Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC tập sư PHẠM CỦA CÁ NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.14 KB, 13 trang )

BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA CÁ NHÂN
I. THÔNG TIN CHUNG
- Họ và tên sinh viên: Nguyễn Lê Thu Hiền
- Lớp: CĐGDMN13C

Nam 

Nữ 

Thực tập tại trường: Mầm non Mỹ An Hưng B

II. NỘI DUNG BÁO CÁO
1.

Đánh giá về công tác chuẩn bị của mình trước khi đi thực tập sư phạm
1.1Quá trình chuẩn bị đi thực tập sư phạm

- Thực tập sư phạm là hoạt động vô cùng quan trọng trong quá trình đào tạo
của Khoa Giáo dục Tiểu học Mầm non nói riêng và trường Đại học Đồng
tháp nói chung. Thông qua hoạt động này, sinh viên không những được rèn
luyện và hoàn thiện các kỹ năng sư phạm một cách toàn diện mà còn là cơ
hội sinh viên vận dụng kiến thức đã học được ở nhà trường vào thực tế giảng
dạy ở trường mầm non và các hoạt động giáo dục tại địa phương, đồng thời
đây cũng là điều kiện tốt nghiệp Đại học Sư Phạm cho các bạn sinh viên.
- Ý thức được điều đó, trước khi đi thực tập, tôi đã hoàn thành các học phần
chuyên ngành, sử dụng các kỹ năng chuyên môn để đi sâu tìm hiểu thực
hành tại cơ sở thực tập.
- Tôi đã chuẩn bị cho mình tâm lý sẵn sàng chịu khó, học hỏi kinh nghiệm của
các thầy cô hướng dẫn cũng như các anh chị đi trước. Khi trường Đại học đề
ra kế hoạch thực tập sư phạm, tôi tìm hiểu để nắm thời gian: chuẩn bị, lập hồ
sơ xin thực tập, thời gian thực tập tại CSTT, thời gian hoàn thành hồ sơ, tiến


hành đăng kí CSTT trên hệ thống mạng của Trường Đại học. Đến khi trường
Đại học phát hành hồ sơ, tôi đăng kí số lượng hồ sơ cần thiết với lớp. Khi
nhận hồ sơ, trong hồ sơ có Quy định quản lí và tổ chức thực tập tốt
nghiệp các ngành sư phạm, tôi tìm hiểu kĩ những quy định và tranh thủ điền
đầy đủ các thông tin hoàn thành hồ sơ xin thực tập.
- Ngoài ra tôi còn gặp gỡ với cán bộ phụ trách tư vấn TTSP của Khoa nghe
hướng dẫn lập hồ sơ, các văn bản phải đảm bảo trong hồ sơ xin TTSP và
trình bày những thắc mắc, nghe giải đáp từ Khoa.


- Sau khi hoàn thành hồ sơ xin thực tập, tôi cùng cả đoàn thực tập tại CSTT:
Trường Mầm non Mỹ An Hưng B , thống nhất thời gian xuống CSTT nộp
hồ sơ xin TTSP, thống nhất thời gian chính thức gặp gỡ với Ban giám hiệu,
Giáo viên hướng dẫn của trường Mầm non Mỹ An Hưng B .
1.2 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chuẩn bị
1.2.1 Thuận lợi
- Được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình từ thầy Trưởng khoa, cán bộ phụ
trách tư vấn TTSP của Khoa, của Trường Đại học Đồng Tháp và của Cơ sở thực
tập giúp cho tôi giải đáp được những thắc mắc của cá nhân trước khi đi thực
tập.
- Trường Đại học liên hệ với Trường Mầm non lấy chỉ tiêu, sau đó sinh viên
đăng kí trên hệ thống mạng, tránh được tình trạng chen lấn, tranh giành đăng
kí TTSP. Tránh tình trạng mất cân bằng về chỉ tiêu sinh viên xin thực tập, có
nơi thừa, có nơi có rất ít sinh viên xin thực tập.
- Trường Mầm non Mỹ An Hưng B thực hiện theo đúng tinh thần thông báo
của Trường Đại học Đồng Tháp chỉ tiếp nhận những sinh viên có trong danh
sách đăng kí do trường Đại học gửi xuống. Ban giám hiệu trường đón tiếp
sinh viên rất niềm nỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xin thực tập.
1.2.2 Khó khăn
- Bản thân trong quá trình học tập chú ý nhiều về kiến thức chuyên môn mà ít

rèn luyện kĩ năng mềm, kĩ năng sinh hoạt tập thể nên gặp khó khăn trong
khâu chuẩn bị kĩ năng phục vụ cho công tác chủ nhiệm. Còn nhiều lo lắng, lúng
túng và tự tin trong giao tiếp
1.3 Sự hỗ trợ của khoa, trường Đại học, Cơ sở thực tập
-

Khoa Giáo dục Tiểu học – Mầm non đã tổ chức buổi gặp gỡ với sinh viên,
hướng dẫn cho sinh viên chuẩn bị các nội dung thực tập theo kế hoạch, quy
định của trường Đại học.

-

Hướng dẫn sinh viên chuẩn bị hồ sơ xin thực tập phải có đủ các văn bản:
Đơn xin thực tập; Thư giới thiệu sinh viên thực tập; Bản sao quy chế thực tập
sư phạm.

- Trường Đại học kịp thời đưa ra các văn bản hướng dẫn việc chuẩn bị hồ sơ,


thống nhất thời gian nộp hồ sơ xin thực tập, thời gian chính thức xuống Cơ
sở thực tập thực hiện các nội dung thực tập, thời gian hoàn thành hồ sơ thực tập
sư phạm,…
- Trường Đại học cũng đã tổ chức buổi Lễ xuất phát dặn dò cho sinh viên các
công việc phải làm khi đi thực tập. Phổ biến cho sinh viên mục đích, nội
dung, kế hoạch, nội quy và những vấn đề khác liên quan đến toàn bộ hoạt
động thực tập trước khi sinh viên xuống Cơ sở thực tập giải đáp các thắc
mắc của sinh viên.
- Cơ sở thực tập niềm nở tiếp nhận hồ sơ, gặp gỡ sinh viên, tạo các điều kiện
thuận lợi để sinh viên thực tập đạt kết quả tốt.
1.4 Sự cố gắng lập kế hoạch của bản thân

Để đạt được mục tiêu đề ra là hoàn thành tốt đợt TTSP, bản thân tôi không
ngừng cố gắng lập kế hoạch cho đợt thực tập:
- Kế hoạch chọn CSTT có đủ điều kiện, thuận lợi về việc đi lại, sinh
hoạt,…để an tâm tập trung cho đợt thực tập.
- Kế hoạch chuẩn bị các kiến thức chuyên môn để giảng dạy tốt.
- Kế hoạch chuẩn bị rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức các hoạt
động tập thể để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm.
1.5 Sự chuẩn bị về kiến thức, nghiệp vụ trong quá trình học tập
- Xác định việc đi thực tập là cơ hội để mình học hỏi, rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm nên trong quá trình học tập tôi không ngừng trao dồi chuẩn bị khá đầy
đủ các kiến thức chuyên môn và kĩ năng giáo dục.
- Bên cạnh chuẩn bị kiến thức chuyên môn, tôi cũng cố gắng tìm hiểu học hỏi
các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng phục vụ cho công tác giảng dạy và công
tác chủ nhiệm: Kĩ năng giao tiếp và ứng xử với trẻ nhỏ, kỹ năng soạn giáo án
và tổ chức các trò chơi.
1.6 Cách khắc phục để công tác chuẩn bị tốt hơn
Để công tác chuẩn bị thực tập tốt hơn bản thân cần rèn luyện các kĩ năng
này song song với việc rèn luyện nghiệp vụ, giảng dạy chuyên môn. Cố gắng
học hỏi những kinh nghiệm của các cô cũng như các chị đi trước để chuẩn bị
tốt hơn.


2. Đánh giá về quá trình thực tập giảng dạy của bản thân
2.1 Quá trình thực tập giảng dạy của bản thân trong toàn đợt TTSP
Tuần
1

Nội dung thực tập
- 26/02/2016 dự 6 tiết dạy chuyên đề
+ Lớp Nhà trẻ:

Lĩnh vực phát triển nhận thức
Hoạt động: Nhận biết tập nói
Đề tài: Hoa hồng – hoa cúc
+ Lớp Mầm 1
Chủ đề: Gia đình
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội
Hoạt động: Khám phá xã hội
Đề tài: Trò chuyện về ngày hội của bà của me
Giáo viên: Bùi Thị Thúy
+ Lớp Chồi 1
Chủ đề: Những con vật đáng yêu
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: Văn học
Đề tài: Kể chuyện “Cá chép con thắc mắc”
Giáo viên: Huỳnh Thị Bé Trang
+ Lớp Lá 1
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Hoạt động: Vận động
Đề tài: “Đi thăng bằng trên ghế thể dục”
(CS11)
Giáo viên: Bùi Thị Hồng Huệ

Dự kiến kết quả
- Hoàn thành kế hoạch,
rút kinh nghiệm
chuyên môn sau mỗi
tiết dự giờ
- Hoàn thành giáo án
và kế hoạch giảng
dạy cho tuần 2



+ Lớp Lá 2
Chủ đề: Tết và Mùa xuân
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Hoạt động: Âm nhạc
Đề tài: Vận động “Xuân vui” (CS101)
+ Lớp Lá 2
Chủ đề: Phương tiện giao thông
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Hoạt động: Tạo hình
Đề tài: “Gấp thuyền bườm bằng giấy” (CS32)
Giáo viên: Nguyễn Anh Thư
- Nhận lớp và làm quen với trẻ lớp Chồi 1.
- Lên kế hoạch soạn giáo án
- Chỉnh sửa giáo án
- 02/3/2016 lên tiết dạy
Chủ đề: Khu vườn của bé
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ
2

Hoạt động: Âm nhạc
Đề tài: Vận động “Em yêu cây xanh”
Lứa tuổi: 4 - 5 tuổi

Lắng nghe nhận xét
từ giáo viên hướng
dẫn, rút kinh nghiệm
cho bản thân sau tiết
dạy.


Thời gian: 20 – 25 phút
Giáo viên hướng dẫn: Huỳnh Thị Bé Trang
- Nhận lớp và làm quen với trẻ lớp Mầm 1.
3

- Lên kế hoạch soạn giáo án
- Chỉnh sửa giáo án

4

- 17/3/2016 Lên tiết dạy

Hoàn thành giáo án
và kế hoạch giảng
dạy cho tuần 4
Lắng nghe nhận xét


Chủ đề: Bản thân
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội
Hoạt động: Khám phá
Đề tài: Những khuôn mặt vui buồn
Lứa tuổi: 3 - 4 tuổi

từ giáo viên hướng
dẫn, rút kinh nghiệm
cho bản thân sau tiết
dạy.


Thời gian: 15 - 20 phút
Giáo viên hướng dẫn: Bùi Thị Thúy
- Nhận lớp và làm quen với trẻ lớp Nhà trẻ.
5

- Lên kế hoạch soạn giáo án
- Chỉnh sửa giáo án

Hoàn thành giáo án
và kế hoạch giảng
dạy cho tuần 6

- 29/3/2016 Lên tiết dạy
Chủ đề: Đồ chơi của bé
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động: Nhận biết phân biệt
6

Đề tài: Phân biệt hình tròn – hình vuông
Lứa tuổi: 25 – 36 tháng
Thời gian: 12 - 15 phút
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Kim Hiền

- Lắng nghe nhận xét
từ giáo viên hướng
dẫn, rút kinh nghiệm
cho bản thân sau tiết
dạy.
- Hoàn thành giáo án
và kế hoạch giảng

dạy cho tuần 7

- Lên kế hoạch soạn giáo án
- Chỉnh sửa giáo án
7

- Nhận lớp và làm quen với trẻ lớp Lá 1.
- Lên tiết dạy
Chủ đề: Nghề nghiệp
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: Làm quen chữ cái
Đề tài: Làm quen chữ cái u, ư

- Lắng nghe nhận xét
từ giáo viên hướng
dẫn, rút kinh nghiệm
cho bản thân sau tiết
dạy.
- Hoàn thành kế hoạch
thực tập chuyên môn
toàn đợt.


Lứa tuổi: 5 – 6 tuổi
Thời gian: 25 – 30 phút
Giáo viên hướng dẫn: Bùi Thị Hồng Huệ
8

- Hoàn tất hồ sơ, nộp
cho giáo viên hướng

dẫn kí duyệt

- Nhận lớp và làm quen với trẻ lớp Mầm 2

Hoàn thành kế hoạch
thực tập chuyên môn
toàn đợt.

2.2 Những việc đã làm và kết quả cụ thể
- Trong thời gian thực tập tôi đã hoàn thành các tiết dự chuyên đề và tiết dạy
chấm điểm đúng kế hoạch và đạt yêu cầu.
- Chuẩn bị tốt các bài dạy: soạn giáo án và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học.
- Tập giảng trước tiết dạy. Trước mỗi tiết dự giờ mẫu và dạy, tôi đều soạn và
hiểu giáo án, từ kiến thức truyền thụ đến cách trình bày, trình tự các bước
lên lớp, tập xử lý các tình huống trên lớp.
-

Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy học liên quan đến tiết dạy, lắng nghe sự
hướng dẫn, góp ý của giáo viên hướng dẫn để rút kinh nghiệm .

- Bên cạnh đó còn có một số việc chưa làm được trong công tác giảng dạy:
+ Xử lí các tình huống sư phạm chưa triệt để.
+ Mỗi tiết dạy chưa hoàn thành đúng thời gian.
+ Chưa kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp giảng dạy.
+ Chưa bao quát lớp một cách trọn ven.
+ Giờ giảng dạy trên lớp còn mắc phải những sai sót.
+ Chưa tổ chức được nhiều hoạt động cho lớp.
+ Chưa phát huy hết năng lực bản thân trong việc quản lí lớp.

2.3 Những thuận lợi, khó khăn trong thực tập giảng dạy



2.2.1.1 Thuận lợi
- Sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn về mọi mặt đã giúp tôi có
nhiều thuận lợi hơn trong công tác chuẩn bị cũng như công tác giảng dạy của
mình. Tôi nhận thấy mình đã vững vàng hơn trong giảng dạy, trong việc
truyền đạt kiến thức cho trẻ. Đặc biệt, tôi cảm thấy yêu nghề, yêu quý trẻ
nhiều hơn.
2.2.1.2 Khó khăn
- Do mới đứng lớp nên còn bở ngỡ, lúng túng, bản thân chưa có nhiều kinh
nghiệm trong giảng dạy cũng như xử lý tình huống nên còn có nhiều thiếu
sót, chưa thật sự hoàn chỉnh.
2.4 Bài học kinh nghiệm qua công tác giảng dạy
- Những tiết dạy trong đợt thực tập sư phạm này giúp tôi hiểu rõ năng lực dạy
học của bản thân mình để càng cố gắng học tập thêm, rèn luyện nâng cao tay
nghề hơn nữa trong thời gian sắp tới để trở thành một giáo viên tốt. Hơn thế
nữa, đây chính là một cơ hội tốt cho tôi học tập kinh nghiệm từ những giáo
viên Trường Mầm non Mỹ An Hưng B
- Qua đây tôi có một số kinh nghiệm cho bản thân:
+ Một giáo viên có thể dạy tốt và đạt nhiều hiệu quả cao thì trước tiên
phải chuẩn bị tốt về mọi mặt từ khâu chuẩn bị tới giảng dạy như:
Chuẩn bị đồ dùng dạy học phải đep có sáng tạo, phòng óc thoáng mát,
sạch sẽ.
+ Phải xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp, cô đặt câu hỏi gợi mở dễ
hiểu đối với trẻ, phải sử dụng nhiều thủ thuật để tạo sự hứng thú cho
trẻ.
+ Trong quá trình dạy thì tận dụng phương pháp hướng dẫn đổi mới
linh hoạt, sáng tạo để giúp trẻ tiếp thu bài tốt, phát huy tính tích cực
của trẻ.
+ Cần bám sát theo dõi mức độ tiếp thu của trẻ để có sự điều chỉnh

phù hợp.
+ Lời nói rõ ràng, diễn cảm, thu hút trẻ, phát âm chuẩn, dứt khoát
+ Sinh viên cần chủ động gặp gỡ giáo viên hướng dẫn nhiều lần để
học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, phần nào chưa nắm vững có thể nhờ


giáo viên hướng dẫn chỉ bảo thêm, mạnh dạn hỏi hoặc xin được giúp
đỡ khi gặp khó khăn hay vướng mắc.
+ Không ngừng trao đỏi, học hỏi kinh nghiệm từ cô, bạn bè và không
ngừng tiếp thu những phương pháp giáo dục mới.
+ Muốn trở thành một giáo viên mầm non không chỉ có kiến thức
chuyên môn mà còn đòi hỏi có một tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ, phải
nắm vững được tâm sinh lý của trẻ, phải linh hoạt nhạy bén trong giải
quyết các tình huống xảy ra với trẻ, phải đảm bảo an toàn cho trẻ.
2.5Những ý kiến, giải pháp để công tác thực tập giảng dạy tốt hơn
Tổ chức thực hành thường xuyên từ năm thứ nhất: Nhằm đảm bảo tính hệ
thống, liên tục của thực tập sư phạm chuyên môn; giúp sinh viên có thể dần
dần hình thành, tích lũy được các kỹ năng sư phạm chuyên môn.
3 Đánh giá quá trình thực tập giáo dục của bản thân
3.1 Quá trình thực tập giáo dục của bản thân trong toàn đợt TTSP
Tuần

1

2

Nội dung thực tập
-

Tìm hiểu về tình hình nhà Trường

Nhận lớp và gặp giáo viên hướng dẫn
Làm quen với trẻ lớp Chồi 1
Quan sát các hoạt động của trẻ trong một ngày
Tìm hiểu sổ sách của lớp: sổ chấm ăn, sổ theo
dõi, sổ liên lạc.
26/02/2016 dự 6 tiết dạy chuyên đề
Dự lễ 8-3
Tham gia hội thi “Bé khéo tay”
Tham gia các hoạt động chăm sóc trẻ
Thực hiện đón trẻ - trò chuyện điểm danh lúc
6h40-7h30
Thể dục sáng- trò chơi nhân gian 7h30-8h
Hoạt động chung – góc – HĐNT 8h-9h30
Cho trẻ chơi tự do 9h30-10h
Cho trẻ ăn trưa 10h-10h40
Cho trẻ vệ sinh 10h40-11h

Dự kiến kết quả

Hoàn thành kế hoạch
theo dự kiến

Hoàn thành kế hoạch
theo dự kiến


3

-


4

5

6

-

Cho trẻ ngủ trưa 11h- 13h45
Cho trẻ ăn phụ- hoạt động chiều 13h45-15h
Cho trẻ ăn chiều 15h-15h30
Vệ sinh – tấm cho trẻ 15h30-16h
Trả trẻ 16h-16h30
Nhận lớp Mầm 1 và gặp giáo viên hướng dẫn
Quan sát các hoạt động của trẻ trong một ngày
Làm quen trẻ, tham gia các hoạt động cùng trẻ
Tìm hiểu sổ sách của lớp: sổ chấm ăn, sổ theo
dõi, sổ liên lạc.
Thực hiện đón trẻ - trò chuyện điểm danh lúc
6h40-7h30
Thể dục sáng- trò chơi nhân gian 7h30-8h
Hoạt động chung – góc – HĐNT 8h-9h30
Cho trẻ chơi tự do 9h30-10h
Cho trẻ ăn trưa 10h-10h40
Cho trẻ vệ sinh 10h40-11h
Cho trẻ ngủ trưa 11h- 13h45
Cho trẻ ăn phụ- hoạt động chiều 13h45-15h
Cho trẻ ăn chiều 15h-15h30
Vệ sinh – tấm cho trẻ 15h30-16h
Trả trẻ 16h-16h30

Dự hội thao 26-3
Dự hội thi “Bé khỏe bé ngoan”
Nhận lớp Nhà trẻ và gặp giáo viên hướng dẫn
Quan sát các hoạt động của trẻ trong một ngày
Làm quen trẻ, tham gia các hoạt động cùng trẻ
Tìm hiểu sổ sách của lớp: sổ chấm ăn, sổ theo
dõi, sổ liên lạc
Thực hiện đón trẻ - trò chuyện điểm danh lúc
6h40-7h30
Thể dục sáng- trò chơi nhân gian 7h30-8h
Hoạt động chung – góc – HĐNT 8h-9h30
Cho trẻ chơi tự do 9h30-10h
Cho trẻ ăn trưa 10h-10h40

Hoàn thành kế hoạch
theo dự kiến

Hoàn thành kế hoạch
theo dự kiến

Hoàn thành kế hoạch
theo dự kiến

Hoàn thành kế hoạch
theo dự kiến


7

-


8

3.2

Cho trẻ vệ sinh 10h40-11h
Cho trẻ ngủ trưa 11h- 13h45
Cho trẻ ăn phụ- hoạt động chiều 13h45-15h
Cho trẻ ăn chiều 15h-15h30
Vệ sinh – tấm cho trẻ 15h30-16h
Trả trẻ 16h-16h30
Nhận lớp Lá 1 và gặp giáo viên hướng dẫn
Quan sát các hoạt động của trẻ trong một ngày
Làm quen trẻ, tham gia các hoạt động cùng trẻ
Tìm hiểu sổ sách của lớp: sổ chấm ăn, sổ theo
dõi, sổ liên lạc.
Thực hiện đón trẻ - trò chuyện điểm danh lúc
6h40-7h30
Thể dục sáng- trò chơi nhân gian 7h30-8h
Hoạt động chung – góc – HĐNT 8h-9h30
Cho trẻ chơi tự do 9h30-10h
Cho trẻ ăn trưa 10h-10h40
Cho trẻ vệ sinh 10h40-11h
Cho trẻ ngủ trưa 11h- 13h45
Cho trẻ ăn phụ- hoạt động chiều 13h45-15h
Cho trẻ ăn chiều 15h-15h30
Vệ sinh – tắm cho trẻ 15h30-16h
Trả trẻ 16h-16h30

Hoàn thành kế hoạch

theo dự kiến

Hoàn thành kế hoạch
theo dự kiến

Những việc đã làm và kết quả cụ thể

- Tiếp xúc lớp làm chủ nhiệm.
- Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, giáo dục nhắc nhở trẻ trong giờ ăn, giờ
ngủ.
- Theo dõi tình hình học tập của trẻ.
- Tham gia hoạt động chăm sóc trẻ.

3.3 Những thuận lợi, khó khăn trong thực tập giáo dục
3.3.1 Thuận lợi


- Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, giáo dục nhắc nhở trẻ trong giờ ăn, giờ
ngủ, giờ chơi.
- Yêu thương, hòa đồng với tất cả các trẻ, tham gia các hoạt động cùng trẻ
trong một ngày.
- Thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
3.3.2 Khó khăn
- Những ngày đầu do chưa hiểu rõ hết nhiệm vụ, vai trò của một người giáo
viên chủ nhiệm nên vẫn còn lơ là, chưa dành nhiều thời gian bên cạnh tìm
hiểu, quan sát hết tất cả các hoạt động 1 ngày của trẻ.
3.4 Bài học kinh nghiệm qua công tác giáo dục
- Qua thời gian thực tập tại trường bản thân tôi đã rút ra được bài học kinh
nghiệm quý báu cho mình: “Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm của mình đòi
hỏi giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp mềm mỏng, có những

phẩm chất đạo đức tốt không chỉ trong nhà trường mà phải ở ngoài xã hội.
Bên cạnh đó sự nhiệt huyết với nghề cũng là yếu tố quan trọng trong sự
nghiệp giảng dạy của mình và lòng yêu trẻ là yếu tố quyết định đến sự thành
công hay thất bại trong sự nghiệp trồng người cao cả của người giáo viên.
3.5 Thực trạng giáo dục ở trường Mầm non Mỹ An Hưng B
- Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu vể tình hình giáo dục địa phương và trường
học nơi tôi đang thực tập, tôi nhận thấy cơ sở vật chất của các hệ thống
trường học ngày càng tiến bộ và đầy đủ hơn, trang thiết bị ngày càng hiện
đại, trường lớp rộng thoáng đảm bảo cho việc dạy của giáo viên và việc học
của trẻ.
-

Từ việc trang bị đầy đủ thiết bị dạy học như thế tạo điều kiện cho việc dạy
được tốt hơn từ đó chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Nhất là
việc đưa công nghệ thông tin vào trong dạy học từ đó tạo nên bài học sinh
động đồng thời giúp các em học sinh tiếp thu những kiến thức một cách hiệu
quả, tích cực.

- Trường có đội ngũ giáo viên có tay nghề, nhiều kinh nghiệm và rất yêu mến
trẻ, có chuyên môn nghiệp vụ cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác
giảng dạy, nhiệt tình trong giảng dạy và công tác, tác phong đạo đức chuẩn
mực.


- Các bé lễ phép với giáo viên và người lớn tuổi.
- Trường được sự quan tâm của chính quyền địa phương và cả lãnh đạo ngành
trong việc chỉ đạo, hỗ trợ các mặt hoạt động của nhà trường.
3.6 Đề xuất những ý kiến, giải pháp cho quá trình thực tập giáo dục
được tốt hơn
Nhà trường cần đầu tư, bổ sung và sữa chữa trang thiết bị đảm bảo tốt cho

việc dạy và học…
Sinh viên



×