Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Quản lí và phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 36 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HUYỆN GIAO THỦY
TRƢỜNG MẦM NON XÃ GIAO YẾN

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG MẦM NON

Tác giả: Phạm Thị Thúy
Trình độ chuyên môn: ĐHSPTH – CĐSPMN
Chức vụ: Hiệu Trƣởng
Đơn vị công tác: Trƣờng mầm non Giao Yến

Giao Thủy, ngày 15 tháng 4 năm 2015

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1


1. Tên sáng kiến:

Quản lí và phát triển đội ngũ giáo viên của

Hiệu trưởng trường mầm non
2. Lĩnh vực áp dụng: Quản lý giáo viên trong trường mầm non
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ thực tế quản lí trường mầm non xã nhà tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài
này và đã áp dụng cho đơn vị của mình từ năm học 2009 – 2010 đến năm học
2014 – 2015.
4. Tác giả:
Họ và tên : Phạm Thị Thúy
Năm sinh : 28/ 2/ 1974


Nơi thường trú : xã Giao Yến, huyện Giao Thủy, tỉnh nam Định
Trình độ chuyên môn : Đại học SP Tiểu học - Cao đẳng SP MN
Chức vụ công tác : Hiệu trưởng trường Mầm non
Nơi làm việc : Trường mầm non xã Giao Yến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định
Địa chỉ liên hệ : Xóm 6, xã Giao Yến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Điện thoại : 0986418205
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng:
Tên đơn vị : Trường mầm non xã Giao Yến huyện Giao Thủy
Địa chỉ : Xóm 6 xã Giao Yến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Điện thoại : 03503 745 653

I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
2


Trong nhà trường đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định việc đảm bảo chất
lượng giáo dục. Hiện nay trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất
nước vai trò của người thầy nói chung người giáo viên nói riêng có nhiệm vụ quan
trọng đó là xây dựng lớp người mới có đủ tài và đức để xây dựng đất nước Việt
Nam Xã hội chủ nghĩa. Người giáo viên mầm non là người đặt nền móng đầu tiên
trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Đối với trẻ thơ người giáo viên không chỉ là
thầy dạy trò mà còn là người mẹ thứ hai của trẻ, khi trẻ ở trường luôn có trách
nhiệm chăm sóc nuôi dưỡng rèn luyện con người mới. Hình thành và phát triển
toàn diện về mọi mặt cho trẻ ngay từ thời ấu thơ hình thành những nét cơ bản của
nhân cách và phát triển con người. Chính vì vậy mà đội ngũ giáo viên có vai trò
quyết định chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục trong nhà trường. Việc quản lí
và phát triển đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ số 1 của người hiệu trưởng để nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Bởi vì : “ Giáo viên là lực lượng

nòng cốt, là điều kiện quyết định thắng lợi nhiệm vụ năm học”
Trong thực tế, chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay tuy đã có
những điển hình tiên tiến nhưng chưa nhiều. Song song với việc đẩy mạnh công
tác xã hội hóa giáo dục để đầu tư cơ sở vật chất thiết bị nhà trường thì việc quản lí
và phát triển đội ngũ giáo viên luôn được Hiệu trưởng nhà trường chú trọng.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP :
1. Mô tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến:
a. Trƣờng Mầm non Giao Yến- Giao Thủy- Nam Định từ năm 2009 trở về
trƣớc:
Giao Yến là một xã thuần nông. Cuộc sống nhân dân sống bằng nghề trồng
lúa đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nhưng bù lại nhân dân Giao Yến có
truyền thống hiếu học. Đảng bộ và chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh
rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Các chủ trương đường lối giáo dục của Đảng
và Nhà nước, của Bộ giáo dục đều được Hiệu trưởng tham mưu và cụ thể hóa
trong các nghị quyết của Chính quyền, Hội đồng nhân dân, Hội đồng giáo dục
trong từng kì, từng năm học. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên thì địa phương
3


và nhà trường gặp không ít khó khăn. Điều kiện kinh tế nhân dân còn nghèo, thu
nhập bằng nghề nông rất thấp. Ngân sách địa phương đã tập trung chủ yếu cho xây
dựng cơ bản và phát triển giáo dục nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tại.
Hơn nữa trường mầm non từ trước đến nay là trường ngoài công lập chưa được sự
quan tâm của nhà nước đối với bậc học mầm non như các bậc học phổ thông. Học
sinh vẫn phải đóng học phí để nuôi cô, do đó các khoản đóng góp của trẻ là áp lực
đối với các nhà trường. Cơ sở vật chất gặp quá nhiều khó khăn trường tản mát
thành 4 khu, khu trung tâm có hai phòng học với diện tích 24 m2/ 1 phòng và 1
phòng dùng chung chưa được 10 m2 các khu còn lại có từ 2 – 4 phòng mỗi phòng
từ 18- 24 m2 Chủ yếu tận dụng các nhà kho cũ của hợp tác xã, công trình vệ sinh
tạm bợ chưa có bếp nấu ăn riêng chủ yếu tận dụng nhà kho để đun nấu, số giáo

viên được cử làm cô nuôi đều trong tình trạng gượng ép vì công việc quá vất vả,
thiết bị thô sơ chưa tạo được niềm tin cho các bậc phụ huynh học sinh. Nhìn lại
thực trạng của công tác chỉ đạo nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của Hiệu trưởng
nhà trường quá khó khăn vất vả. Cộng với sự khó khăn của cơ sở vật chất nhà
trường lại là áp lực lớn khi vận động cha mẹ trẻ gửi con ăn bán trú tại trường.
Công tác vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, sân chơi ẩm thấp, đồ chơi ngoài
trời không có, bàn ghế cho các cháu ngồi học không đúng quy cách, phòng học của
trẻ hệ thống quạt điện còn thiếu thốn
Việc phối kết hợp với trạm y tế xã khám sức khỏe định kì hàng năm thường
xuyên liên tục nhưng điều kiện cơ sở vật chất quá thiếu thốn, không có thiết bị y tế
và cán bộ chuyên trách ở trường, nên hiện tượng đau mắt đỏ, ho sốt, cảm cúm của
trẻ em vẫn còn rải rác dẫn đến tỉ lệ chuyên cần của trẻ chưa cao
Kết quả huy động nuôi tại lớp thấp bởi giai đoạn này đội ngũ giáo viên rất
khó khăn do đa dạng về nguồn gốc đào tạo. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
giáo viên chưa đồng đều, đặc biệt một số giáo viên còn yếu về năng lực chuyên
môn do chỉ đào tạo ngắn hạn không có trình độ về tin học. Khả năng lên thực đơn
và tính khẩu phần ăn của trẻ còn nhiều hạn chế. Công tác giảng dạy chủ yếu thủ
công, hoạt động vui chơi của cô và cháu quá gò bó gượng ép, không có điều kiện
4


để phát huy hết khả năng của giáo viên dạy giỏi, không có điều kiện để thảo luận
chuyên môn của khối, của tổ vì trường phân bố nhiều khu số lượng giáo viên ít,
không có máy tính. Cá biệt còn một nhóm nhỏ giáo viên còn theo nếp cũ của
người chuyên trách trước đây tư tưởng còn bảo thủ ,lạc hậu chậm tiến, không chịu
học hỏi theo kiến thức khoa học, còn phân chia theo kiểu bè phái nên việc tự học,
tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong đội ngũ đã khó việc phát triển đội ngũ
giỏi về chuyên môn nghiệp vụ càng khó hơn. Trong giai đoạn này trường mầm
non Giao Yến không những khó khăn về số lượng giáo viên thiếu nhiều và trình độ
chuyên môn nghiệp vụ chắp vá mà nhà trường còn gặp khó khăn nữa là nhận thức

chưa đúng đắn về ngành học mầm non của một số đồng chí cán bộ thôn xóm luôn
cho rằng : “ Đối với trẻ mầm non cho đi học cũng được hoặc để ở nhà tự trông coi
cũng như vậy và chỉ cần tập trung cho trẻ 4- 5 tuổi học chữ và vào lớp 1 của
trường Tiểu học là được”. Trong khi đó nguồn thu nhập chính của giáo viên mầm
non được chia từ nguồn thu học phí của trẻ, không có điều kiện để học tập nâng
cao trình độ. Số lượng lớn giáo viên là người làm theo chế độ hợp tác xã trước đây
và được cử đi học từ trình độ cấp III đến trình độ Trung cấp sư phạm mầm non hệ
tại chức. Trong giai đoạn này không có giáo viên được đào tạo ở hệ chính quy nên
việc phân công phân nhiệm vị trí việc làm cho từng bộ phận và cá nhân đối với
Hiệu trưởng trường mầm non là một thách thức lớn. Khó khăn nhất là tìm người
làm tổ trưởng chuyên môn họ không hiểu quy trình làm giáo dục luôn quan điểm
theo kiểu làm xã viên hợp tác xã nông nghiệp trước đây
Bản thân tôi là giáo viên tiểu học được điều động sang làm nhiệm vụ quản lí
trường mầm non xã nhà, khi nhận nhiệm vụ cấp trên giao cho tôi đã nhận thức rõ
vai trò, vị trí của đội ngũ giáo viên. Tôi đã tham mưu với các cấp lãnh đạo Đảng
ủy – Hội đồng nhân dân xã - Ủy ban nhân dân xã Giao Yến đầu tư cơ sở vật chất
nhà trường đạt tiêu chuẩn trường Chuẩn Quốc gia, đồng thời tuyên truyền phổ biến
kiến thức nuôi dạy con theo khoa học trong các bậc phụ huynh học sinh và cộng
đồng nhân dân. Từ đó có cơ sở pháp lí để đề nghị với Phòng Giáo dục – Đào tạo

5


bổ sung dần giáo viên trẻ có phẩm chất đạo đức tốt năng lực chuyên môn vững
vàng cho nhà trường ngày một phát triển đi lên
Chính vì thế mà công tác quản lí và phát triển đội ngũ giáo viên trong
trường mầm non Giao Yến – Giao Thủy có những bước chuyển mình rõ rệt
b. Những chuyển biến của công tác quản lí và phát triển đội ngũ giáo viên
trong trƣờng mầm non Giao Yến từ năm 2010 đến năm 2014:
Bằng sự nỗ lực của Hiệu trưởng nhà trường trong công tác tham mưu xây

dựng cơ sở vật chất trường mầm non rồi cũng được đền đáp. Nhà trường đã xác
định rõ để đảm bảo duy trì trẻ đến lớp cần phải nâng cao chất lượng toàn diện
trong đó chú trọng chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Có như vậy mới
đáp ứng mục tiêu giáo dục của ngành giáo dục, mới tạo được niềm tin yêu với các
bậc cha mẹ trẻ.
Tôi nhận thức rằng muốn thành công phải khắc phục những điểm yếu tồn
tại; tranh thủ sự tín nhiệm của cấp trên tuyên truyền vận động đóng góp của nhân
dân để xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Làm cho mọi tầng lớp nhân dân thấy
rõ được vai trò, trách nhiệm của họ trong việc chăm sóc giáo dục thế hệ mầm non
tương lai của đất nước. Với lòng nhiệt tình, say mê công việc, tinh thần trách
nhiệm gắn bó với nghề nghiệp của mình trong công tác tuyên truyền thực hiện
nhiệm vụ từng năm học của nhà trường kết quả:
Hàng kì nhà trường tổ chức học chuyên môn rút kinh nghiệm trong quá trình
giáo dục, nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe trẻ được các đồng chí giáo viên tham gia
sôi nổi nhận thức của giáo viên được nâng lên, họ đã hiểu rõ vai trò nhiệm vụ nuôi
dưỡng chăm sóc sức khỏe trẻ là rất quan trọng đây là thế hệ mầm non tương lai
của đất nước. Trình độ dân trí và nhận thức xã hội ngày càng cao. Sự tham gia xây
dựng cơ sở vật chất nhà trường ngày càng lớn mạnh. Chính vì vậy việc sử dụng
bảo quản cơ sở vật chất thiết bị của nhà trường cũng được lập kế hoạch thật kĩ
lưỡng. Quá trình sử dụng, khai thác thiết bị dạy học trong công tác giảng dạy và
chăm sóc phải đạt hiệu quả chất lượng cao, tạo được niềm tin yêu với các bậc phụ
huynh và cộng đồng xã hội
6


Từ chỗ giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác
nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ em đến nay thành một tập thể đoàn kết vững
mạnh, giáo viên say sưa làm đồ dùng tự tạo để phục vụ công tác giảng dạy. Hàng
năm nhà trường luôn tổ chức hội thi “ Làm đồ dùng tự tạo” để chào mừng ngày kỉ
niệm 20/11 ngày Nhà giáo Việt Nam. Có 100% giáo viên các lớp tham gia tích cực

mọi người đều phấn khởi khi hoàn thành sản phẩm do chính mình tạo ra và luôn
được hiệu trưởng nhà trường coi trọng từng sản phẩm của họ, sau mỗi hội thi đều
có đánh giá rút kinh nghiệm cho năm sau thực hiện tốt hơn. Các sản phẩm dễ kiếm
và an toàn khi sử dụng cho trẻ luôn được đánh giá cao và phổ biến cho tất cả các
thành viên cùng sử dụng đạt hiệu quả chất lượng trong quá trình giảng dạy. Chú
trọng các sản phẩm sử dụng đa năng phổ biến trong các hoạt động vui chơi nhất là
các trò chơi mới, hấp dẫn với trẻ

Toàn cảnh hội thi đồ dùng tự tạo của tập thể giáo viên
trường mầm non Giao Yến năm học 2013 – 2014
7


Hình ảnh giám khảo đánh giá sản phẩm tự làm của giáo viên
lớp nhà trẻ số 5. Năm học 2013 – 2014
Các hoạt động vui chơi cho trẻ của lớp mình luôn được các giáo viên chú
trọng xây dựng kế hoạch, các hoạt động được tổ chức phong phú hòa quyện từ trò
chơi dân gian đến các trò chơi mới các cô luôn quan tâm đến tính đoàn kết của trẻ
khi vui chơi và rèn luyện tính nhanh, mạnh, sức dẻo dai cho trẻ. Đối với trẻ bé giáo
viên luôn khơi gợi sự tò mò thích khám phá cho trẻ các vận động tinh luôn được
giáo viên tích hợp ở mọi lúc mọi nơi . Trong từng khối tổ luôn có sự trao đổi thống
nhất, tập thể tổ chuyên môn còn xây dựng kế hoạch làm tập trung theo chủ đề, chủ
điểm để đáp ứng với các hoạt động vui chơi theo hướng đổi mới “ Lấy trẻ làm
trung tâm”.
8


Hình ảnh trẻ lớp nhà trẻ số 2 chơi tự do sau khi vận động
cơ bản “ Bò chui qua cổng”, năm học 2013 – 2014
Không những tích cực trong công tác chuyên môn nghiệp vụ mà tập thể giáo

viên của nhà trường luôn quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ hàng ngày, sẵn sàng
đóng góp ngày công lao động Xã hội chủ nghĩa vào những ngày nghỉ để tạo cảnh
quan môi trường Xanh – Sạch – Đẹp như:
+ Công việc san lấp mặt bằng vườn trường trồng rau xanh
+ Làm cỏ, tưới cây, cắt tỉa cây hoa cho môi trường thêm đẹp
+ Dọn dẹp vệ sinh trong khuôn viên của trường
+ Vệ sinh bảo quản thiết bị ngoài trời đảm bảo cho trẻ chơi an toàn
+ Tham gia làm vệ sinh môi trường cùng với bà con trong xóm đội trong
những ngày lễ lớn
9


Hình ảnh giáo viên là đoàn viên thanh niên đang tham gia trồng thêm
cây hoa trong khuôn viên của trường trong ngày sau tết nguyên đán
Các đồng chí công đoàn viên của nhà trường đăng kí nhận chăm sóc vườn
cây trong khuôn viên của nhà trường ngay từ đầu năm học
10


Giáo viên đang bắt sâu bảo vệ các chậu hoa
trong khuôn viên của trường

11


Cô và cháu đang nhặt cỏ cho cây hoa thêm đẹp
Tập thể giáo viên nhiệt tình chịu khó trong công việc được giao và luôn
quan tâm giáo dục kĩ năng sống cho trẻ bằng những hành động cụ thể trong lớp
học và khuôn viên của nhà trường. Giáo dục các con không những biết bảo vệ cây
xanh, giữ môi trường thêm sạch các con cũng có thể cùng các cô tham gia các hoạt

động như nhặt cỏ, bắt sâu , vệ sinh môi trường….
12


Trẻ lớp D3, năm học 2013 – 2014 đang làm vệ sinh môi trường
13


Tập thể giáo viên luôn đoàn kết nhất trí cao, tích cực tham gia các hoạt động
giao lưu văn hóa văn nghệ, đi lao động làm sạch môi trường. Giáo viên nuôi
dưỡng kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm lớp nhận trồng và chăm sóc vườn rau của
bé trong khuôn viên để bổ sung thêm nguồn rau xanh vào thực đơn hàng ngày cho
trẻ. Từ những việc làm cụ thể của tập thể đội ngũ giáo viên trong nhà trường đã tạo
được niềm tin yêu với Đảng ủy – Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân xã, các
bậc phụ huynh và các tổ chức xã hội. Chính vì vậy mà trẻ đến trường ngày một
tăng cao, năm học 2013 – 2014 có 100% số trẻ đến trường được nuôi ăn bán trú tại
trường

Giáo viên bếp nuôi đang chăm sóc vườn rau trong khuôn viên
14


Với sự cố gắng của bản thân tôi nói riêng, tập thể nhà trường nói chung tạo
được niềm tin yêu trong phụ huynh và nhân dân toàn xã và Phòng Giáo dục – Đào
tạo nên công tác phát triển đội ngũ giáo viên đã có bước chuyển mình rõ rệt. Đội
ngũ giáo viên từ chỗ nhân thức về tư tưởng còn nhiều hạn chế đến nay đã đoàn kết
nhất trí một lòng. Năm 2010 trường mầm non Giao Yến đạt trường Chuẩn Quốc
gia mức độ 1. Hàng năm đội ngũ giáo viên nhà trường luôn cố gắng phấn đấu duy
trì tốt nề nếp chăm sóc – giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Công tác xã hội hóa giáo
dục ngày càng được đẩy mạnh . Năm học 2013 – 2014 Phụ huynh học sinh cùng

với địa phương đã xây dựng mới thêm 5 phòng học và 3 phòng chức năng tăng
được 5 lớp học, phát triển thêm các phòng chức năng hỗ trợ công tác giảng dạy
nhất là thực hiện các chuyên đề trọng tâm của Sở giáo dục và Phòng giáo dục đề
ra. Học sinh mẫu giáo luôn duy trì đạt 100% tỉ lệ độ tuổi trẻ đến trường , trẻ nhà
trẻ ra lớp luôn cao hơn bình quân chung của huyện và của tỉnh. Đội ngũ giáo viên
năng động, đoàn kết nhiệt tình trong công việc được giao, vững vàng về chuyên
môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt, luôn chấp hành các chủ trương của Đảng
và pháp luật của Nhà nước, chất lượng giáo dục hàng năm đều đạt tốt của huyện,
các mũi nhọn luôn được chú trọng các hội thi luôn đạt giải cao của huyện. Công
tác nuôi ăn bán trú được đẩy mạnh tạo được niềm tin yêu với các bậc phụ huynh
học sinh. Ban giám hiệu năng động sáng tạo luôn tìm tòi học hỏi kinh nghiệm thực
hiện tốt nhiệm vụ năm học .
Năm 2010 quyết định 18a và 18b của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã
chuyển đổi cho các nhà trường mầm non từ trường bán công sang trường công lập
và có nhiều chính sách mới về chế độ và quyền lợi cho các cô giáo mầm non. Trên
tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm tôi luôn tranh thủ sự ủng hộ của của các
cấp lãnh đạo, tôi đã lập dự án lên kế hoạch cụ thể đặc biệt là đề án vị trí việc làm
giai đoạn 2011- 2016. Trong đó đề ra mục tiêu rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể quy hoạch
đội ngũ giáo viên. Hàng năm tôi luôn xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường , cử
giáo viên xuống xóm điều tra chính xác độ tuổi của trẻ để dự báo số trẻ đến trường
trên cơ sở đó lập tờ trình về Phòng giáo dục đề nghị được tuyển bổ sung thêm giáo
15


viên đặc biệt giáo viên có trình độ trên Chuẩn đề duy trì nề nếp trường mầm non
đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 1 và đang vươn tới xây dựng trường mầm non đạt
Chuẩn quốc gia mức độ 2 vào năm học 2014 – 2015. Hàng năm cử giáo viên đi
học nâng cao trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khi phòng giáo dục mở lớp.
Khuyến kích giáo viên đi học nâng cao trình độ trên Chuẩn và nhất là nâng cao
trình độ tin học để đáp ứng với yêu cầu hiện nay

*/ Chuyển biến số lượng và trình độ đào tạo của đội ngũ nhà trường hàng năm
Trình độ đào tạo

Giáo viên có trình độ
đào tạo khác
TC
CĐ kế TC kế
Văn
toán
toán
thƣ
1

Số
nhóm
lớp

Tổng số
giáo
viên

ĐH



TC

Chứng
chỉ tin
học


2009 - 2010

12

26

0

3

23

0

2010- 2011

12

28

0

4

24

1

1


2011- 2012

14

28

0

5

24

2

1

2012- 2013

15

30

1

8

21

10


1

1

2013 - 2014

17

29

2

9

18

13

1

1

Năm học

Bên cạnh công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho đội ngũ giáo viên thì công
tác nâng cao đời sống vật chất tinh thần trong đội ngũ cực kì quan trọng. Tôi luôn
kết hợp giữa ban giám hiệu và công đoàn trường để chăm lo đời sống tinh thần cho
giáo viên biết chia sẻ cùng nhau vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống cũng như
trong công việc được giao. Tham mưu với Đảng chính quyền địa phương xã và

phụ huynh học sinh trong trường có quà cho giáo viên trong những ngày lễ tết.
Thường xuyên khuyến khích cán bộ giáo viên trong các hoạt động đạt hiệu quả
cao. Khen chê đúng lúc kịp thời thỏa mãn nhu cầu về tinh thần cho giáo viên từ đó
tập thể đội ngũ hăng say chuyên môn đây cũng là những kinh nghiệm tôi học tập
được từ các thầy cô quản lí tôi trước đây như thầy Bùi Kim Thiện – Hiệu trưởng
trường tiểu học Giao Yến ; thầy Lê Văn Trà chuyên viên phòng giáo dục là những
thầy cô rất giỏi về công tác quản lí đội ngũ giáo viên
16


Bằng việc phân công sắp xếp hợp lí, khoa học phát huy tối đa khả năng của
từng giáo viên. Ví dụ:
Bố trí sắp xếp giáo viên trong một khối lớp có cả giáo viên cũ mới, giáo
viên lâu năm có kinh nghiệm trong công tác quản lí trẻ, hiểu sâu sắc về tâm lí trẻ
em, những mong đợi mà nhà giáo dục cần là gì. Với giáo viên mới ra trường có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, khả năng khai thác công nghệ thông tin nhanh
đưa đến cho trẻ em những điều mới lạ như : Dạy về những con vật sống trong rừng
giáo viên mới có thể khai thác được tiếng kêu của con hổ trong rừng hay cảnh
tượng con ngựa phi rất nhanh. Trẻ có thể cảm nhận được những hình ảnh sống
động của bão lũ cuốn trôi nhà cửa, ruộng vườn khi dạy trẻ về bảo vệ môi trường
biển và hải đảo…sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào việc khám phá thế giới diệu kì hơn là
những phương pháp dạy thủ công trước đây như vẽ tranh ảnh để dạy trẻ không
sống động. Đối với giáo viên lâu năm có nhiều kinh nghiệm giáo dục lễ giáo cho
trẻ và giữ gìn bản sắc dân tộc vốn có của địa phương được thể hiện qua các trò
chơi dân gian các bài thơ ca, hò vè được duy trì và phát triển ngày một đi lên
Mặt khác tôi luôn chú trọng việc hình thành nhân cách nghề nghiệp cho các
đồng chí giáo viên việc hợp tác cùng đồng nghiệp để kiểm tra giám sát giúp đỡ lẫn
nhau thì việc tự học của mỗi giáo viên càng đạt hiệu quả
Ban giám hiệu thường xuyên thăm lớp dự giờ chỉ đạo tổ khối chuyên môn
sinh hoạt chuyên môn đều đặn có hiệu quả. Hàng tháng ban giám hiệu kí duyệt

giáo án trước 2 tuần có phê duyệt cụ thể trong giáo án của giáo viên và đánh giá
kết quả trên trẻ theo chủ đề cả khâu chăm sóc đến việc giảng dạy của giáo viên
được thể hiện rõ trên kết quả mong đợi của trẻ
Hiệu trưởng là người quan tâm chỉ đạo từ khâu mua thực phẩm đến việc sơ
chế và chế biến nấu ăn cho trẻ đúng quy trình một chiều đảm bảo hợp vệ sinh. Ban
giám hiệu thường xuyên giám sát việc chăm sóc sức khỏe của trẻ luôn lưu ý giáo
viên cho trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Hàng quý trẻ được theo dõi mức độ phát
triển theo biểu đồ tăng trưởng, giáo viên có kế hoạch phục hồi tỉ lệ suy dinh dưỡng
cho trẻ. Giáo viên luôn tuyên truyền tới các bậc phụ huynh học sinh nuôi dạy con
17


theo khoa học đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ và phòng tránh thừa cân béo phì
giúp trẻ phát triển bình thường cả cân nặng và chiều cao
Bảng so sánh chất lƣợng, số lƣợng nuôi bán trú
Cân nặng
Suy dinh
Bình thường
dưỡng vừa
94%
6%

Chiều cao
Bình
Thấp còi
thường
độ 1
93,5%
6,5%


Năm học

Tỉ lệ nuôi
bán trú

2009- 2010

73%

2010- 2011

77%

94,5%

5,5%

94%

6%

2011- 2012

80%

95%

5%

94,5%


5,5%

2012- 2013

80%

95%

5%

94,5%

5,5%

2013 -2014

100%

97%

3%

96,8%

3,2%

Hàng tháng nhà trường phối hợp với trạm y tế xã và Hội phụ nữ xã để khám
sức khỏe định kì cho trẻ và tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ vào ngày 25
hàng tháng được theo dõi trên hệ thống sổ sách của trạm y tế xã

Hiệu trưởng nhà trường luôn đảm bảo các nguyên tắc công khai dân chủ
trong mọi lĩnh vực trong đội ngũ giáo viên và các bậc phụ huynh học sinh và cộng
đồng xã hội để từ đó tạo niềm tin với các bậc cha mẹ trẻ khi gửi con đến trường.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục tổ chức tốt các hội thi mang ý nghĩa giáo
dục cao, các hội thi được tổ chức với sự tham gia đầy đủ các cô giáo, các cháu học
sinh và các bậc phụ huynh của nhà trường, dưới sự chứng kiến của các đồng chí
lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể trong xã và báo cáo kết quả thực
hiện kịp thời về phòng Giáo dục – Đào tạo. Tôi luôn kết hợp cùng công đoàn nhà
trường kí cam kết thực hiện tốt các phong trào thi đua tới toàn thể cán bộ giáo viên
trong nhà trường. Các phong trào thi đua luôn được tổ chức rộng rãi với ý thức
tình nguyện đăng kí tham gia trong đội ngũ giáo viên. Kết quả các phong trào thi
đua luôn công khai minh bạch trong tập thể để thúc đẩy mạnh mẽ đội ngũ hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ năm học
Nhờ có biện pháp trên mà chất lượng đội ngũ giáo viên có những chuyển
biến rõ rệt. Bảng tổng hợp các danh hiệu thi đua của đội ngũ giáo viên :
18


Danh hiệu TĐ
Giáo viên giỏi các cấp

Danh hiu thi đua

Tr-ờng

CST

Lao động
TT


2009 - 2010

9

8

1

3

Giy
khen
1

2010 - 2011

15

10

1

5

3

18

2011 - 2012


18

11

1

6

5

20

2012 - 2013

22

11

1

9

6

22

2013 - 2014

26


13

1

18

7

26

Năm học

Huyện

Tỉnh

10

c. Thc trng hin nay v i ng giỏo viờn trng mm non Giao Yn Giao
Thy, nm hc 2014 2015
Tng s cỏn b giỏo viờn, nhõn viờn : 37 ngi
Trong ú : + N 36 ngi
+ 1 bo v trng
+ Ban giỏm hiu: 3 ngi
+ Giỏo viờn ng lp : 26 ngi
+ Giỏo viờn nuụi, kiờm nhim k toỏn v vn th: 7 ngi
Trỡnh CM:
+ Thc s : 1 cụ
+ HSPMN : 4 cụ
+ CSPMN : 9 cụ

+ TCSPMN : 22 cụ ( Trong nm hc cú 8 giỏo viờn cú trỡnh
Trung cp ang hc lp HSPMN)
Trỡnh chớnh tr:
+ Trung cp chớnh tr : 1 ng chớ
+ S cp : 10 ng chớ ( 1 ng chớ ang hc lp TC chớnh tr )
Hin trng cú Chi b riờng vi tng s 11 ng chớ trong nm hc phn
u kt np thờm 3 ng chớ qun chỳng u tỳ vo ng cng sn Vit Nam. Chi
19


bộ nhà trường luôn đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu của Đảng ủy xã Giao Yến
và được Huyện ủy Giao Thủy tặng khen Chi bộ trong sạch vững mạnh trong 3 năm
liên tục ( 2011; 2012; 2013). Các đồng chí đảng viên trong chi bộ có lập trường tư
tưởng vững vàng, kiên định với đường lối lãnh đạo của Đảng và chủ trương chính
sách của Nhà nước. Yêu nghề, mến trẻ, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ cấp trên giao
cho gương mẫu đi đầu và luôn phát huy được vai trò lãnh đạo của Chi bộ Đảng
Các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên trong trường đều vững mạnh.
Công đoàn luôn chăm lo đời sống đội ngũ giáo viên, hàng năm đội ngũ giáo viên
thi đua đăng kí các danh hiệu thi đua ngay từ đầu năm học và đều đạt kết quả tốt.
Có nhiều đồng chí đạt danh hiệu “Giỏi việc trường đảm việc nhà”. Chi đoàn
trường phát huy tính tích cực của lực lượng xung kích luôn sáng tạo trong các
phong trào Xã hội hóa giáo dục tới cộng đồng xã hội để chăm lo cho trẻ em. Đoàn
viên thanh niên của trường tham gia tích cực các hoạt động tình nguyện xây dựng
và bảo vệ môi trường xanh và giao lưu văn hóa, văn nghệ của địa phương, luôn
gây được tiếng vang trong nhân dân về hoạt động của cô và cháu trong nhà trường
Ban giám hiệu đặc biệt là người hiệu trưởng phải dựa vào tình hình thực tế ở
địa phương, căn cứ vào thực trạng đội ngũ của mình lập quy hoạch thật sát và cụ
thể với hoàn cảnh của trường mình tuyên truyền rộng rãi tới cộng đồng nhân dân
về nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục theo giai đoạn và cụ thể hóa theo từng năm học để
tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư trọng điểm các yêu cầu đầu tư cho giáo dục

. Những nhiệm vụ cấp thiết nhất, phục vụ thiết thực cho trẻ em được đầu tư ưu tiên
hơn, từng bước sẽ hoàn thiện dần để đạt được kết quả mục tiêu đề ra. Để thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ năm học cần chỉ đạo chặt chẽ từ Chi bộ Đảng đến các thành
viên trong nhà trường, tuyên truyền tới toàn thể các đồng chí cán bộ, giáo viên
công nhân viên trong nhà trường về đường lối chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước về tư tưởng chính trị có tầm quan trọng trong công tác giáo dục.
Nghị quyết Đại hội chi bộ nhà trường luôn được cụ thể hóa trong nghị quyết Đại
hội công chức viên chức vào đầu năm học. Chỉ đạo các tổ khối chuyên môn nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, luôn phát huy được tính tích cực chủ
20


động của các cháu với phương châm: “ Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Hàng
tháng ban chất lượng của trường có theo dõi giám sát đánh giá rút kinh nghiệm kết
quả thực hiện trên trẻ của giáo viên theo từng chủ đề, chủ điểm là cơ sở để đánh
giá kết quả thực hiện trong cả năm học và đề ra phương hướng cho một nhiệm kì
tiếp theo. Việc kiểm tra đánh giá chất lượng hàng tháng của đội ngũ cũng thúc đẩy
phát triển phong tào thi đua ngày càng lớn mạnh. Đội ngũ giáo viên luôn là khối
liên minh đoàn kết thống nhất một lòng để xây dựng một tập thể vững mạnh giỏi
về chuyên môn nghiệp vụ

Tập thể giáo viên của trường trong ngày kỉ niệm 20/11/ 2014
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
a. Những biện pháp và thành công của Hiệu trƣởng trƣờng Mầm non Giao
Yến trong việc quản lí và phát triển đội ngũ giáo viên
*/ Nâng cao nhận thức của Đảng, Chính quyền xã về tiêu chuẩn của đội ngũ
giáo viên trong trường mầm non.
21



Đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục và một trong
các tiêu chuẩn cứng để xây dựng nhà trường đạt tiêu chuẩn “ Trường mầm non đạt
Chuẩn Quốc gia” và cũng là để thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương theo
tinh thần Nghị quyết Hội đồng nhân dân xã đã đề ra. Để thống nhất quan điểm chỉ
đạo phối hợp giữa “ Nhà trường – Gia đình – Xã hội” thì Người hiệu trưởng phải
biết áp dụng các biện pháp tuyên truyền, thuyết phục vận động Đảng, chính quyền
làm cho họ nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình với sự nghiệp giáo dục
mà chăm lo phát triển và xây dựng nhà trường, để từ đó đóng góp sức người, sức
của vào xây dựng các điều kiện cơ sở vật chất đạt Chuẩn Quốc gia. Đảm bảo làm
đến đâu được đến đó, mang lại nhiều lợi ích cho con em nhân dân. Muốn vậy
người Hiệu trưởng phải đưa ra các giải pháp mang tính thuyết phục cao. Con số
đưa ra phải phù hợp với thực tiễn và khả năng phải thực thi được, tránh kế hoạch
chung chung, công việc giải quyết không dứt điểm vì vậy người Hiệu trưởng phải
biết tranh thủ thời gian lựa chọn thời cơ thích hợp trong công tác tham mưu như:
Trong các ngày lễ lớn như: Khai giảng, ngày 20/ 11, Đại hội người lao động
nhà trường đều tổ chức long trọng và mời đầy đủ các ban ngành đoàn thể và các tổ
chức xã hội, Ban đại diện cha mẹ học sinh. Hiệu trưởng coi đây là dịp báo cáo
thành tích, kế hoạch năm học của nhà trường, tuyên truyền mục tiêu giáo dục toàn
diện, nội dung và phương pháp giảng dạy theo yêu cầu đổi mới là cơ hội bày tỏ
những khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ cho việc nâng cao chất lượng
chăm sóc và giáo dục trẻ em của nhà trường. Đặc biệt chăm sóc sức khỏe trẻ em vì
trẻ có khỏe mạnh trẻ mới ham thích đi học, trẻ mới yêu trường, yêu lớp. Sự mạnh
dạn, tự tin của trẻ mới phát huy được. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành như :
Trạm y tế theo dõi, khám sức khỏe định kì cho trẻ, các bậc phụ huynh cùng tham
gia tích cực các hoạt động của lớp của trường đầu tư mua sắm trang thiết bị đầy đủ
cho trẻ học tập thì điều mong đợi về mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ mới đạt
kết quả tốt. Đây cũng là yếu tố giúp đội ngũ giáo viên phát huy được hết khả năng
chuyên môn của mình để tập trung chăm sóc, giáo dục toàn diện cho trẻ hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ năm học đề ra
22



Tập thể giáo viên và đại biểu trong ngày khai giảngnăm học mới

23


* Tham mưu xây dựng cơ chế tổ chức:
Tôi căn cứ vào các tiêu chuẩn về xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non
đạt Chuẩn, căn cứ vào hướng dẫn chỉ đạo của Phòng Giáo dục, căn cứ vào thực
tiễn của trường mà xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tiễn năm học, thống
nhất trong Chi bộ, trong Hội đồng sư phạm nhà trường để cùng tham khảo ý kiến
thống nhất. Ví dụ:
“ Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường theo giai đoạn 2011- 2016”
chẳng hạn: Đề án vị trí việc làm đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn trường đạt
Chuẩn Quốc gia mức độ 2 thì yếu tố con người là chỉ tiêu hàng đầu . Muốn chất
lượng giáo dục đạt kết quả tốt thì yếu tố Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, sắp xếp vị
trí việc làm phù hợp với khả năng chuyên ngành của từng người có như vậy mới
đạt được mục tiêu giáo dục đề ra
Để đảm bảo tính thống nhất cao sự bàn bạc thấu lí đạt tình, với phương
châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” thì Hiệu trưởng phải hoạch định rõ
từng nội dung công việc trên kế hoạch đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với điều
kiện thực tiễn của địa phương mình. Ví dụ:
Năm 2010 trường được công nhận “ Chuẩn Quốc gia mức độ 1” như vậy
năm học kế tiếp xây dựng kế hoạch duy trì tốt cơ sở vật chất hiện có, bổ sung thêm
yêu cầu mới như phòng học do số lượng trẻ sinh trên địa bàn tăng giảm chẳng hạn:
+ Trẻ sinh năm 2006 trên địa bàn có 103 cháu
+ Trẻ sinh năm 2012 có 181 cháu trong đó có 11 cháu đang sinh sống cùng
cha mẹ ở Hà Nội và Móng Cái – Quảng Ninh không ở nhà,số còn lại là 170 cháu
có trên địa bàn.

Như vậy số phòng học cho trẻ mẫu giáo sinh năm 2012 tăng thêm là:
+ Lớp 3 tuổi tăng 3 lớp/ 67 cháu tăng hơn,
+ Lớp 5 tuổi tăng hơn 2 lớp/ 67 cháu tăng hơn
( Căn cứ điều lệ trường Mầm non và căn cứ vào tiêu chuẩn của trường đạt Chuẩn
quốc gia quy định )

24


Căn cứ vào thực tế nhà trường Hiệu trưởng phải lập kế hoạch thật cụ thể để
báo cáo với địa phương và lập tờ trình đề nghị về Phòng giáo dục xin thêm giáo
viên bổ sung đủ các vị trí việc làm cho phù hợp và lập dự báo số giáo viên nghỉ
chế độ sinh con và hưu trí đảm bảo duy trì chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ cho
từng năm học
Trong việc lập kế hoạch, yếu tố thực tiễn rất quan trọng nếu người hiệu
trưởng xa rời thực tiễn dẫn đến công tác tham mưu thiếu hiệu quả, thậm chí còn
gây mất niền tin với cộng đồng xã hội
Thời điểm tham mưu với địa phương tốt nhất vào chương trình Đại hội Chi
bộ giáo dục, qua đó báo cáo toàn bộ kế hoạch hành động cho từng năm học, từng
kì và chú trọng phân tích rõ các yêu cầu của trường mầm non đạt Chuẩn Quốc gia.
Thông qua các kì Đại hội, các phiên họp cũng ra được các nghị quyết các quyết
định nhằm xây dựng và phát triển nhà trường. Đặc biệt các kì đại hội phụ huynh
học sinh toàn trường tôi luôn chú trọng mời đầy đủ các vị lãnh đạo xã, các ban
ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, các đồng chí là bí thư, xóm trưởng của 15 xóm
trong toàn xã về để đóng góp ý kiến xây dựng và phát triển nhà trường theo hướng
Chuẩn Quốc gia. Trong các kì Đại hội phụ huynh học sinh toàn trường tôi thường
phân tích sâu về mục tiêu giáo dục là để đáp ứng được yêu cầu Công nghiệp hóa,
Hiện đại hóa đất nước trong đó giáo dục mầm non là nền móng trong hệ thống
giáo dục Quốc dân và cũng là kênh thông tin tuyên truyền tới các tổ chức, cá nhân,
các doanh nghiệp và người con quê hương đang làm ăn nơi xa cùng chung tay, góp

sức
* Những thành công:
Nhờ có kế hoạch cụ thể, những biện pháp tối ưu và mang tính khả thi cao
làm cho Đảng, chính quyền nhận rõ việc xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non
là cần thiết phù hợp với quần chúng nhân dân. Trong 5 năm học Đảng ủy, ủy ban
nhân dân xã xây dựng cơ sở vật chất nhà trường với tổng kinh phí gần 10 tỉ đồng
từ khi phấn đấu xây dựng cơ sở Trường mầm non đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 1
đang vươn tới trường mầm non đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 2
25


×