Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

TÍCH hợp LIÊN môn KHOA học xã hội TRONG dạy học các tác PHẨM văn học TRUNG đại lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 81 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

TÍCH HỢP LIÊN MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI TRONG DẠY HỌC CÁC
TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI LỚP 10
Giáo viên: Đặng Hoàng Minh Trang
Tổ Ngữ Văn – Trường THPT A Hải Hậu
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi
nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ
sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực…”
Như vậy, sự đổi mới giáo dục nhất thiết phải đổi mới ở cách tư duy, nhìn
nhận vấn đề dạy và học. Một trong những đề xuất nổi bật trong thời gian gần
đây là đề xuất dạy học tích hợp liên mơn – là một xu thế dạy học hiện đại đang
được quan tâm, nghiên cứu và áp dục vào nhà trường nhiều nước trên thế giới.
Trong chương trình Ngữ Văn THPT, văn học Việt Nam chiếm dung lượng
rất lớn. Văn học trung đại là phân khúc quan trọng của kiến thức văn lớp 10, 11,
nhưng trên thực tế, việc giảng dạy các tác phẩm văn học trung đại lại gặp khơng
ít khó khăn, phần lớn giáo viên rất ngại. Việc rút ngắn khoảng cách tư duy và
khoảng cách thẩm mĩ để học sinh dễ dàng tiếp cận là điều không đơn giản.
Tiếp thu tinh thần của Nghị quyết, trong q trình giảng dạy mơn Ngữ Văn
10, tơi đã tìm tịi các cách tiếp cận phần văn học trung đại theo phương thức dạy
học tích hợp. Bởi văn học trung đại như một dịng sơng khơng ngừng được bồi
đắp phù sa từ quá khứ, để tiếp nhận tốt văn học trung đại, học sinh (HS) cần
được trang bị những kiến thức về văn hóa cổ, thi pháp văn chương cổ, thi pháp
thể loại để từ đó các em có thể chủ động tiếp cận nhiều tác phẩm cùng loại,
cùng chủ đề, cùng phạm trù văn học. Từ đó, tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệm
trong việc dạy học tích hợp liên mơn các mơn khoa học xã hội (KHXH) trong
dạy học văn học trung đại ở lớp 10 trường THPT của mỗi giáo viên Ngữ Văn.


II. THỰC TRẠNG (TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN)

GV ĐẶng Hoàng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

Trang 1/ 81


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Ở nước ta, từ thập niên 90 của thế kỉ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng mơn
học tích hợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên
cứu, thử nghiệm và áp dụng vào nhà trrng phổ thông, chủ yếu ở bậc tiểu học và
Trung học Cơ sở. Đến nay, dạy học tích hợp được triển khai mạnh mẽ trong nhà
trường: Với chương trình Trung học Phổ thông (THPT), môn Ngữ Văn, năm
2002 do Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã biên soạn dự thảo trong đó nhấn mạnh:
“Lấy quan điểm tích hợp làm ngun tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương
trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy” (tr.27). Như vậy,
quan điểm tích hợp chính là giải pháp để hình thành và phát triển năng lực học
sinh một cách hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo
của bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường THPT.
Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, chúng tơi nhận thấy, việc dạy học tích
hợp trong phần Văn học trung đại lớp 10 gặp phải một số khó khăn như sau:
II.1. Khó khăn:
- Đối với giáo viên:
+ Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức, tìm hiểu phơng văn
hóa, lịch sử cũng như các tác phẩm cùng thời đại.
+ Số giáo viên càng đông, vốn kiến thức, hiểu biết về văn hóa trung đại
ngày càng hạn chế. Khơng ít giáo viên rơi vào hiện đại hóa tác phẩm, lí giải tác
phẩm chung chung rồi quy vào giá trị u nước, nhân đạo mà khơng phân tích
được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Một số giáo viên lại nặng về nội dung, phân

tích các tác phẩm văn học trung đại như một sự kiện lịch sử, nên không khai
thác hết được các giá trị thẩm mĩ của văn chương cổ.
+Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy
theo chủ đề tích hợp, liên mơn, các giáo viên (GV) sẽ vất vả hơn, phải xem xét,
rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những
thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp.
Nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liên mơn cũng u cầu GV cấu trúc,
sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát

GV ĐẶng Hồng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

Trang 2/ 81


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại
thay đổi.
+ Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục vụ cho
việc dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông
thôn.
- Đối với học sinh:
+ Hiện tượng phổ biến của học sinh là học sinh khơng có hứng thú khi
học Văn học trung đại Việt Nam. Cái hay mỗi thời khác nhau, có những quan
niệm xưa cho là hay, là đẹp, đến nay lại trở nên xa lạ. Nếu khơng có vốn tri thức
nhất định về văn hóa, văn học thì khơng thể hiểu được.
+ Rất nhiều HS lười, ngại tư duy ở môn Văn, coi mơn Văn như mơn học
thuộc lịng nên rất thụ động. Trong khi đó, văn học trung đại cần rất nhiều kiến
thức đa mơn và liên mơn để lí giải một vấn đề hay một tác phẩm.
II. 2.Thuận lợi:

Bên cạnh những khó khăn, tơi nhận thấy nhà trường có những thuận lợi
nhất định, có vai trị quan trọng trong việc dạy và học theo định hướng phát huy
năng lực:
- Đối với giáo viên:
+ Trong quá trình dạy học văn, GV vẫn thường xuyên phải dạy những
kiến thức có liên quan đến các môn học khác – như lịch sử, địa lí, giáo dục cơng
dân, và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên mơn đó hay nói cách
khác đội ngũ GV chúng ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta
chưa đi sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi.
+ Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trị của giáo viên
khơng cịn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định
hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngồi lớp học; vì vậy, giáo viên
các bộ mơn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ
nhau trong dạy học.
+ Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến
thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.

GV ĐẶng Hồng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

Trang 3/ 81


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

- Đối với học sinh:
Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất ngày càng
nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở ”nên cũng tạo điều
kiên,cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phat huy tư duy sáng
tạo.
III. CÁC GIẢI PHÁP

III. 1- TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI PHÁP.
1.

Chương một: Những vấn đề chung về dạy học tích hợp.

2.

Chương hai: Tích hợp liên môn khoa học xã hội trong giảng dạy văn

học trung đại lớp 10.
2.1. Một số nội dung tích hợp liên môn KHXH trong giảng dạy văn
học trung đại.
2.2. Một số phương pháp tích hợp liên mơn KHXH trong giảng dạy
văn học trung đại.
3.

Chương ba: Thực nghiệm sư phạm.
3.1. Dạy học dự án.
3.2. Kết quả dạy học dự án.

GV ĐẶng Hoàng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

Trang 4/ 81


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

III. 2- NỘI DUNG GIẢI PHÁP
CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN

1.1. Cơ sở lý luận:
Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống
nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tuợng.
Các sự vật, hiện tuợng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác
nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của vật chất. Nhờ
có tính thống nhất đó, chúng khơng thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại
trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những mối quan hệ xác
định.
Như vậy, giữa các bộ mơn khoa học xã hội có quan hệ với nhau, giữa các
bộ môn khoa học tự nhiên có quan hệ với nhauvà giữa các bộ mơn khoa học xã
hội với các bộ môn khoa học tự nhiên cũng có quan hệ với nhau, kiến thức của
các mơn có thể bổ sung, hổ trợ cho nhau …
1.2. Cơ sở thực tiễn
Nhìn chung trên thế giới, nhiều nước có xu hướng tích hợp các mơn học
thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên như: Sinh học, Hóa học,Vật lý hoặc các môn
thuộc lĩnh vực xã hội như: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục cơng dân…để tạo thành
mơn học mới , với hình thức tích hợp liên mơn và tích hợp xuyên môn.
Ở Việt Nam, thời Pháp thuộc quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong
một số mơn học của trường tiểu học.Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây
dựng môn Tự nhiên – xã hội theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và đã
được thiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5. Trong những năm gần đây, do
yêu cầu của xã hội, nhiều nội dung mới đã được tích hợp vào mơn học ở bậc
THCS , đã được triển khai thí điểm và bước đầu đã thu được những thành công
nhất định và đây cũng là nội dung của chương trình sách giáo khoa mới của Bộ
GD-ĐT ban hành đồng bộ tới đây.
1.3. Định nghĩa dạy học tích hợp liên mơn

GV ĐẶng Hoàng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

Trang 5/ 81



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Tích hợp (integation) có nghĩa là sự hợp nhất, sư hịa nhập, kết hợp. Nội
hàm khoa học của nó dựa trên cơ sở tổng hợp một thực thể tồn vẹn. Khơng thể
gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được tác động một cách riêng rẽ,
khơng có sự liên hết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết
một vấn đề, tình huống.
Dạy học tích hợp liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát
triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến
thức vào giải đáp những vấn đề thực tiễn. Chúng ta có thể hiểu cơ bản nhất, dạy
học liên môn là xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều
môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội
dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên mơn,
nhưng có một mơn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy học trong chương trình
của mơn đó và khơng dạy lại ở mơn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có
tính liên mơn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên mơn để tổ chức dạy
học riêng và thời điểm thích hợp, song song với q trình dạy học các bộ mơn
liên quan.
Quan hệ liên mơn này có thể kết hợp khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,
hoặc tổng hòa cả hai phân mơn nói trên. Ví dụ, trong văn học, khi dạy học sinh
đọc hiểu tác phẩm Rừng xà nu (tác giả Nguyễn Trung Thành), HS phải được bổ
sung kiến thức lịch sử về giai đoạn lịch sử Việt Nam những năm 60 của thế kỉ
XX, cuộc chiến đấu anh dũng chống đế quốc của những dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên. Như vậy, cở sở liên môn trong môn Ngữ Văn là sự đổi mới về kiến
thức truyền thụ,
Nhiều GV hiện nay đặt nặng vấn đề liên môn về phương pháp, tức là đổi
mới hoàn toàn phương pháp dạy học. Trên thực tế, dạy học liên môn là sự thay
đổi về kiến thức, phải hình thành hệ thống kiến thức mà qua đó nhằm phát triển

năng lực học sinh. Điều này đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực
và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp,
ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm

GV ĐẶng Hoàng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

Trang 6/ 81


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề
thực tiễn.
1.4. Các yêu cầu khi dạy học liên môn trong môn Văn
Quan niệm trong thời trung đại là “Văn – Sử - Triết bất phân” cho đến
nay vẫn là một chiếc “chìa khóa vạn năng" để khai mở những vấn đề trong văn
học từ thời trung đại đến hiện đại. Văn học là trọng tâm, nhưng cần được đặt vào
nền tảng lịch sử của thời đại đó, đặt vào quan niệm triết học và nhân sinh của
thời đó thể truyền thụ cũng như tiếp nhận.
Việc học văn vẫn theo quan niệm “lấy học sinh làm trung tâm”, tích cực
hóa hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, mọi khâu của quá trình dạy
học, tìm mọi cách để phát huy năng lực tự học, năng lực sáng tạo của học sinh.
Do vậy, việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học cần chú ý đảm bảo
giúp học sinh liên kết các kiến thức đã học, thông qua tổ chức hoạt động phù
hợp. Cần thiết nhất là đặt HS vào trung tâm của quá trình dạy học, để HS trực
tiếp tham gia vào tác phẩm, thức tỉnh ở các em khả năng nhận thức vấn đề, biến
quá trình truyền dạy tri thức thành quá trình HS tự nhận thức. Muốn làm được
vậy, phải chú trọng mối quan hệ giữa HS và SGK, buộc HS tự đọc, tự học, tự
làm việc độc lập theo SGK và theo chỉ dẫn của GV.
Một số yêu câu cụ thể đặt ra trong việc dạy học tích hợp liên môn trong

môn Ngữ Văn là:
- Biến giờ “giảng văn” thành giờ dạy kĩ năng đọc hiểu cho HS, hướng dẫn các
em kĩ năng để đọc hiểu bất cứ văn bản nào tương tự.
- Dạy học đọc – hiểu tác phẩm văn chương theo quan điểm tích hợp: Yêu cầu
GV phải có trình độ, hiểu biết để hướng dẫn HS đọc – hiểu bản chất sâu rộng
của tác phẩm văn chương, nhưng cũng đồng thời khơng đi sâu vào khía cạnh
triết học, tâm lí phức tạp. Với giờ học đọc hiểu, GV cần hướng học sinh thực sự
cảm nhận được không khí thời đại của văn bản; cảm thụ cái hay, cái đẹp, sự tinh
tế, độc đáo của tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng cho HS năng lực sử dụng tiếng Việt đúng
và hay. Qua đó, GV cịn phải giúp HS suy nghĩ đọc lập, có thái độ riêng trước
những vấn đề văn học và đời sống, tránh lối nói, viết sáo rỗng, sao chép…

GV ĐẶng Hoàng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

Trang 7/ 81


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

- Thiết kế giờ học tác phẩm văn chương theo hướng tích hợp liên mơn:
nhất thiết cần hình thành cho HS tư duy liên kết chặt chẽ giữa tác phẩm văn
chương với đời sống văn hóa- lịch sử đầy biến động của nó, mở ra hướng thu
nạp kiến thức theo nhu cầu, thị hiếu, cá tính và suy nghĩ độc lập riêng của học
sinh.
- Trong giáo án bài giảng, GV cũng cần thể hiện được các hoạt động
tương thích để HS vận dụng phối hợp kiến thức các môn học để tư duy, xử lí các
tình huống thực tiễn, từ đó, lĩnh hội tri thức của nhiều môn học khác nhau.
- Khi tổ chức giờ học tích hợp liên mơn trên lớp, GV sẽ là người hướng
dẫn – không áp đặt một chiều, HS sẽ là trung tâm – tham gia trực tiếp vào hoạt
động khám phá, chiếm lĩnh văn bản. GV cần chú trọng mối quan hệ giữa HS và

văn bản (nội dung bài học)
Tóm lại, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo
viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà cịn có
tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp
phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ mơn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ
năng lực dạy học kiến thức liên mơn, tích hợp.

GV ĐẶng Hồng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

Trang 8/ 81


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

CHƯƠNG HAI: VẬN DỤNG TÍCH HỢP LIÊN MƠN VÀO GIẢNG DẠY
CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI LỚP 10
2.1. Một số nội dung tích hợp liên mơn KHXH trong giảng dạy văn học
trung đại (VHTĐ).
a, Cơ sở tích hợp liên mơn:
- Khi giảng dạy các tác phẩm văn chương trung đại, giáo viên phải dựng
lại được khơng khí văn hóa, lịch sử của thời đại, phải tạo được sự đồng cảm về
văn hóa, văn học. Từ điểm xuất phát là chân trời hiện tại, GV phải giúp cho học
sinh trở lại chân trời đầu tiên để học tập cách cảm, cách nghĩ của người xưa. Tác
phẩm phải được đặt trong hoàn cảnh sinh thành ra nó, bởi lẽ sáng tạo văn học
thường bắt nguồn từ một yếu tố có thực nào đó trong lịch sử. Tác phẩm Bình
Ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi phải đặt trong hoàn cảnh kháng chiến chống
Minh, tiếp nhận Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu phải đặt trong hồn
cảnh chống Ngun Mơng xâm lược mới hiểu được giá trị của tác phẩm và đồng
cảm với tác giả, hiểu được hào khí của thời đại, thế đứng của dân tộc. Cái bi, cái
hùng trong Bình Ngơ đại cáo, tiếng kêu đứt ruột trong Truyện Kiều, cái sâu lắng

suy tư trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến… đều có nguồn gốc sâu xa từ
bối cảnh văn hóa, lịch sử của thời đại. Vì thế Lịch sử là mơn học không thể
tách rời văn học, đặc biệt là Văn học trung đại.
- Ngồi ra, kiến thức Địa lí cũng vô cùng cần thiết trong việc giảng dạy
đọc – hiểu các văn bản văn học trung đại. Do khoảng cách thời gian nên các địa
danh, đặc điểm lãnh thổ vốn được ghi lại trong các tác phẩm văn chương có thay
đổi, điều này cho thấy sự cần thiết khi tích hợp địa lí trong trường THPT. Đặc
biệt, địa lí vùng biển đảo Việt Nam hiện đại có thể tích hợp giảng dạy trong
những tác phẩm văn chương về chống giặc ngoại xâm, về chủ quyền lãnh thổ
của dân tộc (Ví dụ: Các tác phẩm thời Lí – Trần như Nam quốc sơn hà (Lí
Thường Kiệt?); Bình Ngơ Đại Cáo (Nguyễn Trãi); Tỏ lịng (Phạm Ngũ Lão)…)
- Kiến thức liên mơn Giáo dục công dân (GDCD) được sử dụng như một
phần của giờ giảng văn, là công cụ đắc lực cho việc đọc hiểu của học sinh. Mỗi

GV ĐẶng Hoàng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

Trang 9/ 81


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

tác phẩm văn học trung đại dù theo hệ quy chiếu văn hóa và lịch sử nào cũng sẽ
để lại những bài học làm người có sức thuyết phục vượt thời gian. Chúng ta có
thể thấy Bình Ngơ đại cáo vẫn là bài học lớn về tinh thần ái quốc và trách nhiệm
của công dân với đất nước, hay Truyện Kiều là minh chứng của tình thương,
lịng nhân ái và sự sẻ chia. Chính vì thế, giảng dạy VHTĐ là đặt tác phẩm trong
mối liên hệ thực tiễn cuộc sống hôm nay. Từ hiện tại, GV sẽ đưa HS về với chân
trời đầu tiên để khám phá. Đơn cử cho việc tích hợp liên mơn GDCD là chân lí
khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt trong Bình
Ngơ đại cáo sẽ giúp HS học bài học GDCD về ý thức giữ gìn độc lập chủ quyền

dân tộc trong thời điểm nhạy cảm hiện nay… Vấn đề đặt ra trong giảng dạy
VHTĐ là đưa HS cùng với học văn thỏa mãn cả bài học GDCD, kĩ năng sống,
tiếp cận với những vấn đề nhân sinh mà con người đang băn khoăn, trăn trở.
- Tập trung hơn vào trách nhiệm của HS, thanh thiếu niên ngày nay với
dân tộc, chúng ta thấy văn học trung đại có thể liên hệ với cả Giáo dục quốc
phòng (GDQP). Những tác phẩm thuộc trào lưu yêu nước như Nam quốc sơn
hà (Lí Thường Kiệt), Thuật hồi (Phạm Ngũ Lão), Cảm hồi (Đặng Dung)…
đều mang tâm sự của những người cơng dân yêu nước và khát khao cống hiến
cho độc lập, cho sự bền vững của dân tộc. Chính vì thế, bài học GDQP có thể
tích hợp trong văn học, vừa thu hút sự hứng thú của HS với việc đọc hiểu văn
bản VHTĐ, bồi dưỡng sự hiểu biết của HS trong các vấn đề dân tộc trọng đại.
- Tuy nhiên, nếu quá tập trung vào giảng dạy kiến thức liên môn, GV rất
dễ mắc phải sai lầm là sa đà vào kiến thức các môn học khác, bỏ qua nhiệm vụ
cơ bản nhất của việc đọc hiểu VHTĐ, đó là thi pháp văn chương trung đại. Kiến
thức về thi pháp văn học trung đại sẽ là chiếc chìa khóa giúp học sinh có thể giải
mã các tác phẩm văn chương.
Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại khác với văn
học hiện đại. Việc tiếp nhận văn học trước đây thường chỉ quan tâm nội dung, ít
quan tâm sự lựa chọn tổ chức không gian, thời gian. Vì vây, khơng khai thác
được ý nghĩa thẩm mỹ của những yếu tố nghệ thuật này. Ngoài ra, tiếp nhận văn

GV ĐẶng Hoàng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

Trang 10/ 81


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

học trung đại cũng cần chú ý thi pháp về kết cấu, ngơn ngữ, giọng điệu, xem xét
từng bình diện để thấy những giá trị truyền thống bền vững và những cách tân

sáng tạo của nhà văn, nhà thơ.
Đồng thời, giảng dạy văn học trung đại phải bám sát đặc trưng thể loại.
Trong chương trình văn THPT, học sinh được tiếp xúc với nhiều thể loại văn
học trung đại khác nhau như: Thơ Đường luật, cáo, phú, văn tế, truyện thơ,
ngâm khúc, tiểu thuyết chương hồi. Hơn nữa, mỗi thể loại có một kết cấu riêng
mang những đặc trưng riêng. Do đó dạy học văn học trung đại cần phải nắm
vững đặc trưng của từng thể loại. Tiếp nhận thơ Đường phải thấy được cái hay
của nghệ thuật đối câu, đối chữ, đối ý, đối lời. Bên cạnh đó là tính chất chặt chẽ
của niêm, luật, tính cơ đọng hàm súc, ý tại ngôn ngoại. Tiếp nhận một bài phú
phải thấy được đặc trưng của thể loại này là sự phô bày, không hạn định số câu
chữ, là sự độc đáo trong các biện pháp khoa trương, sử dụng nhiều điển cố, điển
tích… Vậy tích hợp liên mơn có thể ở chính bộ mơn Ngữ Văn nữa. HS có thể
được giảng dạy nhiều tác phẩm trong một tiết học, hay một chuyên đề, để làm rõ
nội dung của văn bản cần tìm hiểu, từ đó khái quát nên đặc trưng thể loại.
Tóm lại, việc hình thành tích và thực hiện tích hợp liên mơn các mơn
KHXH bao gồm: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục cơng dân, Giáo dục quốc phịng trong
giờ học đọc hiểu văn bản VHTĐ là thiết thực, khả thi, nhiều triển vọng trong
việc hướng dẫn HS khám phá tác phẩm theo hướng phát triển năng lực cảm thụ
và tư duy.
b, Một số nội dung tích hợp liên mơn KHXH trong dạy học văn học
trung đại lớp 10
Sở dĩ chúng tơi tiến hành các nội dung tích hợp liên mơn KHXH trong
văn học trung đại lớp 10 (Ban Cơ bản) bởi vì SGK Ngữ Văn 10 có một khối
lượng lớn các tác phẩm nằm trong hệ thống văn học trung đại, có nhiều đặc
điểm chung về nội dung, thi pháp thể loại và được sắp xếp khá logic theo trình
tự thời gian. Vậy nên, để dễ dàng hình dung về hệ thống nội dung tích hợp liên

GV ĐẶng Hồng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

Trang 11/ 81



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

môn KHXH trong việc đọc hiểu các tác phẩm VHTĐ trong chương trình lớp 10,
người đọc có thể xem xét trong bảng hệ thống dưới đây:
Bảng hệ thống các bài dạy tích hợp liên mơn KHXH
trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 (cơ bản)
STT

Tác giả
- Tác phẩm

Mục tiêu cần đạt

Kiến thức liên môn
- Lịch sử: Bài 19. Những cuộc
chiến đấu chống ngoại xâm ở
các thế kỉ X – XV và Bài 20.
Xây dựng và phát triển văn hố

1

Tỏ lịng
(Thuật hồi)
- Phạm Ngũ
Lão

– Cảm nhận được
"hào khí Đơng A" và

khí phách anh hùng của
vị tướng giỏi thời Trần
trong cuộc kháng chiến
chống quân Mông Ngun
– Thấy được những
hình ảnh có sức diễn tả
mạnh mẽ các bài thơ.

trong các thế kỉ X – XV (Lớp
10)
- GDCD: Bài 14: Công dân với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. (Lớp 10).
Tích hợp giáo dục kĩ năng
sống: Trách nhiệm của người
công dân với tổ quốc.
- GDQP: Bài 1: Truyền thống
đánh giặc giữ nước của dân tộc

2

Cảnh ngày hè
(Bảo kính
cảnh giới - bài
43) – Nguyễn
Trãi

Việt Nam (lớp 10)
– Cảm nhận được nét - Lịch sử: Bài 18. Công cuộc
đặc sắc của cảnh ngày

xây dựng và phát triển kinh tế
hè và trong cách sử
trong các thế kỉ X – XV và Bài
dụng từ ngữ sinh động
20. Xây dựng và phát triển văn
của tác giả.
– Thấy được ý thức
của Nguyễn Trãi trong
việc tìm tịi, sáng tạo
một thể thơ có bản sắc
riêng cho thơ ca Việt
Nam.

hoá trong các thế kỉ X – XV
(nhấn mạnh chữ Nôm – dấu
hiệu ngôn ngữ của dân tộc độc
lập và tự chủ) (Lớp 10)
- GDCD: Bài 13: Công dân với
cộng đồng (Lớp 10)
- GDQP: Bài 1: Truyền thống

GV ĐẶng Hoàng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

Trang 12/ 81


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

đánh giặc giữ nước của dân tộc


3

Nhàn
(Nguyễn Bỉnh
Khiêm)

– Bước đầu hiểu được
lối sống thanh cao của
Nguyễn Bỉnh Khiêm ;
– Thấy được nét đặc sắc
về nghệ thuật của bài
thơ : lời lẽ tự nhiên,
giản dị mà ý vị.

Việt Nam (lớp 10)
- Lịch sử: Bài 21. Những biến
đổi của nhà nước phong kiến
trong các thế kỉ XVI – XVIII
(lớp 10)
- GDCD: Bài 10: Quan niệm về
đạo đức (Lớp 10)
- Lịch sử: Bài 21. Những biến
đổi của nhà nước phong kiến
trong các thế kỉ XVI – XVIII;

4

- Đọc Tiểu
Thanh kí (Độc
Tiểu Thanh

kí) – Nguyễn
Du

– Cảm nhận được
niềm cảm thương mà
Nguyễn Du dành cho tất
cả những kiếp người tài
hoa bạc mệnh và tâm sự
khao khát tri âm ở hậu
thế của nhà thơ ;
– Thấy được nghệ
thuật đặc sắc của thơ trữ
tình Nguyễn Du.

Bài 24. Tình hình văn hoá ở các
thế kỉ XVI – XVIII (Lớp 10)
- GDCD: Bài 13: Công dân với
cộng đồng; Bài 10: Công dân
với các phạm trù đạo đức(Lớp
10); Bài 6: Công dân với quyền
tự do cơ bản (Lớp 12).
Tích hợp giáo dục kĩ năng
sống, vấn đề bình đẳng giới

5

- Đọc thêm :
+ Vận nước
(Quốc tộ)
(Pháp Thuận)


(Lớp 12)
- Lịch sử: Bài 17. Quá trình

– Hiểu được quan
niệm của một bậc đại sư hình thành và phát triển của nhà
về vận nước, từ đó thấy
nước phong kiến (từ thế kỉ X
được tấm lòng đối với
đến thế kỉ XV) (Lớp 10)
đất nước của tác giả ;
– Thấy được cách sử
dụng từ ngữ và lối so
sánh của bài thơ.

- GDCD: Bài 13: Công dân với
cộng đồng (Lớp 10);
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống
(L12) – vơ vi không chỉ là
đường lối trị nước của các bậc
quân vương, nó cịn là một bài
học về nhân cách.
- GDQP: Bài 1: Truyền thống

GV ĐẶng Hoàng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

Trang 13/ 81


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015


đánh giặc giữ nước của dân tộc
Việt Nam (lớp 10)
- Lịch sử: Bài 20. Xây dựng và

6

7

8

9

+ Cáo bệnh,
bảo mọi
người ( Cáo
tật thị chúng)
– Mãn Giác
thiền sư.

+ Hứng trở
về (Quy
hứng) –
Nguyễn
Trung Ngạn

- Tại lầu
Hồng Hạc
tiễn Mạnh
Hạo Nhiên đi

Quảng Lăng
- Lí Bạch

- Cảm xúc
mùa thu (Thu
hứng) – Đỗ
Phủ

– Cảm nhận được sự
nuối tiếc của kiếp người
ngắn ngủi trước cõi đời.
Từ đó ta thấy tinh thần
lạc quan, sức sống
mãnh liệt của con người
thời đại, vượt qua quy
luật của tạo hoá ;

phát triển văn hoá trong các thế

– Nắm được cách sử
dụng từ ngữ, nghệ thuật
xây dựng hình ảnh của
bài thơ.

cộng đồng (Lớp 10)

– Cảm nhận được
nỗi nhớ quê hương, xứ
sở, lòng yêu đất nước,
niềm tự hào dân tộc của

nhà thơ ;
– Thấy được hệ
thống từ ngữ giản dị,
hình ảnh gần gũi, quen
thuộc.
– Thấy được tình
cảm thắm thiết của Lí
Bạch.

kỉ X – XV (Lớp 10) – chú trọng
sự phát triển của Phật giáo
trong thời Lí, Trần
- GDCD: Bài 10: Quan niệm về
đạo đức; Bài 13: Cơng dân với
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống
(L12) – sống lạc quan, biết
vươn lên trong cuộc sống.
- GDCD: Bài 13: Công dân với
cộng đồng; Bài 14: Công dân
với sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ tổ quốc. (Lớp 10)
Tích hợp giáo dục kĩ năng
sống: tình yêu quê hương, đất
nước (Lớp 12)

Tích hợp giáo dục kĩ năng

– Nắm được đặc
điểm tình và cảnh hồ
quyện trong một bài

thơ.

sống: Về tình bạn trong sáng,

– Cảm nhận được
lòng yêu nước, thương
nhà sâu lắng của Đỗ
Phủ trước cảnh chiều
thu buồn nơi đất khách ;
– Thấy được kết cấu
chặt chẽ và tính chất cơ
đọng, hàm súc của bài
thơ.

- GDCD: Bài 13: Cơng dân với

GV ĐẶng Hồng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

sâu nặng của con người.

cộng đồng (Lớp 10)
Tích hợp giáo dục kĩ năng
sống: lịng yêu nước, trách
nhiệm của công dân với đất
nước (Lớp 12)

Trang 14/ 81


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015


10

11

12

- Đọc thêm :
+ Lầu Hồng
Hạc (Hồng
Hạc lâu)
- Thơi Hiệu

+ Nỗi ốn của
người phịng
kh (Kh
ốn)
Vương
Xương Linh

+ Khe chim
kêu (Điểu
minh giản)

– Cảm nhận những
suy tư sâu lắng đầy triết
lí trước cảnh lầu Hồng
Hạc thể hiện nỗi buồn
và nỗi lòng nhớ quê
hương của tác giả ;

– Nắm được nghệ
thuật tả cảnh ngụ tình.
– Thấy được diễn
biến tâm trạng của
người chinh phụ, qua đó
lên án chiến tranh phi
nghĩa, đề cao khát vọng
sống của con người ;
- Cảm nhận được tư
tưởng nhân đạo hồ
bình ;
– Nhận ra được cấu
tứ độc đáo của bài thơ
– Cảm nhận vẻ đẹp tâm
hồn tinh tế của nhà thơ
trong đêm trăng thanh
tĩnh ;
- Thấy được tấm lòng
yêu thiên nhiên, đất
nước tươi đẹp ;
– Thấy được mối quan
hệ giữa động và tĩnh
trong cách thể hiện của
tác giả.

- GDCD: Bài 13: Công dân với
cộng đồng (Lớp 10)
Tích hợp giáo dục kĩ năng
sống: lịng yêu nước, trách
nhiệm của công dân với đất

nước (Lớp 12)
- GDCD: Bài 13: Công dân với
cộng đồng; Bài 10: Công dân
với các phạm trù đạo đức (Lớp
10); Bài 6: Công dân với quyền
tự do cơ bản (Lớp 12).
Tích hợp giáo dục kĩ năng
sống, vấn đề bình đẳng giới và
vai trị của người phụ nữ trong
xã hội (Lớp 12)

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống
(Lớp 12)

- Địa lí: Giới thiệu về Nhật
Bản, tự nhiên và xã hội Nhật

13

- Thơ Hai - kư
của Ba- sô

– Bước đầu làm quen
với thơ hai-cư, thể loại
thơ truyền thống của
Nhật Bản ;

Bản.

– Hiểu được ý nghĩa và

cảm nhận được vẻ đẹp
của những bài thơ haicư.

với các phạm trù đạo đức (Lớp

- GDCD: Bài 13: Công dân với
cộng đồng; Bài 10: Cơng dân
10);
Tích hợp giáo dục kĩ năng
sống: Cách ứng xử, quan niệm
sống. (Lớp 12)

GV ĐẶng Hoàng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

Trang 15/ 81


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

- Lịch sử: Bài 19. Những cuộc
chiến đấu chống ngoại xâm ở
các thế kỉ X – XV và Bài 20.

14

Phú sông
Bạch Đằng
(Bạch Đằng
giang phú)


– Cảm nhận được
niềm tự hào về truyền
thống dân tộc và tư
tưởng nhân văn của tác
giả với việc đề cao vai
trị, vị trí của con người
trong lịch sử ;

Xây dựng và phát triển văn hoá

– Nắm được đặc
điểm cơ bản của thể
phú, đặc biệt là những
nét đặc sắc của bài Phú
sông Bạch Đằng.

Tổ quốc. (Lớp 10).

trong các thế kỉ X – XV (Lớp
10)
- GDCD: Bài 14: Công dân với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tích hợp giáo dục kĩ năng
sống: Trách nhiệm của người
công dân với tổ quốc.
- GDQP: Bài 1: Truyền thống
đánh giặc giữ nước của dân tộc

15


Đại cáo bình
Ngơ (Bình
Ngơ đại cáo)
- Nguyễn Trãi

– Cảm nhận được
lịng yêu nước và tinh
thần tự hào dân tộc
được thể hiện tập trung
ở tư tưởng nhân nghĩa
xuyên suốt bài cáo.
Thấy rõ đây là yếu tố
quyết định làm nên
thắng lợi trong chiến
tranh chống xâm lược ;
– Nắm được những
đặc trưng cơ bản của
thể cáo và những sáng
tạo đặc sắc của nghệ
thuật trong áng văn ;
– Nhận thức được vẻ
đẹp của áng "thiên cổ
hùng văn" với sự
kết hợp hài hồ của sức
mạnh lí lẽ và giá trị biểu
cảm của hình tượng
nghệ thuật.

16


- Hiền tài là

– Thấy được quan niệm

GV ĐẶng Hoàng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

Việt Nam (lớp 10)
- Lịch sử: Bài 19. Những cuộc
chiến đấu chống ngoại xâm ở
các thế kỉ X – XV và Bài 20.
Xây dựng và phát triển văn hoá
trong các thế kỉ X – XV (Lớp
10)
- Địa lý: Vùng biển Việt Nam
(lớp 12).
- GDCD: Bài 14: Công dân với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. (Lớp 10).
Tích hợp giáo dục kĩ năng
sống: Trách nhiệm của người
công dân với tổ quốc.
- GDQP: Bài 1: Truyền thống
đánh giặc giữ nước của dân tộc
Việt Nam (lớp 10)
- Lịch sử: Bài 20. Xây dựng và

Trang 16/ 81


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015


nguyên khí
của quốc gia
(trích Bài kí
đề danh tiến
sĩ khoa Nhâm
Tuất, niên
hiệu Đại Bảo
thứ ba) –
Thân Nhân
Trung

17

- Đọc thêm:
Tựa “Trích
diễm thi tập”
(trích)

đúng đắn về vai trò của
người hiền tài đối với
vận mệnh đất nước và ý
nghĩa của việc khắc bia
biểu dương họ ;
- Cảm nhận được lòng
yêu đất nước và tự hào
dân tộc ;
– Hiểu được cách viết
văn chính luận sắc sảo,
lập luận, kết cấu chặt

chẽ, thuyết phục người
đọc, người nghe.

phát triển văn hoá trong các thế

– Hiểu được niềm tự
hào sâu sắc và ý thức
trách nhiệm của tác giả
trong việc bảo tồn di
sản văn học của dân
tộc ; từ đó có thái độ
trân trọng và yêu quý di
sản văn hoá dân tộc ;
– Nắm được nghệ

- GDCD: Bài 13: Công dân với

thuật lập luận của tác
giả.
18

- Đọc thêm:
+ Hưng Đạo
Đại Vương
Trần Quốc
Tuấn (trích Đại
Việt sử kí tồn
thư)
+ Thái sư
Trần Thủ Độ

(trích Đại Việt
sử kí tồn thư)

– Nhận thức được vẻ
đẹp nhân cách của con
người ln trọng nghĩa
nước hơn tình nhà qua
ứng xử của các nhân vật
lịch sử;
– Thấy được đặc
điểm của ngòi bút viết
sử Ngô Sĩ Liên.

kỉ X – XV (Lớp 10)
- GDCD: Bài 14: Công dân với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. (Lớp 10);
Tích hợp giáo dục kĩ năng
sống: Trách nhiệm của người
công dân với tổ quốc; Định
hướng tạo nên người tài cho đất
nước.

cộng đồng (Lớp 10)
Tích hợp: Niềm tự hào với văn
hóa, văn học dân tộc.
Tích hợp giáo dục kĩ năng
sống: lịng u nước, trách
nhiệm của cơng dân với đất
nước (Lớp 12)

- Lịch sử: Bài 19. Những cuộc
chiến đấu chống ngoại xâm ở
các thế kỉ X – XV và Bài 20.
Xây dựng và phát triển văn hoá
trong các thế kỉ X – XV (Lớp
10)
- GDCD: Bài 14: Công dân với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. (Lớp 10).
Tích hợp giáo dục kĩ năng
sống: Trách nhiệm của người
cơng dân với tổ quốc.
- GDQP: Bài 1: Truyền thống
đánh giặc giữ nước của dân tộc

GV ĐẶng Hoàng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

Trang 17/ 81


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Việt Nam (lớp 10)
- Lịch sử: Bài 21. Những biến
đổi của nhà nước phong kiến
trong các thế kỉ XVI - XVIII

19

Chuyện

chức phán sự
đền Tản Viên
(Tản Viên từ
phán sự lục –
trích Truyền kì
mạn lục)

– Thấy được tấm
gương dũng cảm, trọng
cơng lí, chống gian tà
của Ngơ Tử Văn và qua
đó thấy được tinh thần
u nước của người trí
thức nước Việt ;
– Thấy được nghệ
thuật kể chuyện sinh
động, hấp dẫn của tác
giả.

(Lớp 10)
- GDCD: Bài 10: Quan niệm về
đạo đức; Bài 13: Công dân với
cộng đồng. (Lớp 10); Bài 8:
Pháp luật với sự phát triển của
cơng dân (Lớp 12)
Tích hợp giáo dục kĩ năng
sống: Trách nhiệm của người
công dân với cộng đồng, Rèn
luyện sự quyết tâm, cứng cỏi và
tin tưởng vào cơng lí.


20

21

- Hồi trống
cổ thành (trích
hồi 28 - Tam
quốc diễn
nghĩa)
Đọc thêm :
Tào Tháo uống
rượu luận anh
hùng (trích hồi
21 -Tam quốc
diễn nghĩa)
Tình cảnh lẻ
loi của người
chinh phụ
(trích Chinh
phụ ngâm)

– Hiểu được tính
cách, phẩm chất của
Trương Phi và ý nghĩa
của vấn đề "trung thành
hay phản bội" mà tác giả
muốn đặt ra trong
đoạn trích ;
– Thấy được nghệ

thuật khắc hoạ tính cách
nhân vật và khơng khí
chiến trận của tiểu
thuyết chương hồi Tam
quốc diễn nghĩa.
– Cảm nhận được
nỗi đau khổ của người
chinh phụ phải sống
trong cảnh cô đơn, chia
lìa và hiểu được ý nghĩa
đề cao hạnh phúc lứa
đơi qua đoạn trích ;
– Thấy được sự tài
hoa, tinh tế trong nghệ
thuật miêu tả nội tâm
nhân vật.

GV ĐẶng Hoàng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

- GDCD: Bài 10: Công dân với
các phạm trù đạo đức(Lớp 10)
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống
(Lớp 12)

- Lịch sử: Bài 21. Những biến
đổi của nhà nước phong kiến
trong các thế kỉ XVI – XVIII;
Bài 24. Tình hình văn hố ở các
thế kỉ XVI – XVIII (Lớp 10)
- GDCD: Bài 13: Công dân với

cộng đồng; Bài 10: Công dân
với các phạm trù đạo đức(Lớp

Trang 18/ 81


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

10); Bài 6: Cơng dân với quyền
tự do cơ bản (Lớp 12).
Tích hợp giáo dục kĩ năng
sống, vấn đề bình đẳng giới
(Lớp 12)
- Lịch sử: Bài 21. Những biến
đổi của nhà nước phong kiến
trong các thế kỉ XVI – XVIII;
Bài 24. Tình hình văn hố ở các
thế kỉ XVI – XVIII (Lớp 10)

22

- Trao dun
(trích Truyện
Kiều)

– Cảm nhận được
tình u sâu nặng và bi
kịch của Thuý Kiều
trong đoạn trích ;
– Nắm được nghệ

thuật miêu tả nội tâm
nhân vật tài tình của
Nguyễn Du.

- GDCD: Bài 13: Công dân với
cộng đồng; Bài 10: Công dân
với các phạm trù đạo đức(Lớp
10); Bài 6: Công dân với quyền
tự do cơ bản (Lớp 12); Bài 12:
Công dân với tình u, hơn
nhân (L10)
Tích hợp giáo dục kĩ năng
sống, vấn đề bình đẳng giới
(Lớp 12)
- Lịch sử: Bài 21. Những biến
đổi của nhà nước phong kiến
trong các thế kỉ XVI – XVIII;

23

- Chí khí
anh hùng (trích
Truyện Kiều)

– Qua nhân vật Từ
Hải hiểu được lí tưởng
anh hùng của Nguyễn
Du ;

Bài 24. Tình hình văn hố ở các

thế kỉ XVI – XVIII (Lớp 10)
- GDCD: Bài 13: Công dân với

cộng đồng; Bài 10: Công dân
– Thấy được những
đặc sắc trong nghệ thuật với các phạm trù đạo đức(Lớp
miêu tả nhân vật của tác
10); Bài 6: Công dân với quyền
giả.
tự do cơ bản (Lớp 12).
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống

24

- Đọc thêm :

– Hiểu được tình

GV ĐẶng Hồng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

(L12)
- Lịch sử: Bài 21. Những biến

Trang 19/ 81


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

đổi của nhà nước phong kiến
trong các thế kỉ XVI – XVIII;


Nỗi thương
mình (trích
Truyện Kiều)

cảm, cảnh ngộ mà Th
Kiều phải đương đầu và
ý thức sâu sắc của nàng
về phẩm giá ;
– Thấy được đặc sắc

Bài 24. Tình hình văn hố ở các

nghệ thuật của đoạn

với các phạm trù đạo đức(Lớp

trích : vai trị của các

10); Bài 6: Cơng dân với quyền

phép tu từ, hình thái đối

tự do cơ bản (Lớp 12).

xứng.

Tích hợp giáo dục kĩ năng

thế kỉ XVI – XVIII (Lớp 10)

- GDCD: Bài 13: Công dân với
cộng đồng; Bài 10: Công dân

sống, vấn đề tình thương, bình
đẳng giới (Lớp 12)
- Lịch sử: Bài 21. Những biến
– Cảm nhận được vẻ
đẹp của mối tình Kim Kiều và khát vọng hạnh
phúc của đơi trai tài gái
sắc ;
25

Thề nguyền
(trích Truyện
Kiều);

- Thấy được tấm
lịng đồng cảm của
Nguyễn Du với con
người ;
– Thấy được nghệ
thuật đặc sắc trong việc
sử dụng từ ngữ, xây
dựng hình ảnh.

đổi của nhà nước phong kiến
trong các thế kỉ XVI – XVIII.
- GDCD: Bài 13: Công dân với
cộng đồng; Bài 10: Công dân
với các phạm trù đạo đức(Lớp

10); Bài 12: Công dân với tình
u, hơn nhân (L10); Bài 6:
Cơng dân với quyền tự do cơ
bản (Lớp 12)
Tích hợp giáo dục kĩ năng
sống, vấn đề bình đẳng giới
(Lớp 12)

Trên đây là bảng hệ thống những nội dung liên môn trong từng tiết học
đọc hiểu tác phẩm VHTĐ trong chương trình Ngữ Văn lớp 10. Chúng tôi đưa ra
phân mục hệ thống để bổ sung thêm ý tưởng về tích hợp liên mơn trong việc
giảng dạy phần đọc hiểu văn bản văn học, nhằm trợ giúp GV bộ môn linh hoạt
hơn trong hoạt động giảng dạy, đưa HS tiệm cận với văn bản, rút ra cái hay, cái

GV ĐẶng Hoàng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

Trang 20/ 81


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

đẹp trong văn bản, đồng thời có khả năng liên hệ với những vấn đề trong cuộc
sống để có cái nhìn khách quan và cách giải quyết đúng đắn.
Bên cạnh đó, có một số lưu ý đặt ra trong việc tích hợp kiến thức liên
môn KHXH trong giảng dạy văn học trung đại chúng ta cần chú trọng như sau:
Thứ nhất, dù tổ chức một giờ học tích hợp liên mơn, nhưng vẫn phải đảm
bảo phần mục tiêu cần đạt của bài học (đã đưa ra ở phần Bảng hệ thống), bởi vì
giờ học là dạy nhiều kiến thức các mơn học khác nhau để bổ trợ cho mơn học
chính là Ngữ Văn, không phải giờ học nhiều môn học lộn xộn. HS buộc phải
hiểu được cả nội dung và những yếu tố nghệ thuật (như thể loại, ngôn từ, giọng

điệu…) cấu thành nên giá trị thẩm mĩ của tác phẩm.
Thứ hai, kiến thức liên môn là phần nội dung lồng ghép vào bài giảng
kiểu truyền thống, đưa đến HS cách nhìn mới mẻ, gần gũi khi tìm hiểu một văn
bản văn học trung đại. Vậy, đây là phần nội dung bắt buộc, nhưng cần lồng ghép
khéo léo, tránh biến giờ học trở nên nặng nề. Đồng thời, không nhất thiết phải
phải tổ chức dạy học liên môn trong bất cứ tiết dạy đọc – hiểu văn bản VHTĐ
nào, trên đây chỉ là gợi ý chúng tôi đưa ra với người dạy nhằm đạt được hiệu
quả tốt nhất trong giảng dạy bộ môn Ngữ Văn.
Thứ ba, những tiết học trên không nhất thiết phải tổ chức thành giờ học cố
định trên lớp. Tùy thuộc vào kế hoạch dạy học của từng trường, hoặc ý tưởng
dạy học của từng GV mà định hướng lại: như việc gộp những tác phẩm có điểm
tương đồng về đề tài, chủ đề, nội dung, có điểm tương đồng trong liên mơn Lịch
sử hoặc GDCD, Địa lí hay GDQP để tổ chức một chuyên đề dạy học liên mơn.
Thứ ba, dạy học liên mơn là q trình dạy học để HS mở rộng kiến thức,
tự trải nghiệm và cảm nhận tác phẩm văn chương. Chúng ta có thể coi đây là
một hướng mới trong tiếp nhận tác phẩm văn học của nhà trường phổ thông, bắt
đầu từ Ngữ Văn lớp 10. Đó là giao tiếp mở giữa tác giả - tác phẩm với GV và
HS. Như vậy, hoạt động dạy và học có thể được tổ chức trên lớp, ngồi khơng
gian lớp học, ở nhà, hoặc trải nghiệm thông qua tham quan khám phá. Như vậy,
việc dạy học tích hợp liên mơn KHXH trong mơn Ngữ Văn lớp 10 mới thực sự
đạt được hiệu quả.

GV ĐẶng Hoàng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

Trang 21/ 81


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Cuối cùng, vì tích hợp liên mơn là đổi mới ở nội dung dạy học, nên GV

đóng vai trị rất quan trọng trong việc truyền dạy tri thức, giúp các em tiếp nhận
văn bản văn học một cách tích cực. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một vài
phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản, mà những phương pháp đó phát huy vai
trị to lớn trong việc dạy học tích hợp liên môn trong môn Ngữ Văn, đặc biệt là
các tác phẩm VHTĐ
2.2. Một số phương pháp tích hợp liên mơn KHXH trong giảng dạy văn học
trung đại (VHTĐ).
a, Cơ sở phương pháp:
Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp
vào các bài dạy, tùy theo từng mơn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như
liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần,( Phần nội dung bài học, phần bài
tập hay là tổng kết tồn bài...) Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết
nối sao cho lô gic và hài hịa....từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống
cho học sinh.
Với giáo viên, giáo án liên môn là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành
hữu cơ. Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách
quan của bài văn, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của HS, có sự kết
hợp nhiều mơn học khác nhau để bổ trợ cho môn Văn. Hai là, một hệ thống các
hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do GV sắp xếp, tổ chức
hợp lí, nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài văn tích cực, kết
hợp nhiều tri thức, tưởng tượng và sáng tạo. Thiết kế Giáo án liên môn phải bám
chặt vào những giá trị tư tưởng và nghệ thuật vốn có, gắn liền tác phẩm VHTĐ
với bối cảnh lịch sử, tái hiện cho HS , mở ra hướng thu nạp, thị hiếu, cá tính và
khả năng diễn dịch của cá nhân HS.
Tổ chức giờ học tích hợp liên mơn là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối
hợp hoạt động của GV và HS theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, trong đó GV giữ
vai trị tổ chức, hướng dẫn, định hướng, đặt người học vào vị trí trung tâm. GV
với sự chuẩn bị tri thức về nhiều môn học, truyền dạy cho HS tri thức của từng
môn học để làm nền tảng cho môn Ngữ Văn. Sự đổi mới nội dung đa dạng hơn,


GV ĐẶng Hoàng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

Trang 22/ 81


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

gần với HS hơn sẽ xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa bồi dưỡng tri thức, rèn luyện
kĩ năng và hình thành phát triển năng lực, tiềm lực cho HS. Muốn vậy, nên khắc
phục cách dạy cứng nhắc kiến thức, bó hẹp phạm vi nội dung hay dạy quá nặng
nề nội dung, hơn nữa phải khắc phục khuynh hướng rèn luyện kĩ năng máy móc
theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, ít có khả năng sử dụng vào đọc hiểu văn bản.
Để nâng cao hiệu quả của mơn học tích hợp, giáo viên có thể sử dụng một
số phương pháp để dạy học tích hợp như sau:
- Dạy học dự án
- Phương pháp diễn giảng
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề
Đây không phải là tất cả các phương pháp dạy học Ngữ Văn, còn nhiều
phương pháp khác (phương pháp đọc diễn cảm, phương pháp giảng bình…).
Tuy nhiên, đây là những phương pháp tốt nhất để bổ trợ cho nội dung có chứa
kiến thức tích hợp liên mơn. Sau đây chúng tơi sẽ cụ thể hóa các phương pháp
dạy học trong phạm vi các tác phẩm văn học trung đại chương trình Ngữ Văn
10.
b, Một số phương pháp tích hợp liên mơn KHXH trong dạy học văn
học trung đại lớp 10
* Phương pháp diễn giảng
Diễn giảng là phương pháp trình bày, thơng báo có hệ thống một vấn đề
mới cho HS, HS tiếp thu kiến thức sau đó tái hiện lại kiến thức đó. Đây là

phương pháp dạy học cổ xưa nhất, được sử dụng chủ yếu trong dạy học các môn
khoa học xã hội.
Nếu sử dụng quá nhiều lối diễn giảng truyền thống, HS sẽ thụ động tiếp
thu, khơng tích cực, tiến trình học thật sự ít khi xảy ra. GV cần hạn chế độc diễn
mà kết hợp đàm thoại, xen kẽ kể chuyện (chuyện cuộc đời nhà văn, hoàn cảnh ra
đời tác phẩm, chuyện vui văn học…); cho HS làm bài tập, hướng dẫn HS tự
nghiên cứu SGK…

GV ĐẶng Hoàng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

Trang 23/ 81


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Mơ hình chung của việc dạy học theo phương pháp diễn giảng là:

Hình 1: Dạy học theo phương pháp diễn giảng
Ví dụ: Trong tiết học Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm, để tích hợp liên môn trong
giờ giảng, GV tiến hành phương pháp diễn giảng như sau:
- Bước 1: Giới thiệu bài mới
+ Giới thiệu cấu trúc bài, bố cục bài.
+ Liên hệ từ kiến thức mơn học đã có về thể loại, thời đại, dẫn vào bài mới.
+ So sánh các tác phẩm tương đồng (Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi).
- Bước 2 Hướng dẫn HS khám phá kiến thức.
Có 2 con đường diễn giảng GV có thể sử dụng
+ Con đường diễn dịch: Mơ hình: Khái niệm - ví dụ - khái niệm:
• Bước 1: GV trình bày về thời kì lịch sử bối cảnh Việt Nam thế kỉ XV,
XVI.
• Bước 2: Bằng một vài ví dụ cụ thể, bằng hình ảnh để HS làm rõ lịch sử

thời đại đó đã ảnh hưởng tới quyết định về ở ẩn và lối sống của Nguyễn
Bỉnh Khiêm ra sao.
• Bước 3: Nhắc lại kiến thức lịch sử khái lược hoặc yêu cầu HS rút ra lịch
sử thời đại đó bằng hiểu biết của bản thân: giải thích tại sao Nguyễn Bỉnh
Khiêm ở ẩn, tại sao ông muốn lánh đục về trong, muốn tránh xa chốn
quan trường dù lòng còn nhiều ưu sầu việc nước, việc đời.
* CÁCH 2: Con đường quy nạp - Mô hình: Thí dụ - khái niệm - thí dụ:
• Bước 1: GV trình bày về cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm - Những đóng góp
của tác giả với triều đình – Ông từ quan về quê ở ẩn.

GV ĐẶng Hoàng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

Trang 24/ 81


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

• Bước 2: Giảng giải bối cảnh lịch sử Việt Nam thế kỉ XV, XVI bằng một
vài ví dụ cụ thể, bằng hình ảnh để HS làm rõ lịch sử thời đại đó đã ảnh
hưởng tới quyết định về ở ẩn và lối sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ra sao
• Bước 3: Nhắc lại kiến thức lịch sử khái lược hoặc yêu cầu HS rút ra lịch
sử thời đại đó bằng hiểu biết của bản thân
Cách dạy này đòi hỏi GV phải có khả năng điều khiển tốt lớp học, khả năng
ứng xử nhạy bén, định hướng được những câu trả lời của HS vào vấn đề cần
dạy.
Phương pháp diễn giảng trong một giờ học tích hợp liên mơn có thể tái hiện
qua hình ảnh như sau:

Hình 2: Con đường diễn dịch
Hình 3: Con đường quy nạp

Hình thức dạy học theo phương pháp diễn giảng trên là hình thức diễn
dịch và quy nạp phát triển, ngồi ra, GV có thể tổ chức dạy học theo phương
pháp diễn dịch/quy nạp từng phần, diễn dịch/quy nạp đối chiếu.
* Phương pháp vấn đáp (đàm thoại)
Vấn đáp là phương pháp GV xây dựng hệ thống câu hỏi cho HS trả lời
hoặc trao đổi, tranh luận với nhau dưới sự chỉ đạo của GV, qua đó tiếp nhận kiến
thức. Trong điều kiện thiếu phương tiện, thiết bị dạy học thì việc sử dụng câu
hỏi là một trong những cách thức tiện lợi nhất để HS học tập một cách tích cực.

GV ĐẶng Hồng Minh Trang – THPT A Hải Hậu

Trang 25/ 81


×