Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.8 KB, 3 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA LUẬT KINH TẾ
GV: ThS. ĐÀO GIA PHÚC

LỚP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Hướng dẫn học tập
BÀI 10: CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC THƯƠNG MẠI (CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ)
Câu hỏi ôn tập:
1. Lịch sử đàm phán và ký kết các quy định về Chống bán phá giá giữa các thành viên trong
khuôn khổ WTO ? vì sao Bán phá giá được xem là hành vi thương mại không công bằng ?
2. Thế nào là hành vi Bán phá giá ? các quy định của WTO đối với hành vi Bán phá giá như
thế nào ?
3. Một quốc gia thành viên WTO có được tự ý ban hành Biện pháp chống Bán phá giá không
? vì sao các quy định về Chống Bán phá giá là một trong những lĩnh vực có nhiều tranh
chấp giữa các thành viên WTO nhất ?
4. Biện pháp Chống bán phá giá thường tồn tại với những dạng nào ?
5. ‘Giá trị thông thường’ tại Điều 2.1 của Hiệp định ADA nghĩa là gì ? Những điều kiện nào
về giao dịch cần phải thoã mãn để xác định ‘Giá trị thông thường’ ?
6. ‘Điều kiện thương mại thông thường’ là gì ? và tại sao nó lại quan trọng ?
7. ‘Sản phẩm tương tự’ trong phạm vi Hiệp định ADA được hiểu như thế nào ?
8. Theo quy định tại Điều 2.4, những yếu tố nào có thể làm ảnh hưởng đến việc so sánh giá
và cơ quan điều tra cần làm gì trước những yếu tố đó ?
9. Trong những trường hợp nào việc xem xét giá bán hàng tại nước xuất khẩu là không phù
hợp để kết luận được ‘Giá trị thông thường’ ? Trong những trường hợp đó, việc tính ‘Gía
trị thông thường’ sẽ được thực hiện như thế nào ?
10. Làm sao để xác định được ‘Giá xuất khẩu’ ?
11. Trong những trường hợp nào việc xem xét giá bán hàng của nhà xuất khẩu tại nước nhập
khẩu (nước tiến hành điều tra) là không phù hợp để kết luận được ‘Giá xuất khẩu’ ? Trong
những trường hợp đó, việc tính ‘Gía xuất khẩu’ sẽ được thực hiện như thế nào ?


12. ‘Biên độ Bán phá giá’ là gì ?
13. Phương pháp để tính ‘Biên độ Bán phá giá’ là gì ? Phương pháp ‘zeroing’ là gì ?
14. ‘Ngành sảnh xuất nội địa’ trong quy định tại Điều 4 của Hiệp định ADA được hiểu như
thế nào ?

1


15. ‘Ngành sản xuất nội địa có cần phải bao gồm tất cả các nhà sản xuất hoặc tối thiểu đại diện
50% tổng sản lượng tại thị trường nội địa ?
16. Những nhà sản xuất nội địa nào sẽ bị loại trừ khi xác định ‘ngành sản xuất nội địa’ ?
17. ‘Thiệt hại’ trong phạm vi Hiệp định ADA được hiểu như thế nào ?
18. Điều 3.2 của HIệp định ADA có yêu cầu cơ quan điều tra xem xét mối quan hệ giữa sản
phẩm Bán phá giá và giá nội địa không ?
19. Vai trò và tầm quan trọng của các yếu tố kinh tế được liệt kê trong Điều 3.4 là gì ?
20. Có bao nhiêu dạng thiệt hại được ghi nhận trong Hiệp định ADA ?
21. Những yếu tồ nào cần phải xem xét khi chứng minh ‘mối quan hệ nhân quả’ ?
Nghiên cứu tình huống: (bài tập nhóm)
Newland có ba nhà sản xuất đồ nội thất lớn nhất là AEKI, CHALI, và Style-Home với sản lượng
chiếm 70% trên thị trường nội địa, phần còn lại là của rất nhiều nhà sản xuất nhỏ lẻ khác. Những
năm gần đây, tất cả các nhà sản xuất ở Newland đã liên tục gia tăng xuất khẩu hàng sang Richland
với những mặt hàng nội thất thời trang nhưng với giá rẻ và chiếm được rất nhiều cảm tình từ
người tiêu dùng ở thị trường này.
Ngành sản xuất đồ nội thất của Richland không tỏ ra hài lòng với sự gia tăng này, thị phần của
những nhà sản xuất ở đây liên tục giảm sút và nhiều nhà sản xuất nhỏ đã phải đóng cửa. Richland
có sáu nhà sản xuất lớn với tổng sản lượng chiếm 56% của ngành sản xuất đồ nội thất nội địa của
Richland và các nhà sản xuất này muốn có những hành động cụ thể chống lại hàng nội thất nhập
khẩu từ Newland. Các nhà sản xuất đã yêu cầu chính phủ Richland ban hành biện pháp chống bán
phá giá từ Newland hoặc bất cứ biện pháp cần thiết nào khác chống lại sự gia tăng nhập khầu này.
Các nhà sản xuất nội địa lập luận rằng giá bán của Newland cho hàng nội thất tại thị trường

Richland thấp hơn nhiều so với chi phí sản xuất, cụ thể là đối với giường ngủ bằng gỗ sản xuất
bởi AEKI và CHALI. Tuy nhiên, Ikelea – một trong sáu nhà sản xuất hàng nội thất lớn của
Richland lại thể hiện sự không đồng tình cho việc yêu cầu chính phủ sử dụng Biện pháp chống
Bán phá giá (Ikelea vốn liên doanh với một công ty của Newland là CHILA mở một nhà máy sản
xuất tại một nước thứ ba).
Nhận được tin tức đăng trên Economic Times rằng Richland đang chuẩn bị tất cả các biện pháp
cần thiết nhằm chống lại hàng nhập khẩu từ các nhà sản xuất của mình, Newland tìm đến công ty
luật danh tiếng YNVK nhờ tư vấn rằng liệu Richland, trong tất cả những điều kiện nào phù hợp
với các quy định của WTO có thể đánh thuế chống bán phá giá ? và nếu như Richland được phép
ban hành thuế chống bán phá giá thì Newland cũng muốn biết rằng (i) liệu thuế đó có đánh lên tất
cả các loại hàng nội thất nhập khẩu từ Newland không? (ii) Mức thuế cao nhất mà Richland có thể
áp dụng là bao nhiêu ? (iii) Thời gian dài nhất mà thuế đó có thể được duy trì ?
2


Bạn là một luật sư tập sự trẻ đầy tài năng và triển vọng tại công ty luật YNVK, managing partner
giao cho bạn nhiệm vụ soạn một bản ý kiến pháp lý về vụ việc trên trước khi ông có thể làm việc
trực tiếp với khách hàng. Bằng tất cả các kiến thức bạn có về WTO, hãy đưa ra những nhận xét
pháp lý và hướng dẫn cho vụ việc trên.

3



×