Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

tác động của chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo đến tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

BÙI THỊ HỒNG THỦY

TÁC ĐỘNG CỦA CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ TẠI CÁC TỈNH, THÀNH Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

BÙI THỊ HỒNG THỦY

TÁC ĐỘNG CỦA CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ TẠI CÁC TỈNH, THÀNH Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành
: Kinh tế học
Mã số chuyên ngành : 60 03 01 01



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS HẠ THỊ THIỀU DAO

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015

i


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Tên học viên: Bùi Thị Hồng Thủy
Học viên: lớp ME4B
Tên đề tài: “Tác động của chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo đến tăng
trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành ở Việt Nam”.
Luận văn của học viên Bùi Thị Hồng Thủy đạt yêu cầu của Luận văn thạc sỹ. Đề nghị
Khoa Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Mở TP.HCM cho phép học viên làm thủ
tục bảo vệ.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2015

Giảng viên hướng dẫn

PGS. TS. Hạ Thị Thiều Dao


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Tác động của chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và
đào tạo đến tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành ở Việt Nam” là bài nghiên cứu của
chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường Đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP. Hồ Chí Minh, năm 2015

Bùi Thị Hồng Thủy

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức quý báo cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô khoa sau đại học của Trường
Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn
thành khóa học này.
Và đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến người hướng dẫn khoa

học của tôi - PGS. TS. Hạ Thị Thiều Dao đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi suốt
thời gian thực hiện luận văn này.
Tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động
viên, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Cuối cùng, tôi xin chúc quý Thầy Cô, gia đình bạn bè và đồng nghiệp sức khoẻ
và thành đạt.

Tác giả

Bùi Thị Hồng Thủy

iii


TÓM TẮT
Giáo dục, đào tạo và y tế luôn là vấn đề được quan tâm ở mọi quốc gia. Vì đây
là vấn đề không những liên quan đến phúc lợi xã hội, nguồn nhân lực mà còn liên quan
đến phát triển kinh tế. Do đó, bên cạnh việc đầu tư chăm sóc sức khỏe thì đầu tư cho
giáo dục và đào tạo được ưu tiên trong chính sách phát triển của nước ta. Tuy nhiên,
các nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của chi tiêu công cho giáo dục và đào tạo đối
với tăng trưởng kinh tế ở quy mô cấp cấp tỉnh/vùng còn rất ít mà chủ yếu thực hiện ở
quy mô quốc gia. Với mức đầu tư ngân sách cho giáo dục và đào tạo ở các tỉnh, thành
phố của Việt Nam chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng chi NSNN cho giáo dục đào
tạo của cả nước. Việc nghiên cứu tác động của chi tiêu NSNN cho giáo dục và đào tạo
đến tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố của Việt Nam là cần thiết để từ đó gợi
ý những chính sách phân bổ chi NSNN cho giáo dục và đào tạo giúp thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế ở các địa phương của Việt Nam.
Dựa trên mô hình tăng trưởng nội sinh và kế thừa các nghiên cứu trước, luận
văn đã xây dựng mô hình nghiên cứu với các biến tác động đến tăng trưởng kinh tế:
chi NSNN cho giáo dục và đào tạo như đại diện cho vốn nhân lực, tỷ lệ tử vong sơ trẻ

sơ sinh được sử dụng như đại diện cho vốn sức khỏe và chi đầu tư như dẫn xuất của
vốn vật chất và lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế.
Để đánh giá tác động giữa chi NSNN cho giáo dục và đào tạo đến tăng trưởng
kinh tế, tác giả đã sử dụng dữ liệu chéo theo thời gian (dữ liệu bảng) của 63 tỉnh, thành
trong giai đoạn 2004-2013, kết hợp với phương pháp phân tích đồng liên kết dữ liệu
bảng và phương pháp phân tích hồi quy DOLS, FMOLS (Pedroni, 2000; 2001) để giải
quyết các vấn đề các biến hồi quy không dừng, hiệu chỉnh các ước lượng sai lệch của
phương pháp OLS, cũng như giải quyết các vấn đề tương quan chuỗi và vấn đề nội
sinh làm sai lệch các ước lượng.
Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa trong dài hạn
giữa các biến trong mô hình. Chi NSNN cho giáo dục và đào tạo có tác động dương
cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với mức 1% đối với tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh,
thành phố của Việt Nam. Các yếu tố khác: vốn đầu tư, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, lực
lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế đều có ảnh hưởng nhất định đến tăng
trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố của Việt Nam.
iv


MỤC LỤC
Trang
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ...............................................
i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................

ii

LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................

iii


TÓM TẮT ...............................................................................................................

iv

PHỤ LỤC ................................................................................................................

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................

1

DANH MỤC HÌNH VẼ..........................................................................................

ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................

x

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................

4

1.1.. Đặt vấn đề nghiên cứu ...................................................................................

4

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................


6

1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................

6

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................

6

1.5. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................

3

1.6. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................

4

1.7. Tóm tắt kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài .........................................

7

1.8. Kết cấu luận văn ............................................................................................

5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ..........

9


2.1. Cơ sở lý thuyết...............................................................................................

9

2.1.1. Khái quát về chi NSNN và chi NSNN cho giáo dục và đào tạo...........

9

2.1.2. Khái quát về tăng trưởng kinh tế và các nhân tố tác động đến tăng trưởng
kinh tế ......................................................................................................................

11

2.1.3. Lý thuyết về chi NSNN cho giáo dục ..........................................................

10

2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trước ................................................................

12

2.2.1. Các nghiên thực nghiệm với dữ liệu chuỗi thời gian ................................

15

2.2.2. Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng hoặc dữ liệu chéo ...........................

17

v



CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................

20

3.1. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................

20

3.1.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu: ......................................................................

20

3.1.2. Mô tả các biến trong mô hình: ....................................................................

21

3.2. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................

24

3.2.1 Dữ liệu bảng ..........................................................................................

24

3.2.2 Nguồn dữ liệu .........................................................................................

25


3.3. Phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu................................................

28

3.3.1. Kiểm định tính dừng của dữ liệu bảng: ......................................................

30

3.3.2. Kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng (panel cointegration test) ...............

32

3.3.3. Ước lượng hồi quy DOLS và FMOLS: ......................................................

35

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CHI NSNN CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ ..............................

37

4.1. Thực trạng về chi NSNN cho giáo dục và đào tạo ở các tỉnh, thành phố giai
đoạn 2004-2013 ....................................................................................................

37

4.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh, thành phố và các yếu tố liên quan đến
tăng trưởng ............................................................................................................

41


CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG CỦA CHI NSNN
CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ..............

46

5.1. Phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình.......................................... 486
5.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ........................................................

50

5.3. Ước lượng và phân tích mô hình ...................................................................

50

5.3.1 Kiểm định tính dừng các biến ................................................................

49

5.3.2. Kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng (Panel cointergration test) ........

51

5.3.3. Ước lượng mô hình bằng phương pháp DOLS và FMOLS ..................

53

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ......................................................................................

61


6.1. Những điểm chính trong kết quả nghiên cứu ................................................

61

6.2. Các khuyến nghị chính sách ..........................................................................

62

6.3. Hạn chế và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................................

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................

65

vi


PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1. Mô tả thống kê các biến ......................................................................

70

Phụ lục 2. Tương quan giữa các biến ...................................................................

71


Phụ lục 3. Phân tích mô hình thực nghiệm ...........................................................

72

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang

Bảng 3.1 Tóm tắt biến và đo lường các biến trong mô hình............................. 21
Bảng 5.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ......................... 46
Bảng 5.2 Ma trận tương quan các biến ............................................................. 48
Bảng 5.3 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho dữ liệu bảng ........................ 49
Bảng 5.4 Kết quả kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng theo Pedroni ............ 52
Bảng 5.5 Kết quả kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng theo Kao .................. 52
Bảng 5.6 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy ................................................. 53

1


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 4.1: Tốc độ tăng chi NSNN cho GD &ĐT bình quân ở các tỉnh, thành phố
trong giai đoạn 2004-2013 .............................................................. 37
Hình 4.2: Chi NSNN cho giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố bình quân giai
đọan 2004-2013 ............................................................................... 38
Hình 4.3: Chi NSNN và Chi NSNN cho GD &ĐT bình quân và tỷ lệ chi NSNN cho
GD&ĐT trong tổng chi NSNN bình quân ở các tỉnh, thành phố .... 40
Hình 4.4: GDP thực tế và chi NSNN cho giáo dục và đào tạo bình quân của các tỉnh,
thành phố giai đoạn 2004-2013 ....................................................... 41

Hình 4.5: GDP thực tế năm 2013 và tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân các tỉnh,
thành phố 2004-2013 ....................................................................... 42
Hình 4.6: GDP thực tế bình quân và tổng vốn đầu tư bình quân các tỉnh, thành phố
giai đoạn 2004- 2013 ....................................................................... 42
Hình 4.7: Lực lượng lao động và GDP thực tế năm 2013 các tỉnh, thành phố 43
Hình 4.8: Lực lượng lao động đang làm việc và tốc độ tăng lực lượng lao động bình
quân giai đoạn 2004-2013 của các tỉnh, thành phố ......................... 44
Hình 4.9: Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và GDP thực tế năm 2013 của các tỉnh, thành
phố ................................................................................................... 45

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADF (Augemented Dicky-Fuller)

Kiểm định ADF (mở rộng của kiểm
định DF)

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

DOLS (Dynamic Ordinary Least Square)

Phương pháp bình phương bé nhất

động

ECM (Error Correction Model)

Mô hình hiệu chỉnh sai số

Eview (Econometric Views)

Phần mềm thống kê

FMOLS (Fully Modified Ordinary Least
Square)

Phương pháp bình phương bé nhất
đã được hiệu chỉnh hoàn toàn

GD & ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDP (Gross Domestic Product)

Tổng sản phẩm trong nước

GLS (Generalized Least Squares)

Phương pháp bình phương nhỏ nhất
tổng quát

GMM (Generalized Method of

Moments)

Phương pháp hồi quy biến công cụ

ILO (International Labor Organization)

Tổ chức lao động quốc tế

KPCĐ

Kinh phí Công đoàn

LSDV (Least Squares Dummy Variable)

Phương pháp biến giả bình phương
nhỏ nhất

NS

Ngân sách

NSNN

Ngân sách nhà nước

OECD (Organization for Economic
Cooperation and Development)

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế


OLS (Ordinary Least Squares)

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

TSLS (Two - Stage Least Squares)

Phương pháp bình phương nhỏ nhất
hai giai đoạn

UNESCO (United Nations Educational,
Scientific and Cultural Organizeation)

Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn
hóa

VAR (Vector Autoregression)

Mô hình vectơ tự hồi quy

VECM (Vector Error Correction Model)

Mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Trong bài viết về chi tiêu công cho giáo dục có tác động đến tăng trưởng kinh
tế hay không, tác giả Idrees và Siddiqi (2013) đã nhận định chi phí giáo dục là rất

quan trọng cho việc hình thành nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế. Nó không chỉ
làm tăng nhu cầu giáo dục bằng cách hạ thấp chi phí của trình độ học vấn mà còn
đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của nó. Do đó, hình thành
nguồn nhân lực là một yếu tố quyết định quan trọng của tăng trưởng. Đầu tư nhiều
hơn vào giáo dục dẫn đến hình thành nguồn nhân lực, điều này làm tăng năng suất
lao động. Tăng năng suất giảm thiểu lãng phí về nguồn lực và tăng mức sản lượng.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển kinh
tế xã hội nên từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định: “Phát triển
giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là
nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” và một trong ba
khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước là: “phát triển nhanh
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn
bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2011). Hơn nữa,
theo Luật Giáo dục Việt Nam, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát
triển toàn diện. Đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển.
Xuất phát từ quan điểm và vai trò của giáo dục và đào tạo nêu trên, thời gian
qua nhà nước ta luôn quan tâm dành một tỷ lệ ngân sách thích đáng đầu tư cho giáo
dục và đào tạo, có thể kể đến chủ trương lớn như Nghị quyết của Quốc hội số
37/2004/QH11 ngày 3 tháng 12 năm 2004 về việc dành 20% tổng chi ngân sách
hàng năm cho giáo dục và đào tạo.
Chi ngân sách nhà nước (NSNN) cho giáo dục và đào tạo ở nước ta chủ yếu tập
trung ở các tỉnh, thành phố. Theo số liệu phân bổ dự toán chi ngân sách (NS) của Bộ
Tài chính, trong tổng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo cả nước giai đoạn 20042013, có đến 76% thuộc NS địa phương do các tỉnh quản lý chi tiêu, còn lại 24% do
Bộ Giáo dục và đào tạo và các Bộ, ngành quản lý.
4


Trong số rất nhiều các khoản chi từ NSNN như: chi sự nghiệp văn hóa, phát
thanh, truyền hình, chi lương hưu và đảm bảo xã hội, chi sự nghiệp kinh tế, chi sự

nghiệp môi trường… thì chi cho giáo dục đào tạo ở các tỉnh trong thời gian qua
chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu chi tiêu ngân sách ở các tỉnh, gần như là
lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu. Mức độ đầu tư chi NSNN cho giáo dục và đào tạo
bình quân của các tỉnh, thành phố trong giai đoạn 2004 -2013, chiếm 22,4% trên
tổng chi ngân sách của các tỉnh này (theo số liệu chi NSNN của Bộ Tài chính).
Nhưng liệu chi NSNN cho giáo dục và đào tạo của các tỉnh, thành phố ở nước ta có
tác động đến tăng trưởng kinh tế hay không là vấn đề cần được quan tâm, xem xét
dưới góc độ phân tích định lượng.
Theo Trần Thọ Đạt: “Hầu hết các công trình nghiên cứu về vai trò của giáo dục
đối với tăng trưởng vĩ mô tập trung vào so sánh giữa các nước, sự bất đồng về hệ
thống giáo dục thường khiến việc so sánh vốn con người giữa các khung khổ thể chế
khác nhau của các nước trở nên vô cùng phức tạp. Vì hệ thống giáo dục của các tỉnh
hay các bang trong một quốc gia thống nhất thường khá tương đồng. Đây có thể là
nguyên nhân khiến một số nhà kinh tế tin rằng những nghiên cứu kiểm nghiệm các
nguồn tăng trưởng dựa trên số liệu cấp vùng/tỉnh có thể cung cấp được nhiều thông
tin hứa hẹn và khả quan hơn.”
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã đề cập đến vai trò của giáo dục và đào tạo
đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hay ở các tỉnh, thành của Việt Nam như
Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá (2005), Trần Thọ Đạt và các cộng sự (2007),
Vũ Quang Huy (2012), Nguyễn Đăng Khoa (2013)... Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ
yếu phân tích vai trò của giáo dục thông qua các thước đo vốn con người: số năm đi
học bình quân, tỷ lệ nhập học bậc phổ thông hoặc chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục.
Nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của chi NSNN cho giáo dục và đào tạo đối với tăng
trưởng kinh tế ở các tỉnh, thành phố của Việt Nam với những thông tin dữ liệu cập
nhật mới chưa được tìm thấy.
Do đó, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tác động của chi ngân sách nhà
nước cho giáo dục và đào tạo đến tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành ở Việt
Nam” để đánh giá và định lượng về mối quan hệ giữa chi tiêu công cho giáo dục và
đào tạo và vấn đề tăng trưởng kinh tế ở các địa phương của Việt Nam.
5



1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích hiện trạng và định lượng tác
động của chi NSNN cho giáo dục và đào tạo đến tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh,
thành phố ở Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2013. Từ kết quả phân tích đưa ra gợi
ý chính sách phân bổ chi NSNN cho giáo dục và đào tạo giúp thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế ở các tỉnh, thành của Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi sau: “Chi NSNN cho giáo dục và
đào tạo ở các tỉnh, thành phố có tác động đến tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành
ở Việt Nam hay không? Nếu có thì tác động như thế nào?”
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà luận văn hướng đến là mối liên hệ trong dài hạn giữa
chi NSNN cho giáo dục và đào tạo và tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố ở
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn phân tích các nhân tố sau: tổng sản phẩm
(GDP) của các tỉnh, thành phố đại diện cho tăng trưởng kinh tế, chi NSNN cho giáo
dục và đào tạo, vốn đầu tư, lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế và tỷ
lệ tử vong ở trẻ sơ sinh của 63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam.
Kỳ nghiên cứu: dựa trên số liệu 63 tỉnh, thành phố trong giai đoạn 10 năm từ
2004-2013 do Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính công bố.
1.5. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ niên giám thống kê hàng năm
của 63 tỉnh, thành phố trong giai đoạn 2004-2013 do tổng cục Thống kê cung cấp và
số liệu quyết toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính.
Dữ liệu áp dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu bảng (panel data) với tập hợp
các quan sát ở 63 tỉnh, thành phố và mỗi tỉnh theo thời gian 10 năm từ năm 2004 đến
năm 2013, nên sẽ có 630 quan sát.


6


1.6. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả xây dựng mô hình
nghiên cứu để làm cơ sở phân tích. Trên cơ sở mô hình xây dựng và dữ liệu thứ cấp
thu thập được từ Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính, luận văn sử dụng phương
pháp phân tích định lượng để đo lường tác động của chi NSNN cho giáo dục và đào
tạo đến tăng trưởng kinh tế thông qua ước lượng DOLS và FMOLS.
Để thực hiện kiểm định mô hình theo phương pháp DOLS và FMOLS, trước
tiên, tác giả tiến hành kiểm định tính dừng của dữ liệu bảng (hay kiểm tra nghiệm
đơn vị dữ liệu bảng). Nếu các biến trong mô hình đều dừng có cùng bậc tích hợp thì
tiến hành kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng (panel cointegration test) để làm cơ
sở ước lượng mô hình theo phương pháp DOLS và FMOLS.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng thống kê mô tả để thống kê phân tích dữ liệu và
kỹ thuật tổng hợp, so sánh để phân tích, nhận xét về vấn đề nghiên cứu.
1.7. Tóm tắt kết quả nghiên cứu và ý nghĩa đề tài
Qua thực hiện tuần tự các bước trong phương pháp nghiên cứu cho thấy có mối
liên hệ trong dài hạn giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Trong đó, chi NSNN
cho giáo dục và đào tạo có tác động tích cực đến sản lượng của nền kinh tế các tỉnh,
thành trong dài hạn. Mức độ tác động cao nhất trong các biến của mô hình nghiên
cứu. Bên cạnh đó, vốn đầu tư và lực lượng lao động đang làm việc cũng có đóng góp
tích cực đến sản lượng của mỗi tỉnh, thành phố. Riêng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh có
chiều hướng tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Bằng phương pháp kinh tế
lượng, đề tài đã làm rõ vấn đề nghiên cứu tăng trưởng trong dài hạn của nền kinh tế
phụ thuộc vào hành động của Nhà nước thông qua chi NSNN cho giáo dục và đào tạo.
Từ kết quả nghiên cứu này, ta thấy ý nghĩa của đề tài vận dụng các kiến thức
về kinh tế học, đặc biệt kinh tế lượng, để phân tích tác động của chi NSNN cho giáo
dục và đào tạo ở các tỉnh, thành phố đến tăng trưởng kinh tế.
Tìm ra tác động, ảnh hưởng của chi NSNN cho giáo dục và đào tạo đối với

tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh, thành phố làm cơ sở khoa học để các tỉnh, thành phố
tham khảo trong quá trình định hướng phân bổ chi NSNN cho giáo dục và đào tạo ở

7


địa phương phục vụ công tác quản lý và điều hành ngân sách được tốt hơn thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế của địa phương.
1.8. Kết cấu luận văn
Luận văn nghiên cứu gồm có sáu chương và được trình bày như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu gồm vấn đề được nghiên cứu,
mục tiêu, đối tượng cần nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu luận văn, dữ liệu
nghiên cứu và tóm tắt kết quả nghiên cứu và những đóng góp từ kết quả nghiên cứu
của luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước.
Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Thực trạng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo và tăng tưởng kinh
tế ở các tỉnh, thành phố.
Chương 5: Phân tích thực nghiệm tác động của chi NSNN cho giáo dục và
đào tạo đến tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh, thành phố.
Chương 6: Kết luận kết quả nghiên cứu, gợi ý giải pháp từ kết quả nghiên cứu
và những hạn chế của đề tài cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
Tóm tắt chương
Nhận thấy được vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo đến tăng trưởng
kinh tế và nghiên cứu về tác động của chi NSNN cho giáo dục và đào tạo ở các tỉnh,
thành của Việt Nam có rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy chương
một đã đưa ra vấn đề nghiên cứu “Tác động của chi NSNN cho giáo dục và đào tạo
đến tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành ở Việt Nam”. Bên cạnh đó, chương một
đã nêu câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu. Tóm tắt
kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài đối với việc định hướng quản lý và phân bổ

chi NSNN của các địa phương cũng được đề cập trong chương này. Cuối cùng là
giới thiệu về kết cấu của luận văn. Từ đó, làm tiền đề cho nghiên cứu của những
chương tiếp theo của đề tài.

8


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Chương này luận văn trình bày các khái niệm và cơ sở lý thuyết về chi ngân
sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo và tăng trưởng kinh tế, các nhân tố ảnh
hưởng đến tăng trưởng. Sau đó phân tích và nhận xét các kết quả nghiên cứu thực
nghiệm có trước liên quan đến vấn đề nghiên cứu để có cơ sở đưa ra mô hình
nghiên cứu ở chương 3.
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Khái quát về chi NSNN và chi NSNN cho giáo dục và đào tạo
2.1.1.1. Chi Ngân sách nhà nước
Trong hệ thống tài khoản quốc gia, chi ngân sách nhà nước được định nghĩa
là toàn bộ các khoản chi của Nhà nước được thực hiện trong một thời kỳ để thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011).
Chi ngân sách Nhà nước còn được định nghĩa là hoạt động của Nhà nước
nhằm mục đích phân tích và sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước theo dự toán ngân
sách Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Về phương
diện vật chất, các khoản chi ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ số tiền từ ngân
quỹ mà nhà nước sử dụng để đảm bảo cho chức năng, nhiệm vụ của mình. Về
phương diện kinh tế, chi ngân sách nhà nước là tổng thể các quan hệ kinh tế phát
sinh trong quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ kinh tế xã hội mà nhà nước phải thực hiện. Do vậy, các khoản
chi ngân sách nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội
của một quốc gia. (Đại học quốc gia Hà Nội, 2007, p.1)

Theo Luật ngân sách nhà nước 2002 thì chi ngân sách nhà nước bao gồm các
khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt
động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi
khác theo quy định của pháp luật.

9


2.1.1.2. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo
Chi NSNN cho giáo dục và đào tạo là một trong những khoản chi trong cơ
cấu chi của NSNN. Theo hướng dẫn thi hành Luật NSNN của Bộ Tài chính, phân
theo nhiệm vụ chi, chi NSNN cho giáo dục và đào tạo bao gồm: Chi đầu tư phát
triển và chi thường xuyên.
- Chi đầu tư phát triển gồm:
+ Đầu tư xây dựng các công trình phục vụ cho giáo dục và đào tạo:
Trường học, thư viện, phòng thí nghiệm, cải tạo, nâng cấp, mở rộng các tài sản cố
định hiện có…
+ Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia do
các cơ quan địa phương thực hiện;
+ Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật;
- Chi thường xuyên:
Là chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, dạy nghề mang tính chất tiêu dùng
nhằm góp phần đảm bảo, duy trì phát triển kinh tế xã hội, gồm chi thường xuyên cho
giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và
các hoạt động giáo dục khác; Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo
nghề, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác.
Ngoài ra, còn có chi thường xuyên trong các chương trình quốc gia do các cơ
quan địa phương thực hiện.
Các khoản chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo được hạch toán và
quyết toán theo mục lục NSNN, có thể chia thành bốn nhóm mục chi sau:

+ Chi thanh toán cá nhân gồm các khoản chi cho con người như chi
lương, các khoản phụ cấp theo lương, các khoản đóng góp BHXH, BHYT, KPCĐ,
học bổng học sinh sinh viên, chi tiền thưởng, chi phúc lợi tập thể cho giáo viên, cán
bộ nhân viên và các khoản thanh toán khác như hỗ trợ đối tượng chính sách đóng
học phí và chi phí học tập...

10


+ Chi nghiệp vụ chuyên môn, hàng hóa dịch vụ quản lý hành chính: chi
mua tài liệu, đồ dùng giảng dạy, học tập, hội thảo, chi bồi dưỡng học sinh, bồi
dưỡng chuyên môn, các hoạt động chuyên đề về chuyên môn, thanh toán dịch vụ
công cộng (điện, nước, nhiên liệu...), vật tư văn phòng, thông tin tuyên truyền, chi
hội nghị, công tác phí, chi thuê đào tạo lại cán bộ...
+ Chi mua sắm, sửa chữa: chi mua sắm sửa chữa xây dựng nhỏ phục vụ
hoạt động chuyên môn: mua sắm bàn ghế, bảng, thiết bị tin học và các trang thiết bị
khác, sửa chữa nhỏ trong trường...
+ Các khoản chi khác: chi cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục và đào
tạo theo chế độ, chi trích lập các quỹ của đơn vị sự nghiệp công lập, chi hỗ trợ đào
tạo tay nghề và các khoản chi phí khác (Bộ Tài chính, 2013).
Theo Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ, hệ thống
NSNN được phân chia thành ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Trong
phạm vi đề tài này, chi NSNN cho giáo dục và đào tạo ở các tỉnh, thành phố là
khoản chi thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, do các địa phương (các
tỉnh, thành phố) thực hiện quản lý, chi tiêu và quyết toán NSNN.
2.1.2. Khái quát về tăng trưởng kinh tế và các nhân tố tác động đến tăng
trưởng kinh tế
2.1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế theo nghĩa chung nhất có thể được hiểu là việc tạo ra
nhiều của cải hơn nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Hầu hết các nhà kinh tế đều cho

rằng tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng thực tế của một nền kinh tế trong
một khoản thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng thể hiện ở quy mô
tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng
với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời
kỳ (Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung, 2008).

11


2.1.2.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế thường được đo lường dựa trên các chỉ số: tổng sản
phẩm trong nước (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP). Trong đó, chỉ số tổng
sản phẩm (GDP) được dùng phổ biến nhất. Với các chỉ số này, tăng trưởng kinh tế
chỉ đơn thuần đề cập đến gia tăng năng lực để tạo ra giá trị gia tăng thông qua các
hoạt động kinh tế. Để đánh giá tăng trưởng kinh tế, GDP/GNP tính theo giá cơ sở
của cùng một năm gốc (GDP/GNP thực) thường được quan tâm nhiều hơn do loại
bỏ được biến động giá cả.
-

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) được định nghĩa là giá trị thị trường

của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra hay sản xuất ra trong phạm vi
lãnh thổ một quốc gia trong khoản thời gian nhất định (thường là một năm).
-

Tổng sản phẩm quốc dân (GNI) được đo lường bằng toàn bộ thu nhập hay

giá trị sản xuất mà các công dân của một quốc gia tạo ra trong một thời kỳ nhất định
không kể trong hay ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Ngoài ra, người ta còn dùng tốc độ tăng trưởng kinh tế để đánh giá tăng

trưởng. Chỉ tiêu này được tính theo công thức: g x 

Yt  Yt 1
(2.1)
Yt 1

Trong đó: - g là tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu X.
- Y có thể là GDP thực, GNP thực hay GDP thực tế bình quân đầu
người hay GNP thực tế bình quân đầu người (Nguyễn Trọng Hoài, 2010).
2.1.2.3. Các nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế
Trong khi các nhà kinh tế học cổ điển nhấn mạnh vai trò của vốn (thông qua
tiết kiệm và đầu tư) đối với tăng trưởng thì mô hình tăng trưởng tân cổ điển của
Solow (1956) đã xét đến các nhân tố: vốn sản xuất, lao động và tiến bộ công nghệ có
ảnh hưởng tới sản lượng và tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế. Tiếp đến là
nhóm lý thuyết tăng trưởng mới đề cao nhân tố vốn con người (vốn nhân lực) trong
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hướng tới việc giải thích chênh lệch thu nhập giữa các
quốc gia, khởi đầu được nghiên cứu bởi nhà kinh tế Theodore Schultz qua bài viết
đầu tư vào vốn nhân lực vào năm 1961.

12


Qua nghiên của các nhà kinh tế học có thể thấy vốn vật chất, lao động, vốn
con người và tiến bộ kỹ thuật là bốn nguồn cơ bản của tăng trưởng kinh tế:
- Vốn là một yếu tố được trực tiếp sử dụng vào quá trình sản xuất. Nó bao gồm
các máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà kho và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Vốn
có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Cụ thể: đã được Võ Văn Đức và các
cộng sự (2005) dẫn dắt: “Công nhân của những nước giàu có do được trang bị nhiều
máy móc hơn nên họ có năng suất lao động cao hơn. Nhưng để tích lũy vốn thì cần
có sự hy sinh tiêu dùng của thế hệ hiện tại trong nhiều năm. Kinh nghiệm cho thấy

những nước tăng trưởng nhanh nhất đều dành 10% đến 20% thu nhập cho việc tạo
vốn.”
- Tiến bộ khoa học và công nghệ cung cấp tri thức và phương pháp sản xuất.
Việc đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất làm giảm chi phí, tiết kiệm lao
động và tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. Công nghệ và kỹ thuật mới ngày
càng trở thành một trong những yếu tố sản xuất quan trọng nhất đối với tăng trưởng
kinh tế.
- Lao động với tư cách là nguồn lực của sản xuất, là nhân tố sản xuất đặc biệt,
lao động không đơn thuần chỉ là số lượng lao động hay thời gian lao động mà nó còn
bao gồm cả chất lượng lao động mà người ta gọi là vốn nhân lực.
- Vốn nhân lực là một khái niệm phức tạp hàm chứa tất cả những kỹ năng, tri
thức, khả năng lao động, những giá trị của con người. Vốn nhân lực cũng giống như
vốn vật chất nó có thể được đầu tư thông qua giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế. Về
mặt thực tế, giáo dục và sức khỏe là hai biến đại diện quan trọng để nâng cao vốn
nhân lực của một quốc gia. Cùng với vốn vật chất, lao động, công nghệ thì vốn nhân
lực quyết định đến sự thịnh vượng của một quốc gia trong dài hạn. (Nguyễn Trọng
Hoài, 2010).
2.1.3. Lý thuyết về chi NSNN cho giáo dục và đào tạo
Theo Todaro và Smith (2012), cho rằng giáo dục và y tế là mục tiêu của phát
triển, chúng được xem như thành phần thiết yếu của tăng trưởng và phát triển. Đầu
tư cho giáo dục càng cao có thể cải thiện thu nhập. Đầu tư cho giáo dục và y tế tiếp

13


cận dưới gốc độ vốn con người có thể gia tăng năng suất khi gia tăng đầu tư cho hai
yếu tố này.
Hai yếu tố quan trọng hình thành nên vốn con người mà nhà nước cần đầu tư
đó là giáo dục và y tế. Đầu tư vào sức khỏe cũng như đầu tư vào giáo dục, sẽ cải
thiện vốn nhân lực, một đầu vào quan trọng của nền kinh tế và sẽ ảnh hưởng đến

tăng trưởng của quốc gia. Có hai yếu tố cơ bản mà các nhà kinh tế thường sử dụng
để xem xét tình trạng sức khỏe của một quốc gia theo thời gian là tuổi thọ bình quân
đầu người và tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh (Nguyễn Trọng Hoài, 2010, trang 181182).
Chi tiêu NSNN cho giáo dục thể hiện trong lý thuyết tăng trưởng nội sinh. Lý
thuyết tăng trưởng nội sinh đề cao vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế thông qua đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào giáo dục – đào tạo, khuyến
khích các doanh nghiệp đầu tư vào những ngành công nghiệp sử dụng nhiều tri thức
như phần mềm máy tính, viễn thông... Mục tiêu của lý thuyết này là phân tích, làm
rõ cơ chế nội sinh tạo ra các quá trình tăng trưởng kinh tế, giải thích sự chênh lệch
thu nhập giữa các quốc gia. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự chênh lệch không chỉ ở
lượng vốn vất chất mà quan trọng hơn là ở vốn con người.
Mankiw, Romer và Weil (1992), đã giải thích sự chênh lệch về thu nhập thực
tế giữa các quốc gia cho nên quốc gia cần phải có những chính sách đầu tư vào giáo
dục và đào tạo để phát triển kinh tế thông qua đưa vốn con người vào trong mô hình
tăng trưởng Solow:
Y  K (t ) H (t )  A(t ) L(t )1   (2.2)

Trong đó K là lượng vốn vật chất, H là lượng vốn con người (trong nghiên
cứu thực nghiệm được đo bằng biến chi tiêu cho giáo dục và đào tạo), L là số lao
động và giá trị tích số của A và L là lao động hiệu dụng.
Romer (1986), Barro (1990) và Robelo (1991) đề xuất, coi mọi yếu tố đầu vào
có thể tái sản xuất không chỉ là vốn vật chất mà cả vốn con người. Vì vậy quốc gia
cần phải đầu tư vào vốn vật chất và vốn con người để tăng trưởng kinh tế. Đầu tư
vào vốn con người thông qua đầu tư cho giáo dục và y tế, với hàm sản xuất có dạng
như sau:
14


Y  AK (2.3)


Trong đó, A là tham số thể hiện mọi nhân tố tác động tới trình độ công nghệ và
K là tổng hợp các yếu tố vốn vật chất và vốn con người.
Nhiều nhà kinh tế đã lập luận rằng việc cung ứng giáo dục cơ bản miễn phí
hay tạo ra các chương trình tín dụng công để giúp người nghèo thanh toán chi phí
nâng cao kỹ năng có thể gia tăng phúc lợi cho nền kinh tế. Giá trị của những khoản
đầu tư này rất rõ ràng: nó tạo ra ngoại ứng tích cực (bởi vì nó đem lại lợi ích cho
tổng thể xã hội), đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái dừng lên và làm giảm
chênh lệch giàu nghèo (Trần Thọ Đạt, 2005, trang 216). Đây là lý do giải thích vì
sao nhà nước cần đầu tư cho giáo dục và đào tạo.
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trước
Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã kiểm tra thực nghiệm tác động của chi tiêu
công cho giáo dục đến tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu khác
nhau, phương pháp khác nhau và không gian khác nhau để thực hiện nghiên cứu.
Các nghiên cứu có thể chia thành: nghiên cứu với dữ liệu chuỗi thời gian và nghiên
cứu với dữ liệu chéo hoặc bảng.
2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu chuỗi thời gian
Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian đã tìm ra mối quan hệ giữa
chi tiêu công cho giáo dục và tăng trưởng kinh tế, có thể kể đến các nghiên cứu:
Nghiên cứu của Mohd Hussin và các cộng sự (2012), đã dựa trên lý thuyết
tăng trưởng tân cổ điển để nghiên cứu mối quan hệ nhân quả (granger) giữa chi tiêu
chính phủ trong lĩnh vực giáo dục với tăng trưởng kinh tế của Malaysia giai đoạn
1970 đến 2010. Bằng cách sử dụng mô hình vectơ tự hồi quy (VAR) đã cho thấy
GDP có mối quan quan hệ dài hạn tích cực có ý nghĩa thống kê ở mức 1% với chi
tiêu Chính phủ cho giáo dục (EDU), vốn cố định (CAP), lực lượng lao động (LAB).
Trong đó, chi tiêu của Chính phủ cho giáo dục được sử dụng như đại diện vốn nhân
lực ở Malaysia. Đồng thời, trong thời gian ngắn giáo dục sẽ tạo ra tăng trưởng và
ngược lại. Nghiên cứu này đã chứng minh rằng vốn con người như biến giáo dục
đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế ở Malaysia.

15



Vì vậy, họ đã kết luận rằng Chính phủ nên tăng chi tiêu cho lĩnh vực giáo dục để cải
thiện hoạt động kinh tế.
Nghiên cứu của Riasat và các cộng sự (2011) đo lường tác động của chi phí
giáo dục đến tăng trưởng kinh tế trong khoảng thời gian 1972-2010 ở Pakistan. Bằng
cách tiếp cận phân phối trễ hồi quy tự động (ARDL), phương pháp kiểm định đường
bao (bound test), kết quả nghiên cứu cho thấy chi tiêu giáo dục tác động không đáng
kể về mặt thống kê trong ngắn hạn nhưng về lâu dài ảnh hưởng của nó là khá quan
trọng vì nó làm tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên đến 0,039% trong dài hạn.
Dauda (2009) đã sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1977-2007, với mô
hình tăng trưởng Solow mở rộng gồm các biến độc lập vốn vật chất, lao động và
tổng chi tiêu cho giáo dục, bằng phương pháp phân tích đồng liên kết của Johansen
và hiệu chỉnh sai số (ECM) đã tìm thấy kết quả về mối quan hệ lâu dài giữa đầu tư
cho giáo dục và tăng trưởng kinh tế ở Nigeria. Tất cả các biến trong mô hình đều có
tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê với tăng trưởng kinh tế (trừ lực lao động).
Mặc dù nghiên cứu cho thấy chi giáo dục ở Nigeria là khá thấp (trong giai đọan
nghiên cứu tỷ lệ chi giáo dục thấp nhất là 3,8% và cao nhất 10,4% trong tổng chi
tiêu của Chính phủ) và tụt xuống mức khuyến cáo của Liên Hiệp Quốc (tối thiểu
26% phân bổ ngân sách cho giáo dục) nhưng nó vẫn góp phần tích cực vào tăng
trưởng kinh tế của nước này.
Kaur, Baharom and Habibullah (2014), đã sử dụng các công cụ kinh tế như
kỹ thuật kiểm tra đồng liên kết Johansen-Juselius (1990) và ba phương pháp hồi
quy: bình phương bé nhất (OLS), bình phương bé nhất động (DOLS) và vectơ hiệu
chỉnh sai số (VECM) để kiểm tra mối quan hệ giữa chi tiêu giáo dục và tăng trưởng
kinh tế ở Trung Quốc và Ấn Độ trong giai đoạn 1970 đến năm 2005. Theo kết luận
của nghiên cứu này đã cho biết có tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa mức thu
nhập (GDP bình quân đầu người) và chi tiêu cho giáo dục ở cả Trung Quốc và Ấn
Độ. Trong dài hạn, có mối quan hệ nhân quả một chiều cho cả hai nước, từ mức thu
nhập tác động chi tiêu giáo dục cho trường hợp của Trung Quốc, trong khi đối với

trường hợp Ấn Độ chi tiêu giáo dục tạo ra thu nhập của nước này. Kết quả là mạnh
mẽ và nhất quán trên tất cả các phương pháp. Tuy nhiên, không tồn tại mối quan hệ

16


×