Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

các nhân tố ảnh hưởng đến tiết kiệm của công nhân tại khu chế xuất tân thuận, quận 7 tphcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THANH TRÀ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾT KIỆM CỦA CÔNG NHÂN TẠI
KHU CHẾ XUẤT TÂN THUẬN, QUẬN 7 - TPHCM
Chuyên ngành:

Kinh tế học

Mã số chuyên ngành: 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN THUẤN

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015


TÓM TẮT
Khu chế xuất Tân Thuận là một trong những khu chế xuất thu hút nhiều lao
động trên cả nước. Đa số công nhân nhập cư nên phải tiết kiệm để xây dựng gia đình,
gửi tiền về quê… tiết kiệm như là một phương tiện cho một cá nhân để giúp công nhân
vượt qua những cú sốc bất ngờ như bệnh tật, mất việc làm hoặc thảm họa thiên nhiên
có ảnh hưởng đến thu nhập của họ. Chính vì vậy tầm quan trọng của tiết kiệm của một
cá nhân, mục tiêu của đề tại là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiết kiệm của công
nhân tại KCX Tân Thuận, bên cạnh đó xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa mức tiết kiệm của cá nhân.
Luận văn nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định


lượng làm phương pháp nghiên cứu. Và dùng phương pháp thống kê mô tả và mô hình
hồi qui đa biến để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiết kiệm.
Số liệu sử dụng cho nghiên cứu này là số liệu điều tra khảo sát người lao động
làm việc tại Khu chế xuất Tân Thuận. Cách thức thu thập thông tin là phỏng vấn trực
tiếp cá nhân tại nơi ở hoặc nơi làm việc tại khu chế xuất Tân Thuận để xem xét các
nhân tố ảnh hưởng đến tiết kiệm của công nhân tại Khu chế xuất Tân Thuận.
Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiết kiệm của công nhân tại Khu chế xuất
Tân Thuận, Quận 7-TPHCM” được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2015. Đề tài
nghiên cứu bước đầu đã cho thấy những kết quả đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng
đến tiết kiệm của công nhân tại Khu chế xuất Tân Thuận như sau:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiết kiệm của công nhân tại Khu chế xuất
Tân Thuận, bao gồm: Tuổi công nhân, trình trạng hôn nhân, Thu nhập, làm thêm, chi
tiêu cho bản thân, nhà ở, thể dục thể thao, du lịch, hỗ trợ cho gia đình, hình thức tiết
kiệm. Tất cả các yếu tố này tác động và giải thích được 80,8 % sự thay đổi của các
nhân tố ảnh hưởng đến tiết kiệm. Trong tất cả các nhân tố thì thu nhập và chi tiêu cho
bản thân là nhân tố chính ảnh hưởng đến tiết kiệm của công nhân.
- Dựa trên những kết quả đạt được, đề tài này cũng nêu ra một số đề xuất giải
pháp về phía chính phủ, Ban quản lý KCX, Doanh nghiệp cũng như về phía công nhân
nhằm kiến nghị nâng cao hơn nữa mức tiết kiệm của công nhân tạo nguồn vốn để tích
lũy cho đầu tư và phát triển xã hội ngày càng phát triển hơn.
Trang iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ............................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................... x
CHƢƠNG 1 – CHƢƠNG MỞ ĐẦU ............................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 2
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
1.6 Ý nghĩa luận văn ........................................................................................................ 3
1.7 Kết cấu luận văn ........................................................................................................ 4
CHƢƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TIẾT
KIỆM ............................................................................................................................. 5
2.1 Khái niệm tiết kiệm.................................................................................................... 5
2.2 Một số lý thuyết liên quan đến tiết kiệm .................................................................... 6
2.2.1 Lý thuyết tiết kiệm theo trường phái cổ điển..................................................... 6
2.2.2 Lý thuyết thu nhập tuyệt đối của Keynes (1936) ............................................... 7
2.2.3 Giả thuyết thu nhập tương đốicuả J. Duesenberry (1948).................................. 9
2.2.4 Giả thuyết thu nhập vòng đời của Modigliani và Brumberg(1954).................. 10
2.2.4 Giả thuyết thu nhập thường xuyên (cố định) của Friedman (1957) ................. 10
Trang iv


2.2.6 Lý thuyết tiết kiệm theo tầng lớp dân cư (Kaldor, 1955) ................................. 11
2.2.7 Lý thuyết tiết kiệm tổng hợp khác .................................................................. 12
2.3 Hình thức tiết kiệm .................................................................................................. 12
2.4 Các nghiên cứu trước ............................................................................................... 13
2.5 So sánh các nghiên cứu trước ................................................................................... 14
CHƢƠNG 3 – THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................ 17
3.1 Qui trình nghiên cứu ................................................................................................ 17
3.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 18
3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ ........................................................................................... 18

3.2.2 Nghiên cứu chính thức ................................................................................... 19
3.3 Thu thập dữ liệu nghiên cứu..................................................................................... 19
3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................................. 20
3.5 Phương pháp xử lý dữ liệu ....................................................................................... 20
3.6 Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................................. 21
3.7 Nguồn thu thập dữ liệu............................................................................................. 22
3.8 Mô hình nghiên cứu ................................................................................................. 23
3.9 Đo lường biến và dấu kỳ vọng của các biến độc lập trong mô hình hồi qui .............. 24
3.10 Định nghĩa các biến trong mô hình nghiên cứu ...................................................... 26
CHƢƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
TIẾT KIỆM CỦA CÔNG NHÂN TẠI KHU CHẾ XUẤT TÂN THUẬN ................ 30
4.1 Phân tích thống kê mô tả .......................................................................................... 30
4.1.1 Giới tính và tiết kiệm ...................................................................................... 32
4.1.2 Tuổi và tiết kiệm ............................................................................................ 33
4.1.3 Vùng và tiết kiệm ........................................................................................... 34
4.1.4 Trình trạng hôn nhân và tiết kiệm ................................................................... 34
Trang v


4.1.5 Thu nhập và tiết kiệm ..................................................................................... 35
4.1.6 Làm thêm và tiết kiệm .................................................................................... 36
4.1.7 Chi tiêu cho bản thân và tiết kiệm................................................................... 37
4.1.8 Biến nhà ở và tiết kiệm ................................................................................... 38
4.1.9 Biến thể dục thể thao và tiết kiệm ................................................................... 39
4.1.10 Du lịch và tiết kiệm ...................................................................................... 39
4.1.11 Biến hỗ trợ gia đình và tiết kiệm ................................................................... 40
4.1.12 Hình thức tiết kiệm và tiết kiệm.................................................................... 40
4.2 Kiểm định sự tương quan ......................................................................................... 41
4.3 Kiểm định đa cộng tuyến ......................................................................................... 42
4.4 Kết quả hồi qui ........................................................................................................ 44

4.5 Đánh giá sự phù hợp mô hình .................................................................................. 46
4.6 Các giả định cần thiết trong mô hình hồi qui tuyến tính ........................................... 47
4.6.1 Giả định liên hệ tuyến tính.............................................................................. 47
4.6.2 Giả định về phân phối chuẩn và phần dư ........................................................ 48
4.7 Phân tích kết quả hồi quy ......................................................................................... 50
CHƢƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 57
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 57
5.2 Hàm ý chính sách..................................................................................................... 59
5.2.1 Về phía Ban Quản Lý KCX Tân Thuận .......................................................... 59
5.2.2 Về phía nhà nước ........................................................................................... 59
5.2.3 Về phía doanh nghiệp ..................................................................................... 60
5.2.4 Về phía công nhân .......................................................................................... 62
5.3 Hạn chế.................................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 65
Trang vi


PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 68
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. 68
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................. 69
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................................. 73
PHỤ LỤC 4 .................................................................................................................. 75
PHỤ LỤC 5 .................................................................................................................. 75
PHỤ LỤC 6 .................................................................................................................. 78
PHỤ LỤC 7 .................................................................................................................. 79

Trang vii


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ


Hình/ đồ thị
Hình 2.1

Hình 4.1

Tên hình /đồ thị
Hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm
Đồ thị phân tán Scatterplot phần dư chuẩn hóa và
giá trị dự đoán mô hình

Trang
8

48

Hình 4.2

Biểu đồ Histogram phần dư

49

Hình 4.3

Biểu đồ Q-Q Plot

50

Trang viii



DANH MỤC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Bảng so sánh các nghiên cứu trước

15

Bảng 3.1

Bảng đo lường biến và các dấu kỳ vọng của các biến độc lập

24

Bảng 4.1

Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình

31

Bảng 4.2

Bảng thống kê giới tính và tiết kiệm


32

Bảng 4.3

Bảng nhóm tuổi theo mức tiết kiệm

33

Bảng 4.4

Bảng thống kê vùng và tiết kiệm

34

Bảng 4.5

Bảng thống kê trình trạng hôn nhân và tiết kiệm

35

Bảng 4.6

Bảng thống kê nhóm thu nhập và tiết kiệm

35

Bảng 4.7

Bảng thống kê làm thêm và tiết kiệm


36

Bảng 4.8

Bảng thống kê nhóm chi tiêu bản thân và tiết kiệm

37

Bảng 4.9

Bảng thống kê nhà ở và tiết kiệm

38

Bảng 4.10 Bảng thống kê thể dục thể thao và tiết kiệm

39

Bảng 4.11 Bảng thống kê du lịch và tiết kiệm

39

Bảng 4.12 Bảng thống kê hỗ trợ gia đình và tiết kiệm

40

Bảng 4.13 Bảng thống kê các hình thức tiết kiệm và tiết kiệm

41


Bảng 4.14 Bảng kết quả kiểm định VIF đối với mô hình hồi quy

43

Bảng 4.15 Kết quả hệ số hồi quy

45

Bảng 4.16 Đánh giá độ phù hợp của mô hình

46

Bảng 4.17 Kiểm định ANOVA

46

Trang ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BQL: Ban quản lý
CLB: Câu lạc bộ
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
GTTK: Gửi tiền tiết kiệm
KCX: Khu chế xuất
KCN: Khu công nghiệp
TPHCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
TDTT: Thể dục thể thao
VHLSS: Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam

WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang x


CHƢƠNG 1 – CHƢƠNG MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
Từ năm 2006 khi Việt Nam gia nhập WTO thì có nhiều chính sách để thu hút
đầu tư, từ đó đã có rất nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư sản xuất
kinh doanh tại Việt Nam. Trong những năm vừa qua, tổng vốn đầu tư Việt Nam đã
liên tục tăng từ 34,2% năm 2000 lên 42% trong năm 2010 Tổng cục Thống kê
(2010).Đến năm 2013 vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành ước tính
đạt 1.091,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước và bằng 30,4% GDP. Trong vốn
đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013, vốn khu vực Nhà nước đạt 440,5 nghìn tỷ
đồng, chiếm 40,4% tổng vốn và tăng 8,4% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà
Nước410,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,6% và tăng 6,6%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài 240,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 22% và tăng 9,9% (Tổng cục Thống kê, 2013).
Đặc biệt là tập trung chủ yếu tại TPHCM, mọc lên nhiều khu công nghiệp, khu chế
xuất... thu hút rất nhiều lao động phổ thông, Những lao động này hầu như ở khắp các
tỉnh còn nghèo của cả nước ở các miền: như miền Bắc, miền Trung và miền Tây…
những người lao động này chấp nhận xa quê hương xa gia đình để vào làm việc tại các
khu công nghiệp với mục đích có nguồn thu nhập tốt hơn so với ở quê hương mình vì
tiền lương tại TPHCM sẽ cao hơn các vùng khác(Nghị định Chính phủ,2014) mức
lương tối thiếu ở vùng 1 là 3.100.000đồng nên họ sẽ dễ có khoản tiết kiệm để gửi về
cho gia đình ở quê trang trải cuộc sống. Nhưng với cuộc sống xa nhà những người này
có rất nhiều khoản phải chi tiêu như tiền nhà, điện, nước…hơn nữa cuộc sống đầy xa
hoa cám dỗ có thể dẫn đến hiện tượng học theo, đua đòi đặc biệt là những lao động
còn trẻ đang ở độ tuổi 18-25 tuổi. Đa số công nhân nhập cư nên phải tiết kiệm để xây
dựng gia đình, gửi tiền về quê… Vì vậy làm thế nào để tiết kiệm khoản tiền lương
hằng tháng là trăn trở của những người lao động tại các khu công nghiệp hoặc khu chế

xuất cần phải có nghiên cứu để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiết kiệm của
họ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Đã có một nghiên cứu thực nghiệm cũng
nhấn mạnh vai trò của tiết kiệm như là một phương tiện cho một cá nhân để giúp anh
ta hoặc tự mình vượt qua những cú sốc bất ngờ như bệnh tật, mất việc làm hoặc thảm
họa thiên nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập của họ (Newman et al., 2006), nhưng từ
trước đến nay chưa có nghiên cứu nào nói đến vấn đề tiết kiệm của công nhân tại các
Trang 1


khu công nghiệp hoặc các khu chế xuất để giúp những người công nhân hiểu được
phải tiết kiệm để tích luỹ vốn cho bản thân và khía cạnh quan trọng của tiết kiệm để
công nhân có được nhận thức đúng về việc cần thiết phải tiết kiệm và các nhân tố nào
ảnh hưởng đến mức tiết kiệm của họ là vấn đề quan trọng cần phải có nghiên cứu.
Chính vì vậy nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hƣởng đến tiết kiệm của công
nhân tại khu chế xuất Tân Thuận Quận 7 –TPHCM” với mục đích cố gắng cung
cấp và mô tả đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến tiết kiệm để ước lượng mức tiết kiệm
của công nhân đang làm việc tại khu chế xuất Tân Thuận nói riêng và cho công nhân
tại TPHCM nói chung là rất cần thiết.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiết kiệm của công
nhân đang làm việc tại khu chế xuất Tân Thuận.
Đề xuất biện pháp cải thiện mức tiết kiệm cho người lao động của thành phố Hồ
Chí Minh nói chung và công nhân tại KCX Tân Thuận trong bối cảnh nền kinh tế hiện
nay.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tiết kiệm của công nhân đang làm việc tại Khu
Chế Xuất Tân Thuận, Quận 7-TPHCM ?
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng nghiên cứu định tính để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiết kiệm
công nhân và nghiên định lượng sau khi có kết quả nghiên cứu định tính, dựa trên số

liệu khảo sát, từ bộ số liệu điều tra này lựa chọn một số biến có tác động đến tiết kiệm
của công nhân. Tác giả chọn phần mềm SPSS 20.0 để phân tích cho đề tài này và thực
hiện các bước sau:
Dùng công cụ phân tích thống kê mô tả các biến.
Phân tích mối quan hệ giữa các biến khảo sát.
Dùng phương pháp hồi qui để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiết kiệm.
Kiểm định các giả thiết của mô hình.
Trang 2


1.5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:Đối tượng mà đề tài nghiên cứu là các yếu tố ảnh
hưởng đến tiết kiệm của công nhân tại Khu chế xuất Tân Thuận dựa trên phiếu điều tra
khảo sát thực tế.
- Đối tượng khảo sát là công nhân đang làm việc tại KCX Tân Thuận
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài tại Khu chế xuất Tân
Thuận, Quận 7, TPHCM
- Thời gian khảo sát từ tháng 07 đến tháng 08/ 2015
1.6 Ý nghĩa luận văn
Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiết kiệm của công nhân tại khu chế
xuất Tân Thuận Quận 7 –TPHCM” có một số đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn
như sau:
- Đóng góp về lý luận:
(i) Nghiên cứu này nhằm tổng hợp và xây dựng khung lý thuyết về các nhân tố
ảnh hưởng đến tiết kiệm của công nhân.
(ii) Củng cố hệ thống lý thuyếtvề tiết kiệm và các nghiên cứu thực nghiệm về
những yếu tố ảnh hưởng đến tiết kiệm.
(iii) Đồng thời mong muốn rằng nghiên cứu này cũng sẽ là một nguồn đáng tin
cậy để các công trình nghiên cứu sau có thể thừa kế và phát triển.
- Đóng góp về thực tiễn:

(i) Đề tài này sẽ cho thấy được những kết quả đúng đắn về các nhân tố ảnh
hưởng đến tiết kiệm của công nhân.
(ii) Hơn nữa đề tài này cũng đưa ra một số kiến nghị về phía Nhà nước, Ban
quản lý KCN, các nhà doanh nghiệp với những kết quả đưa ra để phân tích trong
nghiên cứu này sẽ là căn cứ mang tính khoa học có tính thuyết phục hơn để nhà nước
đưa ra những chính sách phù hợp cho công nhân và các doanh nghiệp, các nhà quản lý
đưa ra được các hoạch định chiến lược phù hợp với nguyện vọng, giúp người lao động
làm việc hiệu quả nâng cao thu nhập để tăng tiết kiệm, về phía người lao động thì dựa
Trang 3


trên kết quả nghiên cứu sẽ thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến tiết kiệm của mình
để xác định lại các chi tiêu sao cho phù hợp nhằm tiết kiệm được nhiều hơn.
1.7 Kết cấu luận văn
Chương 1 – Chương mở đầu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
và ý nghĩa của nghiên cứu, cũng như tính thực tiễn của nghiên cứu.
Chương 2 – Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước: Trong chương nàytrình
bày tổng quan các khái niệm về tiết kiệm, các lý thuyết về tiết kiệm, các hình thức tiết
kiệm. Đồng thời trình bày các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, đồng thời so
sánh những khác biệt trong nghiên cứu này với các nghiên cứu trước đó.
Chương 3 – Nêu ra bối cảnh nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu. Chương này
giới thiệu về các mẫu điều tra khảo sát, đồng thời cũng trình bày về phương pháp
nghiên cứumà đề tài áp dụng, mô tả phương thức thu thập dữ liệu xây dựng mô hình
nghiên cứu và những kỹ thuật để phân tích dữ liệu.
Chương 4 – Phân tích kết quả nghiên cứu: Chương này sẽ mô tả phân tích
thống kê, kiểm định hệ số tương quan của các biến độc lập, kiểm định hiện tượng đa
cộng tuyến của các biến, Kiểm định sự phù hợp của mô hình, và cuối cùng phân tích
kết quả của mô hình hồi qui, để xem xét các nhân tố nào có ảnh hướng đến tiết kiệm.
Chương 5 – Kết luận và kiến nghị, chương này trình bày tóm tắt lại những kết

quả nghiên cứu đạt được, góp phần gợi ý chính sách có hiệu quả và nêu lên những hạn
chế mà đề tài gặp phải.

Trang 4


CHƢƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TIẾT
KIỆM
Chương này trình bày các khái niệm về tiết kiệm và các lý thuyết liên quan đến
tiết kiệm, hình thức tiết kiệm. Đồng thời nêu ra một số nghiên cứu trước có liên quan
đến tiết kiệm và so sánh sự khác biệt của nghiên cứu này với các nghiên cứu trước đó,
từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu cho các nhân tố ảnh hưởng đến tiết kiệm của công
nhân tại KCX Tân Thuận.
2.1 Khái niệm tiết kiệm
Nguyễn Văn Ngọc (2010) Tiết kiệm cá nhân là hoạt động giữ lại thu nhập của
khu vực hộ gia đình, bằng thu nhập sử dụng (Y-T) trừ tiêu dùng ( C ).
Theo VHLSS (2010), tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập và tiêu dùng. Có
hai loại tiết kiệm gồm tiết kiệm tài chính và tiết kiệm vật chất. Tiết kiệm tài chính bao
gồm các khoản tiết kiệm trong ngân hàng nhà nước, ngân hàng cổ phần, ngân hàng
nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, trái phiếu chính phủ, hệ thống tín dụng chính thức.
Tiết kiệm vật chất là các khoản tiết kiệm bằng tiền mặt, vàng, đô la, đất đai, máy móc
thiết bị, nhà ở...
Theo Keynes (1936),tiết kiệm là lượng thu nhập còn lại sau khi tiêu dùng.
Nghĩa là S = Yd – C hay C+S = Yd ( trong đó S là tiết kiệm, Yd là thu nhập khả dụng
và C là tiêu dùng).
Cũng theo Jansen (1990), Jansen có nêu lên khái niệm về phát triển tài chính,
theo đó phát triển tài chínhđược hiểu là quá trình nâng cao vai trò của sự hình thành
vốn gián tiếp. Phát triển tài chính hiểu theo cách khác làcó hàm ý rằng sự gia tăng tách
biệt giữa hành vi tiết kiệm và đầu tư, hay bộ phận lao động trong gia tăng khác nhau
với nền kinh tế giữa tiết kiệm và đầu tư. Tài chính gián tiếp là các cá nhân phân bổ tiết

kiệm của mình vào các tổ chức tài chính sử dụng các quỹ tiết kiệm để cho vay đối với
các nhà đầu tư. Vì vậy, phát triển tài chính có nghĩa là có sự gia tăng trong việc sử
dụng các sản phẩm tài chính trong đơn vị kinh tế.
Tiết kiệm, hiểu theo nghĩa phổ thông, là hành vi giảm thiểu các lãng phí.Tiết
kiệm trong kinh tế học, là phần thu nhập có thể sử dụng không được chi vào tiêu dùng.
Khoa học kinh tế giả định rằng con người có hành vi tối đa hóa lợi ích. Vì thế, khoản
Trang 5


thu nhập không được tiêu dùng sẽ được đầu tư để sinh lời. Chính vì thế, trong một nền
kinh tế khép kín, tiết kiệm bằng đầu tư.Trong thuật ngữ tài chính cá nhân, tiết kiệm đề
cập đến việc dự trữ tiền cho tương lai - loại tiền được gửi trong ngân hàng. Tiết kiệm
khác với sự đầu tư nơi mà có những nhân tố rủi ro (Wikipedia, 2015).
Như vậy, từ những khái niệm khác nhau có thể rút ra khái niệm “Tiết kiệm là
số tiền tích luỹ đượctừ phần thu nhập sau khi đã trừ các khoản chi tiêu”.
2.2 Một số lý thuyết liên quan đến tiết kiệm
Các lý thuyết về tiết kiệm có thể được phân làm hai trường phái khác nhau bao
gồm: Lý thuyết cổ điển và lý thuyết Keynes. Đồng thời nghiên cứu này dựa trên cơ sở
lý thuyết nghiên cứu thực nghiệm về việc tiết kiệm của hộ gia đình cảu các nhà kinh tế
hiện đại khác chủ yếu trên hai giả thuyết: Giả thuyết thu nhập thường xuyên của
Friedman (1957), và giả thuyết thu nhập vòng đời của Modigliani và Brumberg
(1954). Sự khác biệt hai trường phái này là: Đối với trường phái cổ điển, tiết kiệm
được xác định chủ yếu do lãi suất. Đối với trường phái của Keynes, Friedman và
Modigliani các nhà kinh tế hiện đại cho rằng thu nhập là yếu tố quyết định chính đến
tiết kiệm (Wai, 1972).
2.2.1 Lý thuyết tiết kiệm theo trường phái cổ điển
Theo quan điểm về tiết kiệm của trường phái cổ điểncho rằng lãi suất được xem
như là một món quà cho tiết kiệm,để xác định được tiết kiệm thì lãi suất là yếu tố quan
trọng nhất. Sở dĩ mà sự gia tăng lãi suất được ví như phần thưởng lớn cho tiết kiệm,
bởi lãi suất tăng dẫn đến một khối lượng tiết kiệm lớn hơn. Đồng thời sự gia tăng của

tiết kiệm cũng là sự gia tăng của đầu tư (Wai, 1972). Tuy nhiên quan điểm này của
trường phái cổ điển lại bị tấn công bị Keynes tấn công với một quan điểm khác rằng
lượng tiết kiệm phụ thuộc vào lượng đầu tư, theo đó mà đầu tư bị ảnh hưởng bởi lãi
suất. Vì lãi suất giảm thì đầu tư tăng và ngược lại.
Lý thuyết trong trường phái cổ điển được áp dụng trong nghiên cứu này với
hình thức tiết kiệm là gửi ngân hàng, khi lãi suất tăng thìcông nhân sẽ gửi vào ngân
hàng nhiều hơn vì tin rằng số tiền tiết kiệm nhiều hơn.

Trang 6


2.2.2 Lý thuyết thu nhập tuyệt đối của Keynes (1936)
Giả thuyết thu nhập tuyệt đối của Keynes cho rằng mô hình tiết kiệm đơn giản
là một hàm số như sau:
S = a + b.Yd (*)
Với a là hằng số luôn luôn mang dấu âm, b là xu hướng tiết kiệm (0 < b < 1),
Yd là thu nhập khả dụng ( thu nhập khả dụng = thu nhập - thuế).
Theo Keynes khi thu nhập khả dụng tăng lên thì tiêu dùng và tiết kiệm đều
tăng, nhưng tiêu dùng có khuynh hướng tăng chậm, còn tiết kiệm thì tăng nhanh hơn.
Đặt ra giả sử về một người ban đầu họ có thu nhập 6 triệu nếu như họ quyết định tiêu
dùng số tiền là 4 triệu thì còn lại 2 triệu là tiết kiệm, nhưng về sau khi thu nhập của
người này có thể tăng lên đến 12 triệu, lúc này khuynh hướng tiêu dùng của người này
lại không tăng lên gấp đôi mà sẽ tăng ít hơn và tiết kiệm tăng nhiều hơn gấp đôi 2 triệu
ban đầu mà có thể tăng đến 6 triệu hoặc hơn. Keynes gọi đây là qui luật tâm lý cơ bản,
phản ánh tâm lý chung của đại đa số người dân.
Khi tiêu dùng tăng chậm hơn thu nhập thì tỷ trọng tiêu dùng trong thu nhập
(C/Yd) sẽ giảm xuống khi thu nhập tăng lên, hay khuynh hướng tiêu dùng bình quân
giảm dần. Keynes dựa vào hàm (*) để xây dựng hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm:
Hàm tiêu dùng phản ánh sự phụ thuộc của lượng tiêu dùng dự kiến vào lượng
thu nhập khả dụng mà hộ gia đình có được. Hoặc viết dưới dạng bằng số như sau

C=100+0,75Yd.
Hàm tiết kiệm phản ánh sự phụ thuộc của lượng tiết kiệm dự kiến vào lượng thu
nhập khả dụng mà hộ gia đình có được. Hoặc viết hàm này dưới dạng bằng số như sau
S=-100+0,25Yd
Theo Dương Tấn Diệp (2007) dựa vào hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm ta có
bảng số liệu và đồ thị để mô tả khuynh hướng thay đổi của tiêu dùng và tiết kiệm theo
thu nhập khả dụng như sau:

Trang 7


0

Yd

100

C
S

-

100

-

200

400


600

800

1.000

1.200

250

400

550

700

850

1.000

50

100

150

200

50


0

Vẽ đồ thị như sau:

Hình 2.1 Hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm
Như vậy:Khi thu nhập khả dụng bằng 0 thì vẫn phải tiêu dùng mức tối thiểu, lúc
này tiết kiệm sẽ bị âm. Khi thu nhập khả dụng bằng tiêu dùng thì tiết kiệm bằng 0 đó
là điểm trung hòa như hình 2.1.
Theo Gillis et al., 1990 cho rằngcách giải thích của Keynes chỉ có tác động
trong thời gian ngắn chứ không phải thời gian dài bởi vì khi xét ở một số nước
thì:Trong khoảng thời gian dài thì khuynh hướng tiêu dùng trung bình ở một số nước
giảm dần khi thu nhập khả dụng tăng lên, ở một số nước khác thì không đổi, ở các
Trang 8


nước còn lại có sự thay đổi bất thường. Trong khoảng thời gian ngắn thì hộ gia đình
thường giảm bớt tỷ lệ tiêu dùng khi thu nhập khả dụng tăng lên tức khuynh hướng tiêu
dùng trung bình có xu hướng giảm dần.
Lý thuyết của Keynes được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng lý thuyết Keynes với hàm Tiết kiệm (S) = thu
nhập (Y) – chi tiêu (C), có bổ sung thêm các biến từ nghiên cứu trước có liên quan để
giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến tiết kiệm của công nhân tại KCX Tân Thuận.
Tuy nhiên hiện tượng “nghịch lý của tiết kiệm” của Keynes trái ngược ngược
với trường phái cổ điển, Keynes cho rằng lãi suất có tác động tiêu cực đến tiết kiệm, vì
lãi suất tăng sẽ làm giảm đầu tư buộc doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất, giảm lương
và sa thải lao động do đó tiết kiệm sẽ giảm.
2.2.3 Giả thuyết thu nhập tương đốicuả J. Duesenberry (1948)
Theo thuyết của Duesenberry thì tiết kiệm của dân cư không chỉ phụ thuộc vào
thu nhập tuyệt đối của họ tại thời điểm đó mà còn phụ thuộc vào thói quen chi tiêu đã
hình thành trong quá khứ. Ban đầu Duesenberry xây dựng thuyết thu nhập tương đối

nhằm giải thích cho nghiên cứu tại Mỹ về sự vận động của tiết kiệm và tiêu dùng, tuy
nhiên sau đó thuyết thu nhập tương đối của ông được áp dụng tại nhiều nước đang
phát triển vì khả năng giải thích của nó
Có thể thấy thuyết thu nhập tương đốicuả J. Duesenberry ra đời để sửa chữa
những điểm chưa hoàn thiện trong cách nhìn của Keynes, theo đó J. Duesenberry cho
rằng tiêu dùng và tiết kiệm vận động theo kiểu nhảy cóc trong khoảng thời gian
ngắn.Vì đó trong ngắn hạn dân cư không muốn điều chỉnh giảm hay tăng nhanh tiết
kiệm và tiêu dùng dù thu nhập có giảm đi hay tăng lên nhanh, tuy nhiên trong dài hạn
khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng sẽ điều chỉnh thói quen chi tiêu của họ cho phù
hợp với mức thu nhập cao hơn.
Như vậy, theo thuyết của Duesenberry được sử dụng trong nghiên cứu này để
giải thích, tiết kiệm của dân cư không chỉ phụ thuộc vào thu nhập tuyệt đối của họ tại
thời điểm đó mà còn phụ thuộc vào thói quen chi tiêu đã hình thành trong quá khứ.

Trang 9


2.2.4 Giả thuyết thu nhập vòng đời của Modigliani và Brumberg(1954)
Giả thuyết thu nhập vòng đời của Modigliani và Brumberg(1954) đưa ra dự tính
về tổng thu nhập kiếm được trong cuộc đời của mình để từ đó vạch ra chi tiêu cho hiện
tại cho rằng mô hình tiết kiệm cá nhân sẽ thay đổi tùy theo giai đoạn cuộc sống của cá
nhân đó. Nói chung, mỗi người trải qua ba giai đoạn trong cuộc sống của mình: giai
đoạn tuổi trẻ, giai đoạn tuổi lao động, và giai đoạn tuổi nghỉ hưu. Và mọi người đều có
xu hướng tiết kiệm lúc còn làm việc để có phần tích luỹ cho tuổi già sau này.Giả
thuyết này được sử dụng trong nghiên cứu này để giải thích xu hướng tiết kiệm của
công nhân trong giai đoạn tuổi lao động.
2.2.4 Giả thuyết thu nhập thường xuyên (cố định) của Friedman (1957)
Thu nhập thường xuyên là mức thu nhập trung bình trong một thời gian dài,
Friedman (1957) cho rằng mỗi cá nhân quyết định chi tiêu của mình dựa trên dự tính
về mức thu nhập thường xuyên mà người đó có được, vì vậy mà một người nào đó chỉ

thay đổi tiêu dùng của mình khi họ dự kiến trong tương lai có sự thay đổi thu nhập
mang tính ổn định lâu dài, Và hầu hết những thay đổi bất thường giả định là tăng thì
phần này sẽ được chuyển sang tiết kiệm. Theo giả thuyết này, nghiên cứu về hành vi
tiết kiệm và chi tiêu có thể dự đoán được những kỳ vọng của người dân về tình hình
kinh tế trong tương lai của họ.
Trong lý thuyết của Friedman cho rằng nhiều người nghĩ rằng họ sẽ sống trong
thời gian rất dài nên những người này sẽ quyết định chi tiêu theo thời gian và căn cứ
vào thu nhập lâu dài chứ không chỉ căn cứ vào thu nhập hiện tại. Theo đó thuyết này
cho rằng, có hai bộ phận thu nhập trong dân cư là thu nhập thường xuyên và thu nhập
tức thời; trong đó thu nhập thường xuyên là thu nhập hoặc của cải mà cá nhân có được
do nghề nghiệp mang lại, hay có thể nói thu nhập thường xuyên là kết quả của sự giàu
có bao gồm cả giá trị các tài sản cố định và giá trị con người mà mỗi cá nhân có được.
Dựa theo thu nhập của mình mà theo Friedman tiêu dùng của mỗi cá nhân chia làm hai
loại là tiêu dùng thường xuyên và tiêu dùng nhất thời, Vì mỗi cánhân có thể dự đoán
tương đối chính xác và có căn cứ tổng thu nhập thường xuyên mà họ có thể nhận trong
toàn bộ cuộc đời nên họ sẽ quyết định chi tiêu ở mức tiêu dùng thường xuyên, giữa thu
nhập thường xuyên và tiêu dùng thường xuyên có mối quan hệ với nhau. Phần tiết
kiệm của họ được lấy từ thu nhập tức thời, đây là những khoản thu nhập không được
Trang 10


dự tính trước, không định kỳ, ví dụ như thu nhập phát sinh từ những thay đổi giá trị tài
sản (tiền bạc, cổ phiếu...), trúng xổ số và những khoản thu nhập bất ngờ khác do may
mắn.
2.2.6 Lý thuyết tiết kiệm theo tầng lớp dân cư (Kaldor, 1955)
Thuyết Kaldor cho rằng những thói quen về tiêu dùng và tiết kiệm của các
nhóm dân cư trong xã hội rất khác nhau chẳng hạn như về thói quen của công nhân
đây là tầng lớp chủ yếu có thu nhập do việc bán sức lao động nên tầng lớp này có
khuynh hướng tiết kiệm rất thấp; trong khi đó tầng lớp tư bản là tầng lớp kiếm được
nhiều nguồn thu nhập từ vốn (lợi nhuận, lãi suất, địa tô...) nên tầng lớp tư bản trong xã

hội có khuynh hướng tiết kiệm cao hơn so với tầng lớp công nhân.
Kaldor xây dựng một phương trình dựa vào tầng lớp công nhân và tầng lớp tư
bản để xác định tiết kiệm của toàn xã hội như sau:
S = sc . L + st . P
trong đó sc là khuynh hướng tiết kiệm của tầng lớp công nhân, st là khuynh hướng tiết
kiệm của tầng lớp tư bản; L là thu nhập của tầng lớp lao động dựa vào sức lao động và
P là thu nhập của tầng lớp tư bản từ vốn của họ. Điều kiện 0 < sc < st < 1.
Từ những lý thuyết trên là lý thuyết đại diện cho các trường phái kinh tế từ:
truyền thống, cổ điển, tân cổ điển cho đến các mô hình hiện đại, mỗi một trường phái
đều có những cách tiếp cận vấn đề khác nhau nhằm giải thích cho vấn đề liên quan đến
tiết kiệm khác nhau. Nhưng tóm lại các lý thuyết kinh tế chính đều coi thu nhập là
nhân tố quyết định tới tiến triển của tiết kiệm. Do đó, vấn đề quan trọng hàng đầu để
nâng cao tỷ lệ tiết kiệm ở các quốc gia là nâng cao thu nhập, trong đó có thu nhập hiện
tại, thu nhập cố định hay thu nhập tương đối và thu nhập của các nhóm dân cư. Tuy
vậy, trong những lý thuyết này còn nhiều những vấn đề gây tranh cãi giữa các trường
phái kinh tế.
Thông qua các cơ sở lý thuyết về tiết kiệm đã nêu, các nhà nghiên cứu về tiết
kiệm về sausẽ được thừa kế một khung lý thuyết tiết kiệm cần thiết để phân tích về các
nhân tố ảnh hưởng đến tiết kiệm. Trong đó đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Thu
nhập (Y), và chi tiêutiêu dùng (C), đồng thời cũng khẳng định các nhân tố về nhân

Trang 11


khẩu học cũng có ảnh hưởng đến tiết kiệm.Và những vấn đề này là lý luận chính để tác
giả thực hiện trong nghiên cứu này.
2.2.7 Lý thuyết tiết kiệm tổng hợp khác
Các nhà nghiên cứu lí thuyết đã chỉ ra một vai trò quan trọng khác của tiết kiệm
đó là phòng ngừa rủi ro (Brumberg,1956; Leland, 1968; Deaton, 1991). Trong đó nếu
độ không chắc chắn trong tương lai về thu nhập càng cao thì người dân càng có xu

hướng giảm bớt chi tiêu và gia tăng tiết kiệm nhằm phòng hộ cho rủi ro về khả năng
giảm sút thu nhập trong tương lai.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã ủng hộ cho giả thuyết này, chẳng hạn nghiên cứu
gần đây của Ashoka Mody và cộng sự (2012). Trong nghiên cứu này, các tác giả đã
nghiên cứu hành vi tiết kiệm - chi tiêu hộ gia đình của khối các nước OECD sử dụng
bộ số liệu mảng. Kết quả chỉ ra rằng 2/3 sự thay đổi trong tỷ lệ tiết kiệm giữa năm
2008 và 2009 là có mục đích phòng ngừa rủi ro. Như vậy, trong thời kì khủng hoảng
kinh tế, một cú sốc về thu nhập sẽ có thể có những tác động đáng kể đến hành vi chi
tiêu – tiết kiệm của người dân, do khủng hoảng kinh tế có thể đem lại những dự đoán
không mấy rõ ràng về thời điểm mà nền kinh tế có thể phục hồi và ổn định trở lại. Do
đó đã có một số nghiên cứu tập trung tìm hiểu về sự thay đổi trong hành vi tiết kiệm –
chi tiêu của người dân do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu vào năm
2008.
2.3 Hình thức tiết kiệm
Trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2011), có nêu ra các hình thức tiết
kiệm cơ bản mà các hộ gia đình thường có truyền thống sử dụng các hình thức tiết
kiệm này, chủ yếu là các hình thức như sau:Mua đất, mua vàng,cất giữ tiền mặt, cho
vay, chơi hụi, gửi vào tài khoản tiết kiệm tại Ngân hàng, gửi tiền về quê.
Trong đó tác giả đã kết luận các hình thức tiết kiệm thì mua vàng chiếm tỉ lệ
22.2%, cất giữ tiền mặt chiếm tỉ lệ 24.4% là hai hình thức có tỉ lệ cao nhất trong tất cả
các hình thức, mua đất chiếm tỉ lệ 11.9%,và cuối cùng là cho vay và chơi hụi chiếm tỉ
lệ là 11.1%.

Trang 12


2.4 Các nghiên cứu trƣớc
Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu về tiết kiệm của hộ gia đình đã được thực
hiện bao gồm những nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của hộ

gia đình ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Quốc Nghi năm
2011.Nghiên cứu sử dụng số liệu điều tra 458 hộ gia đình khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long, cụ thể: 142 hộ gia đình ở TP.Cần Thơ, 109 hộ gia đình ở tỉnh Vĩnh Long,
98 hộ gia đình ở tỉnh Hậu Giang và 119 hộ gia đình ở tỉnh An Giang. Nghiên cứu này
sử dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ trong việc phân tích số liệu. Mô hình nghiên cứu áp
dụng trong nghiên cứu này:
loge [

P(Y  1)
]  B0  B1 X 1  B2 X 2  B3 X 3  B4 X 4  B5 X 5  B6 X 6  B7 X 7  B8 X 8  B9 X 9
P(Y  0)

Trong đó: Y là quyết định GTTK của hộ gia đình ở khu vực ĐBSCL, được đo
lường bằng hai giá trị 1 và 0 ( 1 là có GTTK và 0 là không GTTK). Các biến Xi (i =
0,9) là các biến độc lập trong mô hình.
Kết quả nghiên cứu kết luận tuổi, giới tính, hội đoàn thể, nghề nghiệp tạo thu
nhập chính, tổng chi tiêu có ảnh hưởng đến tiết kiệm của hộ gia đình.
- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh và cộng sự năm 2013, về Nhân khẩu học và
hành vi tiết kiệm của các hộ gia đình ở khu vực nông thôn của Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu cho thấy thu nhập, tuổi, giới tính, nhân khẩu có ảnh hưởng đến tiết kiệm,
Nghiên cứu cũng cho thấy học vấn cũng có ảnh hưởng đến tiết kiệm.
Một số nghiên cứu ở nước ngoài cũng liên quan đến nghiên cứu về sự tác động
đến tiết kiệm gồm:
- Nghiên cứu của Lawrence K. Kibet et al., (2009) sử dụng số liệu điều tra từ
cuộc điều tra 359 hộ gia đình đã được lựa chọn từ bảy khu vực (Bahati, Njoro, Gilgil,
Mbogoine, Olenguruone, Rongai và Keringet) bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên, để phân tích “Yếu tố quyết định tiết kiệm của hộ gia đình: Nghiên cứu về sản
xuất nhỏ nông dân, doanh nghiệp và các giáo viên ở các vùng nông thôn của Kenya” .

Trang 13



Mô hình nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu của Lawrence K. Kibet et
al.,(2009) có dạng hồi quy tuyến tính như sau:
Si =  0 +  1 Yi +  2 DEPi +  3 AGEi +  4 GENDi +  5 rsi +  6 TRi +  7
SERVCi +  8 EDUCi +  9 CAi +  10 DUMTi+  11 DUMTi +  i
Trong đó: Biến phụ thuộc Si là tiết kiệm của hộ gia đình. Các biến Yi, DEPi,
AGEi, GENDi, rsi, TRI, SERVCi, EDUCi, CAi, DUMTi, DUMBi là các biến độc lập
trong mô hình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập, tuổi, giới tính của chủ hộ gia đình có
ảnh hưởng đến tiết kiệm.
- Nghiên cứu “ Các yếu tố ảnh hưởng đến tiết kiệm hộ gia đình ở Hà Lan” của
George Popovici (2012). Nghiên cứu này lấy số liệu dựa trên số liệu của 489 hộ gia
đình, trong đó 267 hộ gia đình là chủ sở hữu nhà và người thuê nhà là 222 hộ gia đình
đã thuê lại. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng nhà ở có ảnh hưởng đến tiết kiệm của hộ gia
đình, đồng thời chỉ ra rằng các biến nhân khẩu học cũng có ảnh hưởng đến tiết kiệm
của hộ gia đình ở Hà Lan.
Như vậy căn cứ vào các nghiên cứu trước cần phải tìm ra sự khác biệt giữa
nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước đó, trước hết cần phải so sánh sự khác biệt
giữa các nghiên cứu này để tìm ra sự khác biệt của nghiên này.
2.5 So sánh các nghiên cứu trƣớc
Trong bảng so sánh này sẽ tập hợp tất cả các nghiên cứu trước và nêu lên những
khác biệt trong các nghiên cứu trước. Sau đó dựa vào bảng so sánh các nghiên cứu
trước để nói lên sự các biệt trong nghiên cứu này.

Trang 14


Bảng 2.1: Bảng so sánh các nghiên cứu trƣớc
Tác giả


Phƣơng pháp

Mẫu và nơi thu

Kết quả chính

thập dữ liệu
Mô hình logarit đa biến để Dữ liệu được sử Kết quả nghiên cứu
điều tra các vấn đề về dụng

trong

phần cho thấy thu nhập,

cách một hộ gia đình chọn này đến từ Khảo sát tuổi, giới tính có ảnh
Thi cách để tiết kiệm; và một mức sống hộ gia hưởng đến tiết kiệm,

Nguyen

Minh và cộng mô hình phân tích dữ liệu đình
sự(2013)

Việt

Nam Nghiên

cứu

cũng


của bảng điều khiển để (VHLSS) năm 2008 cho thấy học vấn
kiểm tra các yếu tố quyết và năm 2006

cũng có ảnh hưởng

định tiết kiệm của hộ gia

đến tiết kiệm

đình.
Sử dụng số liệu Kết quả nghiên cứu
điều tra 458 hộ gia kết luận tuổi, giới
Mô hình hồi quy tuyến
tính Logarit
Nguyễn

Quốc

Nghi (2011)

đình, cụ thể: 142 hộ tính, Hội đoàn thể,
gia đình ở TP.Cần nghê nghiệp tạo thu
Thơ, 109 hộ gia nhập chính, tổng chi
đình ở tỉnh Vĩnh tiêu có ảnh hưởng
Long, 98 hộ gia đến tiết kiệm của hộ
đình

tỉnh


Hậu gia đình

Giang và hộ gia
đình mẫu ở tỉnh An
Giang
Kết quả nghiên cứu
(Lawrence
Kibet
2009)

et

cho thấy thu nhập,
K. Mô hình sử dụng trong Sử dụng số liệu
tuổi, giới tính của
al., nghiên cứu này có dạng điều tra từ cuộc
hồi quy tuyến tính
điều tra 359 hộ gia chủ hộ gia đình có
đình

ảnh hưởng đến tiết
kiệm

Trang 15


Nghiên cứu này đã

Mô hình hồi quy tuyến


George
Popovici
(2012)

tính

Số liệu của 489 hộ, chỉ ra rằng nhà ở có
267 hộ là chủ sở ảnh hưởng đến tiết
hữu nhà và người kiệm của hộ gia
thuê nhà là 222 thuê đình, đồng thời các
lại

biến nhân khẩu học
cũng có ảnh hưởng
đến tiết kiệm của hộ
gia đình ở Hà Lan

* Khác biệt với các nghiên cứu trƣớc
Thứ nhất các nghiên cứu trước đa phần tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến tiết kiệm của hộ gia đình nói chung, đặc biệt tập trung nhiều hơn vào vai
trò của cơ cấu tuổi của hộ gia đình, mà chưa tập trung nghiên cứu đến đặc điểm của
các cá nhân.
Thứ hai đa phần nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến tiết kiệm
mà chưa đánh giá các hình thức tiết để đưa ra ý kiến giúp các cá nhân biết được cần có
hình thức nào để ước luợng tiết kiệm mức hiệu quả.
Thứ ba hầu hết các nghiên cứu điều tra ở cấp vĩ mô, phạm vi điều tra lấy dữ liệu
ở các quốc gia hoặc các tỉnh của các nước khác trên thế giới và số liệu các tỉnh thành
của Việt Nam.
Vì vậy trong nghiên cứu này tập trung vào điều tra nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến tiết kiệm của riêng một cá nhân cụ thể là nghiên cứu tiết kiệm cuả người

công nhân hiện nay đang làm việc tại Khu chế xuất Tân Thuận Quận 7- TPHCM.
Đồng thời trong nghiên cứu này cũng đưa ra những biến mới có tác động đến tiết kiệm
đó là biến thể dục thể thao, biến du lịch, hỗ trợ gia đình và biến hình thức tiết kiệm.
Qua đó để phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tiết kiệm để công nhân có cái
nhìn toàn diện và tích lũy được kinh nghiệm để ước lượng mức tiết kiệm cho mình.

Trang 16


×