Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Câu hỏi lý thuyết môn luật tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.34 KB, 6 trang )

Câu hỏi lý thuyết môn Luật tài chính
Câu 1. Phân biệt Chi bổ sung có mục tiêu, chi bổ sung cân đối ngân sách.
Tiêu chí
Khái niệm

Đặc điểm

Chi bổ sung có mục tiêu
Theo khoản 3 Điều 36, là hỗ trợ
ngân sách cấp dưới khi phát sinh
nhiệm vụ quan trọng cần thiết
mà sau khi bố trí lại ngân sách,
sử dụng dự phòng ngân sách, dự
trữ tài chính vẫn chưa đáp ứng
được.
Điểm a, khoản 2 Điều 29 NĐ
60/2003:
- Bổ sung cân đối thu, chi
ngân sách nhằm bảo đảm
cho chính quyền cấp dưới
cân đối nguồn ngân sách
để thực hiện nhiệm vụ
kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh được giao;

Chi bổ sung cân đối ngân sách
Khi NS cấp dưới không đủ cân đối thu
chi để thực hiện chức năng, nhiệm vụ
thì NS cấp trên sẽ chi cho NS cấp
dưới. Việc chi này chỉ diễn ra một lần
duy nhất trong năm. (khi QH phân bổ


NSTW hoặc quyết định dự toán
NSĐP).
Điểm b, khoản 2 Điều 29 NĐ
60/2003:
- Hỗ trợ thực hiện các chính sách, chế
độ mới do cấp trên ban hành chưa
được bố trí trong dự toán ngân sách
của năm đầu thời kỳ ổn định ngân
sách, mức hỗ trợ cụ thể được xác định
trên cơ sở khả năng cân đối của ngân
sách các cấp có liên quan;
- Hỗ trợ thực hiện các chương trình,
dự án quốc gia giao các cơ quan địa
phương thực hiện; mức hỗ trợ cụ thể
thực hiện theo dự toán chi được cấp
có thẩm quyền giao;
- Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu, công
trình, dự án có ý nghĩa lớn đối với yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, nằm trong quy hoạch và đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt
theo đúng quy định của pháp luật về
quản lý đầu tư và xây dựng, ngân sách
cấp dưới đã bố trí chi nhưng không đủ
nguồn hoặc cần tập trung nguồn lực
để thực hiện nhanh trong một thời
gian nhất định; mức hỗ trợ theo
phương án được cấp thẩm quyền phê
duyệt;



- Hỗ trợ một phần để xử lý khó khăn
đột xuất : khắc phục thiên tai, hoả
hoạn, tai nạn trên diện rộng với mức
độ nghiêm trọng, sau khi ngân sách
cấp dưới đã sử dụng dự phòng, một
phần Quỹ dự trữ tài chính của địa
phương nhưng chưa đáp ứng được
nhu cầu;
- Hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ
cần thiết, cấp bách khác; mức bổ sung
theo quyết định của cấp có thẩm
quyền.

Câu 2. Phân biệt giữa Dự phòng ngân sách” và “Quỹ dự trữ tài chính.
Để phân biệt giữa “Dự phòng ngân sách” và “Quỹ dự trữ tài chính” thì ta xác định
một số tiêu chí sau:


Thứ nhất, về cấp thành lập:

-

Dự phòng ngân sách: theo Khoản 1 Điều 9 Luật NSNN thì sẽ được thành lập ở
tất cả các cấp ngân sách, tức ngân sách trung ương và ngân sách địa phương

-

Quỹ dự trữ tài chính: theo khoản 2 Điều 9 Luật NSNN thì chỉ có Chính phủ và
UBND cấp tỉnh được lập quỹ dự trữ tài chính.




Thứ hai, về nguồn thành lập:

-

Dự phòng ngân sách:

+ Theo Khoản 1 Điều 9 Luật NSNN: từ dự toán chi ngân sách hành năm sẽ bố trí 2%
đến 5% tổng số chi.
+ Khoản 1 Điều 59 Luật NSNN: số tăng thu và tiết kiệm chi so với dự toán được giao
thì được bổ sung vào đây.
-

Quỹ dự trữ tài chính:


+ Tại Khoản 2 Điều 9 Luật NSNN thì quỹ dự trữ tài chính được thành lập dựa trên
một phần số tăng thu, kết dư ngân sách, bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm
và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể hơn, tại điểm a
Khoản 1 Điều 58 Nghị định 60/2003 thì một phần số tăng thu ngân sách trung ương so
với dự toán; tại điểm a khoản 2 Điều 58 Nghị định 60/2003 thì là một phần số tăng thu
so với dự toán ngân sách cấp tỉnh sẽ tạo nên sự hình thành quỹ dự trữ tài chính.
+ Ngoài ra, quỹ dự trữ tài chính cũng được thành lập dựa trên năm mươi phần trăm
(50%) kết dư ngân sách trung ương theo điểm b Khoản 1 Nghị định 60/2003.
+ Bên cạnh đó, quỹ dự trữ tài chính được hình thành nhờ sự bố trí một khoản trong dự
toán chi hàng năm của ngân sách trung ương theo điểm c Khoản 1 Nghị định 60/2003.



Thứ ba, về mục đích sử dụng.

-

Dự phòng ngân sách: theo khoản 1 Điều 9 Luật NSNN thì với mục đích chi
phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, nhiệm vụ quan trọng về
quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán thì dự
phòng ngân sách có thể được sử dụng.

-

Quỹ dự trữ tài chính:

+ Theo điểm d Khoản 3 Điều 58 Luật NSNN quỹ này sẽ được sử dụng để tạm ứng
cho các nhu cầu chỉ khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm
ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt quy định tại điểm e khoản 3 Điều 58 Luật NSNN là
“Ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính của trung ương nếu đã sử
dụng hết Quỹ dự trữ của tỉnh. Ngân sách cấp huyện và cấp xã được tạm ứng từ Quỹ
dự trữ tài chính của tỉnh”.
+ Theo khoản 2 Điều 9 Luật NSNN, trường hợp đã sử dụng hết dự phòng ngân sách
thì được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để chi theo quy định của Chính phủ nhưng tối
đa không quá 30% số dư của quỹ.
+ Ngoài ra, tại điểm đ khoản 3 Điều 58 Nghị định 60/2003, quỹ dự trữ tài chính còn
dùng để xử lý cân đối ngân sách theo các trường hợp quy định của pháp luật.


Thứ năm, về thẩm quyền quyết định

-


Dự phòng ngân sách:


+ Đối với dự phòng ngân sách trung ương, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 60/2003 thì
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định mức chi không quá 1 tỷ; đối với khoản chi trên 1
tỷ đồng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định.
+ Đối với dự phòng ngân sách cấp chính quyền địa phương: UBND quyết định.
-

Quỹ dự trữ tài chính:

+ Đối với hoạt động tạm ứng: Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng từ Quỹ dự
trữ tài chính của Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm ứng
từ Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh (điểm d khoản 3 điều 58 NĐ 60/2003).
+ Đối với việc xử lý cân đối ngân sách: Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với
NSTW, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với ngân sách địa phương.


Thứ năm, về xử lý cuối năm:

-

Dự phòng ngân sách:

+ Nếu dư: trả về ngân sách cấp tương ứng.
+ Nếu thiếu: lấy quỹ dự trữ tài chính.
-

Quỹ dự trữ tài chính: theo điểm c Khoản 3 Điều 58 NĐ 60/2003 thì có khống
chế tối đa là 25% dự toán chi ngân sách hàng năm của cấp tương ứng.


Câu 3. Phân biệt giữa Tạm thời thiếu hụt ngân sách và Bội chi ngân sách nhà
nước.
Tiêu chí
Khái niệm

Tạm thời thiếu hụt ngân sách
Chỉ diễn ra tại một thời điểm trong
năm ngân sách mà tại thời điểm đó
nhà nước cần tiền chi nhưng không
có tiền để chi.

Bội chi ngân sách nhà nước
Khoản 1 Điều 4 NĐ 60/2003,
bội chi ngân sách nhà nước là
bội chi ngân sách trung ương
được xác định bằng chênh
lệch thiếu giữa tổng số chi
ngân sách trung ương và tổng
số thu ngân sách trung ương
của năm ngân sách.
Nơi cấp ngân sách Có ở ngân sách trung ương và địa Chỉ có ở Ngân sách trung
diễn ra
phương.
ương, vì về nguyên tắc ngân
sách địa phương phải cân đối
giữa tổng số chi không vượt


Việc dự liệu của Nhà nước không biết trước việc này.

nhà nước
Cách thức xử lý

Theo Khoản 2 Điều 23 Luật
NSNN: thì để xử lý thiếu hụt tạm
thời quỹ ngân sách nhà nước thì tiến
hành tạm ứng Ngân hàng nhà nước
theo quyết định của Thủ tướng Chính
phủ.

quá tổng số thu.
Theo khoản 4 Điều 42 Luật
NSNN thì có thể xác định
được khi lập dự toán ngân
sách nhà nước.
Khoản 2 Điều 4 NĐ 60/2003:
- Vay trong nước từ trái
phiếu Chính phủ và
nguồn tài chính khác.
- Các khoản vay Chính
phủ vay nước ngoài
được đưa vào cân đối
ngân sách.

Câu 4. Phân biệt tính độc lập của cơ quan thanh tra tài chính và cơ quan kiểm
toán nhà nước.
Tiêu chí so Cơ quan thanh tra tài chính
sánh
Địa vị pháp lý Điều 4 NĐ 82/2012:
Là cơ quan thanh tra nhà

nước (Thanh tra Bộ Tài
chính, Sở tài chính).
- Các cơ quan được giao
thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành khác.
Chức năng
Kiểm tra, xem xét, đánh giá việc
tuân thủ các chế độ, quy định về
tài chính, sự trung thực, chính xác
về số liệu, thông tin tài chính và
hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn
tài chính công của các đối tượng
thanh tra, nhằm duy trì trật tự và
hiệu quả cho họat động quản lý và
điều hành NSNN.
Đối tượng chịu
- Tổ chức, cá nhân thuộc
sự
thanh
quyền quản lý của Bộ Tài
tra/kiểm toán
chính và Sở Tài chính tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung
ương.
-

Cơ quan kiểm toán nhà nước
Điều 13 Luật Kiểm toán nhà nước
2005:
KTNN là cơ quan chuyên môn về

lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà
nước do Quốc hội thành lập, hoạt
động độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật
Điều 14 Luật Kiểm toán nhà nước
2005
Kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm
toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân
thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ
quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân
sách, tiền và tài sản nhà nước.
-

-

Đối tượng kiểm toán: Đối tượng
kiểm toán của Kiểm toán Nhà
nước là hoạt động có liên quan
đến quản lý, sử dụng ngân sách,
tiền và tài sản nhà nước.


Tổ chức, cá nhân Việt Nam
và tổ chức, cá nhân nước
ngoài tại Việt Nam có
nghĩa vụ chấp hành quy
định của pháp luật về các
lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ
Tài chính và Sở Tài chính.

Vai trò
- Là vũ khí đấu tranh chống
những hành vi xâm phạm
tài sản của nhà nứơc và
nhân dân, chống tham
nhũng, lãng phí.
- Thúc đẩy việc khai thác và
sử dụng hợp lý, hiệu quả
vốn và tài sản của Nhà
nứơc trong các cơ quan, tổ
chức.
- Thúc đẩy việc thực thi đầy
đủ và nghiêm túc pháp luật
Ngân sách Nhà nứơc, góp
phần tăng cường pháp chế
xã hội chủ nghĩa.
Giá trị của báo Thanh tra tài chính tự chịu trách
cáo
thanh nhiệm về kết luận thanh tra của
tra/kiểm toán
mình
-

KTNN cung cấp các dữ liệu phục vụ cho
các cơ quan Nhà nứơc có thẩm quyền
quản lý tài chính và NSNN một cách
hiệu quả hơn.

Theo khoản 3 Điều 9 LKTNN 2005:
- Cơ quan, người có thẩm quyền sử

dụng kết luận kiểm toán quyết
định việc chấp nhận kết luận kiểm
toán của Kiểm toán Nhà nước và
chịu trách nhiệm trước pháp luật
về quyết định của mình.



×