gần đây trường có đầu tư đáng kể như xây
thư viện mới với nhiều đầu sách hay,trang bị thêm nhiều phương tiện dạy học
như bố trí thêm một số phòng nghe-nhìn ,trang bị thêm máy vi tính và một số
trang thiết bị đi kèm….Tuy nhiên những năm qua trường vẫn còn gặp một số
khó khăn nhất định nên ít nhiều vẫn còn ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.

8


Sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại
bị nghe, nhìn: cung cấp hình ảnh, âm thanh minh hoạ

• Học cụ trực quan: cung cấp mô hình, mô phỏng
• Dụng cụ thực hành hiện đại: tiếp cận thực tế


3.Về phía xã hội và các lực lượng giáo dục khác:
Theo Tiến sỹ Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GDĐT TP HCM cho rằng:
cho rằng trong việc giảng dạy bộ môn Đạo đức và giáo dục đạo đức quan trọng
nhất là “tình huống, tình huống và tình huống”.Và khi từng cá nhân, từng gia
đình và nhà trường cùng quan tâm, bắt tay trong việc giáo dục đạo đức và giáo
dục đạo đức trẻ em thì sẽ tạo nên một xã hội lành mạnh cho trẻ em học tập.Các
lực lượng xã hội cũng nên phối hợp để tổ chức và quản lí các em tại địa
phưong ,tạo điều kiên cho các em sinh hoạt ,phát huy năng lực và vận dụng kiến
thức đã học vào thực tiễn .
4.Về phía giáo viên: Để nâng cao chất lượng dạy môn đạo đức và giáo dục
đạo đức ở trường CĐSP GiaLai chúng ta cần phải đổi mới một cách đồng bộ cả
về nội dung,hình thức tổ chức dạy học , hình thức kiểm tra đánh giá đặc biệt là
9


vấn đề phương pháp sao cho khoa học ,hiệu quả nhưng vẫn phù hợp với đặc
điểm đối tượng học sinh vùng miền núi. Mặc dù biết đổi mới phương pháp học
tập giảng dạy bậc cao đẳng ,đại học hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng đối
với môn Đạo đức và giáo dục đạo đức thuộc nghành giáo dục công dân ,giáo
viên cần xác định lại nội dung của đổi mới phương pháp dạy học môn học .
Đổi mới phương pháp dạy học trước tiên là phải đổi mới tư duy trong chính
bản thân mình.Những hoạt động cho đổi mới phương pháp là một tổng thể
những hoạt động nên vấn đề không phải ở chỗ ta cố tìm ra một phương pháp
mới chưa hoặc ít người sử dụng.Ở cấp độ phương pháp mà tìm ra cái mới là điều
rất khó nhưng ở cấp độ biện pháp cụ thể ,linh hoạt, sáng tạo thì đó là việc mỗi
giáo viên hoàn toàn có thể làm được.Bản thân là một giáo viên dạy bộ môn này
tôi xin manh dạn đưa ra những biện pháp sau:
* Biện pháp 1: Để dạy tốt môn học và chủ động trong tiết dạy giáo viên cần
lựa chọn kết hợp nhuần nhuyễn phương pháp dạy học truyền thống và hiện
đại,chuẩn bị những kiến thức mang tính thời sự sao cho phù hợp với nội dung

và đối tượng dạy học nhưng vẫn phát huy được tính tích cực, chủ động của
người học .
Ví dụ : Để chứng minh đạo đức và giáo dục đạo đức trong xã hội có giai cấp
mang tính giai cấp ,ngoài những thông tin về chế độ phân biệt chủng tộc
Anphacthai thời chiếm nô…ta có thể cập nhật thông tin sau để phục vụ cho
phần kiến thức của mục 4 :Các dạng đạo đức và giáo dục đạo đức trong lịch sử thuộc phần I, chương I
Fidel Castro: Obama có thể bị thất bại vì màu da

- Cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro khẳng
định rằng, hàng triệu người dân Mỹ sẽ không
bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống Đảng
Dân chủ Barack Obama vì “chủ...

10


Obama cũng bị phân biệt chủng tộc
Dù sắp chính thức trở thành Tổng thống thứ 44 của Mỹ, ông Barack
Obama vẫn bị một nhà bình luận của Đài truyền hình Áo ORF là Klaus
Emmerichm cho rằng: “Người da đen không đủ văn minh để làm lãnh đạo”.
Không chỉ vậy, Emmerich còn nói: “Tôi không muốn thế giới phương Tây bị cai
trị bởi một người đàn ông da đen. Và nếu bạn cho rằng đây là lời bình luận
phân biệt chủng tộc thì hẳn nó sẽ như vậy”

ông Obama là Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ
Biện pháp 2: Tăng cường sử dụng các tài liệu,phương tiện hiện đại, ứng
dụng CNTT vào giảng dạy thông qua việc cung cấp phim tư liệu ,hình ảnh,một
số sơ đồ,bảng biểu ,số liệu…liên quan đến bộ môn.
- Sơ đồ,bảng biểu ,số liệu thống kê:
Ví dụ 1:

Lập bảng so sánh nội dung kiến thức phần sau:
Chương I - phần II .Mối quan hệ giữa đạo đứcvà các hình thái ý thức xã hội
khác.
- Nguồn gốc

Tôn giáo
Niềm tin vào thượng đế …

Đạo đức
Niềm tin vào cuộc sông,
con người hiện thực…

- Mục đích

Hướng con người đến lạc thú Khẳng định cuộc sống hiện
cá nhân ở thế giới khác

- Bản chất

thực

Sự công khai tuyên bố nỗi Thừa nhận sức mạnh và sự
11


bất lực trước tự nhiên
- Biện pháp

sáng tạo của con người


Cầu xin sự bố thí, giải thoát.. Sự chiến thắng của con
người vì lợi ích chung

Ví dụ 2: Bảng số liệu thống kê tình hình tội phạm trẻ em của tỉnh Đăk Nông từ
năm 2005 đến năm 2007.
Số vụ án vi phạm
Số vụ án xử lý
Số nạn nhân bị xâm hại
Giết hại

6.215 vụ
5.070 vụ
5.188 vụ
Xâm hại Cố ý gây

Các tội

trẻ em

tình dục

thương

danh khác

(%)

(%)

tích (%)


(%)

5,2

56,3

14,7

23,8

Ta có thể sử dụng bảng số liệu này vào những phần kiến thức Chương I Phần I- Mục 3 chức năng của đạo đức trong đó có phần: chức năng giáo dục và
chức năng điều chỉnh hành vi.
Bảng số liệu trên cho thấy Đăk Nông là một tỉnh vừa mới thành lập nhưng
trung bình một năm có hơn 2000 vụ vi phạm pháp luật ở trẻ vị thành niên trong
đó hơn 50% số vụ là xâm hại tình dục trẻ em.Điều đó cho thấy trẻ em thành niên
vi phạm tăng cả về số lượng và mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng nên
công tác giáo dục cho các em là hết sức cần thiêt và cấp bách đặc biệt là giáo
dục ở môi trường học đường.
Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng thông tin này để dạy các phần khác như:
Chương I - Phần II - Mục 2: Đạo đức và giáo dục đạo đức và pháp luật.
Chương II - Phần II- Mục 5: Tự do và tất yếu.
- Sử dụng hình ảnh ,phân tích thông tin và các đoạn phim tài liệu :
Ví dụ 3: Có thể sử dụng những hình ảnh sau để dạy phần kiến thức thuộc
Chương II - Phần II- Mục 1: Thiện – Ác
12


-Để chúng minh quan niệm thiện- ác ở những thời đại khác nhau là khác
nhau chúng ta có thể sử dụng những bức tranh sau:

Theo kinh Koran quan hệ đồng giới sẽ bị xử ném đá cho đến chết nhưng ở
Singapor coi đây là biểu tượng văn hoá bằng cách tổ chức ngày lễ Gay toàn
quốc trùng với ngày quốc khánh ngày 6 tháng 8 hàng năm.

Thông tin:
Ngày lễ Gay
Ngày lễ Gay ở Singapore.
Sean Ho, một chuyên gia tư vấn công nghệ thông tin 33 tuổi nói: "Singapore
đã trở nên vị tha và cởi mở hơn rất nhiều. Họ đã cho chúng tôi rất nhiều không
gian."
Đây là quang cảnh trong Ngày lễ Gay toàn quốc, tổ chức cùng ngày với
Quốc khánh Singapore (6/8), điều mà những người bảo thủ trên Đảo quốc Sư tử
có lẽ chưa bao giờ tưởng tượng nổi
Đất nước Singapore gần đây đã chứng kiến sự bùng nổ của "văn hóa gay".
Quán bar, câu lạc bộ khiêu vũ và nhà tắm dành cho dân gay mọc lên như nấm.
Mùa hè vừa qua, Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Singapore thậm chí còn tổ chức
một buổi triển lãm ảnh của giới đồng tính.

-Quan niêm thiện- ác và cái đẹp trong xã hội cũ và hiện đại.

13


+Bức hình tả chân người phụ nữ Trung Hoa theo phong tục :

.
Chiều dài lý tưởng từ 7-10 cm
- Cái đẹp theo quan niệm của thanh niên hiện nay:

Ta có thể sử dụng hình ảnh sau để dạy các kiến thức :

Chương IV : Sự hình thành đạo đức và giáo dục đạo đức cá nhân
Chương V- PhầnI: Truyền thống đạo đức và giáo dục đạo đức dân tộc
- Quan niệm có hiếu: ăn thịt người được coi là có hiếu theo quan niệm “thực
táng” của bộ tộc Pây lar vì đó là một cách hoà nhập thân thể với người đã
chết.Như vậy quan niêm thiện ác mang tính thời đại phụ thuộc vào truyền thống
văn hoá của từng dân tộc.

Báo Đất Việt – 1

14


Tục ăn thịt người ở Brasil năm 1557, theo miêu tả của Hans Staden

(Ả
nh: AP).

(Dân trí) - Những người
viếng thăm Bảo tàng khảo cổ
học ở thành phố Salta,
Argentina không khỏi sửng
sốt trước vẻ đẹp nguyên vẹn
của xác ướp “Thiếu nữ
Inca”: sau hàng trăm năm
ngù vùi trong băng tuyết núi
Andes, nét thanh thản vẫn đọng
lại trên khuôn mặt hoang dại
của nàng.

“la Doncella” (tiếng Tây Ban Nha

có nghĩa là “thiếu nữ”) là xác ướp của một cô gái 15 tuổi được tìm thấy năm
1999 trong hố băng trên đỉnh núi lửa Llullaillaco, cùng với một bé gái 6 tuổi và
bé trai 7 tuổi khác.
“Những đứa trẻ Llullaillaco” - cách mà người ta gọi 3 xác ướp trên đỉnh Andes
- vật tế thần từ cách đây hơn 500 năm nhân lễ hội cầu mùa màng của người
dân bộ tộc Inca. Sau khi khoác lên người quần áo đẹp và uống rượu ngô cho đến
say mèm, chúng bị bỏ rơi cho đến lúc chết cóng ở độ cao hơn 7.500 mét.
Thùy Vân
Theo AP

Phim tư liệu:
Ngoài ra ta có thể sử dụng những đoạn phim tư liệu về lao động sản xuất
giỏi trong thời kì đổi mới hoặc những thước phim tư liệu thời chiến .Chúng ta có
thể sử dụng để dạy giảng dạy chương III của môn học vì nội dung kiến thức

15


phần này chủ yếu là chủ nghĩa yêu nước,chủ nghĩa nhân đạo,đạo đức mới trong
chiến đấu,lao động…
Biện pháp 3: Đối tượng là sinh viên Cao đẳng ,giáo viên nên hướng dẫn
cho học sinh chủ động nghiên cứu, tự tìm kiếm kiến thức trong thực tế để làm
những đề tài nhỏ với góp phần cùng với giáo viên khai thác kiến thức trong giờ
học trên lớp..
Biện pháp 4:
Để môn học hấp dẫn,tăng phần thuyết phụcchúng ta có thể vận dụng kiến
thức liên môn như văn học , lịch sử …Đặc biệt là kiến thức các môn lí luận Mác
–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ví dụ :
- Vận dụng kiến thức văn học(sử dụng ca dao ,tục ngữ) vào dạy phần kiến

thức chương IV- Phần II. Những phẩm chất cơ bản của đạo đức cá nhân
Khi học phần tính trung thực mà đối lập là sự giả dối ta có thể sử dụng câu thơ
của Nguyên Công Trứ khi ông thể hiện sự bất mãn với thời cuộc :
”Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông mộc đứng giữa trời mà reo”
Hoặc khi dạy về tinh thần trách nhiệm,lòng dũng cảm ta có thể sử dụng thơ của
Tố Hữu viết về Bác Hồ:
” Còn đôi dép cũ mòn quai gót
Bác vẫn đi đường giữa thế gian”

“Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân người”

Ngoài ra ta có thể sử dụng các tác phẩm văn học nổi tiếng như :Túp lều của
Tôm (tác giả Hanrielt Stâu-Nhà xuất bản văn học):Nội dung viết về chế độ phân
biệt chủng tộc của Mỹ.
- Vận dụng kiến thức bộ môn Chủ nghĩa xã hội, lịch sử Đảng vào giảng dạy
chương III của môn học vì nội dung kiến thức phần này chủ yếu là chủ nghĩa
yêu nước,chủ nghĩa nhân đạo,đạo đức và giáo dục đạo đức mới trong chiến
đấu,lao động…

16


- Vận dụng kiến thức môn triết và tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy
tại Chương IV :Sự hình thành đạo đức và giáo dục đạo đức cá nhân
Chương V:Truyền thống đạo đức và giáo dục đạo đức dân tộc và đạo đức
cách mạng Hồ Chí Minh…đặc biệt là kiến thức thuộc Phần II (Chương V) đạo
đức cách mang Hồ Chí Minh ,các vấn đề về trung với nước hiếu với dân,về cần

kiêm liêm chính, chí công vô tư…những kiến thức thuộc phần này hầu như
trùng lặp và cũng được phân tích rất kỹ trong bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh nên
tôi không đưa cụ thể ra nữa mà chỉ định hướng mà thôi.
Do kiến thức môn học có liên quan đến rất nhiều bộ môn khác nhau nên
tôi mạnh dạn đề ra một số gợi ý trên, mỗi giáo viên có thể tuỳ vào từng phần mà
phối hợp ,bổ sung cho bài giảng thêm sâu sắc và thuyết phục .
Biện pháp 5: Dựa vào các hoạt động ngoại khoá để xây dựng cho học sinh
các kiến thức, chuẩn bị, chuẩn mực và hành vi đạo đức và giáo dục đạo đức tốt.
Ví dụ: Thông qua các buổi sinh hoạt tập thể của lớp,của khoa,các buổi hoạt
động ngoài giờ lên lớp, chúng ta giáo dục cho các em những tấm gương tốt ở
trường, ở lớp, đồng thời cũng phê bình những em chưa thật sự cố gắng. Từ đó
kích thích tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập, lao động, rèn luyện đạo
đức và giáo dục đạo đức của các em. Ngoài ra ở các cuộc thi : Hội khoẻ Phù
Đổng chào mừng ngày 22 tháng 12, thi văn nghệ chào mừng 20 tháng 11giáo
dục cho học sinh tinh thần; ''uống nước nhớ nguồn, tinh thần tôn sư trọng
đạo''.
Biện pháp 6: Để nâng cao hiệu quả dạy môn Đạo đức và giáo dục đạo đức
giáo viên cần phải biết kết hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục như : Phụ
huynh học sinh, cán bộ địa phương trong việc thống nhất yêu cầu hành vi đối
với học sinh, thống nhất phương thức phối hợp đôn đốc kiểm tra đánh giá việc
thực hiện các chuẩn mực hành vi của học sinh, trong việc tạo tình huống, điều
kiện để các em thể hiện các bài đạo đức và giáo dục đạo đức vào cuộc sống.
: "T tế về giáo dục v
à đà
o tạo thế kỷ XXI: "Tầm nhìn và hành độngH
17


Phần C: Kết luận
Qua quá trình nghiên cưú,tìm hiểu tình giảng dạy môn Đạo đức và giáo

dục đạo đức ở trường CĐSP GL,tôi thấy rằng việc cung cấp thông tin thực tế và
vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học là hết sức cần thiết .Tuy nhiên vì
nhiều lí do khác nhau mà chất lượng dạy-học bộ môn vẫn còn hạn chế .Đặc biệt
là vấn đề chương trình.Chương trình chính thức môn học chỉ mới có (năm 2006)
cũng gây không ít trở ngại cho người dạy và cả người học.
Do nền giáo dục nước ta, trải qua nhiều năm thăng trầm, và trải qua nhiều đợt
cải cách . Mỗi lần thay đổi chương trình đòi hỏi người giáo viên phải thay đổi
hầu như cả quá trình dạy học, như vậy đòi hỏi người giáo viên phải không
ngừng học tập nâng cao tay nghề để đáp ứng với sự thay đổi đó; bên cạnh đó
giáo viên phải làm sao đổi mới phương pháp dạy học để kích thích tất cả giác
quan của người học nhằm lĩnh hội tri thức cao nhất đáp ứng được yêu cầu giáo
dục của nước nhà cũng như tạo ra những người chủ mới của đất nước thật sự
vừa “hồng” vừa “chuyên”.
* Kiến nghị:
- Giáo viên cần đầu tư nhiều hơn trong việc soạn giáo án môn Đạo đức và
giáo dục đạo đức .
- Xây dựng phong trào thi đua dạy tốt học tốt môn Đạo đức và giáo dục
đạo đức và giáo dục đạo đứcdưới nhiều hình thức khác nhau.
- Nhà trường cần tổ chức các hoạt động ngoại khoá theo các chủ đề khác
nhau để nâng cao hiệu quả dạy môn Đạo Đức.
- Sử dụng các biện pháp tác động cá biệt tới học sinh : Như phát triển
gương người tốt việc tốt, khắc phục những biểu hiện yếu kém.
- Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng về chuẩn mực đạo đức và giáo dục
đạo đức để học sinh học tập và noi theo.
Trên đây là một số biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy môn Đạo đức và
giáo dục đạo đức ở trường CĐSP Gia Lai mà tôi đưa ra,những vấn đề nghiên
cứu của đề tài chỉ mới dừng lại ở việc gợi ý và giới thiệu một số biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng day học môn Đạo đức và giáo dục đạo đức ở trường CĐSP
18



GL.Do thời gian có hạn,bản thân chưa có kinh nghiệm nhiều nên không tránh
khỏi thiếu sót. rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài hoàn
thiện hơn.
--------------------Hết----------------

19


Phần A: Mở đầu
I . Lý do chọn đề tài…………………………………............................... 1
II . Mục đích nghiêncứu……..…………………….................................... .2
III .Đối tượng nghiên cứu…………………………………………….….. 2
IV.Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu……………................................ .
V .Phương pháp nghiên
cứu………………………………………………………………………..2
VI.Nội dung nghiên cứu…………………………………………………….3

2

Phần B : Nội dung
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN………………………………………. 4
1.Cơ sở lí luận. …………………………………………………….4
2. Cơ sở thực tiễn……………………………………..................... 5
2.1 Một vài nét về địa bàn nghiên cứu:…………………… 5
2.2 Thuận lợi…………………………………………………6
2.3 Khó khăn……………………………………………… 6
II.THỰC TRẠNG DẠY MƠN ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG CĐSP GIA LAI...7
III.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MƠN
ĐẠO ĐỨCVÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG CĐSP GIA LAI

1.Về phía học sinh…………………………………………………….8
2. về phía nhà trường ………………………………………………...8
3.Về phía xã hội và các lực lượng giáo dục khác…………………….9
4.Về phía giáo viên…………………………………………………...9

Phần C : Kết luận và kiến nghị……. ……… … ……………………..18

20


Tài liệu tham khảo :
1. Tổ chức hoạt động Giáo dục - Nxb. Giáo dục ,Hà Nội,1999
2. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X ,
Nxb. Chính trò quốc gia, Hà Nội, 2006.

3. Giáo trình đạo đức học Mác –Lênin – Nxb. Chính trò quốc gia, Hà Nội,

2006.

4. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh -Nxb. Chính trò quốc gia, Hà Nội, 2007
5.Giáo trình đạo đức và giáo dục đạo đức-Nxb. Giáo dục ,Hà Nội,2007
6. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn, giáo trình quốc gia các bộ môn
khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình triết học Mác – Lênin,
Nxb. Chính trò quốc gia, Hà Nội, 2001.

Một số từ viết tắt:
CĐSP GL
Nxb
PC
TV


Cao đẳng sư phạm Gia Lai
Nhà xuất bản
Personal compurter
Television

21



×