Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Tác động của cung tiền đền thất nghiệp các quốc gia đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 68 trang )

----------------------------------------

Õ Ì



ỦA U
QU

: Ki
c







A Ô


A Á

tế ọc

: 60 03 01 01

U


i


.

ọc:
Ầ A

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2015

UẤ


`

TÓM TẮT
Hơn nhiều thập kỷ qua vấn đề thất nghiệp và tăng trưởng luôn là đề tài nóng
được chính phủ các quốc gia, các nhà làm chính sách và cả các nhà nghiên cứu đặc
biệt quan tâm. Mối quan tâm diễn ra ngày càng mạnh mẽ khi cuộc khủng hoảng tài
chính 2008 diễn ra ở Mỹ, kéo theo khủng hoảng nợ công Châu Âu làm cho nợ ngày
càng trở nên nghiêm trọng và được quan tâm nhiều nhất hiện nay là làm giảm tỷ lệ
thất nghiệp. Một đất nước trong trạng thái “toàn dụng lao động” luôn là mục tiêu và
mong muốn của chính phủ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp trong nền kinh tế xã hội. Trong
đó có nguyên nhân chính là do cung tiền tăng cao hơn tăng trưởng kinh tế trong thời
gian dài sẽ áp lực lên lạm phát cao trong điều kiện tăng trưởng thấp dẫn đến gia tăng
tỷ lệ thất nghiệp. Trong bài nghiên cứu này tác giả đặc biệt quan tâm đến yếu tố
cung tiền có tác động như thế nào đến tỷ lệ thất nghiệp. Bằng phương pháp hồi quy
đối với bộ dữ liệu bảng cân bằng (Panel Regression) sáu quốc gia ở Đông Nam Á
(Asean 6) gồm: Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia
giai đoạn từ 1990 đến 2014. Nghiên cứu đã tìm thấy các bằng chứng tác động của
cung tiền, lạm phát, chi tiêu công có ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động âm của cung tiền M2 đến tỷ lệ thất

nghiệp với mức ý nghĩa 1%. Cụ thể khi cung tiền gia tăng 1%/GDP thì làm giảm tỷ
lệ thất nghiệp 0.048%. Ngoài ra trong bài nghiên cứu này tác giả còn tìm thấy bằng
chứng mối liên hệ của lạm phát và thất nghiệp với mức ý nghĩa 1%. Khi lạm phát
gia tăng 1% thì làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp lên 0.04%. Bên cạnh đó tác giả còn
tìm ra được mối quan hệ tiêu cực giữa chi tiêu công và thất nghiệp tại Asean 6 với
mức ý nghĩa 1%, điều này hàm ý chi tiêu công dựa vào nợ của Asean 6 hiện nay là
không hiệu quả và gây tác động tiêu cực đến thất nghiệp trong bộ dữ liệu nghiên
cứu.

iii


`

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

i

LỜI CÁM ƠN

ii

TÓM TẮT

iii

MỤC LỤC

iv


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU

vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

viii

CHƯƠNG 1

1

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1

1.1

Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu


3

1.3

Câu hỏi nghiên cứu

3

1.4

Nội dung nghiên cứu

3

1.5

Phương pháp nghiên cứu

3

1.6

Ý nghĩa của đề tài

4

1.7

Kết cấu của luận văn


5

CHƯƠNG 2

6

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CUNG TIỀN VÀ THẤT NGHIỆP

6

2.1

Các khái niệm

6

2.1.1.

Cung tiền M2

6

2.1.2.

Tỷ lệ thất nghiệp

7

2.2


Một số lý thuyết cung tiền, thất nghiệp và các nghiên cứu trước

2.3

Nguyên nhân của thất nghiệp

7
14

CHƯƠNG 3

15

TÌNH HÌNH KINH TẾ CÁC QUỐC GIA ASEAN 6

15

3.1

16

Tổng quan về Asean 6
iv


`

Một số chỉ số vĩ mô của các quốc gia Asean 6


3.2

26

CHƯƠNG 4

33

PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

33

Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu

4.1

Phương pháp nghiên cứu

4.1.1

33

Các bước thực hiện nghiên cứu

4.1.2

33

Định nghĩa các biến trong mô hình


34
36

CHƯƠNG 5

39

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

39

5.1

Phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình

39

5.2

Phân tích ma trận hệ số tương quan và đa cộng tuyến

42

5.3

Phân tích bộ dữ liệu

44

5.4


Kết quả hồi quy

46

5.4.1

Kết quả nghiên cứu:

46

CHƯƠNG 6

50

KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

50

6.1

Kết luận

50

6.2

Gợi ý chính sách

51


6.3

Đóng góp, hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

57

PHỤ LỤC

59

v


`

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 3.1

Tỷ lệ thất nghiệp và cung tiền ở Việt Nam …..…….……


20

Hình 3.2

Tỷ lệ thất nghiệp và cung tiền ở Thái Lan………………

21

Hình 3.3

Tỷ lệ thất nghiệp và cung tiền ở Singapore……………....

22

Hình 3.4

Tỷ lệ thất nghiệp và cung tiền ở Malaysia………………

23

Hình 3.5

Tỷ lệ thất nghiệp và cung tiền ở Philippines.……………

24

Hình 3.6

Tỷ lệ thất nghiệp và cung tiền ở Indonesia………………


25

Hình 3.7

Tỷ lệ thất nghiệp của các quốc gia Asean 6 ………….......

26

Hình 3.8

Cung tiền M2 (%GDP) các quốc gia Asean 6 ……..……

29

Hình 3.9

Lạm phát các quốc gia khu vực Asean 6……………..…

30

Hình 3.10 Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người (%)
các quốc gia Asean 6……………..……………..………

30

Hình 3.11 Chi tiêu công (% /GDP) các quốc gia Asean 6 ………….

31

Hình 5.1


Tỷ lệ thất nghiệp Asean 6…………………..….………

40

Hình 5.2

Tỷ lệ cung tiền Asean 6………………………...……

41

Hình 5.3

Tỷ lệ lạm phát Asean 6 ……………………………

42

vi


`

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1

Tóm tắt các nghiên cứu ………………… ........

11


Bảng 3.1: Tổng hợp biến số kinh tế Asean ………………

16

Bảng 4.1. Ưu và nhược điểm của các phương pháp nghiên cứu

34

Bảng 4.2 Kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình ………

35

Bảng 4.3 Các tác giả sử dụng các biến trong mô hình………

36

Bảng 5.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

39

Bảng 5.2 Ma trận hệ số tương quan………………………………

43

Bảng 5.3 Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình

43

Bảng 5.4 Kiểm định Hausman lựa chọn giữa FEM và REM ……….


44

Bảng 5.5 Kiểm định F lựa chọn giữa Pool OLS và FEM …………

45

Bảng 5.6

47

Kết quả hồi quy bằng phương pháp GLS………………

Bảng 5.7 So sánh kết quả hồi quy và kỳ vọng dấu………………..…

vii

48


`

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GDP

Tổng sản phẩm thu nhập quốc nội

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế


WB

Ngân hàng thế giới

OLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

FEM

Mô hình tác động cố định

REM

Mô hình tác động ngẫu nhiên

GLS

Phương pháp binh phương bé nhất tổng quát

viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, chính sách tiền tệ vô cùng quan trọng
trong việc kiểm soát vĩ mô nền kinh tế. Chính sách tiền tệ của chính phủ cho
thấy họ đang mong muốn vận hành nền kinh tế ra sao. Một nền kinh tế đang
trong tình trạng suy thoái thì chính sách tiền tệ của chính phủ các quốc gia thường

là áp dụng giải pháp nới lỏng định lượng (tăng cung tiền trong nền kinh tế) nhằm
duy trì một mức lãi suất thấp và thúc đẩy tăng trưởng, đồng thời duy trì một tỷ
lệ thất nghiệp thấp trong thời kỳ suy thoái hay áp dụng chính sách thắt chặt tiền
tệ (rút tiền trong lưu thông) nhằm ổn định tỷ lệ lạm phát và ổn định nền kinh tế
vĩ mô trong điều kiện nền kinh tế đang bùng phát.
Chính sách tiền tệ thông qua giải pháp thắt chặt hay nới lỏng định lượng
qua thị trường mở trong nền kinh tế có mối quan hệ mật thiết với chỉ số giá tiêu
dùng và điều này gây nên lạm phát hoặc giảm phát, điều này ảnh hưởng đến thị
trường lao động, gây khó khăn cho việc điều hành chính sách ổn định kinh tế vĩ
mô của chính phủ các quốc gia, chúng tác động qua lại lẫn nhau trong nền kinh
tế.
Lạm phát xảy ra ngoài dự kiến sẽ tạo nên biến động bất thường về giá trị
tiền tệ và làm sai lệch toàn bộ thước đo các quan hệ giá trị, ảnh hưởng đến mọi
hoạt động kinh tế xã hội (kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập thực của
người lao động bị giảm sút, lãi suất danh nghĩa tăng, ảnh hưởng đến tiết kiệm và
đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến mức tăng trưởng kinh tế). Đặc biệt là trong lĩnh vực
đầu tư, sự biến động bất thường của lạm phát gây khó khăn cho việc xác định
mức sinh lợi chính xác của các khoản đầu tư, khiến cho các nhà đầu tư ngần ngại
khi tiến hành đầu tư, nhất là đầu tư vào các dự án dài hạn, làm ảnh hưởng đến
sự tăng trưởng kinh tế và tác động đến thị trường lao động. Lạm phát tăng cao
Trang 1


vượt mức giới hạn sẽ làm gia tăng thất nghiệp trong nền kinh tế (Trần Thị Thùy
Anh, 2014).
Bên cạnh việc gia tăng cung tiền gây ra lạm phát, vấn đề lạm phát cao
dai dẳng kéo dài và không ổn định trong nền kinh sẽ ảnh hưởng đến đầu tư giảm,
tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Hiểu các yếu tố thúc đẩy lạm phát là cơ sở để thiết kế các chính sách tiền
tệ. Chắc chắn trong thời gian dài, lạm phát luôn luôn và ở khắp mọi nơi được coi

như là một hiện tượng tiền tệ (Friedman, 1963, trích bởi Khan and
Schimmelpfennig, 2006). Hiện tượng tiền tệ gây ra lạm phát luôn ở khắp mọi
nơi làm tác động gia tăng thất nghiệp trên thị trường lao động.
Các quốc gia trong thời kỳ phát triển đặc biệt là khu vực Đông Nam Á có
tỷ lệ lạm phát khá cao. Chỉ số lạm phát biến động bất thường và khả năng kiềm
chế lạm phát của chính phủ chưa linh hoạt. Điều này gây thiệt hại cho nền kinh
tế nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chính sách tiền tệ của chính phủ nhằm duy
trì mức độ tăng trưởng cao trong dài hạn. Các yếu tố lạm phát trên có mối quan
hệ với cung tiền thông qua diễn biến của lãi suất trên thị trường tiền tệ đồng thời
tác động đến thị trường lao động hay tỷ lệ thất nghiệp cao trong nền kinh tế.
Tỷ lệ thất nghiệp là một trong những vấn đề lớn trong hầu hết các nước
trên thế giới. Vấn đề này là nhất quán và được quan tâm nhiều bởi hầu hết với
tất cả các nước công nghiệp tiên tiến cũng như các nước nghèo trên thế giới đang
đối mặt (Chowdhury, 2014). Quan tâm đến tỷ lệ thất nghiệp cũng chính là việc
tìm hiểu chính sách tiền tệ từ việc nới lỏng hay thắt chặt cung tiền của quốc gia
mình để tìm ra chính sách phù hợp hơn trong việc giảm tỷ thất nghiệp và mục
tiêu toàn dụng lao động.
Trước những diễn biến và tầm quan trọng của thị trường tiền tệ hay cung
tiền trong giai đoạn hiện nay. Bài nghiên cứu này quan tâm nghiên cứu tác động
của cung tiền trong nền kinh tế đến thị trường lao động trong giai đoạn hiện nay
Trang 2


của khu vực kinh tế Asean 6 (Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Phillipines,
Malaysia, Indonesia).
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài cần đạt được các mục tiêu sau:
- Nghiên cứu tác động của cung tiền đến thất nghiệp các quốc gia khu
vực Asean 6.
- Nghiên cứu tác động các biến số kinh tế vĩ mô khác như lạm phát, lãi

suất thực, đầu tư trực tiếp nước ngoài và chi tiêu công đến thất nghiệp ở khu vực
Asean 6. Qua đó có cái nhìn tổng quát ảnh hưởng của các chính sách vĩ mô đến
tỷ lệ thất nghiệp khu vực Aeean 6.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Tác động và mức độ ảnh hưởng của cung tiền đến thất nghiệp ở các quốc
gia khu vực Asean 6 ?
Tìm hiểu ảnh hưởng của các biến số vĩ mô như lạm phát, lãi suất, đầu tư
trực tiếp nước ngoài và chi tiêu công có tác động ảnh hưởng như thế nào đến
thất nghiệp trong khu vực Asean 6 ?
1.4 Nội dung nghiên cứu
Trong đề tài này, việc nghiên cứu được tập trung ở những vấn đề sau:
Giới thiệu tổng quan nghiên cứu ( chương 1 ), nghiên cứu các cơ sở lý thuyết tác
động của cung tiền đến thất nghiệp, tổng quan các nghiên cứu trước liên quan
đến tác động của cung tiền đến thất nghiệp (chương 2), tổng quan về tình hình
kinh tế của Asean 6 (chương 3), phương pháp và thiết kế nghiên cứu (chương
4), kết quả nghiên cứu (chương 5), kết luận và hàm ý chính sách (chương 6).
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để tìm tác động của
cung tiền đến thất nghiệp ở Asean 6 giai đoạn 1990 - 2014. Mô hình hồi quy dữ
Trang 3


liệu bảng cân bằng được sử dụng để khảo sát tác động của các biến độc lập gồm
cung tiền, lạm phát, lãi suất thực, đầu tư nước ngoài, chi tiêu công đến biến phụ
thuộc đại diện là tỷ lệ thất nghiệp.
1.6 Ý nghĩa của đề tài :
Chỉ ra tác động của cung tiền đến thất nghiệp trong khu vực Asean 6 hiện
nay là điều cần thiết khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng nợ trong
những năm gần đây là điều mà hầu hết chính phủ các quốc gia quan tâm. Và
giảm tỷ lệ thất nghiệp hiện nay là mục tiêu hàng đầu của các quốc gia trong quá

trình gia tăng tổng cầu và phát triển kinh tế.
Bất kỳ chi phí nào cho tăng trưởng cũng phải có sự đánh đổi. Chính phủ
nào cũng mong muốn sản lượng sản xuất trong nền kinh tế của quốc gia mình
đạt trạng thái sản lượng tiềm năng. Tuy nhiên trên con đường đi đến đó sẽ có
những tác động tiêu cực của các chính sách hổ trợ tăng trưởng lên các biến số vĩ
mô. Tìm hiểu việc cung tiền hỗ trợ tăng trưởng trong nền kinh tế ảnh hưởng đến
thất nghiệp để chính phủ có cái nhìn tổng quát đồng thời xây dựng chính sách
tiền tệ và tài khóa phù hợp cho quốc gia mình. Do đó bài nghiên cứu sẽ giúp tìm
hiểu mức tác động của cung tiền hỗ trợ cho tăng trưởng trong nền kinh tế có tác
động như thế nào đến thất nghiệp, một trong những biến số kinh tế quan trọng
của bất kỳ quốc gia nào.
Tính mới của đề tài: nghiên cứu tác động của cung tiền đến tăng trưởng
và lạm phát trên thế giới thì nhiều, nhưng nghiên cứu về cung tiền và thất nghiệp
khu vực Đông Nam Á thì còn hạn chế. Bài viết này đóng góp tích cực mức độ
tác động của cung tiền đến thất nghiệp trong Asean 6 để chúng ta có cái nhìn
tổng quát và toàn diện hơn về tác động của chính sách tiền tệ lên biến số vĩ mô
quan trọng của Asean 6 nói chung và Việt Nam nói riêng. Bên cạnh bài nghiên
cứu cũng sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về lý thuyết và nguyên nhân dẫn
đến tỷ lệ thất nghiệp cao trong nền kinh tế. Ngoài ra các biến độc lập khác như

Trang 4


lạm phát, lãi suất thực, đầu tư nước ngoài và chi tiêu công trong mô hình cũng
sẽ đóng góp ý nghĩa ảnh hưởng của chúng đến thất nghiệp trong nghiên cứu này.
1.7 Kết cấu của luận văn:
Luận văn được trình bày gồm có 5 chương với bố cục như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu, chương này trình bày lý do,
mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Cở sở lý thuyết về cung tiền và thất nghiệp, chương này trình

bày khái niệm, cơ sở lý thuyết về cung tiền và thất nghiệp, nguyên nhân của thất
nghiệp. Phần cuối chương 2 sẽ trình bày các nghiên cứu trước đó về cung tiền,
lạm phát và thất nghiệp.
Chương 3: Tổng quan về kinh tế các quốc gia Asean 6, chương này trình
bày một số biến số vĩ mô của Asean 6 và tổng quan chung về kinh tế các quốc
gia trong khu vực.
Chương 4: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu; chương này trình bày
quy trình phân tích bộ dữ liệu và lựa chọn mô hình phù hợp.
Chương 5: Trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, ma
trận hệ số tương quan, các kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp. Phần cuối cùng
trình bày kết quả nghiên cứu.
Chương 6: Kết luận trình bày tóm tắt, thảo luận lại các vấn đề chính của
nghiên cứu, gợi ý chính sách. Phần cuối chương trình bày đóng góp, hạn chế, và
hướng nghiên cứu tiếp theo.

Trang 5


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CUNG TIỀN VÀ THẤT NGHIỆP

Trong chương này sẽ trình bày các phần khái niệm cung tiền và tỷ lệ thất
nghiệp. Tiếp theo là phần cơ sở lý thuyết về cung tiền, lạm phát và thất nghiệp,
các nghiên cứu trước về cung tiền thất nghiệp. Phần cuối cùng sẽ trình bày
nguyên nhân của thất nghiệp.
2.1 Các khái niệm
2.1.1. Cung tiền M2
Nguyễn Như Ý và ctg (2009), cung tiền M2 hay tiền mở rộng M2 là:
M2 = M1 + tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn.
Trong đó thì M1 = C M + C D

C M : Tiền mặt ngoài ngân hàng.
C D : Tiền gửi không kỳ hạn sử dụng sec.
Ngoài ra thì khối tiền tệ còn có thể được định nghĩa rộng hơn nữa, nhưng
trong nghiên cứu này tác giả sử dụng cung tiền M2 để đưa vào mô hình nghiên
cứu của mình.
Cung tiền thể hiện tổng lượng tiền sẵn có trong nền kinh tế tại thời điểm
cụ thể. Cung tiền được đo lường bằng nhiều cách khác nhau và cách phân loại
này còn phụ thuộc vào mỗi quốc gia. Theo lý thuyết kinh tế cổ điển về số lượng
cân bằng của tiền: Mỗi người giữ tiền để mua hàng hóa và dịch vụ, số lượng tiền
họ cần nhiều hơn trong mỗi giao dịch thì họ sẽ nắm giữ nhiều hơn (Wray, 2000).
Theo Mankiw (2009) thì tiền là tất cả các hàng hóa mà có thể được sử
dụng để giao dịch trong nền kinh tế. Theo Samuelson và ctg (1999) định nghĩa
“tiền là vật chấp nhận như là một phương tiện trung gian để trao đổi hay còn gọi
là phương tiện thanh toán”. Theo Davig Begg và ctg (2011) thì tiền là một
Trang 6


phương tiện bất kỳ được chấp nhận chung để thanh toán cho việc mua hàng hoặc
trả nợ.
Cũng theo Mankiw (2009) thì Cung tiền là tổng trữ lượng của tất cả các
hàng hóa sẵn có trong nền kinh tế mà có thể được sử dụng để giao dịch.
Theo Theo Đỗ Thị Anh Thư (2014) định nghĩa “Cung tiền thể hiện tổng
lượng tiền sẵn có trong nền kinh tế tại thời điểm cụ thể, có thể bao gồm ngoại tệ
trong lưu thông và tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức tài chính. Cung tiền được
đo lường bằng nhiều cách khác nhau và cách phân loại này còn phụ thuộc vào
mỗi quốc gia. M0 và M1 được gọi là tiền theo nghĩa hẹp thông thường bao gồm
tiền mặt trong lưu thông và các khoản tương đương tiền có thể chuyển thành tiền
mặt”
2.1.2. Tỷ lệ thất nghiệp
Theo định nghĩa của worldbank: Tỷ lệ thất nghiệp đề cập đến tỷ lệ lực

lượng lao động không có việc làm nhưng sẵn sàng làm việc và đang tìm kiếm
việc làm (WB, 2013).
Theo định nghĩa của Cục Thống Kê: Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu biểu
hiện tỷ lệ so sánh số người thất nghiệp với lực lượng lao động (tổng dân số hoạt
động kinh tế) trong kỳ.
Công thức tính:
Tỷ lệ thất nghiệp (%) = {( Số người thất nghiệp)/( Dân số hoạt động kinh
tế (LLLĐ))} x 100.
2.2 Lý thuyết thất nghiệp và các nghiên cứu trước
Thuyết việc làm của Keynes
Theo Keynes, vấn đề quan trọng nhất, nguy hiểm nhất đối với chủ nghĩa
tư bản là khối lượng thất nghiệp và việc làm. Vì vậy, vị trí trung tâm trong lý
thuyết kinh tế của ông là "lý thuyết việc làm." Lý thuyết này đã mở ra một
Trang 7


chương mới trong tiến trình phát triển lý luận kinh tế, cả về chức năng tư tưởng
lẫn thực tiễn. Trong đó phải kể đến lý thuyết kinh tế vĩ mô, về hệ thống điều tiết
của nhà nước.
Theo ông, tình trạng thất nghiệp kéo dài do thiếu hụt một số nhân hữu
hiệu, mức cầu bảo đảm lợi nhuận cho các nhà đầu tư, sỡ dĩ có tình trạng này là
do: - Khuynh hướng tiết kiệm ngày càng gia tăng, nó mang tính chất tâm lý, biểu
hiện trong từng cá nhân, tổ chức xã hội và ngay cả trong các doanh nghiệp.
Khuynh hướng tiết kiệm được biểu hiện như sau: Khi sản xuất tăng lên thì thu
nhập tăng lên, thu nhập chia làm hai bộ phận là tiêu dùng và tiết kiệm (để dự
phòng cho tương lai). Khi thu nhập tăng thì bộ phận tiêu dùng có thể tăng tuyệt
đối và giảm tương đối. Khuynh hướng tiết kiệm trong tiêu dùng cá nhân làm cho
cầu tiêu dùng cá nhân tăng chậm hơn là cung. Cầu đầu tư cũng có khả năng tăng
chậm hơn do cầu tiêu dùng tăng chậm, lãi suất ngân hàng thường cố định ở mức
tương đối cao trong khi tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm sút. Vì thế tổng cầu

giảm sút so với tổng cung.
Tuy nhiên, trong thời đại của J.M. Keynes đã có thay đổi lớn trong tính
chất và vai trò của cầu, giá cả không còn là cơ chế lý tưởng xác lập cân bằng
giữa cung và cầu. Cầu luôn luôn tụt lại so với cung do người ta có xu hướng
“muốn tiêu dùng một phần thu nhập ít hơn dần khi 3 Phần I: Các lý thuyết kinh
tế thu nhập thực tế tăng.” Do đó phát sinh “cầu bị gác lại,” cung trở nên thừa và
điều này tạo điều kiện giảm đầu tư vào sản xuất, tức là thất nghiệp và khủng
hoảng xuất hiện.
Để chống suy thoái và thất nghiệp, ông đề ra giải pháp là tăng mức cầu,
vì tổng cầu tăng ảnh hưởng đến tổng cung sẽ làm giảm suy thoái và thất nghiệp.
Cách làm tăng tổng cầu là cần có sự can thiệp của nhà nước bằng cách sử dụng
công cụ tài khóa là chủ yếu (thuế, chi ngân sách). Theo J.M. Keynes, phần chi
của chính phủ là công cụ chính yếu bởi vì khi chi tiêu, Chính phủ tăng chi tiêu
làm kích thích mang tính dây chuyển để làm tăng tổng cầu nói chung. Sự tăng
Trang 8


tổng cầu tác động đến tổng cung cũng theo một tác động dây chuyền (Phan Huy
Đường, 2009).
Lý thuyết mô hình số nhân của Keynes
Theo ông, muốn tăng thu nhập quốc dân (sản lượng quốc gia) thì phải gia
tăng đầu tư. Ở đây, ông đã nghiên cứu mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư và gia
tăng sản lượng quốc gia và đưa ra khái niệm "số nhân đầu tư." Số nhân đầu tư
(k) thể hiện mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư với gia tăng thu nhập. Nó cho
chúng ta biết rằng khi có một lượng thêm về đầu tư tổng hợp, thì thu nhập sẽ
tăng thêm một lượng bằng k lần mức gia tăng đầu tư.
Mô hình số nhân của ông là:
k = ∆ Y / ∆ I Suy ra : ∆ Y= k. ∆ I
(Y là thay đổi của sản lượng; k là số nhân, I là thay đổi của đầu tư).
Theo Keynes thu nhập được chia thành tiêu dùng và tiết kiệm, đồng thời

thu nhập cũng có thể chia thành tiêu dùng và đầu tư. Từ đó ông cho rằng Tiết
kiệm (S) = Đầu tư (I). Đây cũng là mô hình tăng trưởng kinh tế của Keynes.
Theo Keynes, mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo cầu bổ sung về công nhân
và tư liệu sản xuất, có nghĩa là việc làm gia tăng, thu nhập gia tăng. Thu nhập
tăng sẽ là tiền đề cho tăng đầu tư mới. Như vậy, số nhân đầu tư có tác động dây
chuyền, nó khuếch đại thu nhập quốc dân lên. Nó chỉ rõ sự gia tăng đầu tư sẽ
kéo theo sự gia tăng thu nhập lên bao nhiêu. Keynes sử dụng khái niệm số nhân
để chứng minh những hậu quả tích cực của một chính sách đầu tư của nhà nước
vào các công trình công cộng để giải quyết việc làm. Ví dụ nếu Nhà nước đầu tư
100 triệu USD xây dựng một cảng biển. Giả sử khuynh hướng tiêu dùng cận
biên trong xã hội là 0,75 thì số nhân là k=1/1-0.75=4. Lúc này thu nhập trong xã
hội sẽ khuyếch đại lên 400 triệu USD (Bùi Đức Tùng, 2009).
Trong các tình huống kinh tế bình thường, nếu cung tiền tăng nhanh hơn
sản lượng thực tế sẽ gây ra lạm phát. Trong nền kinh tế khủng hoảng (gặp bẫy
Trang 9


thanh khoản), mối tương quan "bị phá vỡ" bởi một sự suy giảm của tốc độ chu
chuyển tiền tệ. Điều đó giải thích tại sao trong nền kinh tế suy thoái các Ngân
hàng Trung ương có thể tăng cung tiền mà không gây lạm phát (Trần Thị Thùy
Anh, 2014).
Các phân tích đã chỉ ra rằng, việc tăng cung tiền trong những năm qua
nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài. Tuy nhiên, khi mất
cân đối giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng trưởng GDP lớn thì sức ép lạm
phát bắt đầu xuất hiện. Khi lạm phát gia tăng ở mức khó kiểm soát thì tác động
mạnh đến thị trường lao động hay tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Trong các chỉ số kinh tế vĩ mô, tỷ lệ thất nghiệp thường được theo dõi
chặt chẽ cùng với tỷ lệ lạm phát. Theo quan điểm tân cổ điển, trong dài hạn, tỷ
lệ thất nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố của thị trường lao động, ví dụ như tính
linh hoạt của lương, mức lương tối thiểu, ma sát của thị trường, hay hiệu quả của

quá trình tìm việc. Còn tỷ lệ lạm phát trong dài hạn phụ thuộc vào mức gia tăng
cung tiền. Tuy nhiên trong dài hạn, thất nghiệp và lạm phát không có quan hệ
chặt chẽ với nhau (Đinh Vũ Trang Ngân, 2013).
Phillips (1958) cho rằng tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ
nghịch biến thông qua yếu tố trung gian là mức lương thực. Nghĩa là, nếu muốn
tỷ lệ thất nghiệp thấp, nền kinh tế phải tạo ra nhiều việc làm, doanh nghiệp mở
rộng sản xuất và tổng sản lượng gia tăng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chấp
nhận mức lạm phát cao. Ngược lại, nếu chính sách hướng về kìm hãm lạm
phát thì khó có thể duy trì tỉ lệ thất nghiệp thấp hay tăng trưởng sản lượng cao.
Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ở các quốc gia tỷ lệ thất nghiệp cao đi kèm
với lạm phát cao.
Tiền và lạm phát có liên quan chặt chẽ với nhau, cả trong tâm trí phổ biến và
trong nhiều cách tiếp cận kinh tế điều này tác động đến tỷ lệ thất nghiệp và tăng
trưởng trong nền kinh tế (Wray, 2000).

Trang 10


Alexius và Holmlund (2008) đã nghiên cứu về chính sách tiền tệ và thất
nghiệp ở Thụy Điển bằng phương pháp VAR tác giả đã chỉ ra tác động của chính
sách tiền tệ đến tỷ lệ thất nghiệp ở Thụy Điển là khoảng 30% và có thể tác động
mạnh hơn đối với các nước có thị trường lao động được điều tiết cao hơn đồng
thời cú sốc của chính sách tiền tệ tác động đến thị trường lao động thường dai
dẳng, có thể kéo dài đến 10 năm.
Schabert (2005) trong nghiên cứu của mình về cung tiền, ngưỡng lãi suất
và thất nghiệp. Tác giả đã chỉ ra tác động của việc tăng cung tiền vượt giới hạn
kiểm soát nhằm duy trì mục tiêu lãi suất thấp trong điều kiện giá cả tăng nhanh
hơn tăng trưởng về dài hạn và sẽ gây ra lạm phát và tác động đến thất nghiệp
trong nền kinh tế nếu lạm phát tăng ngoài khả năng kiểm soát.
Nghiên cứu của Oomes and Ohnsorge (2005) về cầu tiền, lạm phát và thất

nghiệp ở Nga giai đoạn 1990 đến 2003. Bằng phương pháp tự hồi quy, phân phối
trễ và kiểm định Ganger (phân tích nhân quả). Trong bài nghiên cứu của mình
tác giả đã chỉ ra bằng chứng có mối quan hệ giữa cung tiền, lạm phát và thất
nghiệp trong dài hạn ở Nga. Bên cạnh đó tác giả còn chỉ ra tỷ giá cũng là một
trong những nguyên nhân gây ra lạm phát ở Nga đặc biệt nó càng thể hiện rõ
nét trong thời kỳ khủng hoảng.
Aikaeli (2007) nghiên cứu về cung tiền, lạm phát và thất nghiệp giai đoạn
1996- 2004 ở Tanzania một trong những quốc gia đang phát triển. Bằng phương
pháp phương sai sai số thay đổi tự hồi quy tổng quát (Generalized
Autoregressive Conditional Heteroskadesticity- GARCH). Nghiên cứu thực
nghiệm trên chỉ ra cung tiền là nguyên nhân gây ra lạm phát và thất nghiệp với
độ trễ 7 tháng trong khi độ trễ này ở các nước phương tây và Mỹ lần lượt là 24
tháng và 36 tháng. Nghiên cứu còn chỉ ra tác động của cung tiền đến lạm phát
là dai dẳng và kéo dài theo chu kỳ xoắn ốc nếu chính phủ không có giải pháp về
chính sách tiền tệ và tác động đến thị trường lao động.

Trang 11


Khan and Schimmelpfennig (2006) nghiên cứu về lạm phát và cung tiền
ở Pakistan giai đoạn tháng 01 năm 1998 đến tháng 06 năm 2005. Bằng phương
pháp VECM (vector error correction model). Trong nghiên cứu của mình tác giả
chỉ ra chính sách tiền tệ mở rộng của chính phủ tác động làm gia tăng lạm phát
và diễn ra có chu kỳ 12 tháng đồng thời tác động tiêu cực đến thị trường lao
động. Lạm phát ở Pakistan giảm chỉ khi chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ
thu hẹp có kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra chính sách trợ
cấp giá cũng là nguyên nhân làm gia tăng chỉ số giá tiêu dùng và đẩy lạm phát
tăng cao ở Pakistan tác động tiêu cực đến thị trường lao động.
Chowdhury (2014) trong nghiên cứu thực nghiệm tác động của cung tiền,
lạm phát đến tỷ lệ thất nghiệp ở Bangladesh giai đoạn 2000- 2011. Bằng phương

pháp OLS (phương pháp bình phương nhỏ nhất) kết quả nghiên cứu cho thấy
lạm phát có tác động tiêu cực đến tỷ lệ thất nghiệp, ngoài ra nghiên cứu còn chỉ
ra tăng trưởng và tỷ giá có tác động trái chiều đến tỷ lệ thất nghiệp trong nền
kinh tế Bangladesh giai đoạn 2000- 2011.
Nghiên cứu của Karanassou, Sala và Snower (2007) về cung tiền, tăng
trưởng, lạm phát và thất nghiệp ở Mỹ giai đoạn 1960 đến 2005. Kết quả nghiên
cứu cho thấy sự cân bằng lạm phát có ý nghĩa mạnh quan trọng với thất nghiệp
tăng trong dài hạn. Bên cạnh đó các tác giả còn chỉ ra tăng cung tiền những năm
2000 tạo ra sự gia tăng của lạm phát và giảm thất nghiệp. Ngoài ra sự gia tăng
trong tăng trưởng, giảm thâm hụt ngân sách và gia tăng thâm hụt thương mại đặt
áp lực giảm lạm phát và có tác động khiêm tốn về tỷ lệ thất nghiệp.
Karanassou, Sala và Snower (2002) đã thực hiện nghiên cứu của mình
về cung tiền, lạm phát và thất nghiệp ở OECD giai đoạn 1966- 2000. Bằng
phương pháp ARDL ( Autoregressive Distributed Lag ) và phương pháp 3SLS (
mô hình hồi quy bình phương bé nhất 3 giai đoạn ). Kết quả nghiên cứu tác giả
tìm thấy cung tiền và những cú sốc tiền tệ trong chuỗi dữ liệu nghiên cứu dần
dần có tác động đến lạm phát chậm và tạo phản ứng tích cực đối với thất nghiệp.
Trang 12


Mankiw (2000) thực hiện nghiên cứu về sự cân bằng giữa cung tiền, lạm
phát và thất nghiệp. Bằng phương pháp phân tích tác giả đã chỉ ra rằng chính
sách tiền tệ ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp ít nhất là tạm thời, và xác định lạm
phát ít nhất là trong thời gian dài.

Trang 13


Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu
Phương

Tên tác giả

Alexius và

Nội dung

pháp

Kết quả

nghiên cứu

nghiên cứu

nghiên cứu

Chính sách tiền tệ và - VAR

- Chính sách tiền tệ tác động đến tỷ lệ thất nghiệp

Holmlund (2008) thất nghiệp:
- Thụy Điển

Schabert (2005)

Cung tiền, ngưỡng lãi - Phân tích

-Cung tiền vượt giới hạn kiểm soát sẽ gây ra lạm phát và thất

suất và thất nghiệp


nghiệp.

Cầu tiền, lạm phát và -Kiểm
Oomes and
Ohnsorge (2005)

thất nghiệp dài hạn:

Ganger

-Nga

-Phân

-Giai đoạn:1990-2003 trễ
Cung tiền, lạm phát
và thất nghiệp

Garch

định -Cung tiền lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ trong dài
hạn.
phối

-Tỷ giá cũng là một trong những nguyên nhân đến lạm phát.

- Cung tiền là nguyên nhân gây ra lạm phát, thất nghiệp ở
Tanzania với độ trễ là 7 tháng.


Tanzania
-Giai đoạn: 1996Aikaeli (2007)

2004
Trang 11


- Ngoài ra tác giả còn chỉ ra cung tiền là nguyên nhân gây ra
lạm phát và thất nghiệp ở Phương Tây và Mỹ với độ trễ lần
lượt là 24 và 36 tháng.
Khan and

Cung tiền, lạm phát và VECM

thất nghiệp ở Pakistan với độ trễ 12 tháng.

Schimmelpfennig thất nghiệp
(2006)

Chính sách tiền tệ mở rộng là nguyên nhân gây ra lạm phát và

-Pakistan
-Giai đoạn 19982005

Chowdhury
(2014)

Tác động cung tiền, OLS

- Lạm phát, cung tiền có tác động tiêu cực đến tỷ lệ thất nghiệp.


lạm phát đến tỷ lệ thất

- Ngoài ra nghiên cứu còn chỉ ra tăng trưởng và tỷ giá có tác

nghiệp:

động trái chiều lên tỷ lệ thất nghiệp.

- Bangladesh
- 2000 - 2011
- Lạm phát cân bằng sẽ gây ra thất nghiệp trong dài hạn cao.
- Cung tiền những năm 2000 tạo ra sự gia tăng lạm phát và
Cung tiền, lạm phát và

giảm tỷ lệ thất nghiệp.

thất nghiệp:
- Mỹ

GMM
Trang 12


Karanassou, Sala

- 1960 - 2005

VAR


và J.Snower

hụt thương mại đặt áp lực giảm lạm phát và tác động khiêm
tốn đến tỷ lệ thất nghiệp.

(2007)
Karanassou, Sala Cung tiền, lạm phát và ARDL
thất nghiệp:
3LSL

J.Snower (2002)

- Gia tăng tăng trưởng, giảm thâm hụt ngân sách và tăng thâm

Cung tiền và những cú sốc tiền tệ dần dần có tác động đến lạm
phát chậm và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp

- OECD
- 1966 - 2000

Mankiw (2000)

Sự cân bằng giữa Phân tích

Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp ít nhất là

cung tiền, lạm phát và

tạm thời, và xác định lạm phát ít nhất là trong thời gian dài


thất nghiệp
Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước của tác giả

Trang 13


2.3 Nguyên nhân của thất nghiệp
Một vài nguyên nhân chính của thất nghiệp:
Thứ 1: Cung tiền tăng vượt giới hạn kiểm soát trong thời gian dài dẫn đến
lạm phát đình đốn là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp.
Thứ 2: Đồng nội tệ mất giá hay nói khác hơn thâm hụt ngân sách dai dẳng
và kéo dài sẽ tác động lên giá của nội tệ điều này sẽ làm cho chi phí nhập khẩu
càng trở nên đắt đỏ hơn, giá cả đầu ra tăng dẫn đến lạm phát và gây ra thất
nghiệp.
Thứ 3: Thất nghiệp do suy giảm tổng cầu trong nền kinh tế. Khi suy giảm
kinh tế xảy ra, người dân có khuynh hướng tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu điều này
tác động đến tổng cầu trong nền kinh tế, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất và
gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Thứ 4: Khi mức giá tiền lương tăng cao và nhanh hơn giá cả đầu ra sẽ
làm gia tăng chi phí đầu vào. Trong khi giá cả đầu ra và các điều kiện kinh tế
khác không thay đổi sẽ tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh nghiệp
có xu hướng thu hẹp sản xuất điều này ảnh hưởng đế gia tăng tỷ lệ thất nghiệp
trong nền kinh tế.
Friedman đã phát triển các trường phái tư tưởng tiền tệ (Monetarism),
theo đó chuyển trọng tâm sang nghiên cứu vai trò của cung tiền đối với lạm phát
chứ không phải vai trò của tổng cầu. Ông cho rằng chi tiêu chính phủ có thể thúc
đẩy chi tiêu của các doanh nghiệp tư nhân vì trong thị trường có ít tiền để cho tư
nhân vay, và các nhà tư tưởng tiền tệ đưa ra ý kiến cho rằng điều này có thể được
giảm nhẹ thông qua chính sách tiền tệ: chính phủ có thể tăng lãi suất (khiến cho
chi phí của việc vay tiền đắt hơn) hoặc bán trái phiếu kho bạc (giảm số tiền của

quỹ sẵn có để cho vay) để chống chọi với lạm phát đồng thời cải thiện thị trường
lao động.
Ngoài yếu tố lạm phát do cung tiền khi đồng nội tệ bị mất giá khiến cho
tiền lương thực của lao động giảm khiến áp lực tiền lương danh nghĩa tăng lên.
Trang 14


Khi đó mức lương đòi hỏi của người lao động tăng theo, bên cạnh việc mất giá
đồng nội tệ làm cho nguyên liệu đầu vào nhập khẩu tăng lên, dẫn đến chi phí sản
xuất đầu vào tăng theo, giá cả đầu ra gia tăng, lạm phát xuất hiện và nếu nó quá
đà không dừng lại được điều này gây ra thất nghiệp tăng lên trong nền kinh tế.
Cán cân thanh toán cũng là một trong những nguyên nhân gây ra lạm
phát. Khi có áp lực thâm hụt cán cân thương mại, chính phủ có khuynh hướng
giảm giá nội tệ để kích thích xuất khẩu, vô hình chung làm cho chi phí đầu vào
của các doanh nghiệp có chi phí nhập khẩu đầu vào tăng lên. Vì vậy lạm phát ở
một nền kinh tế mở nhỏ chịu ảnh hưởng rất lớn từ giá nguyên liệu toàn cầu. Cán
cân thanh toán cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng chính sách tiền tệ thông qua
tỷ giá hối đoái và điều này tác động gián tiếp đến thị trường lao động (Đinh Vũ
Trang Ngân, 2013).
Nghiên cứu của Wray (2000) trong bài phân tích về tiền và lạm phát trong
nền kinh đã chỉ ra lạm phát xuất phát nguyên nhân từ cung tiền, tiền lương cao,
thâm hụt ngân sách, thay đổi gia tăng trong tỷ giá, thâm hụt cán cân thương mại.
Tuy nhiên tác giả cũng cho rằng lạm phát vừa phải sẽ kích thích tăng trưởng
trong đầu tư tư nhân và lạm phát vừa phải sẽ tốt hơn nhiều so với giảm phát.
Cung tiền gia tăng nhanh mà tăng trưởng không theo kịp tốc độ gia tăng của
cung tiền sẽ gây ra lạm phát và tác động đến thị trường lao động.
Như vậy chương 2 đã giới thiệu khái niệm cung tiền và thất nghiệp, cơ sở
lý thuyết của cung tiền, thất nghiệp và các nghiên cứu trước. Nguyên nhân dẫn
đến thất nghiệp. Cùng với các nghiên cứu trước của các tác giả về cung tiền và
thất nghiệp trong và ngoài nước sẽ là cơ sở để tác giả xây dựng và thiết kế

phương pháp nghiên cứu tác động của cung tiền đến thất nghiệp các quốc gia
Asean 6 giai đoạn 1990- 2014.
CHƯƠNG 3
TÌNH HÌNH KINH TẾ CÁC QUỐC GIA ASEAN 6
Trang 15


×