Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

Báo cáo thực tập: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 141 trang )

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

1

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với công
cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ và đã có những bước
chuyển khá vững chắc, nhưng từ đó cũng đặt ra không ít những thách thức cho
doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất Điều
này đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, hoàn thiện công cụ quản lý
kinh tế trong đó có công tác kế toán.
Tìm hiểu các công ty về tổ chức phương thức hoạt động là một hoạt động rất
cần thiết giúp ta rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế. Đưa những điều
thầy cô giảng dạy trên ghế nhà trường ra thực hành và mang lại những kết quả tốt
đẹp.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, khi thực tập ở Công ty Cổ phần quốc tế
Sơn Hà dưới sự hướng dẫn của cô giáo Trần Thị Nga cùng các anh chị trong phòng
tài chính kế toán em đã hoàn thành báo cáo thực tập này.
Báo cáo gồm 03 phần : Phần 1: Tổng quan về công ty thực tập.
Phần 2: Thực trạng công tác tổ chức kế toán tại công ty.
Phần 3: Đánh giá và một số kiến nghị sơ bộ.
Trong thời gian thực tập tại công ty với những khó khăn đầu tiên khi áp dụng
lý thuyết đã được học vào thực tế bài viết không khỏi tránh khỏi những khiếm
khuyết. Em mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô để bài viết của em
hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH:Đỗ Thị Nga


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

2

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

MỤC LỤC
Phần I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CPQT SƠN HÀ.................................................5
1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty..........................5
1.1.1Giới thiệu chung vềcông ty.......................................................................5
1.1.2 Các giai đoạn phát triển của công ty....................................................6
1.2 CơCấu Tổchức bộmáy quản lý vàsản xuất..................................................7
1.2.1 Tổchức bộmáy quản lý...............................................................................9
1.2.2 Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty:.................................................14
1.3 Một sốchỉ tiêu kinh tếchủyếu:...................................................................15
Phần 2. Thực trạng tổchức công tác kếtoán tại công ty cổphần quốc
tế Sơn Hà...............................................................................................................18
2.1 Tổchức công tác kếtoán tại công ty....................................................18
2.1.1 Cơcấu tổchức bộmáy kếtoán trong Công ty Cổphần quốc tếSơn
Hà............................................................................................................................18
2.1.2:Tổ chức hình thức sổ kế toán............................................................20
2.2 Kếtoán Tài sản cốđịnh....................................................................................22
2.2.1 Tài sản cốđịnh vàphân loại tài sản cốđịnh..................................................22
2.2.2 Tình hình quản lý vàsửdụng tài sản....................................................23
2.2.3 Kế toán chi tiết TSCĐ.............................................................................24
2.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương....................34

2.3.1 Công tác quản lý lao động ởđơn vị.........................................................34
2.3.2 Hình thức trả lương..............................................................................34
2.3.3 Quỹlương quản lý........................................................................................35
2.3.4 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương................35
2.3.5 Tài khoản sửdụng:........................................................................................37
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng....................................................................46
2.4 Kếtoán nguyên vật liệu, công cụdụng cụ...........................................47
.
2.4.1 Công tác phân loại nguyên vật liệu, công cụdụng cụtại công
ty............................................................................................................................47
2.4.2 Kế toán chi tiết NVL, CCDC...................................................................47
2.4.3 Kếtoán tổng hợp NVL, CCDC....................................................................48

SVTH:Đỗ Thị Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

3

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

2.5.2 Kếtoán tập hợp chi phí sản xuất...........................................................58
2.6 Kếtoán thành phẩm, bán hàng vàxác định kết quảkinh doanh........77
2.6.1 Kế toán thành phẩm:...............................................................................77
2.6.2 Kế toán bán hàng....................................................................................78
2.6.3 Xác định kết quảkinh doanh...................................................................86
2.7 Kế toán vốn bằng tiền...............................................................................94

2.7.1 a:Những vấn đề về vấn đề kế toán vốn bằng tiền............................94
2.7.1 b: Phương pháp vàtrình tựhạch toán kếtoán vốn bằng tiền........95
2.7.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng.................................................................99
2.8:Báo cáo kế toán tài chính..................................................................106
Phần 3:Nhận xét vàmột sốý kiến đóng góp...................................................139
3.1 Nhận xét chung.........................................................................................139
3.1.1:Ưu điểm:......................................................................................................139
3.1.2 Hạn chế.......................................................................................................140
3.2 : Ý kiến đóng góp.........................................................................................141

SVTH:Đỗ Thị Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

4

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CPSX

Chi phí sản xuất

GTSP

Giá thành sản phẩm


CPNVLTT

Chi phí NVL trực tiếp

CPNCT

Chi phí nhân công trực tiếp

CPSXC

Chi phí sản xuất chung

CPBH

Chi phí bán hàng

CPQLDN

Chi phí quản lý doanh nghiệp

SPDD

Sản phẩm dở dang

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH


Bảo hiểm xã hội

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

GTGT

Thuế giá trị gia tăng

TSCĐ

Tài sản cố định

KHTSCĐ

Khấu hao tài sản cố định

XĐKD

Xác định kết quả

CPCCDC

Chi phí công cụ dụng

CPNVPX

Chi phí nhân viên phân xưởng


SXKD

Sản xuất kinh doanh

MMTB

Máy móc thiết bị

SVTH:Đỗ Thị Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

5

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

Phần I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CPQT SƠN HÀ
1.1

Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

1.1.1 Giới thiệu chung về công ty.
Công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà tiền thân là Công ty TNHH Cơ kim khí
Sơn Hà. Công ty được cấp phép hoạt động do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà
Nội cấp ngày 17/11/1998. Ngày 30 tháng 10 năm 2007 Công ty chuyển sang mô
hình công ty cổ phần và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số
0103020425 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp.Thay đổi lần thứ 02 ngày 10

tháng 04 năm 2008.
Tên Công ty : Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà .
Tên giao dịch quốc tế : SonHaCo., CORP
Trụ sở chính: Lô số 2 CN1 Cụm CN nhỏ và vừa Từ Liêm, xã Minh Khai,
huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Số điện thoại: 04. 6265 6566 hoặc 04. 37805250
Fax: 04. 6265 6588.
Website : www.Sonha.com.vn

Email:
điều lệ theo Giấy chứng nhận đăng Vốn ký kinh doanh: 200 tỷ đồng.
Cổ đông
Vốn góp (VND)
Tỷ lệ (%)
Ông Lê Vĩnh Sơn
52.800.000.000
26,4
Ông Lê Hoàng Hà
43.200.000.000
21,6
Ông Lê Văn Ngà
24.000.000.000
12,0
Cổ đông khác
80.000.000.000
40,0
Cộng
200.000.000.000
100


 Ban giám đốc:
- Ông Lê Vĩnh Sơn : Chủ tịch HĐQT
- Ông Lê Hoàng Hà : tổng giám đốc.
- Ông Đặng Quốc Huy: phó tổng giám đốc.
Từ một nhà máy sản xuất bình chứa nước Inox, qua hơn 10 năm phát triển công
ty đã định hướng chiến lược phát triển có chiều sâu vào công nghệ sản xuất bồn
nước Inox và thép không gỉ.
Hiện nay, với những gì đã đạt được Sơn Hà đã trở thành một trong những
công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, gia công về bồn nước Inox, thép không gỉ
và các sản phẩm làm từ Inox.

SVTH:Đỗ Thị Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

6

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

Sản phẩm của công ty được phân phối rộng rãi trên phạm vi cả nước thông
qua hơn 500 nhà phân phối , hơn 5000 đại lý hoặc xuất khẩu trực tiếp ra nước
ngoài.
- Sản phẩm chủ yếu bao gồm:
Bồn chứa nước INOX – Năng lực sản xuất 130.000 sản phẩm/ năm, bồn
nhựa năng lực sản xuất 24.000 sản phẩm/ năm; ống thép INOX : 1.500 tấn/ năm,
bình năng lượng mặt trời, các mặt hàng tiêu dùng bằng vật liệu INOX.
-


Hoạt động đào tạo, tuyển dụng lao động do phòng Hành chính_Sự

-

nghiệp thực hiện tùy theo từng vị trí.
Hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị, dụng cụ, đo lường sản
xuất, hành động khắc phục phòng ngừa, cải tiến, đánh giá chất lượng do

-

Xưởng sản xuất thực hiện.
Hoạt động xử lý và đánh giá thỏa mãn khách hàng, trao đổi thông tin với
khách hàng do phòng kinh doanh, phòng phát triển thị trường, phòng dịch vụ
khách hàng thực hiện.

1.1.2 Các giai đoạn phát triển của công ty.
-

Giai đoạn trước năm 2000: Công ty bắt đầu sản xuất bồn từ nhiều chất liệu
khác nhau như Inox, thép không gỉ, nhựa trên một khu đất thuê của một
doanh nghiệp nhà nước ở Phú Diễn, Từ Liêm. Tại thời điểm này bồn nước
được sản xuất trên các thiết bị thô sơ nên năng suất cũng như chất lượng
chưa cao.Tuy Phú Diễn là vùng có thế mạnh về nguồn nhân công cơ khí có
tay nghề cao nhưng địa điểm này xa trung tâm thương mại, xa đường giao

-

thông nên khó cho việc phát triển.
Giai đoạn từ năm 2000 đến nay:

Cuối năm 2000, công ty chuyển đến khu vực đường Giải Phóng thuận
tiện giao thông đến các cảng biển và các tỉnh trong cả nước với diện tích là
3000m 2. Song đến năm 2007 công ty quyết định đặt trụ sở chính của công
ty tại tòa nhà Sơn Hà tại Lô2 CN1 cụm CN Từ Liêm sau khi trở thành công
ty cổ phần. Để phục vụ yêu cầu sản xuất trong tình hình công ty đang ngày
càng phát triển mạnh mẽ công ty đã đầu tư nhà máy sản xuất có diện tích
5830 m2 trên tổng diện tích 9000m2 tại khu công nghiệp huyện Từ Liêm.

SVTH:Đỗ Thị Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

7

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

Tại đây công ty tập chung sản xuất ống thép không gỉ, chậu rửa Inox và toàn
bộ phụ kiện sản xuất bồn chứa nước Inox.
Những năm gần đây, với đà phát triển mạnh mẽ của công ty, cùng với
việc thay đổi đăng kí kinh doanh về loại hình doanh nghiệp, mở rộng quy mô
sản xuất công ty đã phát triển thêm nhà máy sản xuất tại cụm công nghiệp thị
trấn Phùng với diện tích là 44800m2 đồng thời cũng mở thêm chi nhánh
công ty tại TP HCM đóng vai trò như một công ty thu nhỏ của công ty cổ
phần quốc tế Sơn Hà.
-

1.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh ,nghành nghề kinh doanh.

Sản xuất các sản phẩm cơ khí tiêu dùng ( chủ yêu là bồn nước).
Sản xuất, gia công lăp ráp và kinh doanh các sản phẩm điện tử, đồ gia dụng.
Đại lý mua, đại lý bán kí gửi hàng hóa.
Chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ.
Sản xuất gỗ nội thất.
Cắt, tạo dáng và hoàn thiện đá.
Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch.
Sản xuất mua bán các sản phẩm năng lượng mới như năng lượng mặt trời,

-

năng lượng gió.
Sản xuất mua bán ống thép các loại.
Sản xuất và mua bán các thiết bị lọc nước.
Luyện kim, đúc thép, cán kéo thép.
Khai thác vận hành các dịch vụ phục vụ tòa nhà, khu chung cư, công trình

-

dân dụng.
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông.
Kinh doanh sản phẩm các thiết bị nhà bếp.
Khai thác và chế biến khoáng sản ( trừ loại khoáng sản nhà nước cấm )
1.2 Cơ Cấu Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất.
Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà được tổ chức và hoạt động theo luật doanh

nghiệp số 60/2005/QH đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua
ngày 29/11/2005, điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty và các văn bản pháp luật
khác có liên quan. Hiện nay công ty có các chi nhánh, văn phòng và nhà xưởng tại
các địa điểm sau:

Nhà máy sản xuất I: - Địa chỉ: Khu CN nhỏ & vừa Từ Liêm, Minh Khai, Từ
Liêm, Hà Nội với diện tích 9000 m2. Chuyên sản xuất sản phẩm bồn nước Inox.

SVTH:Đỗ Thị Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

8

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

Nhà máy sản xuất II: - Địa chỉ : Cụm CN thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà
Nội với diện tích là 44.800m2. Là cơ sở chính tập chung sản xuất các sản phẩm như
thép cán nguội, thép ống, thép cuộn, chậu rửa, thiết bị nhà bếp…
Chi nhánh I: - Địa chỉ : Khu CN Tân Bình,TPHCM. Diện tích 4900m2. Sản
xuất kinh doanh các mặt hàng chủ đạo như bồn nước các loại, chậu rửa và thép
Inox.
Công ty đã được tổ chức và điều hành theo mô hình công ty cổ phần, tuân
thủ các qui định pháp luật hiện hành, cơ cấu tổ chức của công ty phù hợp với các
lĩnh vực hoạt động của công ty.

SVTH:Đỗ Thị Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội


Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

9

1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý.
1.2.1.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty.
Sơ đồ 1:Bộ máy quản lý của công ty
Đại hội đồng cổ
đông

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Trưởng ban KTNB
Đại diện lãnh đạo

Trợ lý kinh doanh
Trợ lý tổng hợp

Phó TGĐ điều
hành - KD
GĐ ngành hàng
gia dụng

GĐ ngành hàng
công nghiệp

Phó TGĐ sản

xuất
T.P QA & RĐ
T.P kỹ thuật & cơ
điện

T.P quản lý sản
xuất

Phó TGĐ vật tư
- XNK
T.P vật tư XNK

T.P CN thông tin

TGĐ công ty
TNHH MVT Sơn


Phó TGĐ điều
hành
GĐ kinh doanh
PGĐ hàng gia
dụng

T.P marketing

Quản đốc Px ống
thép

PGĐ ngành hàng

công nghiệp

T.P logistic

Quản đốc Px chậu
và ép

T.P Logistic

T.P HCN sự

Quản đốc Px cắt xả
băng

T.P Kinh tế - Tài
chính
T.P vật tư

T.P kế toán tài
chính

Quản đốc Px cán

Quản đốc Px bốn

T.P kế toán quốc tế

T.B ATLĐ và
PCCC


SVTH:Đỗ Thị Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12

Chuyên viên HCSN

GĐ xưởng sản xuất


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

10

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

*Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan có thẩm quyền cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi
năm một lần. Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định những vấn đề được pháp
luật và điều lệ công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ được thông qua các báo
cáo tài chính hàng năm, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị,
thành viên ban kiểm soát công ty.
*Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị gồm 05 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu, miễn
nhiệm hoặc bãi nhiệm bao gồm: Chủ tịch HĐQT, và các ủy viên HĐQT. Hoạt động
kinh doanh và các công việc của công ty phải chịu sự quản lý và chỉ đạo thực hiện
của HĐQT. HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền
nhân danh công ty, trừ những quyền thuộc về đại hội đồng cổ đông. Quyền và nghĩa
vụ của HĐQT do luật pháp và điều lệ của công ty, các quy chế nội bộ của công ty
và nghị quyết đại hội đồng cổ đông quy định. Hội đồng quản trị có nhiệm kỳ 05

năm.
*Ban kiểm soát:
Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban kiểm soát hoạt
động độc lập với hội đồng quản trị và ban tổng giám đốc. Ban kiểm soát có nhiệm
vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và
điều hành công ty. Hiện tại, ban kiển soát gồm 03 thành viên do ĐHĐCĐ bầu ra và
bãi miễn với nhiệm kỳ là 05 năm.
*Ban tổng giám đốc:
Ban tổng giám đốc của công ty gồm 01 tổng giám đốc và 04 phó tổng giám
đốc. Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu
trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyển và nghĩa vụ được giao.
Phó tổng giám đốc là người giúp việc cho tổng giám đốc và chịu trách nhiệm
trước tổng giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công
việc đã được TGĐ ủy quyền và phân công theo đúng điều lệ và quy chế của công ty
*Các phòng ban chức năng:
SVTH:Đỗ Thị Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
-

11

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

Ban kiểm soát nội bộ:

 Kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động của các bộ phận, phòng ban, các đơn

vị trực thuộc trong công ty tuân thủ theo các quy chế, quy định hoạt động nội
bộ và theo các quy định của pháp luật.
 Giám sát, đánh giá tính tuân thủ theo hệ thống của toàn bộ công ty.
- Đại diện lãnh đạo;
 Đảm bảo việc thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất
lượng của công ty.
 Xây dựng và giám sát việc thực hiện các mục tiêu chất lượng của công ty.
 Tổ chức họp xem xét của lãnh đạo về quản lý hệ thống chất lượng của công
ty.
 Tổ chức đánh giá chất lượng nội bộ, quản lý chất lượng của công ty.
 Giúp ban giám đốc quản lý, điều phối các hoạt động quản lý chất lượng với
các tổ chức bên ngoài và các bộ phận bên trong công ty. Xem xét, sử lý
những vấn đề không phù hợp theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng.
 Báo cáo cho ban Tổng giám đốc về kết quả hoạt động của hệ thống quản lý
chất lượng và các yêu cầu về cải tiến.
 Thúc đẩy toàn bộ công ty nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện
quản lý hệ thống chất lượng.
- Ngành hàng gia dụng:
 Chức năng: Có trách nhiệm quản lý và kinh doanh các sản phẩm trong
ngành hàng gia dụng gồm: Bồn nước, chậu rửa, thiết bị nhà bếp, máy nước
nóng năng lượng mặt trời (thái dương năng).
- Ngành hàng công nghiệp:
 Chức năng: Có trách nhiệm quản lý và kinh doanh các sản phẩm trong ngành
công nghiệp bao gồm: ống thép Inox trang trí, công nghiệp, thép cuộn cán
-

nguội, cán nóng, thép góc, thép hình.
Phòng Marketing và PR:

Chức năng:

 Tham mưu cho ban gián đốc trong lĩnh vực tiếp thị sản phẩm và phát triển
thị trường.
 Duy trì và phát triền hình ảnh thương hiệu của công ty trên thị thường.
 Phân tích, đánh giá hiện trạng, phát triển quan hệ cung cầu sản phẩm, xu thế
giá cả trong và ngoài nước.

SVTH:Đỗ Thị Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

12

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

 Điều tra, nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin thị hiếu khách hàng và tìm
hiểu các đối thủ cạnh tranh từ đó tham mưu cho ban tổng giám đốc về công
tác xây dựng và phát triển thương hiệu cũng như phát triển thị thường.
Phòng logistic:
 Chức năng: Có nhiệm vụ quản lý hệ thống kho hàng, vận chuyển hàng hóa,
-

lắp đặt bảo hành và chăm sóc khách hàng. Có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý
-

mọi thông tin liên quan đến yêu cầu của khách hàng, tư vấn dịch vụ trực tiếp.
Phòng hành chính – nhân sự


Có chức năng:
 Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu
phát triển của công ty.
 Quản lý hồ sơ lý lịch CNV toàn công ty, giải quyết các thủ tục và chế dộ
tuyển dụng, thôi việc, bãi miễn, kỉ luật, khen thưởng, hưu trí.
 Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề cho
cán bộ CNV, bảo hộ lao động.
 Quản lý lao động, tiền lương cán bộ CNV, xây dựng các định mức lao động,
đơn giá tiền lương.
 Quản lý công văn đi, đến, sổ sách hành chính và con dấu.
- Phòng tài chính-kế toán
Chức năng:
• Quản lý công tác tài chính kế toán tại công ty theo luật kế toán và các chế độ
chính sách hiện hành của nhà nước về lĩnh vực tài chính kế toán.
• Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công
việc kế toán.
• Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh
toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản,
phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
• Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ
yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của công ty.
• Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
- Phòng kế toán quản trị:
• Xử lý các dữ liệu từ phòng tài chính kế toán, nghiên cứu và đánh giá tình
hình hoạt động của công ty dựa trên các số liệu tài chính – kế toán.

SVTH:Đỗ Thị Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

13

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

• Cùng các phòng nghiệp vụ tham mưu cho ban tổng giám đốc trong việc kí
kết các hợp đồng kinh tế.
- Phòng kỹ thuật và cơ điện:
• Tham mưu cho ban tổng giám đốc về lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, điện, điện tử,


động lực….của công ty.
Quản lý duy tu, bảo dưỡng các dây truyền máy móc, thiết bị, đảm bảo hệ

thống máy móc, thiết bị cơ khí của công ty vận hành an toàn, hiệu quả.
- Phòng QA & RD
• Đảm bảo kiểm soát tính tuân thủ của toàn bộ các bộ phận sản xuất theo quy
trình, quy định của công ty.
• Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn để
đưa vào sản xuất.
• Kiểm tra chất lượng bán sản phẩm và thành phẩm trước khi xuất xưởng.
• Tham mưu cho ban tổng giám đốc và xu hướng phát triển của các công nghệ
mới liên quan đến sản phẩm của công ty.
• Nghiên cứu, thiết kế và tiếp nhận các công nghệ mới, sản phẩm mới nhanh
chóng đưa vào dây truyền sản xuất thực tế, đảm bảo công việc đạt chất
lượng, hiệu quả và chính xác.
- Ban an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy:
• Tham mưu cho ban tổng giám đốc về nội quy lao động, đảm bảo an toàn

trong quá trình lao động.
• Kiểm tra việc tuân thủ nội quy an toàn lao động của cán bộ CNV trong quá
trình sản xuất vận hành máy móc.
• Tham mưu cho ban giám đốc về nội quy phòng cháy chữa cháy, đảm bảo
công tác phòng cháy chữa cháy tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
• Tổ chức tập huấn cho cán bộ CNV về các nguyên tắc bảo đảm an toàn,
-

phòng chống cháy nổ.
Các phân xưởng sản xuất

Chức năng :
 Tổ chức, quản lý, phân công lao động, điều hành sản xuất, quản lý các phân
xưởng nhằm hoàn thiện các kế hoạch được ban giám đốc công ty giao đúng
kế hoạch, đúng số lượng, đảm bảo chất lượng.
 Tiêp nhận các đơn đặt hàng từ công ty, tổ chức điều hành sản xuất.
 Tiếp nhận và quản lý các nguyên vật liệu phục vụ kế hoạch sản xuất của nhà
máy.
SVTH:Đỗ Thị Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

14

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

 Phân công, bố trí lao động theo quy trình của sản xuất.

 Tổ chức các lĩnh vực phục vụ và phụ trợ sản xuất.
 Trực tiếp khai thác năng lực máy móc, thiết bị trong nhà máy nhằm tăng
năng suất và hiệu quả sản xuất.
 Tổ chức quản lý kho tàng liên quan.
- Phòng vật tư xuất nhập khẩu:
 Tham mưu cho ban tổng giám đốc về kế hoạch nhập NVL đầu và đảm bảo
cung ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Trực tiếp triển khai kế hoạch cung ứng vật tư, vật liệu đầu vào phục vụ sản





xuất và cung ứng hàng hóa phục vụ kinh doanh.
Giám sát việc sử dụng NVL tại các
vị trong
hệ thống.
Đại đơn
hội đồng
cổ đông
Điều phối NVL, hàng hóa giữa các chi nhánh.
Ban kiểm soát
Thực hiện nhiệm vụ khác do ban tổng giám đốc yêu cầu.
Phòng công nghệ thông tin:
Hội đồng quản trị
Tư vấn cho ban tổng giám đốc triển khai, sử dụng các máy móc, phần mềm

trong lĩnh vực tin học.
Tổng
giámty.đốc

 Phụ trách hệ thống tin học trong toàn
công
 Thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin.
1.2.2 Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty:
Trợ lý kinh doanh

Trưởng ban KTNB

Sơhợp
đồ 2: Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty
Đại diện lãnh đạo
Trợ lý tổng

Khối kinh doanh

Phó TGĐ sản xuất
T.P QA & RĐ

Ngành hàng gia
dụng
Ngành hàng công
nghiệp
Phòng marketing

T.P kỹ thuật & cơ điện

Khối hỗ trợ

Phòng hành chính
nhân sự


T.P quản lý sản xuất

Phòng vật tư XNK

Quản đốc Px ống thép

Phòng tài chính –
kế toán

Quản đốc Px chậu và ép
Phòng logistic

Phòng kinh tế quản
trị

Quản đốc Px cắt xả băng
Quản đốc Px cán ủ

SVTH:Đỗ Thị Nga
Lớp: KT24-K12

Báo cáo
tốt nghiệp
Quảnthực
đốctập
Px bốn
T.B ATLĐ và PCCC

Phòng công nghệ

thông tin


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

15

1.3 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu:
Biểu 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 năm 2011-2012:
Đơn vị:VNĐ
STT

Chỉ tiêu

Năm 2011

1

Tổng doanh thu

376.621.952.334

763.633.055.324 387.011.102.990

102,76

2
3


Tổng chi phí
334.370.995.395
Nộp ngân sách
7.906.144.506
+VAT
3.957.293.593
+Thuế thu nhập
3.926.026.160
+Các loại thuế khác
22.824.753
Tổng lợi nhuận trước 42.250.956.939
thuế TNDN
Tổng lợi nhuận sau 38.293.663.346
thuế TNDN
Thu nhập TB/tháng
1.800.000

485.267.455.535 150.896.460.140
13.436.622.988
5.530.478.474
2.370.718.273
-1.586.575.320
10.963.449.710
7.037.423.550
102.454.997
79.630.244
278.365.599.789 236.114.642.850

45,13

69,95
-40,09
179,25
348,88
558,84

267.402.150.079 229.108.516.733

598,29

4
5
6

Năm 2012

So sánh năm 2011-2012
Chênh lệch
TL %

2.150.000

350.000

*Qua số liệu phân tích ở bảng 1 ta thấy:
Doanh thu bán hàng của Công ty qua 2 năm có biến động cụ thể là: Doanh thu
năm 2006 đạt 376.621.952.334 đồng, doanh thu năm 2012 đạt 763.633.055.324
đồng. Như vậy doanh thu năm 2012 tăng so với năm 2011 là 387.011.102.990 đồng
tương ứng với tỷ lệ là 102,76%
Bên cạnh sự biến động của tổng doanh thu ta thấy tổng chi phí cũng có sự biến

động qua các năm. Năm 2012 tổng chi phí là 485.267.455.535 đồng, so với năm
2011tổng chi phí tăng 150.896.460.140 đồng tương ứng tăng 45.13 %

SVTH:Đỗ Thị Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12

19,44


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

16

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

Kết quả trên cho thấy, so với năm 2011 năm 2012 các chỉ tiêu tổng chi phí và
tổng doanh thu đều tăng nhưng tốc độ tăng của tổng doanh thu cao hơn rất nhiều lần
tốc độ tăng của tổng chi phí. Điều đó cho thấy doanh nghiệp đang trên đà phát triển
mạnh, đạt được mức lợi nhuận cao, sử dụng hợp lý các khoản chi phí và tiết kiệm ở
mức tối đa. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho một doanh nghiệp lớn khi mới
bước vào thị trường chứng khoán, hội nhập trong nền kinh tế ra nhập WTO.
Nộp ngân sách Nhà nước: Các khoản nộp ngân sách Nhà nước của Công ty bao
gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thuế khác. Năm
2012 Công ty nộp ngân sách là 13.436.622.988 đồng, tăng so với năm 2011 là
5.530.478.474 đồng tương ứng với tỷ lệ là 69,95%. Trong năm 2012 doanh nghiệp
thu được lợi nhuận lớn hơn năm 2011 nên khoản thuế thu nhập mà Công ty nộp
vào Ngân sách cũng tăng lên với tỷ lệ cao. Năm 2012 thuế thu nhập nộp vào ngân
sách là 10.963.449.710 đồng tăng so với năm 2011 là 7.037.423.550 đồng tương
ứng với tỷ lệ tăng là 179,25%. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với một doanh

nghiệp vì doanh nghiệp đã hoạt động có hiệu quả và có lãi sau khi đã trang trải hết
các khoản chi phí.
Lợi nhuận của Công ty là kết quả cuối cùng của một quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí. Ta
thấy rằng lợi nhuận của Công ty năm sau cao hơn năm trước rất nhiều. Năm 2012
tổng lợi nhuận thu được là 278.365.599.789 đồng tăng so với năm 2011 là
236.114.642.850 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 558,84 %. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp năm 2012 tăng so với năm 2011 là 598,29%. Đây là một doanh
nghiệp điển hình đạt mức lợi nhuận cao trong năm 2012. Đó là kết quả phù hợp với
một doanh nghiệp đã xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh, và đã chuyển đổi
hình thái kinh doanh từ Công ty TNHH sang Công ty CPQT.
Thu nhập bình quân/tháng của một nhân viên năm 2012 đạt 2.150.000 đồng tăng
350.000 đồng so với năm 2011. Tương ứng với tỷ lệ tăng là 19,44%. Để có được
kết quả này là do sự phấn đấu, quá trình làm việc hết mình của ban lãnh đạo Công
ty cùng với sự nhiệt tình, năng động, sáng tạo của toàn bộ cán bộ công nhân viên
trong Cty.
SVTH:Đỗ Thị Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

17

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

SVTH:Đỗ Thị Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

18

Phần 2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty
cổ phần quốc tế Sơn Hà.
2.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty.
2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty Cổ phần quốc tế Sơn Hà
a)Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ở công ty Sơn Hà:
Sơ đồ 3: Bộ máy kế toán ở công ty Sơn Hà.

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế
toán
vốn
vốn
bằng
tiền và
TSCĐ

Kế toán
chi phí
và tính

giá
thành

Kế
toán
ngân
hàng

Kế
toán
thuế

Kế toán
nguyên
vật liệu

Kế
toán
công
nợ

Thủ
quỹ

b)Quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán trong công ty:
-

Kế toán trưởng:

o Là người lãnh đạo cao nhất trong phòng kế toán, có trách nhiệm giúp Tổng

giám đốc và các Phó Tổng giám đốc thực hiện việc kế toán thống kê, chịu trách
nhiệm hướng dẫn chỉ đạo bao quát chung, bố trí công việc phù hợp với mỗi người,
quan hệ với các phòng ban, cơ quan quản lý cấp trên. Có quyền yêu cầu các bộ phận
cung cấp các tài liệu chính xác, trung thực, kịp thời liên quan đến công tác hạch

SVTH:Đỗ Thị Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

19

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

toán kế toán – tài chính của công ty theo quy đinh của pháp luật và chịu trách nhiệm
trước pháp lý về sự cung cấp đó.
o Ký duyệt các nghiệp vụ hạch toán trong ngày của công ty, của kế toán quản
trị.
o Hàng ngày đôn đốc kiểm tra công việc của từng kế toán viên, trong đó chú ý
đặc biệt tới công nợ phải thu.
o Đối chiếu, kiểm tra số liệu báo cáo do kế toán tổng hợp và kế toán thuế thực
hiện. Nắm bắt thông tin kế toán số liệu cung cấp cho ban giám đốc về tình hình tài
chính của công ty, khi họ có yêu cầu. Phân tích đưa ra các tư vấn cần thiết cho ban
giám đốc về tình hình tài chính của công ty, đề xuất các giải pháp nhằm tiết kiệm
chi phí, tăng cường kiểm soát nội bộ trong công ty.
o Cập nhật các chế độ kế toán mới, các chế độ có liên quan đến nhân viên văn
phòng, trình độ của nhân viên.
-


Kế toán tổng hợp:

o Chịu trách hạch toán kiểm tra giám sát mỗi phần hành của kế toán, kiểm tra
sự phù hợp về tình hình hợp lý, hợp lệ, tính chính xác của các tài liệu kế toán, số
liệu trước khi lập báo cáo quyết toán tổng hợp.
o Xác lập báo cáo tài chính bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo thu chi, báo cáo công nợ, bản thuyết minh
báo cáo tài chính. Định kỳ lập các báo cáo tài chính.
o Hàng ngày cập nhật số liệu phát sinh, lập phiếu thu, phiếu chi, định khoản
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
o Kiểm tra soát xét toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tập hợp các chứng
từ, trình kế toán trưởng xem xét và ký duyệt cuối ngày.
o Cuối tháng tổng hợp toàn bộ số liệu, đối chiếu số liệu tổng hợp và chi tiết,
lập báo cáo tài chính kế toán trưởng xem xét.
-

Kế toán vốn bằng tiền, tài sản cố định:

SVTH:Đỗ Thị Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

20

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán


o Có nhiệm vụ phản ánh chính xác kịp thời, cụ thể, đầy đủ số liệu hiện có, tình
hình biến động và sử dụng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Đồng
thời phản ánh ghi chép tổng hợp số liệu về số lượng, hiện trạng tài sản cố định.
-

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành:

o Căn cứ vào chi phí tập hợp được giá trị sản phẩm dở dang để tính giá thành.
-

Kế toán ngân hàng:

o

Kế toán ngân hàng hạch toán các khoản tiền gửi là các giấy báo Có báo Nợ

hoặc bảng sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (ủy nhiệm, ủy nhiệm
chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi). Hàng ngày khi nhận được chứng từ do ngân
hàng gửi đến kế toán phải kiểm tra đối chiếu với các chứng từ gốc kèm theo. Mọi sự
chênh lệch phải thông báo kịp thời.
-

Kế toán nguyên vật liệu:

o Chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ NVL trong kho toàn công ty.
o Chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ phần TSCĐ và CCDC của Công ty.
-

Kế toán thuế:


o Chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ phần báo cáo thuế của công ty.
o Toàn bộ phần liên hệ, giao dịch với các cơ quan thế và cơ quan có chức
năng.
-

Thủ quỹ:

o Chịu trách nhiệm thu – chi tiền mặt của công ty.
-

Kế toán công nợ:

o Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng,
thường xuyên tiến hành đối chiếu kiểm tra đôn đốc việc thanh toán được kịp.
2.1.2:Tổ chức hình thức sổ kế toán.
Hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung (tất cả các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là
sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của
nghiệp vụ đó).
SVTH:Đỗ Thị Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

21

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán


Thực chất sổ là thiết lập cho mỗi đơn vị một bộ sổ tổng hợp có nội dung, hình
thức kết cấu phù hợp với đặc thù của đơn vị đó.
Theo hình thức kế toán Nhật ký chung hiện nay công ty đang mở các loại sổ kế
toán sau:
• Sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc biệt
• Sổ cái
• Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
• Bảng cân đối kế toán
• Báo cáo kết quả kinh doanh
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
• Thuyết minh báo cáo tài chính
Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N hàng
năm.
Kỳ hạch toán của công ty là 01 tháng.
Đơn vị tiền tệ: VNĐ.
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kế khai thường xuyên và tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

SVTH:Đỗ Thị Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

22

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

Sơ đồ 4:Sơ đồ luân chuyển chứng từ

Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký đặc biệt

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Sổ cái

Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát
sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú:
• Ghi hàng ngày:
• Ghi cuối tháng hoặc cuối kỳ:


Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:

2.2 Kế toán Tài sản cố định.
2.2.1 Tài sản cố định và phân loại tài sản cố định.
 Khái niệm,đặc điểm kế toán tài sản cố định.
-

Khái niệm:


Tài sản cố định là tài sản thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
- Có giá trị từ 10.000.000đ trở lên.
SVTH:Đỗ Thị Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

23

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

- Đặc điểm:
Tài sản cố định trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động có giá trị
lớn,thời gian sử dụng dài và có đặc điểm:
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất.
- Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh,tài sản cố định bị hao mòn
dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất,kinh doanh.
- Tài sản cố định giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư
hỏng.
- Nhiệm vụ của hạch toán tài sản cố định:
- Việc hạch toán TSCĐ nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình
TSCĐ hiện có trong doanh nghiệp để có kế hoạch quản lý tránh tình trạng thất
thoát,mất tài sản của công ty.

- Theo dõi được sự tăng,giảm tài sản cố định,theo dõi việc tính và trích khấu
hao một cách đầy đủ và đúng kỳ.
- Theo dõi được thời gian sử dụng và từ đó có kế hoạch sửa chữa,bảo dưỡng
máy móc thiết bị tạo điều kiện cho sản xuất liên tục và thuận lợi.
 Tài sản cố định của công ty bao gồm nhiều loại có tính chất và giá trị sử
dụng khác nhau như nhà xưởng, văn phòng, kho tàng, máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải…Mỗi loại đều được theo dõi chặt chẽ về nguyên giá, giá
trị còn lại, tỷ lệ khấu hao phải trích.
2.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng tài sản
Kế toán có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp
thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng của TSCĐ
trong phạm vi toàn doanh nghiệp. Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao
TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ
tài chính quy định.
Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ. Tập hợp chính
xác và phân bổ hợp lý chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh.

SVTH:Đỗ Thị Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

24

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

Với số lượng TSCĐ lớn, nhiều chủng loại khác nhau để đáp ứng được yêu
cầu quản lý, kiểm kê tài sản tạo điều kiện cho công tác quản lý, hạch toán của công

ty, công ty đã tổ chức theo dõi riêng ở từng phòng, từng bộ phận sử dụng.
Tại phòng kế toán tập hợp sổ theo dõi chung cho toàn công ty, phản ánh
nguyên giá từng loại, hỗ sơ TSCĐ được sắp xếp theo từng nhóm, từng bộ phận sử
dụng.
Tại mỗi phòng, phân xưởng có sổ theo dõi riêng về tài sản mà mình quản lý,
sử dụng nhưng không chi tiết bằng sổ tại phòng kế toán. Họ có trách nhiệm bảo
quản, kiểm tra thường xuyên tài sản mà mình đang sử dụng. Nếu xảy ra mất mát,
thiếu hụt, hư hỏng do nhiều nguyên nhân chủ quan thì bộ phận đó phải chịu trách
nhiệm.
Cuối quý công ty kiểm tra, kiểm kê và lập bảng tổng hợp kiểm kê TSCĐ để
phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính cũng như việc theo dõi, quản lý tài sản của
công ty.
2.2.3 Kế toán chi tiết TSCĐ
Để theo dõi chi tiết tài sản cố định kế toán sử dụng thẻ TSCĐ. Thẻ TSCĐ
được lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ.
Thẻ TSCĐ gồm:
- Phần phản ánh các tiêu chuẩn chung của TSCĐ về tên, mã số, quy
cách, số lượng, nước sản xuất, năm sản xuất.
- Phần ghi giảm TSCĐ.
Thẻ tài sản cố định do kế toán TSCĐ lập và phải được kế toán trưởng ký và
xác nhận.
Căc cứ vào các chứng từ như biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý
TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng tính khấu hao …. để lập thẻ TSCĐ.
• Trình tự thủ tục, chứng từ sử dụng các nghiệp vụ tăng TSCĐ.

SVTH:Đỗ Thị Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

25

Sơ đồ 5: Trình tự thủ tục, chứng từ sử dụng các nghiệp vụ tăng
TSCĐ.
Tổng giám đốc công
ty
(3)
(2)

Bộ phận có
nhu cầu

(1)

Phòng kế hoạch
kỹ thuật

(4)

(8)

Nhà cung cấp

Thủ kho

(5)

(6)

(9)

Kế toán thanh
toán công nợ

(7)

Kế toán TSCĐ

(1): Bộ phận có nhu cầu là tờ trình chuyển cho phòng kế hoạch kỹ thuật .
(2): Phòng KHKT nhận yêu cầu từ phòng có yêu cầu rồi tổng hợp lại trình
lên tổng giám đốc công ty xét duyệt và ký. Sau đó quyết định mua TSCĐ tổng giám
đốc sẽ gửi trả lại phòng KHKT. Khi nhận được quyết định mua TSCĐ, phòng
KHKT bắt đầu tìm kiếm nhà cung cấp và gửi đơn đặt hàng cho các nhà cung cấp để
khảo sát mặt hàng cần mua.
(3): Sau khi được tin phản hồi từ nhà cung cấp, phòng KHKT tổng kết và
làm bản báo giá trình lên cho tổng giám đốc. Sau khi tổng giám đốc xem qua sẽ tiến
hành lựa chọn nhà cung cấp dựa trên bảng báo giá TSCĐ rồi quyết định mua hay
không mua và mua với mức giá nào. Tiếp đó ban giám đốc gửi trả lại bảng báo giá
cho phòng KHKT để tiếp tục triển khai việc mua tài sản.
(4) Phòng KHKT gửi đơn đặt hàng chính thức tới nhà cung cấp. Sau đó cả 2
gặp gỡ nhau và cùng ký hợp đồng kinh tế.
(5) Phòng KHKT gửi cho nhà cung cấp bản sao hợp đồng kinh tế hoặc đơn
đặt hàng.

SVTH:Đỗ Thị Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lớp: KT24-K12



×