Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.42 KB, 19 trang )

Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Bài viết độc giả gửi – Tác giả xin được ẩn danh
ThoLaw xin chân thành cảm ơn sự đóng góp, chia sẻ của các bạn. Mọi bài viết các bạn
có thể tiếp tục chia sẻ quan hòm thư
Các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình vận động của các sự vật luôn là một lực lượng không
thể kiểm soát được và dường như đã trở thành một sức mạnh đe doạ tới sức khoẻ, tính
mạng con người, của cải vật chất trên phạm vi toàn xã hội. Khi các rủi ro xảy ra thường
kéo theo những tổn thất không lường và để lại hậu quả lâu dài, ảnh hưởng sâu sắc đến
đời sống của con người, đến một cộng đồng dân cư, thậm chí đến cả một xã hội. Các
rủi ro có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng bất luận là nguyên nhân
nào đều gây ra một hậu quả là làm cho người gặp rủi ro lâm vào tình trạng khó khăn
trong đời sống, trong một số trường hợp tự họ không thể khắc phục được. Trong các
trường hợp này, nếu người gặp rủi ro đã tham gia bảo hiểm và rủi ro mà họ gặp đã
được bảo hiểm, thì bằng nguồn vốn của mình, công ty bảo hiểm thực hiện việc chi trả
tiền bảo hiểm một cách kịp thời. Từ đó người gặp rủi ro trong trường hợp này sẽ dễ
dàng vượt qua được khó khăn do rủi ro đã mang đến.
I. Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm.
Để khắc phục một phần thiệt hại do những rủi
ro xảy ra đối với tính mạng, tài sản, trách
nhiệm dân sự, Nhà nước khuyến khích cá nhân
và các tổ chức tham gia bảo hiểm. Bảo hiểm là
một hình thức khắc phục thiệt hại cho cá nhân,
tổ chức khi gặp những sự kiện rủi ro gây thiệt
hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của mình.
Khi có rủi ro xảy ra, người tham gia bảo hiểm
được tổ chức bảo hiểm bồi thường thiệt hại
nhằm khắc phục hậu quả xảy ra. Mức độ bồi
thường bao nhiêu phụ thuộc vào hợp đồng bảo
hiểm mà các bên thoả thuận.
Theo quy định tại Điều 567 BLDS, hợp đồng
bảo hiểm là sự thoả thuận giữa các bên, theo


đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm,
còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo
hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm. Như vậy có thể hiểu hợp đồng
bảo hiểm là việc tổ chức bảo hiểm cam kết
bảo đảm bồi thường một số tiền nhất định cho
cá nhân, tổ chức khi sự kiện bảo hiểm xảy ra
và có gây thiệt hại cho đối tượng được bảo
hiểm trong một thời gian nhất định, còn bên
mua bảo hiểm phải đóng một khoản tiền nhất
định gọi là phí bảo hiểm.
Www.ThoLaw.Wordpress.Com
1
Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng có đền bù.
Hoạt động bảo hiểm là hành vi kinh doanh của
các doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy, muốn
được bảo hiểm về tài sản thì các chủ thể phải
mua phí bảo hiểm theo thoả thuận hoặc do
pháp luật quy định.
Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ.
Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên
mua bảo hiểm phải thông báo tình trạng của
đối tượng bảo hiểm…có nghĩa vụ trả tiền bảo
hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Bên mua
bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm và có
quyền yêu cầu bên bảo hiểm trả tiền bảo hiểm
theo thoả thuận hoặc do pháp luật quy định.
Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng vì lợi ích của
người thứ ba. Trường hợp bên mua bảo hiểm
có chỉ định người thụ hưởng là người thứ ba,

khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên bảo hiểm chi
trả cho người thứ ba được xác định. Hoặc bên
mua bảo hiểm không phải bảo hiểm cho mình
mà bảo hiểm cho người thứ ba. Ví dụ: cha mẹ
mua bảo hiểm tính mạng, sức khoẻ cho con là
học sinh tiểu học.
Đối tượng bảo hiểm có thể là con người, tài
sản, trách nhiệm dân sự hay các đối tượng
khác theo quy định của pháp luật. Con người
là đối tượng bảo hiểm được hiểu là tính mạng,
sức khoẻ của cá nhân bị tổn thất do sự kiện rủi
ro…Tài sản bảo hiểm là tài sản của cá nhân,
pháp nhân và các chủ thể khác được bên bảo
hiểm bồi thường thiệt hại do các sự kiện bảo
hiểm xảy ra. Trách nhiệm dân sự là đối tượng
bảo hiểm được hiểu là bên bảo hiểm phải thực
hiện việc bồi thường thay cho chủ các phương
tiện giao thông vận tải…trong phạm vi số tiền
được bảo hiểm do thoả thuận hoặc do pháp
luật quy định khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Việc tham gia bảo hiểm của các bên phải được
thực hiện bằng hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểm
phải được lập thành văn bản. Giấy yêu cầu bảo
hiểm có chữ kí của bên mua bảo hiểm là một
bộ phận không thể tách rời của hợp đồng bảo
hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn
bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp
đồng bảo hiểm.
Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm, hợp đồng bảo
hiểm có thể được phân chia thành các loại sau:

Hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo
hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm dân sự.
II. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
1. Lý luận chung về hợp đồng bảo hiểm
trách nhiệm dân sự.
1.1. Khái niệm
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là hợp
đồng về bảo hiểm trách nhiệm dân sự hay
chính là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên
bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) với bên
tham gia bảo hiểm (tổ chức, cá nhân), theo đó
doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ thực hiện
trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người
Www.ThoLaw.Wordpress.Com
2
thứ ba thay cho bên được bảo hiểm nếu sự
kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn có hiệu
lực của hợp đồng, còn bên tham gia bảo hiểm
có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự mang
những đặc điểm chung của hợp đồng bảo
hiểm, đồng thời có những đặc trưng riêng.
1.2. Đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm
trách nhiệm dân sự.
Đối tượng trong hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm dân sự là trách nhiệm về bồi thường
thiệt hại, là loại bảo hiểm không thể xác định
được giá trị đối tượng bảo hiểm tại thời điểm
giao kết hợp đồng. “ Đối tượng của hợp đồng

bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm
dân sự của người tham gia bảo hiểm đối với
bên thứ ba theo quy định của pháp luật ”.
(Điều 52 Luật kinh doanh bảo hiểm). Khác với
hợp đồng bảo hiểm tài sản có đối tượng là tài
sản cụ thể, hợp đồng bảo hiểm con người là
bảo hiểm đối với một người cụ thể; đối tượng
của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người
tham gia bảo hiểm đối với bên thứ ba. Đó là
thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai, trong
phạm vi, giới hạn bảo hiểm và thuộc trách
nhiệm bồi thường của bên tham gia bảo hiểm.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại mang tính
trừu tượng chúng ta không nhìn thấy, không
cảm nhận được bằng các giác quan và thực tế
chúng không tồn tại hiện hữu trong không gian
tại thời điểm giao kết hợp đồng. Chỉ khi nào
người tham gia bảo hiểm gây thiệt hại cho
người khác và phải bồi thường thì mới xác
định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại là
bao nhiêu. Thường đối với các hợp đồng bảo
hiểm tài sản ta có thể xác định được mức tổn
thất tối đa của tài sản khi giao kết hợp đồng,
còn với các hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm
dân sự thì không thể xác định được trách
nhiệm bồi thường thiệt hại tối đa là bao nhiêu.
Mức trách nhiệm bồi thường được xác định
theo thoả thuận của các bên và các quy định
của pháp luật, trên cơ sở mức độ lỗi của người

gây thiệt hại và thiệt hại thực tế của người thứ
ba. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh
khi có các đi kiện sau: có hành vi gây thiệt hại
của người tham gia bảo hiểm đối với người
thứ ba; có lỗi của người gây thiệt hại; có thiệt
hại thực tế đối với bên thứ ba; thiệt hại xảy ra
là kết quả tất yếu của hành vi gây thiệt hại và
ngược lại hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây
ra thiệt hại.
Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
lỗi của người tham gia bảo hiểm khi thực hiện
hành vi gây thiệt hại là căn cứ để xác định
trách nhiệm bồi thường của người tham gia
bảo hiểm, đồng thời cũng là căn cứ để xác
định trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
Trên thực tế lỗi trong trách nhiệm dân sự là lỗi
suy đoán, nên người gây thiệt hại bị suy đoán
là có lỗi khi thực hiện hành vi gây thiệt hại, trừ
trường hợp họ chứng minh được thiệt hại xảy
ra trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình
thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc hoàn toàn
Www.ThoLaw.Wordpress.Com
3
do lỗi của bên bị thiệt hại. Căn cứ vào mức độ
lỗi để xác định người gây thiệt hại phải bồi
thường toàn bộ, một phần hoặc liên đới bồi
thường, từ đó doanh nghiệp bảo hiểm xác định
trách nhiệm bồi thường của mình.
Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải thực hiện
nghĩa vụ bảo hiểm khi có yêu cầu bồi thường

của người thứ ba.
Nếu đã phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại nhưng người thứ ba không đòi người tham
gia bảo hiểm phải bồi thường, thì doanh
nghiệp bảo hiểm cũng không phải chịu trách
nhiệm đối với người tham gia bảo hiểm. Việc
bồi thường thiệt hại có thể là bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, cũng có thể là bồi thường
thiệt hại theo hợp đồng. Đối với việc bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì người thứ
ba có thể là bất kì tổ chức hoặc cá nhân nào bị
thiệt hại. Còn bồi thường thiệt hại theo hợp
đồng thì người thứ ba được xác định cụ thể là
người có một quan hệ hợp đồng đối với người
tham gia bảo hiểm và bị thiệt hại từ hợp đồng
đó do hành vi của người tham gia bảo hiểm
gây ra. Hợp đồng bảo hiểm chỉ tồn tại giữa
người tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo
hiểm, người thứ ba không có quyền trực tiếp
yêu cầu doanh nghiệp trả tiền bồi thường, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu
pháp luật không có quy định khác thì người
thứ ba chỉ có quyền đòi bồi thường đối với
người tham gia bảo hiểm, trên cơ sở đó doanh
nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường cho người
tham gia bảo hiểm và trách nhiệm bồi thường
cho người thứ ba thuộc về người tham gia bảo
hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và người tham
gia bảo hiểm có thể thoả thuận về việc doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường trực tiếp cho

người thứ ba bị thiệt hại. Trong một số trường
hợp, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của người bị thiệt hại; khắc phục kịp thời thiệt
hại vật chất góp phần bình ổn tài chính đối với
người bị thiệt hại, pháp luật quy định người
thứ ba có thể trực tiếp khiếu nại đến doanh
nghiệp bảo hiểm để yêu cầu bồi thường.
Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
có thể giới hạn trách nhiệm bảo hiểm hoặc
không giới hạn trách nhiệm bảo hiểm. Để đảm
bảo lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp bảo
hiểm, đồng thời nâng cao ý thức của người
tham gia bảo hiểm, các danh nghiệp bảo hiểm
thường đưa ra các giới hạn trách nhiệm xác
định mức bồi thường tối đa của doanh nghiệp
bảo hiểm đối với những hợp đồng bảo hiểm
trách nhiệm dân sự cụ thể. Khi gây thiệt hại,
mức trách nhiệm bồi thường của người tham
gia bảo hiểm có thể là rất lớn, song mức trách
nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm
chỉ trong phạm vi số tiền bảo hiểm mà các bên
đã thoả thuận. Trong bảo hiểm trách nhiệm
dân sự có một số nghiệp vụ bảo hiểm không
xác định số tiền bảo hiểm mà trách nhiệm dân
sự phát sinh bao nhiêu doanh nghiệp bảo hiểm
sẽ bồi thường bấy nhiêu. Trường hợp này số
tiền bảo hiểm được hiểu là toàn bộ thiệt hại
xảy ra. Điều khoản số tiền bảo hiểm được đặt
Www.ThoLaw.Wordpress.Com
4

ra nhằm mục đích giới hạn phạm vi trách
nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, để đảm
bảo kinh doanh có lãi thì doanh nghiệp bảo
hiểm phải tính toán để giới hạn phạm vi trách
nhiệm của mình trong hợp đồng bảo hiểm
trách nhiệm dân sự cụ thể. Đối với một số
trường hợp ngoại lệ, khi doanh nghiệp bảo
hiểm ký hợp đồng với người tham gia bảo
hiểm, trong hợp đồng không xác định số tiền
bảo hiểm cụ thể thì khi rủi ro xảy ra doanh
nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ bảo hiểm đối với
toàn bộ thiệt hại.
1.3. Phân loại hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm dân sự.
Căn cứ vào tính ý chí của chủ thể tham gia
hợp đồng bảo hiểm thì bảo hiểm trách nhiệm
dân sự được chia thành hai loại là hợp đồng
bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc và hợp
đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện.
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh trách nhiệm,
bảo hiểm trách nhiệm dân sự chia thành hai
loại là hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
phát sinh theo hợp đồng và hợp đồng bảo
hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh ngoài hợp
đồng.
Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm cụ thể, hợp
đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chia thành
các loại là: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ tàu, bảo hiểm trách nhiệm của chủ

đóng tàu, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp,
bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận
chuyển hàng không đối với hành khách, bảo
hiểm trách nhiệm công cộng, bảo hiểm trách
nhiệm sản phẩm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ sử dụng lao động đối với người lao
động, bảo hiểm trách nhiệm của chủ nuôi chó,
các loại bảo hiểm trách nhiệm khác.
1.4. Vai trò của bảo hiểm trách nhiệm dân
sự.
Rủi ro khách quan luôn tiềm ẩn trong đời sống
xã hội hàng ngày. Thực tế các rủi ro này có thể
do rất nhiều nguyên nhân và hậu quả của nó
ngày càng không thể kiểm soát được. Ngoài
những rủi ro do thiên tai mang tới còn có
những rủi ro do chính hành vi của con người
gây ra thiệt hại về vật chất, tinh thần cho
người khác. Pháp luật quy định: vốn, tài sản,
các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
được nhà nước bảo hộ; bất kì tổ chức, cá nhân
nào gây thiệt hại cho người khác thì phải có
trách nhiệm bồi thường những thiệt hại mà
mình đã gây ra. Cùng với sự phát triển của nền
kinh tế, các phương tiện tham gia giao thông
ngày càng nhiều trong khi hệ thống đường xá
của Việt Nam không đáp ứng được tiêu chuẩn
an toàn kĩ thuật, khoa học, cũng như nhu cầu
xã hội; ý thức chấp hành luật lệ giao thông của
người dân còn kém. Do vậy không tránh khỏi
sự gia tăng không ngừng các vụ tai nạn giao

thông, kéo theo các vụ kiện đòi bồi thường của
nạn nhân hoặc gia đình họ đối với người gây
thiệt hại. Có tai nạn, có kiện đòi bồi thường,
Www.ThoLaw.Wordpress.Com
5
rồi xác định được mức bồi thường thì vấn đề
đặt ra lại là thực tế việc bồi thường được tiến
hành như thế nào? Một vấn đề kéo theo là xã
hội còn phải đối mặt với tình trạng bồi thường
cho nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông.
Có rất nhiều trường hợp nạn nhân không nhận
được tiền bồi thường từ những người gây ra
tai nạn, thậm chí trong những trường hợp
người gây ra tai nạn được xác định rõ ràng. Lý
do rất đơn giản là người gây ra tai nạn không
có đủ nguồn tài chính tối thiểu để thực hiện
nghĩa vụ luật định đối với nạn nhân. Trên thực
tế, không phải trường hợp nào người không
may bị tai nạn cũng được đền bù, bồi thường
nhanh chóng đúng như theo luật định, và
người gây tai nạn không phải lúc nào cũng sẵn
sàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm
tài chính của mình đối với những thiệt hại của
người bị nạn do mình gây ra khi điều kiện tài
chính không đủ để đáp ứng. Tuy nhiên nếu
chủ chiếc xe đó đã tham gia mua bảo hiểm bắt
buộc thì mọi việc sẽ được giải quyết thuận lợi
hơn cho cả đôi bên. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ
thay mặt chủ xe đền bù cho nạn nhân nếu
được yêu cầu hoặc trong trường hợp chủ xe đã

đền bù cho nạn nhân thì doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ trả lại số tiền đã bồi thường cho chủ
xe, đảm bảo khả năng tài chính của họ.
Thiệt hại xảy ra có thể là rất lớn, nó vượt quá
khả năng tài chính của người có trách nhiệm,
đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống
của người có trách nhiệm bồi thường và người
bị thiệt hại. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là
một cơ chế chắc chắn để khắc phục điều đó.
Nhiều khi người gây thiệt hại không đủ khả
năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ bồi
thường, nên đối với người gây ra thiệt hại bảo
hiểm trách nhiệm dân sự là một cơ chế đảm
bảo trách nhiệm bồi thường của họ khi họ gây
ra thiệt hại cho người khác. Đối với người bị
thiệt hại bảo hiểm trách nhiệm dân sự tạo cho
họ một tâm lý yên tâm khi những thiệt hại của
họ được một doanh nghiệp bảo hiểm đứng ra
bồi thường thay cho người tham gia bảo hiểm.
Về phía doanh nghiệp bảo hiểm họ có quyền
thu phí bảo hiểm từ khách hàng song không
phải lúc nào họ cũng phải đứng ra bồi thường
thay cho khách hàng. Bảo hiểm trách nhiệm
dân sự ra đời đóng vai trò chia sẻ gánh nặng
rủi ro về tài chính cho người có hành vi gây
thiệt hại; khắc phục kịp thời thiệt hại về vật
chất của bên thứ ba bị thiệt hại; góp phần bình
ổn đời sống vật chất của các chủ thể trong xã
hội.
2. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

theo quy định của pháp luật.
2.1. Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm dân sự.
Chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm gồm:
Bên nhận bảo hiểm (bên bán bảo hiểm) và bên
tham gia bảo hiểm (bên mua bảo hiểm).
Bên nhận bảo hiểm.
Www.ThoLaw.Wordpress.Com
6
Bên nhận bảo hiểm là bên đã nhận phí bảo
hiểm của người tham gia bảo hiểm và cam kết
nhận rủi ro bảo hiểm về phía mình. Theo quy
định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm thì
bên nhận bảo hiểm chỉ có thể là một tổ chức
có tư cách pháp nhân và được phép hoạt động
kinh doanh bảo hiểm, được gọi là doanh
nghiệp bảo hiểm.
Bên tham gia bảo hiểm.
Bên tham gia bảo hiểm là bên đã nộp cho bên
nhận bảo hiểm một khoản tiền là phí bảo
hiểm. Khác với bên nhận bảo hiểm, bên tham
gia bảo hiểm là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào
khi có nhu cầu bảo hiểm về một đối tượng bảo
hiểm nhất định hoặc trong trường hợp pháp
luật buộc phải tham gia bảo hiểm về một trách
nhiệm dân sự nhất định. Nếu bên tham gia bảo
hiểm là cá nhân thì phải có đủ năng lực hành
vi dân sự. Năng lực hành vi dân sự là khả năng
tự có của chủ thể trong việc thực hiện kiểm
soát và làm chủ hành vi của mình. Chủ thể

tham gia hợp đồng bảo hiểm bao gồm: cá
nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình…
2.2. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm
trách nhiệm dân sự.
Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng bảo
hiểm phải được lập thành văn bản, văn bản
hợp đồng bảo hiểm được thể hiện dưới nhiều
dạng khác nhau. Hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm dân sự là một trong ba loại hợp đồng
bảo hiểm, do đó cũng tuân theo các quy định
pháp luật về hình thức hợp đồng. Hiện nay, đa
phần các hợp đồng bảo hiểm được thể hiện
dưới hai dạng là giấy chứng nhận bảo hiểm và
đơn bảo hiểm.
Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Trong trường hợp mà việc tham gia bảo hiểm
là bắt buộc theo quy định của pháp luật thì
người tham gia bảo hiểm thường phải chứng
minh với người thứ ba rằng họ đã tham gia
bảo hiểm và hợp đồng đó đang có hiệu lực
pháp luật . Nghĩa là họ luôn phải mang theo
bên mình một bằng chứng chứng minh hợp
đồng bảo hiểm đang có hiệu lực. Vì vậy hình
thức của hợp đồng bảo hiểm này thường được
thiết kế dưới dạng giấy chứng nhận bảo hiểm.
Ví dụ: Khi điều khiển xe cơ giới nếu không có
bằng chứng về hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để xuất trình
trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì
việc cho xe đó lưu hành là vi phạm.

Đơn bảo hiểm.
Đơn bảo hiểm thường là hình thức của hợp
đồng bảo hiểm tự nguyện, có thể có các dạng
khác nhau và thường bao gồm nhiều trang.
Các thông tin ghi trên đơn chi tiết, cụ thể tất cả
các vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm:
tên, địa chỉ của chủ doanh nghiệp bảo hiểm;
bên mua bảo hiểm; đối tượng bảo hiểm; số
tiền bảo hiểm; phạm vi bảo hiểm; điều kiện
bảo hiểm; điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo
Www.ThoLaw.Wordpress.Com
7

×