Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

phân tích tác động của các yếu tố nhân khẩu học đến di cư việc làm trên địa bàn tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------

NGUYỄN MẠNH HẢI

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ NHÂN
KHẨU HỌC ĐẾN DI CƯ VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TÂY NINH

: Kinh tế học
: 60 31 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

N ười ướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễ Vă Giáp

T

p

Hồ

í

i

, ăm 2015



TÓM TẮT
Đề tài này sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để xác định tác động của các yếu tố
nhân khẩu học đến di cƣ việc trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Dữ liệu sử dụng trong nghiên
cứu này đƣợc sử dụng dựa vào bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm
2012. Đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, so sánh các yếu tố nhân khẩu học;
đồng thời sử dụng mô hình hồi quy nhị phân Binary logistic với biến phụ thuộc là di cƣ
hay không di cƣ, các biến độc lập gồm giới tính, dân tộc, khu vực, tuổi, tình trạng hôn
nhân, trình độ học vấn và tình trạng việc làm.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có bốn yếu tố có ý nghĩa thống kê đến di cƣ việc
làm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Trong đó, đối với giới tính thì nữ giới có xác suất di cƣ
cao hơn nam giới, đối với độ tuổi thì có quan hệ nghịch chiều với di cƣ. Đối với tình
trạng hôn nhân, những ngƣời ở góa hoặc chƣa có gia đình có xác suất di cƣ cao hơn
nhóm ngƣời li hôn hoặc li thân. Đối với trình độ học vấn, những ngƣời có trình độ học
vấn từ trung học phổ thông trở xuống có xác suất di cƣ ít hơn những ngƣời có trình độ
đại học trở lên. Đối với tình trạng việc làm, những ngƣời không có việc làm có xác suất
di cƣ cao hơn những ngƣời tự sản xuất kinh doanh.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ...........................................................................................ix
CHƢƠNG I: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do nghiên cứu. ...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu. ..............................................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu. ................................................................................................3
4. Giả thiết nghiên cứu:...............................................................................................3

5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng hai phƣơng pháp:..................................3
6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. .........................................................................4
7. Điểm mới và ý nghĩa của luận văn: ........................................................................4
CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................... 6
1. Khái niệm di cƣ. ......................................................................................................6
2. Khái niệm di cƣ việc làm. .......................................................................................7
3. Các yếu tố nhân khẩu học: ......................................................................................7
4. Tóm tắt thực trạng di cƣ ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ 1975 đến
nay: ......................................................................................................................................8
4.1 Di cƣ trên cả nƣớc: .........................................................................................8
4.2. Di cƣ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. ...............................................................10
5. Lý thuyết vĩ mô về di cƣ: ......................................................................................10
5.1 Lý thuyết của Ravenstein năm 1889: ...........................................................10
5.2 Lý thuyết của Hawley năm 1950: ................................................................11
5.3 Nghiên cứu của Lee năm 1966: ...................................................................12
5.4 Mô hình khu vực kép của Arthur Lewis năm 1954: ....................................12
5.5 Mô hình Hariss – Todaro năm 1970: ...........................................................13
6. Các nghiên cứu gần đây về mối quan hệ giữa di cƣ và nhân khẩu học: ...............14
6.1. Các nghiên cứu trên thế giới: ......................................................................14
6.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam: ........................................................................16

iv


CHƢƠNG III: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 22
1. Số liệu nghiên cứu ................................................................................................22
2. Mô hình nghiên cứu: .............................................................................................22
3. Định nghĩa các biến: .............................................................................................24
3.1 Biến phụ thuộc: ............................................................................................24
3.2 Biến độc lập: ................................................................................................25

4. Mô hình nghiên cứu của luận văn:........................................................................29
4.1. Mô hình hồi quy Binary logistic: .......................................................................29
4.2. Tổng quan mô hình hồi quy Logit: .............................................................29
4.3. Tác động biên của biến thứ k ......................................................................30
4.4. Mối quan hệ giữa tác động biên của xác suất biến phụ thuộc tăng lên từ P0
lên P1 khi thay đổi một đơn vị của Xk : .......................................................................30
4.5. Kiểm định mô hình hồi quy: .......................................................................31
CHƢƠNG IV: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC ĐẾN DI
CƢ VIỆC LÀM TẠI TỈNH TÂY NINH ........................................................................... 33
1. Thống kê mô tả đặc điểm nhân khẩu học các biến trong mô hình. ...................... 33
2. Thống kê mô tả mối quan hệ giữa di cƣ với các yếu tố nhân khẩu học. ..............39
2.1 So sánh đặc điểm giới tính, khu vực sinh sống và dân tộc của ngƣời di cƣ và
không di cƣ: ................................................................................................................39
2.2 So sánh đặc điểm nhóm tuổi giữa ngƣời di cƣ và không di cƣ:...................40
2.3 So sánh đặc điểm trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, việc làm giữa
ngƣời di cƣ và không di cƣ: ........................................................................................41
3. Kết quả thực nghiệm mô hình qua phân tích hồi quy Binary logistic. .................42
3.1 Kết quả kiểm định tổng quát mô hình:.........................................................42
3.2. Kết quả phân tích các biến trong mô hình: .................................................44
3.3 Phân tích tác động của từng yếu tố đến di cƣ việc làm: ..............................47
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................... 49
1. Kết luận: ................................................................................................................49
2. Hàm ý chính sách:.................................................................................................50
2.1. Chính sách tổng thể về di cƣ việc làm: .......................................................50
2.2. Chính sách về giới tính tại nơi xuất phát di cƣ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh:
.....................................................................................................................................51

v



2.3. Chính sách về việc làm, đào tạo nghề, trang bị kĩ năng nghề nghiệp, kĩ
năng sống tại nơi xuất phát: ........................................................................................52
3. Hạn chế của nghiên cứu này và kiến nghị trong tƣơng lai: ..................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 55

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Biểu đồ so sánh thu nhập đầu ngƣời giữa thành thị và nông thôn .............. 14
Hình 2: Biểu đồ nguyên nhân di cƣ từ nông thôn ra thành thị:……………………18
Hình 3: So sánh trình độ học vấn, chuyên môn kĩ thuật của ngƣời di cƣ................. 20
Hình 4: Phân chia theo giới tính của số liệu nghiên cứu .......................................... 34
Hình 5: Phân chia theo khu vực của số liệu nghiên cứu ........................................... 35
Hình 6: Tình trạng hôn nhân của mẫu số liệu........................................................... 36
Hình 7: Trình độ học vấn của mẫu số liệu ................................................................ 36

vii


DANH MỤC BẢNG:
Bảng 1: Tỷ lệ nhập cƣ chia theo thành thị, nông thôn Việt Nam
giai đoạn 2007 -2013 .................................................................................................. 9
Bảng 2: Tỉ lệ di cƣ giữa các vùng trong cả nƣớc ........................................................ 9
Bảng 3: Thống kê đặc điểm nhân khẩu học.............................................................. 33
Bảng 4: Thống kê về độ tuổi..................................................................................... 37
Bảng 5: tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn và việc làm giữa .............................. 38
khu vực thành thị và nông thôn ................................................................................ 38
Bảng 6: đặc điểm giới tính, khu vực sinh sống và dân tộc của ngƣời di cƣ

và không di cƣ: ......................................................................................................... 39
Bảng 7: Đặc điểm tuổi giữa ngƣời di cƣ và không di cƣ .......................................... 40
Bảng 8: đặc điểm trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, việc làm giữa ngƣời di
cƣvà không di cƣ ...............................................................................................................41
Bảng 9: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình tổng quát .................................... 42
Bảng 10: Mức độ chính xác của mô hình ................................................................. 43
Bảng 11: Kết quả chạy mô hình hồi quy Binary logistic.......................................... 44

viii


DANH MỤC VIẾT TẮT
GRDP: regional gross domestic product: Tổng sản phẩm trên địa bàn.
PWG: People war Group: nhóm dân tộc chiến tranh.
GSO: General statistics office: Tổng cục thống kê.
GINI index: chỉ số bất bình đẳng trong thu nhập.
KCN: Khu công nghiệp.
CMKT: Chuyên môn kĩ thuật.
Bộ LĐTB&XH: Bộ lao động thƣơng binh và xã hội.
VHLSS: Vietnammese household living standards survey: Khảo sát mức sống hộ
gia đình Việt Nam.
WTO: World Trade Organization: Tổ chức thƣơng mại thế giới.
LL: Loglike hood.
SSE: Sum of Squares of errors

ix


CHƢƠNG I: MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu.

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, quá trình phát triển kinh tế luôn gắn liền với
nhiều thay đổi trong các vấn đề xã hội. Một trong các vấn đề đang đƣợc Chính phủ và
các nhà kinh tế học quan tâm là vấn đề di cƣ, nhất là di cƣ việc làm. Từ sau năm 1975,
Chính Phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách di dân nhằm phát triển kinh tế - xã
hội. Năm 1982, Hội Đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 95CP, ngày 27/3/1980 về chính sách xây dựng các vùng kinh tế mới, trong đó có điều
chuyển dân cƣ các vùng đến lập nghiệp tại các vùng kinh tế do Nhà nƣớc mở ra. Năm
2003, Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định 190/2003, ngày 16/9/2003 về chính sách
di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cƣ từ 2003 – 2010 để phát triển kinh tế…mới thấy
đƣợc tầm quan trọng của di cƣ đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Theo một số kết quả nghiên cứu, di cƣ đã có những tác động tích cực đến phát triển
kinh tế - xã hội. Di cƣ giúp điều tiết thị trƣờng lao động một cách tự nhiên, di cƣ tự do từ
nông thôn ra thành thị làm cân bằng về phân phối lao động. Ngƣời lao động có điều kiện
để phát triển. Ngƣời lao động có điều kiện tăng thêm thu nhập và gửi tiền về cho gia đình
(Nguyễn Đình Long và Nguyễn Thị Minh Phƣợng, 2013). Ngoài ra, di cƣ cũng còn tác
động tích cực đến sức khỏe và đời sống, tác động tốt đến việc xóa đói giảm nghèo tại các
vùng nông thôn (Lê Bạch Dƣơng và Nguyễn Thanh Liêm, 2011).
Theo kết quả số liệu của cuộc Tổng điều tra dân số (2009), Việt Nam có tỷ lệ di cƣ
tăng dần hàng năm. Theo báo cáo này, năm 1999, tỷ lệ di cƣ trong cùng huyện là 2%, tỉ
lệ di cƣ khác huyện trong cùng một tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ƣơng) là 1,7% và tỉ
lệ di cƣ giữa các tỉnh với nhau là 2,9%. Đến năm 2009, tỉ lệ di cƣ trong cùng một huyện
là 2,1%, tỉ lệ di cƣ khác huyện trong cùng một tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ƣơng) là
2,2%, tỉ lệ di cƣ giữa các tỉnh là 4,3% (Tổng điều tra dân số Việt Nam, 2009). Đặc biệt,
theo báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình trạng đói nghèo và di cƣ năm 2012, thì tỉ lệ
hộ có ngƣời từng là thành viên hộ di cƣ trên cả nƣớc lên tới 31,1%, trong đó tại thành thị
là 22,3% và nông thôn là 34,9% (Tổng Cục thống kê, 2012).
Sự di cƣ tăng dần theo thời gian ở Việt Nam dƣới tác động của nhiều nguyên nhân
khác nhau. Bối cảnh kinh tế xã hội khác nhau thì sẽ có hiện tƣơng di cƣ khác nhau, trong
đó phải kể đến việc giảm thiểu hệ thống hợp tác xã, việc chuyển đổi nền kinh tế từ tập
1



trung bao cấp sang kinh tế thị trƣờng, việc dỡ bỏ các quy định hạn chế sự phát triển của
khu vực tƣ nhân, sự phát triển của giao thông vận tải (Đặng Nguyên Anh và ctg, 1997),
sự gia tăng khác biệt giữa các vùng (PWG, 1999)…Trong thời gian qua, đã có nhiều
nghiên cứu về hiện tƣợng di cƣ ở Việt Nam nhƣ Lee (1966), Ravenstein (1885), các
nghiên cứu của Lê Bạch Dƣơng và Nguyễn Thanh Liêm (2011), Padhyay (2011) và
Parrado (2003). Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian gần đây khiến thu nhập
giữa các vùng miền, nhất là nông thôn và thành thị khiến nhiều lao động nông thôn muốn
di cƣ ra thành thị nhằm tìm kiếm mức thu nhập cao hơn (Nguyễn Đình Long và Nguyễn
Thị Minh Phƣợng, 2013). Các lý thuyết và công trình nghiên cứu trên đã làm rõ phần nào
các nguyên nhân, yếu tố ảnh hƣởng và đặc điểm di cƣ tại Việt Nam và một số nƣớc trên
thế giới, từ những nghiên cứu này cho thấy trong số các yếu tố tác động đến di cƣ nói
chung thì các yếu tố nhân khẩu học vẫn có vai trò quan trọng. Ngoài ra, theo nhận định
của Marx và Fleischer (2010) đối với nƣớc ta phần lớn ngƣời di cƣ là di cƣ việc làm đến
các thành phố có nhiều điều kiện việc làm.
Tây Ninh là một tỉnh nằm phía Tây của vùng Đông Nam Bộ, trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam. Trong thời gian gần đây, kinh tế của tỉnh có những bƣớc phát triển
đáng ghi nhận. Trong giai đoạn 2006-2010: tổng sản phẩm trong tỉnh (RGDP) tăng bình
quân hàng năm 14,2%. RGDP bình quân đầu ngƣời năm 2010 (giá hiện hành) đạt 1.580
USD (Cục thống kê tỉnh Tây Ninh, 2012). Trong những năm sau khi đổi mới, dƣới tác
động của các chính sách về di dân, hiện tƣơng nhập cƣ vào Tây Ninh tăng rất nhanh.
Trong 10 năm, từ 1990 đến 1999, dân số Tây Ninh tăng trên 10% từ 881.000 ngƣời lên
910.000 ngƣời và năm 2003 lên đến 1.071.000 ngƣời (Lê Thông, 2006), và giảm dần
trong các năm sau này. Năm 2012, dân số toàn tỉnh là 1.089.891 ngƣời (Cục Thống kê
Tây Ninh, 2013). Trong những năm 2000 – 2012, lƣợng ngƣời nhập cƣ giảm nhƣng số
ngƣời xuất cƣ cao. Từ năm 2004 – 2009, số ngƣời xuất cƣ ở Tây Ninh có xu hƣớng cao
hơn nhập cƣ, mức chênh lệch là 19.061 ngƣời so với nhập cƣ (Trƣơng Văn Tuấn, 2012),
cho thấy một bức tranh sôi động về số ngƣời di cƣ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Vì vậy, trong đề tài này, tác giả muốn phân tích làm rõ tác động của các yếu tố nhân
khẩu học đến yếu tố di cƣ của tỉnh Tây Ninh trong những năm gần đây. Từ đó, nâng cao

nhận thức về mặt lý thuyết và thực tiễn, giúp ngƣời đọc hiểu rõ hơn về một trong những
mặt tác động đến di cƣ; đồng thời đề xuất và kiến nghị một số chính sách có liên quan
đến di cƣ việc làm trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
2


2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Luận văn phân tích làm rõ các yếu tố nhân khẩu học tác động đến di cƣ việc làm
tại tỉnh Tây Ninh.
- Các đề xuất, kiến nghị liên quan đến chính sách di cƣ việc làm ở tỉnh Tây Ninh
trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu.
- Tác động của các yếu tố nhân khẩu học đến di cƣ việc làm tại tỉnh Tây Ninh trong
năm 2012?
- Hàm ý chính sách gì hỗ trợ cho ngƣời di cƣ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong thời
gian tới?
4. Giả thiết nghiên cứu:
Di cƣ việc làm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh sẽ chịu tác động của các yếu tố nhân
khẩu học. Các yếu tố nhân khẩu học này có thể tác động cùng chiều hoặc ngƣợc chiều
đối với di cƣ việc làm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đồng thời mỗi yếu tố nhân khẩu học sẽ
có tác động khác nhau đến quyết định di cƣ việc làm của ngƣời đƣợc khảo sát.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng hai phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu: Sử dụng thông tin thứ cấp về tình hình
kinh tế - xã hội, di cƣ, lao động và việc làm của ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, Cục
thống kê tỉnh Tây Ninh, Tổng Cục Thống kê, Bộ lao động Thƣơng binh và xã hội. Số
liệu di cƣ và không di cƣ việc làm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đƣợc thu thập từ bộ Khảo
sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2012.
- Phƣơng pháp xử lí thông tin, số liệu:
+ Phƣơng pháp phân tích định tính kết hợp thống kê mô tả: Mô tả đặc điểm nhân
khẩu học của ngƣời di cƣ và không di cƣ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2012.

+ Phƣơng pháp so sánh: So sánh một số đặc điểm nhân khẩu học giữa ngƣời di cƣ
và không di cƣ.
+ Phƣơng pháp phân tích định lƣợng: Sử dụng phân tích hồi quy Binary logistic để
phát hiện ảnh hƣởng của các yếu tố nhân khẩu học đến di cƣ việc làm. Số liệu đƣợc xử lí
với phần mềm Exel 2010 và SPSS 16.0.

3


6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về những ngƣời không di cƣ và di cƣ
việc làm của tỉnh Tây Ninh, các yếu tố nhân khẩu học có khả năng tác động đến di cƣ
việc làm bao gồm: giới tính, dân tộc, vùng miền, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn
nhân và tình trạng việc làm; đồng thời, phân tích rõ tác động của các yếu tố nhân khẩu
học này đến xác suất di cƣ việc làm của những ngƣời di cƣ.
Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung, luận văn khái quát thực trạng di cƣ việc làm
của cả nƣớc và trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong thời gian qua, chỉ ra những cơ sở lí
thuyết về mối quan hệ của các yếu tố nhân khẩu học đến di cƣ việc làm và đƣa ra những
hàm ý chính sách giúp ngƣời di cƣ việc làm của tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới. Về
không gian, luận văn nghiên cứu trong tỉnh Tây Ninh. Về thời gian, số liệu luận văn đƣợc
lấy trong Bộ khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2012 tại tỉnh Tây Ninh.
7. Điểm mới và ý nghĩa của luận văn:
Điểm mới của luận văn: Một số luận văn trƣớc khi nghiên cứu về di cƣ việc làm,
đa số các tác giả nghiên cứu dƣới góc độ hộ gia đình di cƣ. Do đó, số liệu đƣợc chọn bao
gồm các số liệu có liên quan đến hộ gia đình nhƣ: thu nhập bình quân, chi tiêu bình quân,
tuổi của chủ hộ, giới tính chủ hộ…Trong khi đó, luận văn này tác giả nghiên cứu yếu tố
nhân khẩu học của cá nhân ngƣời di cƣ việc làm, nên các yếu tố đại diện hộ đƣợc loại bỏ
nhƣ thu nhập của hộ, chi tiêu của hộ và thay vào đó là biến tình trạng việc làm của ngƣời
di cƣ và không di cƣ.
Ý nghĩa khoa học của luận văn: Di cƣ việc làm có tác động rất lớn đến quá trình

phát triển kinh tế xã hội của nƣớc ta nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng; về mặt tích
cực, di cƣ việc làm giúp phân phối và sử dụng khá hiệu quả nguồn nhân lực trong xã hội;
đào tạo, bồi dƣỡng, chọn lọc nhân tài trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, gia tăng
quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa các khu vực có ngƣời di cƣ đến.
Tuy nhiên, về mặt tiêu cực, di cƣ cũng để lại những vấn đề cần nghiêm túc suy nghĩ nhƣ:
thiếu nguồn nhân lực nơi xuất phát, vấn đề tệ nạn xã hội, bệnh xã hội, tai nạn giao
thông….Chính vì vậy, Chính phủ và Chính quyền tỉnh Tây Ninh cần quan tâm hơn đến
vấn đề ngƣời di cƣ trong thời gian tới. Luận văn này cung cấp thêm thông tin khoa học
có liên quan đến di cƣ việc làm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, tác động của các yếu tố nhân
khẩu học đến di cƣ việc làm trong tỉnh.

4


Ý nghĩa thực tế của luận văn: Thông qua việc phân tích tác động của các yếu tố
nhân khẩu học đến di cƣ việc làm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, luận văn đƣa ra một số hàm
ý chính sách cho các cấp Chính quyền trong tỉnh nhằm cụ thể hóa các chính sách của tỉnh
đối với ngƣời di cƣ việc làm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.
8. Bố cục của luận văn:
Chƣơng I: Mở đầu.
Chƣơng II: Cơ sở lí thuyết.
Chƣơng III: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng IV: Tác động của các yếu tố nhân khẩu học đến di cƣ việc làm trên địa bàn
tỉnh Tây Ninh.
Chƣơng V: Kết luận – Hàm ý chính sách.

5


CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Khái niệm di cƣ.
Di dân là khái niệm đƣợc các nhà nghiên cứu định nghĩa không thống nhất. Theo
Lee (1966), thì di cƣ là sự “thay đổi nơi cƣ trú cố định”. Mangalam và Morgan (1968)
cho rằng di cƣ là “sự thoát ly/rời tách khỏi cộng đồng sống”. Trong khi Shaw (1989) cho
rằng “giá trị hệ thống dựa trên đó con ngƣời/cộng đồng ngƣời lựa chọn nơi cƣ trú” là tiêu
chí chủ yếu nhận dạng quá trình di dân.
Theo Baranov và Breev (1969) di cƣ là bất kỳ một sự di chuyển nào của con ngƣời
giữa các vùng lãnh thổ có gắn với sự thay đổi vị trí, dạng hoạt động và ngành có sử dụng
lao động.
Theo Xtapoverop (1957) thì di cƣ đƣợc hiểu là sự thay đổi vị trí con ngƣời về mặt
địa lý do có sự di chuyển thƣờng xuyên hoặc tạm thời của họ từ một cộng đồng kinh tế xã hội này sang một cộng đồng kinh tế - xã hội khác, trở về cộng đồng hoặc có sự thay
đổi vị trí không gian của toàn bộ cộng đồng nói chung.
Từ điển đa ngữ dân số học của Liên hợp quốc (1958) định nghĩa nhƣ sau: “di dân là
một hình thức di chuyển về không gian của cư dân giữa một đơn vị địa lý này với một
đơn vị địa lý khác, kèm theo việc thay đổi nơi ở thường xuyên”. Điều này có nghĩa là di
dân phải có sự thay đổi giữa đơn vị địa lý này, sang đơn vị địa lý khác và sự thay đổi này
phải kèm theo sự thay đổi về nơi cƣ trú.
Khái niệm di dân cũng đƣợc Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình (2011) định
nghĩa trong các tài liệu dân số dùng cho công tác kế hoạch hóa gia đình. Theo đó, di dân
là sự di chuyển của ngƣời dân theo lãnh thổ với những giới hạn về thời gian và không
gian nhất định, kèm theo sự thay đổi nơi cƣ trú. Cũng theo tài liệu này, di dân có ba đặc
điểm nổi bật. Một là, con ngƣời phải di chuyển từ một địa điểm nào đó, đến một nơi nào
đó với một khoảng cách nhất định, với một mục đích nào đó. Hai là, nơi đi (xuất phát) là
nơi ở thƣờng xuyên, đƣợc quy định theo hình thức đăng ký hộ khẩu hoặc đăng ký dân sự
xác định của cấp quản lý hành chính có thẩm quyền và nơi đến là nơi ở mới. Ba là,
khoảng thời gian ở tại nơi đến đƣợc xác định là có di cƣ hay không (Tổng cục Dân số và
kế hoạch hóa gia đình, 2011).
Trong những nghiên cứu trên, tác giả sử dụng định nghĩa của Liên hợp quốc (1958)
để sử dụng cho hƣớng nghiên cứu của mình trong đề tài này. Bởi vì, định nghĩa của Liên
6



hợp quốc phù hợp với cách định nghĩa về di cƣ, lƣu trú của Luật cƣ trú Việt Nam năm
2006 và sửa đổi, bổ sung năm 2014.
2. Khái niệm di cƣ việc làm.
Theo Padhyay (2011), đối với các nƣớc đang phát triển (gồm cả Việt Nam) quá
trình di cƣ luôn gắn liền với tìm kiếm cơ hội việc làm, ngƣời di cƣ luôn muốn đến những
nơi có điều kiện kinh tế phát triển và nhiều việc làm.
Theo kết quả điều tra về dân số và việc làm năm 2005 của GSO và Quỹ dân số Liên
hợp Quốc, có đến 70% di cƣ ở Việt Nam vì lý do kinh tế, bao gồm di cƣ việc làm và cải
thiện điều kiện sống. Trong đó, tìm kiếm việc làm là lý do chính khiến ngƣời lao động di
cƣ (GSO và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, 2005; Điều tra Di cƣ năm, 2004; Tổng cục
Thống kê, 2009).
Nhƣ vậy, di cƣ việc làm là sự di cƣ của một cá nhân nhằm tìm kiếm việc làm mới,
với hi vọng sẽ có việc làm tốt hơn, phù hợp hơn với mình. Tại Việt Nam, di cƣ chính là
di cƣ việc làm. Những ngƣời di chuyển khỏi nơi cƣ trú trên 6 tháng đƣợc xem nhƣ là đã
di cƣ (Luật cƣ trú, 2006; sửa đổi bổ sung một số điều của Luật cƣ trú, 2014).
3. Các yếu tố nhân khẩu học:
Khái niệm về nhân khẩu học đƣợc nhiều tổ chức và các nhà kinh tế phát biểu. Theo
Tổ chức di trú quốc tế (1970), Nhân khẩu học là khoa học nghiên cứu thống kê về dân
số loài ngƣời. Đây là một ngành khoa học chung có thể áp dụng cho bất cứ một quần thể
dân số nào mà có sự thay đổi đổi theo thời gian và không gian. Nó bao gồm những
nghiên cứu về kích thƣớc, cấu trúc và sự phân bố của những quần thể dân số này, những
thay đổi về không gian và thời gian để đáp ứng với sự sinh đẻ, di cƣ, già hóa và cái chết.
Theo từ điển Oxford (2009), nhân khẩu học là các nghiên cứu thống kê về dân số
nhƣ: sinh, tử, giới tính, thu nhập hoặc tỷ lệ mắc bệnh…. để minh họa cho sự thay đổi cấu
trúc của dân số. Theo từ điển Lạc Việt (2005), nhân khẩu học là môn khoa học nghiên
cứu về thành phần, mật độ và chuyển biến của dân cƣ.
Trong đề tài này, tác giả sẽ sử dụng các yếu tố thống kê về nhân khẩu học của Bộ
số liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2012 và đánh giả ảnh hƣởng của các

yếu tố này đến di cƣ việc làm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

7


4. Tóm tắt thực trạng di cƣ ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ 1975
đến nay:
4.1 Di cƣ trên cả nƣớc:
Sau khi đất nƣớc thống nhất, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách di
dân nhằm kéo giãn số lƣợng dân cƣ tại các vùng đô thị sang các vùng nông thôn. Theo
các chính sách này, một lƣợng lớn dân cƣ từ các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đã đƣợc di cƣ về các vùng nông thôn. Chỉ trong một thời gian
ngắn đã có khoảng 1,5 triệu ngƣời buộc phải rời thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời
thành phố tiếp nhận khoảng 700.000 ngƣời từ miền Bắc. Đà Nẵng, thành phố lớn thứ hai
của miền Nam, thậm chí còn chứng kiến sự sụt giảm dân số mạnh hơn, từ nửa triệu dân
xuống còn 319.000 vào năm 1979. Tƣơng tự, dân số thành phố Quy Nhơn cùng giảm gần
một nửa. Đến cuối những năm 70, khoảng 2,5 triệu ngƣời đã di cƣ từ Bắc vào Nam (Lê
Bạch Dƣơng và Nguyễn Thanh Liêm, 2011). Theo một nghiên cứu của Doãn Mậu Diệp
và Trịnh Khắc Thẩm (1996), nếu chỉ tính tại khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, có 1/3 ngƣời
nhập cƣ đến từ đồng bằng Sông Hồng, sau đó đến vùng khu IV cũ và vùng đồng bằng
Sông Cửu Long. Tuy vậy, trong giai đoạn 1976 -1979, điều kiện kinh tế, đất sản xuất
canh tác, môi trƣờng tại nơi định cƣ mới chƣa phù hợp với ngƣời di cƣ nên số ngƣời sau
khi di cƣ đã quay trở về nới xuất phát khá cao, dân số đô thị tại Miền Nam năm 1976 là
30%, đến năm 1979 giảm tƣơng đối ít còn 26% (Desbarats, 1987).
Sau năm 1986, Việt Nam thực hiện quá trình Đổi mới với các chính sách phát triển
kinh tế xã hội. Chính sách này đã giải phóng sức lao động, đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế
và đã tác động nhiều đến việc biến đổi các vấn đề xã hội. Tại các vùng nông thôn quá
trình chuyển đổi từ sản xuất hợp tác sang sản xuất hộ gia đình khiến lực lƣợng lao động
dƣ thừa phải di chuyển đến các vùng đô thị để tìm kiếm việc làm. Tại các vùng đô thị,
dƣới tác động của việc mở cửa thu hút vốn đầu tƣ, đã kéo theo nhu cầu lớn về lao động.

bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của các vùng đô thị đƣợc nâng lên, các điều kiện về môi
trƣờng sống đã khiến lƣợng di cƣ từ nông thôn lên thành thị gia tăng. Song song với quá
trình phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, định hƣớng xã hội chủ nghĩa là những hạn chế,
khiếm khuyết của nền kinh tế xuất hiện. Khoảng cách giàu nghèo gia tăng, chỉ số GINI
năm 1993 và 2002 lần lƣợt là 0,33 và 0,44 (World Bank, 2013) chứng tỏ sự bất bình
đẳng trong thu nhập giữa các nhóm trong xã hội gia tăng. Sự bất bình đẳng trong thu
nhập giữa các vùng miền khiến tốc độ di dân gia tăng.
8


Bảng 1: Tỷ lệ nhập cƣ chia theo thành thị, nông thôn Việt Nam
giai đoạn 2007 -2013

Nguồn: Tổng cục thống kê 2013
Theo kết quả điều tra biến động dân số ngày 01/4/2013 của Tổng cục thống kê,
trong nƣớc di cƣ tại tất cả các vùng miền. Tuy nhiên, số ngƣời nhập cƣ vào Đông Nam
Bộ có tỷ lệ cao nhất và nơi xuất cƣ đa số là Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên.

Bảng 2: Tỉ lệ di cƣ giữa các vùng trong cả nƣớc

Nguồn: Tổng Cục thống kê, 2013

9


4.2. Di cƣ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Sau ngày 30/4/1975, dƣới tác động của các chính sách di dân cùng với các tác động
của các điều kiện kinh tế xã hội, dân cƣ từ các vùng miền cả nƣớc đến lập nghiệp tại các
vùng sâu của tỉnh Tây Ninh. Trên địa bàn các huyện Tân Biên, Châu Thành, Bến Cầu,
Dƣơng Minh Châu, nhiều khu dân cƣ, làng kinh tế mới ra đời hàng loạt. Các nông trƣờng

kinh tế cũng mọc lên thu hút một lƣợng lớn nông dân, công nhân đến lập nghiệp. Trên
địa bàn huyện Tân Châu có 03 nông trƣờng mía và 6 khu dân cƣ mới hình thành cho các
hộ gia đình từ Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Miền Trung và phía bắc vào lập nghiệp
(ủy ban nhân dân huyện Tân Châu, 2013). Tính riêng từ 1990 đến 1999, toàn tỉnh đã tăng
gần 100.000 dân số (Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh, 2012).
Từ năm 2000, với sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp trong và ngoài
tỉnh, hiện tƣợng xuất cƣ từ các vùng nông thôn ra đô thị và nhập cƣ từ các địa phƣơng
khác ngày càng tăng. Tính riêng Khu công nghiệp Trảng Bàng, khi mới mở ra năm 1999
chỉ có khoảng 1.500 công nhân. Đến năm 2012 lƣợng công nhân cƣ trú lâu dài đã lên đến
120.000, trong đó, công nhân ngoài huyện là 40.000 công nhân. (Ban quản lý các khu
kinh tế Tây Ninh, 2013).
5. Lý thuyết vĩ mô về di cƣ:
5.1 Lý thuyết của Ravenstein năm 1889:
Nghiên cứu quá trình di dân trên thế giới, nhiều học giả đã chỉ ra các nguyên nhân
khác nhau của di dân. Theo một lí thuyết của Ravenstein (1889) đã đƣa ra qui luật di cƣ
gồm bảy vấn đề. Cụ thể: Một là, đa số di dân di chuyển ở phạm vi ngắn, một số sẽ di
chuyển xa là di chuyển đến các thành phố lớn, thƣơng mại. Hai là, di cƣ diễn ra trong
nhiều giai đoạn. Quá trình đô thị hóa thu hút dân số từ các vùng ngoại ô vào trung tâm.
Khoảng trống vùng ngoại vi sẽ đƣợc lấp đầy cƣ dân vùng khác đến. Cƣ dân ở trung tâm
nhỏ sẽ chuyển đến trung tâm lớn hơn. Cứ nhƣ vậy, quá trình di cƣ diễn ra theo nhiều giai
đoạn kế tiếp theo hƣớng di chuyển về trung tâm đô thị lớn. Thông thƣờng các trung tâm
thƣơng mại, công nghiệp lớn sẽ thu hút những vùng xung quanh và vùng xa hơn. Ba là,
mỗi dòng di cƣ sẽ tạo ra dòng di cƣ ngƣợc lại. Bốn là, mức di cƣ nông thôn có xu hƣớng
cao hơn mức di cƣ ở các đô thị (không phù hợp trong giai đoạn hiện nay). Năm là, phụ
nữ có xu hƣớng di cƣ nhiều hơn nam giới ở khoảng cách địa lý gần. Sáu là, di cƣ tăng lên
theo trình độ phát triển kỹ thuật. Bảy là, kinh tế là nhân tố quan trọng nhất di cƣ, mặc dù

10



môi trƣờng xã hội, luật lệ… có ảnh hƣởng nhất định. Đây là lý thuyết vĩ mô cho cái nhìn
tổng quát về các nguyên dân của di dân đến các trung tâm thƣơng mại, công nghiệp, tạo
tiền đề cho các nghiên cứu khác.
Từ những nghiên cứu này của Ravenstein (1889), tác giả nhận thấy việc di cƣ của
ngƣời dân là có chủ đích. Ngƣời dân thƣờng di cƣ từ nông thôn ra thành thị do điều kiện
kinh tế của nông thôn và thành thị khác nhau. Thành thị là nơi có điều kiện kinh tế tốt
hơn nông thôn sẽ thu hút nhiều ngƣời ở nông thôn di cƣ ra thành thị. Khi khoa học kỹ
thuật phát triển, điều kiện sống nơi thành thị càng nâng cao thì sự di cƣ ra thành thị càng
cao. Xét theo góc độ giới tính, lý thuyết này cũng chỉ ra phụ nữ có xu hƣớng di cƣ nhiều
hơn nam giới ở cự li ngắn. Do vậy, lí thuyết này gợi ý cho tác giả thấy rằng, điều kiện
kinh tế xã hội ảnh hƣởng tới thu nhập ngƣời dân, vì muốn có thu nhập cao hơn, ngƣời
dân phải di cƣ ra các vùng có điều kiện kinh tế tốt hơn; việc di cƣ xuất phát từ thu nhập
của hộ gia đình.
5.2 Lý thuyết của Hawley năm 1950:
Hawley (1950), đƣa ra lý thuyết về áp lực đất nông nghiệp đối với di cƣ: đất nông
nghiệp là một nhân tố quan trọng thúc đẩy các di cƣ không ngừng nghỉ trong lịch sử.
Lịch sử nhân loại là lịch sử của các cuộc di cƣ, đến thời đại công nghiệp thì việc tìm
kiếm đất sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân lớn nhất của di cƣ. Chính vì mật độ dân số
cao làm giảm sản lƣợng lƣợng thực, thực phẩm cho mỗi ngƣời và ngƣợc lại nên diện tích
đất nông nghiệp là các nhân tố “đẩy” và “hút” chủ yếu thúc đẩy di cƣ từ nơi có mật độ
dân số cao đến nơi có mật độ dân số thấp.
Theo nghiên cứu này, áp lực về đất nộng nghiệp chỉ diện tích sản xuất đất nông
nghiệp trên đầu ngƣời. Ngƣời ta di cƣ để kiếm đƣợc nơi có diện tích đất nông nghiệp lớn
hơn. Mục tiêu tìm kiếm đất nông nghiệp là để tăng diện tích sản xuất, từ đó nâng cao sản
lƣợng từ nông nghiệp, cải thiện đời sống ngƣời dân tốt hơn. Trên cơ sở lý thuyết này, tác
giả nhận thấy rằng, năm 2012, ở Việt Nam diện tích đất nông nghiệp là khá lớn so với
diện tích, chiếm 79,94% so với tổng diện tích đất đang sử dụng và chủ yếu phân bổ tại
các vùng nông thôn (Tổng cục thống kê, 2012), trong khi lực lƣợng lao động nông thôn
chiếm đến 69,7% tổng lực lƣợng lao động (Tổng cục thống kê, 2012). Điều này làm cho
diện tích sản xuất trên đầu ngƣời giảm khiến ngƣời ta có xu hƣớng di cƣ đến các nơi có

diện tích đất nông nghiệp cao hơn. Diện tích đất nông nghiệp tăng có thể làm số ngƣời

11


sống bằng cách tự làm nghề nông nghiệp sẽ có thu nhập tăng. Do vậy, tác giả cho rằng
nghề tự làm nông nghiệp sẽ ảnh hƣởng đến sự di cƣ ở Việt Nam.
5.3 Nghiên cứu của Lee năm 1966:
Lee (1966) cũng chỉ ra bốn nguyên nhân ảnh hƣởng đến quyết định của ngƣời di cƣ.
Đó là các yếu tố có liên quan đến nơi ở gốc, các yếu tố có liên quan đến nơi đến, các trở
ngại trong di cƣ và các phẩm chất thuộc về ngƣời di cƣ (di cƣ chọn lọc). Theo cách hiểu
này, đa số những nơi có điều kiện kinh tế xã hội tốt thƣờng là nơi nhiều ngƣời di cƣ đến.
Ngƣời di cƣ tính toán các chi phí và lợi ích trƣớc khi quyết định di cƣ, trong đó yếu tố
địa lý ảnh hƣởng lớn đến chi phí di cƣ. Các phẩm chất của ngƣời di cƣ, bao gồm sự
thông minh, sự hiểu biết thông qua kinh nghiệm của bản thân hay qua các kênh thông tin
khác nhƣ: bạn bè, gia đình, họ hàng….Do vậy, tùy theo từng ngƣời mà mức độ tính toán
các chi phí và lợi ích là khác nhau, sẽ ảnh hƣởng khác nhau đến các quyết định di cƣ.
Nghiên cứu này cho thấy, phẩm chất ngƣời di cƣ có ảnh hƣởng đến sự di cƣ. Theo
tác giả, phẩm chất ở đây để cập đến trình độ học vấn của ngƣời di cƣ. Khi ngƣời di cƣ có
trình độ học vấn nhất định, ngƣời di cƣ sẽ có những quyết định trong quá trình di cƣ, họ
tính toán các chi phí và lợi ích phù hợp với quyết định di cƣ của họ. Chính vì thế tác giả
xem trình độ học vấn là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự di cƣ ở Việt Nam.
5.4 Mô hình khu vực kép của Arthur Lewis năm 1954:
Lewis (1954) đã đƣa ra Mô hình khu vực kép (Dual Sector Model) để giải thích quá
trình di cƣ từ nông thôn ra thành thị. Trong đó lực lƣợng lao động dƣ thừa ở nông thôn
(nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu) sẽ đƣợc chuyển dịch sang khu vực thành thị (nền kinh
tế công nghiệp). Nền kinh tế lạc hậu hoạt động theo nguyên tắc “năng suất biên giảm
dần” sau một thời gian dân số tăng quá mức sẽ dẫn đến một loạt ngƣời nông dân thất
nghiệp, tình trạng thiếu thốn lƣơng thực xảy ra. Do vậy, ngƣời nông dân phải tìm đến nơi
có việc làm mới, là các vùng đô thị có nhiều việc làm hơn và thu nhập kỳ vọng lớn hơn.

Do vậy dẫn đến quá trình di cƣ việc làm.
Theo mô hình này, tác giả cho rằng lƣơng thực tƣợng trƣng cho thu nhập. Sự thiếu
thốn lƣơng thực chính là thu nhập của hộ gia đình giảm. Thu nhập có ảnh hƣởng từ nghề
nghiệp của họ, trong đó có các nghề: làm công ăn lƣơng, tự sản xuất nông nghiệp và tự
sản xuất kinh doanh.

12


5.5 Mô hình Hariss – Todaro năm 1970:
Mô hình di cƣ của Hariss và Todaro (1970) về sự thu nhập kỳ vọng cũng cho thấy
việc di cƣ từ nông thôn ra thành thị do nguyên nhân về mặt kinh tế. Cụ thể là sự khác biệt
về tiền lƣơng kỳ vọng giữa vùng nông thôn và thành thị là yếu tố thúc đẩy quá trình di cƣ
từ nông thôn ra thành thị. Mô hình cũng cho phép tình trạng thất nghiệp tại các vùng đô
thị, dẫn đến xuất hiện hiện tƣợng kinh tế phi chính thức (kinh tế ngầm). Điều này cũng
cho chúng ta thấy đƣợc việc di cƣ là do tìm kiếm việc làm với kỳ vọng thu nhập tốt hơn.
Phƣơng trình cơ bản của mô hình là:
Mt = f(Wu -Wr).
Trong đó, Mt là dân di cƣ tại thời điểm t, Wu là mức lƣơng thành thị, Wr là mức
lƣơng nông thôn. Chênh lệch giữa mức lƣơng thành thị và nông thôn là yếu tố thúc đẩy
di cƣ.
Mô hình này cho thấy ngƣời di cƣ kì vọng tìm đƣợc việc làm có thu nhập tốt hơn. Ở
Việt Nam, mức chênh lệch thu nhập bình quân đầu ngƣời giữa thành thị và nông thôn là
khá lớn. Theo Tổng cục thống kê, năm 1996, thu nhập bình quân một tháng của ngƣời
thành thị là 509,4 nghìn đồng, trong khi nông thôn là 187,9 nghìn đồng; đến năm 1999, ở
thành thị là 832,5 nghìn đồng, trong khi nông thôn là 225 nghìn đồng. Tốc độ tăng thu
nhập ở thành thị là 16,37%, trong khi nông thôn chỉ là 6,01%.
Xét thu nhập bình quân đầu ngƣời hàng tháng tại thành thị và nông thôn từ 2002
đến 2012, ta có biểu đồ sau:


13


Hình 1: Biểu đồ so sánh thu nhập đầu ngƣời giữa thành thị và nông thôn
từ 2002 – 2012 (đơn vị: 1.000 đồng)
3500
3000
2500
2000

thành thị

1500

nông thôn

1000
500
0
2002

2004

2006

2008

2010

2012


Nguồn: Tổng cục thống kê 2013

Trên biểu đồ, ta có thể thấy thu nhập cả nông thôn và thành thị đều tăng, nhƣng thu
nhập tại thành thị tăng nhanh hơn và chênh lệch giữa thành thị và nông thôn ngày càng
tăng. Chính vì thu nhập thấp hơn thành thị mà ngƣời nông thôn, theo mô hình này, có
khả năng di cƣ ra thành thị để tìm kiếm thu nhập cao hơn.
6. Các nghiên cứu gần đây về mối quan hệ giữa di cƣ và nhân khẩu học:
6.1. Các nghiên cứu trên thế giới:
Nghiên cứu của Parrado (2003) nhằm tìm hiểu di cƣ việc làm tại hai nƣớc Paraguay
và Argentina cho thấy rằng tuổi di cƣ thƣờng trong khoảng 26 tuổi, đối với trình độ học
vấn thì số năm học vấn càng cao khả năng di cƣ càng cao, đối với ngành nghề thì những
ngƣời làm việc trong ngành công nghiệp quan trọng ở Paraguay có nhiều khả năng di cƣ
cao hơn 4.6 lần so với lao động nông nghiệp Argentina. Cũng trong nghiên cứu này cho
thấy những ngƣời có ngƣời thân đã di cƣ thì khả năng họ di cƣ gấp 1.6 lần so với ngƣời
không có ngƣời thân di cƣ. Qua nghiên cứu kết quả của Parrado (2003) tại Paraquay và
Argentina, tác giả đồng thuận với yếu tố độ tuổi và giới tính có ảnh hƣởng đến quá trình
di cƣ việc làm. Tuy vậy, bối cảnh Paraquay và Argentina trong nghiên cứu của Emilio A.
Parrado có khác với đề tài này của tác giả. Thể hiện ở các nội dung sau. Thứ nhất:
Argentina và Paraquay là các nƣớc có nền kinh tế phát triển tốt hơn Việt Nam, trình độ
14


học vấn, chuyên môn nhìn chung cao hơn Việt Nam. Vì vậy, độ tuổi di cƣ việc làm của
hai nƣớc này có thể cao hơn ở Việt Nam. Thứ hai, nghiên cứu của Parrado (2003) chỉ rõ
mối quan hệ giữa những ngƣời có gia đình, họ hàng di cƣ thì ảnh hƣởng khá cao đến
quyết định di cƣ của ngƣời đi sau; trong khi, với số liệu hiện có thì đề tài này chƣa trả lời
đƣợc liệu một ngƣời có họ hàng hoặc ngƣời thân di cƣ thì ảnh hƣởng đến quyết định di
cƣ của họ nhƣ thế nào. Thứ ba, Emilio A. Parrado phân tích đƣợc di cƣ việc làm từ trong
nƣớc ra nƣớc ngoài, trong khi đề tài này chỉ đề cập đến di cƣ trong nƣớc, giữa các vùng,

miền trong lãnh thổ Việt Nam.
Nghiên cứu của Kaczmarczyk và Ok’olski (2008) về tác động của di cƣ với thị
trƣờng lao động tại Ba Lan cho biết số ngƣời di cƣ có giới tính nam là trên 50%. Độ tuổi
di cƣ nhiều nhất là từ 25 - 29, chiếm 9,3%. Tuy vậy, trình độ học vấn, so sánh giữa nam
và nữ có các kết quả là nam thƣờng thấp hơn nữ, cụ thể: từ đại học trở lên là 5%, trung
cấp hoặc học nghề là 5,4%, trung học phổ thông trở xuống là 5,8%. Qua tham khảo
nghiên cứu này, tác giả đồng thuận với yếu tố giới tính và trình độ học vấn có ảnh hƣởng
đến di cƣ việc làm.
Nghiên cứu về lao động, di cƣ và nghèo đói tại các nƣớc Đông Nam Á, Bruneau
(2009) có chỉ ra một số đặc điểm về ảnh hƣởng của các yếu tố đến di cƣ. Dƣới gọc độ vỹ
mô, đó là do sự chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp, quá trình đô thị hóa và công
nghiệp hóa, các chính sách phân bố dân cƣ và chính sách xuất khẩu lao động. Đồng thời,
trong nghiên cứu chỉ ra các yếu tố có liên quan đến cá nhân ngƣời di cƣ nao gồm: thu
nhập GDP/ngƣời và chỉ số nghèo con ngƣời nhƣ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và mức
sống. Về yếu tố dân tộc, nghiên cứu cũng chỉ ra dân tộc Hoa và Ấn có số lƣợng di cƣ lớn
nhất tại khu vực trong cả quá trình lịch sử di cƣ. Tại Việt Nam, nghiên cứu với các dân
tộc ngƣời Việt (kinh), H’mong và Khơ-me từ 1975 đến 2004 khoảng gần 2 triệu ngƣời,
trở thành số ngƣời dân tộc di cƣ ra nƣớc ngoài lớn nhất trong các dân tộc ở Việt Nam. Về
thời gian di cƣ ra nƣớc ngoài, tại Philipine, có hai dạng chủ yếu là di cƣ theo hợp đồng
làm việc (có thời hạn) và di cƣ định cƣ (không thời hạn). Qua tham khảo nghiên cứu này
của Bruneau, tác giả đồng thuận với việc yếu tố dân tộc có ảnh hƣởng đến quyết định di
cƣ việc làm. Tuy vậy, tác giả nhận thấy nghiên cứu của Bruneau có một số điểm chƣa
phù hợp với đề tài của mình. Thứ nhất, là về thời gian, Bruneau (2009) đánh giá việc di
cƣ ở Việt Nam của các dân tộc kinh, H’mong, Khơ – me có ảnh hƣởng của chính trị. Cụ
thể là sự di cƣ của nhiều ngƣời trong giai đoạn 1975 – 1985 đến các trại tị nạn ở Thái
15


Lan, Hồng Công…trong khi đề tài này chỉ nói về sự di cƣ việc làm, không đề cập đến bất
cứ lí do chính trị nào. Thứ hai là về địa lí, Bruneau chỉ ra việc di cƣ của các dân tộc

không chỉ ở trong nƣớc mà cả nƣớc ngoài, trong khi đề tài này chỉ nghiên cứu di cƣ việc
làm trong nƣớc. Thứ ba là về quốc gia, Bruneau phân tích các dân tộc ở các nƣớc Đông
Nam Á, trong khi tác giả chỉ đề cập đến các dân tộc trong lãnh thổ Việt Nam.
6.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, theo một số học giả, tình trạng di dân xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Doãn Mậu Diệp và Trịnh Khắc Thẩm (1996) trong một nghiên cứu về di dân đến các tỉnh
Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ ra nguyên nhân di dân xuất phát từ hai hƣớng là nơi ở
cũ và nơi đến mới. Cả hai nơi này đều xuất phát từ nguyên nhân kinh tế và phi kinh tế.
Nguyên nhân kinh tế bao gồm điều kiện kinh tế khó khăn và thiếu việc làm, nguyên nhân
phi kinh tế gồm khí hậu/thời tiết/môi trƣờng và hôn nhân/ đoàn tụ gia đình. Kết quả của
nghiên cứu này cũng chỉ ra một số đặc điểm của dân số ảnh hƣởng đến di dân nhƣ: giới
tính và độ tuổi, trong đó nam di dân nhiều hơn nữ, độ tuổi di dân chủ yếu là từ 15 – 60;
trình độ học vấn ảnh hƣởng đến quá trình di dân, ngƣời có trình độ học vấn cao thì di dân
đến bà Rịa - Vũng Tàu nhiều hơn Đồng Nai; về tình trạng hôn nhân cũng ảnh hƣởng đến
di dân, ngƣời đang có vợ hoặc chồng di dân nhiều hơn ngƣời độc thân hoặc đã li hôn; về
dân tộc và tôn giáo cũng ảnh hƣởng đến di dân, ngƣời kinh di dân chiếm 99% và ngƣời
không có tôn giáo di dân chiếm khoảng 80%; yếu tố vùng miền cũng ảnh hƣởng đến di
dân, trong bảy vùng cả nƣớc thì các vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Duyên Hải Miền
Trung và Bắc Trung Bộ chiếm tỉ lệ cao nhất. Qua tham khảo nghiên cứu này, tác giả
đồng thuận với các yếu tố tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ văn hóa và vùng
miền có ảnh hƣởng đến di cƣ việc làm. Tuy vậy, đề tài của tác giả có một số điểm khác
biệt. Một là phạm vi nghiên cứu, tác giả sử dụng bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình
Việt Nam năm 2012 của Tổng Cục thống kê trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, trong đó chọn
mẫu ngẫu nhiên gồm 578 ngƣời. Thứ hai là giới hạn địa lí nghiên cứu, tác giả nghiên cứu
di cƣ việc làm trong nƣớc chứ không giới hạn tại một số tỉnh, thành nào. Thứ ba, đề tài
không nghiên cứu về tác động của tôn giáo đến di cƣ việc làm, mà chỉ tìm hiểu ảnh
hƣởng của yếu tố dân tộc đến di cƣ việc làm.
Lê Văn Định và ctg (2004) nghiên cứu về tác động của quá trình di dân đến phát
triển kinh tế tại vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung cũng chỉ ra ba nguyên nhân của di


16


dân. Một là, các nhân tố “hút” ở vùng chuyển đến bao gồm đất đai màu mỡ, tài nguyên
thiên nhiên phong phú, khí hậu ổn định, dễ kiếm việc làm, thu nhập cao, dễ tiếp cận các
dịch vụ xã hội, đời sống văn hóa tốt hơn… và nhân tố “đẩy” ở vùng chuyển đi gồm đời
sống khó khăn, thu nhập thấp, đất sản xuất ít, môi trƣờng văn hóa kém lành mạnh…. Hai
là, các nhân tố tâm lý xã hội nhƣ muốn gần gũi ngƣời thân quen, muốn thay đổi nơi sống,
môi trƣờng tâm lý…Ba là, các nhân tố khách quan nhƣ sự thay đổi mạnh mẽ của các sự
kiên kinh tế, chính trị, xã hội nhƣ chiến tranh, xây dựng công trình công cộng, công trình
kinh tế - chính trị - quân sự…Qua tham khảo, tác giả đồng thuận với nghiên cứu trên ở
chỗ: chính các nhân tố “hút” sẽ kéo ngƣời di cƣ đến, trong các nhân tố “hút” này thì vần
đề thu nhập nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần là yếu tố qua trọng nhất. Nhân tố
“đẩy” sẽ làm cho ngƣời di cƣ buộc phải dời bỏ nơi xuất xứ để tìm nới đến tốt hơn, trong
các nhân tố “đẩy” thì thu nhập thấp là yếu tố quyết định ngƣời ta phải di cƣ việc làm.
Nguồn thu nhập của mỗi ngƣời phụ thuộc vào công việc cụ thể họ làm. Trong đề tài này,
tác giả sử dụng yếu tố công việc chiếm thời gian nhiều nhất của một ngƣời trong 6 tháng
đầu năm 2012 nhằm thay thế cho thu nhập của từng ngƣời. Trong đề tài này, tác giả
không đề cập đến các yếu tố tâm lý và yếu tố chính trị, chiến tranh tác động đến quyết
định di cƣ việc làm.
Nguyễn Đình Long và Nguyễn Thị Minh Phƣợng (2013) đã đƣa ra bốn nguyên
nhân di cƣ từ nông thôn ra thành thị. Thứ nhất, do sự gia tăng dân số và sức ép về lao
động ở nông thôn ngày càng tăng. Thứ hai, do đất đai sản xuất nông nghiêp ở nông thôn
ngày càng bị thu hẹp nên khan hiếm tƣ liệu sản xuất và thừa lao động nhƣ một lực đẩy
đối với lao động ở nông thôn. Thứ ba, do tình trạng phát triển không đồng đều, sự chênh
lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn và ngày càng giãn ra có sức thu hút các lao
động từ nông thôn. Thứ tƣ, do các nguyên nhân khác nhƣ: học hành, chuyển đổi môi
trƣờng, chăm sóc y tế…. Trong các nguyên nhân trên, cũng khẳng định yếu tố kinh tế, cơ
hội tìm kiếm việc làm, học hành…tác động cao nhất đến quyết định di cƣ. Nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng tỷ lệ ngƣời di cƣ có độ tuổi từ 18 – 30 và chƣa kết hôn chiếm phần lớn.

Số ngƣời di cƣ là nam giới cao hơn nữ giới. Qua tham khảo, tác giả đồng tình với kết quả
của nghiên cứu trên và cho rằng yếu tố về vùng miền, hay khu vực thành thị, nông thôn
sẽ ảnh hƣởng đến di cƣ việc làm. Trong đề tài này, tác giả không tiếp cận yếu tố về các
cơ hội học tập, chuyển đổi môi trƣờng sống và các yếu tố chính trị.

17


×