Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1........................................................................................................................3
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU
CỦA NHÀ MÁY Ô TÔ VEAM...................................................................................3
1.1.1. Lịch sử hình thành của Nhà máy ô tô VEAM, Bỉm Sơn, Thanh Hóa ...............4
1.1.2. Ngành nghề kinh doanh: .....................................................................................6
1.2. Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của Nhà máy ô tô VEAM...............................6
1.2.1. Điều kiện địa lý, khí hậu, địa hình.......................................................................6
1.2.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................6
1.2.1.2.Địa hình..........................................................................................................6
1.2.2. Điều kiện về lao động – dân số............................................................................7
1.2.2.1. Dân số............................................................................................................7
1.2.2.2. Giáo dục – Đào tạo.......................................................................................7
1.2.3. Điều kiện kinh tế..................................................................................................8
1.2.Công nghệ sản xuất của Nhà máy ô tô VEAM.......................................................9
1.2.1.Dây chuyền công nghệ sản xuất...........................................................................9
1.2.2.Bảng trang thiết bị máy móc...............................................................................12
1.4. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của Nhà máy ...........................13
1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy.....................................................13
1.4.2. Đặc điểm về lao động của Nhà máy .................................................................15
1.5. Phương hướng phát triển Nhà máy trong tương lai............................................17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................................19
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
CHƯƠNG 2......................................................................................................................20
PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY
Ô TÔ VEAM NĂM 2015...........................................................................................20
2.1. Một số chỉ tiêu tổng quát phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Nhà máy..................................................................................................................21
2.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...............................................24
2.2.1. Phân tích tình hình sản xuất của Nhà máy........................................................24
2.2.1.1. Phân tích tình hình sản xuất theo số lượng sản phẩm ..............................24
2.2.1.2. Phân tích tình hình sản xuất theo giá trị sản phẩm.....................................26
2.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ của Nhà máy..........................................................28
2.2.2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ theo sản phẩm................................................28
2.2.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ theo giá trị sản phẩm......................................29
2.2.2.3. Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường...............................................30
2.2.3. Phân tích tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất và tiêu thụ của Nhà máy.....32
2.3. Tình hình sử dụng tài sản cố định.........................................................................36
2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định.......................................................36
2.3.2. Phân tích tình hình tăng giảm và kết cấu tài sản cố định..................................37
2.3.2.1. Phân tích kết cấu tài sản cố định (TSCĐ)..................................................37
2.3.3. Phân tích mức độ hao mòn tài sản cố định........................................................42
2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương của nhà máy ô tô VEAM...43
2.4.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động trong nhà máy........................................43
2.4.1.1. Phân tích mật độ đảm bảo số lượng và cơ cấu trong nhà máy...................43
2.4.1.2. Phân tích chất lượng nhân viên của nhà máy.............................................46
2.4.2. Phân tích năng suất lao động và tiền lương.......................................................47
2.5. Phân tích giá thành sản phẩm...............................................................................50
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
2.5.1. Phân tích chung giá thành theo khoản mục.......................................................50
2.5.2. Phân tích kết cấu giá thành theo khoản mục chi phí.........................................53
2.5.3. Phân tích chi phí trên 1000 đồng doanh thu (M)...............................................54
2.6. Phân tích tình hình tài chính của Nhà máy ô tô VEAM.......................................54
2.6.1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của nhà máy.........................................55
2.6.1.1. Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động các khoản mục trong bảng
cân đối kế toán....................................................................................................55
2.6.1.2. Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các chỉ tiêu trong báo
cáo kết quả kinh doanh.......................................................................................62
2.6.2. Phân tích tình hình đảm bảo bảo nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của
nhà máy ô tô VEAM...............................................................................................66
2.6.3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán năm 2015 của Nhà máy
ô tô VEAM.............................................................................................................70
2.6.3.1. Phân tích tình hình thanh toán....................................................................70
2.6.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của nhà máy..............................................72
2.6.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh......................................................77
2.6.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn..................................................77
2.6.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh................................81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................................85
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
LỜI MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu
tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây hoạt động của doanh
nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản
xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết
định vào phục hồi và phát triển kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân
sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xóa
đói, giảm nghèo. Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây đã đưa
lại những kết quả quan trọng sau:
(1) Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao
động
(2) Doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển là yếu tố quyết định tăng trưởng
cao và ổn định của nền kinh tế những năm qua
(3) Doanh nghiệp phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh
tế quốc dân và trong nội bộ mỗi ngành
(4) Phát triển doanh nghiệp tác động đến giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội
Các doanh nghiệp ngày càng phát triển, không ngừng mở rộng về quy mô sản
xuất cũng như thị trường tiêu thụ do đó công tác quản lý, giám sát các hoạt động
của doanh nghiệp cũng trở nên khó khăn. Vì vậy công tác quản trị kinh doanh trong
doanh nghiệp ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng hơn của mình. Bởi lẽ thực hiện
công tác quản trị giúp cho các cấp lãnh đạo trong công ty nắm bắt được tình hình
hoạt động hiện tại cũng như môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là căn cứ
quan trọng để họ đưa ra các quyết định liên quan trực tiếp hay gián tiếp hay gián
tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Trong điều kiện thực tế hiện nay mục đích tạo ra những sinh viên có kiến thức
toàn diện sau khi ra trường có thể đóng góp kiến thức đã học và tiếp thu được ở nhà
trường, để phục vụ công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước… cũng
như của doanh nghiệp. Hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của đợt
thực tập nghiệp vụ kinh tế dành cho sinh viên kinh tế và quản trị kinh doanh, tác
giả đã thực tập tại Nhà máy ô tô Veam. Đợt thực tập này giúp tác giả có điều kiện
tiếp cận thực tế sản xuất kinh doanh, các công việc cụ thể của Nhà máy.
Đề tài gồm 3 chương:
1
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
Chương 1: Khái quát tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh
doanh chủ yếu của Nhà máy ô tô Veam
Chương 2: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy ô tô Veam
Chương 3:
Mặc dù đã được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của giảng viên TS. Phan Thị
Thái, các cô chú cán bộ nhân viên phòng kế toán của Nhà máy và cùng với sự nỗ
lực tìm hiểu học hỏi của bản thân, song do trình độ kiến thức và kinh nghiệm thực
tế còn hạn chế nên bài báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy
tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo để
bản báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày tháng năm 2016
Sinh viên thực hiện
2
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN
XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA NHÀ MÁY
Ô TÔ VEAM
3
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy ô tô VEAM
1.1.1. Lịch sử hình thành của Nhà máy ô tô VEAM, Bỉm Sơn, Thanh Hóa
Tên doanh nghiệp: Nhà máy ÔTÔ VEAM
- Tên giao dịch Quốc tế: VEAM Motor Factory
- Tên viết tắt: VEAM Motor
- Địa chỉ: Phường Bắc Sơn, Thịxã Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
- Điện thoại: 0373.771.824
- Fax: 0373.771.137
- Website: www.VEAM-motor.com
- Email:
Nhà máy ô tô VEAM Thanh Hóa do Tổng Công ty Máy Động lực và Máy
Nông nghiệp Việt Nam (VEAM) thuộc Bộ Công Thương làm chủ đấu tư, với tổng
số vốn dự toán gần 35 triệu USD, trên diện tích mặt bằng 28,6 ha. Nhà máy được
xây dựng trên cơ sở thiết kế dây chuyền công nghệ đồng bộ, hiện đại với phương
tiện, nhà xưởng của Nhà máy sản xuất ô tô SAMSUNG (Hàn Quốc). Theo dự án,
nhà máy có năng lực sản xuất bình quân mỗi năm 25.000 xe tải hạng nhỏ, 5.000 xe
tải hạng trung bình và nặng, 3.000 xe trở khách. Trong giai đoạn đầu hoạt động:
Nhà máy nhận các động cơ, hộp số và các linh kiện chi tiết của hệ thống
truyền lực được sản xuất theo công nghệcủa các nước Đức, Bê-la-rút, Hàn Quốc
vào dây truyền sản xuất. Giai đoạn hoàn chỉnh dự án, Nhà máy phấn đấu đạt tỷ lệ
nội địa hóa từ 70-80% sản phẩm ôtô.
Nhà máy xây dựng gồm 3 xưởng sản xuất chính: xưởng hàn, dập - sơn và lắp
ráp được sử dụng các thiết bị hàng đầu thế giới của các nước thuộc nhóm G7 và các
nước công nghiệp hiện đại, cho phép tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt. Sau
thời gian vận chuyển, xây dựng, lắp ráp nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, ngày 28-9
Nhà máy chính thức đi vào sản xuất và đã có những chiếc xe ô tô tải loại 5
tấn đầu tiên xuất xưởng đảm bảo chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, phù hợp thị trường
trong nước và xuất khẩu. Dự kiến 3 tháng cuối năm nay, Nhà máy sẽ xuất xưởng
khoảng 500 chiếc ô tô tải loại vừa.
Đây là niềm khát khao, mong đợi của lãnh đạo Tổng Công ty Máy động lực
& máy nông nghiệp Việt Nam, của toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức lao động
nhà máy ôtô VEAM nói riêng cũng như tất cả nhân dân thị xã Bỉm Sơn nói chung.
4
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
Việc chính thức đi vào hoạt động của Nhà máy ô tô VEAM Thanh Hoá đã
góp một phần lớn tạo nên khí thế và diện mạo mới cho khu đô thị Bỉm Sơn ngày
càng phát triển mạnh mẽ.
Ngày 03/06/2008 thực hiện quyết định của chủ HĐQT Tổng công ty Máy
động lực và máy nông nghiệp vềviệc thành lập Nhà máy ô tô VEAM. Chuyển giao
từ Ban quản lý dự án của Tổng công ty sang Nhà máy. Với tình hình sản xuất kinh
doanh của năm 2008 chủ yếu là tiếp xúc với công nghệ mới nên sản xuất kinh
doanh cầm chừng, trang thiết bị máy móc được vận chuyển từ Hàn Quốc qua Việt
Nam qua đường biển, do bảo quản không tốt, hơi muối biển đã làm cho một số bộ
phận điện tử của dây chuyền bị hư hỏng, vật tư thiết bị nhập vềcòn chưa đúng
chủng loại, trình độ tay nghề cán bộ công nhân viên còn non trẻ nên ảnh hưởng
không ít đến việc tiếp xúc với dây chuyền tiên tiến, công nghệ của thế giới.
Nhà máy ô tô VEAM có chức năng sản xuất các loại xe ben, xe có trọng tải
từ 0.5 tấn đến 30 tấn, các loại xe khách từ 24 chỗ đến 80 chỗ ngồi, xe đầu kéo 36
tấn, 44 tấn, 52 tấn, các loại xe chuyên dùng …Nhà máy luôn duy trì và không
ngừng phát triển sản xuất, kinh doanh, tìm hiểu và học hỏi các đơn vị bạn để nâng
cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ của Nhà máy là thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách pháp
luật của nhà nước, bảo vệ tài sản, bảo vệ sản xuất, giữ gìn an ninh trât tự và an toàn
xã hội trong nội bộ Nhà máy, làm nghĩa vụ quốc phòng và các biện pháp bảo vệ
môi trường xung quanh Nhà máy.
Tự chủ thiết lập các mối liên hệ với các đối tác kinh tế, thiết lập các mối liên
doanh liên kết, nhằm tăng cường hiệu quảsản xuất kinh doanh. Nhà máy luôn tìm
hiểu, nghiên cứu thị trường, khai thác tốt hơn thị trường hiện có, tìm kiếm thiết lập
thị trường mới.
Chất lượng sản phẩm là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến sản lượng tiêu thụ của Nhà
máy.
5
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
1.1.2. Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất và lắp ráp ô tô tải, xe khách, xe chuyên dùng…
1.2. Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của Nhà máy ô tô VEAM
1.2.1. Điều kiện địa lý, khí hậu, địa hình
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Nhà máy ô tô VEAM nằm trên địa bàn Phường Bắc Sơn – Thị xã Bỉm Sơn –
Tỉnh Thanh Hóa,
+ Phía bắc giáp thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
+ Phía đông giáp huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình và huyện Hà Trung, Thanh
Hóa (xã Hà Vinh);
+ Phía nam giáp huyện Hà Trung, Thanh Hóa (các xã Hà Thanh, Hà Vân, Hà
Dương);
+ Phía tây giáp huyện Hà Trung, Thanh Hóa (các xã Hà Bắc, Hà Long).
Nằm ở toạ độ 20°18’ – 20°20’ vĩ độ Bắc và 105°55’ – 106°05’ kinh độ Đông,
Bỉm Sơn cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía nam, cách thành phố Thanh
Hóa 34 km về phía bắc, nằm trên mạng lưới giao thông vận tải thuận lợi với
tuyến đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A chạy qua, tạo nên mối giao thương rộng lớn
với các tỉnh trong vùng và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
1.2.1.2.Địa hình
Bỉm Sơn là vùng đất thấp dần từ Tây sang Đông. Diện tích tự nhiên là
6.628.52 ha.Bỉm Sơn là vùng đất có địa hình thấp dần từ tây sang đông. Đặc điểm
địa chất của Bỉm Sơn thuộc đới cấu tạo Sơn La, phụ đới Ninh Bình; đất đá của vùng
được tạo thành vào nguyên đại Trung sinh - kỷ Tơriát, cách ngày nay khoảng trên
300 triệu năm. Tuy diện tích không rộng nhưng Bỉm Sơn vừa có vùng đồng bằng,
vùng núi đá, vùng đồi và sông suối.Vùng đồi núi kéo dài từ Tây Bắc đến Bắc Đông
Bắc với diện tích 5.097,12 ha, vùng đồng bằng có diện tích 1.518,98 ha; núi đá có
đặc điểm của những sa thạch là đá rát, đá phiến sét và xen kẽ những mạch đá vôi
chìm nổi, vùng đồng bằng thuận tiện cho phát triển nông nghiệp và cũng là diện tích
đất dự trữ cho phát triển đô thị tuy không rộng nhưng Bỉm Sơn vừa có vùng đồng
bằng, vùng núi đá, vùng đồi và sông suối.
6
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
Khí hậu
Thị xã Bỉm Sơn chịu ảnh hưởng của ba vùng khí hậu xen kẽ là Tây Bắc –
Đông bắc Bắc Bộ và cận bắc Trung Bộ. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,60,
lượng mưa trung bình đạt 1.514 mm/năm; độ ẩm không khí trung bình 80%, chế độ
gió biến chuyển theo mùa, nắng lắm, mưa nhiều…
1.2.2. Điều kiện về lao động – dân số
1.2.2.1. Dân số
Theo thông tin từ cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa, đến thời điểm
31/12/2008, dân số Bỉm Sơn có 59.747 người.
+ Thành thị: 31.053 người
+ Nông thôn: 23.918 người
Mật độ dân số : 820 người/km2
1.2.2.2. Giáo dục – Đào tạo
Tiếp tục được giữ vững; củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục
TH đúng độ tuổi, phổ cập THCS. Tăng cường đổi mới công tác quản lý, đổi mới
phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Triển khai thực hiện
phong trào thi đua ‘‘Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” và cuộc vận
động ‘‘ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” bước
đầu đã đạt được kết quả nhất định; tổ chức tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh tham dự
các kỳ thi học sinh giỏi đạt kết quả khá; tổ chức thành công kỳ thi Olimpic THPT
thị xã Bỉm Sơn lần thứ hai; chuẩn bị các điều kiện để học sinh TN lớp 12 tham dự
kỳ thi tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ năm 2010: Kết quả trường THPT Bỉm
Sơn đỗ ĐH 70% (nguyện vọng 1, nguyện vọng 2); trường THPT Lê Hồng Phong đỗ
ĐH 20,6%; CĐ 23,7%. Trung tâm GDTX đỗ ĐH và CĐ 12,1%. Năm học 2009
-2010 có thêm 02 trường THCS được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, nâng
tổng số trường đạt chuẩn quốc gia toàn thị xã lên 11 trường (THPT:1; THCS 03;
TH 06; MN 01 trường). Toàn Thị xã có 55/65 làng, khu phố văn hoá, tỷ lệ 84,6%;
7
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
có 58/69 cơ quan, doanh nghiệp, trường học đăng ký cơ quan văn hoá và được công
nhận vào cuối năm, tỷ lệ 82,7%; có 80,6% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá,
tăng 2,6% so CK. Phong trào quần chúng rèn luyện sức khoẻ theo gương Bác Hồ
tiếp tục đẩy mạnh, gia đình thể thao đạt 37,3%, tăng 1,8% so CK; số người thường
xuyên luyện tập thể thao đạt 40%, tăng 1,6% so CK.
1.2.3. Điều kiện kinh tế
Thị xã Bỉm Sơn là một mũi nhọn phát triển công nghiệp của xứ Thanh. Theo
thống kê năm 2006, cơ cấu kinh tế của thị xã: Công nghiệp – xây dựng 75,2%,
Thương mại - Dịch vụ 20,5%, Nông – Lâm nghiệp 4,3%. Trong giai đoạn 2005 2010, thị xã đã đạt được những thành tựu kinh tế như sau:
- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân hàng năm 13,9%, gấp
1,9 lần so với những năm 2005.
- Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển nhanh, loại hình phong phú, đa dạng,
trên địa bàn thị xã có 233 doanh nghiệp, trong đó có 160 doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả.
- Giá trị dịch vụ tăng bình quân hàng năm 27,6%, gấp 3,4 lần so với năm
2005.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2010 ước đạt 678 tỷ đồng, gấp 2,4 lần năm
2005.
- Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2010 ước đạt 30 triệu USD.
- Mức huy động vốn năm 2010 ước đạt 1.796 tỷ đồng, tăng 2,65 lần năm 2005
Các công ty, xí nghiệp lớn trên địa bàn thị xã:
Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn là doanh nghiệp trọng điểm của tỉnh
đóng trên địa bàn thị xã. Công ty với tiền thân là Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được
thành lập vào ngày 4 - 3 – 1980. Ngày 01/05/2006 chuyển đổi thành Công ty cổ
phần xi măng Bỉm Sơn. Công suất của nhà máy là 4 triệu tấn/năm. Là đơn vị anh
hùng thời kỳ đổi mới.
Nhà máy ô tô VEAM được xây dựng trên địa bàn phường Bắc Sơn, thị xã
Bỉm Sơn. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 28/9/2009. Công suất thiết kế
là 33.000 xe/năm..
8
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
Công ty cổ phần Xây lắp và cơ giới 15 (LICOGI 15) trên địa bàn phường Ba
Đình.
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2016
+
GDP bình quân đầu người khoảng 3.200-3.500 USD.
Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP trên 85%;
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng công nghiệp, xây dựng bình quân khoảng
7,5%/năm; đến năm 2020 tỉ trọng công nghiệp, xây dựng trong GDP khoảng 40%
+ Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình
quân 7-7,5% mỗi năm.Tỉ trọng khu vực dịch vụ trong GDP khoảng 45% vào năm
2020.
-
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32-34% GDP;
Bội chi ngân sách Nhà nước không quá 4% GDP.
Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng khoảng 25-30%;
Năng suất lao động xã hội bình quân tăng 4-5%/năm;
Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1-1,5%/năm.
Tỉ lệ đô thị hoá đến năm 2020 đạt 38-40%
Giải quyết việc làm 10.000 người trở lên;
-
Tỷ lệ hộ nghèo dưới 2%, cận nghèo dưới 3,5%.
Tỷ lệ hộ xem truyền hình và nghe đài 100%;
Xây dựng 89,6% đạt danh hiệu làng, khu phố văn hoá, 90% cơ quan văn hoá,
83,6% gia đình văn hoá, 55,6% người thường xuyên luyện tập thể thao, 42% gia
đình thể thao.
1.2.Công nghệ sản xuất của Nhà máy ô tô VEAM
1.2.1.Dây chuyền công nghệ sản xuất
Nhà máy ô tô VEAM là doanh nghiệp chuyên sản xuất và lắp ráp các loại xe
tải, xe ben có trọng tải tử 0,5 tấn đến 30 tấn và các loại xe chuyên dùng để phục vụ
khách hàng.
Nhà máy sản xuất và lắp ráp theo hệ thống dây chuyền, Nhà máy có 4 xưởng
sản xuất, đó là: Xưởng Hàn, xưởng Sơn.
9
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
Nhà máy ô tô VEAM là doanh nghiệp chuyên sản xuất và lắp ráp các loại xe
tải, xe ben có trọng tải tử 0,5 tấn đến 30 tấn và các loại xe chuyên dùng để phục vụ
khách hàng.
Nhà máy sản xuất và lắp ráp theo hệ thống dây chuyền, Nhà máy có 4 xưởng
sản xuất, đó là: Xưởng Hàn, xưởng Sơn, xưởng Lắp ráp và xưởng Dập. Hiện nay,
sản phẩm của Nhà máy được sản xuất theo quy trình như sau:
Về chủng loại, mẫu mã: Trong những năm đầu sản xuất kinh doanh số lượng
sản phẩm sản xuất của Nhà máy còn nghèo chỉ gồm các loại xe 900kg, 1.250kg,
1.490kg, 1.990kg, 2.490kg, do đó không thu hút được khách hàng, sản lượng sản
xuất và lắp ráp ra còn tồn đọng nhiều, trong những năm từ năm 2008 - 2009 sản
phẩm ế đọng. Nhà máy thực hiện đa dạng hoá sản phẩm với nhiều mẫu mã, chủng
loại, cả những mặt hàng dòng xe kinh tế cao, sản lượng sản xuất ra đến đâu tiêu thụ
đến đó, ít có sản phẩm ứ đọng.
Hiện nay, Nhà máy sản xuất các dòng xe như: 900kg, 1.250kg, 1.490kg,
1.990kg, 2.4990kg, HuynDai Hàn Quốc và sắp tới xản suất xe bus của tập đoàn
SamSung, xe chuyên dùng như: 4.990kg, 8.300kg, 10.990kg, 18.000kg, 20.000kg
của tập đoàn Mats của Beurus…
10
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
Dây chuyền công nghệ sản xuất của Nhà máy ô tô VEAM
Nguyên vật liệu
Xưởng Dập
Linh kiện xe
Xưởng Hàn
DC tự động
Xưởng Lắp Ráp
Dây chuyền kiểm
tra
Sp tốt
Xưởng Sơn
Sp lỗi
Sửa lỗi ED
SP tốt
Kho thành phẩm
Hình 1-1. Dây chuyền công nghệ của Nhà máy
11
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
Đặc điểm dây chuyền công nghệ
1.2.2.Bảng trang thiết bị máy móc
Bảng 1.1
TT
Danh mục máy móc
Số lượng
(cái)
Nước sản xuất
I
Xưởng lắp ráp
Dây chuyền lắp ráp
3
Hàn Quốc
-
Dây chuyền lắp ráp xe tải nhẹ
2
II
Dây chuyền lắp ráp xe tải nặng
Xưởng Sơn
Dây chuyền sơn
1
Dây chuyền sơn ED cho cabin và thùng xe
tải nhẹ
Dây chuyền sơn sấy nhiệt độ cao cho
cabin và thùng xe tải nhẹ
Dây chuyền sơn sấy nhiệt độ thấp(Sơn
thùng xe tải nặng, xe khách và xe chuyên
dùng
Xưởng Dập
Xưởng có 4 máy dập
Máy dập thủy lực 1300 tấn
Máy dập cơ khí
Xưởng Hàn
Dây chuyền Hàn
1
-
Dây chuyền Hàn tự động
1
V
Dây chuyền Hàn thủ công
Dây chuyền kiểm tra chất lượng
2
Dây chuyền kiểm tra xe xuất xưởng
2
-
Dây chuyển kiểm tra xe tải nhẹ
1
-
Dây chuyền kiểm tra xe tải nặng
1
III
IV
3
Hàn Quốc
1
1
4
1
3
Hàn Quốc
3
Hàn Quốc
Hàn Quốc
12
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
Số lượng máy móc, trang thiết bị của Nhà máy đã phần nào đáp ứng được
cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên để cho quá trình sản xuất được thuận lợi hơn và
năng suất lao động tăng cao hơn thì Công ty cần thay mới những máy móc đã cũ
đồng thời trang bị thêm máy móc cho những bộ phận còn thiếu máy móc trong quá
trình làm việc.
1.4. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của Nhà máy
1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy
Nhà máy ô tô VEAM là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập với nhiệm vụ
chủ yếu là sản xuất và kinh doanh, cơ cấu tổchức như sau: Ngoài Giám Đốc và Phó
giám đốc, được chia thành 16 phòng, ban, xưởng. Trong đó có 11 phòng, 01 ban và 4
xưởng.
* Giám Đốc: Giám đốc là người đại diện pháp nhân của Nhà máy, điều hành mọi hoạt
động, kinh doanh của Nhà máy.
* Các phó Giám Đốc: Các phó Giám đốc giúp giám đốc quản lý, lên kế hoạch sản
xuất gồm: Phó giám đốc kinh doanh, phó Giám đốc sản xuất 1, phó Giám đốc sản xuất
2 và phó Giám đốc nhân sự.
* Phòng Điều độ sản xuất: Tổchức triển khai việc cung cấp linh kiện, vật tư đến từng vị
trí làm việc trên dây chuyền sản xuất của các xưởng.
* Phòng Kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc Nhà máy về định hướng phát triển
thị trường, chính sách bán hàng. Thực hiện kế hoạch tiêu thụ, kinh doanh, tổchức, phát
triển hệ thống đại lý và các kênh phân phối sản phẩm, tiếp nhận các đơn đặt hàng, ký
kết các hợp đồng kinh tế.
* Phòng Kỹ thuật công nghệ
Xây dựng quy trình sản xuất, quy trình công nghệ, cho từng loại sản phẩm sản
xuất của các xưởng trong dây chuyền sản xuất công nghệ Nhà máy. Nghiên cứu, thiết
kế, hướng dẫn kỹ thuật toàn bộ dây chuyền công nghệ của Nhà máy.
* Phòng Quản lý chất lượng: Tổ chức chỉ đạo các đơn vị, phòng, ban trong Nhà máy,
thực hiện tốt các nội dung trong ISO của Nhà máy theo tiêu chuẩn chất lượng sản
phẩm.
13
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
* Phòng Tài chính kế toán: Thực hiện các công việc về nghiệp vụ, chuyên môn tài
chính kế toán, theo đúng quy định của Nhà nước. Quản lý tài chính và giám sát mọi
hoạt động kinh tế tài chính trong Nhà máy.
* Phòng Vật tư
Nghiên cứu, xem xét, kiểm tra, đánh giá chất lượng các nhà cung cấp trong
nước vềcung ứng vật tư, thiết bị, phụ tùng, hàng hoá, giúp Giám đốc lựa chọn quyết
định. Theo dõi giám sát các đơn đặt hàng cho đến khi hoàn tất hợp đồng và có nhiệm
vụ xử lý các vấn đề phát sinh có liên quan trong hợp đồng.
* Phòng Xuất nhập khẩu
Nghiên cứu các chính sách xuất, nhập khẩu. Tham mưu cho Giám đốc các vấn
đề có liên quan đến công tác xuất nhập khẩu và các hoạt động ngoại thương khác.
Liên hệvới các đối tác đã được lựa chọn, lấy các thông tin vềsản phẩm, giá, phương
thức thanh toán, giao hàng… Đưa ra các đề xuất.
* Văn phòng Tổng hợp
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và Nhà máy, theo đúng
quy định của pháp luật hiện hành. Tổchức kiểm tra việc thực hiện các nội quy, quy
chế, quy định của Nhà máy. Tổ chức thực hiện và giải quyết các chế độ về bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế… theo đúng quy định của Nhà nước.
* Phòng Kế hoạch sản xuất
Tham mưu cho Giám đốc Nhà máy lập kế hoạch sản xuất, tổchức điều hành
hoạt động sản xuất. Quản lý giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch và có sự điều chỉnh
cần thiết cho phù hợp điều kiện sản xuất kinh doanh. Tổng hợp báo cáo tình hình sản
xuất kinh doanh của Nhà máy gửi các đơn vị và Tổng công ty.
* Ban bảo vệ
Bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự an toàn trong địa bàn sản xuất kinh doanh
của Nhà máy. Quản lý, tổchức công tác phòng cháy chữa cháy trong Nhà máy. Tổ chức
xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và công tác quốc phòng toàn dân
14
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
GIÁM ĐỐC
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc Phó Giám đốc
kinh doanh
sản xuất 1
Văn
Phòng
phòng
kinh
đại diện doanh
Phòng
xuất
nhập
khẩu
Phòng
vật tư
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
kỹ
thuật
công
nghệ
Phòng
quản
lý
chất
lượng
nhân sự
Phòng
điều độ
sản
xuất
Xưởng
Lắp
ráp
Văn
phòng
tổng
hợp
Xưởng Ban
Hàn bảo vệ
Hình 2- 2. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Nhà máy ô tô VEAM
1.4.2. Đặc điểm về lao động của Nhà máy
Nhà máy có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
vững chắc, được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp,
và các trường đào tạo nghề trong cảnước. Hiện tại số lao động của Nhà máy là 596
người, chủ yếu là con em trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Bảng kê số lượng lao động của Nhà máy năm 2015
Chỉ tiêu
Số lượng(người)
Tỷ trọng(%)
15
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
Theo trình độ lao động
+ Đại học
174
29,19
+Cao đẳng
142
23,83
+Trung cấp
254
46,62
+Lao động phổ thông
26
4,36
+Nữ
175
29,36
+Nam
421
70,64
+Dưới 25 tuổi
190
31,88
+Từ 25-34 tuổi
297
49,83
+Từ 35-45 tuổi
86
14,43
+Trên 45 tuổi
23
3,86
Tổng
596
100
Giới tính
Độ tuổi
16
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
1.4.3. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi của lao động
Nhà máy ô tô Veam thực hiện chế độ công tác theo quy định của nhà nước :
Ngày công chế độ của Nhà máy quy định: Tổng số ngày trong năm: 365 ngày;
Số ngày nghĩ trong năm: 52 ngày; Số ngày nghỉ lễ: 10 ngày; Số ngày nghỉ phép bình
quân 15 ngày; Số ngày làm việc theo chế độ: 304 ngày.
Công ty làm việc theo 2 chế độ:
- Khối phòng ban làm việc theo chế độ hành chính , chế độ làm việc trong 8 tiếng.
- Khối phân xưởng sản xuất thực hiện chế độ 3ca/ ngày với lịch đảo ca nghịch,
mỗi ca là 8 tiếng. Với chế độ làm việc trên đã đảm bảo sức khỏe cho cán bộ công nhân
viên.
Nhà máy tổ chức làm việc 8h/ngày, từ 7.30-16.30, 6 ngày/tuần, nghỉ trưa 1h.
Giờ nghỉ trưa: 11.30 – 12.30, giờ giải lao (sản xuất): 10.00 – 10.15 & 15.00 – 15.15.
Khi có yêu cầu tiến độ sản xuất kinh doanh thì nhân viên Nhà máy có trách nhiệm làm
thêm giờ và Nhà máy có những quy định đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo
quy định của Nhà nước và đãi ngộ thỏa đáng cho người lao động.
Điều kiện làm việc: Văn phòng làm việc, nhà xưởng khang trang, thoáng mát.
Đối cới lực lượng lao động trực tiếp, Nhà máy trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ
lao động, các nguyên tắc lao động tuân thủ chặc chẽ.
1.5. Phương hướng phát triển Nhà máy trong tương lai
Căn cứ vào định hướng phát triển của Nhà máy ô tô VEAM với các nguồn lực,
lợi thế, cơ hội thị trường có lãnh đạo Nhà máy đưa ra các mục tiêu: Trong năm 2016,
Nhà máy ô tô Veam đặt mục tiêu tăng 24% số lượng xe sản xuất; giá trị tiêu thụ tăng
30%, doanh thu tăng 24% so với năm 2015. Nhà máy cũng đưa ra các giải pháp chính,
như: rà soát, hoàn thiện quy trình công nghệ, sắp xếp hợp lý lao động trên từng công
đoạn sản xuất; nghiên cứu, thiết kế và đưa vào sản xuất các mẫu xe mới; kiểm soát chặt
chẽ chất lượng vật tư, linh kiện đầu vào; duy trì lượng xe tồn kho ở mức tối thiểu; đẩy
mạnh việc mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt đối với thị trường khu vực và thế giới.
Nhà máy có những định hướng phát triển cho những năm tới nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh:
17
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
- Tăng cường công tác quản lý, thường xuyên giáo dục tư tưởng nhận thức, nâng
cao trình độ, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên,
tạo điều kiện cho nhân viên tập trung sản xuất kinh doanh.
- Củng cố bộ máy kế toán, tài vụ đủ sức làm tròn nhiệm vụ tham mưu cho lãnh
đạo, theo dõi tham gia quản lý hoạt động của từng bộ phận để phản ánh tình hình sản
xuất kinh doanh kịp thời cho ban lãnh đạo.
- Để đầu tư vốn xây dựng nhà xưởng, cửa hàng kinh doanh, trang thiết bị hiện đại
phục vụ dịch vụ sửa chữa, bảo trì ô tô
- Tiếp tục hoàn thiện và phát triển trở thành Nhà máy phát triển mạnh trong lĩnh
vực sản xuất và lắp ráp ô tô. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất kinh
doanh, doanh thu bán hàng, hoạt động hiệu quả, có xu thế phát triển tốt và bền vững.
- Phát triển các nguồn lực chất lượng cao bằng chính sách thu hút, đào tạo, phân
phối và sử dụng một cách có hiệu quả, xây dựng một cơ chế lãnh đạo, quản lỹ một
cách hệ thống, bài bản, tiếp thu các tri thức kinh doanh hiện đại, nâng cao năng lực
quản tri tầm chuyên nghiệp và đẳng cấp, đẩy mạnh việc nghiên cứu, áp dụng công
nghệ mới vào đầu tư trong và ngoài nước…. Tận dụng môi trường kinh doanh, xây
dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp.
18
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua việc phân tích chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy
ô tô Veam ta thấy được những khó khăn và thuận lợi sau:
a) Thuận lợi:
- Qua 6 năm hoạt động, Nhà máy ô tô Veam đã có những bước chuyển đáng kể,
được thành lập trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt nhưng Nhà máy vẫn trụ
vững và ngày càng phát triển, tạo được vị thế của mình trên thị trường.
- Ban lãnh đạo Nhà máy năng động sáng tạo, tận tụy bản lĩnh, có tinh thần trách
nhiệm cao.
- Nhà máy có đội ngũ cán bộ công nhân viên yêu nghề, gắn bó với Nhà máy
những lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn. Lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân
viên trong Nhà máy là một khối đoàn kết, nhất trí cao, đó chính là yếu tố cơ bản đảm
bảo sự phát triển bền vững của Nhà máy.
b) Khó khăn:
- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khó khăn đối với Nhà máy đó là sự cạnh
tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, việc làm này là một thách thức lớn đối với Nhà
máy.
- Bên cạnh đó đội ngũ công nhân có tay nghề cao của công ty còn mỏng, trong
cơ chế thị trường hiện nay, cùng với nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi các sản
phẩm phải có chất lượng, đảm bảo, phù hợp với thị yếu của khách hàng.
Những thuận lợi và khó khăn trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của Nhà máy ô tô Veam.
Trên đây là những nét chung nhất của Nhà máy. Để tìm hiểu về mọi họat động
trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh tác giả sẽ đi sâu vào phân tích toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong chương 2.
19
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA NHÀ MÁY Ô TÔ VEAM NĂM 2015
20
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
2.1. Một số chỉ tiêu tổng quát phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Nhà máy
Từ những thuận lợi và khó khăn đã xét ở chương 1, Nhà máy không ngừng nâng
cao và hoàn thiện hơn, đặc biệt trong nền kinh tế có xu hướng hội nhập quốc tế thì Nhà
máy phải cố gắng vươn lên để tồn tại và phát triển. Do vậy, việc phân tích tình hình
hoạt động kinh doanh là việc hết sức quan trọng đối với Nhà máy để đánh giá một cách
thực trạng của sản xuất kinh doanh ở trình độ nào, chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm,
từ đó làm cơ sở cho việc hoạch định chất lượng đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế và xã
hội của quá trình sản xuất kinh doanh năm 2015.
Bước vào năm 2015 Nhà máy ô tô VEAM đã xác định được thuận lợi cũng như
những khó khăn thách thức trong kinh doanh. Vì vậy mà ban Giám đốc đã đưa ra
những chủ trương chính sách đúng đắn, đề ra những biện pháp tháo gỡ khó khăn, phát
huy triệt để những thuận lợi và tập trung sức mạnh tập thể.
Qua bảng số liệu 2.1 ta có thể thấy được kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà
máy ô tô Veam năm 2015 là khá tốt. Các chỉ tiêu kinh tế đều vượt so với năm 2014 và
hầu hết tăng so với kế hoạch. Việc đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của Nhà máy ô tô Veam được tình bày trong bảng 2.1.
Tổng doanh thu: Về tổng doanh thu bao gồm doanh thu thuần bán hàng và cung
cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác. Trong năm 2015 tổng
doanh thu tăng lên nhiều so với năm 2014, cụ thể năm 2015 đạt 1.377.636.429.594
đồng tăng 865.414.263.991 đồng so với năm 2014 tương ứng tăng 168,95% và tăng
190.079.998.958 đồng so với kế hoạch tương ứng tăng 16,01%. Nguyên nhân là do số
lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên so với năm trước và so với kế hoạch.
Tổng tài sản trong năm 2015 là 1.098.146.962.401 đồng tăng 656.909.652.887
đồng so với năm 2014 tương ứng tăng 148,88% và tăng 104.385.158.697đồng so với
kế hoạch tương ứng tăng 10,50%. Tổng tài sản tăng lên là do tài sản ngắn hạn và tài
sản dài hạn tăng lên, cụ thể: tài sản ngắn hạn năm 2015 tăng 648.776.665.932 đồng so
21
Nhà máy ô tô VEAM -Tổng công ty MĐL&MNN VN
với năm 2014 tương ứng tăng 284,58% và tăng 95.500.551.939 đồng so với kế hoạch
tương ứng tăng 12,22%. Tài sản dài hạn năm 2015 tăng 8.132.986.955 đồng so với
năm 2014 tương ứng tăng 3,81% và tăng 8.884.606.758 đồng so với kế hoạch tương
ứng tăng 4,18%. Nguyên nhân là do đến năm 2015 lượng tồn kho nhiều hơn.
Năm 2015 lượng lao động của Nhà máy là 595 người tăng 301 người so với
năm 2014 tương ứng tăng 102,03% và tăng 41 người so với kế hoạch tương ứng tăng
7,39%. Nguyên nhân là do trong năm 2015 thì số lượng công nhân có tuyển dụng thêm
nhiều công nhân kỹ thuật đạt 471 người tăng 238 người so với năm 2014 tương ứng
tăng 102,15% và tăng so với kế hoạch là 34 người tương ứng tăng 7,78%. Bên cạnh đó,
cán bộ công nhân viên cũng tăng trong năm 2015 tăng 63 người so với năm 2014
tương ứng tăng 101,61% và tăng 7 người so với kế hoạch tương ứng tăng 5,93%.
Tổng quỹ lương năm 2015 tăng 22.623.100.000 đồng so với năm 2014 tương
ứng tăng 124,68% và tăng 5.336.500.000 đồng so với kế hoạch tương ứng tăng
15,06%. Đối với năng suất lao động bình quân trong năm 2015 đạt hơn 5 xe/ngườinăm tăng hơn so với năm 2014 chỉ đạt có hơn 4 xe/người-năm tương ứng tăng 21,89%
nhưng lại giảm so với kế hoạch đề ra giảm 11,68%. Năng suất lao động tăng do Nhà
máy đã biết sử dụng có hiệu quả các loại máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao
động. Năng suất lao động tăng làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng đời
sống cán bộ công nhân viên được nâng cao.
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2015 đạt 81.249.358.206 đồng tăng
74.013.582.273 đồng so với năm 2014 tốc độ tăng rất cao và tăng so với kế hoạch
tương ứng tăng 8,15%. Tổng lợi nhuận sau thuế của Nhà máy năm 2015 tăng rất mạnh
tăng 58.406.887.657 đồng so với năm 2014 và tăng 5.936.293.088 đồng so với kế
hoạch tương ứng tăng 10,21%.
Qua phân tích các chỉ tiêu trên cho thấy năm 2015 hoạt động sản xuất kinh
doanh của Nhà máy ô tô Veam đã đem lại những thành tựu nhất định, doanh thu, tổng
tài sản, năng suất lao động, tổng quỹ lương đều tăng lên rõ rệt so với năm trước và kế
hoạch đề ra.
22