Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÀI THAM LUẬN DẠY HỌC VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG MÔN LỊCH SỬ ĐẠT HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.58 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI

******
BÀI THAM LUẬN
“ DẠY HỌC VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
TRONG MÔN LỊCH SỬ ĐẠT HIỆU QUẢ ”
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói
chung và dạy học Lịch Sử nói riêng. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại,
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
Khoa học lịch sử thuộc nhóm khoa học xã hội nên giữa chúng có quan hệ với nhau,
giữa Lịch Sử- Văn Học, giữa Lịch Sử- Địa lí…, kiến thức của các môn có thể bổ sung, hổ trợ
cho nhau, muốn hiểu được một tác phẩm văn học phải hiểu được hoàn cảnh sáng tác tức là
phải biết hoàn cảnh lịch sử, kiến thức của triết học sẽ giúp ta hiểu về lực lượng sản xuất là gì,
sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là động lực cho xã hội phát triển. Khi dạy bài “Bình Ngô
đại cáo” giáo viên không thể không nhắc tới cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cũng như khi học bài
“Ai tư vãn”, chúng ta có sự đồng cảm với nỗi lòng của Công chúa Ngọc Hân với tình cảm
của người vợ giành cho chồng, và đó cũng chính là tình cảm của toàn dân tộc Việt Nam
trước sự ra đi quá đột ngột của vị anh hùng áo vải Quang Trung- Nguyễn Huệ. Vì vậy, vận
dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học Lịch Sử là việc thực hiện tính kế thừa trong nhận
thức các khóa trình lịch sử dân tộc và thế giới từ cổ đến kim, làm cho học sinh hiểu rõ sự
phát triển của xã hội một cách thống nhất, liên tục, tránh nhận thức rời rạc, tản mạn. Đồng
thời học sinh có thể thấy mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, giữa các
môn học, từ đó phát triển tư duy cho hoc sinh.
Trong quá trình học tập ở nhà trường, chúng ta sẽ được học các môn học bao gồm
các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên gồm các môn: Toán, Lí,
Hóa, Sinh, và khoa học xã hội gồm: Văn, Sử, Địa. Giữa các bộ môn trong nhóm có quan hệ
với nhau. Ví như giữa Văn Học và Lịch Sử có liên hệ, kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn
kia, văn học sẽ cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh có thể nhận thức

1




một cách rõ ràng, như đọc tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, học sinh sẽ hiểu về những
thuế, những sưu mà nhân dân phải gánh chịu, hiểu được những chính sách áp bức, bóc lột
của thực dân Pháp, đặc biệt hiểu và thông cảm sâu sắc cho tình cảnh người nông dân Việt
Nam, làm việc cực nhọc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng vẫn không đủ sống, mà
tôi nghĩ là bằng ngôn từ của mình giáo viên khó có thể khắc họa hết những tủi nhục, những
đắng cay mà người dân phải gánh chịu. Và cũng khó tìm thấy một ngôn từ nào để diễn tả cho
hết sức mạnh như vũ bão của quân ta trong cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược hơn
những lời thơ của Nguyễn Trãi:
Đánh một trận sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông
Cơn gió to trút sạch lá khô
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ
( Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi)
Nguợc lại, Lịch sử cũng góp phần hiểu sâu sắc hơn về Văn Học, như phải hiểu hoàn
cảnh tác phẩm đó ra đời như thế nào mới hiểu hết được dụng ý nghệ thuật cũng như nội dung
mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì. Hay như Địa Lí chẳng hạn, điều kiện tự nhiên sẽ
ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch sử các nước, hiểu được vị trí địa lí, ta sẽ giải thích được
vì sao quân dân ta lại ba lần đánh thắng quân xâm lược trên sông Bạch Đằng. Giữa khoa học
tự nhiên và khoa học xã hội cũng có quan hệ gắn bó với nhau, như môn Vật Lí bằng phương
pháp phóng xạ cacbon đã giúp xác định niên đại các di vật cổ xưa, còn Hóa Học giúp bảo
quản các tài liệu thành văn.
Lịch sử xã hội loài người là một tổng thể thống nhất bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Chức năng của bộ môn là cung cấp những kiến thức cơ bản về
quá trình phát triển của xã hội loài người ( thế giới và dân tộc), việc nắm vững những sự
kiện, quá trình lịch sử đòi hỏi phải nắm kiến thức liên quan đến khoa học tự nhiên và khoa
học xã hội. Do đó, việc nghiên cứu và trình bày lịch sử xã hội loài người không thể trình bày
một cách phiến diện. Sử dụng mối liên hệ giữa các môn học tạo cho học sinh một tư duy
phong phú, một cách suy nghĩ vận động bằng con đường tích hợp những nội dung của một


2


số môn học có liên quan góp phần hình thành ở học sinh hệ thống thống nhất những quan
điểm về xã hội hiện đại, hiểu sâu hơn về sự phát triển biện chúng của lịch sử.
Từ lâu, vai trò của bộ môn lịch sử trong việc giáo dục thế hệ trẻ đã được thừa nhận là
vô cùng to lớn, thể hiện ở cả ba mặt: trí tuệ, nhân cách, và năng lực tư duy,nhận thức. Vì vậy
vấn đề dạy học lịch sử hiện nay khiến cho nhiều người phải trăn trở, suy nghĩ. Việc đổi mới
nội dung giáo dục cũng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
Hiện nay, giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, vận dụng quan điểm
dạy học liên môn vào giảng dạy lịch sử để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục. Giáo viên đã
nêu ra những thuận lợi cũng như khó khăn khi vận dụng quan niệm dạy học này là số học
sinh có hứng thú tìm hiểu lịch sử ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo
hướng “ mở”.Tuy nhiên, việc vân dụng quan niệm dạy học này cũng gặp phải những khó
khăn nhất định như điều kiện dạy học còn nhiều hạn chế, thiếu thốn, do lượng kiến thức
nhiều song thời gian cho môn lịch sử không nhiều; đời sống của giáo viên còn thấp.
Mặc dù, quan niệm dạy học liên môn đã được vận dụng vào giảng dạy lịch sử, song
hiệu quả đạt được là chưa cao. Do đó, phần lớn học sinh hiện nay có thái độ bình thường,
chưa phát huy được tính tích cực trong học tập.
Đây là một phương pháp trong dạy học Lịch Sử, giúp học sinh phát triển toàn diện về
mọi mặt. Giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà
học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của
học sinh. Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh.
Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức khi xem xét một vấn đề phải đặt
chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. Dạy
học liên môn là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và trong dạy học Lịch
Sử nói riêng. Tuy nhiên để thực hiện tốt và có hiệu quả đòi hỏi sự nỗ lực ở cả thấy và trò. Và
việc thực hiện nó không phải bài nào, không phải phần nào cũng thực hiện được.
Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan của tôi, để khắc phục tình trạng dạy- học Sử như hiện

nay, không chỉ đổi mới phương pháp mà phải thay đổi cả cách suy nghĩ của mọi người, của
xã hội về vị trí của môn Sử trong việc đào tạo con người. Hơn nữa, để cải thiện chất lượng
dạy và học môn Sử hiện nay không phải chỉ có giáo viên cố gắng mà học sinh cũng phải ý
3


thức hơn trong việc học tập. Thử hỏi giáo viên dạy hay, tiết học sinh động, hấp dẫn nhưng
học sinh không học bài, không chuẩn bị bài, không đọc sách giáo khoa, vậy thì kết quả sẽ
vẫn là như không. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy- học môn Sử cũng như chất lượng
giáo dục cần có sự quan tâm của tất cả mọi người, của cả xã hội.

4



×