Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

CÁC QUY ĐỊNH về KHÔNG PHÂN BIỆT đối xử NT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.08 KB, 2 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA LUẬT KINH TẾ
GV: ThS. ĐÀO GIA PHÚC

MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
 
Hướng dẫn học tập
BÀI 6: CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHÔNG PHÂN BIỆT ĐÔI XỬ (NT)
Câu hỏi ôn tập:
1. Mục đích, ý nghĩa của Điều III của GATT 1994 muốn nhắm đến là gì ?
2. Điều III của GATT 1994 có áp dụng cho các biện pháp tại biên giới không ? Vì sao?
3. Thuế thu nhập có thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều III:2 của GATT 1994 hay không ? Vì
sao ?
4. So với Điều I:1, bố cục của Điều III khác như thế nào ? các khoản nào của Điều III quy
định về nguyên tắc NT ?
5. Khi so sánh sự giống nhau giữa hai sản phẩm nghi vấn, Điều III sử dụng thuật ngữ gì ?
Nếu có sự không nhất quán trong việc sử dụng thuật ngữ trên thì hãy phân tích lý do vì sao
có sự khác biệt ?
6. Điều III:2 và Điều III:4 cơ bản quy định về những nội dung gì ?
7. Mối liên hệ giữa câu đầu tiên và câu thứ hai của Điều III:2 của GATT 1994 là gì ?
8. Làm sao để kết luận được một biện pháp bất kỳ vi phạm Điều III:2 của GATT 1994 ?
9. Các loại biện pháp nào rơi vào phạm vi điều chỉnh của Điều III:4 của GATT 1994 ?
10. Một quốc gia thành viên có thể đối xử với một sản phẩm tương tự khác biệt mà vẫn không
vi phạm các quy định tại Điều III:4 không ?
11. Làm thế nào mà một quy định, biện pháp ban hành bởi một chủ thể tư vẫn có thể gây tác
động xấu đến hàng hoá nhập khẩu ? và trong trường hợp nào thì các quy định của WTO có
thể điểu chỉnh hành vi trên của các chủ thể tư ?
12. Tóm tắt án lệ Japan – Alcoholic Beverages II. Ghi chú:
− Các em sử dụng tài liệu của NYC – đã được lược bớt một số chi tiết không quan trọng


(gửi kèm email) để lấy án lệ này ra và tóm tắt;
− Do án lệ này có cả Báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm nên các em chỉ cần
sử dụng FACTS tại Báo cáo của Ban hội thẩm, các phần còn lại có thể sử dụng của Cơ
quan phúc thẩm;
− Nhóm nào cảm thấy có thể tóm tắt cả 2 Báo cáo (không bắt buộc) thì các em có thể làm
theo trình tự sau: 1. Tóm tắt Báo cáo của Ban hội thẩm 2. Liệt kê quan điểm của Cơ quan
1


phúc thẩm cho từng Câu hỏi pháp lý đã được Ban hội thẩm giải quyết trước đó. Các em
tách 2 phần này thành 2 bài viết riêng.

Nghiên cứu tình huống: (bài tập nhóm)
Wineland là một quốc gia có truyền thống uống rượu vang lâu đời. Tuy nhiên các nghiên cứu thị
trường gần đây cho thấy nhu cầu về bia ở Wineland đang tăng nhanh và có xu hướng phát triển
mạnh trong tương lai gần. Strongbrew Inc. là công ty ở Richland – một thành viên WTO, một
trong những nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới, muốn tăng xuất khẩu các loại bia của mình bao
gồm bia thông thường (lager beer), bia đặc biệt (cynder beer)1 và bia không cồn đến Wineland.
Trước khi gia nhập WTO, Wineland hạn chế nhập khẩu bia các loại ở mức 50.000hL (1hL=102L)
một năm. Hạn ngạch này được đặt ra vào khoảng cuối những năm 1950 để bảo vệ nông dân trồng
nho cho sản xuất rượu vang ở Wineland trước sự cạnh tranh của bia nhập khẩu. Hiệp hội Quốc gia
về Rượu Vang (NAW) hiện nay vẫn là một trong những nhà vận động hành lang đầy quyền lực và
có tiếng nói tác động mạnh mẽ đến chính phủ Wineland - được biết thủ tướng hiện tại của
Wineland cũng từng là chủ tịch của NAW. Wineland hiện tại vẫn chưa có ngành sản xuất bia.
Khi gia nhập WTO, Wineland đã bãi bỏ hạn ngạch lên bia nhập khẩu nhưng cũng đồng thời điều
chỉnh lại các mức thuế nội địa. Bên cạnh mức VAT 21% ad valorem áp dụng chung cho tất cả các
sản phẩm bia rượu, Wineland cũng áp dụng một loại thuế tiêu thụ đặc biệt tính lên nồng độ cồn
của mỗi lít đồ uống2: 5 N$ đối với rượu vang, 6 N$ với bia thông thường, 15 N$ với bia đặc biệt.
Bia không cồn không chịu sự điều chỉnh của loại thuế bán hàng đặc biệt này nhưng vẫn phải chịu
VAT 21% trong khi đó theo thông tin nhận được thì các loại nước ngọt có ga ở Wineland chỉ phải

chịu VAT là 15% (được biết hầu hết các loại nước ngọt có ga trên thị trường đều được sản xuất
nội địa).
Tại Wineland, với lo ngại rằng văn hoá bia sẽ làm xói mòn các giá trị truyền thống của quốc gia,
cùng với sự tác động mạnh mẽ của NAW, vào đầu năm nay chính phủ đã ban hành một đạo luật
kiểm soát đồ uống có cồn, trong đó nổi bật nhất có quy định rằng bia có cồn chỉ được bán tại
những cửa hàng chuyên doanh cấp phép đặc biệt. Chúng không được bán tại các chợ hay siêu thị,
trong khi đó rượu vang lại không phải chịu quy định này. Phong trào tẩy chay bia và khuyến khích
uống rượu vang nhằm đề cao tinh thần dân tộc tại Wineland cũng đang phát triển rất mạnh. Với lý
do hỗ trợ cho ngành sản xuất rượu vang trong nước, Hiệp hội nhà hàng Wineland, đã quy định
cho 10,000 thành viên của mình không được bán bia khi khách gọi món ăn truyền thống.
Trước tình hình trên, RichBrew Inc đang ráo riết vận động chính phủ của mình tiến hành khởi
kiện Wineland để bảo vệ cho việc xuất khẩu bia. Chủ tịch của NAW là Neto Avogados muốn nhờ
bạn – một luật sư trẻ đầy triễn vọng tại một trong những công ty luật hàng đầu Việt Nam là
VILAW – tư vấn về các biện pháp trên của chính phủ Wineland dưới góc độ của luật WTO xem
liệu có những rủi ro gì hay không và nếu có thì nên làm thế nào để bảo vệ hợp lý cho ngành sản
xuất rượu vang ?

1

Loại bia có quy trình sản xuất đặc biệt, có hương trái cây với nồng độ cồn tương đương như rượu vang khoảng 8-9%
N$ là đơn vị tiền tệ cua Wineland, 1 W$ tương đương 20.000 VNĐ.
Vd: nếu 1 loại rượu vang A có nồng độ cồn là 8% thì theo quy định về thuế bán hàng đặc biệt của Wineland mỗi lít
rượu vang loại A phải chịu mức thuế: 5 N$ x 8 = 40 N$

2

2




×